PDA

View Full Version : bảo mật



IT-SG9999
11-04-2006, 10:59
Tăng cường bảo mật cho mạng IP
Nội dung chính

Tăng cường bảo mật cho mạng IP
Tìm hiểu cách tiếp cận của Cisco với vấn đề bảo mật mạng
Điều khiển truy cập tới Cisco Routers
Truy cập Console
Password cho chế độ nonprivileged ( bình thường )
Password cho chế độ privileged ( đặc quyền )
Giới hạn thời gian phiên làm việc
Mã hóa password
Truy cập Telnet
Password cho chế độ nonprivileged
Password cho chế độ privileged
Hạn chế truy cập Telnet với những địa chỉ IP cụ thể
Hạn chê truy cập Telnet với những sản phẩm của Cisco thông qua các cổng TCP
Terminal Access Controller Access Control System (TACACS)
Chế độ nonprivileged
Chế độ privileged
Simple Network Management Protocol ( SNMP)
Chế độ nonprivileged
Chế độ privileged
Thiết lập kiến trúc cho một firewall
Điều khiển lưu thông trong mạng
Cấu hình cho một Firewall Router
Lập danh sách truy cập
Áp dụng danh sách truy cập với các interface
Cấu hình cho một Firewall Communication Server
Lập danh sách truy cập
Áp dụng danh sách truy cập với các interface
Sử dụng banner tạo các thông báo
Bảo vệ những dịch vụ ngoài chuẩn khác
Tổng kết
Danh sách tài liệu nên đọc

*********************************************


Tăng cường Bảo mật cho mạng IP

Bảo mật mạng là một vấn đề rất rộng, có thể được xem xét ở mức dữ liệu (nơi mà những vấn đề về trộm gói tin và mã hóa dữ liệu có thể xảy ra), ở mức giao thức, và ở mức ứng dụng. Ngày càng có nhiều người kết nối Internet và các công ty ngày càng mở rộng mạng, vấn đề bảo mật cho mạng nội bộ trở nên khó khăn hơn. Công ty phải xác định khu vực nào của mạng nội bộ cần bảo vệ, tìm cách hạn chế người dùng truy cập tới những khu vực đó, xác định loại dịch vụ mạng nào cần sàng lọc để ngăn chặn những lỗ hổng bảo mật. Cisco Systems cung cấp rất nhiều tính năng ở tầng giao thức (protocol hay network layer) để
tăng cường bảo mật cho mạng IP. Những tính năng này bao gồm điều khiển hạn chế truy cập
tới routers và servers bằng console port, Telnet, Simple Network Management Protocol (SNMP),
Terminal Access Control System (TACACS), thẻ chứa mã người dùng và danh sách truy cập
Việc thiết lập kiến trúc của một firewal cũng sẽ được nói tới. Bài viết này chỉ nói đến những vấn đề
bảo mật ở mức network-layer, nhưng nếu bỏ qua những vấn đề bảo mật ở mức host-level cũng
sẽ rất nguy hiểm. Về những biện pháp bảo mật ở host-level bạn hãy xem hướng dẫn về các ứng dụng
của bạn, và danh sách liệt kê ở cuối bài viết này.

