PDA

View Full Version : Phim Người lớn !



mrbond
03-04-2005, 17:16
Mình có xem phim "Người Tình" rồi. Phim được quay tại VN qua sự hợp tác của hãng phim Giải Phóng. Các cảnh quay ở VN đều rất chân thực. Phim kể về cô nữ sinh người Pháp trong thời kỳ Pháp đô hộ VN. Tuy là người Pháp nhưng nhà cô này không khá giả lắm. Mẹ cô là người nhẹ dạ bị lường gạt nên trắng tay cộng thêm người anh nghiện ngập suốt ngày la cà trong các "nhà đèn" của dân bản xứ. Trong lần qua phà Mỹ Thuận trên đường về Sài Gòn, cô gây ấn tượng mạnh với một anh chàng ba tàu giàu có (Lương Gia Huy đóng) bởi sự xinh đẹp cộng thêm sự hiếu kỳ vì ít khi thấy gái Tây đi trên xe đò của dân bản xứ. Sau chuyến đi nhờ xe về Sài Gòn, tình cảm hai người nảy nở. Hai người bắt đầu hẹn nhau để khám phá bản năng của mình. Bối cảnh *** diễn ra trong một căn nhà ở Chợ Lớn, giữa khu buôn bán tấp nập. Dần dà bạn bè trong trường nữ sinh phát hiện cô cặp kè với "tên ba tàu" vốn bị dân Pháp khinh miệt nên xa lánh cô. Dần dà họ chia tay vì gia đình muốn anh cưới tàu chứ không phải tây. Gần phân nửa của phim toàn là cảnh ân ái giữa hai người. Nhưng được quay khéo léo và rất nghệ thuật chứ không phải theo kiểu phim con heo. Phim **** Me cũng coi rồi luôn. Nhưng shock lắm không dành cho người nhạy cảm đâu.

ThichNuDiuHien
12-07-2006, 10:05
Bài 1:

Phim người lớn - Nghệ thuật hay đồi trụy ?

Bài của
Vanity

Khởi nguồn của phim "người lớn" là một bộ phim Pháp có cảnh khỏa thân đầu tiên trên thế giới, mang tên After the Ball, the Bath ra đời năm 1897, tức là 6 năm sau khi chiếc máy quay phim đầu tiên ra đời ! Đạo diễn bộ phim này là Georges Méliès, một người đã có ảnh hưởng rất lớn tới nền điện ảnh thế giới và cùng một lúc ngẫu nhiên đã mở đường cho thể loại phim "người lớn".


http://img145.imageshack.us/img145/1146/meliesgeorges2uf.jpg

Georges Méliès

Trong suốt thời gian nửa đầu thế kỉ 20, với sự kiểm soát gắt gao của bộ kiểm duyệt và cũng một phần do sự can thiệp của nhà thờ, tất cả các bộ phim không quay bất kì một cảnh tình dục nào, chỉ được phép ẩn ý ngầm rồi chuyển cảnh. Hình ảnh Burt Lancaster và Deborah Kerr hở hang ôm hôn nhau thắm thiết trong From here to eternity đã trở thành một trong những hình ảnh kinh điển xưa cũ nóng bỏng nhất. Nếu so với thời nay thì cảnh này không có gì đặc sắc nhưng nó đã gây sốc khán giả vào thời điểm năm 1953 !


http://img97.imageshack.us/img97/4909/fromheretoeternitya3mg.jpg

Tất nhiên nói rằng nửa đầu thế kỉ 20, các bộ phim không quay cảnh tình dục nào là ám chỉ tới những bộ phim phát hành rộng rãi còn phim "ngoài luồng" thì không ai có thể biết được. Chỉ tới khi Last Tango in Paris (1972) ra đời, được coi là cột mốc trong loại phim tình dục, người ta mới suy nghĩ về ranh giới giữa phim trong và ngoài luồng. Bộ phim được dàn dựng bởi Bernardo Bertolucci ( đạo diễn nổi tiếng với bộ phim đoạt 9 giải Oscar - The last emperor ) và diễn viên tài ba Marlon Brando trong vai chính. Bộ phim xoay quanh cuộc gặp gỡ giữa một người đàn ông Mỹ trung niên ( Paul ) và một cô gái Pháp tuổi đôi mươi ( Jeanne ). Họ không muốn biết nhiều về nhau, những lần gặp nhau là những cuộc làm tình không ngơi nghỉ. Phim quay rõ toàn bộ cảnh khỏa thân, nhất là nhân vật Jeanne không một chút mảnh vải che thân đi qua đi lại trước máy quay.


http://img157.imageshack.us/img157/2338/sistetangoparis1ki.jpg

http://img93.imageshack.us/img93/6017/tango67ku.jpg

http://img370.imageshack.us/img370/2873/tango2a1xl.jpg

Vậy Last Tango in Paris có gì khác một phim "con heo" hoàn toàn?
Không hẳn vậy. Hãy chú ý tới sự giằng xé nội tâm, khuôn mặt của hai nhân vật chính khi làm tình. Một người vừa mất vợ, một người chuẩn bị cưới chồng. Trong những lần hoan lạc, họ cố gắng giải tỏa sự tò mò, sự ấm ức, nỗi đau của chính mình. Tưởng như một mà hai, hai mà lại như một. Câu chuyện kết thúc trong bi kịch, một hồi chuông báo động cho sự trụy lạc của con người hay sự khép lạnh giữa con người với nhau ngoài tình dục ra ?

