PDA

View Full Version : bàn thêm về cách làm phim



thaychuastudio
01-04-2006, 15:00
Theo lão thì vấn đề không phải là máy quay Phim ( hì hì ku Thắng tha thứ cho lão)
HIện tại máy quay của chúng có lẽ hiện đại hơn máy quay của Hàn Quốc cách đây ...5 năm chứ . thời đó làm gì có... Công nghệ HD
Đừng so sánh đâu xa xôi, so sánh cả chiều gì đi chăng nữa thì chúng ta vẫn thua người ta quá xa?
lỗi vì đâu?
" Quê Hương ta rừng vàng biển bạc" , chứ đâu như người NHật dạy hoc trò " Đất nước ta chịu nhiều thiệt thòi về con người, khó khăn về nguyên liệu, khốn đốn vì chiến tranh..." . đấy!!
lão thấy thì bác DLY có những luận bàn rất hay cho việc tìm một giải pháp đẹp về hình ảnh. Đó là gì ?? đó chính là CON NGƯỜI.
Chúng ta không thể làm những tuyệt chiêu hoành tráng như Ma Trận, Titanic...vậy còn phim tình cảm của VN?? ôi , sạn không! chưa nói đến cái cảnh bắn súng máy trong phim Đo la trắng, nòng súng chớp chớp như trò chơi con nít. thật hết chỗ nói .
có lẽ có ai đó sẽ nói" vậy bạn đã làm gì cho tổ quốc hôm nay" . Xin thưa, Tiền tỉ đổ vào cuốn phim vô nghĩa Điện BIên phủ . sao không để những số tiền tương tự như thế. CHo một lớp trẻ sang các nước có ngành CÔng nghiệp Điện Ảnh phát triển để đào tạo?? Để phục vụ cho tổ quốc hôm nay? phải chăng chúng ta cần nhận định rằng NGÀY HÔM QUA TỔ QUỐC ĐÃ LÀM GÌ CHO TA

VietDuc
01-04-2006, 15:16
Nền điện ảnh chúng ta khác xa nền công nghiệp điện ảnh thế giới ở yếu tố con người. Các ông Đạo diễn nhà ta (dù mình cũng là một đạo diễn) chỉ biết kêu KHÔNG CÓ TIỀN. Hmmm nằm trong chăn mới biết chăn có rận. Tư duy sáng tạo thì gói gọn trong cái chén (làm gì được cái giếng) mà cứ vác tiền tấn ra đốt một cách lãng phí hoặc "hợp thức hóa" thành tiền nhà. Sau đó phim làm xong chiếu hông có khán giả rồi thì cũng quẳng vào kho lưu trữ. Chưa nói đến mục tiêu kinh doanh (lợi nhuận) mà chỉ tính đến khả năng tuyên truyền cho nhân dân (mục tiêu phim nhà nước) cũng đã ko đạt rồi.

Ở nước ngoài, vấn đề đặt ra không phải là TIỀN mà là Ý TƯỞNG. Họ có thể nghĩ ra được, tưởng tượng ra được những điều mà chúng ta đang khen là HAY TUYỆT VỚI đó. Rồi sau đó mới dùng Điện Ảnh, Kỹ Xảo và tất nhiên cả TIỀN nữa để biến nó thành bộ phim có giá trị (nghệ thuật hoặc kinh doanh).

Cái chuyện muôn thủa này các bạn có ngồi ngay trong Hội Điện Ảnh VN mà bàn cũng chẳng giải quyết được gì. Có chăng đi theo hướng phim Tư Nhân và dần dần Chuyên Nghiệp Hóa, Công Nghiệp Hóa nó có khi lại thiết thực hơn, dân giàu thì nước mạnh (không phải là thị trường hóa theo kiểu mỳ ăn liền ngày xưa nhé).

Thân!

Co Loa
03-04-2006, 17:11
>phải chăng chúng ta cần nhận định rằng NGÀY HÔM QUA TỔ QUỐC ĐÃ LÀM GÌ CHO TA

tôi thì cho câu "Ta đã làm gì cho TQ" ghe hay hơn ;-)

Hàn quốc trình làng 1 loạt những phim cho giới phương tây kính nể, đó là thành quả của hàng trăm nhà đạo diễn và chuyên viên "khăn gói quả mướp" sang mỹ từ đầu thập niên 90.

Muốn thành công theo tôi là sự kết hợp hài hòa của sáng tạo, đầu tư, ê-kíp và tự do.

