PDA

View Full Version : Mới Kiếm được bài này, mời anh em tham khảo.



hunghoai
12-01-2006, 20:55
http://www.phphuoc.htmedsoft.com/it_ito/whatisit/mpeg1234/index.htm

thagnv
13-01-2006, 23:55
http://www.phphuoc.htmedsoft.com/it_ito/whatisit/mpeg1234/index.htm
MẤY CHỮ NÀY NGHĨA LÀ GÌ VẬY?

MPEG-1, 2, 3, 4

Dân mê nghe nhìn thời đại số bây giờ hễ nghe tới “em-pếch” (MPEG) là biết có chuyện “sướng mắt, đã tai” rồi.

MPEG hay gọn hơn là MPG có xuất xứ từ Moving Picture Experts Group (Nhóm các chuyên gia điện ảnh). Tổ chức ra đời hồi năm 1988 này chuyện phát triển các tiêu chuẩn về cái vụ nén phim số (digital video) và âm thanh số (digital audio). Nó hoạt động dưới sự “đỡ đầu” của Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa (ISO).

Các tiêu chuẩn mà MPEG đưa ra khá đa dạng. Tuy cũng đều là nén cả, nhưng mỗi món được thiết kế khác nhau tùy theo mục đích sử dụng. Nói chung là MPEG cung cấp video có chất lượng cao hơn các định dạng video số thông dụng trước đó như Video for Windows của Microsoft, Indeo, QuickTime,... Các file MPEG có tính tương thích cao, có thể giải mã bằng phần cứng hay phần mềm

Hiện nay, thông dụng nhất trên thế giới là 3 chuẩn MPEG 1, 2 và mới nhất là 4.

* MPEG-1:

Đây là chuẩn của VideoCD và đĩa CD-I (Compact Disc – interactive, đĩa CD tương tác). Nó được thiết kế để mã hóa video với tốc độ khoảng 1,5 triệu bit/giây. Với tốc độ truyền tải đồng bộ video và audio 150KB/s, nó tương đương với tốc độ của ổ CD-ROM 1x. MPEG-1 cho video có độ phân giải 353x240 pixels với tốc độ 30 khuôn hình một giây (fps). Tuy nhiên, chất lượng của nó hơi kém hơn so với băng video VCR và kém xa chất lượng tivi chuẩn.

Ở đây xin được tạt ngang một lát để lưu ý bạn MP3 có dây mơ rễ mà với MPEG-1 nhưng không phải là chuẩn video MPEG-3 đâu à nghen. MP3 là tên tắt từ “MPEG-1 audio layer-3” (lớp âm thanh thứ ba của MPEG-1).

* MPEG-2:

Chuẩn này đứt khoát là xịn hơn MPEG-1 rồi. Nó chia thành hai cấp: cao nhất là DVD Video và thấp hơn một chút là SuperVCD (SVCD). Nó mã hóa video với tốc độ dày ken (interlaced video) bắt chóng mặt hơn 4 triệu bit/giây. MPEG-2 cũng được dùng trong truyền hình kỹ thuật số.

MPEG-2 cho video có độ phân giải 720x480 và 1280x720 pixel với tốc độ 60fps và âm thanh đạt chất lượng AudioCD. Chuẩn này có thể nén một bộ phim dài 2 giời thành một file có dung lượng vài GB.

Máy chơi MPEG-2 có thể chơi cả chuẩn MPEG-1.

Xin nói thêm cho “rộng đường dư luận”. Gọi là MPEG-1 và MPEG-2 là để định nghĩa các kỹ thuật nén phim số với các tỷ lệ thay đổi từ 25:1 tới 50:1.

* MPEG-3:

Chuẩn này ban đầu được tính dành cho truyền hình độ phân giải cao (HDTV). Nhưng cuối cùng nó lại được sáp nhập với chuẩn MPEG-2 khi các chuyên gia xác định rằng chuẩn MPEG-2 đủ sức đáp ứng được cac1 yêu cầu của HDTV.

Chuẩn MPEG-3 chết từ trong trứng nước. Nhờ vậy, giờ đây dân mê “multimedia” đỡ phải lúng túng giữa chuẩn video nén MPEG-3 và chuẩn âm thanh nén MP3.

* MPEG-4:

Đây là chuẩn nén video giàu tham vọng nhất. Các chuyên gia muốn huy động các yếu tố như sự tổng hợp thoại và hình, hình học bất quy tắc, trực quan máy tính và trí thông minh nhân tạo (AI) để tái tạo lại các hình ảnh.

MPEG-4 tạo ra một bước ngoặc mới cho truyền thông video. Trước nay, trên mạng Internet, người ta chỉ có thể xem phim với các định dạng rút gọn tới mức não lòng (xem bằng Real, Quick Time, Windows Media Player,...). Với kỹ thuật nén MPEG-4, người ta có thể thưởng thức các bộ phim điện ảnh chất lượng cao trên mạng Internet, đặc biệt là qua các giao thức băng rộng Wireless, vệ tinh, ADSL,...

MPEG-4 là chuẩn thuật toán đồ họa và video dựa trên hai chuẩn MPEG-1, MPEG-2 và công nghệ QuickTime của Apple. Nhờ có kích thước nhỏ hơn và tốc độ truyền tải thấp hơn, MPEG-4 có thể truyền qua một băng thông hẹp hơn, có thể trộn video với text, đồ họa, các lớp 2D và 3D động,... Nó đã được tổ chức ISO công nhận vào tháng 10-1998.

MPEG-4 được coi là một cuộc cách mạng mới trong media số. Nó là chuẩn multimedia toàn cầu thế hệ kế tiếp. Nó được thiết kế để truyền tải video với chất lượng DVD (MPEG-2) qua mạng.

PHẠM HỒNG PHƯỚC

(TPHCM 21-1-2004)
Người ta nén video số bằng 5 kỹ thuật cơ bản:

1. Dùng phương pháp chuyển đổi dựa trên tần số gọi là Discrete Cosine Transform (chuyển đổi cosin riêng rẽ DCT).

2. Sự lượng tử hóa (Quantization), một kỹ thuật làm mất đi những thông tin được chọn cẩn thận mà sự mất đi của chúng có thể chấp nhận được khi người ta xem phim. Nó còn được gọi là thuật nén suy giảm (lossy compression).

3. Mã hóa Huffman, một công nghệ nén không làm suy giảm thông tin (lossless compression), dùng các bảng mã hóa dựa trên sự thống kê về dữ liệu được mã hóa.

4. Mã hóa dự đoán bù chuyển động (Motion compensated predictive coding). Nó tính toán các sự khác biệt xảy ra khi có sự thay đổi giữa một hình ảnh hiển thị và hình ảnh có từ trước của nó, để chỉ mã hóa các sự thay đổi đó.

5. Dự đoán hai chiều (Bi-directional prediction). Một số hình ảnh được dự đoán từ những hình ảnh vừa hiện ra và hình ảnh tiếp theo.

Ba kỹ thuật nén đầu tiên cũng được dùng để nén ảnh JPEG.