Cùng trong thập kỉ 70, một bộ phim tình dục nữa gây sốc trong nước và cả trên thế giới, đã bị cấm trong 20 năm ở nhiều nước, đó chính là In the Realm of the Senses (1976). Bộ phim dựa trên một câu chuyện có thật xảy ra trước thế chiến thứ 2 ở Nhật, về một cuộc tình ám ảnh giữa một người đàn ông ( Kichizo ) và cô hầu trong nhà ( Sada ). Sada càng lúc càng trở nên lấn tới, điều khiển từng động tác "kĩ thuật" làm tình. Hai nhân vật chính trong phim mây mưa không ngừng nghỉ, với nhiều "chiêu bài" mới lạ để đạt được sự thỏa mãn tột đỉnh, kể cả đánh đập, thắt cổ nhau. Không chỉ dừng ở mức quay rõ cảnh khỏa thân, giao hợp rõ mồn một mà cả những hình ảnh kích thích tình dục qua đường miệng cũng không hề chút che đậy! Hình ảnh kết thúc phim chìm trong hoan lạc và bạo động, có thể khiến khán giả phải chóng mặt !


http://img136.imageshack.us/img136/3140/intherealmofthesenses6bz.jpg

http://img136.imageshack.us/img136/3047/intherealmofthesenses17cg.jpg

Một bộ phim kinh tởm?
Vấn đề kinh tởm hay không thuộc phạm trù tiêu chuẩn đạo đức của người xem. Một điều lạ là con người quan hệ tình dục với nhau thì không thấy sao nhưng tới khi xem những cảnh quá "tường tận" trên màn ảnh thì lại thấy "ghê ghê". Riêng về phim In the Realm of the Senses, nó gây được sự chú ý bởi tính chân thực, những trò hoan lạc, bản năng tính dục của nữ giới cũng được khai thác khéo léo chứ bộ phim không phải một chuỗi những cảnh làm tình vô nghĩa. Sự đam mê có thể khiến con người vượt ra khỏi sự kiểm soát bản thân, sự ám ảnh có thể gây nên tội ác.

Mỹ - cường quốc điện ảnh - cuối cùng cũng không hề tỏ ra chịu thua kém gì các nước tân tiến khác khi gây ra hiện tượng Bản năng gốc - Basic Instinct (1992).


http://img89.imageshack.us/img89/4961/basic20instinct2025ry.jpg

http://img89.imageshack.us/img89/6263/michaelcatonjonessharonstone8y.jpg
Đạo diễn Michael Caton-Jones đang chỉ đạo Sharon Stone trong phim Basic Instinct

Bộ phim khéo léo khai thác bản năng tâm lí tình dục của con người để dẫn giải sự yếu đuối, lầm lẫn của họ khi vướng vào tình dục. Nàng nhân vật chính trong bộ phim ( do cô đào bốc lửa Sharon Stone thủ vai ) dùng những kĩ thuật kích thích, làm mê muội những tên cảnh sát điều tra vụ án mạng mà cô là nghi can số một. Về mức độ "trung thực" thì Basic Instinct chưa phải dạng cao nhất, không quay chi tiết những "phụ tùng" của các nhân vật "chập vào nhau" nhưng nó cũng đủ khiến những khán giả nhạy cảm phải nhíu mày vì mức độ tạo cảm giác thật của những cảnh hoan lạc trong bộ phim, tiếng gào thét "vang vọng núi rừng" của Sharon Stone và cả những cảnh đi qua đi lại trong tình trạng trần truồng của hai diễn viên chính trong bộ phim.


http://img89.imageshack.us/img89/7127/catherinebreillat0oa.jpg
Catherine Breillat

Nữ đạo diễn Pháp Catherine Breillat đã gây được sự chú ý của thế giới với một số phim hết sức "thách thức", nổi bật nhất là Romance (1999) và Fat Girl (2001). Đặc điểm nổi bật trong phim của bà là sự mạnh mẽ của nữ giới trong chuyện chăn gối. Romance kể về một phụ nữ tên Marie cảm thấy chán chường với anh chàng người yêu luôn hờ hững, không thích "gần gũi" cô nữa sau một thời gian ngắn mặc dù anh thực sự không hề ngoại tình và nói rằng anh vẫn yêu cô. Cô chửi rủa, thà anh ta ngoại tình rồi làm tình với cô còn hơn đơ ra như khúc gỗ. Không thể chịu được cuộc sống thiếu tình dục, cô đã lao vào cuộc chơi với những người đàn ông khác. Chăn gối bình thường không thỏa mãn, cô còn muốn bị trói chân tay, bịt mồm, chịu đau đớn. Nhưng đằng sau những cảnh thủ dâm, chịu cực hình, một câu hỏi được đặt ra đối với khán giả : phải chăng tình dục và tình yêu là hai thứ tách rời, không hề liên quan tới nhau ? Sự lãng mạn ( romance ) chỉ là một sự tưởng tượng của tình yêu ? Một tư tưởng có phần cực đoan chăng ?