Tìm hiểu cách tiếp cận của Cisco với vấn đề bảo mật mạng

Khi người ta nói tới bảo mật, họ muốn chắc chắn rằng người dùng chỉ thực hiện được những việc
được cho phép, chỉ nhận được những thông tin được cho phép, và không thể gây ra hư hại với dữ
liệu, ứng dụng hay hệ điều hành của hệ thống
Từ bảo mật còn bao hàm nghĩa bảo vệ khỏi những tấn công ác ý từ bên ngoài. Bảo mật cũng liên
quan đến điều khiển hiệu ứng của các lỗi và sự cố thiết bị. Những gì có thể bảo vệ chống lại những
tấn công được tính toán kỹ lưỡng thì cũng ngăn chặn được những rủi ro ngẫu nhiên. Bài viết này
cung cấp những việc mà bạn có thể làm để tăng cường bảo mật cho mạng của bạn. Trước khi đi
vào chi tiết, sẽ rất có ích nếu bạn hiểu những khái niệm cơ bản không thể thiếu với bất cứ hệ thống nào
(*) Biết rõ kẻ thù
Ở đây muốn nói tới những kẻ tấn công. Hãy tìm hiểu xem ai muốn vượt qua các biện pháp bảo
mật của bạn, xác định động lực thúc đẩy họ. Xác định họ muốn làm gì và những hư hại họ có thể gây ra
cho hệ thống của bạn.
Các biện pháp bảo mật không thể ngăn chặn tuyệt đối các hành động không được phép, mà chỉ khiến
việc đó trở nên khó khăn hơn. Mục tiêu là khiến sự bảo mật của mạng vượt qua khả năng hay động lực
thúc đẩy kẻ tấn công.
(*) Tính toán chi phí
Các biện pháp bảo mật hầu hết đều làm giảm đi sụ tiện lợi. Bảo mật có thể khiến công việc đình trệ và tạo
thêm chi phí đào tạo và quản trị. Nó có thể đòi hỏi nhiều tài nguyên quan trọng cũng như những phần cứng
chuyên dụng.
Khi thiết kế các biện pháp bảo mật, bạn cần hiểu được chi phí của chúng, so sánh với lợi ích có thể có. Để
làm được như vậy bạn phải hiểu chi phí cho bản thân các biện pháp và chi phí cho những lỗ hổng bảo mật có
thể có.
(*) Những giả định của bạn
Mỗi hệ thống bảo mật đều có những giả định của nó. Ví dụ, bạn có thể giả sử rằng kẻ tấn công biết ít hơn
bạn, rằng họ dùng những phần mềm tiêu chuẩn. Hãy kiểm tra và đánh giá cẩn thận các giả định của bạn.
Mỗi giả định chưa được xem xét sẽ là một lỗ hổng bảo mật tiềm ẩn.
(*) Điều khiển các thông tin bí mật
Hầu hết bảo mật là dựa trên các thông tin bí mật, chẳng hạn như password và các khóa mã hóa.
Điều quan trọng nhất là hiểu được khu vực bạn cần bảo vệ. Những kiến thức nào sẽ giúp ai đó vượt qua
hệ thống của bạn ? Bạn phải bảo vệ cẩn thận với kiến thức đó. Càng nhiều thông tin bí mật, càng
khăn cho việc bảo vệ tất cả chúng. Hệ thống bảo mật chỉ nên thiết kế cho một giới hạn nhất định thông
tin cần giữ.
(*) Hãy nhớ đến yếu tố con người
Rất nhiều phương pháp bảo mật thất bại vì những người thiết kế không để ý đến việc người dùng
nghĩ gì. Ví dụ, do chúng rất khó nhớ, password tạo 1 cách tự động thường thấy được ghi ở mặt dưới
bàn phím.Nếu các biện pháp bảo mật gây trở ngại cho việc sử dụng thiết yếu của hệ thống, những biện
pháp đó sẽ bị bỏ qua. Để đạt được ý muốn, bạn phải chắc chắn rằng người dùng có thể hoàn thành
công việc của họ, bạn phải làm cho họ hiểu được và chấp nhận sự cần thiết của bảo mật.
Người dùng nên có một sự hợp tác với hệ thống bảo mật, ít nhất ở mức độ nào đó.Password,
chẳng hạn, có thể nhận được bằng cách đơn giản gọi điên đến người dùng, giả làm người quản
trị. Nếu người dùng của bạn hiểu những vấn đề bảo mật và nếu họ hiểu lý do những biện pháp của
bạn, họ sẽ không khiến cho kẻ xâm nhập cảm thấy dễ dàng.
Ít nhất, người dùng nên được hướng dẫn không bao giờ đưa password hay thông tin bí mật qua
đường điện thoại hay email không được bảo vệ, cảnh giác với những câu hỏi qua điện thoại. Một vài
công ty đã lập ra những chương trình đào tạo về bảo mật thông thường cho nhân viên, nhân viên không
được truy cập Internet khi chưa hoàn thành chương trình này.
(*) Biết điểm yếu của bạn
Mọi hệ thống đều có điểm yếu. Bạn cần hiểu các điểm yếu trong hệ thống của bạn và cách khai thác
những điểm yếu đó. Bạn cũng nên biết khu vực có nguy cơ cao nhất và ngăn chặn sự truy cập đến đó.
Hiểu được những điểm yếu là bước đầu tiên đưa chúng thành những khu vực an toàn.
(*) Giới hạn phạm vi truy cập
Bạn nên đặt những giới hạn thích hợp trong hệ thống sao cho nếu kẻ xâm nhập có thể truy cập đến
một phần hệ thống, họ không thể tự động có quyền truy cập đến phần còn lại của hệ thống.
(*) Hiểu môi trường làm việc của bạn
Hiểu hệ thông của bạn hoạt động ra sao, biết được cái gì được mong đợi và cái gì không, quen với
việc các thiết bị thường được sử dụng thế nào, sẽ giúp bạn phát hiện những vấn đề bảo mật. Chú ý
đến những sự kiện không bình thường giúp bạn phát hiện kẻ xâm nhập trước khi chúng phá hoại hệ
thống. Những công cụ giám sát có thể giúp bạn phát hiện những sự kiện không bình thường đó.
(*) Giới hạn sự tin tưởng
Bạn nên biết chính xác bạn phần mềm nào bạn tin tưởng, và hệ thống bảo mật của bạn không nên
dựa trên giả định rằng tất cả các phần mềm không có lỗi
(*) Nhớ đến physical security
Truy cập một cách trực tiếp vào 1 máy tính ( hay một router ), một người kinh nghiệm có thể chiếm
toàn bộ điều khiển trên đó.Sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu cài đặt những phần mềm bảo mật khi quyền
sử dụng trực tiếp phần cứng không được quan tâm.
(*) Bảo mật ở khắp nơi
Hầu hết những thay đổi trong hệ thống của bạn có thể có ảnh hưởng đến bảo mật. Điều này đặc biệt
đúng khi một dịch vụ mới được tạo ra. Những nhà quản trị, lập trình, và người dùng phải luôn để ý đến
vấn đề bảo mật trong mỗi thay đổi họ tạo ra. Hiểu được khía cạnh bảo mật của mỗi thay đổi đòi hỏi
thực hành, khám phá mỗi dịch vụ có thể được sử dụng theo những cách nào.

