PDA

View Full Version : Ích lợi của giáo trình Đại cương?



pizza@
15-10-2005, 19:38
Mình có đọc thử vài giáo trình Đại cương về Mạng và CSDL của trường DHBK. Thiệt ra là lúc đầu ko để ý, nhưng nghe thằng bạn nói đọc hoài ko hiểu nên mình mới lấy ra đọc thử. Trước giờ mình ko đọc tài liệu Đại cương, chỉ đọc các tài liệu "phi- đại cương" (:):):)ko biết gọi là gì, tại vì các tài liệu này mua ngoài "cửa" hoặc download từ trên mạng, nội dung hướng dẫn thao tác rõ ràng, ko nói chung chung như sách đại cương). Đọc xong mình có hiểu đôi chút (có 1 số phần cao siêu là ko thể nào hiểu được), vẫn hay hơn là thằng bạn "ko hiểu cái gì". Mình hỏi nó là ngoài sách Đại cương nó có đọc các sách nào khác ko, nghe nó nói nó chán bỏ xừ, ko muốn học ngành CNTT nữa!
Mình cảm thấy thắc mắc về ích lợi của giáo trình Đại cương mà các trường DH đang giảng dạy. Tài liệu mà đọc ko ai hiểu, đọc vài lần đâm ra chán, sao mà người ta vẫn đè nó ra để giảng dạy. Mặc dù vẫn phải thừa nhận cái hay của nó là bao quát, có thể bổ túc kiến thức cho những người yếu nền tảng, nhưng mà việc dùng nó làm giáo trình chủ đạo để đào tạo các kỹ sư thì theo các bạn có nên hay ko? Mình nghĩ giáo trình DC chỉ nên dùng làm tài liệu tham khảo, các SV nên được giảng dạy các môn cụ thể như Java, .NET, SQL, Oracle. Như vậy SV mới hiểu được thế nào là CNTT thực thụ, chứ ko phải chi lan man mơ hồ về các lý thuyết viển vông, khó hiểu. Vả lại ép con người ta nhồi nhét những thứ kiến thức kho khan như thế chẳng khác nào làm thui chột tính năng động sáng tạo của SV, chỉ để đào tạo những KS què quặt, ko kinh nghiệm, ko trình độ... Ko biết tương lai của ngành CNTT sẽ tới đâu nữa, nhìn từ phía đào tạo có lẽ chúng ta đã thất bại!

djihad
31-12-2005, 14:19
Tui không rõ bác đang nói ĐHBK là ĐHBK Hà Nội hay ĐHBK Thành Phố Hồ Chí Mình, tui là một cựu sinh viên ĐHBK HN thì tui thấy thế này.

1. Giáo trình viết mà đọc không ai hiểu thì đấy là do người soạn giáo trình, bản thân họ cũng chẳng hiểu cặn kẽ, viết cho có thành tích, thế thôi.
Không phải giáo trình nào cũng như vậy, ví dụ giáo trình Mạng Căn Bản của thầy Nguyễn Thúc Hải, tui thấy đây là 1 cuốn khá khó đọc, nhưng nếu chịu khó nghiên cứu kỹ thì sẽ thấy rất hay và bổ ích.
Vì vậy, tui không đồng ý với cách ngoại suy của bác, không thể thấy 1 giáo trình dở mà cho rằng mọi giáo trình đều dở.

2. Tui muốn discuss với bác thêm 1 chút thế nào là 1 giáo trình tốt. Theo bác thì nên dạy các môn như Java, .NET, SQL Server, ... đúng không?
Tui công nhận nếu học những cái đó sinh viên ra trường sẽ có thể bắt tay vào làm công việc của 1 developer, hoặc một Network engineer luôn. Nhưng, liệu đó có phải là đích đến của tất cả các sinh viên IT hay không? Những người làm nghiên cứu thì sao? Biết rằng đấy là những công nghệ chủ đạo bây giờ, nhưng chẳng nhẽ chúng ta chỉ học để dùng thôi hay sao? Không thể sáng tạo ra công nghệ khác, hay dựa trên những công nghệ đó để tạo ra một công nghệ khác (của mình). Để làm được như vậy chúng ta cần hàng mớ lý thuyết mà có thể 1 developer cho là viển vông, tất nhiên là cả kinh nghiệm thực tế nữa (cái này thì tui công nhận với bác là sinh viên của chúng ta thiếu).
Như vậy, bác bảo sinh viên mới ra trường bị thui chột, què quặt có thái quá không?

