PDA

View Full Version : Mùa xuân tản mạn về Thư Pháp.!



dinhbaochau
26-12-2005, 15:02
Xin được giới thiệu với các bạn một bộ môn nghệ thuật đang phát triển bên Việt Nam, đó là môn Thư pháp.

Ở Việt Nam thuở xưa, vào mỗi dịp Xuân về, người dân hay đến nhà những « Thầy Ðồ » hay những người « hay chữ » để xin chữ về treo như một bức tranh, vừa là món đồ trang trí nhưng cũng vừa là món ăn tinh thần. Thầy đồ hay người hay chữ cho chữ bằng cách viết một hay nhiều chữ trên một tờ giấy lớn, với nội dung mang tính cách chúc tụng hay giáo dục, nét chữ thường được khen là đẹp như rồng bay phượng múa. Lối viết như vậy được gọi là Thư Pháp. Thư Pháp là phương pháp viết chữ (đẹp).

Cụ Ðồ xưa:

http://nguyentl.free.fr/thu-phap/ong_do_xua.jpg

Thư pháp là một môn nghệ thuật phát xuất từ Trung Hoa và đã được các nước Nhật, Triều Tiên, Việt Nam âm thầm chấp nhận và lặng lẽ duy trì.

Ðối với phương Tây, thư pháp được thực hiện bằng nhiều phương tiện : bút sắt, cọ, thước, compa, êke...Con chữ được nắn nót theo chuẩn mực và tỷ lệ. Ðó là cái đẹp của các con chữ theo thị giác người sử dụng hệ chữ La Tinh.

http://nguyentl.free.fr/thu-phap/calligraphie.gif

Ðối với người phương Ðông, nói đến môn Thư pháp, người ta thường nghĩ đến cách viết chữ Hán với phong cách đặc biệt... Với cây bút lông, mực và giấy người Trung Hoa đã đưa nghệ thuật viết chữ vươn lên đỉnh cao với lý thuyết phong phú, mang tính triết học, thiền học.

Ở Việt-Nam vào thời điểm nầy, có lẽ ngoại trừ một số người lớn tuổi thâm Nho mới đọc được chữ Hán, chữ Nôm, chớ còn hầu hết là không đọc được.

Bởi vậy tại sao ta không viết thư pháp bằng tiếng Việt ? Viết chữ Việt cũng đẹp vậy, bởi vì sao giải thích được : « Sao là đẹp ? Sao là không đẹp ? » (KTS Nguyễn Thanh Sơn)

« Biết đâu cái gọi là đẹp đối với ta, chắc gì gọi là đẹp đối với kẻ khác !... biết đâu cái gọi là đẹp đối với ta bây giờ chắc gì gọi là đẹp đối với ta sau nầy” (Trang Tử).

Thư pháp bằng tiếng Việt:
http://nguyentl.free.fr/thu-phap/yeu_thuong.jpg http://nguyentl.free.fr/thu-phap/hanh_phuc.jpg

Theo các bậc khoa giáp thời xưa, việc chọn một câu văn một bài thơ để viết lên trang giấy là việc cần hết sức cẩn trọng. Vì ngoài việc thể hiện nét bút tài hoa, năng khiếu viết chữ, nội dung một bức thư pháp còn cho thấy tư tưởng, kiến thức, tâm hồn của người viết. Khi cầm bút, ngoài thể hiện những đường nét rồng bay phượng múa, các thư pháp gia còn phải "nhiếp tâm" với những gì mình sắp sửa viết ra.

Phong trào viết Thư pháp bằng tiếng Việt đã được khôi phục một cách mạnh mẽ từ khoãng 10 năm nay. Bên Việt Nam nhiều Câu Lạc Bộ viết Thư pháp được thành lập trong các thành phố lớn, đã có nhiều "Thư pháp gia" tổ chức những cuộc triển lãm thư pháp như những hoạ sĩ triển lãm tranh vẽ. Tôi xin giới thiệu với bạn sơ lược về bộ môn nầy.

Mới nhìn qua, chúng ta có thể nghĩ là bộ môn nầy khá dễ, muốn viết sao cũng được, miễn cho đẹp thì thôi ! Thật ra môn Thư pháp cũng có nhiều qui tắc, sau đây là vài nguyên tắc chánh.


