PDA

View Full Version : Năm Tuất 8 chuyện Chó !



ThichNuDiuHien
15-01-2006, 08:05
http://img477.imageshack.us/img477/175/tuabaicho4kz.jpg
Chỉ còn không bao ngày nữa con-gà-long-đong-khốn-khổ sẽ phải nhường ghế cho anh/chị Chó – nickname = Cầy, Tuất, Dog…

12 năm trôi qua, trời đất khép lại một vòng tuần hoàn nho nhỏ - so với trời nhưng đằng đẵng - so với người – quý mem có thể chiêm nghiệm điều này qua “vụ án” gần đây nhất của lão Íp:

He he he
Tự do rồi !
Đăng ký danh sách đi các bác.
Tối chủ nhật 22/1 tại Bình Quới nhé, buffet nha.
1. IPS -
fone : 9043929
Còn ai nữa nè !
Đấy, mới bị Dương phán quan kêu án “dán mõm” có 01 ngày, mà khi được “tháo băng” lão đã rên lên nghe thật cảm thán, giả như treo thêm ít lâu nữa cho… vừa lòng con ma 82 thì hổng bít khi được tự do lão í còn ư ử đến cỡ nào:
http://img477.imageshack.us/img477/8223/ghostddth8yq.jpg

Năm chó 8 chuyện chó, bác nào hóng chuyện xin cùng góp dzui, tản mạn tủn mủn thui.

1/ Đầu tiên phải lựng bàn về cái thiên hạ đệ nhất khoái: Ăn.

Đương nhiên là thịt chó (quý mem nào là thành viên các hội bảo vệ súc vật, tín đồ các đạo kiêng măm cầy tơ, xin miễn đọc đoạn này)

Nhà tớ ở “khu thịt cầy” Tân Bình, gọi là khu thịt cầy vì (tớ đếm được) chỉ trên đoạn đường CMT8 từ ngã ba Bà Quẹo đến công viên Lê Thị Riêng có tới mấy chục quán thịt cầy – Riêng chợ Ông Tạ là khu bán thịt chó sống khá nổi tiếng (Không so với Hà Nội nhé)

Censored hình ảnh vì quá "bạo lực" - vikhoa (nhà có nuôi chó nên dị ứng mấy quán thịt chó lắm)

Từ 1995 đến nay, chợ Ông Tạ vẫn còn bán thịt sống như xưa, nhưng các quán nhậu thì gần như mất hẳn, chỉ còn tập trung về góc Bắc Hải - Công viên Lê Thị Riêng mà thui (hoặc chui vào những đường nhỏ khu Bàu Cát, khu Lộc Hưng...)

Thật là đúng quy luật “chẳng có cái gì tự nhiên mất đi…” đoạn CMT 8 nói trên bớt quán đi thì một số con đường khác như Cộng Hoà, XVNT (Thị Nghè, cổng sau Sở Thú) khu sân bay TSN…lại mọc lên như… riềng những quán Hai Mơ, Mộc Tồn, Đây Rồi, Ô kìa…khác, “xực” khách luôn luôn tấp nập.

Có lẽ chẳng quán nhậu nào rẻ bằng quán cầy. Vào tiệm đàng hoàng thì cũng chỉ non 100 nghìn là 04 bợm có thể quắc cần câu (gâu gâu cũng dám lắm) xe thịt chó vỉa hè thì rẻ hơn gấp 03 lần.

Vậy mà…nhớ cái thời thịt thà cá mú còn tem phiếu, nhà nhà “ăn chay trường” thấy miếng “xịt” mà thèm nhỏ dãi (!) Tớ từ thằng kén ăn bỗng biết xực món cầy tơ, xèm lắm chư vị ạ (Bỏ mồm miếng thịt hấp, cắn miếng bánh đa nhai thật chậm rãi, nghe cái bùi bùi beo béo nó thấm dần, thấm dần...đa đã sao đâu) Chó chẳng hiếm chỉ hiềm cái hiếm xiền ! 06 thằng học trò hôm nào muốn măm thì phải tính toán cân nhắc kỹ lưỡng: tạt ra chợ mua 02 kg bún, vào quán kêu 01 dĩa nướng, 01 dĩa luộc, 01 dĩa rựa mận, thêm 02 xị cây lý là no nê phủ phê dê chúa. Được cái thời đó quán xá thoải mái lắm (khách tự do đem mồi rượu vào)không “nhũng nhiễu” như bi giờ: mang cái gì vào ăn uống là họ tính thêm tiền “phục vụ” 10 – 20%, có quán “đểu” hơn ghi chữ cấm tiệt !

Giờ thì giá bình quân 01 dĩa mồi chỉ từ 10 – 20.000 đồng, rượu “cao cấp” lắm cũng chỉ 20 – 30 chục nghìn/xị (hổng tính rượu pha mật gấu à nhe) Giờ thì “xu hào” lúc nào cũng rủng rỉnh, quán có bao nhiêu món đều dư xăng kêu líp-ba-ga, thế mà…chẳng còn khoái ăn lắm, ăn một bữa ớn cả tháng hơn !
(Còn...sủa tiếp)
:lick:

dinhbaochau
15-01-2006, 08:11
Móa ui! Cái Ông Thầy Chùa này sao rành thịt chó dữ dằn rưá, kể mà tui thèm nhỏ rãi, Chắc chuyến này phải làm chuyến thịt chó, đón năm chó quá thôi.

Ông Thích này ....hư wá.!

Polly
15-01-2006, 08:21
Từ bé tới giờ khoái mỗi món dồi chó, chẳng hiểu từ khi nào người ta nghĩ ra thêm món dồi rán - cũng kết luôn. Ăn rựa mận cũng rất ngon. Các mốn khác chẳng hiểu sao ko có ấn tượng lắm.
Ngày xưa, em cũng đi ăn với bạn bè, nhưng từ hồi năm ngoái, vừa ra Tết xong, cả bọn rủ nhau đi đập phá một bữa. Đã đắt thì chớ, mỗi thằng hơn 70K, nhưng mà tức là bọn quán tưởng mình say, trộn rượu đểu vào, bọn bạn đang phê định làm to chuyện, may mà không có chuyện gì.... Chán! He he, bây giờ chỉ khoái ra chợ vác về, chiến đấu với PA pa thôi.
Quên mất, sau 1 dạo thì chợt nghe có người nói là ở các quán thịt chó,rựa mận được nấu theo kiểu tất cả những gì hổ lốn còn lại của các mâm, xương xẩu thịt vụn, cả thịt lợn nữa ... cho vào nồi hết. thế là từ đấy cạch đến già luôn. Nói ra thế thôi, các bác dừng vì thế mà quên món tủ của mình đấy nhé.