http://img124.imageshack.us/img124/8964/478romancedvdd33xp.jpg

Một điều đặc biệt trong Romance là nó thử thách việc "nhịn" tình dục của phụ nữ thay vì đàn ông như thường thấy. Lâu nay, người ta chỉ thấy phụ nữ từ chối chuyện chăn gối vì nhiều lí do khác nhau chứ làm gì thấy chuyện đàn ông từ chối chuyện đó. Vậy nên, nếu tình huống lạ đời đó xảy ra thì sẽ ra sao ? Phải chăng dưới sức ép xã hội, người ta không biết rằng nhu cầu của phụ nữ cũng cao, nhưng vì người yêu nên chỉ biết phục tùng khi anh ta có hứng ?
Stanley Kubrick - đạo diễn đại thụ trong làng điện ảnh - đã kịp làm một bộ phim tâm lí tình dục gây ám ảnh người xem trước khi qua đời. Đó chính là Eyes Wide Shut (1999).


http://img82.imageshack.us/img82/9605/eyeswideshut23qq.jpg

Phim xoay quanh sự ngờ vực tính chung thủy của một đôi vợ chồng và những ảo tưởng tình dục họ tạo ra. Bộ phim khai thác những hình ảnh hoan lạc của việc tình dục tập thể để phác họa rõ hơn cho người xem về sự tưởng tượng vô độ nằm trong tiềm thức của con người, sợi dây mong manh giữa sự thèm khát và hành động thực sự. Điều quan trọng là con người có đủ khả năng để kiểm soát "bản năng gốc" đó để giữ trọn vẹn cuộc sống một vợ một chồng chung thủy ?

Mấy năm gần đây, nhiều phim "người lớn" đã tiếp cận được ở thị trường thông thường: Intimacy (2000), **** Me (2000), The Piano Teacher (2001)


http://img156.imageshack.us/img156/7002/piano8zf.jpg

http://img114.imageshack.us/img114/2651/intimacya4bx.jpg

Riêng phim **** Me ( tên gốc Baise moi ) đã gây nên một cơn sốc mạnh chưa từng có ở thị trường phim thông thường. Phim kể về sự trả thù của hai cô gái làng chơi đối với nam giới. Theo như báo chí miêu tả thì tất tần tận chuyện giao hợp đã được thu gọn vào trong máy quay không chút che đậy, những cảnh bạo lực quá đẫm máu có thể khiến người xem phải nôn mửa ! Và **** Me đã bị cấm chiếu ở rất nhiều nơi trên thế giới, hoặc bị xếp vào dạng X ( 21 tuổi ), phim ngoài luồng hay bị cắt đi nhiều cảnh.

Một điều nhận thấy những phim "người lớn" gây tranh cãi, gây sự chú ý của giới phê bình khác phim "con heo" bởi nó khơi gợi những tư tưởng sâu xa về tâm lí con người chứ không phải là một phim vô nghĩa kích thích nhục dục nhất thời. Một điều quan trọng nữa trong những phim này là sự khẳng định chủ quyền của nữ giới trong chuyện phòng the. Liệu đây có là một tín hiệu quan trọng thay đổi tư tưởng giành mọi ưu tiên cho nam giới trong xã hội lâu nay ?

Có điều những bộ phim người lớn đòi hỏi người xem một tư tưởng thoáng và một đôi mắt "chịu đựng" dẻo dai khi những hình ảnh "chi tiết" đập rõ mồn một trên màn hình. Phim người lớn chất lượng cao khiến bạn phải suy nghĩ sâu hơn về những vấn đề liên quan đến tình dục nhưng không thể tránh tác dụng phụ là sẽ khiến bạn ám ảnh với tình dục quá độ nếu xem quá nhiều. Vậy nên, với thể loại phim nhạy cảm như phim người lớn thì người xem phải hết sức thận trọng, căn nhắc khối lượng xem. Và việc đánh giá giá trị của thể loại phim người lớn cũng như vậy, hoàn toàn dựa trên cảm quan của mỗi người xem.

:eek:

vikhoa
12-07-2006, 17:08
Bài này ở đâu vậy anh? MoviesBoom?

DaveMustaine
12-07-2006, 21:30
Thông tin thêm về bài viết:

Đây là bài viết của thành viên Vanity của website www.yxine.com (có ghi tên tác giả ở trên)
Được viết cách đây gần 2 năm

Hell Fire
19-07-2006, 10:11
Bài phân tích khá hay đó chứ :D

ThichNuDiuHien
23-07-2006, 09:42
KHỎA THÂN TRONG PHIM VIỆT
CẤM HAY KHÔNG CẤM ?
(TNDH tổng hợp)


Theo dự luật Điện ảnh những cảnh đầu rơi máu chảy, cận cảnh làm tình, khỏa thân sẽ bị cấm trong hoạt động điện ảnh. Tuy nhiên, nhiều đại biểu cho rằng, những quy định cấm quá cụ thể như trên sẽ cản trở hoạt động sáng tạo nghệ thuật.