dly
03-04-2006, 22:00
Theo tôi thì người làm nghề cần phải thật sự yêu quý và trân trọng những thước film mình quay, bức ảnh mình chụp không được dễ dãi và hài lòng với thành quả mình đã làm. Và hơn nữa chúng ta cần có lòng tự trọng. Lòng tự trọng thưa các bạn ở đây tôi dùng từ không sai. Vì sao? Xin thưa tự trọng có nghĩa là tôn trọng mình và tôn trọng người khác, phải tôn trọng và yêu quý mọi người vì làm được điều đó có nghĩa là ta không hạ thấp mình và chấp nhận những dễ dãi, dung tục thậm chí là hèn kém trong cú máy, trong kịch bản.... khi làm được những điều trên là ta đang trân trọng những gì ta làm, ta có, là ta tôn trọng ta. Có vậy các kết quả ta làm mới có và trở thành giá trị

xuanbachtk
04-04-2006, 10:57
Theo minh chuyện đó là muôn thuở rồi, mình không cần tranh luận nhiều chỉ muốn tìm cách học hỏi kinh nghiệm của nhiều đồng nghiệp để làm tốt hơn thôi.Cái vốn minh dang có và cùng chia xẻ để cùng làm được phim chất lượng như họ! Thân

thaychuastudio
04-04-2006, 11:59
To cổ Loa : bác lúc nào cũng đùa những câu ...đau lòng
Đến bây giờ , làm PHIM vẫn là bao cấp thì đúng là xưa còn hơn trái đất, xưa hơn ...Diễm nữa ( xin lỗi cố Nhạc sĩ TCS)
Phim tư nhân ra đời với kiến thức ít ỏi, thiết bị nghèo nàn và tự phát.
Hãng PHIM nhà nước thì mở đó để... cho có . để mà giải ngân kiếm tiền bỏ túi riêng
Hay chăng có những con người tài năng như Cổ Loa, hoặc có cái nhìn sâu sắc như DLY, nhiệt tình như AGP, lém như chú Thangnv.. thì may đâu những thước PHIM của VN bớt đi những cục sạt quá TO mà ngày ngày chúng ta vẫn thấy trong "giờ Vàng phim Việt"

thagnv
04-04-2006, 12:26
Bác thaychua đánh giá quá chủ quan rồi đó...

QuocPham
04-04-2006, 12:41
Bác nào đưa ra được giải pháp để phim VN mình hay như ý của mấy bác mong muốn sẽ được tặng 1 biệt thự cao cấp ở Phú Mỹ Hưng :D:D:D:D:D:D Chê bai thì ai chẳng làm được

Co Loa
04-04-2006, 13:11
hi QuocPham,

mình chỉ cần mong nhận được "cánh diều vàng" coi như là oai lắm rồi, biệt thự to quá khó ở lắm lại phải mướn Ô-Sin lại khoái vợ hai thì tiêu ;-)


@thaychuastudio
>Hay chăng có những con người tài năng như Cổ Loa

thực tế mình bất tài mới phải sống tha hương cày thuê kiếm tiền :=(

nguyencaotai
04-04-2006, 14:29
... Em thấy Bác thay chua nói hay quá!
Nhưng nếu Bác ấy không nói có lẽ còn hay hơn! Nói ra thấy phim VN mình buồn quá!
Hic!

nino
05-04-2006, 07:45
Càng đọc càng thấy buồn.... mấy chú, mấy bác, mấy anh, mấy chị và các em... mình đừng tranh luận về đề tài này nữa nhé, bó chiếu..

QuocPham
05-04-2006, 08:55
Tôi định tìm đọc lại những sách về lịch sử Điện Ảnh VN thì may thay có website này http://www.dienanh.net/forums/lofiversion/index.php/t17179.html
Có đoạn: "Ngày 15/3/1952, trên chiến khu Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh 147/SL thành lập Doanh nghiệp Quốc gia Chiếu bóng và Chụp ảnh Việt Nam, chính thức khai sinh Điện ảnh Việt Nam với tư cách một tổ chức Nhà nước có nhiệm vụ xây dựng và quản lý hoạt động điện ảnh một cách tập trung"
Lúc đó chưa có từ "Điện Ảnh", có lẽ bài này được biên tập lại cho phù hợp ngôn từ hiện nay cho dễ hiểu hơn
Các bạn đọc và sẽ nhận thấy tiêu chí tinh thần thuở ban đầu của Điện Ảnh VN là tuyên truyền Cách Mạng. Như vậy với tiêu chí đó thì hiện nay Truyền Hình đã hầu như độc chiếm vai trò này. Vì vậy tôi hầu như không còn biết vai trò của Điện Ảnh hiện nay để làm gì nữa. Còn với Thế Giới, họ dùng Điện Ảnh cho mục đích giải trí, kiếm tiền, trao đổi Văn Hóa...
Cho nên tôi cho rằng để phim VN của mình hay thì hãy để cho thị trường quyết định, đạo diễn nào muốn làm phim thì tự bỏ tiền ra làm, nếu tài năng mà không có tiền thì phải thuyết phục được người có tiền bỏ tiền ra cho làm, dĩ nhiên người bỏ tiền ra sẽ thấy được lợi nhuận đằng sau. Người nào làm phim dở, hay phim nào tệ, sẽ không có khán giả, sẽ dẹp tiệm. Coi phim Mỹ, phim Tàu, phim Hàn riết rồi cũng chán, có phim VN nào hay hay không? Dạo này có diễn viên nào mới lạ & nhìn "hay hay" không? Để thị trường đa dạng, khán giả có nhiều chọn lựa... Tôi không thấy nhân tài Đất Việt mình ít ỏi, mà chỉ thấy họ không được tự do làm

dat465
07-04-2006, 21:10
Cánh diều vàng làm chi ????????? TUi quen Ông bác làm phim Tài Liệu , vừa rồi có 2 giải: Đạo Diễn và Phim (Đạo điễn giỏi chắc là phim hay rồi- ai lại trao cho giải Đạo diễn phim mà lại không trao cho giải phim HAY , quá bằng ............NÊN MỚI CÓ CHUYỆN LỦNG CỦNG NHƯ ĐỢT TRAO GIẢI CDV vừa roòi