ặc ặc, nói ra lại thấy ghê ghê. (vô cùng xin lỗi bác Thích nữ)

dinhbaochau
15-01-2006, 08:35
Tui thì khoái mỗi món Đùi Chó. Cái món này nướng lên thơm lừng, một ít vừng (mè) dính vào da, một ít sả, một ít riềng, trời se se lạnh, ngồi kiểu Hàn Quốc mà Quất thì sướng vô cùng.

0day
15-01-2006, 08:46
năm gà -> cúm gà ..
năm chó -> ??? :D

raovats.com
15-01-2006, 10:08
sáng nay làm tô phở bò toàn hôi mùi .... bò bỏ luôn, hi vọng sang năm tới , kêu phở ăn không hơi mùi ..... chó.

ThichNuDiuHien
15-01-2006, 12:17
sáng nay làm tô phở bò toàn hôi mùi .... bò bỏ luôn, hi vọng sang năm tới , kêu phở ăn không hơi mùi ..... chó.
Đã từng có bạn post sưu tầm một số câu thành ngữ mới, trong đó có câu này nghe thâm thúy nhắm:
Ba ngàn tô phở Bò đếch thấy miếng thịt chó nào ?
Chà...giá bạn có vài dòng rao vặt cho quán chó đó, coi bộ hay à nha:yes:

haphuong
15-01-2006, 13:29
Móa ui! Cái Ông Thầy Chùa này sao rành thịt chó dữ dằn rưá, kể mà tui thèm nhỏ rãi, Chắc chuyến này phải làm chuyến thịt chó, đón năm chó quá thôi.

Ông Thích này ....hư wá.!
Ông Thầy Chùa hồi nẳm hư hỏng wá nên giờ mới ... hỏng hư:)
(= không hư)

Đã từng có bạn post sưu tầm một số câu thành ngữ mới, trong đó có câu này nghe thâm thúy nhắm:
Ba ngàn tô phở Bò đếch thấy miếng thịt chó nào ?
Chà...giá bạn có vài dòng rao vặt cho quán chó đó, coi bộ hay à nha:yes:

Câu đó thì wá hay rùi, nhưng Sáu Hấp em muốn cải ... lùi bằng câu:

Ba ngàn tô phở Bò cóc thấy miếng thịt chó nào!

:D

Ak.8
15-01-2006, 22:58
cứ tưởng các đồng chí sinh năm tuất như mình tụ tập thì vào tham gia ,hóa ra tán chuyện ăn thịt chó, Món đấy thì ai mà chả thích cơ chứ.
Tớ khoái cuối năm anh em bạn bè bù khú ăn trên Nhật Tân với đường Láng.
mà từ đâu có cái tên rựa mận nhỉ, tớ thấy mỗi nơi gọi 1 kiểu

ThichNuDiuHien
16-01-2006, 08:11
TỦN MỦN TIẾP CÁI SỰ MĂM:
http://img65.imageshack.us/img65/2994/bai22vl.jpg
Chuyện tiếu lâm dưới đây chắc nhiều mem đã biết:
Một con chó chết “oan” nộp đơn kiện với Diêm Vương.
Chó:
- Thưa DV bọn người nó thật táng tận lương tâm, con cúp đuôi; cụp tai hầu chúng nó bao năm ròng rã…vậy mà…híc… không những chúng hổng trả công mà còn đem con ra thui, híc híc.
DV:
- Bình tĩnh …bình tĩnh…đại bình tĩnh, đầu cua tai nheo ra răng, ngươi cứ từ từ...từ từ...đại từ từ nói !
Chó:
- Dạ, đầu tiên chúng thọc lét í quên thọc tiết con, híc…chúng đốt rơm thui con, chúng…chúng phanh bụng con, híc…
DV:
- Cha chả, quân dã man…kể tiếp.
Chó:
- Dạ…chúng lấy bộ đồ lòng…nhồi tiết + đậu xanh + gạo vào, xong, xong…chúng nướng lên, lại không quên thoa tí mỡ làm…cái “hỗn hợp” con vừa kể trên – chúng gọi là dồi í ạ, bốc thơm hổng tả nổi, híc…khịt…khịt…
- Chúng lóc thịt con…phần đem ướp gia vị rùi bỏ vỉ nướng lên, mùi thơm lại cực kỳ hơn nữa, thơm điếc mũi !
- Bốn cái đùi chúng bỏ xửng hấp, mỡ con tuôn ra, lang láng cái mặt da…
- Bộ cốt chúng ninh với măng…thơm cũng nhức…nách !
- Chúng…
DV:
- Stop, ực ực (DV nuốt nước bọt) rùi sao nữa…con !
Chó:
- Dạ …cái gọi là dồi là nướng là hấp... đó, trước khi bỏ vào mồm chúng chấm vào cái gọi là mắm tôm, chúng tọng thêm vài cái lá mơ, húng quế, mùi tàu lại cắn phập tí gừng tý xả...Ôi chao chúng măm măm và rên lên vì ...ngon.
DV:
- Ực; ực; ực; ực...stop here ! đừng kể nữa, quân đâu dẫn con ni xuống nhà bếp cho ta, ực ực...

Dẫn lại chuyện trên chỉ để muốn nói: thịt chó ngon thật !

Thịt chó có thể chế biến trên chục món:
Cháo - dồi - nướng – quay - hấp - rựa mận - chả chìa - sườn nướng mỡ chài – sáo măng - cẩu pín tiềm thuốc bắc...vài món đã đi vào thành ngữ:
• Ngon hơn cháo chó.
• Sống trên đời không ăn dồi chó.
Chết xuống âm phủ biết có mà ăn !

Tớ nhớ quán cầy gần nhà, đầu tiên trưng bảng: Cầy tơ 7 món. Quán làm ăn cực kỳ khấm khá: từ chỗ phải thuê nhà, vài năm sau đã mua được nhà. Không chỉ 01 mà tới 02 căn và cũng từ đó tách ra thành 02 quán liền bên nhau. Quán ra sau có lẽ muốn câu khách hơn nên chơi cái bảng: Cầy tơ 9 món ! Sau này có dịp lê la một số quán, tớ để ý thấy mỗi quán đều trưng bảng thực đơn, chế la liệt 9, 10, 11 món.