Điều 11, Luật Điện ảnh đã liệt kê hàng loạt những hành vi bị cấm trong hoạt động điện ảnh: Dùng hình ảnh, âm thanh thể hiện giao cấu giữa người với động vật; loạn luân; cận cảnh làm tình, khoả thân; hành động tình dục nhằm kích thích dâm ô.
Điều luật này cũng cấm các cảnh đầu rơi máu chảy, chặt từng bộ phận con người, cảnh đánh đập khoái trá của kẻ gây tội ác (trừ trường hợp phê phán lên án cái ác)
'Cảnh mặc quần áo đôi khi tục tĩu hơn khoả thân'
Những quy định cấm quá cụ thể của dự luật đã không nhận được sự đồng tình của nhiều đại biểu Quốc hội. Ông Dương Trung Quốc nêu quan điểm, luật không nên cụ thể hoá những hành vi cấm bởi không thể theo kịp sự phát triển của nhịp sống hiện đại. "Luật quy định cấm những cảnh quay khoả thân nhưng có cảnh khoả thân mang tính biểu tượng nghệ thuật. Trong khi, có những cảnh diễn viên mặc quần áo đấy nhưng rất tục tĩu", ông Quốc nói.
Lấy ví dụ cụ thể về bộ phim "Huyền thoại mẹ", đại biểu Nguyễn Thị Hồng Vy cho rằng, trong phim có những cảnh khoả thân nhưng đó sáng tạo nghệ thuật, không dung tục. Nếu quy định quá cụ thể, cứng nhắc như trong dự luật sẽ cản trở đến hoạt động sáng tạo nghệ thuật.
Với góc nhìn của một người hoạt động trong lĩnh vực văn hoá, đại biểu Nguyễn Hữu Thỉnh cũng không tán đồng việc cấm đưa cảnh chém giết người dã man. Theo ông Thỉnh, khi đưa ra quy định này, ban soạn thảo cần phải phân biệt rõ 2 loại phim: Chiến tranh và hành động. Với các bộ phim chiến tranh, không thể thiếu cách cảnh quay đánh đập, tra tấn dã man bởi đó là một phần của lịch sử kháng chiến của dân tộc.

Khỏa thân trong phim là vấn đề nghệ thuật

Theo tôi, khỏa thân trong phim là vấn đề mang tính nghệ thuật, vì một bộ phim làm ra thì phải đúng với nội dung, đúng kịch bản, mà người viết gửi gắm nghệ thuật sáng tác của mình vào nhân vật.
Nếu quốc hội soạn luật cấm thì phim Việt Nam không bắt kịp điện ảnh thế giới. Vì nước ngoài họ cũng cần những cảnh như vậy để đáp ứng cốt truyện phim, làm cho phim được hấp dẫn, đúng với nhân vật trong kịch bản, vì họ thừa nhận đó là nghệ thuật – Nguyễn Dữ Liệu

Theo tôi cũng không nên cứng nhắc quá như vậy. Bởi vì trong điện ảnh chúng ta nên nhìn bằng con mắt khách quan và theo nội dung của phim. Nếu cấm hết những điều này thì tôi tin phim Việt sẽ dần bị quên lãng, và làm chậm đi sự phát triển của nền điện ảnh nước ta – phuongthengoc
Khoả thân tốt hay xấu là do bản chất của sự việc

Khoả thân tốt hay xấu là do bản chất của sự việc. Trong chiến tranh có một cảnh quay thật: một thiếu nữ bị bom napan, một em bé gái bị cháy hết áo quần trần truồng chạy trong nỗi tuyệt vọng... có nên cắt không? Tôi đã từng xem những bức tranh khoả thân thời kỳ Phục hưng, nhưng tôi thấy chỉ có cái đẹp được thể hiện chứ ngoài ra chẳng có tí nào khêu gợi cả. Nhưng cũng có người bức xúc. Khi trong ta không sạch thì chỉ cần một cái nhìn vô tình cũng cảm thấy "cả thế giới đang đòi hỏi mây mưa" – Hoàng Hùng
Đặt khỏa thân vào đúng vị trí

Khỏa thân, trước tiên là văn hóa nhìn và văn hóa cảm nhận, sau đó mới kéo theo hệ quả là tốt hay xấu.
Bất cứ một phán xét nào sẽ thành phiến diện nếu không đặt khỏa thân vào đúng bối cảnh của nó. Một thiếu nữ chạy trong bom napan, một em bé gái bị cháy hết áo quần trần truồng chạy trong nỗi tuyệt vọng, cảnh những tù nhân không một mảnh che thân… Đó là chiến tranh, là nỗi xót xa, chứ không phải là khỏa thân nữa. Một bức ảnh nude được nâng lên mức nghệ thuật, thì đó là sự thưởng thức cái đẹp chứ không phải là cảm quan nhục dục thuần túy.
Trình độ nhận thức, lối sống, cảm xúc, khả năng cảm nhận cái đẹp như thế nào sẽ đặt khỏa thân vào vị trí như thế đó – Ngô Thùy Linh
Đừng đẩy nghệ thuật vào gọng kìm