Mang về tặng vợ và con gái . ............. Các Bác có biết cô con gái trả hỏi gì không? Bố ơi Vàng thật à? Chắc nhiều tiền đấy , khi nào nhà thiếu tiền bán đi chắc được 1 khoản kha khá( em này học lớp 11-Ha nội-Amstecdam , chuyên văn đấy ) . CÒn cô vợ - đang làm cùng tui , hỏi và cũng trả lời hộ Bác Chồng luôn : Chắc là không ai nhận hai cục sắt rỉ này , nên mới đưa cho Ông chứ gì ????

Sau đó nhắn vợ mai Em mua ít bánh kẹo mang đến cơ quan Em chia vui cùng .(lại móc tiền trong túi .....còn phong bì thì đã chia vui cùng đoàn làm phim và..... cái gì thì không biết , nhưng chỉ biết còn mỗi cái vỏ) .

ĐIỆN ẢNH VN thế đấy . Tôi là người trong cuộc mà cũng chả biết nói gì , nên nhường mọi người nhận xét ........


VN đã có phim " Bao giờ cho đến Tháng 10 " . Nhưng lại không có năm ........... nên cứ phải chờ đợi vậy.

thaychuastudio
08-04-2006, 22:17
kính thưa bác Cổ Loa, bác Quốc Phạm, bác Dly,bác Dat... Em lỡ tay post cái này . Thật thì em sinh sau đẻ muộn . không dám bình lựng này nọ cái nền điện ảnh vn. nếu có lỡ lời thì mong đàn anh đi trước lượg thứ
Cái nền điện ảnh Việt Nam . Nói như HLV đội Tuyển Việt Nam là " xây nhà từ nóc " . Cỡ như Phước SAng ( một anh hề) cũng làm đạo diễn kiêm giám đốc SẢn Xuất thì... Và còn nhiều .. nhièu lắm những con người như vậy
Giải pháp mà anh Quốc nói, em xin nói lại . Nhà nước nên đầu tư cho một lực lượng trẻ những con người có khả năng và ý chí. sang các nước có nền điện ảnh phát triển . 5-10 năm. đó là khoảng thời gian không nhiều để tạo nên một "cú hích" cho nền điện ảnh. Thay vì cứ bỏ bạc triệu ( Đôla) làm ba cái phim vớ vẩn

Il_VK
09-04-2006, 06:41
[QUOTE=thaychuastudio] . Cỡ như Phước SAng ( một anh hề) cũng làm đạo diễn kiêm giám đốc SẢn Xuất thì... Và còn nhiều .. nhièu lắm những con người như vậy
Nói kiểu như bac :
_ 1 anh chàng học chưa hết Đại Học như Bill Gates mà làm nên CTy Microsoft thì...
__ 1 anh kép xi-nê-ma như Ronald Reagan mà làm TT nước USA thì ...Rât nhiều người như thế làm nên sự nghiêp lẩy lừng đấy bác ạ .
Bác nhìn 1 CON NGƯỜI hơi đơn giản đấy .

QuocPham
09-04-2006, 10:26
Bạn lại càng lỡ lời hơn. Tôi thực sự kính trọng những con người như anh Phước Sang, những người như anh góp phần rất lớn cho Điện Ảnh VN

Cỡ như Phước SAng ( một anh hề) cũng làm đạo diễn kiêm giám đốc SẢn Xuất thì... Và còn nhiều .. nhièu lắm những con người như vậy

Bạn còn ngây thơ quá. Đã gọi là Thị trường, thì bạn phải tự làm
Giải pháp mà anh Quốc nói, em xin nói lại . Nhà nước nên đầu tư cho một lực lượng trẻ những con người có khả năng và ý chí. sang các nước có nền điện ảnh phát triển . 5-10 năm. đó là khoảng thời gian không nhiều để tạo nên một "cú hích" cho nền điện ảnh. Thay vì cứ bỏ bạc triệu ( Đôla) làm ba cái phim vớ vẩn

thaychuastudio
09-04-2006, 19:38
muốn làm tốt thì phải đầu tư phải hông anh Quốc, nhưng thiết nghĩ vấn đề nằm ở chỗ phải có người làm tốt công việc này chứ .
Lẽ nào mỗi lần làm Phim lịch sử là lại một lần nghe báo chí ta thán rằng lối làm Phim của VN là cách ném tiền qua cửa sổ
Không đào tạo thì lấy đâu ra nhân lực làm việc?? Em hiểu ý các anh là : khi nói đến thị trường thì phải nói đến cạnh tranh. Nhưng chúng ta phải có một cái gì đó làm nền tảng để cạnh tranh chứ.
Em không coi Phước Sang là một đạo diễn tồi. Nhưng để một diễn viên làm đạo diễn thì quả là Việt Nam thiếu đạo diễn trầm trọng quá hả anh ?
Vậy thì các trường đào tạo đạo diễn nên đóng cửa hết là vừa

anti-pro3d
09-04-2006, 22:05
>phải chăng chúng ta cần nhận định rằng NGÀY HÔM QUA TỔ QUỐC ĐÃ LÀM GÌ CHO TA

tôi thì cho câu "Ta đã làm gì cho TQ" ghe hay hơn ;-)