Quán cầy dưới chân cầu vượt Quang Trung có trong thực đơn: cẩu thai nhi ! Tưởng là món măm hoá ra là rượu ngâm bào thai chó, nể thật !!!

Ở bài trên có bạn gì đó thích nhất món dồi và …ớn rựa mận (vì nó là món tả pín lù - hầm bà lằng xắng cấu)
Tớ thì thích nướng nhất, còn món hấp thì chỉ ăn khi còn nóng (nguội thấy hui hui)
Cái sự ăn thế là mỗi người mỗi khác !
Sau hơn chục năm vào quán ăn cầy, tớ “ngộ” ra một điều: chẳng có quán nào ngon “toàn tập” cả. Ví dụ: quán Tư Thân ở Hóc Môn chỉ có hấp là ngon, quán dưới cư xá Tự Do nhất món nướng. Sáo măng có thể tạm gọi là ngon: quán cây Xoài – sân bay TSN...

Một cái lạ: chắng thấy có nhà hàng nào bán thịt chó ?
Mà cũng đúng thui, ăn thịt chó phải ngồi kiểu bàn thấp, ghế con hoặc ngồi trên sạp trải chiếu (kiểu này nhập từ miền bắc ta đây)
Nội thất Restaurant không thích hợp lắm hay là vì món chó không được “sang trọng” cho lắm, không “ngang tầm” với những mỹ từ Sơn hào hải vị mà ta thường liên tưởng khi nói đến; nghĩ đến Nhà hàng ?!

Thực ra thì một số nhà hàng đặc sản vẫn có món thịt cầy (Tri Kỷ - Vườn Lan TB, Hương Rừng – góc HBT, NĐC…)
Cầy thực chứ hổng phải là nickname của anh/chị chó như đã nói ở bài đầu.
Một con cầy 6, 7 kg làm đủ món như…chó. 4, 5 người ăn căng da lòi rún vẫn...hổng hết.
Cầy là …thú rừng nên thịt ngon tuyệt trần (con này khôn nên dù sắp bị tuyệt chủng cũng kiên quyết hổng đi kiện DV)
Biết tả làm sao bi dừ nhỉ: chó ngon 2 thì cầy ngon 10. Thịt mềm chắc và rất thơm. Miếng cầy luộc, liền dưới da là thịt chứ hiếm thấy mỡ (đặc điểm chung của thịt rừng, do chúng phải chạy suốt lại phải vào đời sớm, cật lực tự kiếm ăn - bữa đực bữa cái nên hiếm có con nào bị… béo phì)
Gọi thịt chó là thịt cầy có thể là do chúng cũng có “hơi hướm” na ná nhau, và chắc là do cầy khó kiếm hơn chó, nên ông bà ta xưa mần thịt chó nhưng lại gọi tên là cầy, cho nó “oai” chăng, sang chăng ? (Tương tự như ví thịt ếch với thịt gà)

Nhắc tới cầy chợt nhớ chuyện thằng cháu.
Tên cúng cơm thì rất đẹp LHK, nhưng nick thì là Cầy…thằng cu cầy !
Mười mấy năm giời “xuôi chèo mát mái” bạn bè thằng cháu đến nhà, đứng ngoài cửa kêu: K… ơi, K… ơi thì bên trong có tiếng gọi “đúp” theo: cu cầy ơi, bạn kiếm…cu cầy ơi…
Nỏ biết thèng đích tôn “cự nự” ra răng mà tội cho…bà Nội phải “thường trực” giải thích cho hắn:
Cầy là cầy ruộng chứ hổng phải là …chó đâu con !
Thèng cháu năm rồi vừa mới bỏ áo lính, và cái nick Cu cầy thì hình như “chết” đã 6,7 năm ni rùi !:yes:
(còn típ)
:yes:

0day
16-01-2006, 17:22
Bài viết về Mộc Tồn
của nhà văn Vũ Bằng

Đã định không nói, nhưng không nói không chịu được. Ờ mà nếu ca tụng thịt cầy mà mang tiếng là thiếu văn minh thì mình cũng đành chịu cái tiếng thiếu văn minh vậy, chớ nói đến miếng ngon Hà Nội mà không nói đến thịt cầy, thì quả là thấy thiếu thốn rất nhiềụ Chỉ thiếu có một người, vũ trụ bao la hiu quạnh... huống chi lại thiếu thịt cầy thì còn vui sống làm sao ?
Thực vậy, có ai một buổi chiều lất phất mưa xanh, trời căm căm rét, mà ngả một con cầy ra đánh chén với đôi ba bạn cố tri mới có thể cảm thấy rằng không phải đời lúc nào cũng không đáng để cho người ta sống. Rõ ràng là mình đương buồn muốn chết, người ủ rũ ra, mà "làm một bữa" vào, chỉ giây lát là "nó sướng tỉnh cả người ra", không chịu được.
Tôi có thể cam đoan với các anh: Một người thất tình, muốn đi tự tử, nếu người ấy biết thưởng thức món thịt cầy, mà các anh lại mời y dùng chơi chút đỉnh rồi muốn đi chết đâu hãy chết, tôi có thể tin rằng mươi bận thì chín bận ăn xong anh ta sẽ đổi ý định ngaỵ
Là vì đời có thịt cầy, thỉnh thoảng ăn chơi một bữa ta thấy nó cũng bõ để cho ta sống, mặc dù có nhiều lúc cái kiếp con người còn khổ hơn cả cái kiếp con chó vài ba bực. Lo cho con học, vợ hỏi tiền làm giỗ; phắc tuya đèn chưa trả; nhân tình dọa bỏ đi; cuối tháng, lại phải đến chủ nhà hỏi xem hắn có bằng lòng cho thuê nữa hay không... bao nhiêu nỗi lo âu khốn nạn nó làm cho lòng người ta day dứt ! Những lúc đó, ăn vàng vào miệng cũng không ngon. Ăn vàng vào miệng không ngon, nhưng ăn một miếng chả chó, ta lại muốn ăn hai để chờ món tái đem lên, ta vừa nhắm nhót vừa suy nghĩ trong khi đợi món dựa mận, chết chết ! Sao nó ngầy ngậy, béo béo, ngòn ngọt mà lại có thể thơm đến thế !
Ta tự bảo: "ờ mà, sống ở đời bất quá nhiều lắm cũng chỉ đến sáu, bảy chục năm là cùng. Mà trong sáu, bảy chục năm đó, ngày vui quá ít, lo âu, sầu não lại nhiều, thế thì tội gì lại chuốc phiền khổ vào người cho mệt ! Ngả con cầy ra đánh chén ! "Sống ở trên đời, ăn miếng dồi chó, chết xuống âm phủ biết có hay không?".
Thôi thì được ngày nào hãy cứ biết chiều ông thần khẩu ngày ấy đã, sau ra sao sẽ liệu, ấy thế mà chưa biết chừng ăn một bữa cầy vào, cái vận mình nó lại chuyển hung thành cát, chuyển đen thành đỏ thì lại càng hay, chớ có sao đâu ?
Thật vậy, thịt cầy ở nước ta không phải là một món ăn như thịt dê, thịt lợn, nhưng nó lại còn là một niềm tin tưởng trong dân gian nữạ. Vận đương xúi quẩy, ăn một bữa thịt chó vào, người ta rất có hy vọng giải đen. Đánh bạc thua liền ba đêm, này ! Ăn một bữa thịt chó, có người gở lại hết cả tiền thua, mà lại còn được thêm là khác. Thử hỏi trong tất cả các món ăn trên thế giới có món ăn nào khả dĩ lại di chuyển được vận hạn của con người đến thế hay không ?
Nhưng dẫu sao, chuyện di chuyển vận hạn cũng là chuyện của tương lai huyền bí. Nói ngay đến chuyện thiết thực ở trước mắt mà chơị. Một chiều mưa phiêu phiêu ở chốn đồng ruộng căm căm gió rét, không đi chơi đâu được, mà trãi một cái chiếu lên thềm gạch ngô, đưa cay vài chén tửu, trước mặt có một mâm thịt chó làm đủ các món: chả, tái, ca ry, dựa mận, chạo, nem... riêng cứ trông thôi, ta cũng đã thấy lòng phiêu phiêu như mở hội rồi
Thịt luộc đỏ tươi, bì vàng màu da đồng, đặt bên cạnh đĩa rau húng chó; vài dĩa riềng thái mỏng tanh; chả nướng béo ngậy, màu cánh gián; đĩa bún trắng bong nằm cạnh những bát hầm dựa mận màu hoa sim; những liễn xào nấu với chuối "chưa ra buồng" thái con bài; những đĩa dồi tươi hơn hớn, miếng thì trắng, miếng thì hồng, miếng thì tím lợt, đôi chỗ lại điểm những nhát hành xanh màu ngọc thạch... tất cả tiết ra một mùi thơm làn lạt như mùi hoa đồng thảo lại ngồn ngộn như mùi thịt gái tợ.. xin hỏi có ai mà chịu được, không thưởng thức một hai miếng làm duyên?
Người chưa ăn bao giờ ăn thử một miếng lại muốn ăn hai, còn người đã biết ăn rồi thì phải nói rằng trông thấy thịt chó mà không được ăn thì buồn bã ủ ê, nếu không muốn nói là bủn rủn chân tay, bắt chán đời muốn chết. Thôi, hãy xếp mọi thứ ưu phiền lại, cầm đũa "làm" mấy miếng đi, người anh em ! Xin mời ! Rượu này là thứ rượu sen cất ở Tây Hồ nhưng không xóc, uống vào một tợp mà như uống cả một làn sen ngào ngạt của Hồ Tây ngạt ngào vào bụng.
Nhắm một miếng dồi, lại đưa cay một tợp rượu, rồi khẽ lấy hai ngón tay nhón một ngọn rau húng điểm vào một vị hăng hăng, man mát cho tất cả cái bùi, cái béo, cái cay, cái mát, cái hăng quyện lấy nhau, anh sẽ nói với tôi cảm tưởng của anh ra thế nàọ.. Quả vậy, nếu sau này, người ta chết xuống âm phủ mà không có dồi chó để ăn thì âu cũng là một mối hận thiên thu mà ta cần phải đề phòng ngay tự bây giờ.
Óc chó có tiếng là ngon, nhưng có ý vị, càng ăn càng thấy ngon thì chính là dồi chó. Sao mà lại có những người có óc vĩ đại lại đi nghĩ ra được cách làm một cái thứ dồi ngon lạ ngon lùng đến thế, một tổ hợp tiết tấu đến như thế, hở Trờỉ. Gắp một miếng chấm muối chanh, rối đưa cay một hơi rượu, ta thấy tất cả tiết, sụn, lá thơm và đậu xanh ở trong miếng dồi nâng đở nhau, đoàn kết nhau thành một khối bất khả chia lìa, không những thấy ngon lành cho khẩu cái mà thôi, nhưng lại còn làm cho ta mát gan
nở ruột vì cái đẹp tinh thần do sự nhất trí tạo thành.
Ai cũng đã ăn dồi lợn, và ai cũng ăn dồi của người Tây mà ta thường gọi một cách nôm na là "sốt sích". Bằng thế nào được dồi chó, phải không ông? Dồi chó làm khéo thì cái ruột phải ken kỹ cho mỏng như tờ giấy, đến lúc ăn vào nó cứ giòn tan, không mềm lừ những tiết như dồi lợn, mà cũng không bã như rơmi kiểu dồi Tây; nhưng nó nhuyễn lừ đi, nhai kỹ lại hơi sừng sựt, bùi béo nhưng không ngấy, ngan ngát nhưng không nồng mùi tỏị