Điều khiển truy cập tới Cisco Routers

Việc điều khiển truy cập tới Cisco routers của bạn là rất quan trọng. Bạn có thể điều khiển truy cập tới
routers sử dụng các phương pháp sau :
- Truy cập console
- Truy cập telnet
- Truy cập bằng Simple Network Management Protocol (SNMP)
- Điều khiển truy cập tới servers có những file cấu hình hệ thống
Bạn có thể bảo vệ 3 phương pháp đầu tiên bằng cách sử dụng tính năng của phần mềm router. Với mỗi
phương pháp, bạn có thể cho phép privileged access (truy cập với đặc quyền ) hay nonprivileged access
(truy cập thông thường) đối với mỗi người dùng (hay nhóm người dùng). Nonprivileged access cho phép
người dùng theo dõi router nhưng không được thay đổi router. Privileged access cho người dùng toàn
quyền thay đổi cấu hìnhcho router. Với truy cập qua console port và Telnet, bạn có thể thiết lập 2 loại
password. Loại thứ nhất là password đăng nhập, cho phép nonprivileged access. Sau khi truy cập vào router,
người dùng có thể chuyển sang chế độ privileged bằng cách nhập password phù hợp. Ở chế độ privileged
người dùng có toàn quyền thay đổi thiết lập
Truy cập SNMP cho phép bạn đặt những chuỗi SNMP khác nhau cho cả nonprivileged và privileged access.
Nonprivileged access cho phép người dùng ở 1 host gửi đến router những thông điệp SNMP get-request
và SNMP get-next-request. Những thông điệp này được dùng để lấy thông tin từ router. Privileged access
cho phép người dùng gửi những thông điệp SNMP set-request để thay đổi cấu hìnhvà trạng thái hoạt động
của router.


Truy cập Console


Console là thiết bị đầu cuối gắn trực tiếp với router qua cổng console. Việc bảo mật được áp dụng với
console bằng cách buộc người dùng xác nhận bản thân qua password. Theo mặc định, không có password
đi kèm với console access.

Password cho chế độ nonprivileged
Bạn thiết lập password cho chế độ nonprivileged bằng cách đánh dòng lệnh sau vào file cấu hìnhcủa router.
Password phân biệt chữ hoa, chữ thường. Ở ví dụ, password là "1forAll"
line console 0
login
password 1forAll
Khi bạn đăng nhập vào router, sẽ nhận được thông báo login như sau
User Access Verification
Password:
Bạn phải nhập password "1forAll" để có quyền nonprivileged access đến router. Router sẽ trả lời như sau :