Hàn quốc trình làng 1 loạt những phim cho giới phương tây kính nể, đó là thành quả của hàng trăm nhà đạo diễn và chuyên viên "khăn gói quả mướp" sang mỹ từ đầu thập niên 90.

Muốn thành công theo tôi là sự kết hợp hài hòa của sáng tạo, đầu tư, ê-kíp và tự do.

Ơ , cái câu này mấy bác hô khẩu hiệu của chúng ta cũng học của Mỹ mà .Thả nào hay thế :) . chính xác là của bác tổng thống thứ 2 hay 3 j đấy của Mỹ

dat465
10-04-2006, 17:02
kính thưa bác Cổ Loa, bác Quốc Phạm, bác Dly,bác Dat... Em lỡ tay post cái này . Thật thì em sinh sau đẻ muộn . không dám bình lựng này nọ cái nền điện ảnh vn. nếu có lỡ lời thì mong đàn anh đi trước lượg thứ
Cái nền điện ảnh Việt Nam . Nói như HLV đội Tuyển Việt Nam là " xây nhà từ nóc " . Cỡ như Phước SAng ( một anh hề) cũng làm đạo diễn kiêm giám đốc SẢn Xuất thì... Và còn nhiều .. nhièu lắm những con người như vậy
Giải pháp mà anh Quốc nói, em xin nói lại . Nhà nước nên đầu tư cho một lực lượng trẻ những con người có khả năng và ý chí. sang các nước có nền điện ảnh phát triển . 5-10 năm. đó là khoảng thời gian không nhiều để tạo nên một "cú hích" cho nền điện ảnh. Thay vì cứ bỏ bạc triệu ( Đôla) làm ba cái phim vớ vẩn


TÔi thấy ai cũng cóa thể làm phim được , nếu họ có tâm huyết . Ở Nước ngoài luôn có 1 lớp Đạo diễn, quay phim ..........nghiệp dư . Họ có máy quay ,bàn mix .......... các đồ bán chuyên nghiệp ....... họ tự viết kịch bản .....nhờ 1 số Biên kich..... để kiểm tra và họ tự sản xuất ra phim....các phim tài liệu , giáo khoa .............v.vv...... CÒn phim nhựa thì cần chuyên nghiệp hơn , nhưng ít ra là họ phải đầu tư đi học (cho Pro) ....không chỉ học hỏi theo kiểu cứ làm nhiều mà ra , mà đầu tư tiền của đi USA hay euro ..... để có thể chuyên nghiệp . QUAN TRỌNG nhất là tính chuyên nghiệp chứ không phải là dùng mọi cách để có phim.

Ở mình thì tiền cứ dàn trải , chả đâu vào đâu cả (kiểu PUM18 gì đấy ) . Mấy bác nào khi làm quan thì cứ tận dụng triệt để để kiếm ..........kẻo mấy năm sau mà thay đổi nhân sự hay về hưu thì đói .

The Old Man
11-04-2006, 03:50
Ở các nước khác Điện ảnh là nghệ thuật
Ở VN Điện ảnh là tiền bạc

Vì thế nên kết quả Điện Ảnh của VN không thể so sánh được với các nước khác.

dly
11-04-2006, 07:25
Ở các nước khác Điện ảnh là nghệ thuật
Ở VN Điện ảnh là tiền bạc

Vì thế nên kết quả Điện Ảnh của VN không thể so sánh được với các nước khác.

Hay đấy bác TOM. Chỉ vài câu bác đã nói lên được thực trang điện ảnh tại VN

Co Loa
11-04-2006, 14:09
khổ quá mấy chú đừng đổ thêm dầu vào lửa và nhận xét 1 cách quá khách quan thế, nhận xét phần đầu của QuocPham là rất xát thực, các cậu phải có cả hiểu biết về XH và chính trị thì mới hiểu được.

>Ở các nước khác Điện ảnh là nghệ thuật
Ở VN Điện ảnh là tiền bạc

một đánh giá hết sức là ngây thơ, nước ngoài dân "tư bản" lại càng hám lợi hơn ta nhiều, có điều thu nhập của họ là chính đáng vì nó tỷ lệ thuận với "nghệ thuật".
Thế cậu nghĩ nhà nước bỏ tiền tỷ ra để làm phim "thị trường" chắc?

denise
11-04-2006, 14:58
Ở các nước khác Điện ảnh là nghệ thuật
Ở VN Điện ảnh là tiền bạc

Vì thế nên kết quả Điện Ảnh của VN không thể so sánh được với các nước khác.

