PDA

View Full Version : Cấp cứu !!!!!!!



nghongvu
27-01-2006, 14:09
Các bạn cho mình hỏi: trong trường hợp dùng partition magic để merge hai ổ (D và E), nhưng đang merge nửa chừng thì bị hỏng, máy vẫn nhận được ổ C, 2 ổ còn lại thì không. Bạn nào biết cách khôi phục dữ liệu thì bảo cho mình với. Mình cám ơn rất nhiều

U.F.O
27-01-2006, 17:09
U thử khôi phục cái gì mà .. MBR ý ^_^ . Trong đĩa hiren boot có đây !

PMT
27-01-2006, 18:06
Không thể nào được đâu. Merge lại thì lúc merge nó đã sửa bảng FAT hay MFT để phù hợp với ổ mới rồi, không thể khôi phục dữ liệu bằng biện pháp thông thường đâu.

U.N.I.X
29-01-2006, 01:56
Tiện đây cho hỏi các bro 1 câu, khỏi mắc công tạo thread khác.
Trong 1 HDD, các thành phần như:
bảng FAT,MBR,BootSector,Partition Table v.v..
Thành phần nào là quan trọng nhất trong 1 HDD và mối liên hệ giữa các thành phần này là sao?
Thanks All........!!

PMT
29-01-2006, 10:56
MBR là quan trọng nhất, nó chứa thông tin về 4 phân vùng chính của ổ cứng (1 ổ cứng chỉ được có tối đa 4 phân vùng chính) và thông tin liên quan đến việc khởi động máy. Tuy nhiên nếu hư MBR thì vẫn có thể khôi phục lại được nếu những thứ khác như BS và EBS vẫn còn tốt. MBR chính là sector đầu tiên của ổ cứng, nên sao lưu nó để phòng khi hữu sự (mỗi lần chia lại ổ cứng thì phải sao lưu lại).

BootSector là sector đầu tiên của 1 phân vùng. Nó chứa các thông tin chính của phân vùng đó. Như số lượng sector, mã số, tên phân vùng (hiện nay tên phân vùng thường được chứa trong chỗ khác do nhu cầu tên dài và tên chữ Hoa thường phân biệt nhau), loại phân vùng (FAT12, FAT16, FAT32, NTFS,...), và một số thông tin khác.

Partition Table: nằm trong MBR và chứa thông tin về 4 phân vùng chính của ổ cứng. Nó nằm ở vị trí cuối của MBR (64 bytes trước 2 bytes cuối cùng của MBR). Tầm quan trọng của nó ngang với MBR.

FAT là 1 loại hệ thống tập tin, đây là hệ thống tập tin vào loại giản đơn nhất và dở nhất. Chức năng của FAT cũng y như chức năng của các hệ thống tập tin khác thôi. Hệ thống tập tin là vô cùng quan trọng vì nếu nó bị hư thì dữ liệu kể như là đi đứt.
Vậy thì hệ thống tập tin là cái quái gì, vì sao phải đặt ra nó?
Hãy thử nghĩ xem nhé, nếu tập tin trên đĩa được lưu 1 cách tuần tự hết tập tin này đến tập tin khác, thế thì chuyện gì sẽ xảy ra? Hãy xét đến lệnh đơn giản nhất là liệt kê toàn bộ tập tin trong ổ cứng ra, để làm chuyện này thì ta cần đọc từ đầu đến cuối ổ cứng để liệt kê. Hãy thử nghĩ xem, mỗi lần bạn mở Window Explorer mà phải chờ vậy thì thế nào, chờ nổi không? Mà cũng may là chỉ mới liệt kê chứ chưa làm gì khác đấy nhé. Chính vì thế, người ta mới phải chia 1 phân vùng trên ổ cứng thành 2 phần, phần dữ liệu và phần hệ thống. Phần dữ liệu chứa nội dung của thư mục và nội dung của tập tin (ngoài nội dung ra chẳng chứa bất kỳ thứ gì khác). Phần hệ thống nằm ở đầu phân vùng và chứa tên, kích thước, thuộc tính của tập tin và vị trí của tập tin trong phần hệ thống. Ngoài ra nó còn chứa nội dung của thư mục gốc của phân vùng. Vậy bây giờ nếu muốn liệt kê thì đã dễ hơn nhiều đúng không vì chỉ cần đọc 1 phần nhỏ thôi chứ không cần đọc từ đầu tới cuối nữa. Mỗi cách cách chia 1 phân vùng ra thành 2 phần như vậy được gọi là 1 hệ thống tập tin, và cho đến nay đã có rất nhiều cách chia mà phổ biến nhất vẫn là FAT (được khá nhiều hệ điều hành hỗ trợ). Chính vì hệ thống tập tin chứa vị trí của nội dung tập tin trong phần dữ liệu nên nếu hệ thống tập tin mà bị hư thì nội dung tập tin cũng sẽ đi theo. Đương nhiên là hệ thống tập tin không chỉ đơn giản có thế đâu, nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ về nó thì hãy tự mà nghiên cứu thêm thông qua sách vở hay web.