Tôi đọc thấy bài viết về việc luật hoá vấn đề "khoả thân trên phim" mà cảm thấy buồn. Buồn vì giữa thế kỷ 21 vẫn còn những suy nghĩ quá bảo thủ trong chuyện làm nghệ thuật. Hỡi những luật gia, những người soạn ra văn bản luật, các vị không thể nào quên vai diễn của diễn viên Mai Hoa trong phim "Đời cát", vai diễn đã vinh danh tên tuổi nghệ sĩ không chỉ ở tầm quốc gia mà đã vươn ra thế giới. Ai dám khẳng định những cảnh phim ấy là trần tục, là phản cảm. Cứ để các đạo diễn, các nhà quay phim mặc sức sáng tạo với đứa con nghệ thuật của mình, đừng đẩy họ vào chỗ làm phim mà phải tránh chỗ này, né chỗ kia. Đưa nghệ thuật vào gọng kìm là làm hỏng nghệ thuật. Bộ phim nào trước khi ra công chiếu cũng phải qua Hội đồng kiểm định kia mà, lúc đó cảnh khoả thân trên phim có lố bịch, gợi dục thì chúng ta vẫn còn ngăn chặn kịp – Nguyễn Long

Cấm khoả thân trên phim là đúng

Tôi thấy vấn đề quy định của Luật Điện ảnh về cấm khoả thân là đúng, phù hợp với nguyên tắc đạo đức và tâm lý đại đa số người dân Việt Nam. Việc phản đối của các nhà làm phim, đạo diễn chỉ là vấn đề lợi nhuận đối với họ và cuộc sống của họ. Thực tế cuộc sống của họ, tôi và không ít bạn bè tôi đã từng chứng kiến, là một sự lợi dụng nghệ thuật cho mục đích thoả mãn cá nhân của mình.
Người dân Việt Nam không cần các đạo diễn, nghệ sĩ thể hiện cuộc sống gia đình của mình quá trần tục trên phim. Đó là điều mà mỗi người trong cuộc sống gia đình - một tế bào xã hội đã được hiến pháp thừa nhận - tự cảm nhận và hoàn thiện.
Tôi phản đối ý kiến của anh Nguyễn Long. Tôi là một người dân, giống như mọi người khác. Tôi chắc hẳn khán giả cũng như tôi, xem một bộ phim bị phê phán vì sự tò mò nhiều hơn vì nó hay. Chúng ta đã từng xem biết bao bộ phim hay, biết bao ấn tượng và cảm xúc về phim. Nhưng tất cả các phim đó đều chẳng có liên quan gì đến chuyện phải có khoả thân. Và điều rõ ràng nhất, trong số phim Việt chưa có một phim có cảnh khoả thân nào ấn tượng – Vũ Thị Hồng
Nghệ thuật không có giới hạn

Đã mấy hôm, tôi nghe nói về đề tài này cho tới khi đọc bài của chi Hồng: "Cấm khoả thân trên phim là đúng" thì tôi chợt có ý muốn đóng góp vài ý kiến để thảo luận. Câu nói "Nghệ thuật không có giới hạn" nghe như một sự biện hộ, nhưng sự đúng đắn của nó là không thể phủ nhận, vấn đề ở chỗ có đúng là nghệ thuật hay là món "giả cầy" không mà thôi. Theo ý của chị nếu cấm khoả thân trên phim ảnh thì các loại hình nghệ thuật khác sẽ ra sao? Ví dụ như nhiếp ảnh, hội hoạ.
Trong bài chị có nói là "Phù hợp với nguyên tắc đạo đức và tâm lý đại đa số người dân Việt Nam" thì e rằng không chính xác. Tôi đồng ý với chị là những cảnh khoả thân trong phim của ta từ trước tới nay, đại đa số đều gây phản cảm, thậm chí thô tục. Nhưng điều đó không có nghĩa là sẽ mãi như vậy, hãy để cho những nhà làm phim tài ba thoải mái sáng tạo, hãy dẹp bỏ (cấm) những thứ rác rưởi rẻ tiền và hy vọng khán giả sẽ được thưởng thức những thước phim nghệ thuật đích thực, trọn vẹn – Nguyễn Triệu Anh
Luật điện ảnh không nên quá bó buộc

Theo ý kiến tôi là nên cho phép có chọn lọc hay kiểm duyệt. Chúng ta đang sống trong thế kỷ 21, vì vậy văn hoá chúng ta đang sống là văn hoá của thế giới chứ không chỉ của Việt Nam. Các nhà làm luật và đại biểu phải hiểu điều đó, không thể khép mình mãi được – tran trong loi

Tôi thấy luật điện ảnh quá bó buộc theo kiểu phong kiến. Nếu cứ làm như thế sẽ dẫn đến tình trạng nhập lậu phim đen *** vào Việt Nam, dẫn đến hậu quả khó lường – minh
Cấm hay không cấm phải rõ ràng

Theo tôi, chúng ta nên đưa ra những trường hợp cụ thể nào thì bị cấm bởi vì có nhiều trường hợp, cảnh phim mà "nên cấm" đó lại mang ý nghĩa nghệ thuật. Ngược lại có những cảnh không lọt vào danh mục cấm nhưng lại hết sức tục, thể hiện tính con nhiều hơn tính người
Phụ thêm:
“Đẻ mướn” Phim được xem là “hot” nhất VN (?)