Thực tế là điện ảnh Việt Nam nói chung không kiếm được lợi nhuận, nếu không muốn nói là lỗ nặng. Không thể có chuyện điện ảnh VN là tiền bạc. Ngày trước tôi có đọc một bài trên báo TTVH, nói về tình trạng thua lỗ nặng nề của điện ảnh quốc doanh VN và thật sự sốc...không biết có bác nào đã đọc qua rồi chưa?

Còn nói về chất lượng điện ảnh VN , denise không cho là chất lượng phim của ta quá tồi (tuy không dám nói là tốt).
... Chúng ta lấy mốc nào để đánh giá ? phim Hollywood là đỉnh cao nghệ thuật điện ảnh thế giới, Hàn Quốc, Trung Quốc, HongKong... ( tôi rất ghét thể loại phim châu Á, nhưng ở đây không thể không đề cập) chất lượng tuy không thật sự ấn tượng nhưng có quy mô sản xuất và số lượng lớn , thể loại phim phong phú và khá chuyên nghệp ... Việt Nam không thể nhìn vào đó để so sánh, mà ta chỉ có thể học tập. Tại sao ta không so sánh mặt bằng điện ảnh với những nước có trình độ phát triển và kinh tế , KH kỹ thuật tương đương ? Khi so sánh công bằng hơn như vậy , có lẽ ta sẽ thấy điện ảnh VN không phải quá kém cỏi.

Gần đây , nền điện ảnh VN cũng đã có một vài bước chuyển cố gắng đem đến sự mới mẻ. Nhưng phim VN thực sự quá lối mòn. Tôi không nghĩ đây là vấn đề về kinh phí, đó là vấn đề của Xã Hội. Đúng là ta cần có một cơ chế làm phim thoáng hơn , tư duy về phim mạnh dạn hơn, nhưng muốn làm được như vậy thì toàn bộ nền điện ảnh phải giảm phụ thuộc vào nhà nước(nói đến nhà nước là không muốn nói thêm ...)hay phải đứng hoàn toàn bằng chân của mình.Khi đấy chắc chắn mọi chuyện sẽ khác, trong cơ chế mới sẽ dễ dàng phát triển nhân lực và thu hút đầu tư kinh phí hơn. Và ít nhất thì cảnh "đầu tư 1 tỷ rồi bán được 2 vé" sẽ khó lòng xảy ra.

Theo tôi nghĩ, thế hệ làm điện ảnh hiện nay của VN không đủ sức để có thay đổi lớn. Có lẽ cần phải chờ ... ít nhất là đến khi có một thế hệ khác lớn lên và thay thế họ... Và thế hệ mới thì cần phải được đào tạo...

Co Loa
11-04-2006, 15:25
Những suy nghĩ của QuocPham và denise rất trùng lặp với tôi, vì tránh đụng chạm nên tôi tế nhị không muốn bình luận gì thêm cả.
Tôi đã từng nhận được nhiều mail đe dọa và chụp mũ tôi là "phản động" chỉ vì tôi phát biểu thẳng thắn.

Tôi chỉ một lần nữa lưu ý tới đội ngũ "an ninh" trên mạng, tôi biết các bạn có mặt khắp nơi trên thế giới Taliban còn gọi các bạn là sư phụ và cả những người còn trong nằm trong cơn ru ngủ.

Cá nhân tôi quá "thấm nhuần" những thập niên 80 tôi từng làm cán bộ Đoàn, cha mẹ tôi đều là đảng viên từ khi 20 tuổi.

Tôi chỉ mong thế hệ thứ 3 thứ 4 có triển vọng và tương lai hơn cha ông chúng.

Mong nạn "chảy máu chất xám" ngừng chảy.

dly
11-04-2006, 15:36
có điều thu nhập của họ là chính đáng vì nó tỷ lệ thuận với "nghệ thuật".

Hoàn tòan ủng hộ ý này của bác.



Thế cậu nghĩ nhà nước bỏ tiền tỷ ra để làm phim "thị trường" chắc?

Dạ để em ráng tìm hiểu đường hứơng nghệ thuật trong trong việc này, chứ là phim thị trường theo em cũng hỏng bét

The Old Man
11-04-2006, 23:03
Khi làm phim chân chánh thì chỉ nghỉ tới nghệ thuật làm phim cho hay. Phục vụ cho khách hàng vì khách hàng là cha mẹ. Khách hàng thích thì ăn khách. Ăn khách thì hốt bạc.
Có biết bao nhiêu phim cũa Hollywood tốn bạc tỹ mà không thành công. Và cũng có phim tốn kém rất ít mà thành công vượt bực. Như thế thì vấn đề vốn liếng phí tổn nhiều chưa phãi là điều kiện đễ thành phim hay. Thử so sánh phí tổn cũa phim Cleopatra làm trước phim Forest Gump mà lại tốn kém gấp trăm lần mà vẩn bị khán giả chê. Còn Forest Gump thì hốt bạc và đoạt giải thưỡng. Như thế đũ chứng minh rằng làm phim phải chú trọng đến nghệ thuật vì khán giả là người định giá trị cũa một cuộn phim.
Thật sự không phải là chỉ áp dụng trong kỹ nghệ điện ảnh mà nó còn áp dụng tới mọi kỹ nghệ khác

Tôi thơ ngây tới độ tôi chỉ biết là phim hay có giá trị nghệ thuật thì tôi mới bỏ tiền ra coi. Vật dụng tốt bền thì tôi mới muốn bỏ tiền ra mua. Còm phim dõm thì không thèm coi. Hàng xấu không mua.