Nhưng muốn thưởng thức một món cầy cho thật nổi vị, ai cũng sẽ phải công nhận với tôi không có gì "điển hình" hơn món chả. Có một hôm trời lạnh bàng bạc màu chì, đứng tựa vào một hàng rào dâm bụt xanh, hoa đỏ, ta gọi một hàng thịt cho gánh đi qua mua một đĩa chả vào trong nhà nhắm rượu, cái ngon cũng đã "lẫm liệt" lắm rồị. Vậy mà nói cho thực, cái ngon đó chưa thấm với cái ngon của một món chả do một người hiền nội trợ khéo chiều chồng đã làm ra, nó tinh khiết mà lại đủ vị hơn nhiều, ăn vào đến môi, trôi liền đến cổ, ôi, thơm phải nói là... điếc mũi !
Là bởi vì các tiệm thịt chó, cũng như những hàng thịt cho gánh rong, không thể nào làm các món thực công phu, thực đúng kiểu, theo như ý chúng ta mong đợị. Muốn làm một món chả chó thật đúng với ý thích, người ta phải mất công phu nhiều hơn thế. Có thể bảo rằng ta phải tốn công phu y như thể nuôi chim yến đẻ.
Trước hết, không phải là cứ có tiền ra chợ mua bất cứ con chó nào về thịt rồi làm thành món ăn mà ăn được cả đâụ Riêng một việc lựa con chó "dùng" được cũng là cả một sự tìm tòi, học tập công phu rồị "Chó già, gà non", câu nói cửa miệng của người ta là thế: ăn thịt gà tìm gà non mà làm thịt, chó phải là thứ chó già mới thú.
Nhưng thực ra, theo những người giàu kinh nghiệm, thịt chó già thường nhạt nhẽo, mà ăn hơi bã. Muốn cho thực ngon, phải là cái thứ chó không già mà cũng không non - cái thứ chó "chanh cốm" trung bình từ hai năm tới hai năm rưỡi, cái thứ chó mà nếu các bà cho phép, ta có thể ví với các thiếu nữ dậy thì "xanh lên ngọn tóc, nhựa căng vú đào".
Song le, đừng tưởng chọn như thế mà đã đủ. Tuổi tác của con chó mới là một điểm mà ta cần lưu ý. Còn phải lưu ý nữa là bộ lông con chó, chớ không phải là cứ là chó thì "hầm bà là" cả một lứa đâụ. Theo các chuyên viên ăn thịt chó, sắc lông ảnh hưởng tới mùi vị của thịt rất nhiềụ Cái giống chó "bẹcxgxiê", "pêkinoa", cái giống chó "bátsê" cũng như giống "phốc", nói tóm lại tất cả các giống chó tây phương, cấm có ăn thịt được. Thịt cứ dai như chão rách, mà hôi quá, ăn không ra cái "thớ" gì. Chó ăn, phải chính cống là giống chó ta, không được lai căng một tí một li ông cụ.
Người Tàu thường cho rằng những người hen suyễn hoặc suy chân thận mà ăn thịt mèo đen, không có một cái lông trắng nào, thì bổ ngang uống rượu ngâm bách nhật hươu bao tử. Giống chó thì không thế. Cái anh chó mực không được trọng dụng như mèo đen. Những người sành ăn thịt chó cho rằng nhất bạch, nhị vàng, tam khoang, tứ đốm, ngoại trừ ra đều "không trúng cách" cả - tuy vẫn biết rằng cứ ăn thịt chó, mà lại thịt chó ta, thì đã ngon chết đi rồị..
ấy đấy, trong bốn thứ chó bạch, vàng, khoang, đốm đó mà ta vớ được một anh giết thịt, nhất thiết ta không thể làm cẩu thả. Trái lại, phải cẩn thận từng li từng tí, mà có khi càng cẩn thận bao nhiêu thì lúc ngả ra đánh chén lại càng thấy thú vị bấy nhiêụ. Bởi thế, tôi đã từng thấy có những người thui chó tử công phu y như thể một nghệ sĩ đem hết tâm cơ ra để tạo nên một đứa con tinh thần lưu lại cho hậu thế.
Con chó giết rồi, rửa ráy sạch cứ như ly như lau, treo lên cho khô hết nước rồi mới thuị Thui bằng rơm. Thui cả con. Thui xong, đem ra mổ, cắt đầu, cắt chân để riêng ra, duy chỉ lấy bộ lòng, làm thực kỹ, gia giãm đậu xanh, hành tỏi thực thơm cho vào đấy, rồi lấy những cành lá ổi bọc thực kín con chó lại, bọc cho dày, ngoài lại phủ một lần lá chuối, dàn hậu mói lấy bùn quánh đắp ra phía ngoài cùng. Đoạn bắc kiềng lên, đặt chó vào, chung quanh chất củi cho những đầu củi chụm vào với nhau ở phía trên, kiểu những cái "tăng" hướng đạo, rồi đốt, đốt cho cháy hết củị Củi tàn, còn than cũng đừng bắc ra vội, cứ để âm ỉ thế, cho đến khi than tàn hẳn.
Nói thì dể, nhưng làm trọn công việc đó cũng mất mấy tiếng đồng hồ. Những nghe mà sốt ruột. Nhưng thữ tưởng tượng lúc gỡ bùn, giở lá chuối và lá ổi ra mà thấy con chó béo ngậy, cái da cái thịt óng a óng ánh, cách gì mà lại không bắt thèm nhểu nước miếng ra, đòi ăn cho kỳ chết thì thôị.
Nhưng mà ăn ngay thì còn ra cái quái gì. Phí cả thịt đi: muốn nên miếng chả, còn là lắm chuyện.
Riềng già giã cho thật kỹ, đấu với mẻ, gia thêm vào đủ mắm tôm, để đấy cho ba thứ cấu kết với nhau thành một khối chặt chẽ, rồi mới bóp vào với những miếng thịt thái không to không nhỏ, cứ độ vào một đốt ngón tay cái là vừạ Đừng lấy ra ngaỵ Hãy ướp tất cả chừng vài tiếng đồng hồ rồi hãy lấy ra xếp vào một cái cặp chả, đặt lên trên than hồng mà nướng. Này, nướng chả chó, kỵ nhất cái thứ than tây đấy nhé. Nướng bằng củi cũng không được. Phải nướng bằng than tàu, quạt liền tay cho đỏ, mỡ có rỏ xuống than đừng tiếc. Mỡ đó vào lửa, bốc lên thành khói, khói đó quyện lấy chả, tạo ra một mùi vị đặc biệt không tiền khoáng hậu, thơm phưng phức nhưng không khô, thanh thoát cao sang mà vẫn gần nhân loạị Một người đau bịnh nặng, nằm ở bên cửa sổ nhìn ra giàn hoa thiên lý, chợt ngửi thấy mùi thịt bò xào hành tây, có thể ngấy mà lợm giọng; một người có chứng nhức đầu tự nhiên thấy bay đến trước mũi mùi chả lợn nướng có thế thấy khó chịu vì mùi tuy thơm nhưng có ý hơi nóng; nhưng ngửi đến mùi chả cầy ngát trong gió hiu hiu, ta có thể chắc chắn là người khó tính đến mấy đi nữa cũng phải thấy như cởi gan, cởi ruột.
Gắp một miếng thịt chó đó, đừng ăn vội, hỡi người háu ăn ơi ! Cứ từ từ, chầm chậm để làm khổ ông thần khẩu đã ! Anh đưa miếng chả lên trước mắt mà xem: miếng thịt cứ săn lại như thịt một người lực sĩ, mà bóng nhễ bóng nhại một cách mới lành mạnh làm sao ! Nó thơm quá đi mất thôi, anh ạ. Thơm quá chừng là thơm, thơm không phải chỉ làm khổ riêng khứu giác của những người ở trong nhà mà thôi đâu, còn làm khổ tất cả láng giềng, hàng xóm. ở cạnh những người ăn ngon như thế, mình lâu lâu mà không được "thưởng thức", cũng có khi phải phát bực lên mà "ai oán" cho cái kiếp người không được mấy khi xứng ý.

0day
16-01-2006, 17:23
Chả chó cũng như thịt luộc, ăn cho thật hợp giọng không nên chấm nước mắm, mà chấm với muối chanh. Ai thích cay, ăn vài miếng lại cầm cái cuống xanh của một trái ớt đỏ, cắn một chút, một chút thôi, rồi vừa ăn vừa suy nghĩ thì mình dù lãnh đạm với cuộc đời đến bực nào cũng phải thương hại cho những ai không biết thưởng thức mùi thịt chó !
Tài thế, sao mà cứ cái thịt ấy làm món gì ăn cũng cứ ngon ở Có thể anh không thích tái chó, đuểnh đoảng với món nem chạo, thấy món cary chó cũng ngon nhưng không thú vì nó không được thuần túy Việt Nam; nhưng đến cái món dựa mận thì nhất định cả trăm người ăn thịt chó đều phải công nhận đó là một món ăn bất hủ !
Chẳng biết ông tổ nào nhà mình, trong một phút xuất thần, lại nghĩ ra một món kỳ tuyệt đến như thế được? Tôi dám nói quyết với các anh rằng có nhiều lúc ngồi thưởng thức cái món đó, tôi đã từng ví với bản nhạc "Le Danube Bleu" của Johan Strauss. Nó dìu dặt khoan thai, cuồn cuộn một cách êm dịu, có đôi khi lại như nhảy nhót lên trong ánh sáng. ấy đấy, cái món dựa mận vào trong miệng nó cũng từa tựa như thế đấỵ Thoạt mới dùng, ta thấy nó dìu dịu, hiền hiền, nhưng điểm mấy lá húng cho vào rồi đưa đi mấy lá bún trắng tinh, chấm với cái thứ nước quánh đặc một màu đào mận, ta thấy nhạc điệu khác hẳn đi, khác nhưng từ từ, chậm chậm, theo thứ tự từng gam một, chớ không lỡ điệu, không đột ngột.
Khẩu cái ta như nhảy múa tưng bừng, có lắm lúc tưởng chừng như có cái gì sắp "hỏng kiểu", làm cho ta hơi sợ; nhưng tài tình là chính lúc ta sợ như thế thì sự ngang trở uyển chuyển vuợt qua một cách thần điệu và tạo nên một nét nhạc mới thần tình đến lạ lùng.
Song đừng tưởng rằng muốn hưởng một "nhạc điệu" như thế vào trong lòng mình là một công việc dễ dàng đâụ. Thực vậy, món dựa mận muốn ăn cho ra ăn, cần phải làm công phu rất mực, có khi còn công phu hơn cả món chả là khác nữạ. Thịt chó thơm mà ngọt, thui vàng ngầy ngậy lên rồi, đem ra nấu dựa mận mà không quánh, đưa bát đựng dựa mận lên ngang mặt, nheo một con mắt lại mà không thấy nổi lên những rằn ri của bảy sắc cầu vồng, thế là chưa biết nấụ
Muốn có một bát dựa mận thật là gia dụng, ta cần phải chú ý tới ba thứ nòng cốt là mắm tôm, riềng và mẻ. Mắm t6m phải là thứ mắm tôm "tiến", lọc cho sạch; riềng giã thật kỹ, cần nhiều, kém thì không dậy mùi; mẻ cũng phải lọc đi lọc lạị Ba thứ đó trộn với nhau thực đều, gia thêm hành muối vừa độ, ướp với thịt chó sống, sau khi đã bóp kỹ rồị Tất cả để đó, chừng một tiếng đồng hồ, chớ có đụng vào, rồi hãy lấy ra ninh.
Chó già ninh kỹ, chó non đun vừa tớị Nhưng dù là chó già hay chó non cũng vậy, điều phải nhớ là không bao giờ nên gia nước - dù là nước xuýt - riêng cái tiết chó đánh vào cũng đủ làm cho nổi vị lên rồị
Nói đến tiết chó, ta cũng nên biết một chút về cách mổ chó thế nào cho lông tơ của chó không rụng vào trong bát tiết. Thường thường, người ta cắt tiết chó như cắt tiết lợn. Song, những người cầu kỳ muốn tận hưởng một bữa thịt chó thật "ra trò" không
chịu làm như thế, nhưng lại vẽ ra thêm một "mốt" xét ra cũng vô hại trong nghệ thuật "đả cẩu" ở nước ta; họ tìm đúng cái mạch máu lớn ở nơi giữa cổ con cầy mà cắt; máu ra, họ cho một ống tre con vào mạch máu đó và truyền tiết vào trong một cái liễn lau rửa kỹ càng.
Sự thực, tiết đó không đặc biệt gì hơn thứ tiết cắt thường, nhưng được một điều là không có lông tơ chó lẫn vàọ Vả chăng, ai lại còn không biết rằng đối với các ông ẩm thực rỗi rãi thì giờ quá, làm một món ăn càng cầu kỳ, tỉ mỉ bao nhiêuthì họ vẫn thường tưởng tượng càng ngon miệng bấy nhiêụ Trí tưởng tượng của người ta ẻo ọe y như người đàn bà trẻ đẹp: chiều thì thích, mà quên đi một chút thì "mặt lưng mày vực" ngaỵ..
Chính cũng vì lẽ đó, có nhiều ông ở nhà quê làm dựa mận ngon chết đi được rồi, mà vẫn không chịu ăn ngay, lại còn cầu kỳ muốn cho nó phải "đông" mới thú. Mà ở nhà quê, thường thường không có tủ ướp lạnh thì mới biết làm sao đâỷ Đừng lọ Người sành ăn uống cầu kỳ cũng như người ghiền a phiến vậỵ
Dựa mận mà xong đâu đó cả rồi, không đụng tới mà cho vào trong một cái hũ, bịt kín lại, lấy dây thép quấn chặt rồi trát bùn ở ngoài, lẳng xuống đáy ao một ngày một đêm mới vớt lên. Chao ôi, có cầu kỳ một chút kể cũng bõ cái công vất vả ! Ăn miếng dựa mận đông đó, nó tỉnh người ra như con sáo sậu, ông Ba ạ. Lạ miệng, bùi, ngầy ngậy, thơm thơm...
Quái lạ đến thế là cùng ! Thịt chó chất nóng, "sốt" thì lạnh, hai cái mâu thuẫn đó, ngồi mà nghĩ tưởng chừng như không thể nào dung hòa được với nhau; ấy thế mà ngờ đâu nó lại y như thể là đại số học vậy; hai cái "trừ" cộng với nhau thành ra "cộng", lựa là cứ phải một âm và một dương.
Có người đã nói thức ăn ngon mà chỗ ăn không ngon, không ngon; chỗ ăn ngon mà không khí không ngon; không ngon; không khí ngon mà không có bè bạn ăn ngon cũng không ngon. Câu đó đúng. Nhưng tôi muốn thêm vào "Tất cả đều ngon, nhưng ăn ngon mà không đúng thời tiết cũng không ngon nốt".
Lắm lúc ngồi nhắm nháp một chén rượu tăm cất ở Tây Hồ, thưởng thức một mình một đĩa tái chấm muối tiêu, chanh, ớt, tôi vẫn thường nghĩ hình như trời sinh ra thịt chó là để ăn riêng ở Bắc Việt, chứ không phải ở bất cứ đâu đâụ Từ tháng Tám trở ra, trời Bắc Việt nặng những mây mù, đìu hiu một ngọn gió hanh hao, lành lạnh, gợi nhiều niềm tưởng nhớ xa xưạ
Lòng mình không buồn não nuột, nhưng sầu nhè nhẹ và mình ưa cái sầu đó, bởi vì nó không hại người mà lại nên thợ Đó, chính ở trong tâm trạng đó mà thưởng thức một bữa thịt chó thì không còn gì hợp lý, hợp tình, hợp cảnh hơn. Lòng đương lạnh tự nhiên thấy ấm; đời đương bàn bạc bỗng tươi lên một nét đậm màụ Một thức ăn mà có lúc thay đổi được cả nhân sinh quan của người ta, âu cũng là một cái lạ ít khi thấy vậỵ
Vì thế, nhiều khi ngồi trong nhà trông ra giàn thiên lý để cho lòng lắng xuống, tôi vẫn thấy cần phải tha thứ cho nhứng nhà tu hành chỉ vì quá yêu cái đẹp, cái ngon, cất lẻn ra đi xơi thịt chó mà bị mang cái tiếng xấu là "hổ mang, hổ lửa". Chao ôi, một Lỗ Trí Thâm, một Hồ Quỳ, làm sao mà chịu được sự câu thúc của một thủ tục chật hẹp không cho người ta sống tự do - tự do tư tưởng, tự do thưởng thức, tự do ẩm thực?
Nếu tôi có tài,tôi quyết sẽ phải viết một loại bài đăng báo cổ súy những nhà hữu trách trong các giáo phái nên để cho các vị tu hành "đả cẩu" tự do, và hơn thế, lại dùng thịt chó vào trong lễ tam sinh nữa, bởi vì theo các truyện kể trong dân gian thì dường như các ông thổ địa, các ông Thần Trà, Uất Lũy, kể cả vua Diêm Vương nữa, cũng ưa món ấỵ Thần mà còn thích thịt chó, huống chi là người !
Trong các truyện cũ của Tàu, người ta thường thấy có những con hồ ly tinh gần thành chánh quả mà chỉ vì trong một lúc thèm thịt đàn ông, con trai đã làm điều càn bậy để đến nỗi phí cả mấy ngàn năm tu luyện. Ngồi mà suy nghĩ, tôi tưởng thịt đàn ông con trai, đối với các con tinh cái, ngon bất quá cũng chỉ bằng đến thịt chó đối với chúng ta là cùng. Chẳng thế mà thịt chó đã thành ra món ăn được ca tụng trên cửa miệng mọi người, và hơn thế, lại còn đi sâu cả vào trong văn chương bình dân nữạ
Đàn ông biết đánh tổ tôm,
Biết ăn thịt chó, xem nôm Thúy Kiềụ
Thịt chó, thịt cầy, thịt "sư tử đất', bao nhiêu danh từ được đặt ra, nhưng "làng đánh đụng" vẫn cho thế là chưa đủ, nên luôn luôn những danh từ mới vẫn được người ta "sáng chế", không ngoài mục đích đề cao món ăn "số dách" kia: thịt chó còn có tên là mộc tồn - ra cái ý rằng mộc tồn là cây còn, cây còn là con cầy; nhưng linh động và ý nghĩa, chính là cái danh từ "hương nhục" - thịt thơm.
Này, có dịp nào gặp người biết thưởng thức thịt cầy, anh thử nói về thịt chó mà xem. Một trăm lần như một, anh sẽ thấy người ấy bắt đầu như thế này :"Không có thứ thịt gì lại có thể thơm như nó..."
Nhưng dù thơm, dù ngon, dù ngọt, dù bùi, bao nhiêu "đức tính" đó đã thấm vào đâu với cái đức tính bao quát của thịt chó trong công cuộc thống nhất dân tâm, san bằng sự phân biệt giữa các giai cấp trong xã hộỉ
Thực vậy, tôi đố ai lại tìm ra được một miếng ngon nào khã dĩ liên kết được dân ý đến như vậy, một miếng ngon mà từ vua chí quan, từ quan chí dân, từ ông tư bản đến người làm công, thảy đều ưa thích, thảy đều dùng được, thảy đều thèm muốn, thảy đều công nhận... "ba chê".
Ôi, cứ nghe người ta nói thì đổ thóc giống ra mà ăn ! Ăn thịt chó là thiếu văn minh, ăn thịt chó là bẩn thỉu, ăn thịt chó là bất nhân bạc ác... và còn gì nữa, và còn gì gì nữa ! Người ta viện lý con chó là bạn của loài người, ăn thịt chó là mọi rợ, thế thì tại sao con ngựa, "một chinh phục cao cả nhất của loài người" mà người Âu Mỹ cũng đem ra "đánh chén"? Bảo là con chó ăn bẩn, thế thì con gà, con lợn, con cá ăn uống sạch sẽ ư ?
Không. Con chó là con vật để cho người ta ăn thịt; ăn thịt chó không khác gì ăn thịt thỏ, ăn thịt nai, ăn thịt bò. Huống chi thịt chó lại còn ngon và bổ; vì thế tôi cho rằng mặc dầu người ta đàm tiếu thế nào đi nữa, thịt chó vẫn cứ là một món ngon bất diệt của dân ta và tôi tin rằng: "Nước ta còn, thịt chó còn" mà văn hóa ẩm thực của ta mai sau hay, dở là ở điểm có biết duy trì thịt chó hay không vậỵ

ThichNuDiuHien
18-01-2006, 08:04
GÂU TIẾP
Cám ơn bạn Oday đã dẫn mấy chuyện rất tuyệt vời của nhà văn “thương nhớ 12”, chuyện xực Cẩu thui thì tạm dừng, dẫu còn nhiều chuyện muốn 8 lắm, tỉ như: bọn bạn Việt kiều tả thịt chó tây, chuyện Kinh Kha tham gia hội thịt chó của Cao Tiệm Ly, chuyện Lỗ Trí Thâm, chuyện Mục Liên Thanh Đề (bánh bao nhân thịt chó)…
Nhưng e...viết nữa lão đàn chủ lại dị ứng “gâu” lên hoặc “đì lít” hết thì bỏ bu.

Hừm…không (cho) ăn thì…chửi !
Con chó là "biểu tượng" cho sự trung thành, trung nghĩa.
Thế tại sao thiên hạ khi ghét nhau lại thường chứi:
- Đồ chó đẻ (?)
- Quân chó má (?)
- …
Đó là những câu chửi rất nặng mà những câu đối đáp tiếp theo thường là:
- Mày nói ai chó…?
- Có mày là chó đó !
- Mày mới là chó !
- Mày !
- ...
Và khi không biết ai là ...chó thì liền sau đó là: binh...bốp…bụp...ối…hự…

Nhớ có lần trong lúc... cẩu đàm, có bợm nêu théc méc:
- Sao lại gọi là “chó má” ?
Bợm kia ra chiều « thông thái » giải thích :
- « Má » cũng là một loài chó, nhưng con « má » lại măm luôn con chó, túm lại « Má » là loại chó rất dữ dằn, sẵn sàng xơi tái đồng loại, chửi « chó má » là chửi bọn bất nhân, táng tận lương tâm ấy mà !
Cả hội bợm gật gù khen : Có lý, có lý.
Nhưng bất chợt có bợm cắc cớ hỏi :
- Vậy lúa má, giống má nghĩa là thế nào, chẳng nhẽ có một loại lúa, một loại giống xơi luôn « đồng loại » mình sao ?
Đến đây thì nhà « thông thái » chụp lấy chai rượu và hét lên : Dzô...dzô...
(Còn...nên tiếp):confused:

dinhbaochau
18-01-2006, 08:12
Thế thì bác giải thích hộ em luôn cái từ người ta thường nói là gà qué có nghĩa là sao hử bác, sao gà rồi mà còn qué nửa là sao? Con gàvà con qué khác nhau chỗ nào?

ThichNuDiuHien
18-01-2006, 08:23
Thế thì bác giải thích hộ em luôn cái từ người ta thường nói là gà qué có nghĩa là sao hử bác, sao gà rồi mà còn qué nửa là sao? Con gàvà con qué khác nhau chỗ nào?
Chú Châu dzui lòng chờ tới năm con Gà anh sẽ 8 chuyện nì :lick:

dinhbaochau
18-01-2006, 09:07
Bó tay bác luôn.!
Thế sang năm nửa là con Heo, vậy người ta gọi là Heo ca có nghĩa là gì hử Bác Thích, thế hôm nay bác giải thích hộ em luôn đi, em có gắng lắm cũng đợi đến sang năm thôi. Chứ giống như cái kiểu gà qué mà chờ bác tới 12 năm nữa chắc già mất.!

ThichNuDiuHien
18-01-2006, 16:13
Vâng, anh sẽ có bài năm Hợi 8 chuyện heo, chú đợi nhé, chỉ có hơn năm nữa hè.
Bật mí chú trước: 8 chuyện con heo còn hay hơn con chó nhìu !
Mến !

Ghost1982
21-01-2006, 15:14
Chết thật em tuổi Tuất mà cứ nói đến chó các bác lại toàn nhắc đến em :(

raovats.com
25-01-2006, 13:02
@dinhbaochau vui quá hen, giải thích cũng khó, nếu người ta nói là ăn nhậu thịt chó , người lại nói nhậu thịt cầy, cầy tơ nữa chứ thế sao giải thích đây, theo tôi nếy gọi là gà qué, thì cũng giống cầy tơ, hay chó cầy gì đó thôi, chỉ là cái tên, nocoment, giống như dinhbaochau nghĩa là gì ta?

thagnv
25-01-2006, 15:36
@dinhbaochau vui quá hen, giải thích cũng khó, nếu người ta nói là ăn nhậu thịt chó , người lại nói nhậu thịt cầy, cầy tơ nữa chứ thế sao giải thích đây, theo tôi nếy gọi là gà qué, thì cũng giống cầy tơ, hay chó cầy gì đó thôi, chỉ là cái tên, nocoment, giống như dinhbaochau nghĩa là gì ta?
Công nhận có cái chuyện nhỏ xíu vầy mà cũng vui hết sức, theo tui trong chữ cầy tơ thì chữ tơ đó là tính từ ấy ạ.
Chứ dân nhậu - cũng chẳng dám nhận mình là dân nhậu, nhưng một tuần cũng có ít nhất 1 bữa - đều biết cái gọi là rượu ngon, gái tơ, vậy tơ ở đây nghĩa là còn non, còn nhỏ, đem gọi cầy tơ thì là thịt chó còn non, chó nhỏ, ăn vô thịt mềm, chắc là ít ghẻ hơn mấy con chó già bị mông má lại, cho nên dân nhậu thích ăn thịt cầy tơ.
Mà đã ăn thịt chó, uống nếp than, thì trời đất ơi còn gì để mà tả nữa, hic hic, thịt ngọt, rượu ngọt, xỉn hồi nào hổng hay. Thôi thôi ko kể nữa, bàn qua chuyện gà qué,
Em thì chưa nghe ai nói gà qué bao giờ cả, hồi đó về quê thì có nghe bà ngoại nói gà vịt thôi!
Hoặc là chữ qué đó cũng có xuất phát tương tự như từ phở, mới đầu người ta đi rao là tào phớ, rao mệt quá, còn phớ ớ ớ ớ..., rồi cuối cùng dị bản còn sống sót đến ngày nay là từ phở!
:)

mutin
26-01-2006, 00:13
Thật ra em chả khoái món "cầy" mấy(Ngoại trừ món cẳng chó hầm)