Theo các bậc khoa giáp thời xưa, việc chọn một câu văn một bài thơ để viết lên trang giấy là việc cần hết sức cẩn trọng. Vì ngoài việc thể hiện nét bút tài hoa, năng khiếu viết chữ, nội dung một bức thư pháp còn cho thấy tư tưởng, kiến thức, tâm hồn của người viết. Khi cầm bút, ngoài thể hiện những đường nét rồng bay phượng múa, các thư pháp gia còn phải "nhiếp tâm" với những gì mình sắp sửa viết ra.

Phong trào viết Thư pháp bằng tiếng Việt đã được khôi phục một cách mạnh mẽ từ khoãng 10 năm nay. Bên Việt Nam nhiều Câu Lạc Bộ viết Thư pháp được thành lập trong các thành phố lớn, đã có nhiều "Thư pháp gia" tổ chức những cuộc triển lãm thư pháp như những hoạ sĩ triển lãm tranh vẽ. Tôi xin giới thiệu với bạn sơ lược về bộ môn nầy.

Mới nhìn qua, chúng ta có thể nghĩ là bộ môn nầy khá dễ, muốn viết sao cũng được, miễn cho đẹp thì thôi ! Thật ra môn Thư pháp cũng có nhiều qui tắc, sau đây là vài nguyên tắc chánh.


Chương pháp: tức là nguyên cứu phương pháp phân bố chữ với chữ, hàng với hàng, và các hàng với toàn bộ bức thư pháp. Một bức thư pháp thành công hay không là do ở chương pháp.

-Ðầu câu không thụt vô.
-Các hàng đều và dài bằng nhau
-Một chữ lẻ loi không đứng thành một hàng
-Khoảng trống ở hàng cuối không dài hơn phân nửa chiều dài của hàng
-Không dùng dấu chấm câu.
Hình dạng bức thư pháp: Có bốn hình dạng chánh
(coi hình dưới đâÿ)


http://nguyentl.free.fr/thu-phap/phien_dien.jpg

-Hình chữ nhật đứng (Trung đường)
-Hình chữ nhật ngang (Hoành phi)
-Hình vuông (Ðấu phương)
-Hình mặt quạt (Phiến diện)

Ấn chương (hay con dấu, con triện) là một nét văn hoá rất độc đáo của người Trung Quốc.

Ấn chương: là một yếu tố quan trọng của một bức thư pháp hay một bức họa. Ðặt đúng vị trí, ấn chương tăng thêm gía trị của tác phẩm, ngược lại sẽ làm hỏng nó. Nghiên cứu kỷ ấn chương, người ta có thể giám định một bức thư họa là chính bản hay ngụy tạo.

Nguyên tắc khắc ấn triện là khắc chìm hoặc khắc nổi :

-Khắc chìm khi in ra có nét chữ trắng trên nền đậm.
-Khắc nổi, khi in ra có nét chữ đậm trên nền lợt.
-Loại nữa chìm nữa nổi

http://nguyentl.free.fr/thu-phap/cac_con_dau.gif

Vị trí đặt con dấu:

Trong các thư tác của người Trung Hoa xưa có nhiều vị trí được qui ước để đóng dấu như :

-Ðóng ở bên phải, phía trên thư tác gọi là Nhân chương
-Ðóng ở thắc lưng thư tác gọi là Yêu chương
-Ðóng ở phía dưới, bên trái thư tác gọi là Danh chương

http://nguyentl.free.fr/thu-phap/vi_tri_dau.jpg

Tùy theo thư tác có khổ lớn hay nhỏ, dài hay ngắn mà có thể đóng một, hai, hoặc ba dấu triện. Vị trí các dấu triện đều có ý nghĩa riêng của nó.