Lần đầu làm phim nhựa, với một câu chuyện khá tình cảm, đạo diễn Lê Bảo Trung tỏ ra khá mạnh dạn khai thác những pha ***. Cùng dàn diễn viên có ngoại hình đẹp, anh đã xây dựng những cảnh nóng nhiều cảm xúc.
"Phim tôi hạn chế khán giả dưới 18 tuổi vì có những pha rất “nóng”...", đạo diễn Lê Bảo Trung nói về bộ phim của mình khi đang còn trong giai đoạn thực hiện


http://img48.imageshack.us/img48/8396/demuonddthhn6.jpg



“Đẻ mướn” là bộ phim có doanh thu lớn nhất tại Việt Nam trong dịp Tết Nguyên đán.


Chị Mai Nhung, cán bộ Hội liên hiệp Phụ nữ Hải Phòng, cho biết: “Tôi đi xem Đẻ mướn vì tò mò và thấy bộ phim này được nhắc đến nhiều trên các phương tiện truyền thông thời gian qua. Nhiều người khác cũng đến rạp vì lý do này. Hiệu ứng do phim Gái nhảy tạo ra vẫn ảnh hưởng đến tâm lý khán giả, và mọi người cũng quen với những pha mát mẻ trong phim Việt Nam”

batdinh
24-07-2006, 11:09
phim VN không nói đến.
theo mình nghĩ (sau khi xem hết các phim) các phim trên là phim về đề tài tính dục chứ không phải là phim *** thuần túy.
coi xong phim ngẫm nghĩ nhức đầu bỏ xừ.

U.F.O
13-11-2006, 18:12
Anh thík nữ ơi em đợi bài 3 ~.~

ExtremeEdition
14-11-2006, 13:53
khá là hấp dẫn tôi sẽ đợi các bài viết tới của các bạn

jiSh@n
15-11-2006, 05:47
Có ai xem L'Amant (Người tình - 1992) của Pháp chưa. Lấy bối cảnh VN thời Pháp (Sài Gòn và Sađéc, 1929), rất nhiều cảnh hot nhưng nội dung cực hay.

ExtremeEdition
15-11-2006, 12:20
Có ai xem L'Amant (Người tình - 1992) của Pháp chưa. Lấy bối cảnh VN thời Pháp (Sài Gòn và Sađéc, 1929), rất nhiều cảnh hot nhưng nội dung cực hay.

bạn có thể nói qua về nội dung của nó ko như thế nào ...

Real Madrid
23-11-2006, 11:09
Thì cũng bình thường thui, bi giờ bên nước ta cũng chập chưỡng làm mấy cái này rùi, thường chỉ dám lồng chút chút thui. Nhưng gần đây bắt đầu khai thác cái lĩnh vực này!!!

U.F.O
23-11-2006, 11:20
hzizhi bà con ai có link down..các phim đó chỉ em vứi
~.~
Hoặc chỉ em vào 4r nào cũng đc
Để em vô tìm
hehe

mike1986
26-11-2006, 09:45
Khai thác nó ở khía cạnh nghệ thuật hoặc chân thực thì hay ^^ Nhưng đôi khi có những chỗ không cần cũng cho vào thì ... (ọe)

Phim của Leonard Di Caprio lúc nào cũng có cảnh nhưng 50% là vô duyên, không cần thiết.

moonriver76
26-11-2006, 11:16
Có bạn nào xem The Isle (Cô lái đò) của Korea chưa? Nội dung khá hay và lạ. It's very hot!! :D

ExtremeEdition
26-11-2006, 11:28
Sao ít người vào đây thế nhỉ chả lẽ hầu như ko phải người lớn haaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa

THE LAST LEAF
28-11-2006, 13:09
Làm mình cứ tưởng bở

U.F.O
28-11-2006, 18:49
Uiui thế rốt cục mún xem thỳ làm thế nào ~.~

Alex_del
29-11-2006, 16:42
Xem những phim mà có những cảnh *** không lộ liễu quá rất hay, nó mới có giá trị , không thì về nhà thiếu gì phim *** :D

dv007
25-01-2007, 18:04
đợi mãi topic này mả chả có gì kiếm cháo cả

Arkain
25-01-2007, 18:57
Không hiểu vì sao Việt Nam vẫn chưa học theo các nước khác mà phân loại phim theo lứa tuổi, lúc đó thì đâu còn gì để cãi vã? Trên 18 thì muốn coi gì thì coi, đâu có cần bác VH&TT đóng vai phụ mẫu?

