PDA

View Full Version : [TUTOR] Modem truyền số liệu



Xiển Bột
13-12-2002, 09:14
Vì thấy các bạn cũng hỏi khá nhiều về vấn đề kết nối và modem nên XB sẽ giới thiệu cho các bạn một số bài tổng quan về modem, các vấn đề về kết nối, các tập lệnh AT, cách hạ tốc độ kết nối cho modem ...

Các kỹ thuật về modem <<== Click here (http://www.netcenter-vn.net/hotrokythuat/index.cfm?cat=7)

Neo
13-12-2002, 18:53
Khi kết nối vô internet hay kết nối để truyền số liệu thì một loạt đèn chớp tắt liên tục.
Có ai biết ý nghĩa của mấy cái đèn đó không?

Đi xin việc người ta có hỏi câu này đó :))

Bri-Dennis
13-12-2002, 19:49
Dậy là nhà đèn có vấn đề rùi...hi hi...bức quá thì sài đèn pin đỡ vậy :D

yuna_admirer
13-12-2002, 21:40
Đèn gì mới được ?

Xiển Bột
14-12-2002, 14:13
Yuna ơi là Yuna, còn hỏi đèn gì nữa hả, dzậy là chết rồi, hổng được :D

Xiển Bột
14-12-2002, 16:37
Thông thường các loại modem có những đèn sau, tùy loại modem mà có thể sẽ có đèn này mà k có đèn kia:

CS: Clear to Send
TR: Terminal Ready
SD: Send Data
RD: Received Data
CD: Carrier Detect
TD: Transfer Data
AA: Auto Answer
ARQ/FAX: Error Control

Neo
14-12-2002, 19:04
- Khi có nguồn điện thì đèn TR(Terminal Ready) sáng.
- Đèn MR(Modem Ready) báo hiệu modem đã ở trạng thái sẵn sàng để truyền số liệu(khi bắt đầu quá trình quay số vào Internet).
- Đèn AA(Auto Answer) báo hiệu trạng thái máy trả lời(sau xx hồi chuông thì sẽ tự động kết nối và đèn này sẽ sáng).
- Đèn HS(High Speed) sáng khi tốc độ truyền cực đại. Đèn này hầu như chẳng bao giờ sáng vì chẳng bao giờ đạt được trạng thái tối đa.
- Đèn SD(Send Data) báo hiệu trạng thái đang gửi dữ liệu.
- Đèn RD(Receiver Data) là đang nhận dữ liệu.
- Đèn OH(Off Hook) sáng báo hiệu là máy tính đã kết nối với modem.
- Đèn CD (Carrier Detect) là báo hiệu có tín hiệu sóng mang (nghĩa là 2 máy tính đang ở trạng thái kết nối).
...
Như vậy, khi nhìn đèn modem ta có thể biết được trạng thái hoạt động của nó.

Nếu ta đi công tác ở quê mà không có internet, ta có thể dùng modem để lấy các tài liệu ở nhà bằng cách dùng các phần mềm truyền số liệu (Kermit, Bitcom), nối 2 modem và truyền file, chat,... thông qua tổng đài điện thoại.
Hay bạn nào thích thì cũng có thể nối 2 máy tính chơi game bằng modem mà không cần phải nối Internet :)

Cheers!

Neo
14-12-2002, 19:13
Quên, đây là cái hình trạng thái modem của tui.
Trên đó có một số chữ như 24000, V.34, V.42Bis
Các bạn đọc mấy cái link của XB có mô tả rất chi tiết về mấy cái này.

:rolleyes: :D :rolleyes:

Xiển Bột
14-12-2002, 19:31
Hè hè, Neo viết hay quá, tiếp nè

Các line ĐT thông thường (Plain Old Telephone Service Post) được thiết kế để truyền tiếng nói và là các tín hiệu tương tự. Dữ liệu máy tín truyền theo tín hiệu số hóa. Để các tín hiệu số giữa các máy tính có thể liên lạc với nhau thông qua môi trường tương tự (analog) ta cần phải có thiết bị gọi là modem để chuyển đổi tín hiệu số thành tín hiệu tương tự và ngược lại. Tốc độ tối đa modem có được chỉ là 56Kb

Tốc độ truyền dữ liệu còn bị giới hạn bởi bộ chuyển UART của máy tính. Bộ UART là một con chip (IC) phần cứng cũa máy tính dùng để điều khiển việc truyền dữ liệu bất đồng bộ của máy tính qua cổng ******. Mọi máy tính đều có một con UART để quản lý cổng ****** như sử dụng cho việc giao tiếp Mouse, Modem External. Mọi modem Internal đều có riêng một con chip UART riêng cho nó.

UART thường được điều khiển bởi xung clock 1.84 Mhz và có tốc độ truyền tối đa là 115 Kb, (cái này khác với modem USB và k phải là tốc độ kết nối mà mọi người vẫn lầm tưởng khi nghĩ rằng để tốc độ kết nối cao sẽ vô mạng với tốc độ cao)

Các con UART thường có vùng đệm để xử lý dữ liệu tới và dữ liệu đi. Vùng đệm này rất quan trọng nhưng rất bé. Tối đa vùng này chỉ được 64 byte buffer cho việc gởi 56 byte buffer cho việc nhận.

Kỳ sau XB sẽ nói tiếp về Cơ chế hoạt động của modem.

Xiển Bột
18-12-2002, 21:33
1. Dữ liệu xuất từ DTE sẽ được đưa đến bộ đệm sending của modem thông qua pin TxD.
2. Nếu buffer của modem gần đầy modem có thể điều khiển dòng dữ liệu bằng các tính hiệu CTS.
3. Data sẽ được nén bởi đúng thuật toán MNP5 hoặc V.42Bis, điều này còn phụ thuộc vào sự thỏa thuận đồng bộ giữa 2 modem.
4. Data sẽ được đóng gói và thêm các header như checksum, error control và truyền data đã được đóng gói.
5. Data sau đó sẽ được điều chế thành tín hiệu analog và được truyền qua mạng điện thoại.
6. Khi data đến modem, nó sẽ đi ngược lại tất cả các quá trình trên.

Bri-Dennis
29-12-2002, 01:40
Bác Xiển Bột viết về bộ lệnh của modem đi :)
Thanks

yuna_admirer
29-12-2002, 13:14
haha .
Thôi đi .
Bộ chat-script của modem , không ai nhớ nổi đâu . Mua modem về , xem guide mà làm .
Mấy cái đèn đó hả . Tưởng hỏi đèn gì .

Bri-Dennis
30-12-2002, 00:12
Mấy cái help guide không có chỉ đâu ? mà cứ bị drop speed rùi kick out hoài thì khó chịu lắm.

Xiển Bột
30-12-2002, 06:41
nhiều lắm, k viết nổi đâu, Bri-Dennis xài modem nào: In or Ex, hiệu của nó ?, version, chipset ... post lên đi rồi có gì XB tìm giúp cho. K thể viết hết các bộ lệnh của modem đâu

Bri-Dennis
31-12-2002, 10:33
Hì hì, thanks mọi người,

Tui đã search được bộ lệnh at cho cái modem của tui rùi, sau khi reverse telnet va reconfig nó chạy ổn định lại rồi.

:D

uyentttu
29-01-2003, 21:52
" Đến bây giờ em mới hiểu " .................

Xiển Bột
30-01-2003, 11:01
vậy còn hồi trước tới giờ thì sao

uyentttu
31-01-2003, 15:01
Xiển Bột hỏi khó trả lời quá đi thôi , thì hồi trước giờ đâu có ai hỏi về vấn đề này đâu , bây giờ Xiển Bột viết chi tiết về vấn đề này nên mới biết chứ bộ ...........

binhthedang
21-02-2003, 18:09
Lệnh modem của modem nghe lạ wá.có ai có thể giải thính thêm chúc nủa không ?..lệnh củda modem viết bằng cách nào., chương trình gì ?...vậy ai có bộ lênh của modem Us.robotíc ex găn ngoài,,

thetime
04-04-2004, 03:44
- Khi có nguồn điện thì đèn TR(Terminal Ready) sáng.
- Đèn MR(Modem Ready) báo hiệu modem đã ở trạng thái sẵn sàng để truyền số liệu(khi bắt đầu quá trình quay số vào Internet).
- Đèn AA(Auto Answer) báo hiệu trạng thái máy trả lời(sau xx hồi chuông thì sẽ tự động kết nối và đèn này sẽ sáng).
- Đèn HS(High Speed) sáng khi tốc độ truyền cực đại. Đèn này hầu như chẳng bao giờ sáng vì chẳng bao giờ đạt được trạng thái tối đa.
- Đèn SD(Send Data) báo hiệu trạng thái đang gửi dữ liệu.
- Đèn RD(Receiver Data) là đang nhận dữ liệu.
- Đèn OH(Off Hook) sáng báo hiệu là máy tính đã kết nối với modem.
- Đèn CD (Carrier Detect) là báo hiệu có tín hiệu sóng mang (nghĩa là 2 máy tính đang ở trạng thái kết nối).
...
Như vậy, khi nhìn đèn modem ta có thể biết được trạng thái hoạt động của nó.

Nếu ta đi công tác ở quê mà không có internet, ta có thể dùng modem để lấy các tài liệu ở nhà bằng cách dùng các phần mềm truyền số liệu (Kermit, Bitcom), nối 2 modem và truyền file, chat,... thông qua tổng đài điện thoại.
Hay bạn nào thích thì cũng có thể nối 2 máy tính chơi game bằng modem mà không cần phải nối Internet :)

Cheers!

Khi mới bật nguồn cho Modem, máy của tôi sáng 3 đèn, chẳng giống chút nào như của bạn nói:

Đèn PWR: theo tôi hiểu thì nó xác nhận là modem đã được cấp nguồn
Đèn MR: giống như bạn nói
Nhưng lại sáng đền HS (high speed)???????

thetime
04-04-2004, 03:47
Hì hì, thanks mọi người,

Tui đã search được bộ lệnh at cho cái modem của tui rùi, sau khi reverse telnet va reconfig nó chạy ổn định lại rồi.

:D


Có được bộ lệnh của modem thì mình có thể làm gì được với modem đây? Lập trình được nó hả bạn? Làm thế nào vậy?
Cho mình học hỏi đi!