Ghi chú mấy từ viết tắt:
MBR là Master Boot Record
BS là Boot Sector
EBS là Extended BS
FAT là File Allocation Table
MFT là Master File Table

nghongvu
29-01-2006, 11:10
Cám ơn các bạn rất nhiều. Vậy bạn PMT có thể nói cho mình biết cách khôi phục lại dữ liệu được không

PMT
29-01-2006, 12:12
Rất tiếc là không bởi vì tui không biết.

U.N.I.X
29-01-2006, 18:03
MBR là quan trọng nhất, nó chứa thông tin về 4 phân vùng chính của ổ cứng (1 ổ cứng chỉ được có tối đa 4 phân vùng chính) và thông tin liên quan đến việc khởi động máy. Tuy nhiên nếu hư MBR thì vẫn có thể khôi phục lại được nếu những thứ khác như BS và EBS vẫn còn tốt. MBR chính là sector đầu tiên của ổ cứng, nên sao lưu nó để phòng khi hữu sự (mỗi lần chia lại ổ cứng thì phải sao lưu lại).

BootSector là sector đầu tiên của 1 phân vùng. Nó chứa các thông tin chính của phân vùng đó. Như số lượng sector, mã số, tên phân vùng (hiện nay tên phân vùng thường được chứa trong chỗ khác do nhu cầu tên dài và tên chữ Hoa thường phân biệt nhau), loại phân vùng (FAT12, FAT16, FAT32, NTFS,...), và một số thông tin khác.

Partition Table: nằm trong MBR và chứa thông tin về 4 phân vùng chính của ổ cứng. Nó nằm ở vị trí cuối của MBR (64 bytes trước 2 bytes cuối cùng của MBR). Tầm quan trọng của nó ngang với MBR.

FAT là 1 loại hệ thống tập tin, đây là hệ thống tập tin vào loại giản đơn nhất và dở nhất. Chức năng của FAT cũng y như chức năng của các hệ thống tập tin khác thôi. Hệ thống tập tin là vô cùng quan trọng vì nếu nó bị hư thì dữ liệu kể như là đi đứt.
Vậy thì hệ thống tập tin là cái quái gì, vì sao phải đặt ra nó?
Hãy thử nghĩ xem nhé, nếu tập tin trên đĩa được lưu 1 cách tuần tự hết tập tin này đến tập tin khác, thế thì chuyện gì sẽ xảy ra? Hãy xét đến lệnh đơn giản nhất là liệt kê toàn bộ tập tin trong ổ cứng ra, để làm chuyện này thì ta cần đọc từ đầu đến cuối ổ cứng để liệt kê. Hãy thử nghĩ xem, mỗi lần bạn mở Window Explorer mà phải chờ vậy thì thế nào, chờ nổi không? Mà cũng may là chỉ mới liệt kê chứ chưa làm gì khác đấy nhé. Chính vì thế, người ta mới phải chia 1 phân vùng trên ổ cứng thành 2 phần, phần dữ liệu và phần hệ thống. Phần dữ liệu chứa nội dung của thư mục và nội dung của tập tin (ngoài nội dung ra chẳng chứa bất kỳ thứ gì khác). Phần hệ thống nằm ở đầu phân vùng và chứa tên, kích thước, thuộc tính của tập tin và vị trí của tập tin trong phần hệ thống. Ngoài ra nó còn chứa nội dung của thư mục gốc của phân vùng. Vậy bây giờ nếu muốn liệt kê thì đã dễ hơn nhiều đúng không vì chỉ cần đọc 1 phần nhỏ thôi chứ không cần đọc từ đầu tới cuối nữa. Mỗi cách cách chia 1 phân vùng ra thành 2 phần như vậy được gọi là 1 hệ thống tập tin, và cho đến nay đã có rất nhiều cách chia mà phổ biến nhất vẫn là FAT (được khá nhiều hệ điều hành hỗ trợ). Chính vì hệ thống tập tin chứa vị trí của nội dung tập tin trong phần dữ liệu nên nếu hệ thống tập tin mà bị hư thì nội dung tập tin cũng sẽ đi theo. Đương nhiên là hệ thống tập tin không chỉ đơn giản có thế đâu, nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ về nó thì hãy tự mà nghiên cứu thêm thông qua sách vở hay web.

Ghi chú mấy từ viết tắt:
MBR là Master Boot Record
BS là Boot Sector
EBS là Extended BS
FAT là File Allocation Table
MFT là Master File Table
thanks..........:)
....................