thagnv
25-01-2007, 21:06
Không hiểu vì sao Việt Nam vẫn chưa học theo các nước khác mà phân loại phim theo lứa tuổi, lúc đó thì đâu còn gì để cãi vã? Trên 18 thì muốn coi gì thì coi, đâu có cần bác VH&TT đóng vai phụ mẫu?
Có rồi đó chứ, nhưng tại thị trường phim Việt Nam ko phong phú và nhiều bằng phim nước ngoài nên thị trường phim cũng ko có nhiều phân khúc để khán giả phải "phân vân" khi lựa chọn. Một năm phim Việt làm được ko tới 10 phim mà đau một nỗi là đa số các phim làm xong đem ra nước ngoài thi thố, thực hư chẳng biết ra sao nhưng báo chí khen rầm rầm. Khán giả trong nước thì ko có dịp xem những phim đó vì chẳng rạp nào dám đầu tư để chiếu vì sợ ế. Đạo diễn, nhà làm phim thì chê thị hiếu khán giả tầm thường... hic hic... còn làm phim đại trà kiểu chọt cù lét để chiếu như một số hãng tư nhân đã làm thì đúng là "tầm thường" thật... thành ra ko có nhiều phim để mà phân loại bác à.

Còn phim nước ngoài nhập vào VN bằng con đường chính thức thì cũng ko bao nhiêu và qua tay mấy bác kiểm tra tư tưởng Văn hóa nghệ thuật hết rồi nên nói chung thường là phim hành động và tâm lý xã hội... mấy cái vụ *** thì làm gì có mà phân loại...

Thôi mấy bác cứ chờ cho mấy cụ bớt xiết, lớp trẻ lên ngồi thì tư tưởng mới thông thoáng được. Tư tưởng thông thoáng thì mấy vấn đề "nhạy cảm, đồi trụy, cổ xúy cho truyền bá tư tưởng đồi bại, tiếp tay băng hoại giá trị tư tưởng truyền thống, lệch lạc nhận thức về quan điểm chính trị" mới có dịp mà lên phim. Lúc đó mới có cái vụ xếp loại này nọ. Còn giờ thì cứ yên tâm nhá, nền điện ảnh VN nhà mình mà làm phim thì từ con nít đang bi bô cho đến các cụ sắp "vi vô" đều xem được, xem thoải mái... vì đã duyệt từ khâu kịch bản rồi chứ ko đợi lên phim mới duyệt đâu.

Thực sự vẫn có một số phim làm ra mà ko được chiếu. Bác Ác Kên thích xem thì hôm nào có dịp em giới thiệu cho bác. Em mà mang lên net thì chắc đời em đi tong luôn...

quahai_090
12-05-2007, 12:01
người lớn thướng nhạy cảm và cũng nhanh chóng chai lì.*** la một trong nhưng chủ dề không còn gây tranh cãi.Nhất là trong điện ảnh.có cần thiết không khi bạn bắt mọi người cứ phải nói mãi về nhưng điều quá cũ!còn về chúng ta lớn lên ở phương đông là nơi bắt đầu.chúng ta chỉ nói về những cái mới thực sự có lọi cho tương lai.thế bạn nhé!
hãy là người lớn khi bạn thấy có thể đã đủ tự tin để khẳng định mình.đừng ép mình thành ngươi lớn khi cố nói những chuyện người lớn.thân ái gửi:E.E và arkain

hkhue
12-05-2007, 16:15
sao toi xem ko dc vay ne

digitalknight
12-05-2007, 17:00
Nhân tiện topic này, có câu hỏi nhờ anh em giải đáp. Tại sao phim *** lại được việt nam gọi là phim con heo???

anaxy
12-05-2007, 18:00
Nhân tiện topic này, có câu hỏi nhờ anh em giải đáp. Tại sao phim *** lại được việt nam gọi là phim con heo???

Vì con heo không mặc gì cả, cũng không có lông bên ngoài che phủ như mấy con vật khác, mà nó cũng bình dân hơn :D

Dark Devil
13-05-2007, 06:57
Vì con heo không mặc gì cả, cũng không có lông bên ngoài che phủ như mấy con vật khác, mà nó cũng bình dân hơn :D

câu trả lời khá chân chất, rất sát với câu hỏi đấy!
Mình thì thấy nghệ thuật đôi khi cũng cần phơi bày sự chân thuc của cuộc sống, nhưng nếu lạm dụng không đúng mức thì dễ gây sốc đấy!!!

Arkain
13-05-2007, 09:55
Nếu tớ nhớ không lầm thì phim "con heo" là tiếng lóng để ám chỉ sự dơ dáy của "cochonnerie" thời văn hóa Pháp rầm rộ tại miền Nam. Dơ như heo ấy mà!

xuanduc123
13-05-2007, 15:16
Ai có trang web nào hay phin người lớn nhẹ nhàng thì cho lên đi ?