Thư pháp Việt ngữ không hoàn toàn theo qui ước đóng dấu của người Trung Hoa mà theo cách thực hành sau đây :

Khi tác giả vừa là tác giả nội dung (Ý) vừa là tác giả hình thức (Hình) ; hoặc tác giả Hình nhưng Ý là các câu văn thơ cổ (hết bản quyền) thì con dấu ở vị trí dưới, phải. Hoặc có thể thêm một dấu ở trên, trái như dấu treo. Như vậy được gọi là Toàn triện.

http://nguyentl.free.fr/thu-phap/toan_trien.jpg

Khi tác giả Hình viết Ý của tác giả khác (văn, thơ...) nhưng chưa có sự đồng ý của tác giả đó thì con dấu của tác giả Hình đặt bên dưới, phải, còn bên trái ghi tên tác giả Ý và người viết phải ghi « thủ bút » hoặc « viết ». Vị trí nầy tạm gọi là Bán triện

http://nguyentl.free.fr/thu-phap/ban_trien.jpg

Khi tác giả Hình viết Ý của tác giả khác (văn, thơ...) có sự đồng ý của tác giả Ý thì được quyền đóng dấu ở dưới, bên phải nhưng phải đề tên tác giả Ý phía trên cao, bên trái ; và người viết phải ghi chữ « thủ bút » hoặc « viết ». Vị trí nầy tạm gọi là Ðồng triện.

http://nguyentl.free.fr/thu-phap/dong_trien.jpg

Trường hợp ngoại lệ : vì lý do bố cục mà người viết không thể sắp xếp được vị trí nơi đóng dấu thì được đặt dấu ở vị trí khác nhưng phải ghi rõ tác giả về Ý. Vị trí nầy tạm gọi là Ngoại triện.
http://nguyentl.free.fr/thu-phap/ngoai_trien.gif

Các kiểu chữ trong Thư pháp
Trong thư pháp việt ngữ hiện nay xuất hiện 5 kiểu chữ chánh:

Chữ Chân Phương, tạm gọi là Chân Tự, là cách viết rõ ràng dễ đọc, rất giống chữ thường
http://nguyentl.free.fr/thu-phap/tam.jpg

Chữ Cách Diệu, tạm gọi là Biến Tự, là cách viết biến đổi từ chữ Chân Phương mà ra nhưng các chữ cái hơi được biến dạng một chút để tạo ra cái lối viết riêng của mình.

http://nguyentl.free.fr/thu-phap/tam_3.jpg
http://nguyentl.free.fr/thu-phap/cach_tu.jpg

Chữ Cá Biệt, tạm gọi là Cuồng Thảo, là lối viết Thư Pháp mà người phóng bút « nhiếp tâm » giữa tư tưởng và quản bút. Lối viết chữ nầy thể hiện cá tính của người viết, nhìn vào kiểu chữ nầy, người xem dễ biết tác giả mà không cần phải xem bút ký. Kiểu chữ nầy thường viết liền lạc trong một nét nên khó đọc.

http://nguyentl.free.fr/thu-phap/ca_biet.jpg

Chữ Mô Phỏng là lối viết mô phỏng dựa theo kiểu chữ của nước ngoài. Có người viết chữ Việt nhìn vào ngỡ chữ Tàu, hay chữ Ả Rập, chữ Miên, v.v...

http://nguyentl.free.fr/thu-phap/tam_1.jpg
http://nguyentl.free.fr/thu-phap/tam_2.jpg

Chữ Mộc bản là kiểu chữ giống như chữ khắc trên mộc hoặc như kiểu thợ sắp chữ của nhà in mà khi viết thì theo một phương pháp đảo lộn, khi xem phải dùng gương phản chiếu. Nhìn vào chữ có dạng Hán-Nôm nhưng đó lại là chữ Việt viết ngược.


(Rất tiếc, hình quá mờ nên không đưa lên trang web được)


Ngoài ra trong một số tranh Thư Pháp còn có hình ảnh minh họa về thiên nhiên, trong đó phần tranh có thể chiếm khoãng không gian lớn hơn phần chữ. Với đặc trưng nầy Thư Pháp trở thành Thư Họa.

http://nguyentl.free.fr/thu-phap/chuc_mung_nam_moi.jpg

http://nguyentl.free.fr/thu-phap/ca_dao.jpg

Trong một số người viết thư Pháp, có nhiều người là họa sĩ, họ thường biến chữ thành tranh, tranh là hình ảnh của chữ. Lối viết nầy rất khó. Thí dụ như :

http://nguyentl.free.fr/thu-phap/ngo.jpg

Ta có thể hình dung ra được khuôn mặt của Ðức Phật

Sau đây là chữ "Phật" của Trần Bá Lin
http://nguyentl.free.fr/thu-phap/phat.jpg

Chữ "Lệ rơi" của Tuấn Hạ :
http://nguyentl.free.fr/thu-phap/le_roi.jpg

Và cuối cùng là chữ "Mẹ" của Chính Văn:

http://nguyentl.free.fr/thu-phap/me_chinh_van.jpg

Nếu ta nhìn kỷ thì có thể "thấy" hình dáng người mẹ tóc dài xõa lưng, đứng đưa lưng lại và dang tay ra để đở một đứa bé, đứa bé nầy nhìn ngang, nằm co lại như còn trong bụng mẹ.

Sách tham khảo và trích lục:

-Sổ tay thư pháp của KTS Nguyễn Thanh Sơn. Nhà xuất bản Văn Nghệ TP HCM.

-Hồn chữ Việt, Về nghệ thuật thư pháp của Thiện Duyên, Câu Lạc Bộ Yêu Thích Thư Pháp Quận ? TP HCM.

-Hướng dẫn viết thư pháp của Phạm Thanh Hiệp. Câu Lạc Bộ Yêu Thích Thư Pháp Quận I, TP HCM.

-Thư pháp nhập môn, tập I và II của Trung Tâm văn hóa quận 8, Câu Lạc Bộ Thư Pháp, Phạm Công Út biên soạn.

Thư pháp Tô Đông Pha (trích một phần)
http://www.haingoaiphiemdam.com/1thien_a10.gif

pinochu
26-12-2005, 15:25
Người ta viết thư pháp trên loại chữ tượng hinh, lúc đó mới thấy được cái "hồn" của thư pháp, cái "thần" của chữ. Tiếng Việt mà viết thư pháp thì chỉ thấy nó giống ... thư pháp chứ đâu có lột tả hết được cái hay, cái đẹp của thư pháp. Ít nhất phải viết được chữ "Ngộ" của Dũng Nguyễn, hay chữ "Phật" của Trần Bá Linh kìa.., đó mới gọi là thư pháp.

thagnv
26-12-2005, 23:16
http://nguyentl.free.fr/html/sujet_thu_phap_1_vn.htm

thagnv
16-01-2006, 17:53
Còn chữ này thì thế nào?
Có đẹp ko?
http://img6.imageshack.us/img6/9990/victory10vy3ra.jpg (http://imageshack.us)

joro
20-01-2006, 13:05
http://img7.imageshack.us/img7/5953/jo1oh.jpg

Cuong_DC9
22-01-2006, 05:02
Cha cha, hóa ra Thagnv với Joro là vợ chồng thiệt. Nhìn chữ ký của họ mới phát hiện ra. Mà cũng kỳ thật. Họ chán ở nhà nên kéo nhau vào DD để giao lưu.:bawling:
Lại còn bày đặt tặng nhau chữ thư pháp nữa.:bawling: :bawling: :bawling:
Vẫn biết ông Thagnv vốn lộn xộn như chính cái tên của ông ấy, giờ lại càng nể hơn vì ông ta có bà vợ vừa dô vừa rỗ :evil:
Đúng là nồi nào vung nấy.:yes: :yes: :yes:

thagnv
22-01-2006, 12:19
Cha cha, hóa ra Thagnv với Joro là vợ chồng thiệt. Nhìn chữ ký của họ mới phát hiện ra. Mà cũng kỳ thật. Họ chán ở nhà nên kéo nhau vào DD để giao lưu.:bawling:
Lại còn bày đặt tặng nhau chữ thư pháp nữa.:bawling: :bawling: :bawling:
Vẫn biết ông Thagnv vốn lộn xộn như chính cái tên của ông ấy, giờ lại càng nể hơn vì ông ta có bà vợ vừa dô vừa rỗ :evil:
Đúng là nồi nào vung nấy.:yes: :yes: :yes:
Đa tạ chú, không ngờ chú lại quí mến vợ chồng anh như thế. Tết này mời chú đến nhà vợ chồng anh chơi nhé, anh đãi chú món chả chìa "Mộc Tồn", lai rai với chuột hai chân!
Ý chú thế nào?

Cuong_DC9
22-01-2006, 14:10
Đa tạ chú, không ngờ chú lại quí mến vợ chồng anh như thế. Tết này mời chú đến nhà vợ chồng anh chơi nhé, anh đãi chú món chả chìa "Mộc Tồn", lai rai với chuột hai chân!
Ý chú thế nào?
Đa tạ thịnh tình của bác. Nhưng iem ngại "chị nhà" nắm. Với nại, nhìn thấy "chị nhà", iem ăn cũng chẳng ngon, ngủ cũng chẳng yên. Thôi, bác cho iem xin. Hay nà, để ra riêng, ngày rộng tháng dài, ta đi ốp nai cũng được.

joro
22-01-2006, 14:22
Đa tạ thịnh tình của bác. Nhưng iem ngại "chị nhà" nắm. Với nại, nhìn thấy "chị nhà", iem ăn cũng chẳng ngon, ngủ cũng chẳng yên. Thôi, bác cho iem xin. Hay nà, để ra riêng, ngày rộng tháng dài, ta đi ốp nai cũng được.
ủa, chị đã làm j chú đâu và chú sợ chị dzữ dzậy :lick:
nhà chị tuy nghèo nhưng cũng khơ khớ chuột 2 chân để chú lai rai :beer_smil

Cuong_DC9
22-01-2006, 18:59
ủa, chị đã làm j chú đâu và chú sợ chị dzữ dzậy :lick:
nhà chị tuy nghèo nhưng cũng khơ khớ chuột 2 chân để chú lai rai :beer_smil
Nàm gì thì tui cũng chẳng sợ đâu. Chỉ có điều, trong 4 tiêu chuẩn: nhất lé, nhì lùn, tam dô, tứ rỗ thì "chị" đã đạt được 2 rùi. Còn lại 2 tiêu chuẩn kia có khi "anh nhà" sở hữu luôn cho đủ bộ.
Tui sợ là sợ thế đó.

DONNA_DONNA
23-01-2006, 14:58
Nàm gì thì tui cũng chẳng sợ đâu. Chỉ có điều, trong 4 tiêu chuẩn: nhất lé, nhì lùn, tam dô, tứ rỗ thì "chị" đã đạt được 2 rùi. Còn lại 2 tiêu chuẩn kia có khi "anh nhà" sở hữu luôn cho đủ bộ.
Tui sợ là sợ thế đó.

Đen thật ! Hóa ra chỉ có 4 tiêu chuẩn thôi hả :bawling: . Hồi trước cô giáo dạy em là có 6 tiêu chuẩn cơ :

Nhất lé, nhì lùn, tam dô, tứ rỗ, ngũ vẩu, lục thọt. :tongue:

Nhà "chị" kia bác nói thiếu mất 2 tiêu chuẩn sau cùng rồi :lick:

Cuong_DC9
23-01-2006, 17:01
Đen thật ! Hóa ra chỉ có 4 tiêu chuẩn thôi hả :bawling: . Hồi trước cô giáo dạy em là có 6 tiêu chuẩn cơ :

Nhất lé, nhì lùn, tam dô, tứ rỗ, ngũ vẩu, lục thọt. :tongue:

Nhà "chị" kia bác nói thiếu mất 2 tiêu chuẩn sau cùng rồi :lick:
Vậy à!!!:helpsmili
Có lục quí nhị bác chiếm mất tứ rùi, thôi còn nhị cái cuối các bác để iem. Tết nhất đến nơi rùi, iem cũng phải có phần chớ.:punk:

thagnv
23-01-2006, 20:25
Đầu năm, xin chúc các bác luôn may mắn!

Cuong_DC9
23-01-2006, 21:32
Thagnv: vẫn năm cũ mà, chúc gì sớm thế!
Cái topic của ĐBC đang hay như thế, đầy vẻ thanh lịch kịch bị tui spam mấy phát, mất hết cả hay. Thôi, để tui lập cái mới rồi bàn ra ngô ra khoai.
Còn bởi 1 lẽ: tui cũng chẳng biết lão Thagnv với mụ Joro "cũ" đến đâu mà đã muốn ăn trên ngồi trốc, trong lúc trắng đên lẫn lộn tui tạm lấy lại cả "lục quí" đem ra đình chia lại.
http://www.ddth.com/showthread.php?t=84451

dinhbaochau
24-01-2006, 11:00
Người ta viết thư pháp trên loại chữ tượng hinh, lúc đó mới thấy được cái "hồn" của thư pháp, cái "thần" của chữ. Tiếng Việt mà viết thư pháp thì chỉ thấy nó giống ... thư pháp chứ đâu có lột tả hết được cái hay, cái đẹp của thư pháp. Ít nhất phải viết được chữ "Ngộ" của Dũng Nguyễn, hay chữ "Phật" của Trần Bá Linh kìa.., đó mới gọi là thư pháp.

Tiếng Việt mình cũng có thể viết theo lối mô phỏng, tuy nhiên đó là theo cách của các nhà thư pháp viết mà thôi. Không có chữ nào (ngôn ngữ) nào là không viết được thư pháp cả.
Trường phái Mặc hội người ta phóng bút bằng một nét duy nhất cũng có thể "Đạt pháp" tức là Tâm và Bút hợp nhất.
Cái hay của thư Pháp không phải "gột tả" mà cái hay của nó là "Đạt pháp" mà người ta gọi là "Đạo" mới là đỉnh cao của Thư Pháp.!

mutin
26-01-2006, 00:20
Em xin phép đứng ngoài cuộc chơi này! Em chả biết tuất gì về cái món thư pháp thư mỹ gì cả

dinhbaochau
26-01-2006, 09:36
Đầu xuân góp vui cùng các Bác mấy bức thư pháp do chính tay tui viết. Mong các bác đừng chê, vì còn nhiều thô thiển lắm.

http://bb.1asphost.com/nghenhactructuyen05/Mong.jpg

http://bb.1asphost.com/nghenhactructuyen05/Camondoi.jpg

haphuong
26-01-2006, 11:12
Lão Đinh khá thiệt! Làm văn, làm thơ, viết thư pháp... Từ giờ trở đi tui chính thức tặng lão biệt hiệu là Đinh Sĩ (danh hiệu cao quý lắm đó nghen :)). Nhưng tui nói trước, một bữa đẹp trời nào đó mà tui thấy lão cà chớn cà cháng, không còn giữ được cái tâm như trước giờ thì tui không kêu lão là Đinh Sĩ nữa mà tui phang cho lão là Đinh ... rỉ cho mà biết thân! :D

dinhbaochau
26-01-2006, 12:13
Cám ơn Bác.!

Ngừoi ta nói tỉnh cơn mộng mị này, thì ta lại đi vào cơn mộng mị khác, hoặc trầm ngâm thả mình nỗi trôi trên bọt bèo của cuộc sống.

Tui không dám nói là "tỉnh mộng" nhưng Mộng mị một chút âu cũng là lẽ thường đời thôi Bác ạ.
Còn cái thư pháp, chẳng qua mới tập viết cho vui thôi. Còn nói về "nghệ thuật" thì không dám.

Dù sao cũng cám ơn bác.!

joro
06-02-2006, 22:49
http://img430.imageshack.us/img430/2154/thieptcs6yn.gif

kenshin1
01-09-2008, 22:11
ngoảnh lại nhìn cuộc đời như giấc mộng được mất bại thành bỗng chốc hóa hư không.

cuongvp2910
01-09-2008, 23:58
Em thích nhất câu : ...Chị ấy năm nay còn gánh thóc , dọc bờ sông trắng nắng chang chang . của Hàn Mặc Tử . Vậy ai đó đã viết rồi cho tui xem với?

lennel
02-09-2008, 21:38
Mỗi người 1 suy nghĩ về 2 chữ thuphap..
và những tranh luận gay gắt về quan diểm như vẫn còn tiếp diễn..
tạm cho qua 1 bên ..
mình lụm mấy bức nầy thấy cũng dethuong cho gởi ké với nha ..


Bộ tứ bình Xuân Hạ Thu Đông
http://img114.imageshack.us/img114/2418/d0e784de9e19480a80c1b85ma9.jpg


Ai yêu ai ghét chẳng bận lòng
Duỗi chân nằm ngủ thong dong bên đời


http://img359.imageshack.us/img359/3373/642f240bd82e43afbb48209pb8.jpg


Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay

thơ Hàn Mặc Tử
http://img359.imageshack.us/img359/194/fe2b38fbab70405b8683707ou3.jpg
Chữ Thọ

http://img120.imageshack.us/img120/403/10ch2hp9.jpg
Chữ Ngộ
http://img125.imageshack.us/img125/7481/200ggrl7.jpg

http://img247.imageshack.us/img247/5751/48e2bce77fbd409ba8df47esp3.jpg

phamduyvt
02-09-2008, 22:04
http://honchuviet.com website của Đăng Học có rất nhiều thư pháp đó