Phục vụ tốt đễ được thưỡng tốt đó là tư bãn.
Khách hàng là cha mẹ đó là tư bãn.

Phục vụ xấu mà muốn hưỡng hết ???
Khách hàng là đồ bỏ ????

Sự góp ý cũa tôi không có mục đích chê bai hay đả phá mà chỉ nhằm vào mục tiêu xây dựng cho tốt hơn.

tuyphong
12-04-2006, 15:43
Tôi vừa xem 1 bộ phim (nhựa) của Hàn Quốc với tựa đề " Ngọn cờ phấp phới". Phim nói về cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn của đất nước triều tiên. Phim được giải Châu á Thái Bình Dương. Xét về quy mô thì hơn hẳn phim VN. Tuy nhiên về mặt nghệ thuật tôi thấy cũng không hơn gì bộ phim "Đời cát" của ta cũng đoạt giải trên.
Ai đó ở phần trên có nói về mô hình điện ảnh Hàn Quốc. Thực sự họ đã có sự quản lí, đầu tư khá bài bản cho công nghiệp phim ảnh (nhựa-video) từ thập niên trước, và công bằng họ cũng đã 1 thời gian trở thành "hiện tượng"
Cách đây chừng 4-5 năm, khi hàng loạt các phim dài tập Hàn Quốc (HQ) tràn lên TV ở VN, có 1 đạo diễn hãng phim THVN đã tuyên bố 1 câu xanh rờn: phim Hàn Quốc "sến". Ngay lập tức ông ta nói riêng, phim THVN nói chung bị mang ra so sánh trên 1 số diễn đàn của các báo (Thế giới mới...). Hàng loạt các câu hỏi "tại sao" được tung ra. Đại khái sao cùng da vàng mũi tẹt mà phim HQ lại cuốn hút?! Và cùng lúc đó đường phố bắt đầu xuất hiện những cô gái môi thâm xì. tóc nhuộm vàng...
Đến bây giờ vẫn thấy trên TV những bộ phim HQ. Nhưng bây giờ ai xem phim HQ? Phim TH HQ bây giờ có thể nói đang ở "giai đoạn cuối" như những nhân vật trong phim. Sự bế tắc trong kịch bản của những môtip giống nhau: Tình yêu lãng mạn, giận hờn, hiểu nhầm và ...ung thư ( Cũng có thể ở HQ người ta uống sữa XO có hàm lượng chì cao gấp 5 lần cho phép nên nhiều người bị ung thư). Những bộ phim nhựa HQ ở rạp cũng không khá gì. Doanh số hình như cũng không còn khả quan. Xét về góc độ thương mại thì thua xa "chân dài" của chúng ta. Và trên đường phố những cô gái VN môi lại đỏ, tóc lại đen trở lại.
Nhìn người lại ngẫm đến ta. Mô hình để tham khảo là điều tốt, nhưng còn phụ thuộc vào địa-chính trị của mỗi quốc gia. Tôi nhớ lại câu chuyện trong Hán Sở tranh hùng: Lưu Bang(Vua) hỏi Hàn Tín (tôi): Ngươi cầm được bao nhiêu quân? Đáp : 300.000 ngàn quân. Lại hỏi: Trẫm cầm được bao nhiêu quân? Hàn Tín đáp: 3 người! Nhưng là 3 người như thần đây. Thế mới thấy vai trò của người quản lí quan trọng như thế nào

Cuong_DC9
12-04-2006, 16:51
Còn nói về chất lượng điện ảnh VN , denise không cho là chất lượng phim của ta quá tồi (tuy không dám nói là tốt).
... Chúng ta lấy mốc nào để đánh giá ? phim Hollywood là đỉnh cao nghệ thuật điện ảnh thế giới, Hàn Quốc, Trung Quốc, HongKong... ( tôi rất ghét thể loại phim châu Á, nhưng ở đây không thể không đề cập) chất lượng tuy không thật sự ấn tượng nhưng có quy mô sản xuất và số lượng lớn , thể loại phim phong phú và khá chuyên nghệp ... Việt Nam không thể nhìn vào đó để so sánh, mà ta chỉ có thể học tập. Tại sao ta không so sánh mặt bằng điện ảnh với những nước có trình độ phát triển và kinh tế , KH kỹ thuật tương đương ? Khi so sánh công bằng hơn như vậy , có lẽ ta sẽ thấy điện ảnh VN không phải quá kém cỏi.
Rất đúng!
Có điều ta không chỉ nhìn xuống hay xung quanh mà phải nhìn lên thì mới nhận ra những yếu kém của mình. Trong topic này nói chung ta nhìn lên chỗ cao nhất để so sánh nên sẽ thấy khoảng cách rất lớn. Tuy khập khiễng nhưng vẫn rút nhiều điều đáng phải học hỏi.