Yuris_revenge
13-05-2007, 16:05
Có ai xem L'Amant (Người tình - 1992) của Pháp chưa. Lấy bối cảnh VN thời Pháp (Sài Gòn và Sađéc, 1929), rất nhiều cảnh hot nhưng nội dung cực hay.

:D Phim nói về Marguerite Duras và Huỳnh Thủy Lê, Mẹ Marguerite Duras là hiệu trưởng trường "École De jeunes filles" nay là trường tiểu học Trưng Vương. :D Kể ra sadec cũng nổi tiếng quá nhỉ hi hi

ConGa_GaCon
14-05-2007, 09:01
cái phim ấy nội dung thì hơi nghèo mà đánh nhau thì dữ quá trời. thằng người Tầu ấy được ghê thuê nhà giữa chợ chơi giữa bạn ngày khi xunbg quanh ầm ỹ thế cũng được. còn gia đình con nhỏ này tệ quá không mê được >>phim cũng được nhưng cấm trẻ >18 he he

thubaby
17-05-2007, 09:45
cũng hay đấy nhưng mình chưa bao giờ cao phim ***

chochienxu
21-05-2007, 13:04
Không hiểu vì sao Việt Nam vẫn chưa học theo các nước khác mà phân loại phim theo lứa tuổi, lúc đó thì đâu còn gì để cãi vã? Trên 18 thì muốn coi gì thì coi, đâu có cần bác VH&TT đóng vai phụ mẫu?

thế bác nghĩ nếu phim ở vn được phân loại đâu ra đó thì các em ấy sẽ ngoan ngoãn nghe lời đợi đủ 18 tuổi mới xem mấy phim erotic thế này à :D

The Old Man
21-05-2007, 13:11
Coi hình 1001 nudists:
http://www.freewebtown.com/baynguyen007/Download/Nude.jpg

Arkain
23-05-2007, 06:50
Người Hồi mà cũng làm nudist nữa ta! :D

Lord_of_monsters
23-05-2007, 09:41
không phải nói chư nhìn qua mình cứ tưởng đống hạt đậu hay cái gì cơ cái ảnh kì quá lol

mr_thu_vi
23-05-2007, 11:29
Em vẫn thích thể loại phim hài khai thác đề tài *** để giáo dục giới tính nhất, xem chết cười mà không thấy ghê===>nội dung được chuyển tải đúng cách là tốt nhất. Ai đã xem Euro trip chưa, ra đây coi?

acquydeptrai
23-05-2007, 11:57
Xem American Pie mới gọi là hài! Miêu tả cực thật cuộc sống của học sinh sinh viên Mỹ! Hie~ hie~!
Phần 5 của AP thì 18+ :D

jiSh@n
23-05-2007, 11:58
:D Phim nói về Marguerite Duras và Huỳnh Thủy Lê, Mẹ Marguerite Duras là hiệu trưởng trường "École De jeunes filles" nay là trường tiểu học Trưng Vương. :D Kể ra sadec cũng nổi tiếng quá nhỉ hi hi

Chuyện, Sađec là đô thị cổ, tuổi đời cũng ko kém SG là bao mà ;)

keochanh
24-07-2007, 18:41
ban oi!chi minh dia chi xem may phim nay voi. Thanks nhiu nhiu!!!

Lord_of_monsters
26-07-2007, 08:59
Xem American Pie mới gọi là hài! Miêu tả cực thật cuộc sống của học sinh sinh viên Mỹ! Hie~ hie~!
Phần 5 của AP thì 18+ :D

quảng cáo hay dữ link đâu vậy cha ?

nokichuong
26-07-2007, 09:57
quảng cáo hay dữ link đâu vậy cha ?
bác muốn phần mấy,ở đây có đủ :eek:
http://torrent-finder.com/show.php?kywrd=American+Pie

em cũng chưa coi nhưng thấy bác thắc mắc quá nên kiếm dùm bác :whistling
nhớ mở coi chung với bà xã cho dzui :evil:

Arkain
26-07-2007, 10:12
Em vẫn thích thể loại phim hài khai thác đề tài *** để giáo dục giới tính nhất, xem chết cười mà không thấy ghê===>nội dung được chuyển tải đúng cách là tốt nhất. Ai đã xem Euro trip chưa, ra đây coi?

"Euro Trip" là đỉnh trong làng phim hài dành cho sinh viên rồi, giải trí không kém "Harold & Kumar go to White Castle".

Bác Monsters rủ bà xã xem thì còn được chứ lén coi một mình thì lại vỡ nợ ra :boxing:

bluesky1612
26-07-2007, 13:37
He he, cái ảnh trên kia e nhìn cử tưởng người ta đang lùa heo, hết biết.

Lord_of_monsters
26-07-2007, 15:02
lol em mà bị bà xã đánh em bảo các bác :hang: híc híc đừng bác nào dã man gọi cho vợ em nhá :mad: em chít liền :chair:

Lord_of_monsters
26-07-2007, 15:02
lol em mà bị bà xã đánh em bảo các bác :hang: híc híc đừng bác nào dã man gọi cho vợ em nhá :mad: em chít liền :chair: