PDA

View Full Version : Mổ xẻ chất lượng dịch vụ ADSL!!!



ADSLuser
09-12-2005, 10:44
FPT chắc xấu hổ quá nền chuồn nè..., bộ mặt này trông quen quen...

http://www.vnn.vn/dataimages/original/images702872_truongdinhanh.jpg
--------------------------------------------------------------------------------

http://vietnamnet.vn/cntt/2005/12/520638/

"Mổ xẻ" chất lượng ADSL cùng các ISP!
02:17' 09/12/2005 (GMT+7)
(VietNamNet) - Trong buổi toạ đàm với chủ đề "ADSL - cạnh tranh và chất lượng" diễn ra chiều 5/12, có sự tham gia của đại diện Bộ Bưu chính Viễn thông, hai trong ba nhà cung cấp dịch vụ được báo chí "nhắc" tới nhiều trong những tuần qua là VDC và Viettel. Tuy nhiên, nhà cung cấp dịch vụ "gây nhiều bức xúc nhất" là FPT Internet lại nhất quyết vắng mặt!
Theo dòng sự kiện:
>> Thuê bao ADSL FPT không truy cập được Google
>> ADSL của FPT "thoái hoá" thành băng thông... hẹp!?
>> Bạn đọc VietNamNet: "Cần cam kết tốc độ ADSL tối thiểu!"
>> Đại diện VDC: "Không ai cam kết về tốc độ ADSL tối thiểu cả!"
>> "Chất lượng ADSL tụt dốc - Nhà quản lý cần can thiệp!"
>> Viettel ADSL: "Dịch vụ chưa tốt là do thiếu nhân lực!"
>> Băng thông... hẹp: Đâu là nguyên nhân?
>> Đề nghị đưa ADSL vào dịch vụ quản lý chặt chất lượng"!
Buổi toạ đàm tập trung vào ba nội dung chính: Hiện trạng " tụt dốc" của chất lượng ADSL; Vấn đề cạnh tranh trong thị trường ADSL; và chuyện làm sao quản lý được chất lượng dịch vụ ADSL được đặt ra với cơ quan quản lý nhà nước: Bộ Bưu chính Viễn thông.
Chưa tìm ra nguyên nhân chất lượng ADSL "tụt dốc"?
Hiện trạng ADSL "không còn là băng thông rộng" được dư luận phản ánh khá gay gắt trên các phương tiện truyền thông đại chúng gần đây là nguyên nhân chính dẫn đến buổi toạ đàm "ADSL -cạnh tranh và chất lượng".

http://vietnamnet.vn/dataimages/200512/original/images842592_tinh.jpg

Ông Nghiêm Xuân Tịnh (đại diện VDC): Thời gian tới VDC sẽ mở rộng cổng kết nối Internet quốc tế từ 2,8 lên tới 3,7 Gb nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ. (Ảnh T.P.)
Đây là một buổi "toạ đàm bốn bên" gồm có: Các nhà báo CNTT-VT của nhiều tờ báo; Cơ quan quản lý là Bộ Bưu chính Viễn thông do ông Phạm Hồng Hải - Vụ trưởng Vụ Viễn thông đại diện. Phía các ISP có ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Tổng giám đốc Viettel; ông Nghiêm Xuân Tịnh - Phó Giám đốc VDC, ông Nguyễn Văn Thông đại diện Công ty cổ phần Dịch vụ BCVT Sài Gòn (SPT). Rất tiếc là một trong ba nhà cung cấp dịch vụ ADSL lớn là FPT đã từ chối tham dự không rõ lý do. Tham gia cuộc toạ đàm còn có một số chuyên gia trong lĩnh vực CNTT-VT khác...
Với tư cách là chuyên gia được mời đến, song ông Quách Tuấn Ngọc (GĐ Trung tâm tin học - Bộ Giáo dục) đã có lời nhận xét hết sức thẳng thắn khi tự nhận mình cũng là một khách hàng sử dụng ADSL và khẳng định chất lượng ADSL ở Việt Nam không đảm bảo.
"Chất lượng ADLS nửa năm trở lại đây "xuống" rất nhanh. Hiện tại, truy cập Internet bằng ADSL vào các giờ cao điểm thường xuyên nghẽn, đứt kết nối. Tôi rút ra kết luận là truy xuất Internet ở Hà Nội cứ khi nào ngoài đường tắc thì trong nhà mạng thông, còn đường mà thông thì mạng lại nghẽn", ông Ngọc mô tả dí dỏm nói về tình trạng ADSL hoạt động kém ổn định và chất lượng thấp.
Chất lượng thấp, không giống cam kết, phục vụ kém...là các câu hỏi được đặt ra thẳng thắn và cần một lời giải thích của các nhà cung cấp với người tiêu dùng, các nhà báo CNTT cũng liên tục đưa ra những minh chứng rõ ràng, những phản hồi có căn cứ của người tiêu dùng tới các nhà cung cấp dịch vụ, tuy nhiên, cả hai ISP lớn có mặt tại buổi tọa đàm đều chưa đưa ra được câu trả lời xác đáng và đi thẳng vào vấn đề.

http://vietnamnet.vn/dataimages/200512/original/images842594_NgManhHung.jpg

Ông Nguyễn Mạnh Hùng (Viettel) nói rằng: Chất lượng dịch vụ còn phụ thuộc rất nhiều vào khâu đầu tư, các đường kết nối, dây cáp, truy xuất tài nguyên Internet nội mạng hay tài nguyên Internet quốc tế..., còn ông Nghiêm Xuân Tịnh (VDC) thì thay vì trả lời câu hỏi "chất lượng dịch vụ" lại đề cập đến "chất lượng phục vụ" và thừa nhận tình trạng VDC thời gian gần đây triển khai hạ tầng không theo kịp thuê bao, "cung không đủ cầu", khiến nhiều thuê bao phải kéo dài thời gian chờ đợi lắp đặt dịch vụ...
Các nhà cung cấp dịch vụ lớn như FPT, VDC, Viettel... có thừa nhận tình trạng chất lượng băng thông rộng ADSL suy giảm như khách hàng phản ánh hay không? Nếu có, nguyên nhân nào là chủ yếu và trực tiếp dẫn đến tình trạng trên? Các cách khắc phục trước mắt và lâu dài... Những câu hỏi đó vẫn chưa được các ISP trả lời thoả đáng.
Cạnh tranh = phát triển

Ông Nguyễn Mạnh Hùng (Viettel): "Chắc chắn chúng tôi sẽ ngồi lại với nhau để giải quyết vấn đề kết nối và hợp tác giữa các nhà cung cấp dịch vụ ADSL trong nước". (Ảnh T.P.)
Tất cả các bên đều đồng ý quan điểm cạnh tranh chính là động lực phát triển, ông Nguyễn Mạnh Hùng (Viettel) nhấn mạnh rằng: "Vấn đề là cạnh tranh ở mức độ nào cho hợp lý, nếu khốc liệt quá, có thể sẽ làm dừng cả quá trình phát triển chung và dậm chân tại chỗ".
Theo thông tin ông Phạm Hồng Hải (Vụ trưởng Vụ Viễn thông - Bộ BCVT) đưa ra thì hiện tại ở Việt Nam có 17 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet lớn nhỏ. Trong số đó có 6 doanh nghiệp tham gia phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng gồm: VNPT, Viettel, FPT, Điện lực, HanoiTelecom, SPT, còn lại các doanh nghiệp khác chỉ kinh doanh dịch vụ trên cơ sở hạ tầng do người khác cung cấp mà thôi.
Mặc dù vậy, cho đến hiện tại chỉ có VDC, Viettel và FPT là có hoạt động kinh doanh dịch vụ ADSL phát triển mạnh. Còn lại các doanh nghiệp khác hầu như không, hoặc chỉ cố gắng bám giữ thị trường đã có, ít ai nghĩ đến việc phát triển thêm.
Tại buổi toạ đàm, ông Nguyễn Văn Thông (đại diện SPT) cho biết, do thị trường cạnh tranh quá khốc liệt, SPT cho đến hiện tại chỉ có thể duy trì số lượng thuê bao cũ ở khu đô thị Phú Mỹ Hưng và một vài vùng lân cận. Trong chiến lược mà SPT hướng đến thời gian tới, ông Thông cũng không nhắc đến việc đầu tư thêm cơ sở hạ tầng để mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ.
Trong khi đó, ông Nguyễn Mạnh Hùng còn nhận định rằng giá cước dịch vụ Internet vẫn còn có thể giảm được nữa nhờ: số lượng khách hàng còn tăng lên; thuê kênh trong nước và kết nối ra ngoài còn có thể giảm giá; và phát triển nội dung thông tin mới để thu giá trị gia tăng, từ đó giảm giá cho dịch vụ cũ.

http://vietnamnet.vn/dataimages/200512/original/images844884_PhamHongHai.jpg

Ông Phạm Hồng Hải (Vụ trưởng Vụ Viễn thông - Bộ BCVT): "Bộ Bưu chính viễn thông sẽ đề nghị Chính phủ đưa dịch vụ ADSL vào danh mục quản lý chặt về chất lượng"... (Ảnh B.D.)
Tuy nhiên, nếu chỉ giảm giá, cộng với quảng cáo hấp dẫn để thu hút khách hàng mà không phát triển thêm cơ sở hạ tầng thì chắc chắn người dùng vẫn không được hưởng lợi! Bởi khi đó, chất lượng sẽ tỉ lệ nghịch với số lượng người dùng. Khi đụng đến vấn đề này, chỉ có VDC đưa ra một lời hứa không chính xác là "trong thời gian tới sẽ nâng dung lượng Gateway đi quốc tế từ 2,8Gb lên khoảng 3,7Gb"... Việc sử dụng các công nghệ mới (như Caching phân luồng...) vẫn được các ISP nhắc đến với thái độ rất dè dặt.
Cũng được đề cập đến ở khía cạnh cạnh tranh, về vấn đề "kết nối giữa các nhà cung cấp dịch vụ", đại diện các ISP có mặt đều khẳng định "không hề có hiện tượng ngăn sông cấm chợ giữa các ISP" (cách biểu đạt của ông Nguyễn Mạnh Hùng). Những hiện tượng kiểu như thuê bao FPT không truy cập được www.viettelmobile.com.vn, các hòm thư thuê bao ADSL của VDC và FPT không gửi cho nhau được... chỉ là những sai sót về kỹ thuật.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: "Viettel sẽ cố gắng tác động để cùng với các ISP khác ngồi lại với nhau nhằm giải quyết các vấn đề về kết nối, với hy vọng nâng cao chất lượng dịch vụ và mở rộng thị trường chung".
Về vấn đề quản lý và quan điểm của Bộ Bưu chính Viễn thông, VietNamNet đã có cuộc trao đổi riêng với ông Phạm Hồng Hải. Tuy nhiên, tại thời điểm chiều 5/12, ông Hải cũng chỉ có thể khẳng định rằng, Bộ Bưu chính viễn thông sẽ đề nghị Chính phủ đưa dịch vụ ADSL vào danh mục quản lý chặt về chất lượng. Nhưng khi nào bắt đầu đưa vào quản lý? các biện pháp, chế tài ra sao?....thì người dân vẫn chưa được biết cụ thể. Câu chuyện về ADSL Việt Nam - "băng thông rộng biến thành băng thông hẹp" vẫn còn nằm đó. Chúng ta hãy cùng chờ và hy vọng vào những cam kết, lời hứa của các nhà cung cấp dịch vụ và sự vào cuộc quyết liệt, có hiệu quả của các cơ quan quản lý nhà nước!.
· Thế Phong

Vô Ý
10-12-2005, 23:34
Hehe,
Lần này thì hình như bàn cãi mãi cũng chán chường thất vọng rồi nên chẳng ai thèm có ý kiến cho bài này nữa.

Tui có thắc mắc như vầy:


Bộ Bưu chính viễn thông sẽ đề nghị Chính phủ đưa dịch vụ ADSL vào danh mục quản lý chặt về chất lượng

Trước giờ đã từng có những mặt hàng/dịch vụ nào được đưa vào danh mục quản lý chặt về chất lượng? Mấy u có thể liệt kê cho tui biết với không? Với lại quản lý chặt về chất lượng là quản lý thế nào nhỉ? Hóa ra có cả những mặt hàng không được quản lý chặt về chất lượng nữa àh:-? (Chắc chiếm đa số).

vitbaupro
10-12-2005, 23:44
Ặc ặc ...Tình hình này chú FPT kô mún thay đổi rồi...
Ko bít có phải là xui cho mình hay với những ai khác đang chung đầu vào chú này đây...

Vô Ý
10-12-2005, 23:50
FPT không tham gia tọa đàm, nhưng theo tui thấy thì điều đó không nói lên được gì cả đâu. VNN và Viettel cũng tham dự, nhưng cuối cùng cũng đâu giải quyết được gì???