Ở các nước khác Điện ảnh là nghệ thuật
Ở VN Điện ảnh là tiền bạc
Cách đây hơn 1 năm tôi cũng đã từng viết về định nghĩa của cái đẹp(có thể vẫn có người còn nhớ). Điện ảnh là 1 môn nghệ thuật, mà nghệ thuật thời nay không phải do 1 vài người "hiểu biết" đánh giá mà do công chúng quyết định. 1 phim gọi là hay nếu có nhiều người xem và nói là hay. Khái niệm hay ở đây bao hàm nhiều yếu tố: nghệ thuật, nội dung, kỹ xảo (mục đích chính của topic này)... tóm lại là phải thoả mãn thị hiếu của người xem. Điều nhà làm phim quan tâm đến đầu tiên không phải là lợi nhuận mà là công chúng.
Đó chính chính là nghệ thuật làm phim!
Nếu nhìn theo quan điểm này thì rõ ràng nghệ thuật phim đã được quy ra thóc. Lợi nhuận của phim tự đánh giá chất lượng "nghệ thuật" của phim.
Như vậy điều đầu tiên của bác TOM cũng không phải là sai!

Trong điện ảnh VN có 1 góc không nhỏ do nhà nước quản lý. Nguồn kinh phí ở đây rất béo bở cho nhiều nhà làm phim. Điều quan trọng là được duyệt kinh phí chứ không phải chất lượng phim.
Còn các hãng phim tư nhân? Vì không có "tiền chùa" cho nên họ thường gặp nhiều khó khăn trong quá trình làm phim. Cái khó bó cái khôn. Phải giảm chi phí để tăng lợi nhuận (nếu có). Ở ta, yếu tố "công chúng" không phải là cái đầu tiên mà các nhà làm phim quan tâm đến.
Như vậy điều thứ 2 của bác TOM cũng đúng.

Cũng giống như khi ta vào quán ăn, 1 món thì không những ngon, bổ mà còn được bày đặt rất đẹp làm ta chỉ nhìn cũng đã muốn ăn còn 1 món thì chém to kho mặn, ăn thì ăn, không ăn thì nhịn.

Để đánh giá đúng/sai về 1 vấn đề, ta không chỉ nhìn trần trụi vấn đề đó mà còn phải nhìn từ nhiều góc cạnh khác. Nếu đặt mình vào vị trí của bác TOM mà suy nghĩ thì ta sẽ thấy khác, sẽ khách quan hơn. Còn nếu chỉ dựa vào những cái đúng của mình để nhìn những cái sai của người khác thì sẽ bị chủ quan.

Điều cuối cùng tôi muốn nói ở đây là: bác TOM ở VN năm nay đã 60 tuổi rồi. Bác đã ăn muối nhiều hơn khối người ăn cơm.
Nói bác "ngây thơ" không hiểu bác nên cười hay nên khóc?
Gọi bác là "cậu" có lẽ thân mật quá chăng?

thaychuastudio
12-04-2006, 17:41
em vẫn nghe đâu đó có một câu nói " hãy đi về phía mặt trời, Bóng tối sẽ rơi lại phía sau của bạn..."

dly
13-04-2006, 12:49
Các anh em góp ý trong topic này chẳbg qua vì tất cả chúng ta đều muốn vươn lên, tìm kiếm và tìm cách thể hiện cái hay và đẹp cho nên điện ảnh nước nhà. Nếu vậy chúng ta phải mạnh dạn nhận thức và chia sẻ những yếu kém, những ung nhọt thì mới có thể vươn lên phải không ạ.

Tôi xin được có vài nhận xét cùng chia sẻ với các anh em.

Đấu tiên chúng ta đang thiếu các nhà viết kịch bản một cách trầm trọng, nhìn qua vài film tôi có nhận xét (xin lỗi đây chỉ là nhận xét chủ quan của riêng tôi) các nhà viết kịch bản này hầu như không có một chút chuyên môn về film trường và kịch trường, chính vì vậy nội dung câu truyện muốn thể hiện trên một đoạn film, trên một chủ đề film thiếu xuyên suốt, mạch lạc

Tôi xin viết ra đây một đoạn ngắn kịch bản của trước kia tôi đã được đọc:

"ánh sáng xuyên qua khe cửa khép hờ, rọi lên cái gạt tàn quăng ở giữa nhà, vài mẩu tàn thuốc vương vải, chai rượu ngả nghiêng lăn lóc , trong góc tối mờ mờ, bóng người ngồi ủ rũ......."

Những giòng này chỉ còn trong hồi ức nhưng tôi vẫn nhớ như in khi chúng tôi đọc đoạn trên lá toàn thể ekip đã biết mình cân phải làm gì, thể hiện ra sao, ánh sáng, cú máy phải như thế nào để có những hình ảnh đạt nhất, hiệu quả nhất. Thậm trí chỉ một đoạn ngắn khi một người đang kể vế hồi ức thì khuôn hình cũng đã được dàn dựng phần hậu cảnh là một bức tranh tường với mặt nước xao động những làn sóng đồng tâm. Vâng đây chỉ là ngôn ngữ điện ảnh ai hiểu thì hiểu, ai đọc được thì đọc nhưng giá trị dàn dựng của mọi người khi tham gia film đều được đóng góp tích cực và nỗ lực không nề hà ngại khó. Còn ngày hôm nay một đôi diễn viên thể hiện cảnh đang bóp cổ và bị bóp cổ, khung hình cho thấy hai bàn tay như vịn hờ hờ vào cổ nạn nhân, còn người bị hại thì khuôn mặt trơ trơ không lộ được nét tím tái, vật vã.... và nhiều nhiều nữa. Những khung ảnh như trên lại được chấp nhận và công chiếu cho mọi người cùng thưởng lãm thì đúng là chẳng coi công chúng ra gì.

Sao chúng ta không học những nét hay trong kịch bản của người ta nhỉ. Khi nói về lòng yêu nước có film nào hay hơn "kẻ ái quốc" (Patriot) không? Họ định nghĩa rất giản đơn yêu nước. Không? nó không to tát như vậy, nó chỉ thuần chất là yêu gia đình, con cái, và mảnh đất mình đang sống. Một con người chán ghét và chống đối chiên tranh, sẵn sàng đóng bao nhiêu thuế cũng được miễn không phải tham dự vào cuộc chiến. Tới lúc cân thiết ông đã chọn con đường lâm chiến với một mục đích che chở cho người con ông yêu quí. Trong chiến trận vẫn có một đoạn thể hiện một con người yêu hòa bình, yêu sự an nhàn, thanh thản nơi ông đó là lúc ông được ngồi trên chiếc ghế cập kênh nơi phòng vị tướng miền nam. Có một đoạn tôi cũng rất thích đó là những người lang bạt, du thủ du thực khi quay về thăm gia đình nhìn cảnh vợ con bị sát hại ông chẳng ngại ngùng rút súng và bắn vào đâu mình. Tự tử đó là điều không hay nhưng ở đây lại nói đên một khía cạnh tuyết vời. Ý nghĩa của cuộc sống. Vâng tôi sống làm gì? mục đích gì khi vợ con tôi không còn nữa.

Thế đấy các bạn. Nếu nói về chính trị về trùyên bá tư tưởng thì chẳng đâu xa. không đao to búa lớn, không khô khan mà lại truyền tải được rất nhiều nếu chúng ta biết nhìn nhận và xắp đặt sự việc váo những việc rất gần quanh ta, những công việc tưởng rất đỗi tầm thường nhưng khi nhìn bằng cà tấm lòng, bằng rất nhiều yêu quý thì chúng ta vẫn tìm thấy lối ra

Về khía cạnh của nhà quay film và đạo diễn hình ảnh. Chúng ta cùng chia sẻ một đoạn film không cần diễn viên diễn xuất trong film "người tình Đông Dương" đó là đoạn chiếc hơi mầu đen chạy ngang nhà thờ Đức Bà Sài Gòn. Riêng đoạn này ekip làm film đã thu hình không dưới 12 lần. Cứ sau một lân quay film lại được tháo ra khỏi máy và đem tráng rửa ngay trong khi một tôp người khác lau rửa xe cho nó bóng lên để máy tiếp tục thu hình lại. Đạo diễn hình ảnh vẫn luôn di chuyển để có thể tìm góc máy hiệu quả hơn, Quay film dù rất chuyên nghiệp vẫn luôn cùng đếm nhịp với tài xế lái xe để đồng bộ thời gian pan máy của mình. Thế đấy. Với film nhựa chi phí đổ ra, hao tôn rất nhiều mà người ta không nề hà, câu nệ miễn sao có những thước film..... Còn mình thì....

Còn nhiều điều lắm phải không các bạn. Hẫy nhìn nhận xin đừng đổ thừa này nọ. Xin có nhận xét rất cay đắng Điện ảnh VN hiện tại đang quá coi thường khán giả.

Cái này lấy bên X-cafe

Bộ phim truyện rút... ngắn nhất: Bộ phim truyện nhựa "39 độ yêu" nguyên là phim truyền hình 16 tập dài 900 phút đã được Hãng phim Việt tự cắt xén xào nấu lại thành bộ phim truyện nhựa cùng tên với độ dài chỉ còn 90 phút tức là 1/10 để đem ra công chiếu định làm màn ăn "cú đúp" qua nhiều chiêu quảng cáo rầm rộ. Nhưng lực bất tòng tâm, quá dài rút lại còn quá ngắn, thành ra cuối cùng đầu Ngô mình Sở, đầu cua tai nheo xem chẳng ai… hiểu mô tê đầu đuôi thế nào. Đã vậy kỹ thuật chuyển phim từ truyền hình qua phim nhựa làm kiểu tiết kiệm, khiến hình ảnh bể ráo trọi, kỹ thuật số không ra kỹ thuật số, nhựa không ra nhựa.