Sau nữa, vì thời lượng lên lớp có hạn, làm sao chúng ta có thể dạy được nhiều công nghệ như vậy? Bác có biết các trường đại học công nghệ hàng đầu thế giới người ta làm thế nào không? tất nhiên có thể điều kiên thực nghiệm họ hơn chúng ta, nhưng tui muốn hỏi họ dạy những môn gì? Bác có biết thì chỉ tui cái.

Tôi hoàn toàn đồng ý với bác, 1 giáo trình tồi, 1 thầy giáo tồi, sẽ làm mất cả sự say mê của sinh viên. Và hiện nay nhiều giáo trình của chúng ta đã cũ, không phù hợp với sự thực tế công nghệ bây giờ. Để thoát khỏi điều đó, tui nghĩ phải đầu tư bắt đầu từ những giảng viên, những người soạn giáo trình đó.

Tôi luôn cho rằng: Học sinh dốt thì 90% là tại thầy. Nếu thầy giáo giảng hay, học sinh thích học thì nó không thể dốt được.

mtt333
31-12-2005, 16:55
Uh giáo trình dở thì cũng không tốt, không nên.

Nhưng ở ĐH có ai bắt SV phải học trong một giáo trình nào đâu, SV toàn quyền quyết định mình đọc sách gì mà.

Kiến thức trong giáo trình có thể không đề cập đến nhứng công nghệ mới nhưng bài tâp lớn, bài thực hành của SV thì đều có đề cập tới những công nghệ mới và khuyến khích SV tìm hiểu công nghệ mới.

Hơn nữa chuyện ai đó chán ngành mình học như cậu SV gì gì ở trên được nhắc tới cũng là chuyện bình thường. Nguyên nhân không phải là chương trình học chán mà vì thực sự cậu ta không phù hợp với ngành mình học, chứ nếu nguyên nhân là do chương trình học thì cậu ta cũng có thể đi kiếm chương trình khác để học mà.

Còn chuyện chương trình học có chán thật và có tác dụng hay không thì tùy theo quan điểm của mỗi người cũng như vị trí, vai trò và mục đích của họ.

thewallfan
31-12-2005, 17:47
Nói chung giáo trình đại học ở Việt Nam nhất là những ngành mới như CNTT chưa đầy đủ và hoàn thiện nếu không muốn nói là dở .Nhưng mà chỉ học trong giáo trình xong kêu là khó hiểu thì đó là do sinh viên quá thụ động , chúng ta phải tự tìm thêm tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau để đọc.

Tất nhiên giáo trình là tài liệu rất quan trọng vì nó cung cấp những kiến thức căn bản cho sinh viên.Nhưng với điều kiện như nước ta đầu tư để có một bộ giáo trình hoàn thiện quả là rất khó khăn , chắc chắn còn phải đợi lâu...

Công nhận cái quyển "Mạng máy tính và các hệ thống mở" của thầy Nguyễn Thúc Hải dở thật ,đọc khó hiểu vì thiếu ví dụ liên hệ thực tế ,không trực quan ,nói sơ sài quá...
Kiếm mấy quyển của CCNA mà đọc .

tedan
31-12-2005, 17:56
Mình thì cho rằng nên chia thành 2 hướng rõ rệt:
- Người nghiên cứu thì học những cuốn sách dạng đại cương nhiều hơn.
- Người muốn đi làm thì nên học bên sách Công nghệ (Java, .Net...) nhiều hơn, dù vẫn phải học mấy sách đại cương (nhưng ít hơn).

Mình cũng học bên công nghệ, nên mình cũng cảm nhận được phần nào cảm giác của pizza@ khi đọc sách dạng đại cương. Nó rất khái quát nhưng ko cụ thể vào một công nghệ nào hết. Còn lợi ích thì mình chưa thấy được vì mình chưa học xong bên nào cả, phải đợi sau này mới biết được.

Oriole7610
01-01-2006, 19:15
Nếu chưa biết gì mà đọc giáo trình đại cương thì ko có lợi ích gì cả. Nhưng nếu đã biết rồi, đọc lại giáo trình, thấy nhiều cái rất cơ bản và sâu sắc, bổ sung rất hữu ích, cũng hay chứ

mtt333
01-01-2006, 20:20
Nếu chưa biết gì mà đọc giáo trình đại cương thì ko có lợi ích gì cả. Nhưng nếu đã biết rồi, đọc lại giáo trình, thấy nhiều cái rất cơ bản và sâu sắc, bổ sung rất hữu ích, cũng hay chứ

công nhận, nhưng mà mình nghĩ không nhất thiết phải là biết hoặc chưa biết gì, vấn đề là học lý thuyết xong bản thân nguoi học có chịu thực hành không? hoặc có chịu trải nghiệm thực tế để so sánh với lý thuyết không? