PDA

View Full Version : Tiềm năng mạnh mẽ từ nền kinh tế Việt Nam



phong_robin
21-04-2006, 18:58
Được hãng chip lớn nhất thế giới Intel đầu tư và Chủ tịch gã khổng lồ phần mềm Microsoft, Bill Gates ghé thăm vào cuối tuần này, nhưng nền công nghiệp IT của quốc gia Đông Nam Á này vẫn còn một chặng đường rất dài phía trước.

Giới phân tích cho rằng đây là lần thứ hai chỉ trong một thập kỷ qua, các ngành công nghiệp và dịch vụ nước ngoài (trong số này có cả các hãng IT) để mắt tới nguồn nhân lực trẻ, trình độ văn hóa cao của Việt Nam.

Tuy nhiên, theo khuyến cáo của ông Myron Brilliant, phó chủ tịch khu vực châu Á của Phòng Thương Mại Mỹ thì "người Việt Nam" không nên quá ảo tưởng hay lạc quan thái quá. "Không nên vì một vài thông báo mà vội cho rằng (IT) Việt Nam đã cất cánh. Còn rất nhiều sự cạnh tranh từ khu vực và trên trường quốc tế".

Mặc dù vậy, kỳ vọng dành cho quốc gia có tới một phần tư dân số nằm trong nhóm tuổi từ 14-25 này vẫn không ngừng tăng lên. Thu nhập bình quân đầu người hàng năm chỉ mới đạt 640 USD theo số liệu từ chính phủ Việt Nam, song các doanh nghiệp, nhà ngoại giao và tổ chức viện trợ nước ngoài đều nhìn thấy tiềm năng mạnh mẽ từ nền kinh tế Việt Nam, vốn tăng trưởng tới 8,4% trong năm 2005.

Tháng 2 vừa qua, Intel tuyên bố sẽ xây dựng một nhà máy lắp ráp và kiểm nghiệm chip trị giá 300 triệu USD tại Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm thương mại lớn nhất Việt Nam và là nơi tọa lạc của Saigon Software Park. Đây cũng là khoản đầu tư lớn nhất từ trước tới nay tại nước này cho lĩnh vực công nghệ nói riêng. Trong khi ấy, Thủ đô Hà Nội tập trung đông các doanh nghiệp IT nhỏ lẻ, cung cấp dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật hoặc các quán cafe Internet.

Theo lịch trình, Bill Gates, người sáng lập kiêm chủ tịch Microsoft sẽ đến thăm Việt Nam vào thứ 7, 22/4 tới đây. Ông sẽ có cuộc giao lưu trực tuyến với sinh viên Việt Nam và ghé thăm tỉnh Bắc Ninh để tham quan mức độ ứng dụng IT tại vùng nông thôn như thế nào.

Tham vọng

Trong bài phát biểu nhân phiên khai mạc Đại hội Đảng Toàn quốc hôm 18/4, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã đề cập đến tầm quan trọng của khu vực IT đối với Việt Nam. Ông nói rằng phải cố gắng để đưa Việt Nam "đuổi kịp các nước khác trong khu vực về khoa học và công nghệ vào năm 2010" và "tăng tốc cho tiềm năng công nghệ, nhất là trong khu vực IT, bằng những công nghệ sinh học và vật liệu mới".

Việt Nam cũng đang thu hút nguồn lực từ hơn 3 triệu kiều bào nước ngoài để thúc đẩy 600 hãng phát triển phần mềm trong nước phát triển. 600 công ty này chủ yếu hoạt động tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, tuyển dụng 15000 lao động. Đây là một sự tiến triển đáng kể so với hồi năm 1999, khi chỉ có 170 công ty với khoảng 5000 nhân viên.

Theo đánh giá của giới phân tích, Việt Nam thua kém Ấn Độ, Trung Quốc và Đài Loan ở chỗ thiếu kỹ năng lập trình và trình độ nhân lực ở cấp cao. Ngoài ra, Việt Nam còn phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt từ Philippines và Băngladesh là hai quốc gia có giá lao động rất rẻ.

Số liệu chính phủ cho hay tổng giá trị phần mềm và các dịch vụ liên quan tới IT trong năm 2005 đạt 170 triệu USD và tăng trưởng hàng năm vào khoảng 40%. Giá trị xuất khẩu đạt 45 triệu USD hồi năm ngoái.

Giáo dục là chìa khóa

"Việt Nam có tiềm năng khổng lồ trong việc phát triển IT", ông Christophe Desriac, giám đốc Microsoft Việt Nam cho biết. "Mấu chốt là ở chỗ làm sao đánh thức được tiềm năng ấy và phát triển nó theo hướng lý tưởng nhất".

Một trong những hướng lý tưởng ấy chính là giáo dục.

Theo chuyên gia kinh tế Jonathan Pincus của Chương trình phát triển LHQ thì Việt Nam vẫn chưa thực sự đứng trong cuộc chơi, bởi vẫn cần "liên kết tốt hơn giữa giáo dục chất lượng cao với cộng đồng kinh doanh".

Có vẻ như Việt Nam đã nhận ra được thực tế này, và họ đã tiến hành một số bước đi đầu tiên. FPT, hãng IT lớn nhất Việt Nam thông báo hồi đầu tháng qua rằng họ đang xây dựng kế hoạch cho một trường đại học tư đầu tiên, chuyên đào tạo kỹ sư phần mềm và nâng cao kỹ năng ngoại ngữ trong lĩnh vực IT. Tuần này, Cisco Systems và Đại học Công nghệ thuộc Đại Học Quốc Gia Hà Nội đã khánh thành một phòng thí nghiệm về công nghệ mạng.

Bốn đại gia lớn là IBM, HP, Microsoft và Intel đều đã có văn phòng tại Việt Nam.

Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam vẫn luôn biết và nhìn nhận một thực tế: "Hiện tại, nhìn một cách tổng quan, khu vực IT của Việt Nam vẫn còn khiêm tốn cả về quy mô lẫn hoạt động, mà thách thức lớn nhất vẫn là việc thiếu hụt trầm trọng đội ngũ lập trình phần mềm có trình độ", một báo cáo từ Chính phủ hồi tháng 3/2006 kết luận.

Thiên Ý (Theo Reuters)

http://vietnamnet.vn/cntt/2006/04/562401/

VnComputerJobs
21-04-2006, 20:43
Trời Antivirus sao lại viết trên .NET?

blackhole_sun
28-04-2006, 23:38
Thông tin khá hay!Nói chung thì tầm vóc của VN còn rất nhỏ bé, nhưng VN đang vươn lên mạnh mẽ như một hiện tượng đáng học hỏi cho nhiều quốc gia.Nhưng để đạt được những thành tựu mà VN mong muốn thì còn rất nhiều việc phải làm, và chặng đường còn rất gian nan.Chúng ta không được tự mãn với những thành công ban đầu!

hostindexvn.com
29-04-2006, 14:14
Chỉ có điều tổng thu nhập cả nền kinh tế Việt nam 1 năm không bằng Doanh thu của 1 cty của Mỹ , thậm chí số dư tài sản của cả nước không bằng 1 người dân Mỹ (Người vừa sang thăm ta đó)

nguyennhatphu
30-04-2006, 23:56
điều quan trọng là chính sách ưu đãi và cách quản lý về IT của việt nam mình còn kém quá, Nhất là cách quản lý , ko thông thoáng chút nào cả

Arkain
03-05-2006, 17:23
Nếu muốn biết Việt Nam tận dụng IT như thế nào so sánh với các quốc gia khác tại Á Châu thì mời xem bảng Networked Rediness Index 2005 của World Economic Forum: http://www.ddth.com/showthread.php?p=541841

Thực ra mang so sánh giá tiền cho tên miền và phương cách quản lý Internet của chính phủ Việt Nam với các nước khác thôi thì cũng đủ biết nhà nước ta quý IT đến mức nào.