PDA

View Full Version : Chuyện Dài Giáo Dục - Đại Học VN



Arkain
20-05-2006, 12:21
Ở các nước phát triển, hầu như những trung tâm như kiểu Aptech chẳng thể tồn tại vì không thể thể cạnh tranh với những trường đại học được, không có chuyện sinh viên đại học lại còn phải đi học thêm ở mấy trung tâm như Aptech. Những trung tâm Aptech nở rộ càng chứng tỏ chất lượng đại học của VN quá kém, sinh viên 4 năm tự cảm thấy yếu quá nên mới phải đi học thêm.

Để tớ chia sẻ vài điều với các bạn,

Xứ sở Hoa Kỳ nơi tớ cư ngụ có thể cho là một trong những "nước phát triển", và những trường tư dạy chuyên ngành (người ta gọi là Technical Institutions) không những là đang tồn tại mà lại còn phát triển rất mạnh. Trong những lãnh vực nghiêng về computer như graphics design, CAD...thì họ còn có phần lấn lướt trường đại học ở phần "nhanh, gọn, lẹ", chỉ cần học 2 năm là được chứng chỉ (đỡ tốn tiền hơn là 4 năm đại học), và nếu như nổi bật thì cơ hội được một cái job thơm do chính giáo sư giới thiệu cho rất là lớn.

Tuy nhiên, con đường chuyên ngành này khá nguy hiểm vì nếu như cái ngành mà mình theo đuổi trở thành lỗi thời hoặc việc làm trở nên khan hiếm thì không còn chỗ xoay sở nào khác, lại phải làm lại từ đầu.

Bây giờ nói về trường Đại Học (University). Nên nhớ là các nước Tây Phương luôn luôn giữ trong lòng câu châm ngôn "thì giờ là tiền bạc", người ta không dại gì mà ép sinh viên phải phung phí nguyên một năm để học những thứ không cần thiết như là "khoa học" XHCN, Mác Lê, Lịch Sử Đảng...đơn giản là nó hoàn toàn không giúp ích gì được cho bản thân người sinh viên cũng như là xã hội đương thời, nhất là khi nước ta đã nhận thức được những chính sách sai lầm trong 30 năm qua và đang học theo các nước Tư Bản. Trong những xã hội văn minh thì những cái gì không tốt và không cần thiết thì sẽ bị đào thải ngay.

Tốt nghiệp 4 năm đại học với mảnh bằng Accounting, Business Management, Marketing, Psychology...thì tuy mất nhiều thời gian, nhưng đổi lại người sinh viên đã tốt nghiệp có rất nhiều sự lựa chọn trong tương lai. Nếu như thấy việc làm nơi này không hợp thì có thể thử công việc khác giống na ná như thế, không thích cạnh tranh thì đi làm cho chính phủ: dễ được nhận, công việc nhàn hạ, mức lương trung bình (45K/năm).

Việc sinh viên phải đi học thêm ở các trung tâm bên ngoài thì không bao giờ xảy ra, đơn giản là nếu như sinh viên phàn nàn lên Bộ Giáo Dục là các giáo sư kém khả năng thì trường đại học đó sẽ bị Bộ Giáo Dục mở cuộc điều tra, và nếu như đó là sự thật thì bằng tốt nghiệp của trường cho các ngành nói trên bị vô hiệu hóa (discredit). Khi đó thì sinh viên học sinh trong ngành đó có thể chuyển qua trường đại học khác, chứ không phải cố dằn lòng chịu đựng để ngồi nghe một lão giáo viên ngu hơn mình thuyết giảng. Lại một lần nữa luật đào thải được áp dụng.

dancewithwolves
20-05-2006, 12:37
Bây giờ nói về trường Đại Học (University). Nên nhớ là các nước Tây Phương luôn luôn giữ trong lòng câu châm ngôn "thì giờ là tiền bạc", người ta không dại gì mà ép sinh viên phải phung phí nguyên một năm để học những thứ không cần thiết như là "khoa học" XHCN, Mác Lê, Lịch Sử Đảng...đơn giản là nó hoàn toàn không giúp ích gì được cho bản thân người sinh viên cũng như là xã hội đương thời. Trong những xã hội văn minh thì những cái gì không tốt và không cần thiết thì sẽ bị đào thải ngay.


Anh ko biết hồi chú học ĐH thế nào, học các môn Triết,CNXH .. như thế nào, nhưng anh chắc chú cũng chỉ chép bài rồi vứt đấy thôi chứ chẳng học hành gì cả. Nếu 1 người học triết nghiêm túc thì chẳng bao giờ lại ko thấy lợi ích của nó cả, ít nhất cũng là lợi ích về nhận thức và phương pháp luận. Cái kiểu học đối phó của chú anh ko trách, vì nhiều người như thế nhưng đừng bình luận nó là "không cần thiết" , cái "không cần thiết" ko thể thành khoa học mà cả thế giới công nhận đâu. Chú hiểu anh nói chứ ...

Arkain
20-05-2006, 13:05
cái "rác rưởi" ko thể thành khoa học mà cả thế giới công nhận đâu. Chú hiểu anh nói chứ ...

Tớ hoàn toàn không hiểu bác đang nói gì cả. Cái "thế giới" mà bác đang đề cập đến đây bao gồm những quốc gia nào? Cuba? Bắc Hàn? Việt Nam? Lào? Campuchia?

Xin thưa với bác là tuyệt đại đa số các quốc gia trên thế giới gọi những thứ đó là "thuyết" và "ý tưởng" (theory & ideology) chứ ít ai da mặt đủ dày mà tôn nó lên làm Khoa Học (science) cả. Những thuyết đó chính xác được mấy phần và đã mang đến nước ta những lợi ích vượt bực nào so với bọn Tư Bản giãy chết thì tự bác cũng biết.

Hay là bác thử mở một cái poll xem có bao nhiêu người đồng ý với bác nhé!

Bui Quoc Tuan
20-05-2006, 13:26
Arkain nói rất đúng, tôi đã từng ngồi mài đũng quần ở đại học để học những môn gọi đại loại là "thuyết tư tưởng Mác-Lênin" chứ ***** thấy ai gọi nó là một môn khoa học cả. Học xong rồi ra trường mà chẳng áp dụng mẹ gì vào công việc cả, thế mà lúc đi học phải cố mà cày để đạt điểm khỏi phải thi lại hay học lại. Mất hết cả thời gian để học những môn khác có tính thực tiễn cao hơn. Ở trên thế giới này chắc chỉ có mấy ông XHCN là còn áp dụng kiểu này thôi, chán bỏ mẹ hcọ mới chả hành buồn vãi...

traidatxanh
20-05-2006, 14:07
Giữa 1 quốc gia theo đường lối, tư duy XHCN và một quốc gia tư bản có sự khác biệt nhau rất lớn về nhiều mặt. Bạn đã, đang hoặc học ở bất kỳ đâu trên thế giới, thì mục tiêu chính của bạn vẫn phải xét trên 2 khía cạnh: chuyên ngành tức là chuyên môn về sau phục vụ công việc cho bạn, khía cạnh thứ 2 là tư tưởng dân tộc. Tôi không phủ nhận việc các giáo trình Mác-Lê Nin hoặc triết học hay logic không đem lại lợi ích nhiều cho công việc của bạn sau này, nhưng bạn cũng nên hiểu, là một con người ở một đất nước, tư tưởng dân tộc luôn phải đặt trên hàng đầu, trước khi thấm nhuần tư tưởng đó, bạn phải được học và tiếp thu những giáo trình lý luận như thế. Bạn phát biểu rằng những thứ, sorry, không tiện nhắc lại, vậy tôi đang tự hỏi rằng, bạn là người nước nào vậy? Bạn có biết người Trung Quốc ở bên Mỹ hoặc ở bất kỳ đâu trên thế giới, cộng đồng họ luôn đặt dân tộc trên hàng đầu, hay một người Nhật đi du học hoặc sinh sống tại nước ngoài đã nhiều năm, khi muốn quay trở về đất tổ để sống, họ bắt buộc phải trải qua một vài năm được huấn luyện, học lại những lễ nghi, truyền thống của Nhật Bản, những người như thế, họ được coi là người Nhật thứ cấp (thứ cấp ở đây không có nghĩa là thứ cấp về chuyên môn, trình độ, địa vị đạt được, mà thứ cấp ở đây được hiểu theo nghĩa công dân chính thức của đất nước mặt trời mọc). Và bạn cũng đã hiểu rằng, rất nhiều Việt Kiều khi muốn quay trở lại đất nước, chính chúng ta, những người đồng loại cùng một giống nòi giang tay rộng mở đón họ trở về.
Nếu như bạn đã chê những tư tưởng của Mác-Lê Nin, thì vô hình chung bạn đang quay lưng lại với chính dân tộc mình, dù cố tình hay vô ý, là bởi vì, đất nước này, dân tộc này định hướng theo XHCN, và con đường vươn tới một đất nước phát triển nhưng theo hướng đi của XHCN.
Việc chúng ta được coi là một đất nước đang phát triển là bởi vì lịch sử đã không tạo cho chúng ta những ưu ái, nhưng giờ đây, hẳn gia đình của bạn, các bạn của bạn, và cả những người không quen biết bạn như tôi đều mong muốn bạn trở về VN, đem những gì phục vụ cho đất nước, cho cộng đồng người Việt Nam.
Chúng ta học tập, làm việc ở nước ngoài chính là chúng ta được tiếp thu những cái tinh tuý nhất của họ, chứ không phải chúng ta quay lưng lại với tất cả những gì đã tạo ra chúng ta. Bản thân 1 vị tổng thống Mỹ cực kỳ nổi tiếng đã nói "Đừng hỏi đất nước đã làm gì cho bạn, mà hãy hỏi bạn đã làm gì cho tổ quốc". Chắc tôi không cần nói bạn và tất cả mọi người đều đã biết ông ta là ai.
Những hiểu biết, những tư tưởng, những truyền thống dân tộc không bao giờ được phép đặt xuống hàng thứ mà hãy luôn nhớ rằng: Chúng ta là công dân Việt Nam, chúng ta là những người tự hào vì đất nước chúng ta là đất nước XHCN, định hướng theo tư tưởng Mác-Lê Nin.

ngocquang19877
20-05-2006, 14:17
Để tớ chia sẻ vài điều với các bạn,

Xứ sở Hoa Kỳ nơi tớ cư ngụ có thể cho là một trong những "nước phát triển", và những trường tư dạy chuyên ngành (người ta gọi là Technical Institutions) không những là đang tồn tại mà lại còn phát triển rất mạnh. Trong những lãnh vực nghiêng về computer như graphics design, CAD...thì họ còn có phần lấn lướt trường đại học ở phần "nhanh, gọn, lẹ", chỉ cần học 2 năm là được chứng chỉ (đỡ tốn tiền hơn là 4 năm đại học), và nếu như nổi bật thì cơ hội được một cái job thơm do chính giáo sư giới thiệu cho rất là lớn.

Tuy nhiên, con đường chuyên ngành này khá nguy hiểm vì nếu như cái ngành mà mình theo đuổi trở thành lỗi thời hoặc việc làm trở nên khan hiếm thì không còn chỗ xoay sở nào khác, lại phải làm lại từ đầu.

Bây giờ nói về trường Đại Học (University). Nên nhớ là các nước Tây Phương luôn luôn giữ trong lòng câu châm ngôn "thì giờ là tiền bạc", người ta không dại gì mà ép sinh viên phải phung phí nguyên một năm để học những thứ rác rưởi như là "khoa học" XHCN, Mác Lê...đơn giản là nó hoàn toàn không giúp ích gì được cho bản thân người sinh viên cũng như là xã hội đương thời. Trong những xã hội văn minh thì những cái gì không tốt và không cần thiết thì sẽ bị đào thải ngay.

Tốt nghiệp 4 năm đại học với mảnh bằng Accounting, Business Management, Marketing, Psychology...thì tuy mất nhiều thời gian, nhưng đổi lại người sinh viên đã tốt nghiệp có rất nhiều sự lựa chọn trong tương lai. Nếu như thấy việc làm nơi này không hợp thì có thể thử công việc khác giống na ná như thế, không thích cạnh tranh thì đi làm cho chính phủ: dễ được nhận, công việc nhàn hạ, mức lương trung bình (45K/năm).



Bác nói làm em thèm quá....Nhà nghèo ba má đông như em thì làm gì có tiền + time để học 4 năm cơ chứ , cứ nghĩ 4 năm nữa mình mới ra trường,là muốn nghỉ ngang rồi.Nhưng xứ mình kô có graduate thì bị coi là thằng thất học + ngu dốt...chán quá đi.

Nếu ở nước ngoài,thì thằng ANTG chắc chắn phải ra hầu tòa rồi , nhưng ức cái mình đang ở xứ vietnam,luật rừng là chủ yếu...



Việc sinh viên phải đi học thêm ở các trung tâm bên ngoài thì không bao giờ xảy ra, đơn giản là nếu như sinh viên phàn nàn lên Bộ Giáo Dục là các giáo sư kém khả năng thì trường đại học đó sẽ bị Bộ Giáo Dục mở cuộc điều tra, và nếu như đó là sự thật thì bằng tốt nghiệp của trường cho các ngành nói trên bị vô hiệu hóa (discredit). Khi đó thì sinh viên học sinh trong ngành đó có thể chuyển qua trường đại học khác, chứ không phải cố dằn lòng chịu đựng để ngồi nghe một lão giáo viên ngu hơn mình thuyết giảng. Lại một lần nữa luật đào thải được áp dụng.

Nếu trong trường của em ,một môn học nào đó , bị một ông giảng viên "ngu như lợn" dạy thì ôi thôi,chỉ còn 2 cách : chịu đựng hoặc cúp học.Mà giảng viên "ngu như lợn" thì em đã gặp 2 "vị" rồi.
Cũng phải thông cảm,sv xứ mình được rèn luyện thói quen "chịu đựng" ngay từ nhỏ rồi.Riết rồi lớn lên,mọi sự "trái tai gai mắt" đều trở thành lẽ đương nhiên.


Giữa 1 quốc gia theo đường lối, tư duy XHCN và một quốc gia tư bản có sự khác biệt nhau rất lớn về nhiều mặt. Bạn đã, đang hoặc học ở bất kỳ đâu trên thế giới, thì mục tiêu chính của bạn vẫn phải xét trên 2 khía cạnh: chuyên ngành tức là chuyên môn về sau phục vụ công việc cho bạn, khía cạnh thứ 2 là tư tưởng dân tộc. Tôi không phủ nhận việc các giáo trình Mác-Lê Nin hoặc triết học hay logic không đem lại lợi ích nhiều cho công việc của bạn sau này, nhưng bạn cũng nên hiểu, là một con người ở một đất nước, tư tưởng dân tộc luôn phải đặt trên hàng đầu, trước khi thấm nhuần tư tưởng đó, bạn phải được học và tiếp thu những giáo trình lý luận như thế. Bạn phát biểu rằng những thứ, sorry, không tiện nhắc lại, vậy tôi đang tự hỏi rằng, bạn là người nước nào vậy? Bạn có biết người Trung Quốc ở bên Mỹ hoặc ở bất kỳ đâu trên thế giới, cộng đồng họ luôn đặt dân tộc trên hàng đầu, hay một người Nhật đi du học hoặc sinh sống tại nước ngoài đã nhiều năm, khi muốn quay trở về đất tổ để sống, họ bắt buộc phải trải qua một vài năm được huấn luyện, học lại những lễ nghi, truyền thống của Nhật Bản, những người như thế, họ được coi là người Nhật thứ cấp (thứ cấp ở đây không có nghĩa là thứ cấp về chuyên môn, trình độ, địa vị đạt được, mà thứ cấp ở đây được hiểu theo nghĩa công dân chính thức của đất nước mặt trời mọc). Và bạn cũng đã hiểu rằng, rất nhiều Việt Kiều khi muốn quay trở lại đất nước, chính chúng ta, những người đồng loại cùng một giống nòi giang tay rộng mở đón họ trở về.
Nếu như bạn đã chê những tư tưởng của Mác-Lê Nin, thì vô hình chung bạn đang quay lưng lại với chính dân tộc mình, dù cố tình hay vô ý, là bởi vì, đất nước này, dân tộc này định hướng theo XHCN, và con đường vươn tới một đất nước phát triển nhưng theo hướng đi của XHCN.
Việc chúng ta được coi là một đất nước đang phát triển là bởi vì lịch sử đã không tạo cho chúng ta những ưu ái, nhưng giờ đây, hẳn gia đình của bạn, các bạn của bạn, và cả những người không quen biết bạn như tôi đều mong muốn bạn trở về VN, đem những gì phục vụ cho đất nước, cho cộng đồng người Việt Nam.
Chúng ta học tập, làm việc ở nước ngoài chính là chúng ta được tiếp thu những cái tinh tuý nhất của họ, chứ không phải chúng ta quay lưng lại với tất cả những gì đã tạo ra chúng ta. Bản thân 1 vị tổng thống Mỹ cực kỳ nổi tiếng đã nói "Đừng hỏi đất nước đã làm gì cho bạn, mà hãy hỏi bạn đã làm gì cho tổ quốc". Chắc tôi không cần nói bạn và tất cả mọi người đều đã biết ông ta là ai.
Những hiểu biết, những tư tưởng, những truyền thống dân tộc không bao giờ được phép đặt xuống hàng thứ mà hãy luôn nhớ rằng: Chúng ta là công dân Việt Nam, chúng ta là những người tự hào vì đất nước chúng ta là đất nước XHCN, định hướng theo tư tưởng Mác-Lê Nin.
:whistling :whistling :whistling :whistling :whistling
lol lol lol lol lol

Bác này chắc mới học trường đảng ra đây mà

Hi hi hi,anh arkain đâu rồi ,thêm một nhà truyền giáo "theo định hướng XHCN" cần được anh chỉnh đốn kìa.

Tớ cầu mong sau này,bạn traidatxanh đừng có nắm quyền lãnh đạo đất nước,vì với những "tư tưởng lớn" thế này,nước mình dễ hóa thành "rồng đất" lắm :1eye:

hoant.mar
20-05-2006, 14:58
hehe.. học thuyết của C. Mác & Ph. Ăng-ghen ???
Ngày còn là SV mình đã nhịn ăn (chính xác là chỉ ăn mì tôm) trong 01 tuần liền + thêm vài khoản linh tinh dự định chi để có được 250.000 vnđ mua bộ Tư Bản (sách cũ, 09 quyển, tại cuối đường Bà Triệu) và... đọc hết trong 02 tuần sau đó !!!.
Arkain, Bui Quoc Tuan, ngocquang19877 và các bạn khác àh!, C. Mác & Ph. Ăng-ghen không có lỗi gì đâu, các ông ấy là Vĩ nhân đấy!. Học thuyết của 02 ông ấy rất trong sáng và nó đã bị các lão nhà mình, kể cả Lê-nin xuyên tạc và làm cho nó thật tệ!, nó được ví như (mạn phép!) sự "ngu dốt CNTT" của tờ báo ANTG khi đăng tin về Hanoi-Aptech ấy mà :D
Là một cựu Aptechite, thấy Trung tâm Hanoi-Aptech mình đã học bao năm uy tín là vậy, nay bị bọn "loạn ngôn" làm nhục thấy bức xúc quá quá ..., nhưng thôi, bỏ qua.

Cả nhà mình cùng vui vui nhe!
hoant.mar

dancewithwolves
20-05-2006, 14:59
Này các chú, theo anh bọn nước ngoài gọi cái đấy là khoa học xã hội các chú ạ, còn trong khoa học tất nhiên phải có học thuyết(theory) rồi.Thuyết tiến hóa của Darwin cũng được gọi là Darwin's theory of evolution chứ không gọi là Darwin's science nhá!
Ở Mỹ người ta cũng coi trọng XHCN chẳng kém ai đâu chú ạ, bằng chứng là cái cô ngoại trưởng da đen ấy tốt nghiệp chuyên về CNXH ấy chú, nếu là rác rưởi việc đếch gì nó phải học, phải nghiên cứu, đến Ngô Đình Nhu ngày xưa có chống Cộng điên cuồng thì sách gối đầu giường cũng là Mac-Lenin cả đấy, các chú biết chứ. Các chú mới nứt mắt ra 1 chút đã thấy bất mãn, anh buồn cho những người trẻ như các chú, không nhìn nhận vấn đề một cách khách quan,cái tốt cái xấu rõ ràn. Cái kiểu nhìn tiêu cực,ngắn đầu đấy còn hạn chế các chú nhiều, anh chắc thế đấy.
Kiểu dạy triết ở VN dẫn đến 3 trường hợp:
1- Kiểu CNXH là số 1, Mac- Le là số 1
2- Quay sang chống đối Mac- Le, phủ nhận sạch sẽ
3- Biết cách mà tìm thêm tài liệu bổ xung cho cái mình còn thiếu
Mấy chú Bí thư thường bị rơi vào cái trường hợp đầu, có chút tâm nhưng chắc ko có tài để bảo vệ cái chủ nghĩa mình theo đuổi, nó cũng có hoàn hảo đâu.Còn các chú thì lại rơi vào cái trường hợp thứ 2, ngu xuẩn, xin lỗi dùng từ hơi nặng, các chú chả có ký luận cái quái gì, chỉ nhìn sự vật hạn chế rồi nói vương nói tướng lên.
Anh chỉ khuyên các chú thôi, thế giới biến đổi nhiều rồi, từ những năm 70 Đặng đã nói:" Mèo trắng mèo đen" rồi, giờ TQ hùng mạnh chẳng ai dám coi thường, cũng đâu dám xa rời cái câu Chủ Nghĩa Mac- Tư tưởng Mao ... các chú đừng cứ thấy Mĩ giàu, Pháp giàu, Anh giàu, .. mà nói tư bản tốt, XHCN xấu rồi này nọ. Áp dụng cái tư bản ấy vào VN có phù hợp không?

nosisme
20-05-2006, 16:05
Thành thật thì em thích học CNXHKH vì em gặp trúng thầy giảng hay.
CHắc mấy anh gặp phải giáo sư gây mê nên thành kiến từ lúc đó rồi

tềthiên
20-05-2006, 20:02
Có mấy cái cần nhắc lại:
1/ CNXH không phải là sản phẩm riêng của Mác. Trước và sau Mác có rất nhiều người khác bàn về XHCN. Điều này mấy ông CS không nói đến nên nhiều người (nhất là ở trong nước) nhầm, cứ tưởng CNXH là sản phẩm riêng của Mác & Lê. Thực ra từ thời cổ đại người ta đã bàn về xã hội đại đồng, một dạng của CNXH.
2/ Đi lên CNXH không phải là độc quyền của các đảng cộng sản. Các đảng Xã hội đang cầm quyền ở hầu hết các nước châu âu cũng có mục đích xây dựng CNXH. Cái # của họ với các đảng cộng sản là cách làm. Cộng sản thì cho là cần phải dùng vũ lực để lật đổ XH cũ và xây dựng CNXH còn họ thì dùng con đường đấu tranh hòa bình. Quan niệm về CNXH của hai bên cũng không hoàn toàn tương đồng, nhưng cũng có nhiều điểm chung.

fibonacci1
20-05-2006, 20:45
+lạm bàn 1 chút cnxh trước mác là chủ nghĩa xã hội ko tưởng
+ko phải là học viên N/a nhưng tôi công nhận là bài báo của ANtg được viết với 1 thái độ ko trong sáng và viết bởi 1 người chả liên quan gì đến IT.Còn chính phủ tôi nghĩ họ ko có thời gian để mà trù dập mấy trung tâm đâu.-mà thực tế cũng chả có động cơ gì để trù dập cả : Do thấy các trường đại học Cntt yếu thế ư ? vớ vẩn theo tôi giữa môi trường đại học và các tt ở vn hoàn toàn ko có sự bài trừ lẫn nhau.Mỗi người mỗi việc !
+Còn về mấy bạn nói CNXH là rác rưởi .Xin lỗi nhé ,hỏi thật thế khi đi học phổ thông bạn có dám nói thế ko ? hay chẳng qua lên đại học đây là 1 môn bạn ko nhằn được ? Thừa nhận là hiện nay có nhiều vị tham quan làm méo mó xã hội nhưng việc của chúng ta là xây dựng 1 thế hệ mới trong sạch và tài năng.CNXH có gì xấu : nó hướng tới xã hội ấm no cho mọi người ,công bằng toàn xã hội.Nó đã giúp nhân dân thoát khỏi ách nô lệ khỏi những nạn đói như năm 45 giúp 95 % nhân dân biết chữ ,hàng chục triệu người được đi học với giá rẻ ( gần như free từ cấp 3 đổ xuống ).Những ngôn từ mà 1 số người phát ra giống như một bãi nước bọt nhổ xuống cái giếng mà họ vừa uống .Đây mà là cách hành xử của một con người có đạo đức ư ? Những người này tôi ko muốn dùng những từ ngữ nặng nề nhưng thực sự gây cho tôi 1 sự thất vọng nặng nề : thanh niên đây ư ? Trí thức đây ư ? Những lời nói kia có khác gì những lời nói vỉa hè quán nước của những kẻ cặn bã .
Cách đây vài tuần khi đại hội đảng tôi nhìn thấy ở ngã tư giao đại cồ việt và bạch mai 1 chiếc xe wave sơn tay rất đẹp có dòng chữ đỏ: mừng đảng . Chủ nhân còn trẻ chắc cùng lắm mới ra trường.
Sau khi đại hội đảng kết thúc chỉ số Vnindex tăng .giới doanh nhân cũng có những phản ứng tích cực , trái phiếu chính phủ được giao dịch trên thị trường TG cũng nhận dc sự ủng hộ .Ai còn nhớ cách đấy 10 năm cuộc sống thế nào .Dù còn nhiều điều phải khắc phục ,còn nhiều vị tham quan phải bắt nhưng tôi tin là cuộc sống sẽ đi lên ,những điều tốt đẹp những cơ hội sẽ tới .Tôi không ngại ngần sống sống ngay thẳng ko xu nịnh đút lót ,chia sẻ cơ hội với mọi người vì TÔI TIN NHỮNG CỐ GẮNG CỦA TÔI DÙ NHỎ BÉ NHƯNG KHI NHÂN VỚI TRIỆU TRIỆU NGƯỜI CŨNG NHƯ TÔI THÌ MỌI NGƯỜI SẼ ĐỀU NO ĐỦ HẠNH PHÚC .NGƯỜI VIỆT NAM ĐI RA NƯỚC NGOÀI CŨNG NGẨNG CAO ĐẦU
.TRUNG QUỐC CÓ TÁC PHẨM " NGƯỜI TRUNG QUỐC XẤU XÍ " VÀ GIỜ ĐÂY HỌ TRỞ THÀNH QUYỀN LỰC MỚI CỦA THẾ GIỚI CŨNG TRÊN CON ĐƯỜNG XHCN
VIÊT NAM TA CŨNG CÓ 4000 NĂM LỊCH SỬ KO KÉM BẤT CỨ 1 DÂN TỘC NÀO
TÔI TIN LÀ ĐI THEO CON ĐƯỜNG CỦA BÁC HỒ CHÚNG TA SẼ TRỞ LẠI VỊ THẾ ĐÁNG CÓ CỦA DÂN TỘC MÌNH .
__________________________________________________ ____

AnhTuanKB
20-05-2006, 23:40
Các bạn cần có khả năng tiếp cận với các tài liệu tham khảo không phổ biến của chính quyền Vn để hiểu được bản chất và trạng thái hiện thời của hệ thống chính trị. Các bạn có quá ít thông tin về thời sự, những thứ không thể đưa lên báo hay ti vi vì nó sẽ làm loạn xã hội. Nhưng nếu không biết các thông tin đó mà cứ ngợi ca chủ nghĩa xã hội thì đúng là nhóc. Nhóc con về chính trị

Đừng vì mấy cái tin tức thời sự, mấy bài lý luận siêu hình, phi lịch sử và vô căn cứ. Đó là tuyên truyền 1 chiều, đó là nhồi sọ.

Nói vậy thì anh chắc tiếp cận với nhiều tài liệu tham khảo không phổ biến của chính quyền Vn lắm. Nếu có thì share ra cho lũ hậu bối học hỏi.
Mình vẫn tin VN có nhiều cái chưa minh bạch với dân, nhưng cái đó nước nào chả có,nhưng cái đó là do giới lãnh đạo chứ đâu phải do chế độ.Lãnh đạo thay đổi còn dễ chứ chế độ thì đâu phải vậy , chỉ cần chế độ đường lối đúng đắn thì có ngày người tài cầm được chìa khóa sẽ đem lại thay đổi cho đất nước. Còn mình thì tin rằng ngày đó sắp đến rùi :D .


Yep. Đúng rồi, đa số mọi người mới chỉ được đứng nhìn cái góc trời bé con từ cái giếng của mình thôi. TB hay XHCN ??? Dù thế nào thì sẽ chỉ tập trung về: quyền lực và sự thống trị. Còn tư tưởng và văn hóa là một trong các phương tiện để thực hiện nó.

Bạn nói đúng rùi , nhưng quan trọng là quyền lực và thống trị đó phục vụ lợi ích thiểu số hay đa số.Nếu như chế đô đó chỉ có lợi cho 1 nhóm người thì tại sao chúng ta lại phải theo.

PSVVietNam
21-05-2006, 10:42
Hình như mấy pác đi lạc đề hết trơn rùi thì phải á?NHưng thôi sẵn đây tui cũng có một chút ý kiến :
Thật sự thì mấy môn CNXHKH,KTCT,Mac-Lenin,... bản thân nó rất hay,đều có mục đích,có thể coi nó như một kim chỉ nan để áp dụng và nhận định vào thực tế...Thật ra thì hồi còn học DH,tôi đã rất may mắn gặp được một giáo sư,vị này tốt nghiệp xong nhưng đã lăn lộn làm đủ thứ nghề nghiệp để mưu sinh cho nên vốn sống và kinh nghiệm của ông rất phong phú và rộng lớn.Khi vào lớp giảng bài,ông ko như các GV dạy mấy môn Triết khác (tiến sĩ gây mê -nói mà ko có tự trọng,ko cần biết có ai nghe mình ko) ông hầu như đều giảng giải vào những chi tiết thực tế,đời sống XH ...qua đó dẫn nhập vào bài giảng làm chúng tôi rất thích,há hốc mồm để nghe.Nhưng học để yêu thích để mở rộng tầm nhìn như vậy thì thật tốt nhưng XH VN đặc biệt là Bộ GDVN hình như chỉ quá quan trọng hóa mấy môn KHCB,và tôi cũng như mọi người đều phải thi-học thuộc lòng mấy câu hỏi mà thầy cho trước..nói thẳng ra là toàn những câu trả lời mang tính rập khuôn,sáo rỗng,trừu tượng,khó hiểu(hình như cái này là bệnh của mấy lão già TS Triết học viết mấy cuốn sách GK Triết học-thay vì viết rõ ràng,giọng điệu suông dễ học,dễ hiểu thì lại cố viết cho vòng vèo ,rắc rối,thật kiho1 hiểu...)
Vậy trong trường hợp này thi để làm gì,nếu mà viết theo mình hiểu thì chắc chắn chỉ có nườc thi lại còn ko thì fai vắt óc ra mà học thuộc từng chữ
DHVN day 4 nam ,nhưng hết 2 năm lại đầu tư quá đáng vào mấy môn này,trong khi môn chuyên ngành cần thiết để khi TN ra đi làm nuôi sống bản thân gia đình,phát triển xã hội thì lại ko chú trọng -> một nền GD tồi.
Thậm chí mấy môn Vật lÝ cũng vậy,tôi đã phải chịu khồ cực vào lớp chỉ nghe lão GS nhìn sách đọc lý thuyết cho chép,va khi thi cuối khóa đã phải rất vất vả mở sách bài tập ra tự nghiện cuu làm (Bộ sách Vật lÝ của Lương Duyên Bình đó-vị này giải bài tập cho SV mà cứ như giải cho các đồng nghiệp của vị ấy vậy ->ko có sư phạm).Từ lúc ra đi làm tới giờ tôi chưa thấy Vật lý này áp dụng cái gì vào công việc :(
Như vậy tóm lại chỉ tốn TG để nhồi vào đầu SV những thứ cũ kỹ,ko thực dụng,quá hàn lâm trong khi mục tiêu chính của nền GD là cung cấp những tri thức mới nhất,được cập nhật để cung cấp tri thức cho SV đễ khi họ TN họ có thể làm được việc mà XH cần chứ ko fai tốn công đào tạo lại.Điển hình là công ty tôi,hầu như tuyển được rất ít (có những người tốt nghiệp khá,giỏi của những trường DH lớn nhưng thật sự quá yếu và thiếu) khi nhận vào rồi lại phải đào tạo lại...

ugly_vnese
21-05-2006, 12:13
Em cũng chẳng phải lớp cảm tình Đảng, hay bí thư bí thọt gì hết song cũng muốn góp vài nhời cho chủ đề.

Em nghĩ cái chủ đề này khá nhạy cảm nên mong các bác lựa lời :)

Để phán quyết cả dân tộc và phê phán lịch sử thì dễ nhưng em đồng ý với bác mờRâu là: "sự biết ơn" và "hãy đặt mình vào vị trí của người khác".

Không biết đã ai đọc cuốn "Mein Kampf" của Hitler chưa? Gạt các yếu tố của tư tưởng fascist/nazi của nó, thì thực sự đây cũng là một công cụ tuyên truyền tương tự như các lý thuyết/tư tưởng/chủ nghĩa khác. Nếu em nhớ không nhầm thì Hitler có viết "Nhiệm vụ của tuyên truyền không phải là cân nhắc ... mà chỉ là tập trung lý luận để đòi hỏi quyền lợi cho dân tộc mình. Nhiệm vụ của tuyên truyền bao giờ cũng nhằm mục đích phục vụ quyền lợi của dân tộc". Hitler cũng cho rằng, nguyên tắc quan trọng nhất của tuyên truyền là nguyên tắc kẻ thù duy nhất và hãy trút tất cả căm thù đối với kẻ thù này -.- Đối với Hitler, đó là dân Do Thái. Đối với dân tộc ta, đó là quân đội Mỹ.

Vấn đề mà mọi người đang bàn luận là vấn đề tới Hanoi-Aptech, đừng bàn luận liên quan tới chính trị hoặc lịch sử dân tộc. Vì vấn đề lịch sử là vấn đề tranh cãi và thiển nghĩ, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc mà cả một thế hệ người đã phải ngã xuống để giành lấy tự do không có gì phải xét lại. Có thể được dẫn dắt bằng bất cứ cái gì, song điều làm được là chủ nghĩa ấy và tư tưởng ấy là đã giúp một dân tộc giành được tự do. Nó đã giúp dân tộc Việt Nam tìm được 1 con đường để giải phóng dân tộc. Đó mới là điểm cốt lõi. Chủ nghĩa ấy cũng là công cụ tuyên truyền tuyệt vời để đoàn kết dân tộc, hướng tới mục đích duy nhất và to lớn nhất: giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và giành lấy quyền tự chủ.

Như vậy, dù có theo chủ nghĩa nào, ta chỉ quan tới sức mạnh của nó mà thôi. Đó là khả năng tuyên truyền và huy động lực lượng để đạt tới mục đích cuối cùng. Theo em thì CN Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã thực hiện đúng yêu cầu và sứ mệnh của nó là đòi hỏi quyền lợi cho cả một dân tộc.

Không liên quan tới chính trị, v..v., em chỉ có câu này với mấy bác: "Nếu bạn bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn bạn bằng đại bác" :)

@ALL + dancewithwolves (nhảy múa cùng chó dại? ^^):

Mấy bằng bạn em toàn nói "Bọn Việt Nam mày đ. bao giờ biết tranh luận", em cũng cãi bọn nó ác liệt lắm. Nhưng h thì em cũng thấy đung đúng. Tranh luận gì mà chủ đề không thấy nói, toàn tìm cách nhục mạ cá nhân người đang tranh luận với mình. Không hiểu người Việt mình bao giờ mới bỏ được cái thói này? Tìm mọi thứ có thể để tổng sỉ vả đối phương, cuối cùng cả hai bên nhảy xổ vào nhau và dùng mọi từ ngữ hiểm độc nhất để quyết giết đối phương. Như пенис ý.

khaplienhoa
01-08-2006, 15:41
Marx nói, "Nguồn gốc của quá trình phát triển là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập." Vậy ở đâu có độc quyền ở đó luôn tồn tại sự trì trệ và ngu dốt; dẫu đó là quân chủ tập quyền hay xx tập quyền gì đi chăng nữa. Marx mới thật là sáng suốt làm sao, Marx vĩ đại, Marx muôn năm. Những ai phản đối môn Triết mới thật là ngu si làm sao.

Pagan
01-08-2006, 19:15
Xin các bác bình tĩnh, tả hữu có thể chia làm 2 phe riêng biệt, nhưng cực tả và cực hữu thì đều giống nhau, đều gây thiệt hại như nhau và cũng đáng khinh như nhau thôi.

Còn về chủ đề chính: tôi không ghét môn Triết và coi nó vô dụng, nhưng tôi chỉ ghét cái cách dạy nó ở trường học thôi (là môn siêu chính, chiếm từ 4-6 trình, một trong số những môn cao điểm nhất), nếu nó giảm đi làm một môn phụ như môn Sử, GDCD (nghĩa là những ai thích nghiên cứu thì cứ việc, không thích thì cũng va quệt một chút cho có kiến thức) là được, còn như hiện tại thì thất vọng quá.

erafc
01-08-2006, 19:38
Hì, ko quan tâm lắm nhưng ai bảo có CNXH ở quê ta thì rơi vào 1 trong 3 trường hợp
1. Đang (hc định) kiếm chác
2. Ko thể kiếm chác
3. Điên

Quan trọng hơn cả là bài viết của bác Ark, bài 1 (only), nó góp phần làm sáng mắt thanh niên trong nước, những bài như này rất quý đây, tớ bầu 5 sao.

lee_huynh306
01-08-2006, 19:52
Mình phản đối việc close thread này. Hãy để mọi người nhìn nhận mọi việc theo thế giới quan của họ, và để họ bày tỏ suy nghĩ cá nhân của mình.
Mình không quan tâm một nước là TBCN hay XHCN, vì xét cho cùng cũng khác nhau ở chỗ ai là người đứng đầu cầm quyền. Cái mình quan tâm là người đứng đầu một đất nước có biết nhìn vào cái sai của mình, hay của những người đi trước để mà sửa chữa, học hỏi và lắng nghe thực sự những ý kiến của công dân. Hãy ngẫm nghĩ và suy xét một cách công bằng và trả lời xem liệu VN làm được điều này tốt đến đâu?!
Đó là chưa kể đến việc bầu cử, chắc chú traidatxanh cũng hiểu rõ việc chỉ định đại biểu mà, đúng không chú? (cháu 19t). Mấy khi một vị đại biểu được chỉ định mà không "đậu"? Và nếu mình không nhầm thì nếu không "đậu" sẽ bầu lại với đủ mọi lý do.
Lúc nào cũng ca cẫm: "Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ" nhưng túm lại cũng không qua được 3 chữ "Đảng lãnh đạo". Có đem mặt trời về đây soi cũng không tìm ra 1 vị đại biểu quốc hội, hay nói gần hơn là 1 ông trưởng ấp mà không phải là Đảng viên!?? Như vậy thì ai làm chủ? "Dân" hay "Đảng"? Và "dân" ở đây là giai cấp nào? Bởi vì 80% dân số VN là nông dân <= làm chủ. Bộ phận còn lại là công nhân (đa số) <= lãnh đạo!!? Mình không hiểu.
Đúng là Mác không sai. Nhưng sai ở chỗ áp dụng chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn. Sai ở chỗ đi không đúng(không chính xác) với tư tưởng của Bác Hồ.
Và chuyện những môn học ở giảng đường. Đúng là nó không hề vô ích. Nhưng đối với sinh viên theo khối khoa học tự nhiên là vô bổ. Thử hỏi một đứa sinh viên cơ khí mà không vượt qua được bài kiểm tư tưởng HCM hay Kinh tế chính trị... thì không được ra trường thì có quá ư buồn cười không?
Việt Nam hiện nay thiếu trầm trọng những kỹ sư có chất lượng cao. Tại sao không dành khoảng thời gian ròng rã đó mà nâng cao chất lượng sinh viên hoặc rút ngắn thời gian đào tạo 1 sinh viên mà lại dành chi việc dạy những môn học mà cứ 100 người thì họa may mới có 1-2 người chịu học thực sự => phải chăng quá ư phung phí thời gian và tiền bạc.
Chúng ta vẫn có cách khác để dạy chứ đâu phải cứ khăng khăng dạy trong đại học mới được!
Cũng xin nói thêm, 1 giảng viên môn kinh tế chính trị có uy tín (xin được giấu tên) đã nói thế này: "Thời này dạy khó quá em à. Việc xấu cứ đầy ra đó, nhưng bắt buộc lên bục giảng phải nói tốt chứ chẳng lẽ đi nói xấu chế độ".

ngocquang19877
01-08-2006, 20:27
Đúng là Mác không sai. Nhưng sai ở chỗ áp dụng chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn. Sai ở chỗ đi không đúng(không chính xác) với tư tưởng của Bác Hồ.

:buck: :buck: :buck: .
Đã tìm thấy nhà triết học lỗi lạc của thế kỷ 21.

duongthanh85
01-08-2006, 23:28
các bác tranh cãi hình thức nhà nước nhiều quá.

quay lại chủ đề chính đi các bác, bác nào thích làm hẳn 1 topic mới để bàn luận.

* tự nhiên thấy bác ngọc quang hài vãi.

những môn không cần thiết, em thì chỉ biết các môn trong trường kỹ thuật; em cho là các môn sau là phí phạm thời gian của em: triết mác, kinh tế chính trị, chủ nghĩa cộng sản, lịch sử đảng, tư tưởng hồ chí minh.
theo thiển ý của em, lược gọn vào, bớt ca ngợi, nêu thêm nhiều trường phái triết học khác,... và cho xuống thay thế môn giáo dục công dân cấp 3.
cách viết giáo trình các môn đó em không khoái, chán vãi, cứ như em đọc triết học không tưởng tập 2 ấy.
em thì chỉ muốn trường đại học tập trung vào chuyên ngành, còn các môn giáo dục công dân, văn hóa lịch sử này chuyển xuống cấp 3 với hình thức phim, ảnh, tranh luận,...

mt37
02-08-2006, 00:34
Tớ ghét mấy môn đó.
Nó ép con người phải nghĩ theo cách của người khác.
Nếu thật sự nó hay, nó tốt thì người ta sẽ tự tìm đến. Không phải ép. Mà có ép cũng thế thôi. Tư tưởng là của riêng mỗi người. Chỉ tổ mất thời gian. Lẽ ra nên cho làm môn tự chọn thôi.

Arkain
02-08-2006, 07:13
Và chuyện những môn học ở giảng đường. Đúng là nó không hề vô ích. Nhưng đối với sinh viên theo khối khoa học tự nhiên là vô bổ. Thử hỏi một đứa sinh viên cơ khí mà không vượt qua được bài kiểm tư tưởng HCM hay Kinh tế chính trị... thì không được ra trường thì có quá ư buồn cười không?

Việt Nam hiện nay thiếu trầm trọng những kỹ sư có chất lượng cao. Tại sao không dành khoảng thời gian ròng rã đó mà nâng cao chất lượng sinh viên hoặc rút ngắn thời gian đào tạo 1 sinh viên mà lại dành chi việc dạy những môn học mà cứ 100 người thì họa may mới có 1-2 người chịu học thực sự => phải chăng quá ư phung phí thời gian và tiền bạc.

Đây chính là điểm quan trọng đấy, các bạn sinh viên đọc kỹ nhé, rồi tự mình ngẫm nghĩ tại sao đã học 4 năm Đại Học mà còn phải đi học thêm, và vì lý do nào mà người ta dự đoán là VN cần cả trăm năm để bắt kịp thiên hạ.

khucthuydu
02-08-2006, 12:33
Anh ko biết hồi chú học ĐH thế nào, học các môn Triết,CNXH .. như thế nào, nhưng anh chắc chú cũng chỉ chép bài rồi vứt đấy thôi chứ chẳng học hành gì cả. Nếu 1 người học triết nghiêm túc thì chẳng bao giờ lại ko thấy lợi ích của nó cả, ít nhất cũng là lợi ích về nhận thức và phương pháp luận. Cái kiểu học đối phó của chú anh ko trách, vì nhiều người như thế nhưng đừng bình luận nó là "không cần thiết" , cái "không cần thiết" ko thể thành khoa học mà cả thế giới công nhận đâu. Chú hiểu anh nói chứ ...
:) Ý NÀY TỐT NHẤT, TUY MÌNH LƯỜI HỌC NHƯNG VẪN THẤY ĐÚNG CHO Ý NÀY. 10 ĐIỂM.

mt87
03-08-2006, 00:22
trời em cũng ghét mấy môn triết, ktct đó. Toàn phải cố nhồi nhét cho qua. Có phải ai cũng có trình để mà học hiểu mấy cái lý luận đấy đâu. HU!hu!

shinichikudo0686
03-08-2006, 17:25
Mấy môn học này phải nói rằng bản thân mịnh cũng không thích nhưng phải thừa nhận một điều rằng những môn học này phân tích về xã hội, và con người một cách chính xác. Đó cũng là lý do tại sao đã có thời CNXH phát triển mạnh mẽ đến vậy và thực tế thì CNTB cũng đã phải đọc và nghiên cứu những cái này để giữ lại chỗ đứng cho riêng mình. Sở dĩ những môn này nhàm chán tại cách dạy mấy môn này của nhiều trường rất nhàm và tư tưởng sinh viên thì thấy không có lợi để học nên gây ra cơn ác mộng cho mọi sinh viên thôi.

erafc
07-08-2006, 04:53
Rất tiếc là tư tưởng CNXH ko được dạy dỗ 1 cách Cẩn thận và Hợp lý trong rất nhiều năm qua. Tôi dám khẳng định phần đa thanh niên VN ko hiểu biết gì về những thứ họ được (phải) học, trong đó có tôi(được 6 triết Mác-Lê, ko chơi fong bao nha, cười fe fes ^^). Số cán bộ-lãnh đạo còn tệ hơn nữa, rất nhiều trong số đó đang dùng công cụ của CNXH đề đục khoét của dân thay vì làm công bộc cho dân.
Vì vậy, những ai ko "ưa" CNXH... ko nên phản đối gay gắt, giáo dục như hiện nay sẽ đưa VN "ngược dòng tiến hóa" về với TBCN chẳng chóng thì chầy.

phuong
10-08-2006, 15:11
Ai cảm thấy thích thì học. Ai 0 thấy thích thì thôi.
Hình như đâu có trường nào cấm đoán gì kiểu "mày không học nó thì mày sẽ chết" đâu nhỉ...
Ai không thích học những môn x, y, z nào đó thì đừng học. Hoặc là phản đối bằng hành động cụ thể. Chứ đừng bò ra học rồi sau đó chê tới chê lui. Cảm thấy hèn hèn sao đó. Nói đúng ra là quá hèn nhát, chỉ giỏi cái miệng.

lee_huynh306
10-08-2006, 15:24
Ai cảm thấy thích thì học. Ai 0 thấy thích thì thôi.
Hình như đâu có trường nào cấm đoán gì kiểu "mày không học nó thì mày sẽ chết" đâu nhỉ...
Ai không thích học những môn x, y, z nào đó thì đừng học. Hoặc là phản đối bằng hành động cụ thể. Chứ đừng bò ra học rồi sau đó chê tới chê lui. Cảm thấy hèn hèn sao đó. Nói đúng ra là quá hèn nhát, chỉ giỏi cái miệng.
vậy là bạn này chưa học ĐH!

Hé, ông này nói cần kiệm liêm chính, chí công vô tư là việc dễ..
hé hé, nếu có dễ thì dễ ở đâu đâu í...chứ ở VN thì không.
Xã hội VN tham nhũng tràn lan, muốn làm một người 'chí công..vv&vv' giữa đám quan tham lại càng không dễ!
Đừng có đổ cho VN, khối nước khác tham nhũng đầy rẫy kìa. Chuyện gì cũng nhìn nhận ở mặt cực đoan vậy là không tốt đâu bạn.
Chuyện tham nhũng là đáng trách, nhưng xét ở VN thì ... Nói sao đây? Không tham nhũng lấy tiền đâu nuôi con? Làm cho nhà nước lương cơ bản hơn 300k, nhân hệ số chưa tới 4 vào thì mỗi tháng được mấy đồng?
Túng quá làm liều, từ liều chuyển sang nghiện. Tiền mà, ai ko tham!

phuong
10-08-2006, 15:30
Tôi học ĐH xong rồi, cùng lắm người ta nói rằng "mày 0 học thì mày rớt, khỏi ra trường..." chứ có ai cầm dao dọa giết đâu. Mà mọi người đều biết là vào ĐH có mấy môn đó (0 thoát được) ---> vẫn cứ vào (tôi thích những người vì lý do đó mà bỏ học ĐH, thế mới là anh hùng) --> vào ĐH rồi vẫn học (tôi thích những người đứng lên phản đối cụ thể) ---> ra khỏi ĐH rồi, hoặc khi nói với nhau thì chê bai (tôi ghét dạng này).

tommyle
12-08-2006, 06:02
Bộ giáo dục có dám chuyển mấy môn Triết học, Kinh tế chính trị, Chủ nghĩa XHKH, etc. thành mấy môn học tự chọn không? lol

erafc
12-08-2006, 10:07
Tự chọn thế nào được, điều hành dân theo hình thái KT-XH nào thì phải cho dân học cái ấy, chỉ mong rằng có cải tiến phương pháp, hình thức dạy, học và nhất là khách quan hơn, ko phải cái kiểu fe "ta" lúc nào cũng hay nhất, đồng thời nên (rất nên) cho người học thấy thực tế 1 chút, học hay vậy mà nhìn ra XH thấy toàn là...

pippit2hn
16-08-2006, 20:00
về môn học Mác-lênin trong trường Đại học, nói thực lun là em ghét cay ghét đắng, ko chỉ em mà đa số sv là ko thích học môn này, nó chắc cũng 50-50 với môn văn hồi phổ thông. Hơi cá nhân 1 tý nhưng theo em bỏ đi được thì tốt, ko thì cũng bớt đi vài môn trong đó :D.

Arkain
18-08-2006, 03:07
Nếu như có sự lựa chọn, bạn muốn được học những môn gì mà bạn nghĩ sẽ giúp cho VN trong thời điểm hội nhập với thế giới? chẳng hạn như là một lớp "Business Law" để các sinh viên hiểu rõ luật lệ quốc tế, sau khi ra trường không bị các sếp nước ngoài xỏ mũi chẳng hạn, mà nếu như là dạng Con Cha Cháu Cụ (4C) leo lên được ghế giám đốc khi đi ra nước ngoài làm ăn thì cũng không đến nỗi phải mang cả triệu tiền thuế của dân đi đóng phạt cho tòa vì phạm luật.

Giả sử bạn là người có quyền hành, bạn sẽ làm thế nào để hiện đại hóa giáo trình, cập nhật chương trình đào tạo giáo viên (không những khả năng mà còn đạo đức nghề nghiệp nữa), và thay đổi các phương pháp giảng dạy để bắt kịp với thế giới?[/COLOR]

shinichikudo0686
18-08-2006, 22:30
Giả sử mình là người có quyền hành, nếu muốn những môn triết,tư tưởng... này đến với sinh viên thì điều đầu tiên mình sẽ làm là chứng minh những gì mình nói là những gì mình làm. Đừng như mấy môn này nói một đằng đi một nẻo. Bản thân con đường XHCN mà Bác đã chọn là không xai, chỉ có những người thực hiện đã bóp méo nó thôi.
Thay vì bỏ phí nguyên một năm học những môn không thích thì mình sẽ dành một năm đó để thực tập những gì mình học, đừng để tình trạng sinh viên ra trường đến khi đi làm thì phải đào tạo lại là được.

t649
19-08-2006, 12:27
Mình cũng xin có chút ý kiến của bản thân về vấn đề này.
Mình là sinh viên năm thứ 3 nghanh IT nhưng mình thấy trong 2 năm vừa qua mình đã học nhiều môn mà mình đúng là cảm thấy " chả để làm gì "
Ví dụ năm thứ 2 - mình đã được phân nghanh rồi. Nhưng vẫn học 1 số môn như Cơ khí đại cương, 1 môn về cơ khí với toàn là đúc với cả tôi ,thép với cả sắt, chả có tí tẹo gì gọi là giúp đỡ cho mình trong công việc cũng như trong cuộc sống, mình cảm thấy thật là vô ích vì có lẽ sau 1,2 năm nữa chả đả động gì đến nó thì kiến thức của mình về vấn đề này lại về 0. Hay như môn Kĩ thuật Điện Tử - 1 môn học mà như thầy dạy Điện Tử Cho CNTT của mình hiện nay nói là rất khó học và khó dạy. Khó học vì bọn mình chưa hề được học Lý Thuyết Mạch từ trước, và như vậy không khác gì chưa biết bò đã đi học chạy - nguyên văn thầy nói. Và cũng như thầy nói thì có lẽ những người được trên 7 điểm môn này cũng chỉ là điểm ảo - giống như bài thi Văn ĐH điểm 10 năm nay vậy, hầu như là học vẹt, rất ít người hiểu được bản chất các mạch. Và còn nhiều môn nữa kiểu như vậy. Mình không biết là có nên bỏ hay không nhưng ít nhất thì cũng phải thay đổi giáo trình cũng như mục đích và cách giảng dạy những môn này.
Còn với những môn chính trị thì mình không dám mạnh mồm đưa ra ý kiến nào cả, vì bản thân mình cũng chưa thực sự hiểu hết về nó. Nhưng nếu để mình chọn thì mình vẫn sẽ học môn Tư Tưởng HCM và Lịch sử Đảng. Vì mình rất ngưỡng mộ Bác, Người mà mình vô cùng tôn kính nhưng ko có nghĩa là mình “vĩ nhân hóa” Bác đâu nhé, mặc dù Bác thực sự là 1 vĩ nhân. Cho nên mình cũng muốn biết về tư tưởng suy nghĩ của Bác. Đó phải chăng cũng là 1 cách thể hiện lòng tôn kính với Bác. Còn lịch sử Đảng thì giúp mình hiểu sâu hơn về cmang VN, điều mà chương trình phổ thông không có điều kiện để nói được. Mình tin rằng tất cả ai cảm thấy tự hào về cuộc kháng chiến của dân tộc ta đều sẽ muốn học.
Nhưng 3 môn Triết học Mác Lênin, CNXH khoa học, Kinh tế chính trị mình cảm thấy nó không giúp được gì nhiều cho mình, 1 ng về khoa học tự nhiên. 3 môn đều khá nặng và dạy theo kiểu Hàn Lâm. Với những ng học tự nhiên thì có lẽ chỉ cần hiểu “Nó là cái gì” và “Nó như thế nào” là được chứ chẳng cần phải học những quyển giáo trình dày mấy trăm trang để mà phải hiểu một cách cặn kẽ chi tiết như sinh viên xã hội vậy. Xin lỗi nếu suy nghĩ của mình vẫn còn “ngây thơ”, nhưng đó là suy nghĩ của mình. Nếu như có 1 cách nào đó gộp cả 3 môn này lại thành 1 môn, và dạy trong 1 kì thôi thì hay quá (có nghĩa là giảm tải). Môn triết học có lẽ dạy cho sinh viên năm thứ nhất là không hợp lí – vì chúng nó còn quá trẻ để thực sự cảm thụ được nó.

À nhân tiện muốn hỏi các bác 1 chuyện. Mình có biết 1 thông tin nói rằng Hồ Chí Minh đã được Unesco trao tặng danh hiệu képlà danh nhân văn hóa và anh hùng giải phóng dân tộc vào những năm 1990. Và Bác của chúng ta cũng là người duy nhất nhận được vinh dự này(danh hiệu kép)
Không biết điều này có đúng không?
Xin cảm ơn

xnam0512
19-08-2006, 16:37
Hi all,

Chúng ta nên nhìn vấn đề một cách tươi sáng hơn 1 chút. Chúng ta ở Việt Nam thì biết việt Nam. Nhưng các bác cứ đi sang trung Quốc,Mỹ...các nước tư bản khác xem sao. họ vẫn có những TỒN TẠI XÃ HỘI.

Về quan điểm chính trị :

- Khẳng định xây chủ nghĩa xã hội và không chấp nhận đa nguyên đa Đảng là một chủ trương nhất quán và đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng nhân dân, thực tiễn cách mạng.

- Một cách giáo dục hiệu quả nhất là chúng ta bớt ca ngợi các anh hùng ...gì đấy đi. Tập trung vào chỉnh đốn đội ngũ Đảng, thật sự nhiều lúc cứ nhắc đến ông nào to to là tôi nghĩ dến ngay tham nhũng , quan liêu ...TẠI SAO ? Dân đang dần mất lòng tin ở Đảng.



Quan điểm giáo dục :

- Bộ giáo dục nên có cái nhìn đúng đắn về việc phận bổ các môn chính tri, xã hội hợp lí cho từng ngành học.Thực tế là một số quan điểm đã lỗi thời và thiếu tính khác quan ( các bác mở website BBC, họ phân tích cũng có điểm hợp lí).

ĐỜI ĐỜI NHỚ ƠN CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
-

ngocquang19877
21-08-2006, 19:57
Bạn muốn được học những môn gì mà bạn nghĩ sẽ giúp cho VN trong thời điểm hội nhập với thế giới, mà tạm thời guồng máy giáo dục của VN chưa đủ khả năng để dạy? chẳng hạn như là một lớp "Business Law" để các sinh viên hiểu rõ luật lệ quốc tế, sau khi ra trường không bị các sếp nước ngoài xỏ mũi chẳng hạn, mà nếu như là dạng Con Cha Cháu Cụ (4C) leo lên được ghế giám đốc khi đi ra nước ngoài làm ăn thì cũng không đến nỗi phải mang cả triệu tiền thuế của dân đi đóng phạt cho tòa vì phạm luật.

Nếu có thể có một môn học về luật pháp cho sinh viên vietnam (mà đa số là sau khi ra trường được tuyển làm culi cho các công ty), em chỉ yêu cầu.
-Học về luật lao động quốc tế.
-Học về luật lao động ở Hoa Kỳ và Nhật Bản, 2 đối tác lớn nhất của vietnam trong 1 tương lai không xa.
-Học về luật bản quyền, sỡ hữa công nghiệp và đạo đức trong kinh doanh.
-Học về luật cạnh tranh.

Nhiêu đây đủ để làm 1 culi không bị thằng chủ xỏ mũi chưa nhỉ ?



Giả sử bạn là người có quyền hành, bạn sẽ làm thế nào để hiện đại hóa giáo trình, cập nhật chương trình đào tạo giáo viên (không những khả năng mà còn đạo đức nghề nghiệp nữa), và thay đổi các phương pháp giảng dạy để bắt kịp với thế giới?

lee_huynh306
21-08-2006, 20:37
Giả sử bạn là người có quyền hành, bạn sẽ làm thế nào để hiện đại hóa giáo trình, cập nhật chương trình đào tạo giáo viên (không những khả năng mà còn đạo đức nghề nghiệp nữa), và thay đổi các phương pháp giảng dạy để bắt kịp với thế giới?
Rất đơn giản: bù lỗ và trợ cấp cho các trường sư phạm, để họ không phải tuyển đầu vào những sinh viên không có chất lượng chỉ vì... tiền!
Nghĩ xem, đã từng có một thời, người ta chọn nghề giáo viên chỉ vì ... rớt hết các nghành khác. Và bản thân tôi cũng biết một vài người chọn nghề giáo vì các nghành khác ... xét lý lịch ??!!! Thực tế đã có 1 số người vào nghành sư phạm với tổng điểm là 3 môn. Nực cười!
Phải chăng đây là cái "khôn"? Để những người có lý lịch hơi bị *** vào nghành giáo dục để rồi sau này dạy lại con em cháu mình?!
Và cha tôi, rất ham thích nghành cơ khí, rất mong muốn trở thành 1 giáo viên, nhưng cũng chỉ vì cái lý lịch mà bị cấm đi học cấp III.

Arkain
22-08-2006, 04:24
Nếu có thể có một môn học về luật pháp cho sinh viên vietnam (mà đa số là sau khi ra trường được tuyển làm culi cho các công ty), em chỉ yêu cầu.
-Học về luật lao động quốc tế.
-Học về luật lao động ở Hoa Kỳ và Nhật Bản, 2 đối tác lớn nhất của vietnam trong 1 tương lai không xa.
-Học về luật bản quyền, sỡ hữu công nghiệp và đạo đức trong kinh doanh.
-Học về luật cạnh tranh.

Nhiêu đây đủ để làm 1 culi không bị thằng chủ xỏ mũi chưa nhỉ ?

Ừ, ít ra cũng phải thực tế như thế chứ, chứ học kỹ mấy thứ hàn lâm rồi đi làm việc với các đối tác nước ngoài, kinh nghiệm thì không có, kiến thức cần thiết thì phải đi học thêm, ngoài ra vẫn giữ nguyên cái thói quen suy nghĩ, ăn nói, và hành động theo cảm tính thấm nhuần từ nhỏ thì quay đi quay lại chỉ có con đường đi làm cho nhà nước, muốn làm cu li cho các công ty nước ngoài nó còn không nhận, nói chi là leo thang dần dần lên tới ghế project manager.

Các bác thử đọc link này nhé:

www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/Co-hoi-Du-hoc/2006/08/3B9ECAE7/

Nói thật, có bác nào trong đây thực sự nghĩ rằng các môn Tiếng Anh Kinh Tế, Kỹ Năng Học Tập, Văn Hóa Quốc Tế, hoặc Phân Tích Dự Án không có hữu dụng thiết thực bằng các món đại cương? Môn nào sẽ nâng cao chất lượng của một sinh viên sau khi tốt nghiệp? Môn nào sẽ góp phần giúp Việt Nam "hóa rồng" mà không cần cả trăm năm?

ngocquang19877
22-08-2006, 09:01
Kỹ Năng Học Tập, Văn Hóa Quốc Tế, hoặc Phân Tích Dự Án

Hình như các trường CNTT ở vietnam có học các môn phân tích và thiết kế dự án. Không biết có học những môn như là business analysis không nhỉ ?

Văn hóa quốc tế thì có các trường khối D dạy.

Kỹ năng học tập thì chủ yếu là giảng viên...truyền miệng cho sinh viên.

Em không biết những môn trên có đầy đủ như trường quốc tế RMIT ở vietnam không (so sánh với RMIT VietNam thui, không dám so sánh với harvard đâu, sợ lắm lol ) ?

Theo em sinh viên mình cần trang bị kiến thức về luật pháp càng nhiều càng tốt, nhất là luật pháp về lao động và sỡ hữa trí tuệ.

halo
22-08-2006, 09:44
Không biết có học những môn như là business analysis không nhỉ ?

trường của tui có dạy 2 môn: kế toán tài chính và quản trị doanh nghiệp

t649
22-08-2006, 14:52
Trở lại vấn đề giáo dục. Các bạn nên hiểu 1 điều, ở VN ko thiếu những nhà lãnh đạo có tâm huyết với việc chấn hưng nền giáo dục nước nhà. Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân là 1 tiêu biểu. Việc chấn hưng đó đã đang và sẽ tiếp tục được thực hiện, qua rất nhiều quyết định trong thời gian gần đây, trên nhiều cấp học. Theo tôi thấy thì việc này cần phải làm từ gốc kia. Chứ nếu chỉ đơn giản là thay đổi vài môn học như các bạn nói thì người ta đã làm từ lâu rồi :)

lee_huynh306 : Rất đơn giản: bù lỗ và trợ cấp cho các trường sư phạm, để họ không phải tuyển đầu vào những sinh viên không có chất lượng chỉ vì... tiền!
Bạn này nói mà không suy nghĩ gì cả. Cho thấy bạn chẳng tìm hiểu mọi chuyện cho kĩ lưỡng mà chỉ chê bai chửi bới cho sướng cái mồm. Theo như tôi được biết thì đa số những trường học lớn trên TG đều là tư thục. VN hiện nay đang cố gắng để cho các trường học tự thân vận động, anh nào mạnh thì sống không thì chết. Vậy mà bạn lại muốn quay lại cái chế độ bao cấp đó nữa. Thật hết biết :)

lee_huynh306
22-08-2006, 19:50
:)
Bạn này nói mà không suy nghĩ gì cả. Cho thấy bạn chẳng tìm hiểu mọi chuyện cho kĩ lưỡng mà chỉ chê bai chửi bới cho sướng cái mồm. Theo như tôi được biết thì đa số những trường học lớn trên TG đều là tư thục. VN hiện nay đang cố gắng để cho các trường học tự thân vận động, anh nào mạnh thì sống không thì chết. Vậy mà bạn lại muốn quay lại cái chế độ bao cấp đó nữa. Thật hết biết :)
Tôi không chửi! Chỉ nói vào đúng sự thật. Bạn cũng công nhận là đã từng có chuyện 2-3 điểm mà đậu vào sư phạm chứ? Bạn cũng công nhận là thành phần 4C được đi tu nghiệp ở nước ngoài còn người giỏi thì phải ở lại chứ?
Bù lỗ cho các trường sư phạm là việc cần thiết phải làm. Không thể gọi là bao cấp, mà phải nói đó là sự chăm sóc cho tương lai. Có được giáo viên tốt mới có được học sinh tốt, và nhiều cái tốt nữa.
Một giáo viên ảnh hưởng đến cả một thế hệ con người.

huy19861986
25-11-2006, 20:58
tự nhiên đang bàn về tin học thì các bạn chuyển sang bàn về chủ nghỉa Mác ,Lê , trong ddth này hình như có khá nhiều fan hâm mộ của chủ nghĩa này thì phải , hy vọng các fan hâm mộ này chịu khó vào đoc cái này :
http://en.wikipedia.org/wiki/Black_Book_of_Communism

Black Book of Communism là 1 quyển sách khá nổi tiếng của trường ĐH Harvard ( Mỹ ), chắc chắn những thông tin trong đó đáng tin cậy hơn máy tờ báo lá cải trong nước rất nhiều , vì nếu ko chắc đã bị kiện cáo rùm ben rồi, bạn nào đang sống hay đang du học thì nên tìm mua đọc cho biết

darkangel2006
26-11-2006, 09:54
em dốt tiếng Anh quá nên đọc ko hiểu nổi. Em chỉ biết nếu đảng cộng sản không khởi nghĩa năm 1945 thì đã có nhiều bác ko có dịp dc sinh ra mà ngồi post mấy bài trong đây rồi.
Thứ 2 là về giáo dục, em được biết điểm tuyển vào trường sư phạm là khá cao. Vì những SV nghèo học giỏi mới thí vào trường này. Lý do đơn giản là học ở đây không tốn học phí, chỉ cần kí vào cam kết là sẽ đi dạy sao bao nhiêu năm thì sẽ được nhà nước trả toàn bộ học phí, thế các bác còn muốn gì nữa. Ngay trong những chương trình đại học chính quy, nhà nước đã trợ giúp trung bình 5 triệu thì phải / 1 sinh viên trong suốt quá trình học (cái này mình nghe giảng viên của mình nói). Vậy các bác còn phàn nàn chuyện chuyện tiền bạc gì nữa.

PSVVietNam
28-11-2006, 20:48
Tôi không chửi! Chỉ nói vào đúng sự thật. Bạn cũng công nhận là đã từng có chuyện 2-3 điểm mà đậu vào sư phạm chứ? Bạn cũng công nhận là thành phần 4C được đi tu nghiệp ở nước ngoài còn người giỏi thì phải ở lại chứ?
[/COLOR][/B]

Ủa cái này là cái chuyện mấy chục năm trước rồi,hình như thời mới giải phóng ,sao bây giờ bác còn nhắc lại.Bác có vẻ cổ hủ và lạc hậu quá
Bây giờ bác thử xem thi DH các trường SP lấy bao nhiêu điểm thì sẽ rõ.

conank
28-11-2006, 22:47
Ủa cái này là cái chuyện mấy chục năm trước rồi,hình như thời mới giải phóng ,sao bây giờ bác còn nhắc lại.Bác có vẻ cổ hủ và lạc hậu quá
Bây giờ bác thử xem thi DH các trường SP lấy bao nhiêu điểm thì sẽ rõ.

Em nghĩ ý bác ấy là thế này:
Những người đang dạy bây giờ phần lớn là những người hồi đó những người 2,3 điểm đậu :D , chất lượng 2,3 điểm đậu thì mọi người cũng hiểu.

2,3 hay 26,27 điểm cũng ko quan trọng bằng cái tâm của giáo viên. Hồi đó chuột chạy đường cùng vào đó, bây giờ thì: "GIÁO VIÊN DẠY THÊM GIÀU LẮM"

Tất nhiên là vẫn có những giáo viên TÂM HUYẾT với nghề, nếu ko nền giáo dục đã sụp đổ từ lâu rồi

VÌ LỢI ÍCH MƯỜI NĂM TRỒNG CÂY, VÌ LỢI ÍCH TRĂM NĂM TRỒNG NGƯỜI

Chả trách giáo dục bây giờ nó vậy, thầy như vậy thì trò...

Bao giờ học sinh, sinh viên mới được chấm điểm thầy cô nhỉ, lúc đó mới thấy ai được YÊU MẾN KÍNH TRỌNG, AI BỊ CĂM THÙ :D

Tính trên toàn trường ấy, chứ tính trên lớp, lớp ấy bị đì chết :D

Arkain
07-01-2007, 17:51
Bao giờ học sinh, sinh viên mới được chấm điểm thầy cô nhỉ, lúc đó mới thấy ai được YÊU MẾN KÍNH TRỌNG, AI BỊ CĂM THÙ :D

Tính trên toàn trường ấy, chứ tính trên lớp, lớp ấy bị đì chết :D

Đã có rất nhiều quốc gia cho sinh viên đánh giá giáo viên sau mỗi kỳ học để đảm bảo chất lượng của giáo viên, ở Mỹ thì mỗi sinh viên được phát một phiếu điểm rồi giáo sư tự động bước ra ngoài trong vòng 15 phút. Trên phiếu điểm ghi rõ những khía cạnh quan trọng như là cách giáo viên giảng bài có xúc tích và dễ hiểu không, có sử dụng trợ huấn cụ khi cần thiết không, sau giờ dạy học thì có sắp xếp thời gian để giúp đỡ học trò không, cách xử sự trong lớp học có chuyên nghiệp không, và quan trọng nhất là kiến thức của giáo viên có đủ để xứng đáng làm thầy/cô giáo hay không, vv.vv.. sinh viên chấm điểm bằng cách cho từ 1 sao đến 10 sao trong mỗi lãnh vực, phía dưới phiếu điểm còn có ô trống để góp ý/khen ngợi/cằn nhằn thêm nếu cần thiết.

Trên phiếu điểm chỉ có tên giáo viên chứ không có tên học sinh để đảm bảo riêng tư cá nhân cho người chấm điểm, và sẽ được chủ nhiệm khoa review lại, giáo viên nào không hoàn thành trách nhiệm thì trước sau gì cũng bị nghỉ việc để bảo toàn chất lượng của trường học.

lee_huynh306
07-01-2007, 19:50
ĐH BK TPHCM cũng có đó AK à, có điều không biết đưa phiếu tham khảo cho sinh viên xong rồi nộp lại có ông bà nào ngó tới không thôi hà. Biết bao nhiêu sinh viên ý kiến về tính hữu ích của mấy môn nhàm chán mà nó vẫn cứ tồn tại, thế thôi!

dinhlocphp
08-01-2007, 18:00
Thấy đông vui quá nên tôi cũng nhảy vào tranh luận cho xôm tụ :

Chủ đề đầu tiên mà Akrain đưa ra là gì "Chuyện dài giáo dục - Đại học Việt Nam" nhưng khi xem tôi thấy mọi người tranh luận có vẻ hướng vào các tiểu tiết nhiều hơn - Nào là triết học, nào là chủ nghĩa xã hội... vậy mạn phép trao đổi ở theo một cách tiếp cận khác chút.

Về phía Sinh viên :

Một là Sống với môi trường mình có : Akrain đã đưa ra một ví dụ rất cụ thể về môi trường học của các đại học Mỹ. Tôi cũng được một vài người bạn cho xem lịch giảng dạy MBA của Chicago Univercity và thật là thán phục cách làm của họ. Lịch trình giảng dạy dự kiến được thông báo trước cho sinh viên cả 4 năm, từng giảng viên dạy môn gì cũng được chỉ rõ, nhiều môn nêu có thể dự khán tùy từng giáo sư theo từng quan điểm của họ, các lịch sử khoa học của giảng viên đều được nêu rõ, các bài lecture của họ cũng được giới thiệu để SV nắm được về giảng viên. Thậm chí đến cả accomodation cũng được giới thiệu rất chi tiết. Nhưng chúng ta phải hiểu rằng "đó là ở nước Mỹ" và chúng ta chỉ tham khảo chứ không thể hy vọng nó mang vào Việt Nam ngay. SV cần biết môi trường hiện tại để thích ứng và cải thiện sao cho kết quả học tập của mình có thể thăng tiến tốt nhất trong môi trường Việt Nam cũng như môi trường nước ngoài nếu có cơ hội.

Hai là chưa xác định rõ mình muốn tham gia vào thị trường lao động nào : Bản thân môn triết học không có gì sai, môn cơ khí sắt thép rất vô dụng như bạn t649 đã nói. Nhưng tôi không đồng ý lắm với ý kiến này. Nếu như sau này các bạn muốn chỉ làm một Programmer lập trình hệ thống thuần tuý thì đúng là không có hỗ trợ trực tiếp lắm. Nhưng học triết sẽ giúp chúng ta có khả năng phân tích lý luận hay còn gọi là tư duy logic, nếu như bạn làm phát triển các ứng dụng trong autocad chẳng hạn thì các kiến thức cơ khí sẽ giúp bạn rất nhiều. Trường đại học là nơi học các đọc sách, cách tìm kiếm và phương thức xử lý nhiều hơn là trang bị cho mình một cái gì đó thật chi tiết.

Ba là phương thức học của SV còn quá thụ độngTheo tôi bấy giờ SV Việt Nam vẫn học theo dạng cấp ba mở rộng. Rất ít bạn học theo hướng phân tích, suy luận. Tỷ lệ SV sử dụng thư viện không cao, suy nghĩ bó hẹp trong nội dung bài dạy của thầy nhiều hơn là mở rộng vấn đề mà thầy đã nêu. Các bạn học vì điểm số nhiều hơn là kiến thức. Làm sao không bị nợ, làm sao được điểm cuối kỳ cao nhiều hơn là kiến thức thực của mình sẽ thế nào. Kết quả là có nhiều bạn ra trường với điểm số rất cao nhưng khả năng làm việc vẫn kém và không thăng tiến bằng một số bạn điểm không cao nhưng năng động với kiến thức thực của mình.

Bốn là SV Việt Nam rất hay than thở và chê bôi: Luôn luôn phàn nàn rằng điều kiện của mình không tốt, rằng nước ngoài họ thế này,họ thế kia. Rằng giáo viên "ngu như lợn" .... Tôi cho rằng điều kiện còn khó khăn là đương nhiên nhưng rõ ràng môi trường cũng đã cải thiện nhiều. Nếu khai thác tốt những cái hiện có cũng đủ để chúng ta học tốt cho chính mình rất nhiều

"Năm là tầm nhìn của SV Việt Nam còn hạn chế trong phạm vi ao làng": Rất ít SV có tầm nhìn quốc tế. Điều này sẽ làm cho họ bị hạn chế không tận dụng được cơ hội mang tính quốc tế mang đến cho họ. Thực tiến cho thấy những ai có suy nghĩ này sẽ dễ dàng hơn khi đi tìm các cơ hội thách thức tìm kiếm một vị trí trong một tập đoàn đa quốc gia. Rất ít SV dám nghĩ là tôi học trong nước nhưng tôi sẽ có thể tìm kiếm một cơ hội ở US hay Singapore chẳng hạn. Họ luôn bị tự ti vì cho rằng mình ở đẳng cấp thấp. Akrain hay Yunadmire có thể cho những case study về cái này được đấy. Dẫn lời thơ Chế Lan Viên viết hàng chục năm trước đây khi nhà thơ mới 19 tuổi vẫn thấy thấm thía
"Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp"
" Giấc mơ con đè nát cuộc đời con"

to be continue

Bài sau nếu được tớ sẽ post đánh giá về giáo viên

lqkhoi
09-01-2007, 08:59
@dinhlocphp: Có vài phản biện cho bài viết ở trên của bạn.
Ở mục số 2 của bạn: tôi đồng ý về vấn đề là nhà trường nên dạy nền tảng hơn là chi tiết. Tuy nhiên những môn như kiến thức xây dựng đem bỏ vào cho 1 sinh viên IT là một việc quá không hợp lý. Tôi có thể hiểu được chuyện đem điện tử vô cho IT vì ít nhất nó cũng có phần quan trọng nếu bạn làm về phần hardware hay embedded của IT chứ với vẽ kỹ thuật và Cơ Ứng Dụng thì tôi thấy hoàn toàn không hợp lý. Có bao nhiêu sinh viên sau này sẽ ra làm IT cho Xây Dựng. Tỷ lệ này là bao nhiêu và thật bất hợp lý cho những sinh viên còn lại phải học một môn mà mình hoàn toàn không biết nó sẽ làm cái gì. Liệu tốt hơn với những môn mang tính hướng nghiệp đó chúng ta đưa vào những môn tự chọn. Không biết ở những trường khác như thế nào chứ ngày xưa tôi học ở BK TP , không ai cấm tôi đăng ký học Xử lý Tín Hiệu, Điện Tử 2 , Điện Tử Công Suất, những môn tôi nghĩ là cần thiết cho bản thân tôi,một người học về IT vì tôi muốn làm về embedded.Và vì thế cũng sẽ không ai cấm 1 sinh viên IT thích làm Autocad developer học về Cơ Ứng Dụng.

Ở mục số 3: Bạn không thể quy lỗi này cho Sinh Viên.Có nhiều lỗi của thầy cô trong đó.Lecturer phải có nhiệm vụ khơi gợi sự chủ động trong sinh viên dù chắc chắn rằng với cách làm đó Lecturer mất thời gian nhiều hơn. Cho ví dụ: có ai học MTBK khóa 94-97 sẽ biết môn Ngôn Ngữ Lập Trình của thầy Phùng dạy. Một môn cực kỳ khô khan và đã được thầy biến thành theo tôi một trong những môn hay nhất mà tôi đã từng học qua. Từ tuần thứ 3 trở đi, quyền giảng dạy của các tiết học được trao cho từng nhóm sinh viên.Mỗi nhóm phải giảng cho phần còn lại của lớp hiểu về một chương và có nhiệm vụ trả lời các câu hỏi của mọi người. Thầy quy định rõ ràng nếu câu hỏi nào mà cả lớp không ai có đáp án đơn giản sẽ được dùng cho kỳ thi. Thầy chỉ giữ vai trò control và đặt câu hỏi nếu không ai chịu hỏi đồng thời sẽ trả lời nếu cảm thấy những câu hỏi quá sức sinh viên. Với cách dạy đó mọi sinh viên đều hoạt động một cách cực kỳ tích cực, lớp học cực kỳ sôi nổi với đủ thứ câu hỏi được đặt ra kể cả với những người thụ động nhất, những người mê điểm cao cũng phải hỏi và trả lời nếu không muốn tiêu với kỳ thi cuối.Những bài dạy đó đi theo tôi đến tận ngày nay. Chỉ đáng tiếc kể từ sau khi thầy Phùng đi học, cách dạy đấy mất đi vì các thầy phía sau có vẻ không đủ kiến thức và thời gian để có thể control một cách dạy như thế, và các bạn khóa sau còn mê môn đó như tôi nữa hay không ?

Mục số 5: Đồng ý với bạn. Nhưng cái đó không chỉ riêng SV VN nó còn có thể nói cho cả người VN sau bao nhiêu năm tự mãn vì đã được bơm bi quá độ với rừng vàng biển bạc, dân tộc ta thông minh cần cù. Và bây giờ té ngửa ra khi thấy người ta giàu hơn mình nhiều quá. Việc đó cần phải 1 thời gian giống như 1 con ếch chui từ trong đáy giếng ra, dần dần nó sẽ thấy ừm thì trời rộng thật đấy nhưng tụi hươu nai khỉ vượn nó cũng thấy trời rộng giống y như mình đấy mà. Vậy tại sao mình cứ mang mặc cảm là ếch ngồi đáy giếng nhỉ. Tôi tin rằng khoảng 10 năm nữa khi làn sóng hội nhập đã thấm sâu vào chúng ta, chúng ta sẽ bớt sự tự ti đi nhiều.

dinhlocphp
09-01-2007, 13:09
Đầu tiên cảm ơn bạn đã cùng tranh luận với nhau và dành cho mình những nhận xét tốt.

Tôi cũng muốn trao đổi và tranh luận thêm về một số vấn đề mà bạn đã nêu ra



@dinhlocphp: Có vài phản biện cho bài viết ở trên của bạn.
Ở mục số 2 của bạn: tôi đồng ý về vấn đề là nhà trường nên dạy nền tảng hơn là chi tiết. Tuy nhiên những môn như kiến thức xây dựng đem bỏ vào cho 1 sinh viên IT là một việc quá không hợp lý. Tôi có thể hiểu được chuyện đem điện tử vô cho IT vì ít nhất nó cũng có phần quan trọng nếu bạn làm về phần hardware hay embedded của IT chứ với vẽ kỹ thuật và Cơ Ứng Dụng thì tôi thấy hoàn toàn không hợp lý. Có bao nhiêu sinh viên sau này sẽ ra làm IT cho Xây Dựng. Tỷ lệ này là bao nhiêu và thật bất hợp lý cho những sinh viên còn lại phải học một môn mà mình hoàn toàn không biết nó sẽ làm cái gì. Liệu tốt hơn với những môn mang tính hướng nghiệp đó chúng ta đưa vào những môn tự chọn. Không biết ở những trường khác như thế nào chứ ngày xưa tôi học ở BK TP , không ai cấm tôi đăng ký học Xử lý Tín Hiệu, Điện Tử 2 , Điện Tử Công Suất, những môn tôi nghĩ là cần thiết cho bản thân tôi,một người học về IT vì tôi muốn làm về embedded.Và vì thế cũng sẽ không ai cấm 1 sinh viên IT thích làm Autocad developer học về Cơ Ứng Dụng.


Về cơ bản tôi đồng ý với bạn nếu hệ thống giáo dục đại học tốt thì có những học phần tự chọn hoặc môn này hoặc môn kia để SV có thể lựa chọn trong thời gian học các môn cơ bản. Tuy nhiên cũng không một sơm một chiều đại học Việt Nam làm ngay được chuyện này. Nhưng mặt khác nếu để SV tự chọn học phần theo chủ động của mình lại đòi hỏi khả năng tự chủ và cách nhìn về tương lai của SV phải đủ tầm. Một ví dụ - Nếu nói SV tự lựa chọn tôi sẽ tin ngay là số lượng SV ngành CNTT sẽ chọn các môn kinh tế học, xã hội học là rất ít. Nhưng theo tôi chính những môn này lại rất cần thiết cho nghề nghiệp của mỗi người trong tương lai. Tôi cũng thường được nghe những phàn nàn của các anh chị, cô chú lớn tuổi rằng sao bây giờ một kỹ năng tối thiểu của một cử nhân mới ra trường viết văn bản, tài liệu quá kém. Đấy cũng là hệ quả hồi phổ thông mọi người đều tập trung vào các môn khoa học tự nhiên mà không chú ý các môn về văn hóa xã hội vậy. Khi tranh luận điều này tôi cũng không đồng ý lắm với hàm lượng và thời gian của các môn như Triết học Mac-Lenin, tư tưởng Hồ chí Minh quá nhiều mà không có sự so sánh đối chiếu với các hệ thống triết học khác. Nhưng nên điều chỉnh chứ không nên không có.



Ở mục số 3: Bạn không thể quy lỗi này cho Sinh Viên.Có nhiều lỗi của thầy cô trong đó.Lecturer phải có nhiệm vụ khơi gợi sự chủ động trong sinh viên dù chắc chắn rằng với cách làm đó Lecturer mất thời gian nhiều hơn. Cho ví dụ: có ai học MTBK khóa 94-97 sẽ biết môn Ngôn Ngữ Lập Trình của thầy Phùng dạy. Một môn cực kỳ khô khan và đã được thầy biến thành theo tôi một trong những môn hay nhất mà tôi đã từng học qua. Từ tuần thứ 3 trở đi, quyền giảng dạy của các tiết học được trao cho từng nhóm sinh viên.Mỗi nhóm phải giảng cho phần còn lại của lớp hiểu về một chương và có nhiệm vụ trả lời các câu hỏi của mọi người. Thầy quy định rõ ràng nếu câu hỏi nào mà cả lớp không ai có đáp án đơn giản sẽ được dùng cho kỳ thi. Thầy chỉ giữ vai trò control và đặt câu hỏi nếu không ai chịu hỏi đồng thời sẽ trả lời nếu cảm thấy những câu hỏi quá sức sinh viên. Với cách dạy đó mọi sinh viên đều hoạt động một cách cực kỳ tích cực, lớp học cực kỳ sôi nổi với đủ thứ câu hỏi được đặt ra kể cả với những người thụ động nhất, những người mê điểm cao cũng phải hỏi và trả lời nếu không muốn tiêu với kỳ thi cuối.Những bài dạy đó đi theo tôi đến tận ngày nay. Chỉ đáng tiếc kể từ sau khi thầy Phùng đi học, cách dạy đấy mất đi vì các thầy phía sau có vẻ không đủ kiến thức và thời gian để có thể control một cách dạy như thế, và các bạn khóa sau còn mê môn đó như tôi nữa hay không ?

Như đã dự kiến tôi sẽ thử phân tích về thực trạng giáo viên. Vấn đề tôi nêu ra ở đây là đa sô SV hiện nay học theo thực trạng thụ động. Đồng ý là vai trò của giáo viên rất quan trọng nhưng nếu mỗi SV luôn nghĩ về vấn đề mở rộng cách tìm tòi tài liệu, tìm tòi các phương thức xử lý cho một vấn đề sẽ giúp cho họ chủ động và tự tin hơn rất nhiều khi bước vào môi trường thực tế trong tương lai. Rõ ràng là ngoài vai trò của người thầy hiện nay Internet đang là một công cụ mạnh đáng kể giúp cho SV tham khảo kiến thức. Tôi cũng được các anh chị lớn tuổi đã từng học ở Havard kể về việc họ phải đọc hơn 30 cuốn sách, lecture để viết nên một tiểu luận báo cáo trong những buổi thảo luận nhóm trong SV. Liệu có SV Việt Nam nào làm những điều như vậy hay không? Chắc chắn là hiếm và sẽ rất nhiều người đổ tội cho hoàn cảnh ngay.

Tôi cũng đang suy nghĩ để nói lên suy nghĩ của mình về đội ngũ giáo viên đây

Arkain
09-01-2007, 21:43
lqkhoi: nghe bạn kể thì tớ thấy người thầy tên Phùng của bạn có cách giảng dạy không khác gì như là trong trường đại học ở Mỹ đâu, nếu như trong guồng máy giáo dục mà giáo viên nào cũng như thế thì tốt biết mấy.

Theo cái nhìn của tớ, không có sinh viên thụ động mà chỉ có giáo viên không biết kích động học trò của mình. Có kiến thức là một chuyện, nhưng biết phương pháp dạy thế nào cho lý thú mà hiệu quả lại là chuyện khác.

Tớ từng học qua những lớp về thương mại/kinh tế mà hoàn toàn không đụng đến sách giáo khoa, giáo sư đứng giữa lớp thao thao bất tuyệt về những khái niệm kinh tế vừa kể ra những ví dụ thiết thực trong thị trường để học sinh có thể hiểu và nhớ ngay, đến cuối lớp tất cả mọi người được khảo bằng miệng những điều đã được dạy trong ngày, giáo sư chỉ ai thì người đó phải trả lời ngay tại chỗ. Khi có kiểm tra giữa học kỳ thì mỗi người được gọi lên bục giảng, bốc lấy một lá thăm, trúng đề tài nào thì phải đứng ngay đó mà luận cho đủ 10 phút trước cả lớp, các bạn học có thắc mắc gì trong phạm vi đề tài đó thì phải trả lời hết, khi đó ai mà lơ đãng trong lớp thì sẽ lòi ra ngay.

Học kiểu này tuy luôn phải động não nhưng cực kỳ lý thú, thầy đã chuẩn bị kỹ càng nên có thể đứng giảng một cách thuyết phục mà không cần giáo án trong tay, sinh viên cũng có thể tiếp thu ngay kiến thức mà không cần thắp đèn học tủ, phương pháp này khác hẳn với việc thầy ghi chữ trên bảng, học sinh ghi xuống, học thuộc lòng từng câu từng chữ như một cái máy, rồi trả hết lại cho thầy như ngày nào. Sau một thời gian tớ mới hiểu ra tại sao giáo sư lại chọn cách dạy như vậy: một khi đã làm business thì bạn không có thời gian suy nghĩ lâu la, nhiều khi phải quyết định ngay chứ không được chần chờ, cơ hội vụt qua là mất, ông không những đã truyền lại những kiến thức quan trọng lại cho học trò một cách sôi động và dễ nhớ, mà cùng lúc còn chuẩn bị học sinh của mình cho việc làm sau này.

lqkhoi
10-01-2007, 10:07
Đó chính là lý do vì sao tôi đang chờ bài tiếp theo của dinhlocphp về thực trạng giảng viên ở VN.
Chứ như tôi thấy số lượng những người như thầy Phùng của tôi càng ngày càng ít đi. Bởi vì giảng kiểu ấy đòi hỏi người thầy giáo phải có 1 kiến thức rất tuyệt vời về môn học mà người đó giảng dạy. Cách dạy đó cũng đòi hỏi người thầy mất nhiều thời gian hơn, có thể cháy giáo án nhiều hơn ( thứ tui ghét nhất). Nó khiến cho các thầy cô không có thời gian chạy sô thêm để cải thiện cuộc sống.
Bạn Arkain không biết chứ thầy cô giảng dạy ĐH ở đây cũng phải chạy sô đấy. Nếu chịu khó chạy sô thì sẽ giàu lắm đây, còn không thì cũng chỉ đủ sống thôi. Mà thầy cô mà thời gian đi dạy đến 8 giờ / ngày 6 ngày / tuần, như đi làm thì thời gian đâu để củng cố bài giảng nâng cao kiến thức của mình. Không nghiên cứu tìm tòi thì có là tiến sỹ của lĩnh vực đó một thời gian cũng sẽ không bằng 1 thằng nhóc sinh viên làm luận văn tốt nghiệp của đề tài đó thôi.

AnhTuanKB
10-01-2007, 15:37
Mình xin lấy một vì dụ liên quan đến bản thân mình.
Học kì này lớp mình phải làm khá nhiều đề án, trong đó có một đề án về SQL Server. Mà về cái này mình lại còn yếu, không phải do mất căn bản mà do có một vài lấn cấn trong nhận thức, vì vậy mình cần coi qua đề án mẫu để giải tỏa những vướng mắc đó. Mà xem ké đế án của các nhóm cùng làm trong lớp thi không thể vì liện quan đến vấn đề copyright và trong lớp chỉ có 1 nhóm đủ khả năng để thực hiện hoàn chỉnh, có thể tham khảo được. Do đó mình nhờ đến 1 người bạn của mình từng học Aptech ra, nhóm người đó từng làm về SQL sever và mình cũng đã thấy họ làm đề án hết sức dày công. Khi mình xem qua CSDL của họ, điều đầu tiên thấy được là CSDL hết sức đồ sộ, mô hình rất sát với thực tế. Nhưng có một điều đó chỉ mới là những thế mạnh về chiều rộng, còn khi xem xét kĩ thì thấy mô hình chuẩn hóa chỉ mới ở mức thấp nhất (đây cũng là phần yếu nhất của mình), các thực thể chỉ được thể hiện từ các thực thể trực quan nhất trong nhu cầu thực tế. Tuy chưa xem qua đề án nhóm lớp mình làm nhưng mình biết rõ về phần này thì nhóm trong lớp mình làm hết sức chặt chẽ. Mình đã phân tích rõ cho bạn mình thấy những hạn chế, nhưng một phần cái đó đã làm lâu rùi, với lại hình như người đó chưa hiểu được tường tận vấn đề nên mình thấy những lời của mình không giúp được gì nhiều.
Thực tế thì nhóm trong lớp mà mình so sánh đó là nhóm mạnh nhất trong lớp, nhưng bù lại thằng bạn mình cũng đâu thua kém, là tốt nghiêp loại ưu đàng hoàng. Vì vậy theo mình nghĩ đào tạo trong trường cho mình căn bản vững chắc và sự chuẩn bị chu đáo. Có nhưng cái có thể dạy lướt qua và trau dồi bằng quá trình thực hành, nhưng có những cái cần có nền tảng thật vững chắc thì mới làm cho đàng hoàng được

dinhlocphp
15-01-2007, 11:47
Đó chính là lý do vì sao tôi đang chờ bài tiếp theo của dinhlocphp về thực trạng giảng viên ở VN.


lqkhoi: nghe bạn kể thì tớ thấy người thầy tên Phùng của bạn có cách giảng dạy không khác gì như là trong trường đại học ở Mỹ đâu, nếu như trong guồng máy giáo dục mà giáo viên nào cũng như thế thì tốt biết mấy.

Theo cái nhìn của tớ, không có sinh viên thụ động mà chỉ có giáo viên không biết kích động học trò của mình. Có kiến thức là một chuyện, nhưng biết phương pháp dạy thế nào cho lý thú mà hiệu quả lại là chuyện khác.


Rảnh rỗi nên 8 chút
Trước hết mong các bạn coi đây là những ý kiến cá nhân - không có trỉ trích bất cứ thầy cô nào đang dạy trong các trường Đại học cả - Bản thân tôi vẫn luôn kính trọng các thày cô đang dạy tôi và luôn biết ơn những người đã trao cho mình kiến thức dù có những lúc vẫn có những bất đồng về quan điểm

Giảng viên đại học Việt Nam: Sự hổng chân

Đánh giá chung về đội ngũ giảng viên của các trường Đại học Việt Nam tôi không thể dùng từ nào khác hơn là "hổng chân" vì những phân tích sau :

1. Hổng chân của đội ngũ giáo viên cựu trào do hậu quả từ những thập kỷ 75-95 : Thực tế những năm đó qua sách báo Việt Nam quá nghèo khó. Hình ảnh các thầy cô giáo đại học phải nuôi heo, trồng rau để cải thiện cuộc sống diễn ra trước mặt sinh viên không phải là hiếm. Một số thầy cô được đào tạo bài bản có kiến thức từ những nước phát triển về, trước cuộc sống khó khăn rời trường để mưu sinh. Các sinh viên giỏi tìm mọi cách để không phải ở lại trường dạy học là một động cơ có thể hiểu được. Vì vậy mặt bằng chung của giáo viên trình độ không cao. Bây giờ chúng ta được thừa hưởng những trái cây của 20 năm trước đây với những giáo viên lớp trước (ngoại trừ một số thầy cô hiểu được những khiếm khuyết này để cải thiện mình) - Đâý là cái hổng thứ nhất.

2. Hổng chân do kết quả từ đánh giá xã hội đối với ngành giáo dục : Cái này cũng gần giống như phân tích trên nhưng hơi liên quan đến đại học sư phạm và nguồn thầy cô từ phổ thông đi lên. Gần như ai cũng biết đến câu "chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm" của những kỳ thi đại học ngày nào. Và thế là một thế hệ giáo viên lờ nhờ được ra đời -> gây hậu quả không chỉ đơn thuần là giáo viên mà ảnh hưởng đến cả những yếu điểm của sinh viên - Một sự hổng chân mang tính nền tảng.

3. Hổng chân từ đội ngũ giảng viên trẻ : May mắn thay bây giờ vị trí của ngành sư phạm đã được thay đổi. Rất nhiều sinh viên trẻ có năng lực có động lực ở lại làm giáo viên giảng dạy. Nhưng thời gian và kinh nghiệm của họ còn quá ngắn để tích lũy đủ độ chín và trở thành các giảng viên có kinh nghiệm. Mặt khác việc thiếu giaó viên để SV giỏi đứng lớp ngay sau một thời gian ngắn cũng sẽ có những bất cập và nhược điểm của nó - Hổng chân về thời gian và kinh nghiệm đối với các giáo viên trẻ.

4. Hổng chân về đạo đức :Không phủ nhận có rất nhiều thầy cô giáo có tâm trong nghề. Ngoài kiến thức họ còn truyền đạt cho SV những đạo lý làm người, chuẩn mực nghề nghiệp. Nhưng gần như trái ngược với những năm 80,90 rất nhiều giáo viên lao vào kiếm tiền, chà đạp lên đạo đức nghề nghiệp. Bản thân họ không còn là tấm gương cho sinh viên nữa. Cũng từ đó hình thành các khái niệm bè phái trong trường đại học, các khái niệm "chùa thầy", các hình tượng "thầy Đông"... Đây cũng là kết quả tất yếu của lớp những kẻ cơ hội không năng lực trở thành giáo viên trong những năm 7x,8x khó khăn và của những giáo viên trẻ không giữ được mình khi cuốn theo "môi trường" của các bậc đàn anh

5. Hổng chân vì cơ chế giáo dục : Hệ thống giáo dục các trường Đại học do yếu tố thừa hưởng xã hội nên rất nặng nề. Giáo viên muốn cải tiến giáo trình phải trình Bộ - Thời gian đáp ứng của Bộ lại chậm chạp -> làm nhụt nhuệ khí cải tiến của đội ngũ giáo viên năng động. Điều này hoàn toàn khác biệt với hệ thống giáo dục quốc tế trong đó các trường hoạt động như DN nên họ luôn cải tiến để nâng cao chất lượng của mình -> thu hút được nhiều SV-> có nhiều học phí -> có nhiều lãi.

Túm lại để khắc phục những cái hổng chân này không thể một sớm một chiều mà cải tiến được. SV chúng mình cứ phải nhìn vào thực tế để học giỏi thôi. Bởi đâu đó bác Đặng Tiểu Bình có phát biểu rằng : "không ai thương mình bằng chính mình trong việc tự cứu mình". Kêu ca, nản vì thầy cô thì hậu quả nhãn tiền là mình chịu chứ không phải là ai khác cả. Với lại học đạt đẳng cấp quốc tế trong môi trường như thế cũng có khi lại là thách thức thú vị đấy chứ

Nếu các bạn hưởng ứng bài sau mình sẽ thử phân tích về hệ thống Đại học Việt Nam xem sao (hơi vượt tầm rồi đây)

lqkhoi
15-01-2007, 12:59
Bạn dinhlocphp đang làm chức gì thế? Liệu có nên bạn chuyển hướng qua bên ngành giáo dục cho bọn sinh viên lứa sau nó nhờ không ? Cá nhân tôi đồng ý với bài phân tích về tình hình giáo viên của bạn. Vấn đề là cũng có rất nhiều người nhận thấy vấn đề đó nhưng bài toán này được giải quyết như thế nào thì lại không được trả lời.

Vòng lẩn quẩn đặt ra ở đây là tiền hay nói 1 cách lịch sự và thanh lịch hơn là kinh phí. Không ai có thể sau bao năm miệt mài học hỏi nơi xứ người, hy sinh những công việc tốt đẹp ở xứ người để về gõ đầu sinh viên với mức lương thấp cả. Vậy muốn kiếm tiền nhiều đòi hỏi giảng viên phải chạy show, điều này lại dẫn đến việc đầu tư cho chất lượng giảng dạy chất lượng nghiên cứu ngày càng sa sút hơn. Nhưng nếu nâng lương của Giáo Viên lên con số cao thì nhà trường lấy ở đâu ra, khi chính nhà trường ở đây cũng đang nằm trong vòng vây bao cấp.

Ngay cả với những người được gọi là có quyền lực lớn nhất hiện nay như bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân. Trước khi nhậm chức ông cũng có những bài phân tích những lời hứa khá tốt nhưng nếu hổng lầm thì gần 1 năm qua, những thay đổi đó cũng chưa rõ ràng và rõ nét. Nếu theo nhiệm kỳ của nước ngoài, ông đã đi được 1/4 chặng đường rồi đấy.

Arkain
21-09-2007, 21:29
Nếu các bạn hưởng ứng bài sau mình sẽ thử phân tích về hệ thống Đại học Việt Nam xem sao (hơi vượt tầm rồi đây)

Đợi hơi lâu rồi nhe lol

meoden8x
26-09-2007, 15:16
Học cao vẫn khó kiếm tiền

Ấn Độ là một trong những quốc gia hiếm hoi, nơi bạn càng học cao càng dễ thất nghiệp. Tỷ lệ người tốt nghiệp cao đẳng và đại học thất nghiệp lên đến 17%, cao hơn so với người chỉ tốt nghiệp trung học (số liệu thống kê năm 2001).
http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=80938
Một sinh viên trường HInduja College ở Mumbai. (Ảnh: IHT)

Với bất kỳ cô gái Ấn Độ nào, được giống như Kinjal Bhuptani hẳn là điều tốt. Cô đang học cao đẳng kinh doanh tại thủ đô tài chính Ấn Độ, một trong những nước có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. Nhưng Bhuptani không ảo tưởng thế.

Cô có lẽ sẽ không được chia sẻ sự giàu có chung của cả nước, bởi sau khi tốt nghiệp, cô sẽ chẳng thể kiếm được công việc với mức lương 100.000 USD/năm ở Goldman Sachs hay Microsoft. Tương lai của Bhuptani là đi gõ cửa từng nhà để bán thẻ tín dụng, kiếm 4 USD mỗi ngày.

Sai lầm của Bhuptani, nếu có thể gọi là sai lầm, là cô đã không thi vào các trường danh giá nhất của Ấn Độ như Học viện Quản trị hay Viện Công nghệ thông tin. Những người tốt nghiệp ở đó ra sẽ nhận được những tấm séc nặng tiền từ Wall Street và quản lý những công ty lớn nhất thế giới.

Xếp hạng hai, thấp hơn một bậc so với sinh viên học ở những nơi danh giá trên, là 11 triệu sinh viên Ấn Độ thuộc 18.000 trường đại học và cao đẳng khác. Họ chỉ được đào tạo một cách kém cỏi, họ tiếp nhận kiến thức thụ động và ít được rèn luyện các kỹ năng mà thị trường cần.

Đó là nhận xét của các nhà giáo dục và kinh doanh. Hầu như tất cả các sinh viên này bị xem là không thể dùng được, theo đánh giá của các công ty đa quốc gia và địa phương.

"Cứ như thể chúng tôi chưa từng được học hành gì", Bhuptani than phiền.

Những người chỉ trích cho rằng hệ thống giáo dục Ấn Độ đang khiến hàng triệu sinh viên bị tụt vào lớp đáy trong một nền kinh tế hai lớp, khiến đất nước không tận dụng được nhân tài và khiến sinh viên mất cơ hội hưởng thành quả của cuộc cải cách kinh tế.

Vấn đề lớn nhất, theo các chuyên gia, là môi trường trong lớp học, thứ môi trường khiến những sinh viên tuổi 20 hóa thành trẻ con, chỉ im lặng ghi chép và giữ kỷ luật, không dám phân tích, tranh luận và thuyết phục người khác.

Họ cũng thiếu những kỹ năng mà các nhà tuyển dụng đang tìm kiếm: nói tiếng Anh chuẩn không bị pha âm sắc địa phương, thiết kế và trình bày bằng Power Point, viết một cách logic, làm việc theo nhóm và nắm lấy những cơ hội lãnh đạo.

"Đó hiển nhiên là vấn đề sống còn đối với các sinh viên", Kiran Karnik, chủ tịch Hiệp hội các công ty phần mềm và dịch vụ, nơi quy tụ nhiều công ty hàng đầu của Ấn Độ, phát biểu. Năm ngoái, hiệp hội này ra báo cáo cho biết chỉ có 10% sinh viên tốt nghiệp đại học ở Ấn Độ được các công ty nước này cho là dùng được.

Ấn Độ là một trong những quốc gia hiếm hoi, nơi bạn càng học cao càng dễ thất nghiệp. Tỷ lệ người tốt nghiệp cao đẳng và đại học thất nghiệp lên đến 17%, cao hơn so với người chỉ tốt nghiệp trung học (số liệu thống kê năm 2001).

Trong khi sinh viên tốt nghiệp không có việc làm, nhiều công ty trên khắp Ấn Độ than phiền rằng họ không kiếm được nhân viên giỏi. Nghịch lý này được các chuyên gia giáo dục giải thích là do sự thiếu kinh nghiệm của sinh viên.

Hàng nghìn trường cao đẳng và đại học của Ấn, mỗi năm nuốt vào lòng hàng triệu sinh viên, và cho ra sản phẩm là chừng ấy người có bằng tốt nghiệp nhưng lại không được tuyển dụng.

Sự khác biệt giữa sinh viên trường "xịn" với các trường "tầm tầm" lớn đến mức kinh ngạc. St. Stephens College - trường nổi tiếng nhất nhì Ấn Độ - có trong danh sách cựu học viên những nhân vật nổi tiếng như tiểu thuyết gia, quan chức hàng đầu của LHQ, và cả một cựu tổng thống Pakistan.

P. Jacob Cherian, quyền hiệu trưởng của trường, cho biết sự khác biệt lớn nhất là nhà trường của ông tập trung vào đào tạo các kỹ năng lãnh đạo và giao tiếp, những kỹ năng mà các trường khác vốn không quan tâm. Cũng như ở các trường đại học phương Tây, sinh viên của ông có nhiều cơ hội gặp và nghe các nhân vật nổi tiếng nói chuyện.

Ở các trường tầm tầm, việc học hành rất vất vả và khắc nghiệt. Thầy giáo sẵn sàng đuổi một học sinh đến muộn hai phút. Trong giờ học, nếu chẳng may bị bắt gặp nói chuyện riêng, sinh viên có thể bị phạt đứng cả giờ học.

Trường Hinduja (Mumbai) nơi Bhuptani theo học nằm trong một khu vực giàu có nhất ở Ấn Độ, nhưng nó vẫn là loại hai, vô danh tiểu tốt, điển hình cho một loạt các trường đại học và cao đẳng khác.

"Cái mà thị trường lao động cần và cái mà trường dạy chúng tôi hoàn toàn khác nhau", Sohail Kutchi, một sinh viên học ngành thương mại, phát biểu.

Sinh viên cho biết họ không được học kỹ năng giao tiếp hiệu quả, cho dù những công việc chính mà họ được cho là sẽ đảm nhận là chuẩn bị hồ sơ, trả lời điện thoại và trình bày. Họ chỉ có rất ít cơ hội làm việc theo nhóm hoặc thảo luận. Và cho dù đây là ngôi trường nói tiếng Anh, các giáo sư vẫn dùng sai ngữ pháp và phát âm nặng âm sắc địa phương.

Đối với những công ty đang có ý định tuyển sinh viên mới ra trường, kiểu giáo dục đó quả không phải là cái họ muốn. Trong khi đó thì các hãng ở Ấn Độ lại đang trong giai đoạn cần rất nhiều người. Chẳng hạn, riêng năm nay Infosys sẽ tuyển 25.000 nhân viên mới, được lựa chọn trong tổng số 1,5 triệu ứng viên.

Trong số hàng triệu người bị loại, chắc chắn sẽ có những sinh viên giỏi giang, bị loại chỉ vì thiếu kỹ năng giao tiếp, thiếu tự tin và chưa có cơ hội trải đời, giám đốc nhân sự của Infosys là Mohandas Pai nói.

"Anh có thể rất thông minh", ông bình luận về các ứng viên, "nhưng vì anh học ở một nơi biệt lập, anh không nói giỏi tiếng Anh. Anh lại không được rèn luyện kỹ năng trình bày, thế thì anh trượt".

Theo T. Huyền
Vnexpress

Global
26-09-2007, 19:26
Sợ meoden8x luôn ^:)^ .. đang bàn về giáo dục mà mang chuyện tiền bạc ra.. tiền đâu phải là tất cả, tri thức mới quan trọng.. còn bàn về chuyện kiếm tiền thì bạn nên lập 1 cái topic dạng như "kỹ năng kiếm tiền trong thời đại ngày nay" chẳng hạn ^^..

meoden8x
26-09-2007, 20:39
Bạn nên đọc kĩ bài của tôi trước khi đưa ra nhận xét gì. Bài của tôi nói về vấn đề giáo dục đấy chứ.

wh2k
26-09-2007, 23:19
Giữa 1 quốc gia theo đường lối, tư duy XHCN và một quốc gia tư bản có sự khác biệt nhau rất lớn về nhiều mặt. Bạn đã, đang hoặc học ở bất kỳ đâu trên thế giới, thì mục tiêu chính của bạn vẫn phải xét trên 2 khía cạnh: chuyên ngành tức là chuyên môn về sau phục vụ công việc cho bạn, khía cạnh thứ 2 là tư tưởng dân tộc. Tôi không phủ nhận việc các giáo trình Mác-Lê Nin hoặc triết học hay logic không đem lại lợi ích nhiều cho công việc của bạn sau này, nhưng bạn cũng nên hiểu, là một con người ở một đất nước, tư tưởng dân tộc luôn phải đặt trên hàng đầu, trước khi thấm nhuần tư tưởng đó, bạn phải được học và tiếp thu những giáo trình lý luận như thế. Bạn phát biểu rằng những thứ, sorry, không tiện nhắc lại, vậy tôi đang tự hỏi rằng, bạn là người nước nào vậy? Bạn có biết người Trung Quốc ở bên Mỹ hoặc ở bất kỳ đâu trên thế giới, cộng đồng họ luôn đặt dân tộc trên hàng đầu, hay một người Nhật đi du học hoặc sinh sống tại nước ngoài đã nhiều năm, khi muốn quay trở về đất tổ để sống, họ bắt buộc phải trải qua một vài năm được huấn luyện, học lại những lễ nghi, truyền thống của Nhật Bản, những người như thế, họ được coi là người Nhật thứ cấp (thứ cấp ở đây không có nghĩa là thứ cấp về chuyên môn, trình độ, địa vị đạt được, mà thứ cấp ở đây được hiểu theo nghĩa công dân chính thức của đất nước mặt trời mọc). Và bạn cũng đã hiểu rằng, rất nhiều Việt Kiều khi muốn quay trở lại đất nước, chính chúng ta, những người đồng loại cùng một giống nòi giang tay rộng mở đón họ trở về.
Nếu như bạn đã chê những tư tưởng của Mác-Lê Nin, thì vô hình chung bạn đang quay lưng lại với chính dân tộc mình, dù cố tình hay vô ý, là bởi vì, đất nước này, dân tộc này định hướng theo XHCN, và con đường vươn tới một đất nước phát triển nhưng theo hướng đi của XHCN.
Việc chúng ta được coi là một đất nước đang phát triển là bởi vì lịch sử đã không tạo cho chúng ta những ưu ái, nhưng giờ đây, hẳn gia đình của bạn, các bạn của bạn, và cả những người không quen biết bạn như tôi đều mong muốn bạn trở về VN, đem những gì phục vụ cho đất nước, cho cộng đồng người Việt Nam.
Chúng ta học tập, làm việc ở nước ngoài chính là chúng ta được tiếp thu những cái tinh tuý nhất của họ, chứ không phải chúng ta quay lưng lại với tất cả những gì đã tạo ra chúng ta. Bản thân 1 vị tổng thống Mỹ cực kỳ nổi tiếng đã nói "Đừng hỏi đất nước đã làm gì cho bạn, mà hãy hỏi bạn đã làm gì cho tổ quốc". Chắc tôi không cần nói bạn và tất cả mọi người đều đã biết ông ta là ai.
Những hiểu biết, những tư tưởng, những truyền thống dân tộc không bao giờ được phép đặt xuống hàng thứ mà hãy luôn nhớ rằng: Chúng ta là công dân Việt Nam, chúng ta là những người tự hào vì đất nước chúng ta là đất nước XHCN, định hướng theo tư tưởng Mác-Lê Nin.

Tớ ủng hộ bạn traidatxanh

tinman
27-09-2007, 07:34
Giữa 1 quốc gia theo đường lối, tư duy XHCN và một quốc gia tư bản có sự khác biệt nhau rất lớn về nhiều mặt. Bạn đã, đang hoặc học ở bất kỳ đâu trên thế giới, thì mục tiêu chính của bạn vẫn phải xét trên 2 khía cạnh: chuyên ngành tức là chuyên môn về sau phục vụ công việc cho bạn, khía cạnh thứ 2 là tư tưởng dân tộc.

Bạn có biết người Trung Quốc ở bên Mỹ hoặc ở bất kỳ đâu trên thế giới, cộng đồng họ luôn đặt dân tộc trên hàng đầu, hay một người Nhật đi du học hoặc sinh sống tại nước ngoài đã nhiều năm, khi muốn quay trở về đất tổ để sống, họ bắt buộc phải trải qua một vài năm được huấn luyện, học lại những lễ nghi, truyền thống của Nhật Bản, những người như thế, họ được coi là người Nhật thứ cấp (thứ cấp ở đây không có nghĩa là thứ cấp về chuyên môn, trình độ, địa vị đạt được, mà thứ cấp ở đây được hiểu theo nghĩa công dân chính thức của đất nước mặt trời mọc). Và bạn cũng đã hiểu rằng, rất nhiều Việt Kiều khi muốn quay trở lại đất nước, chính chúng ta, những người đồng loại cùng một giống nòi giang tay rộng mở đón họ trở về.

Nếu như bạn đã chê những tư tưởng của Mác-Lê Nin, thì vô hình chung bạn đang quay lưng lại với chính dân tộc mình, dù cố tình hay vô ý, là bởi vì, đất nước này, dân tộc này định hướng theo XHCN, và con đường vươn tới một đất nước phát triển nhưng theo hướng đi của XHCN.

Việc chúng ta được coi là một đất nước đang phát triển là bởi vì lịch sử đã không tạo cho chúng ta những ưu ái, nhưng giờ đây, hẳn gia đình của bạn, các bạn của bạn, và cả những người không quen biết bạn như tôi đều mong muốn bạn trở về VN, đem những gì phục vụ cho đất nước, cho cộng đồng người Việt Nam.

Những hiểu biết, những tư tưởng, những truyền thống dân tộc không bao giờ được phép đặt xuống hàng thứ mà hãy luôn nhớ rằng: Chúng ta là công dân Việt Nam, chúng ta là những người tự hào vì đất nước chúng ta là đất nước XHCN, định hướng theo tư tưởng Mác-Lê Nin.

Bạn viết hay quá và câu cú, ngữ pháp, chính tả đều chắc nịch và rất chỉnh tề! Tui chỉ có 2 thắc mắc nhỏ xíu về ý tưởng, mong bạn giải đáp:

Ý thứ nhất: Mác là người Đức, Lênin là người Nga. Chẳng có ông nào là người việt ta cả. Lẻ ra thì dân tộc Đức hay Nga phải là dân tộc chọn tư tưởng Mác Lênin là tư tưởng chủ đạo dân tộc thì mới đúng. Tại sao, người Đức và người Nga hiện đã quay lưng lại với chủ nghĩa Mác Lênin và họ không bị kết tội là quay lưng lại với dân tộc, mà trong khi đó người việt mình không chấp nhận tư tưởng Mác Lê Nin thì bị coi là quay lưng lại với dân tộc?

Ý thứ hai: bạn viết câu này Chúng ta là công dân Việt Nam, chúng ta là những người tự hào vì đất nước chúng ta là đất nước XHCN, định hướng theo tư tưởng Mác-Lê Nin. vậy thì những dân tộc khác trên thế giới (ngoại trừ Cuba, Bắc Hàn và TQ, Lào), họ không theo XHCN, họ không có định hướng theo tư tưởng Mác Lênin, như vậy họ có gì để tự hào hay không? Cùng câu này, VN ta ngoài tự hào đi theo XHCN, có tư tưởng Mác Lênin (trong lúc toàn bộ khối đông âu đã từ bỏ nó cả hơn chục năm) như vậy chúng ta tự hào vì dân tộc ta sáng suốt hơn những nước đông âu tiếp tục chọn XHCN và tư tưởng Mác Lênin, hay chúng ta tự hào vì dân tộc chúng ta vô cùng gan dạ đi trên 1 con đường chưa có quốc gia nào dám đi qua? Hay chúng ta chỉ tự hào, chúng ta là một trong những dân tộc hiếm hoi trên quả đất chọn XHCN và tư tưởng Mác Lênin.

Tui hỏi 1 cách chân thành, mong bạn soi sáng dùm cho tui.

lqkhoi
27-09-2007, 08:35
Thôi lại lái sang chính trị rùi. Nên dừng ở đây. Bạn traidatxanh và bạn wh2k nếu có rảnh search thử bài "Communism" của Richard Pipes, có đầy trên google đấy. Còn nếu trình độ của bạn không thể đọc tiếng Anh nỗi, bạn có thể tìm đọc bản dịch của Phạm Minh Ngọc trên talawas. Hy vọng với những kiến thức về những môn chính trị bạn học được trong trường có thể phản bác lại được những chứng cứ mà ông Pipes đã đưa ra.

Thôi quay về Giáo Dục nào

cuongvne
13-11-2007, 14:47
Than phiền làm gì các bạn. Mình biết thì cần phải cố gắng lên, còn nói mãi cũng đến vậy thôi.

bluesky1612
13-11-2007, 16:10
Đúng, nói mãi cũng vậy, học Tư tưởng cho nhiều, học Chính trị cho nhiều, hô hào vì nhân dân vì Tổ quốc cho nhiều...Cuối cùng thành phần tham ô, hối lộ, quan liêu, nhũng nhiễu, ăn chặn trên xương máu đồng bào (có cần ví dụ ko? Cứ xem mấy vụ cứu hộ bão lụt là rõ nhất, còn nữa đấy...), đấy là những thành phần nào nhỉ? Có phải toàn những cụ hô hào không? Các mod có muốn ban nick e thì nhớ nói rõ e nói sai chỗ nào nhá. Ai cũng phải có tinh thần dân tộc, nhưng ko nên đồng nghĩa tinh thần dân tộc với CNXH, ko nên đồng nghĩa tinh thần dân tộc với Chủ nghĩa M-L chứ

bluesky1612
13-11-2007, 16:13
Thôi quay về Giáo Dục nào
Quay thế nào ạ? Vẫn đổi mới, vẫn cải cách à? 1 cách để tham ô. Hết a - bê - xê rồi lại a - bờ - cờ. Ặc, cái vòng kim cô lẩn quẩn đang trên đầu.

bluesky1612
13-11-2007, 16:17
Hic, nhưng e cũng hy vọng 1 ngày nào đó VN ta có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thế giới, như Mỹ vậy, nó ho 1 cái là cả thế giới lao đao. Nó chỉ hạ lãi suất đồng USD mà chỉ số chứng khoán của thế giới tăng ào ào, thế mới hãi. Một ngày nào đó, VN sẽ như vậy (hy vọng mong manh), một ngày nào đó....nào...đó....

linhmoihochoi
28-01-2008, 14:51
Bây giờ nói về trường Đại Học (University). Nên nhớ là các nước Tây Phương luôn luôn giữ trong lòng câu châm ngôn "thì giờ là tiền bạc", người ta không dại gì mà ép sinh viên phải phung phí nguyên một năm để học những thứ không cần thiết như là "khoa học" XHCN, Mác Lê, Lịch Sử Đảng...đơn giản là nó hoàn toàn không giúp ích gì được cho bản thân người sinh viên cũng như là xã hội đương thời, nhất là khi nước ta đã nhận thức được những chính sách sai lầm trong 30 năm qua và đang học theo các nước Tư Bản. Trong những xã hội văn minh thì những cái gì không tốt và không cần thiết thì sẽ bị đào thải ngay.

Chỉ đồng ý với anh về những gì không in đậm, em cũng nghĩ chỉ nên dạy CNXHKH,TTHCM, LSD cho SV các trường đào tạo cán bộ nhà nước hay những người học lên cao làm lớn thôi, những SV còn lại học thấy ngán mà ko áp dụng jì được cả , giữ lại môn Triết thôi thì dc vì nó khá khoa học.

Chắc anh học ĐH nước ngoài nên ko hiểu rõ những luận điểm chính trong kinh tế chính trị áp dụng vào thực tiễn VN chứ thật sự em không biết anh nghĩ gì mà lại viết những dòng in đậm đó. Học kỳ vừa rồi em vừa phải làm 1 đề án KTCT nên cũng nhớ một vài ý quan trong. Nước ta đúng là đã nhận thức những chính sách sai lầm nhưng hoàn toàn không phải là học theo các nước TBCN. Vế sau anh viết sai nên cho thấy cả câu anh hiểu sai vấn đề. Không ai là không biết nước ta vẫn đang ở trong thời kỳ quá độ lên cộng sản chủ nghĩa. Những năm tháng chiến tranh trong khi các nước vẫn trên đà phát triển thì nước ta vẫn dậm chân tại chỗ. Đến khi xây dựng lại được đất nước giải quyết hậu quả sau chiến tranh thì xuất phát điểm của ta đã tụt hậu so với các nước khác cả thế kỷ. Chính lúc đó Đảng ta đã có những chính sách nóng vội đốt cháy giai đoạn tiến thẳng lên CNCS trong khi chưa gầy dựng được những tiền đề cần thiết như cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật của CNXH nên sai lầm từ đó mà ra chứ ko phải trật từ đường lối

Bây giờ thử xét 1 ví dụ nhỏ cho vui: Anh có ý tưởng để thực hiện 1 đồ án mà anh biết rằng nó có một cái kết mở rất hay, có thể ứng dụng rộng nhưng vì lo tập trung vào phần ý tưởng nên đến khi xong xuôi anh thấy đề tài của mình trông khô khan và không bắt mắt vì anh không biết sử dụng những phần mềm đồ họa để thiết kế cho đẹp . Vậy 1 là anh sẽ copy một ai đó để tân trang cho đẹp , 2 là nhờ người khác làm giùm.

Nước ta cũng vậy, đang trong thời kỳ quá độ bỏ qua TBCN, chúng ta không có thời gian để quay lại làm lại từ đầu nên cách tối ưu nhất là học hỏi các nước tư bản phương Tây bằng mọi cách để đạt đến được mục đích cuối cùng. Theo Mac-Le thì CNXH là xã hôi phát triển cao nhất, tạm không bàn đến tính chính xác của vấn đề này vì nhiều người còn chưa nhất trí, nhưng chỉ biết các nước TBCN đang tự hạn chế mình nếu coi TBCN là điểm dừng chân cuối cùng

Tóm lại, em cũng chỉ mong Bộ điều chỉnh lai khung chương trình những môn bắt buộc sao cho phù hợp hơn chứ ngoài ra những vấn đề đường lối thì...hãy đợi đấy mọi người nhé
Đường dài mới biết ngựa hay :/

tinman
29-01-2008, 00:57
Chỉ đồng ý với anh về những gì không in đậm, em cũng nghĩ chỉ nên dạy CNXHKH,TTHCM, LSD cho SV các trường đào tạo cán bộ nhà nước hay những người học lên cao làm lớn thôi, những SV còn lại học thấy ngán mà ko áp dụng jì được cả , giữ lại môn Triết thôi thì dc vì nó khá khoa học.

Chắc anh học ĐH nước ngoài nên ko hiểu rõ những luận điểm chính trong kinh tế chính trị áp dụng vào thực tiễn VN chứ thật sự em không biết anh nghĩ gì mà lại viết những dòng in đậm đó. Học kỳ vừa rồi em vừa phải làm 1 đề án KTCT nên cũng nhớ một vài ý quan trong. Nước ta đúng là đã nhận thức những chính sách sai lầm nhưng hoàn toàn không phải là học theo các nước TBCN. Vế sau anh viết sai nên cho thấy cả câu anh hiểu sai vấn đề. Không ai là không biết nước ta vẫn đang ở trong thời kỳ quá độ lên cộng sản chủ nghĩa. Những năm tháng chiến tranh trong khi các nước vẫn trên đà phát triển thì nước ta vẫn dậm chân tại chỗ. Đến khi xây dựng lại được đất nước giải quyết hậu quả sau chiến tranh thì xuất phát điểm của ta đã tụt hậu so với các nước khác cả thế kỷ. Chính lúc đó Đảng ta đã có những chính sách nóng vội đốt cháy giai đoạn tiến thẳng lên CNCS trong khi chưa gầy dựng được những tiền đề cần thiết như cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật của CNXH nên sai lầm từ đó mà ra chứ ko phải trật từ đường lối

Bây giờ thử xét 1 ví dụ nhỏ cho vui: Anh có ý tưởng để thực hiện 1 đồ án mà anh biết rằng nó có một cái kết mở rất hay, có thể ứng dụng rộng nhưng vì lo tập trung vào phần ý tưởng nên đến khi xong xuôi anh thấy đề tài của mình trông khô khan và không bắt mắt vì anh không biết sử dụng những phần mềm đồ họa để thiết kế cho đẹp . Vậy 1 là anh sẽ copy một ai đó để tân trang cho đẹp , 2 là nhờ người khác làm giùm.

Nước ta cũng vậy, đang trong thời kỳ quá độ bỏ qua TBCN, chúng ta không có thời gian để quay lại làm lại từ đầu nên cách tối ưu nhất là học hỏi các nước tư bản phương Tây bằng mọi cách để đạt đến được mục đích cuối cùng. Theo Mac-Le thì CNXH là xã hôi phát triển cao nhất, tạm không bàn đến tính chính xác của vấn đề này vì nhiều người còn chưa nhất trí, nhưng chỉ biết các nước TBCN đang tự hạn chế mình nếu coi TBCN là điểm dừng chân cuối cùng

Tóm lại, em cũng chỉ mong Bộ điều chỉnh lai khung chương trình những môn bắt buộc sao cho phù hợp hơn chứ ngoài ra những vấn đề đường lối thì...hãy đợi đấy mọi người nhé
Đường dài mới biết ngựa hay :/

Thấy bạn bỏ tâm huyết viết một bài dài, với những lời giải thích và biện hộ, tui thấy đáng khen ngợi. Thật ra thì khi học đại học nước ngoài, trừ những môn học nằm trong phần của kiến thức cơ bản chuyên môn bắt buộc, nhà trường chỉ đưa những chỉ tiêu và những chủ đề cần phải thực hiện, còn lại thì học sinh tự lựa lớp để hoàn tất những chủ đề không chuyên môn khác. Vi dụ, họ ra chỉ tiêu, học sinh phải hoàn thành 18 tín chỉ kiến thức chung: 6 tín chỉ bên khoa học xã hội, 6 tín chỉ bên khoa học tự nhiên, 6 tín chỉ về mỹ thuật. Bạn có thể chọn sinh vật học cơ bản, tâm lý học cơ bản, hóa học cơ bản, vật lý cơ bản, thiên văn học cơ bản... bất kỳ món nào để hoàn thành 6 tín chỉ khoa học tư nhiên này (khoảng 2 lớp). Tương tự các ngành khác cũng có sự lựa chọn tương tự. Ở một số tiểu bang và 1 số đại học, họ có thể bắt buộc học sinh phải biết kiến thức về lịch sử Hoa Kỳ và hệ thống luật pháp Hoa Kỳ (2 lớp) thì trong trường hợp này, học sinh phải hoàn tất 2 lớp bắt buộc này.

Trở lại vấn đề bạn đang giải thích và biện hộ cho những sai lầm về giáo dục và chính sách của nhà nước ta và sự nhấn mạnh của bạn về sự kiên quyết chuyển hóa tiến lên chủ nghĩa CS. Tui muốn đặt 2 vấn đề rất nhỏ, làm tiền đề cho bạn cũng như các thành viên khác suy nghĩ khi bước vào học những môn triết học Mác Lê hay học xâu hơn vào chủ nghĩa cộng sản khoa học Có điều gì đảm bảo được khi tiến lên CNCS, con người sẻ thật sự được hạnh phúc và ấm no? Có nhất thiết chúng ta cần phải kiên trì tiến lên CNCS thì dân chúng mới thật sự sung sướng và ấm no? Trả lời được những tiền đề này rồi thì chúng ta có thể bàn tới những vấn đề sâu xa khác. Tuy nhiên trước khi trả lời câu hỏi này, bạn nên xem xét, nghiên cứu mức sống và đời sống của nhân dân ở những nước không hô hào tiến lên chủ nghĩa CS như Anh, Đức, Pháp, Mỹ, Nhật, Nam Hàn, Đài Loan, Đan Mạch, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Úc, Canada... Theo tui biết thì nhân dân ở các nước này đời sống khá sung túc và ổn định. Tuy không phải là chủ nghĩa cộng sản, nhưng họ có cả một hệ thống an sinh xã hội khá tốt hổ trợ về y tế, giáo dục, và thậm chí các sinh hoạt cần thiết trong đời sống. Liệu các nước này có cần thiết phải tiến lên CNCS để được sung sướng hơn? Nếu họ không cần thiết phải tiến lên CNCS để sung sướng hơn thì chứng minh cho chúng ta thấy, CNCS không phải là con đường duy nhất và cần thiết để đem lại hạnh phúc ấm no cho nhân loại... vậy thì tại sao giáo dục VN ta lại cứ phải nhấn mạnh và kiên trì chúng ta phải đi trên con đường khó khăn và không biết trước kết quả này.


Dĩ nhiên là các bạn sẻ cảm thấy khó chịu khi đọc tới những nhận xét này, nhưng chúng ta đang bàn tới giáo dục đại học. Đã nói tới giáo dục đại học thì các bạn không còn là những đối tượng chờ người khác mớm cho từng chút tư tưởng, mà các bạn phải là những người biết suy nghĩ độc lập để có thể tìm ra những giải pháp khác nhau, hay đánh giá những giải pháp hiện có để đạt được một mục tiêu nào đó. Vấn đề đó đôi lúc cần phải bị mổ xẻ từ gốc tới ngọn, đôi lúc người ta còn lật ngược cả những giải pháp đề ra để tìm những giải pháp tối ưu vì lịch sử loài người cho chúng ta có kinh nghiệm rằng không bao giờ chỉ có 1 con đường duy nhất để đạt được một mục tiêu nào đó. Vấn đề quan trọng sau cùng là trước khi thực hiện một giải pháp nào đó, chúng ta có nên chất vấn liệu giải pháp đó hoàn toàn có thực hiện được không và liệu có giải pháp nào an toàn, chắc chắn và đặt kết quả thành công tương tự hay không? Mục tiêu cuối cùng của mọi nhà nước "chân chính" trên thế giới đó là đảm bảo "hạnh phúc và sự ấm no" của người dân. Liệu sự lựa chọn CNCS có phải là phương pháp duy nhất và tốt nhất? Tôi đặt vấn đề này, hoàn toàn là dựa trên tinh thần suy luận và đánh giá mang tinh khoa học đó.

anhdaikho_vt
29-01-2008, 01:46
Chúng ta là công dân Việt Nam, chúng ta là những người tự hào vì đất nước chúng ta là đất nước XHCN, định hướng theo tư tưởng Mác-Lê Nin.
Cái này người ta gọi là "Sính Ngoại" nè. Tui chán ngấy cái kiểu nhồi sọ này rồi. Bây giờ không có nói nhiều. Cứ nhìn vào thực tế là biết !

- Trên thế giới có bao nhiêu nước theo TBCN ?
- Trên thế giới có bao nhiêu nước theo XHCN ?
- Trên thế giới có bao nhiêu nước theo TBCN mà giàu có, phát triển ?
- Trên thế giới có bao nhiêu nước theo XHCN giàu có, phát triển ?

Chỉ bấy nhiêu đó là đủ. Mấy câu này hỏi HS cấp II tụi nó cũng biết. Đừng có mà đem thuyết giáo, tư tưởng ông này ông nọ ra khen hay rồi bắt người khác phải học, phải theo. Mệt "nắm", "lói" mãi...

anhao
29-01-2008, 02:55
Thế đấy các bạn ạ.Vấn đề CN Tư bản và CN Xã hội mà tranh luận thì chẳng biết bao giờ mới xong.Một xã hội ổn định về chính trị hay không ổn định về chính trị, một quốc gia phát triển về kinh tế hay không phát tiển về kinh tế thì đó là việc mà giới trẻ chúng ta không thể can dự vào được! Tư bản, xã hội đều có cái tốt cái xấu của nó! Cho dù chúng ta bức xúc, phẫn nộ thế nào đi chăng nữa, thì chúng ta cũng chẳng thể nào thay đổi được gì! Phải chờ thêm vài chục năm nữa, khi mà lớp trẻ của ngày hôm nay sẽ làm việc, cống hiến cho đất nước với những tư duy tiến bộ sáng suốt mới mong dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ công bằng và văn minh. Nói thì nói thế thôi, chứ với cái kiểu giáo dục như ở VN bây giờ có hàng trăm năm nữa con cháu ta mới làm được. Hôm bữa, thằng bạn học khoa Kinh tế kể rằng : “Giờ giải lao,thầy tớ nói, đất nước VN đang phát triển rất mạnh mẽ, với đà phát triển này, sau vài chục năm nữa, VN sẽ trở thành 1 trong những quốc gia lớn mạnh nhất thế giới…….rồi ổng bồi thêm 1 câu nhỏ nhẹ, lúc đó chỉ còn mỗi VN, Laos, Cambodia ở trái đất, những nước khác dọn lên mặt trăng ở hết trơn rồi.” Bó tay! Cỡ tiến sĩ kinh tế mà còn nói kiểu đó thì còn jì để bàn luận nữa! Thiệt tình là cái nền giáo dục Vn tệ thật. Tớ không biết mấy bạn được ra nước ngoài du học thế nào, chứ như tớ đây, đang là sinh viên năm 4 khoa ngoại ngữ đại học quốc gia, gần tốt nghiệp rồi mà không biết mình đã học được những gì. Từ năm nhất cho đến năm tư, cứ có mỗi một kiểu làm hoài. Vô lớp ngồi, cô vào lớp, lấy sách ra,ngồi im để……….nghe……….những gì đã được in trong sách,và chuyện kể về thời oanh liệt của người đang giảng bài…… ra chơi……, vô lớp ngồi tiếp……lại ….nghe……rồi ra về. Người ta dạy ngoại ngữ như vậy đấy. Học xong nói tiếng Anh ,người Anh cứ Pardon hoài, nói tiếng Pháp thì người ta cứ Comment? Hoa thì 你刚才说什么?Chưa hay đâu,còn khi đi thi, ah trò này nghe tên quen quá….ĐẬU, còn đứa này không quen lắm….RỚT. Kinh khủng hơn là những môn đại cương, học 2 năm đại cương xong chẳng hiểu gì ráo. Ai trúng tủ, ai có phao thì qua, ai trúng tủ mà quên mang theo chìa khóa thì chịu khó học lại! Cái này gọi là giáo dục “quay phim” chứ giáo dục tư tưởng hồi nào. Mà những chuyện này không chỉ xảy ra ở khoa của tớ, qua hỏi mấy khoa khác thì cũng y chang! Buồn thật đấy, cứ tưởng vô đại học quốc gia sướng lắm. Thôi lỡ rồi, đành âm thầm ngậm ngùi mà chịu!!!!
Còn nói về giải pháp, tùy vào hoàn cảnh,tự mỗi người chúng ta phải tự tìm ra lối đi cho mình thôi. Giáo dục VN là thế, tốn biết bao giấy mực báo chí rồi, cũng thế thôi à. Tụi mình bây giờ đang là vật thí nghiệm của mấy bác lãnh đạo, mấy bác ra luật, không được thì bỏ đi, đơn giản chỉ cần ký 1 cái sẹck!Như mình nói đó, muốn thay đổi thì đợi đi. Người Vn ngoài truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm,còn có truyền thốn “đợi” mà! Đi đâu cũng đợi, làm gì cũng đợi! Hey….! Khuya rồi đi ngủ thôi! Hy vọng sáng mai tỉnh dậy, nền giáo dục Vn sẽ tươi sáng hơn!


"Người dân Việt Nam :
Ai cũng có việc làm nhưng không ai làm việc.
Ai cũng không làm việc nhưng ai cũng có lương.
Ai cũng có lương nhưng không ai đủ sống.
Ai cũng không đủ sống nhưng ai cũng sống.
Ai cũng sống nhưng không ai hài lòng.
Ai cũng không hài lòng nhưng ai cũng giơ tay "đồng ý"!"

lqkhoi
29-01-2008, 08:31
Không có nhiều HVB trong đây bác tinman nhỉ ? Post có một bài đã bị dập té tát. Thôi tha cho em nó.

Lưu ý bác một số nước Bắc Âu đã gần như đạt đến Chủ Nghĩa Xã Hội Dân Chủ, một mô hình trong mơ của CS mà hầu như chẳng phải đổ tí máu nào. Chỉ tội nghiệp cho dân ta.

tuy phong
29-01-2008, 08:56
[quote]Lưu ý bác một số nước Bắc Âu đã gần như đạt đến Chủ Nghĩa Xã Hội Dân Chủ, một mô hình trong mơ của CS mà hầu như chẳng phải đổ tí máu nào. Chỉ tội nghiệp cho dân ta.
[quote]
Chính xác, nó là 1 mô hình xã hội dân chủ, ko theo 1 lý thuyết CS nào cả, mô hình phát triển trên mô hình TBCN mà chúng ta hay gọi là bóc lột đấy.
Bấy lâu nay, cái quan điểm yêu nước và yêu thể chế chính trị hình như nó gắn liền làm 1 đối với chúng ta. Tại sao vậy? Ko ai hiểu được giữa 2 tình yêu khác nhau chỗ nào à? Hay là người ta nói sao mình nghe vậy, ko cần suy nghĩ?

fanglightning
29-01-2008, 09:04
Nói về việc học các môn chính trị, nói thẳng ra là học cái gì cũng là học, tuy nhiên các môn chính trị ở nước ta vướng phải 2 lỗi cơ bản:
- Bắt buộc mọi sinh viên phải học
- Phiến diện, không khách quan, học chính trị nhưng không được nói chuyện chính trị.

lqkhoi
29-01-2008, 10:21
Khoái nhất câu này của bạn fanglightning

"học chính trị nhưng không được nói chuyện chính trị."

VNH_Return
29-01-2008, 10:22
Bàn thì bàn chứ chả làm đuợc gì họ.

meomeomeo2008
29-01-2008, 10:58
Thấy bạn bỏ tâm huyết viết một bài dài, với những lời giải thích và biện hộ, tui thấy đáng khen ngợi. Thật ra thì khi học đại học nước ngoài, trừ những môn học nằm trong phần của kiến thức cơ bản chuyên môn bắt buộc, nhà trường chỉ đưa những chỉ tiêu và những chủ đề cần phải thực hiện, còn lại thì học sinh tự lựa lớp để hoàn tất những chủ đề không chuyên môn khác. Vi dụ, họ ra chỉ tiêu, học sinh phải hoàn thành 18 tín chỉ kiến thức chung: 6 tín chỉ bên khoa học xã hội, 6 tín chỉ bên khoa học tự nhiên, 6 tín chỉ về mỹ thuật. Bạn có thể chọn sinh vật học cơ bản, tâm lý học cơ bản, hóa học cơ bản, vật lý cơ bản, thiên văn học cơ bản... bất kỳ món nào để hoàn thành 6 tín chỉ khoa học tư nhiên này (khoảng 2 lớp). Tương tự các ngành khác cũng có sự lựa chọn tương tự. Ở một số tiểu bang và 1 số đại học, họ có thể bắt buộc học sinh phải biết kiến thức về lịch sử Hoa Kỳ và hệ thống luật pháp Hoa Kỳ (2 lớp) thì trong trường hợp này, học sinh phải hoàn tất 2 lớp bắt buộc này.

Trở lại vấn đề bạn đang giải thích và biện hộ cho những sai lầm về giáo dục và chính sách của nhà nước ta và sự nhấn mạnh của bạn về sự kiên quyết chuyển hóa tiến lên chủ nghĩa CS. Tui muốn đặt 2 vấn đề rất nhỏ, làm tiền đề cho bạn cũng như các thành viên khác suy nghĩ khi bước vào học những môn triết học Mác Lê hay học xâu hơn vào chủ nghĩa cộng sản khoa học Có điều gì đảm bảo được khi tiến lên CNCS, con người sẻ thật sự được hạnh phúc và ấm no? Có nhất thiết chúng ta cần phải kiên trì tiến lên CNCS thì dân chúng mới thật sự sung sướng và ấm no? Trả lời được những tiền đề này rồi thì chúng ta có thể bàn tới những vấn đề sâu xa khác. Tuy nhiên trước khi trả lời câu hỏi này, bạn nên xem xét, nghiên cứu mức sống và đời sống của nhân dân ở những nước không hô hào tiến lên chủ nghĩa CS như Anh, Đức, Pháp, Mỹ, Nhật, Nam Hàn, Đài Loan, Đan Mạch, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Úc, Canada... Theo tui biết thì nhân dân ở các nước này đời sống khá sung túc và ổn định. Tuy không phải là chủ nghĩa cộng sản, nhưng họ có cả một hệ thống an sinh xã hội khá tốt hổ trợ về y tế, giáo dục, và thậm chí các sinh hoạt cần thiết trong đời sống. Liệu các nước này có cần thiết phải tiến lên CNCS để được sung sướng hơn? Nếu họ không cần thiết phải tiến lên CNCS để sung sướng hơn thì chứng minh cho chúng ta thấy, CNCS không phải là con đường duy nhất và cần thiết để đem lại hạnh phúc ấm no cho nhân loại... vậy thì tại sao giáo dục VN ta lại cứ phải nhấn mạnh và kiên trì chúng ta phải đi trên con đường khó khăn và không biết trước kết quả này.


Dĩ nhiên là các bạn sẻ cảm thấy khó chịu khi đọc tới những nhận xét này, nhưng chúng ta đang bàn tới giáo dục đại học. Đã nói tới giáo dục đại học thì các bạn không còn là những đối tượng chờ người khác mớm cho từng chút tư tưởng, mà các bạn phải là những người biết suy nghĩ độc lập để có thể tìm ra những giải pháp khác nhau, hay đánh giá những giải pháp hiện có để đạt được một mục tiêu nào đó. Vấn đề đó đôi lúc cần phải bị mổ xẻ từ gốc tới ngọn, đôi lúc người ta còn lật ngược cả những giải pháp đề ra để tìm những giải pháp tối ưu vì lịch sử loài người cho chúng ta có kinh nghiệm rằng không bao giờ chỉ có 1 con đường duy nhất để đạt được một mục tiêu nào đó. Vấn đề quan trọng sau cùng là trước khi thực hiện một giải pháp nào đó, chúng ta có nên chất vấn liệu giải pháp đó hoàn toàn có thực hiện được không và liệu có giải pháp nào an toàn, chắc chắn và đặt kết quả thành công tương tự hay không? Mục tiêu cuối cùng của mọi nhà nước "chân chính" trên thế giới đó là đảm bảo "hạnh phúc và sự ấm no" của người dân. Liệu sự lựa chọn CNCS có phải là phương pháp duy nhất và tốt nhất? Tôi đặt vấn đề này, hoàn toàn là dựa trên tinh thần suy luận và đánh giá mang tinh khoa học đó.

Bác có hiểu Chủ nghĩa Cộng sản là gì không vậy? Nếu bác chưa biết thì để em nói cho bác nghe: Chủ nghĩa Cộng sản = làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu (Các cụ ở "trển" nói vậy:)).

meomeomeo2008
29-01-2008, 11:08
Thế đấy các bạn ạ.Vấn đề CN Tư bản và CN Xã hội mà tranh luận thì chẳng biết bao giờ mới xong.Một xã hội ổn định về chính trị hay không ổn định về chính trị, một quốc gia phát triển về kinh tế hay không phát tiển về kinh tế thì đó là việc mà giới trẻ chúng ta không thể can dự vào được! Tư bản, xã hội đều có cái tốt cái xấu của nó! Cho dù chúng ta bức xúc, phẫn nộ thế nào đi chăng nữa, thì chúng ta cũng chẳng thể nào thay đổi được gì! Phải chờ thêm vài chục năm nữa, khi mà lớp trẻ của ngày hôm nay sẽ làm việc, cống hiến cho đất nước với những tư duy tiến bộ sáng suốt mới mong dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ công bằng và văn minh. Nói thì nói thế thôi, chứ với cái kiểu giáo dục như ở VN bây giờ có hàng trăm năm nữa con cháu ta mới làm được. Hôm bữa, thằng bạn học khoa Kinh tế kể rằng : “Giờ giải lao,thầy tớ nói, đất nước VN đang phát triển rất mạnh mẽ, với đà phát triển này, sau vài chục năm nữa, VN sẽ trở thành 1 trong những quốc gia lớn mạnh nhất thế giới…….rồi ổng bồi thêm 1 câu nhỏ nhẹ, lúc đó chỉ còn mỗi VN, Laos, Cambodia ở trái đất, những nước khác dọn lên mặt trăng ở hết trơn rồi.” Bó tay! Cỡ tiến sĩ kinh tế mà còn nói kiểu đó thì còn jì để bàn luận nữa! Thiệt tình là cái nền giáo dục Vn tệ thật. Tớ không biết mấy bạn được ra nước ngoài du học thế nào, chứ như tớ đây, đang là sinh viên năm 4 khoa ngoại ngữ đại học quốc gia, gần tốt nghiệp rồi mà không biết mình đã học được những gì. Từ năm nhất cho đến năm tư, cứ có mỗi một kiểu làm hoài. Vô lớp ngồi, cô vào lớp, lấy sách ra,ngồi im để……….nghe……….những gì đã được in trong sách,và chuyện kể về thời oanh liệt của người đang giảng bài…… ra chơi……, vô lớp ngồi tiếp……lại ….nghe……rồi ra về. Người ta dạy ngoại ngữ như vậy đấy. Học xong nói tiếng Anh ,người Anh cứ Pardon hoài, nói tiếng Pháp thì người ta cứ Comment? Hoa thì 你刚才说什么?Chưa hay đâu,còn khi đi thi, ah trò này nghe tên quen quá….ĐẬU, còn đứa này không quen lắm….RỚT. Kinh khủng hơn là những môn đại cương, học 2 năm đại cương xong chẳng hiểu gì ráo. Ai trúng tủ, ai có phao thì qua, ai trúng tủ mà quên mang theo chìa khóa thì chịu khó học lại! Cái này gọi là giáo dục “quay phim” chứ giáo dục tư tưởng hồi nào. Mà những chuyện này không chỉ xảy ra ở khoa của tớ, qua hỏi mấy khoa khác thì cũng y chang! Buồn thật đấy, cứ tưởng vô đại học quốc gia sướng lắm. Thôi lỡ rồi, đành âm thầm ngậm ngùi mà chịu!!!!
Còn nói về giải pháp, tùy vào hoàn cảnh,tự mỗi người chúng ta phải tự tìm ra lối đi cho mình thôi. Giáo dục VN là thế, tốn biết bao giấy mực báo chí rồi, cũng thế thôi à. Tụi mình bây giờ đang là vật thí nghiệm của mấy bác lãnh đạo, mấy bác ra luật, không được thì bỏ đi, đơn giản chỉ cần ký 1 cái sẹck!Như mình nói đó, muốn thay đổi thì đợi đi. Người Vn ngoài truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm,còn có truyền thốn “đợi” mà! Đi đâu cũng đợi, làm gì cũng đợi! Hey….! Khuya rồi đi ngủ thôi! Hy vọng sáng mai tỉnh dậy, nền giáo dục Vn sẽ tươi sáng hơn!


"Người dân Việt Nam :
Ai cũng có việc làm nhưng không ai làm việc.
Ai cũng không làm việc nhưng ai cũng có lương.
Ai cũng có lương nhưng không ai đủ sống.
Ai cũng không đủ sống nhưng ai cũng sống.
Ai cũng sống nhưng không ai hài lòng.
Ai cũng không hài lòng nhưng ai cũng giơ tay "đồng ý"!"

Lạ thiệc, bọn bạn em học Quốc gia, Bách khoa, Kinh tế, Kiến trúc... cũng kêu than y trang như bác. Tâm đắc nhất là đoạn in đậm của bác, cho em xin làm chữ ký nhé.

1650km.com
29-01-2008, 11:14
Tớ hoàn toàn không hiểu bác đang nói gì cả. Cái "thế giới" mà bác đang đề cập đến đây bao gồm những quốc gia nào? Cuba? Bắc Hàn? Việt Nam? Lào? Campuchia?

Xin thưa với bác là tuyệt đại đa số các quốc gia trên thế giới gọi những thứ đó là "thuyết" và "ý tưởng" (theory & ideology) chứ ít ai da mặt đủ dày mà tôn nó lên làm Khoa Học (science) cả. Những thuyết đó chính xác được mấy phần và đã mang đến nước ta những lợi ích vượt bực nào so với bọn Tư Bản giãy chết thì tự bác cũng biết.

Hay là bác thử mở một cái poll xem có bao nhiêu người đồng ý với bác nhé!

Em thì thích thực tế, không phải những kiểu nói suôn, hồi đi học ghét nhất mấy môn này, bi giờ có dùng đâu, trong khi anh văn thì, học xong đại học chẳng biết gì.

Còn nhớ, khi thi môn triết mác - lê, không học bài, vô thi nhớ gì viết nấy + ca ngợi, thế là được 5 điểm

Uzumaki_Naruto
29-01-2008, 12:43
ừa dạy chính trị tư tưởng HCM, tiểu sử HCM sao mà... các học sinh, sinh viên học như vẹt... không áp dụng được gì
không ai có thể ép được người khác phải yêu mình cũng như không ai có thể ép buộc trái tim mình phải yêu một điều mà mình không yêu.
tôi yêu đất nước dân tộc Việt của tôi...nhưng tui không yêu không thích****

Học triết, chính trị, tư tưởng HCM....nhồi sọ nhồi óc giống như ép học sinh sinh viên phải tôn thờ *** phải yêu *** ....còn học sinh sinh viên học thì học cho qua phà....đậu thì không nói gì...nhưng rớt thì..cứ lôi cái mà chúng nó bị ép phải yêu phải kính, phải nhớ, phải học ra mà chửi mà rủa không còn từ nào nặng hơn....
rảnh mà nghe tuổi teen ngày nay nói về HCM, giới trẻ ngày nay có yêu bác không? khi mà hình bác được chúng nó ưu ái....(chuyện này ai học thời cấp 3 chắc biết)
thi xong môn văn ra nghe tụi nó nói: mịa kiếp biết ngay mà năm nào mà chẳng ra "lão"....mẹ "***"
tội.....đến chết còn không được yên nghỉ....

linhmoihochoi
29-01-2008, 16:27
:huh:

Không có nhiều HVB trong đây bác tinman nhỉ ? Post có một bài đã bị dập té tát. Thôi tha cho em nó.


Em không nghĩ là tất cả họ dập bài của em đâu bác lqkhôi à vì em thấy như bạn anhao hay fanglightning họ chỉ xoáy vào bất mãn nội dung chương trình ĐH ở VN thôi-điều mà em cũng bức xúc. Với lại nếu đọc kỹ thì bài của em đâu có phải bênh vực, biện hộ cái kiểu CHXHCNVN là số 1 j`đâu mà phải tranh cãi đối kháng, chỉ là tranh luận thôi mà.

Ý của em chỉ muốn nói rằng chúng ta không thể phóng tầm mắt ra phía trước để đoán biết được tương lai nên cũng đừng đặt một góc nhìn quá khắt khe đối với hiện tại. Hay nói nôm na là chiến lược lâu dài của quốc gia.
Thực ra nếu suy nghĩ kỹ thì sẽ thấy những gì nước ta đang làm cũng có cái lý riêng nếu không muốn nói là hợp lí nhất đối với trường hợp của VN.

Lại kể một ví dụ vui:2 vận động viên A&B đang tranh tài ở 1 cuộc thi leo núi. Vì sức yếu hơn nên mới chỉ 1/2 thời gian A đã bị B bỏ xa một quãng. B chọn hướng đi theo đường trực lộ-có vẻ như đó là con đường nhanh nhất và sáng sủa nhất để đến dc đỉnh nhưng đến một đoạn lại gặp ngõ cụt.Còn A thấy đường đó dốc nhiều trông nguy hiểm nên thôi lựa đường vòng khác đi cho an toàn cuối cùng lại đến được đỉnh.

Nếu trong thời điểm hiện tại VN cứ cố học theo , bắt chước các nước phương Tây cho bằng được mà không tìm 1 lối đi riêng thì sẽ giống như anh A kia cố đuổi bám anh B. Ngay thời điểm đó A vẫn bị chậm hơn B dù cố gắng đến mấy,
A chỉ bắt kịp B khi cả 2 cùng gặp ngõ cụt.

phanducthoan
29-01-2008, 16:46
Đọc của các pác mà em hoa cả mắt. Ta chỉ là hạt cát nhỏ nhoi trong xã hội này bàn nó làm gì. Học cho tốt và làm việc cho tốt là Ok lắm rồi. Chào các triết gia đang ra sức xây dựng đất nước theo ý các bạn. Còn tôi xin vái ba vái.

silkroadpro
29-01-2008, 20:02
hây da GDVN chuyện tình dài nhiều tập,các bác cứ bàn tán lôi thôi làm chi !

anhao
30-01-2008, 00:31
Bàn luận, chửi bới, than thở cung chỉ là để giải tỏa bức xúc thôi. Chứ ai mà chả biết chẳng thể thay đổi được gì cái nền giáo dục kém cỏi của Vn. Vậy cho nên bác nào nghĩ thế nào thì viết ra thế đó!Để anh em còn học hỏi nữa chứ. Tớ nói thế có đúng ko nào?

lqkhoi
30-01-2008, 09:17
:huh:


Em không nghĩ là tất cả họ dập bài của em đâu bác lqkhôi à vì em thấy như bạn anhao hay fanglightning họ chỉ xoáy vào bất mãn nội dung chương trình ĐH ở VN thôi-điều mà em cũng bức xúc. Với lại nếu đọc kỹ thì bài của em đâu có phải bênh vực, biện hộ cái kiểu CHXHCNVN là số 1 j`đâu mà phải tranh cãi đối kháng, chỉ là tranh luận thôi mà.

Ý của em chỉ muốn nói rằng chúng ta không thể phóng tầm mắt ra phía trước để đoán biết được tương lai nên cũng đừng đặt một góc nhìn quá khắt khe đối với hiện tại. Hay nói nôm na là chiến lược lâu dài của quốc gia.
Thực ra nếu suy nghĩ kỹ thì sẽ thấy những gì nước ta đang làm cũng có cái lý riêng nếu không muốn nói là hợp lí nhất đối với trường hợp của VN.

Lại kể một ví dụ vui:2 vận động viên A&B đang tranh tài ở 1 cuộc thi leo núi. Vì sức yếu hơn nên mới chỉ 1/2 thời gian A đã bị B bỏ xa một quãng. B chọn hướng đi theo đường trực lộ-có vẻ như đó là con đường nhanh nhất và sáng sủa nhất để đến dc đỉnh nhưng đến một đoạn lại gặp ngõ cụt.Còn A thấy đường đó dốc nhiều trông nguy hiểm nên thôi lựa đường vòng khác đi cho an toàn cuối cùng lại đến được đỉnh.

Nếu trong thời điểm hiện tại VN cứ cố học theo , bắt chước các nước phương Tây cho bằng được mà không tìm 1 lối đi riêng thì sẽ giống như anh A kia cố đuổi bám anh B. Ngay thời điểm đó A vẫn bị chậm hơn B dù cố gắng đến mấy,
A chỉ bắt kịp B khi cả 2 cùng gặp ngõ cụt.

Ok, vậy để tớ tranh luận với cậu. Tranh luận đàng hoàng nghen. Toàn bộ đoạn văn dưới được tóm gọn bằng 1 từ mà các bác rất hay dùng đặc biệt là trong lãnh vực thể thao. Người ta gọi nó là ĐI TẮT ĐÓN ĐẦU đúng không nè ? :p

Tớ không phản đối chuyện tìm hướng đi riêng blah blah blah, nhưng vấn đề là ai chứng minh được hướng đi riêng này là đúng và là chính xác. Và có những dẫn chứng nào chứng minh điều đó không hay chỉ là rập khuôn 100% đại ca phương Bắc (kỵ húy :) ) với độ trễ là hơn 5 năm :) Thế thì đi tắt đón đầu ở cái chỗ nào ????

Có rất nhiều quốc gia chọn lối đi riêng cho mình. Ví dụ như cách thức của Hàn Quốc dùng độc tài ở thời điểm đầu để phục hưng đất nước ( chắc chú có đọc chuyện về các đại ca Park Chung Hy (tớ phiên âm đúng không nhỉ ?) hay Chun Do HOan ...) dùng các chae-bo (đúng hôn ?) gần như được hỗ trợ 100% của nhà nước để hình thành những tập đoàn khổng lồ như Samsung, LG, Huyn Dai ngày nay rồi dần dần chuyển sang dân sự. Hay ví dụ như cách thức của Singapore, với nền quản lý gần như bàn tay sắt của Lý Quang Diệu dẹp sạch dân chủ dùng tiền để mua sự "không tham nhũng" ? Hay còn nhiều chiêu khác như cách Mahathir đã làm cho Malaysia và cả những chiêu 1 thời là thành công nhưng rồi thất bại một cách thảm hại như Suharto với Indonesia vào năm 1998 ???

Quay lại VN, chú đi học đàng hoàng và yêu thích những môn này vậy chú khai thật cho tớ nghe vì nói thật ngày xưa học môn đó tớ toàn quay cóp (tớ tự hào quay cóp mặc dù nếu chú đọc những bài tớ viết cho dd này tớ dư sức làm 1 bài thi mà không cần đi học :) có điều hơi phản biện xíu thôi ). Chú đã học được gì ? Có bao giờ các giáo viên cho chú so sánh với các nước xung quanh, có bao giờ giáo viên cho phép các chú phản biện không ? những môn như triết, chính trị là một trong những môn rất dễ gây phản biện.

Sau 33 năm thống nhất, sau 22 năm đổi mới cái chú nhận được sẽ không ít nếu chú so với những năm dài sau chiến tranh, nhưng từng ấy là không đủ nếu chú quay lại nhìn những nước xung quanh Sing mất 14 năm từ ngày lập quốc để xây được metro đầu tiên, Đại Hàn từ 1 đống nát bét năm 5X trở nên ông cố nội làm 1 cái Olympic chỉ sau 30 năm, Jap chỉ mất 20 năm từ 1 kẻ thua trận trở thành đại cường quốc thứ 2 thế giới. Vậy chúng ta đi nhanh hay chậm ? Chúng ta đi tắt hay chúng ta đang chạy 1 con đường vòng ????

Trong khi đó Những cảnh báo lặp tới lặp lui vào những năm 91 92 đã trở thành hiện thực. Sài Gòn sẽ biến thành 1 Bangkok thứ 2, nhưng xin lỗi bây giờ SG còn hơn BKK nhiều nên so về chuyện kẹt xe và ô nhiễm. Năm 2007 là 1 năm cực kỳ thất bại về cách thức quản lý kinh tế vĩ mô khi lạm phát khủng khiếp người giàu sắm Rolls Royce hết chiếc này đến chiếc khác còn người nghèo ngày càng thê thảm hơn. Mặt trái của việc phát triển đấy chú ạ ? Thế còn giải pháp ? Xin lỗi tớ chưa thấy ?

Tớ chẳng quan tâm về dân chủ hay không dân chủ, nhưng đời tớ không đủ dài để có thể chờ 1 con đường tắt đó chạy đến đâu. Vì khi không ai biết rõ con đường tắt đó đi đến đâu, hoặc cảm thấy nó chạy quá ngoằn ngoèo chỉ chạy theo lợi ích của 1 ai đó thì chú có đồng ý chuyện cần phải có những người lên tiếng để đưa con đường đó đi vào cách thức hợp lý hơn. Đúng không nào ?

PS: Em viết vậy không đụng chạm nhiều lắm phải không anh dly ? :)

linhmoihochoi
30-01-2008, 14:57
Ok, vậy để tớ tranh luận với cậu. Tranh luận đàng hoàng nghen. Toàn bộ đoạn văn dưới được tóm gọn bằng 1 từ mà các bác rất hay dùng đặc biệt là trong lãnh vực thể thao. Người ta gọi nó là ĐI TẮT ĐÓN ĐẦU đúng không nè ? :p

Tớ không phản đối chuyện tìm hướng đi riêng blah blah blah, nhưng vấn đề là ai chứng minh được hướng đi riêng này là đúng và là chính xác. Và có những dẫn chứng nào chứng minh điều đó không hay chỉ là rập khuôn 100% đại ca phương Bắc (kỵ húy :) ) với độ trễ là hơn 5 năm :) Thế thì đi tắt đón đầu ở cái chỗ nào ????

Có rất nhiều quốc gia chọn lối đi riêng cho mình. Ví dụ như cách thức của Hàn Quốc dùng độc tài ở thời điểm đầu để phục hưng đất nước ( chắc chú có đọc chuyện về các đại ca Park Chung Hy (tớ phiên âm đúng không nhỉ ?) hay Chun Do HOan ...) dùng các chae-bo (đúng hôn ?) gần như được hỗ trợ 100% của nhà nước để hình thành những tập đoàn khổng lồ như Samsung, LG, Huyn Dai ngày nay rồi dần dần chuyển sang dân sự. Hay ví dụ như cách thức của Singapore, với nền quản lý gần như bàn tay sắt của Lý Quang Diệu dẹp sạch dân chủ dùng tiền để mua sự "không tham nhũng" ? Hay còn nhiều chiêu khác như cách Mahathir đã làm cho Malaysia và cả những chiêu 1 thời là thành công nhưng rồi thất bại một cách thảm hại như Suharto với Indonesia vào năm 1998 ???

Quay lại VN, chú đi học đàng hoàng và yêu thích những môn này vậy chú khai thật cho tớ nghe vì nói thật ngày xưa học môn đó tớ toàn quay cóp (tớ tự hào quay cóp mặc dù nếu chú đọc những bài tớ viết cho dd này tớ dư sức làm 1 bài thi mà không cần đi học :) có điều hơi phản biện xíu thôi ). Chú đã học được gì ? Có bao giờ các giáo viên cho chú so sánh với các nước xung quanh, có bao giờ giáo viên cho phép các chú phản biện không ? những môn như triết, chính trị là một trong những môn rất dễ gây phản biện.

Tớ chẳng quan tâm về dân chủ hay không dân chủ, nhưng đời tớ không đủ dài để có thể chờ 1 con đường tắt đó chạy đến đâu. Vì khi không ai biết rõ con đường tắt đó đi đến đâu, hoặc cảm thấy nó chạy quá ngoằn ngoèo chỉ chạy theo lợi ích của 1 ai đó thì chú có đồng ý chuyện cần phải có những người lên tiếng để đưa con đường đó đi vào cách thức hợp lý hơn. Đúng không nào ?

PS: Em viết vậy không đụng chạm nhiều lắm phải không anh dly ? :)

Eo ơi , bác lqkhoi à ,em không phải là dân thích môn lịch sử đâu, hồi phổ thông môn em chán học nhất là môn đó đó nên em không ngâm cứu lịch sử các nước nhiều như bác đâu , bác tìm những cao thủ lịch sử trong diễn đàn này bàn nha.
Em cũng không biết bác đọc bài đầu tiên của em thế nào mà nói em thích học những môn này. Thế thì vấn đề duy nhất em bức xúc là gì nhỉ???

Còn về những cái này của bác:


Sau 33 năm thống nhất, sau 22 năm đổi mới cái chú nhận được sẽ không ít nếu chú so với những năm dài sau chiến tranh, nhưng từng ấy là không đủ nếu chú quay lại nhìn những nước xung quanh Sing mất 14 năm từ ngày lập quốc để xây được metro đầu tiên, Đại Hàn từ 1 đống nát bét năm 5X trở nên ông cố nội làm 1 cái Olympic chỉ sau 30 năm, Jap chỉ mất 20 năm từ 1 kẻ thua trận trở thành đại cường quốc thứ 2 thế giới. Vậy chúng ta đi nhanh hay chậm ? Chúng ta đi tắt hay chúng ta đang chạy 1 con đường vòng ????
Trong khi đó Những cảnh báo lặp tới lặp lui vào những năm 91 92 đã trở thành hiện thực. Sài Gòn sẽ biến thành 1 Bangkok thứ 2, nhưng xin lỗi bây giờ SG còn hơn BKK nhiều nên so về chuyện kẹt xe và ô nhiễm. Năm 2007 là 1 năm cực kỳ thất bại về cách thức quản lý kinh tế vĩ mô khi lạm phát khủng khiếp người giàu sắm Rolls Royce hết chiếc này đến chiếc khác còn người nghèo ngày càng thê thảm hơn. Mặt trái của việc phát triển đấy chú ạ ? Thế còn giải pháp ?
Xin lỗi tớ chưa thấy ?

Em cũng nghĩ như bác là do cách thức quản lý KT vĩ mô yếu kém của ta gây nên chứ chắc gì chúng ta chạy 1 con đường vòng? Còn mấy con rồng NIC châu Á bác kể không phải là những nước có nền kinh tế phát triển từ lâu rồi sao còn nước ta kinh tế chỉ thật sự mới khởi sắc từ sau WTO. Mới hội nhập nên cũng còn nhiều khâu nước ta xử lí chưa tốt,như ngành ngân hàng năm qua để lạm phát cao quá.
Bác hỏi:

chú có đồng ý chuyện cần phải có những người lên tiếng để đưa con đường đó đi vào cách thức hợp lý hơn ?
Nước ta chủ trương phát triển nền KT thị trường theo định hướng XHCN nên nếu có ý kiến lên tiếng sửa đổi gì đó mà vẫn đúng định hướng XHCN thì ok thôi (còn mừng nữa chứ :D) vì em không nằm trong nhóm người sắm Rolls Royce hết chiếc này đến chiếc khác.

Em chỉ có không đồng ý với 1 số ý kiến trên diễn đàn này nói cứ như muốn nước ta trở thành một nước TBCN em út Mỹ như Đại Hàn vì mất bao nhiêu năm mấy cụ mới ổn định được 1 quốc gia trên định hướng này đùng 1 cái thay đổi hoàn toàn cho vừa ý thì chẳng phải loạn cả 1 quốc gia sao.

Cuối cùng em chỉ muốn đính chính 1 vài điều: bài thứ 2 em nhắn với bác là vì thấy bác có chút hiểu lầm ý các bác kia nhưng khi bác dạt dào nổi sóng thì em cảm thấy không phải đối tượng mạn đàm của bác rồi. Em còn bé lắm chỉ muốn hòa bình thôi:emlaugh: Với lại bác yên tâm ,em biết bác mà , cũng từng đọc qua 1 vài bài của bác nên cũng biết bác hảo hán chứ. Em có phản đối gì việc copy những môn XH đâu mà bác phản biện. Lại mâu thuẫn nữa, cứ như đang nói tiếng Lào ấy. Mà trường em Triết và KTCT làm đề mở nên đâu cần quay :rolleyes:
Thôi chào bác nhé, năm mới vui vẻ, mạnh khỏe:)

lqkhoi
30-01-2008, 16:23
Không có gì đâu chú, sẵn bức xúc với lại đang rảnh viết bài xả hơi ấy mà :). Vừa viết vừa né, không lại phiền anh dly khổ lém chú không biết à :). Nếu chú rảnh và có hứng thú thì search web đọc chơi cho biết người biết ta, nhiều khi có hứng thú lém đấy :) Ít nhất là sướng hơn nhiều học các môn Chính Trị ở xứ ta.

Nhớ ngày xưa học môn Pháp Luật VN gì đấy, ông thầy hỏi chơi thế có biết ai đang là đương kim Ngoại trưởng VN không ? Thế mà 1 lớp 100 người không ai biết, mắc cười thiệt hay là biết mà không thèm nói ???. Ở US, Ngoại Trưởng là người có quyền lực thứ 3, có ảnh hưởng rất quan trọng đến toàn bộ đường lối đối ngoại của 1 quốc gia.

trungmanly
30-01-2008, 17:00
Học ở trường cho rèn cho ta tư duy... Khi bạn có tư duy tốt thì ra đời học cái gì cũng nhanh. "móng" tốt thì xây nhà ko lo gì đâu :D

cuongvp2910
30-01-2008, 19:29
Kiểu này thế nào báo SGGP cũng có dịp *** DDTH nữa cho mà xêm :D

Cái cần thì chẳng nói cái nói thì ... gặp ở đâu đó rồi! Tôi thích nhất câu : Hãy xây dựng thiên đường ngay trên mặt đất này(nói thôi nhé!)Đề nghị các mod nên có nhắc nhở riêng để nâng cao tính PHÙ HỢP cho các Bác đi quá xa tôn chỉ của Gia đình ddth chúng ta!

chicotroimoihieu
30-01-2008, 21:17
tóm lại, có quá nhiều người bất mãn có nghĩa là xã hội này có vấn đề thiệt rồi (xin đừng so sánh với kiểu bất mãn của đảng này với đảng kia của phương Tây vì họ bất mãn lẫn nhau mà quyết tâm mưu lợi cho dân)

meomeomeo2008
30-01-2008, 23:08
Em hỏi các bác ủng hộ môn KTCT, CNXH, có bác nào dám hỏi giảng viên mấy câu này không: "Thời đại giờ là thời đại kinh tế tri thức, vẫn duy trì giai cấp công nhân nắm quyền lãnh đạo các giai cấp khác (gồm cả trí thức) và lãnh đạo đất nước có còn hợp lý?" hay: "Xây dựng một xã hội làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu có phải là hoang tưởng?". Em nói thế chưa động chạm gì nhiều phải không bác dly?

tuy phong
31-01-2008, 13:22
Có chút ý kiến về cái gọi là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ta biết kinh tế thị trường là do cái bọn khốn tư sản nó đẻ ra để nó bóc lột nhân dân lao động, công nhân. Vậy thì ta phải gọi nó là kinh tế bóc lột.
Xã hội chủ nghĩa theo Marx, Lenine, HCM thì đây là xã hội của dân, do dân, vì dân, xóa bỏ sự bóc lột của bọn tư sản, tiêu diệt bọn tư sản, đưa vô sản lên nắm CQ.
Túm lại là ta khi ta đi đúng định hướng của Đảng và Nhà nước ta sẽ có 1 nền kinh tế bóc lột định hướng ko bóc lột :D
Thêm cái đuôi chó đó vào thì càng chứng tỏ sự ngu dốt T.T

anhao
02-02-2008, 01:44
Nói dông dài làm gì cho mệt, túm lại 1 điều là chủ nghĩa Marx là đúng, nhưng không phù hợp với thực tế, lại thêm 1 lũ tham ô tham nhũng nên Vn mới như ngày hôm nay!Tớ yêu đất nước VN nhưng không yêu cái Đảng đã thối nát này! Cầu trời cho Trung Quốc và Việt Nam đánh nhau 1 trận, để rồi cho mấy ông nhà nước biết rằng không phải lúc nào VN cũng đánh thắng! Phải thua 1 lần để tụi nó nhìn lại mình và cải tổ cái bộ máy thối nát đó!Chứ còn bây giờ tụi nó ngày nào cũng ăn sung mặc sướng, đến giờ thì đi họp cầm giấy đọc toàn những lời vớ vẩn!

fanglightning
02-02-2008, 08:49
Xí xí xí, "GDVN, đại học VN", dĩ nhiên cái gì cũng liên quan đến nhau nhưng lạc đề thế này thì hơi lộ, theo tui nghĩ Mỹ cho thằng Nhật và Hàn cái quan trọng nhất đó là giáo dục, Nhật Hàn du học Mỹ cũng nhiều mà sự hợp tác giúp đỡ về mặt giáo dục của Mỹ d/v Nhật Hàn cũng vô số, GD Việt Nam muốn phát triển thì VN phải cúi mặt xuống mà cầu xin Mỹ giúp đỡ vể GD chứ không phải là khuỵ luỵ dưới chân TQ như bây giờ.

SUPPER_SPAMER
02-02-2008, 08:53
Xí xí xí, "GDVN, đại học VN", dĩ nhiên cái gì cũng liên quan đến nhau nhưng lạc đề thế này thì hơi lộ, theo tui nghĩ Mỹ cho thằng Nhật và Hàn cái quan trọng nhất đó là giáo dục, Nhật Hàn du học Mỹ cũng nhiều mà sự hợp tác giúp đỡ về mặt giáo dục của Mỹ d/v Nhật Hàn cũng vô số, GD Việt Nam muốn phát triển thì VN phải cúi mặt xuống mà cầu xin Mỹ giúp đỡ vể GD chứ không phải là khuỵ luỵ dưới chân TQ như bây giờ.

Việt Nam trước sau như một....thề một lòng chung thủy suốt đời với TQ:lick:

badboyhp
17-06-2008, 15:38
theo tôi thấy thì môn triết học cũng khá là hay, nhưng hiện nay triết học ở việt nam bị giảng dạy một cách áp đặt theo hướng CNXH thái quá làm cho người học ko thấy được vấn đề một cách toàn diện, mà chỉ thấy vấn đề ở hướng CNXH, theo tôi thấy thì tại sao cứ phải áp đặt như vậy mà trong khi các giáo trình đều đưa ra rằng CNXH là tất yếu sẽ thay thế CNTB, tôi cũng thấy như vậy nhưng mà ko phải theo cách mà Việt Nam đi lên hiện nay. Tôi có một người thầy dạy chính trị, rất vui tính và day rất hay, ông nói rằng hiện nay có một số nước có thể gọi là gần như lên CNXH, nhưng mác của họ vẫn là CNTB như Thụy Điển, Thụy Sỹ, Đan mạch, Hà Lan,.... Họ có chế độ bao cấp cho người dân mà tôi thấy rằng như chế độ CNXH mà đảng ta từng mơ ước, giáo dục, y tế,các chính sách cho người già, người thất nghiệp, bảo hiểm của họ đều gần như bao cấp mà họ ko bị những rắc rối như chúng ta từng bị trong thời kỳ bao cấp, họ còn ngày càng phát triển hơn.

lqkhoi
18-06-2008, 08:20
theo tôi thấy thì môn triết học cũng khá là hay, nhưng hiện nay triết học ở việt nam bị giảng dạy một cách áp đặt theo hướng CNXH thái quá làm cho người học ko thấy được vấn đề một cách toàn diện, mà chỉ thấy vấn đề ở hướng CNXH, theo tôi thấy thì tại sao cứ phải áp đặt như vậy mà trong khi các giáo trình đều đưa ra rằng CNXH là tất yếu sẽ thay thế CNTB, tôi cũng thấy như vậy nhưng mà ko phải theo cách mà Việt Nam đi lên hiện nay. Tôi có một người thầy dạy chính trị, rất vui tính và day rất hay, ông nói rằng hiện nay có một số nước có thể gọi là gần như lên CNXH, nhưng mác của họ vẫn là CNTB như Thụy Điển, Thụy Sỹ, Đan mạch, Hà Lan,.... Họ có chế độ bao cấp cho người dân mà tôi thấy rằng như chế độ CNXH mà đảng ta từng mơ ước, giáo dục, y tế,các chính sách cho người già, người thất nghiệp, bảo hiểm của họ đều gần như bao cấp mà họ ko bị những rắc rối như chúng ta từng bị trong thời kỳ bao cấp, họ còn ngày càng phát triển hơn.
Tôi có thể giúp bạn tìm hiểu thêm. Khái niệm các nước đó theo đuổi được gọi là DÂN CHỦ XÃ HỘI, và 1 hướng mà Engels muốn theo đuổi.

Bạn muốn tìm hiểu thêm thì vào www.talawas.org kiếm phần chính trị mà đọc. Nếu bị firewall ở VN thì ráng kiếm proxy để chui qua :) Bảo đảm bạn sẽ thông minh không kém gì ông thầy của bạn đâu

badboyhp
18-06-2008, 08:28
thank đã chia sẻ nha, vậy dùng hide ip chắc cũng được.

[=========> Bổ sung bài viết <=========]

Nói chung lại là muốn giỏi thì đừng trông mong vào nền giáo dục việt nam mà hãy đi mua sách và ngành mình học mà học hoặc kiếm tài liệu trên mạng, cũng như bàn luận trên mạng chứ cứ học ở trường tại việt nam thì khó mà phát huy được hết khả năng. Về vấn đề học hành này thì 50% do người thầy và 50% do bản thân thôi thì coi như khó có cái 50% và phái người thầy ở việt nam đi.

it_khokhao
18-06-2008, 23:59
Mấy môn học này phải nói rằng bản thân mịnh cũng không thích nhưng phải thừa nhận một điều rằng những môn học này phân tích về xã hội, và con người một cách chính xác. Đó cũng là lý do tại sao đã có thời CNXH phát triển mạnh mẽ đến vậy và thực tế thì CNTB cũng đã phải đọc và nghiên cứu những cái này để giữ lại chỗ đứng cho riêng mình. Sở dĩ những môn này nhàm chán tại cách dạy mấy môn này của nhiều trường rất nhàm và tư tưởng sinh viên thì thấy không có lợi để học nên gây ra cơn ác mộng cho mọi sinh viên thôi.

Đúng vậy cô này cũng có chút hiểu biết không như những thằng ngu khác tự cho mình là khôn luôn phủ nhận vai trò của CNXH. Nếu không có CNXH xuất hiện thì CNTB mãi mãi là "Tư bản thực dân" không thể có sự tiến bộ như CNTB đương đại, cải tiến rất nhiều: có dân chủ hình thức, chú ý hơn đến an sinh xã hội quan tâm nhiều hơn đến tầng lớp dân nghèo. Nếu ai có nghiên cứu lịch sử thì sẽ thấy khoảng cách giữa CNXH và CNTB ngày càng xích lại gần nhau hơn. Và nếu một ngày nào đó trình độ khoa học công nghệ đạt đến một đỉnh cao nhất định thì điều mà Mác nói rất có thể sẽ xảy ra, không còn con người phục vụ con người, thì tự nhiên không còn giai cấp tư bản một xã hội mới sẽ hình thành. Chỉ có những kẻ thiếu hiểu biết mới phủ nhận Mác, bác Bush nhà mình cũng chưa dám làm như vậy, họ nghiên cứu Mác còn nhiều hơn mấy anh CS, họ chống CNXH chỉ vì bảo vệ quyền lợi giai cấp chứ không phải vì họ ngu dốt giống như mấy thằng trên diễn đàn này đang bài bác Mác. Nhớ không lầm thì khoảng năm 2000-2005 ở Đức bình chọn 10 vĩ nhân thì Mác đứng đầu trên cả Einstein.

n3wbie
19-06-2008, 00:43
Đúng vậy cô này cũng có chút hiểu biết không như những thằng ngu khác tự cho mình là khôn luôn phủ nhận vai trò của CNXH. Nếu không có CNXH xuất hiện thì CNTB mãi mãi là "Tư bản thực dân" không thể có sự tiến bộ như CNTB đương đại, cải tiến rất nhiều: có dân chủ hình thức, chú ý hơn đến an sinh xã hội quan tâm nhiều hơn đến tầng lớp dân nghèo. Nếu ai có nghiên cứu lịch sử thì sẽ thấy khoảng cách giữa CNXH và CNTB ngày càng xích lại gần nhau hơn. Và nếu một ngày nào đó trình độ khoa học công nghệ đạt đến một đỉnh cao nhất định thì điều mà Mác nói rất có thể sẽ xảy ra, không còn con người phục vụ con người, thì tự nhiên không còn giai cấp tư bản không tồn tại một xã hội mới sẽ hình thành. Chỉ có những kẻ thiếu hiểu biết mới phủ nhận Mác, bác Bush nhà mình cũng chưa dám làm như vậy, họ nghiên cứu Mác còn nhiều hơn mấy anh CS, họ chống CNXH chỉ vì bảo vệ quyền lợi giai cấp chứ không phải vì họ ngu dốt giống như mấy thằng trên diễn đàn này đang bài bác Mác. Nhớ không lầm thì khoảng năm 2000-2005 ở Đức bình chọn 10 vĩ nhân thì Mác đứng đầu trên cả Einstein.

Nhờ CNXH mà các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng,thiên tài chỉ 1% thông minh, và 99% tự học + " công nghệ "đào tạo.

cuongvp2910
10-08-2008, 08:34
Nhờ CNXH mà các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng,thiên tài chỉ 1% thông minh, và 99% tự học + " công nghệ "đào tạo.

Đá xoáy !!!!!!!!!!!!Như Roberto Carlot !

zero_t_89
24-08-2008, 22:56
Đi Một Ngày Đàng Học Một Sàng Khôn
Lướt Web Một Ngày Sáng Ra Nhiều Điều
:D

ngocquang19877
09-03-2009, 09:24
Không có gì đâu chú, sẵn bức xúc với lại đang rảnh viết bài xả hơi ấy mà :). Vừa viết vừa né, không lại phiền anh dly khổ lém chú không biết à :). Nếu chú rảnh và có hứng thú thì search web đọc chơi cho biết người biết ta, nhiều khi có hứng thú lém đấy :) Ít nhất là sướng hơn nhiều học các môn Chính Trị ở xứ ta.

Nhớ ngày xưa học môn Pháp Luật VN gì đấy, ông thầy hỏi chơi thế có biết ai đang là đương kim Ngoại trưởng VN không ? Thế mà 1 lớp 100 người không ai biết, mắc cười thiệt hay là biết mà không thèm nói ???. Ở US, Ngoại Trưởng là người có quyền lực thứ 3, có ảnh hưởng rất quan trọng đến toàn bộ đường lối đối ngoại của 1 quốc gia.

Cái topic này hay ghê, đào mộ lên nào bà con ơi :w00t:.

Bây giờ những gì anh lqkhoi nói 1 năm về trc đều thể hiện rõ ràng trong năm nay rồi, chú linhhocchoi còn lăn tăn gì nữa ko?

CLAWRIDE
02-05-2009, 17:55
Tôi không thích Aptech , họ không biết suy nghĩ cho học sinh hơn là ở công lập .

Học không phải thứ để kinh doanh việc học là để giúp đỡ cho con người .

Nếu như có 1 trường học như thế này :Tôi giúp các anh , không mong các anh phải trả ơn tôi , tôi chỉ mong các anh lấy kiến thức đó bổ sung và truyền đạt kiến thức và ý tưởng đó cho người khác .

zZz4everzZz
03-05-2009, 01:34
Cái topic này hay ghê, đào mộ lên nào bà con ơi :w00t:.

Bây giờ những gì anh lqkhoi nói 1 năm về trc đều thể hiện rõ ràng trong năm nay rồi, chú linhhocchoi còn lăn tăn gì nữa ko?

Rất cảm ơn bác vì đã đào mộ để em bây h có thể đọc đc hết 7 trang của 2pic này ! Thực sự có nhiều điều đáng để đọc !

Em ko phủ nhận chẳng có môn học nào là ko thú vị và chẳng có môn nào ko có tác dụng cả , nhưng ở mức độ nào đó tác dụng chẳng là bao =))

Ví dụ như môn Vật lý , em học xong chẳng để làm gì , hay để tính xem cái oto trước mặt em khi nào nó đâm vào em ( tính xong chắc vào viện ăn cơm mà có khi lên trên 8 với bác Hồ rồi ) thỉnh thoảng thấy nó có tác dụng như khi kéo cái gì đó tự dưng nghĩ ra mình ngu hay như khi sút bóng phải sút thế này nó mới khó =)) nhưng mà mấy cái đấy học cấp 3 cũng nghĩ ra rồi chứ chưa cần Vậy lý đại học :))

Ví dụ như môn Triết học , em học 1 cô dậy rất là hay , giọng nói mê ngủ lòng người , khi thi thì đc mang sách chép , bốc phét sơ sơ cũng đc 6
hay như môn pháp luật đại cương , công nhận thầy dậy hay thật , nhưng những gì thầy dậy thì ít khi thi vào , khi học hào hứng khi thi mang sách khô khan ra mà học thuộc , thầy có nói 1 câu , "CNXH ko tốt đẹp hoàn toàn nhưng giảng thì phải nói thôi" tự sau khi học xong và cũng tự nghĩ CNXH là dân là chủ , vâng dân là chủ , cỡ như 1 thằng nông dân đi xe ra thành phố ngơ ngơ ngác ngác bị công an gọi vào hỏi giấy tờ đủ cả , bằng lái có , các chú quay sang săm lốp xin tiền , 1 cậu ấm nhà quan đi kẹp 3 éo có bằng éo có giấy tờ thì phóng ầm ầm đố bố thằng nào gọi đấy , Oh yeah dân làm chủ ! mà đặc chế chỉ có ở công an Việt Nam và cướp VN nhá : Cướp công khai giữa chợ - Công an xin tiền từ góc từ bụi phi ra :))

Học các môn như TTHCM , LSD , Mac , ... để cho các cán ... ăn như heo , có khi còn ăn rất là "khôn" em nói thẳng chắc anh em biết cách học và thi của các trường an ninh thế nào ? éo phải nói :)) học các môn kia chỉ để huần luyện người "ăn khôn" thì thà em chẳng học , toàn Đ viên cả đấy =))

Môn học rất hay nhưng học xong chỉ tổ gây bức xúc xã hội , hiểu đc thế nào là CNXH để thấy "cảm ơn" cán bộ =)) em đó ai dám viết bài phê phán cái sai của ... trong bài thi đấy =)) học lại có khi còn may :"> lại còn cái trò phê và tự phê ! từ đâu sinh ra thế ?

Thôi lại sang Chính chị chính em rồi !

Quay lại các môn học nào , ai có thể vỗ ngực mà nói là ra đời ngày nào tháng nào , hay bét ra năm nào ta cũng dùng tích phân 2 lớp , 3 lớp ? ngoại trừ mấy ông kĩ thuật thiết kế , chế tạo em ko nói , em học IT :">

Còn những ai cảm thấy các môn chuyên ngành đc học quá ít ? Giơ tay em đếm cái ! Chúng em sinh sau đẻ muộn , trước đời chúng em có bao nhiêu phát minh , và hiện tại có biết bao phát minh , thế mà chúng em mất quá nhiều thời gian để học những cái "học xong éo hiểu dùng để làm gì ?"

Cải cách này cải cách kía thực tế có chăng là mị dân , cải cách gì mà bắt cái hội chíp hôi học mấy cái mà vài năm sau chúng nó mới hiểu , em hỏi thật dậy truyện kiều cho lớp nhíp nhíp làmg gì trong khi đến gần hết cấp 3 chắc gì đã hiểu hết đc những gì truyện kiều nói ? Chẳng khác gì mấy thằng ôn con bây giờ cầm truyện của Adachi ( ai đọc chuyện tranh thì biết ông nàu ) để chúng nó xem ảnh nóng mà có hiểu những gì đằng sau mà Adachi muốn nói với người đọc thực sự ý nghĩa ra sao ! GD ta khiến cho ko ít người mất đi cái gọi là cảm nhận và suy nghĩ , cái thói chỉ cần hiểu phần nổi của tảng băng mà éo cần biết phần chìm tảng băng là gì :)) nhờ công của nền GD đấy !

Nhớ có 1 bài ở đây có nói về giấy nhận xét , trường em cũng có đấy , nhưng người cần nhận xét thì éo có , chỉ nhận xét lấy đại diện thôi , căm hận ông lão dậy toán A2 , dậy gì chỉ có hát đọc thơ , chấm điểm theo tên hay người đẹp , ôi TSB lại còn đong đưa tán tỉnh bạn mình nữa chứ =))

Có lần chắc do bức súc có "ai đó" đề nghị kiểm tra giáo viên thì bà "thanh tra" đến , nhìn bà như mẹ mình ý =)) ai chẳng biết có thanh tra , hôm đấy lớp học lý thuyết đàng hoàng , ngon nghe , ko có khoản đọc thơ , chấm điểm nghiêm minh , nhận xét rõ ràng =)) haizz :))

Còn nhiều nhiều nữa , bốc mộ rồi thì anh em vào nói tiếp nhá :D

calsper18
03-05-2009, 17:38
Được gửi bởi it_khokhao
Đúng vậy cô này cũng có chút hiểu biết không như những thằng ngu khác tự cho mình là khôn luôn phủ nhận vai trò của CNXH. Nếu không có CNXH xuất hiện thì CNTB mãi mãi là "Tư bản thực dân" không thể có sự tiến bộ như CNTB đương đại, cải tiến rất nhiều: có dân chủ hình thức, chú ý hơn đến an sinh xã hội quan tâm nhiều hơn đến tầng lớp dân nghèo. Nếu ai có nghiên cứu lịch sử thì sẽ thấy khoảng cách giữa CNXH và CNTB ngày càng xích lại gần nhau hơn. Và nếu một ngày nào đó trình độ khoa học công nghệ đạt đến một đỉnh cao nhất định thì điều mà Mác nói rất có thể sẽ xảy ra, không còn con người phục vụ con người, thì tự nhiên không còn giai cấp tư bản không tồn tại một xã hội mới sẽ hình thành. Chỉ có những kẻ thiếu hiểu biết mới phủ nhận Mác, bác Bush nhà mình cũng chưa dám làm như vậy, họ nghiên cứu Mác còn nhiều hơn mấy anh CS, họ chống CNXH chỉ vì bảo vệ quyền lợi giai cấp chứ không phải vì họ ngu dốt giống như mấy thằng trên diễn đàn này đang bài bác Mác. Nhớ không lầm thì khoảng năm 2000-2005 ở Đức bình chọn 10 vĩ nhân thì Mác đứng đầu trên cả Einstein.

----------------------------------------
Tui rất thích nhận xét của bài này.
Bạn này nói rất chính xác,và có cái nhìn khá tổng thể.Về cơ bản CNXH là chủ nghĩa lý tưởng.Nhưng khi qua tay con người thì nó lại đi ko đúng ..
Chủ nghĩa tư bản họ học và nghiên cứu tìm hỉu về CN Mác để chống lại chính CNXH...Họ quan niệm , muốn trăm trận trăm thắng thì phải hiểu đối phương.Vì thế có lẽ họ học hỏi được nhiều điều từ Mác...Và theo mình nghĩ,Mác cũng là 1 phần tử trong Chủ nghĩa tư bản,chứ ko fải chủ nghĩa cộng sản.

"Và nếu một ngày nào đó trình độ khoa học công nghệ đạt đến một đỉnh cao nhất định thì điều mà Mác nói rất có thể sẽ xảy ra, không còn con người phục vụ con người,"
Mình từng đọc 1 bài báo về các nhà khoa học viễn tưởng.Nếu như một ngày đẹp trời nào đó. con người ko còn phục vụ con người nữa.Thì chỉ có robot phục vụ con người thui.Lúc đó mới không còn bóc lột,ko còn bất công.Đó mới chính là xã hội mà Mác nghĩ ra.Theo nhận định của mình chắc phải thế hệ con cháu của chúng ta mới có được xã hội đó.Vì thế Bóc lột vẫn còn dài dài:D

bothuocla
03-05-2009, 17:57
Các bác cứ yên tâm, sẽ có cải cách, sẽ có đổi mới. Không còn lâu nữa chúng ta sẽ sánh ngang với Mỹ, Anh .... :D

mine90
03-05-2009, 18:25
sắp rồi....chắc chắn rằng CHÁU của tớ sẽ được học trong môi trường tốt.......10 năm nữa có vợ, sinh con luôn....30 năm sau có cháu...tổng cộng 40 năm

xezo
20-06-2009, 10:50
Bác này hay đấy, 40 năm nữa có cháu cho nó học trường VN sánh với Mỹ , Anh cơ ah.
Theo tình hình hiện nay mà nói, Nền giáo dục VN chết đi cho rồi. Nền giáo dục người ta có sẵn như thế và rất là tồi ưu, sao mà không biết theo đó mà tiến bộ, sửa lại đôi chút cho phụ hợp hơn, đằng này tự mình mò mẫm làm thử, không được thì làm lại, vừa tốn thời gian mà còn làm hư biết bao nhiêu thế hệ nhân tài. Nhân tài Đất Việt tuy có nhưng đã bị chôn vùi bởi nền giáo dục XHCN này rồi.
Thật đáng tiếc mình phải sống trong thời đại này của nền xã hội này.... nản quá nói hoài cũng không hết... Đợi lãnh đạo mới cải cách vượt bậc xem sao.

thtu76
22-06-2009, 08:59
Theo tôi nói thế này chẳng bằng đặt link topic này vào phần góp ý trong trang web của bộ GD thì may ra mới có người để ý!

Hào đảm vô tỷ
17-08-2009, 17:38
Phù! em lết hết 8 trang mà mệt đứt cả hơi, cho em nói tí:
- Chế độ hay chủ nghĩa gì cũng có tiêu với tích cực của nó cả, "Đại đạo giản đơn", "đạo" thực chất cũng chỉ là tư tưởng sống mà thôi! Nước này thế này, nước nọ thế kia nhưng quan trọng là "đúng chỗ, đúng lúc, thời điểm" thì nó phù hợp.
- Em thú thực nhá, tháng 9 này em nhập học cđ (vì rớt đh), nhưng nghĩ lại năm cấp III:
+ Với môn GDCD: bao gồm cả pháp luật và nói 1 ít về CNXH, nhưng cô chỉ cho chép cái sườn (như 1 nhỏ, 2 nhỏ) vào tập rồi giảng đại khái rất dễ hiểu, chỉ cỡ 10 ph/45ph thôi, cái chính là: cô đặt cuốn SGK xuống, (day 3 năm môn GDCD cho lớp em) giảng cho chúng em nghe bằng cách này: cô ngồi nói thao thao bất tuyệt về cuộc đời, cuộc sống, cách làm người, cư xử, luật (cả thương trường, luật rừng, luật nhà nc, kẽ hỡ...), sự ràng buộc của cuộc đời, tâm sự,ko như vậy vậy thì chắc đầu em vẫn còn chữ "đần" vì học 12 năm mà ko = 3 năm học với cô để hiểu dc đời nó là cái quỷ gì!--> đấy! GDCD là vậy đấy, chứ ko phải là 1 con ng rập khuôn! Với đề kiểm tra, các câu hỏi chủ yếu là về bản thân, suy nghĩ, về môi trường sống,... khá đa dạng, thật là thương cho mấy lớp kế bên, học thầy cô khác cứ tối ngày đọc chép,chép thấy thương, mà các bác biết rồi đấy, cuốc GDCD nó mỏng, chữ nó nhiều, ngoại trừ phần bt với câu hỏi thảo luận còn lại bọn nó chép ráo! Còn về nội dung sách thì lằng nhằng phức tạp trong khi đại ý khi dc tóm tắt lại thì chỉ có chưa đến 4 dòng (ngoài phần pháp luật)
+Với môn Sử, từ lúc năm lớp 6-->9 em còn hứng thú vì dc học từ quá trình đi lên của con ng rồi hình thành ra sao, chứ sang đến lúc học Sử việt hả? xin lỗi nha! ngày tháng, năm, số liệu tùm lum tá lả, ra thi mà thiếu 1 ít ah? - 0,25 thui, ko nhiều lắm đâu, mà đề tự luận sử toàn là chiến với dịch, học nguyên cuốn sách ý thì nhớ tốt (em may mắn hơn so với các bạn cùng lớp (lớp em là lớp cá biệt, em vào đấy vì quậy chứ ko phải ngu) vì còn chút ít khả năng tóm ý) chứ ngày tháng năm sinh các ông, cô, cụ, ngày tháng từng giai đoạn diễn biến của chiến dịch, xe tăng, máy bay, lính địch tổn thất bao nhiêu (mà ko bao h thấy ghi ta tổn thất--> ta là vô địch trên chiến trường) thì em đành chịu, lên đến Cấp 3 cứ mấy cái đó nhai đi nhai lại rồi Đảng. blah blah blah, em chẳng còn nhớ dc gì vì cứ học xoay vòng, cộng thêm chương trình đồ sộ tăng bởi mấy môn khác nên cái này mình lại nhầm sang cái khác.
Trong phòng thi, em khẳng định em ghi là thật nhá:thầy cô mà khó thì ko có gì,mấy thầy cô dễ: "mấy em coi chừng bị bắt là tui cho kiểm điểm, biên bản đó" rồi thầy cầm điếu thuốc ra đứng hút ngoài hành lang, bọn em ở trong thằng phao, thằng hỏi(nói láo = dog), nhưng vẫn trên nguyên tắc "quay trong im lặng", vì đề sử khó nhớ quá nên 1 số thầy cô thấy tội cho quay đấy! để cho bọn em ko bị môn phụ mà kéo tuột điểm trung bình chung!
+ bên môn địa cũng vậy, bác nào học chương trình 12 (năm 2009 - vừa thi TN mới đây) là biết, từng vùng, miền kinh tế, khu CN rồi blah blah blah 1 đống số liệu, uh bik là vùng này có cây trầm, cây sến đấy, nhưng bố thằng nào bik hình thù nó ra sao vì có dc nhìn đâu--> chịu, học địa lý VN nhưng bố thằng nào đi đến vùng nào bik có cái gì trong đấy, chỉ có mở SGK mà coi lại thôi. Thậm chí cái đề cương em đem vào phòng thi 2 tờ giấy A4 để dưới ngăn bàn trắng như thế, ngồi ngay bàn đầu mà giám thị ko bik (đấy là thi học kì 2, tốt nghiệp em phăng nhưng vẫn dc 7).
+ Thể dục: thể dục nhịp điệu, bóng rổ, cầu lông, chạy bền--> chạy bền thì bịnh hen, tim dc miễn, thể dục nhịp điệu chẳng những bọn nam mà bọn con gái than quá trời, hơn 30 động tác, 2 tiết/tuần 3 tuần thi lấy điểm, học như chạy giặc mà thi như thí mạng, cầu lông thì lấy sân bóng rổ ra thi, còn bóng rổ ném bóng vào lưới thì...(gần như cả lớp dưới trung bình nếu ko cho thi lại)
+ Toán: em vẫn còn thắc mắc sau này em ứng dụng đạo hàm, nguyên hàm vào dc cái gì trong cuộc sống, có chăng lượng giác còn dc dùng cho xây dựng nhưng em ko học xây dựng! tuy nghĩ như vậy nhưng điểm em ko thấp tẹo nào, vì cố gắng "nhai" đấy, cứ như đang ăn phá lấu cao su ngoài đường bán!
+ Văn: nỗi khổ, nổi đau, bi thương, trong chiến tranh, sự hào hùng của Đảng,... có cái bài "1 người hà nội" hay như thế mà chỉ để đọc thêm thì thật là... quá đáng!
+ Lý: em hỏi thật các bác, học về sóng, ánh sáng từng li từng tí như thế mà dạy phổ thông thì có mấy ai ứng dụng trong cuộc sống? có chăng ở mức cao cấp nghiên cứu thì có thể, nhưng nên phân ra lớp này ở mức riêng và cho những ng có khả năng và yêu thích tuỳ chọn chứ! Phổ thông là chung, cớ sao lại
+ học tự chọn nhá:uh thì tự chọn, nhưng mà toán có, lý có, văn có??????vậy em dc chọn cái gì em học đây?--> hình thức áp đặt khác!
+ hoá: em cay cú nhất là môn này, toàn phương trình và trừu tượng, đến cái đề đh c còn khủng khiếp hơn, cả tháng trời, nói đúng hơn là 1 chương, thì mới xuống phòng thí nghiệm 1 lần, đồ ở phòng TN thì dở ẹc, đang đun nóng nó vỡ 1 phát là đền, điên ko chịu dc, mặc dù em đã hơ nóng cái ống trc khi đun rồi, hoá chất thì hay lẫn tạp chất mới chết!!! có lần mém đứng tim vì đây là bài thực hành tính điểm hệ số 2! Học cái kiểu này, ra trường 1 thời gian đố ông nào ứng dụng dc cái gì vào đời sống, em học luyện gang thép nhưng cái lò thực em chưa bik nó ra sao nữa là....
+anh văn: cô giảng công thức, làm bài tập, reading bắt học thuộc làu làu, lên bảng trả bài = cách viết--> anh văn là kỹ năng ngôn ngữ, mà bắt học thuộc lại còn trả bài = cách viết thì thật là... bài tập cho 1 đống, làm ko kịp thì phạt này, trừ đ kia,... đã thế GV anh văn lớp em - lại là 1 ng có tính nhớ lâu, trí nhớ lại tốt, và đặc biệt đanh đá chua ngoa, tranh luận ko lại thì cãi ngang, quê thì trù dập điểm, cãi lại là bị hành cho lên bờ xuống ruộng lun nhá! Lớp em có 3 đứa bị "đì" vì dám nhận xét cách dạy của cô (1 đứa may mắn thoát dc vì vốn là học sinh giỏi anh văn cả viết và nói).
Nói đến đây dài dòng quá, mong các bác hiểu dc 3 năm trung học phổ thông của em, nó bi đát vậy đó!

collect
11-09-2009, 19:59
Hệ thống giáo dục VN đào tạo ra 1 tên đảng viên làm hiệu trưởng như thế này ư :
--------------------

Hà Giang: Một hiệu trưởng bị tố cáo “mua trinh” nhiều học sinh


Lộ diện một đường dây hiệu trưởng mua bán trinh học trò

Cập nhật lúc 09:43, Thứ Sáu, 11/09/2009 (GMT+7)

- Mấy ngày nay, cả thị trấn Việt Lâm (huyện Vị Xuyên, Hà Giang) bàng hoàng trước thông tin có tới hàng chục em học sinh cấp 2 đã bị... chính hiệu trưởng trường mình đưa vào đường dây bán trinh. Sự việc kéo dài đã lâu và chỉ bị bại lộ bởi... một viên thuốc.

Ngày 7/9/2009, Công an huyện Vị Xuyên (tỉnh Hà Giang) đã ra lệnh bắt tạm giam ông Sầm Đức Xương, Hiệu trưởng Trường THPT Việt Vinh (huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang) vì tội tham gia đường dây mua bán trinh trẻ vị thành niên.
Theo nguồn tin ban đầu, ông Sầm Đức Xương đã tham gia đường dây mua dâm bán trẻ vị thành niên là các học sinh cấp 2, cấp 3, học trò của chính mình trong một thời gian khá dài.

...

3 hôm sau (ngày 7/9), ông Hiệu trưởng trường THPT Việt Vinh (huyện Bắc Quang) Sầm Đức Xương đã bị Công an huyện Vị Xuyên ra lệnh bắt tạm giam. Được biết, khi nhà trường (trường PTCS Thị trấn Việt Lâm) yêu cầu viết bản tường trình, các cháu mới khai ra người đàn ông đã hãm hại các cháu là một thầy giáo có tên... Sầm Đức Xương!
http://vietnamnet.vn/xahoi/2009/09/867979/

vodangks
11-09-2009, 21:44
Phù! em lết hết 8 trang mà mệt đứt cả hơi, cho em nói tí:

-
+ Toán: em vẫn còn thắc mắc sau này em ứng dụng đạo hàm, nguyên hàm vào dc cái gì trong cuộc sống, có chăng lượng giác còn dc dùng cho xây dựng nhưng em ko học xây dựng! tuy nghĩ như vậy nhưng điểm em ko thấp tẹo nào, vì cố gắng "nhai" đấy, cứ như đang ăn phá lấu cao su ngoài đường bán!

+ hoá: em cay cú nhất là môn này, toàn phương trình và trừu tượng, đến cái đề đh c còn khủng khiếp hơn, cả tháng trời, nói đúng hơn là 1 chương, thì mới xuống phòng thí nghiệm 1 lần, đồ ở phòng TN thì dở ẹc, đang đun nóng nó vỡ 1 phát là đền, điên ko chịu dc, mặc dù em đã hơ nóng cái ống trc khi đun rồi, hoá chất thì hay lẫn tạp chất mới chết!!! có lần mém đứng tim vì đây là bài thực hành tính điểm hệ số 2! Học cái kiểu này, ra trường 1 thời gian đố ông nào ứng dụng dc cái gì vào đời sống, em học luyện gang thép nhưng cái lò thực em chưa bik nó ra sao nữa là....

Nói đến đây dài dòng quá, mong các bác hiểu dc 3 năm trung học phổ thông của em, nó bi đát vậy đó!

Ba cái đạo hàm, nguyên hàm rùi số phức sau này học lên có nhiều ứng dụng đấy. Nhất là tính diện tích hình (2d lẫn 3d luôn). Ngoài ra còn ứng dụng trong ngành điện nữa. Nhất là cái số phức sau này dùng để tính trong mạch điện xoay chiều từa lưa. Hồi lop 12 cũng học số phức nhưng thực sự lúc đó chả biết dùng làm gì.
Còn môn hóa mới ác. Học trong trường 1 đằng ra thi đại học 1 nẻo. Bởi thế nen thi tốt nghiệp 10 mà thi đh có 3,25. Hic! Nói chung là 1 trời 1 vực. Chẳng khác gì cổ vũ cho việc luyện thi! Túm lại nếu chỉ bám theo sgk mà học như Bộ nói thì tiêu, trừ thiên tài mới điểm cao nổi!

jiSh@n
11-09-2009, 22:04
Ba cái đạo hàm, nguyên hàm rùi số phức sau này học lên có nhiều ứng dụng đấy. Nhất là tính diện tích hình (2d lẫn 3d luôn). Ngoài ra còn ứng dụng trong ngành điện nữa. Nhất là cái số phức sau này dùng để tính trong mạch điện xoay chiều từa lưa. Hồi lop 12 cũng học số phức nhưng thực sự lúc đó chả biết dùng làm gì.
Nếu người ta ko học lên thì sao? :emlaugh:

kangoo1707
11-09-2009, 22:21
Hà Giang: Một hiệu trưởng bị tố cáo “mua trinh” nhiều học sinh
cái này chỉ là trường hợp cá biệt, chứ ko phải vì nền giáo dục Việt Nam mà dẫn đến việc này. Những việc tương tự như vậy xã hội nào cũng có, ngay cả ở những nước có nền giáo dục tiên tiến

BLN
11-09-2009, 23:14
Ở đây thì bị kêu, còn ở ở Mỹ thì Obama đang kêu gọi cải cách giáo dục vì hồi giờ toàn đi mua "chất xám" từ các nước có nên giáo dục đang bị kêu.

collect
11-09-2009, 23:27
cái này chỉ là trường hợp cá biệt, chứ ko phải vì nền giáo dục Việt Nam mà dẫn đến việc này. Những việc tương tự như vậy xã hội nào cũng có, ngay cả ở những nước có nền giáo dục tiên tiến

Vậy xin cho 1 ví dụ điển hình tiên tiến tương tự như vậy (phải là ông hiệu trưởng thì mới OK nhé) ở các nước có nền giáo dục tiên tiến khác !

[=========> Bổ sung bài viết <=========]

Qua 2 "bức thư" của 2 vị nguyên thủ quốc gia Nguyễn Minh Triết và Barack Obama gởi đến tất cả các học sinh nhân ngày khai giảng năm học mới 2009 cũng đủ thấy cái sự định hướng khác nhau của 2 nền giáo dục :

Đầu tiên là thư của bác Triết:

Thứ tư ,02/09/2009

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết gửi thư chúc mừng nhân dịp khai giảng năm học mới 2009 - 2010

Nhân dịp khai giảng năm học mới 2009 - 2010, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã có thư gửi các thầy, cô giáo, cán bộ viên chức ngành giáo dục, các bậc phụ huynh và học sinh, sinh viên cả nước.
Thông tấn xã Việt Nam xin trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư của Chủ tịch nước:
-----------------------

“Nhân ngày khai giảng năm học mới và ngày "Toàn dân đưa trẻ đến trường", tôi thân ái gửi tới các thế hệ nhà giáo, cán bộ, công nhân viên chức ngành giáo dục, các bậc phụ huynh và các em học sinh, sinh viên trong cả nước lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Năm học vừa qua, toàn ngành giáo dục đã không ngừng phấn đấu, vượt qua nhiều khó khăn trở ngại, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, đạt được những kết quả quan trọng. Hệ thống, quy mô, mạng lưới giáo dục đào tạo tiếp tục được mở rộng; ngày càng nhiều địa phương đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và trung học cơ sở. Năm qua cũng đánh dấu sự chuyển biến tích cực trong đổi mới chương trình, sách giáo khoa, phương pháp giáo dục cũng như việc ứng dụng khoa học công nghệ trong giảng dạy và học tập. Chất lượng và hiệu quả giáo dục có tiến bộ, đặc biệt là về giáo dục đạo đức, pháp luật, giáo dục lý tưởng, ý chí, hoài bão để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn ở các bậc học, cấp học đều tăng lên. Phần lớn các địa phương đều có thêm trường khang trang, nhất là ở vùng sâu, vùng xa; điều kiện dạy và học của thầy và trò từng bước được cải thiện... Đây là những kết quả quan trọng góp phần nâng cao dân trí, giáo dục công dân, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tôi nhiệt liệt biểu dương những cố gắng, nỗ lực và những thành tựu của ngành giáo dục, đặc biệt là các tập thể, cá nhân đi đầu trong các cuộc vận động lớn và các phong trào thi đua của ngành, biểu dương các nhà giáo đang công tác ở vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo.

Đất nước ta đang cần có nhiều hơn nữa những trí thức, lao động có trình độ, có tâm, đức, có kỹ năng và bản lĩnh hội nhập. Giáo dục đào tạo có vai trò quan trọng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ này, phải tiếp tục triển khai mạnh mẽ các chủ trương của Đảng, Nhà nước và của ngành, đặc biệt là việc thực hiện kết luận 242-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục triển khai Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) và phương hướng phát triển giáo dục đào tạo đến năm 2020.

Tôi hoan nghênh ngành giáo dục phát động chủ đề cho năm học 2009-2010 là "Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục". Mục tiêu này phải được cụ thể hóa bằng nhiều chương trình hành động và phải trở thành hiện thực trong năm học mới. Các nhà quản lý giáo dục, các thầy, cô giáo và các em học sinh, sinh viên hãy phát huy các thành tựu, khắc phục yếu kém, cố gắng hơn nữa, nỗ lực và tâm huyết hơn nữa; hãy dấy lên phong trào thi đua mới trong giảng dạy và học tập theo hướng chất lượng, hiệu quả, toàn diện, phấn đấu thực hiện thành công các nhiệm vụ đề ra cho năm học 2009-2010 và những năm tiếp theo.

Chúc năm học mới thắng lợi!

Thân ái! ''.

Nguyễn Minh Triết

http://www.tainguyenmoitruong.com.vn/giao-duc/chu-tich-nuoc-nguyen-minh-triet-gui-thu-chuc-mung-nhan-dip-khai-giang-nam-hoc-moi-2009-2010

Tiếp theo là thư của bác Obama -(Tạm trích dịch) :


Nhân dịp khai giảng năm học mới, tổng thống Barack Obama có một bức thư chuyển đến các em học sinh trên toàn nước Mỹ:

Tôi đã nói về trách nhiệm của thầy cô giáo trong việc khuyến khích và thúc đẩy các em học.
Tôi đã nói về trách nhiệm của cha mẹ các em trong việc giúp các em đi đúng hướng, hoàn tất các bài tập về nhà thay vì dành mỗi giờ trong ngày trước tivi hay cái Xbox.
Tôi đã nói rất nhiều về trách nhiệm của nhà nước trong việc thiết lập một chuẩn cao trong giáo dục, hỗ trợ giáo viên và các vị hiệu trưởng ở những trường còn đang đi sau – nơi mà các em chưa có được cơ hội mà đáng lẽ các em phải có.
Nhưng nói gì thì nói, cho dù chúng ta có những giáo viên tâm huyết nhất, những bậc phụ huynh có trách nhiệm nhất và những ngôi trường tốt nhất trên thế giới, tất cả sẽ chẳng có nghĩa gì trừ khi tất cả các em hoàn thành trách nhiệm của mình: đến lớp hàng ngày, chú ý đến các bài giảng của thầy cô giáo, lắng nghe lời cha mẹ và người lớn, cũng như nỗ lực hết sức trong việc học.
Một số các em có thể không có cha mẹ để làm nơi nương tựa. Có thể một ai đó trong gia đình các em vừa mất việc và không có đủ tiền để xoay sở. Các em có thể sống trong một môi trường không được tốt, hay bị bạn bè ép buộc làm những việc mà bản thân biết là không đúng.
Nhưng cho dù hoàn cảnh của các em là như thế nào – các em giống ai, các em có bao nhiêu tiền, các em phải làm gì ở nhà – đó không phải là lý do để biện hộ cho việc không làm bài tập về nhà hay có một thái độ xấu. Đó không phải là lý do để giải thích cho việc cãi lại lời thầy cô, cắt tiết hay bỏ học. Đó không phải là lý do để không cố gắng.
Việc các em đang ở đâu không xác định các em sẽ đi đến đâu. Không ai viết sẵn định mệnh của các em. Đây là nước Mỹ, và các em tự viết lấy tương lai của mình.
Đó là lý do tại sao hôm nay, tôi kêu gọi mỗi em cần tự ác định cho mình một mục tiêu và làm mọi thứ để đạt được nó. Mục tiêu đó có thể đơn giản chỉ là hoàn thành tất cả các bài tập về nhà, tập trung trong lớp hay dành thời gian mỗi ngày để đọc một cuốn sách. Có thể các em quyết định rằng mình sẽ tham gia vào một hoạt động ngoại khóa nào đó hoặc tham gia tình nguyện trong khu vực mình sinh sống.

Cho dù mục tiêu đó là gì đi nữa, tôi muốn các em đặt hết quyết tâm vào nó.

Đó là câu chuyện của những học sinh từng ngồi đây cách đây 250 năm và tiếp tục phát động cuộc cách mạng xây dựng nên đất nước này. Đó là những học sinh từng ngồi đây 75 năm trước và vượt qua cuộc khủng hoảng lớn để rồi dành chiến thắng trong cuộc chiến tranh thế giới, đấu tranh cho quyền bình đẳng và đưa con người lên mặt trăng. Đó là những học sinh từng ngồi đây cách đây 20 năm và sau này sáng lập ra Google, Twitter, Facebook và thay đổi cách chúng ta liên lạc với mọi người.
Hôm nay tôi muốn hỏi các em, các em sẽ có thể đóng góp điều gì? Các em sẽ phát minh ra những gì? Một vị tổng thống trong 20 hoặc 50 năm nữa khi quay lại đây sẽ nói như thế nào về những đóng góp của các em cho đất nước này?
Tôi hi vọng các em sẽ nỗ lực hết sức trong tất cả những gì mình làm. Tôi đặt rất nhiều kỳ vọng trong mỗi cá nhân các em. Đừng để tôi thất vọng. Đừng để cha mẹ, đất nước hay bản thân các em thất vọng. Hãy làm chúng tôi tự hào về các em. Tôi biết các em có thể làm được điều đó.

http://kangblog.multiply.com/journal/item/479/479

Xem thêm:

Bài phát biểu của Obama trên Youtube:

YouTube - President Obama Speech to School Students Part 1 (http://www.youtube.com/watch?v=oTMYBIKa9pc&feature=related)

Bản tiếng Anh : http://www.whitehouse.gov/MediaResources/PreparedSchoolRemarks/

Phần tạm dịch : http://www.nguoitapviet.info/2009/09/07/1818/

kangoo1707
12-09-2009, 20:19
Qua 2 "bức thư" của 2 vị nguyên thủ quốc gia Nguyễn Minh Triết và Barack Obama gởi đến tất cả các học sinh nhân ngày khai giảng năm học mới 2009 cũng đủ thấy cái sự định hướng khác nhau của 2 nền giáo dục


Giáo dục là vấn đề chung của tất cả mọi người trong xã hội chứ không phải của riêng giới lãnh đạo. Nếu giữ lối suy nghĩ như anh thì tức là tự đặt mình ra khỏi công cuộc chung của cả xã hội rồi. Chúng ta là sinh viên, cũng đi học, tức là cũng là một phần của giáo dục rồi. Suy nghĩ chối bỏ trách nhiệm này thiết nghĩ là của rất nhiều người trong xã hội VN chúng ta, có lẽ là một phần khiến cho công cuộc cái cách giáo dục diễn ra hết sức trì trệ như hiện nay

Câu này mình trích trong diễn đàn của trường UIT

dohaichau2009
13-09-2009, 00:09
Được gửi bởi it_khokhao


"Và nếu một ngày nào đó trình độ khoa học công nghệ đạt đến một đỉnh cao nhất định thì điều mà Mác nói rất có thể sẽ xảy ra, không còn con người phục vụ con người,"
Mình từng đọc 1 bài báo về các nhà khoa học viễn tưởng.Nếu như một ngày đẹp trời nào đó. con người ko còn phục vụ con người nữa.Thì chỉ có robot phục vụ con người thui.Lúc đó mới không còn bóc lột,ko còn bất công.Đó mới chính là xã hội mà Mác nghĩ ra.

Lúc đó con người chỉ ăn chơi thôi chứ gì
Thoái hóa mất ...

kangoo1707
14-09-2009, 01:28
6 yếu tố trong tuyển sinh đại học ở Mỹ



Bàn về sáu yếu tố trong tuyển sinh đại học Mỹ thì phải gọi như cụ Nguyễn Du là “đủ ngần ấy nết mới là người soi”. Yếu tố thứ nhất: Trường muốn biết các sĩ tử đã học hành những gì và ra sao trong bốn năm trung học qua bảng điểm và hướng dẫn tính điểm của từng trường. Vì là giáo dục “không tập trung”, học sinh được thoải mái chọn lớp để ghi danh học. Nhìn bảng điểm, trường đại học sẽ biết ngay học sinh có học lệch không, lĩnh vực quan tâm chủ yếu là gì và kết quả (tương đối) của công lao học tập là bao nhiêu.

Yếu tố thứ hai: Trường đòi ba lá thư giới thiệu từ các thầy cô đã từng trực tiếp giảng dạy học sinh. Sự đánh giá khách quan của các thầy cô sẽ cho trường biết một thông tin quan trọng về khả năng học vấn của học sinh (so với các bạn đồng trang lứa trong một môi trường giống nhau, học sinh đã tận dụng cơ hội học hành ra sao, có sức học chênh lệch thế nào, điểm mạnh và điểm yếu khi giải quyết vấn đề, tương tác với bạn cùng nhóm…).

Trường chấp nhận học sinh chỉ chọn chủ nhiệm các môn mình học giỏi nhất hoặc có quan hệ tốt nhất để được một thư giới thiệu tốt, nhưng cũng biết đánh giá cách học sinh phân bố thư giới thiệu.

Nếu chỉ chọn toàn thầy cô dạy môn phụ, thời gian tiếp xúc ít thì rõ ràng học sinh đang cố “né” lời nhận xét không hay về thái độ học tập môn chính; hoặc nếu học sinh chỉ tập trung vào các thầy cô ở các môn xã hội mà không có thầy cô bên môn tự nhiên thì có thể các điểm Toán, Lý, Hóa cao trong sổ điểm có vấn đề.

Nội dung của thư giới thiệu được thầy cô niêm phong và trực tiếp gửi đến trường đại học nên hầu hết học sinh không biết nội dung.

Theo như tiết lộ của một số viên chức phụ trách bộ phận tuyển sinh đại học, những lời bình luận như: “Cô ấy không bao giờ suy nghĩ như mọi người hoặc làm theo đám đông” hoặc “Đôi khi cậu ấy thử thách quan niệm của tôi về cách giảng dạy, rất lười làm bài về nhà vì cảm thấy vô ích” lại được đánh giá là… lời khen! Trong khi học bạ Việt Nam lại đầy những câu chung chung như “chăm”, “ngoan” khi dịch ra tiếng Anh (có công chứng hẳn hoi) thì lại là “docile” (có nghĩa là vâng lời, dễ thuần phục), hoặc “diligent” (siêng năng, mẫn cán).

Yếu tố thứ ba: Trường cho phép học sinh có năm phút tự giới thiệu để giải trình đầy đủ nguyện vọng. Đó chính là bài luận văn! “Văn là người” nên trường khuyến khích học sinh thể hiện ý tưởng của mình mạch lạc trên một văn bản có khả năng chuyển tải thông tin hiệu quả gói gọn trong khoảng từ 800 đến 1.200 chữ. Bài luận được làm và gửi kèm đơn xin học chung (common application form).

Một vài trường “xịn” có thể yêu cầu hai bài luận (một bài theo đơn xin học chung và một bài do trường ra), nhưng đề của các bài luận này dễ đoán vì năm nào các thí sinh cũng đều biết thường có sáu đề luận na ná nhau để chọn một, ví dụ: “Bạn hãy kể về một người đã thay đổi toàn bộ cuộc đời bạn” hoặc “Bạn hãy kể về một thất bại mà bạn đã gượng dậy và học được điều gì từ nó?”.

Yếu tố thứ tư: Hoạt động ngoại khóa và hoạt động cộng đồng. Các trường đại học không muốn tuyển và đào tạo một con mọt sách, chỉ chắm chúi vào học tập mà không hề quan tâm gì đến các vấn đề xã hội, văn hóa, thể thao... Do vậy, một ứng cử viên sáng giá cho trường đại học là người cân bằng được việc học với những thú vui cá nhân và việc làm giúp ích cho cộng đồng.

Yếu tố thứ năm: Học sinh phải giới thiệu được điều gì và bằng cách nào để đóng góp và làm giàu cho cộng đồng đại học mà họ sắp sửa tham gia. Điều này được thể hiện dưới dạng một bài luận nữa hoặc bằng các phương tiện khác, miễn là có sức thuyết phục. Trường sẽ chọn học sinh căn cứ vào nguồn gốc, sắc tộc, tôn giáo, vùng miền để sân trường được “muôn hoa khoe sắc thắm”, các sinh viên có thể tương tác và học cách tương tác với nhau một cách bình đẳng.

Trong luật Mỹ có một sắc luật nghiêm cấm trường đại học đóng cửa cơ hội đối với sinh viên thuộc về thiểu số dân cư nào đó (người da đỏ, người tàn tật, người ở khu vực bị thiệt thòi, có chiến tranh).

Đó là lý do những năm gần đây, các trường đại học danh tiếng của Mỹ rất ưu tiên tuyển sinh viên giỏi từ Việt Nam và còn cấp nhiều loại học bổng. Có lẽ họ còn muốn trong khuôn viên của nhà trường có những đại diện từ bên kia bờ đại dương có thể dạy bạn bè làm gỏi cuốn, hát dân ca hoặc đóng góp những tranh luận nhiều chiều về các vấn đề học thuật cũng như quản lý cộng đồng sinh viên…

Cuối cùng, trường mới đòi học sinh nộp điểm SAT và còn “thòng” thêm một câu rằng điểm này chỉ có tính tham khảo. Nếu nó ngang bằng với bảng điểm trong lớp thì không có gì quan trọng, còn nếu quá yếu thì lúc đó sẽ được… tính tiếp! Chỉ cần học sinh viết một lá thư cho trường nói không có sẵn 100 USD để thi tuyển sinh, hoặc vùng lãnh thổ của họ không có tổ chức thi SAT, trường sẵn sàng trả lời “No problem!” (Không sao cả) để học sinh lại an tâm lo cho tốt năm yêu cầu còn lại của hồ sơ tuyển sinh đại học như đã nói trên.

Liệu đến bao giờ Việt Nam ta mới có một chế độ thi cử như thế này!

sonC0609k
14-03-2011, 19:04
Bài này lẫu vãi rồi ấy nhỉ?
Là dân it tớ chỉ thích nâng cấp chuyên môn, hoc những thứ mà tớ có thể kiếm được 1 công việc hấp dẫn.
Nếu sống/chết tớ chỉ muốn làm điều đó cho gia đình mình , tớ sẽ ko và ko bao giờ làm điều đó cho một ai khác

chuot_nhat88
07-10-2011, 10:51
Mỗi nước có một nền văn hóa riêng, một bản sắc riêng, và giáo dục cũng là cho nền văn hóa đó, có thể chưa hoàn hảo nhưng vẫn cần được tôn trọng, mình nghĩ nền giáo dục của nước ta cũng không đến nỗi.

trecondihoc
14-10-2011, 10:57
Giáo dục ở Việt Nam còn nhiều bất cập nhưng hiện nay có nhiều nhà giáo dục tiên tiến đã và đang xây dựng những mô hình hiện đại cho sinh viên, mình nghĩ nền giáo dục sẽ dần nâng cao chất lượng.

phanmemseo1
01-12-2011, 16:51
nền giáo dục vn chán lắm, chỉ nói suông thôi

luhieu
27-07-2013, 08:31
nền giáo dục vn chán lắm, chỉ nói suông thôi

Không suông đâu bạn, mình thấy đang đổi mới từng ngày đó, chỉ khi bắt tay vào làm mới biết cái khó của nó :)

tuongnvsq
28-10-2013, 22:27
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết gửi thư chúc mừng nhân dịp khai giảng năm học mới 2009 - 2010
lá thư dài nhưng mình thấy rất hợp với hiện thực.

Dzung Tran
29-04-2014, 10:01
Nghĩ đến học là đâu đầu

Cam Tu Cau
10-07-2015, 09:20
Sao nghe giáo dục Việt Nam mệt mỏi quá

lamtraumvn
06-10-2015, 13:50
các bác chứ chém, triết học là một môn khoa học cổ xưa nhất. Khẳng định luôn đấy không đùa đâu

lamtraumvn
15-10-2015, 11:41
ôi việt nam tổ quốc tôi, sao toàn thấy phê phán thế nhỉ. Các bạn sao không nghĩ tích cực lên và chung tay để xây dựng một nền giáo dục vững mạnh mà lại đi chỉ triết thế

lanthuong261089
11-11-2015, 11:20
công nhận, học xong chả có j trong đầu, cái j có cũng quá sơ cấp, đều fai đi học 1 chứng chỉ hoặc lớp bồi dưỡng :(

lanthuong261089
14-11-2015, 08:34
bài viết này e thấy khó hiểu quá ah. :(

hoa22065
16-05-2017, 18:40
Thành thật thì em thích học CNXHKH vì em gặp trúng thầy giảng hay.
CHắc mấy anh gặp phải giáo sư gây mê nên thành kiến từ lúc đó rồi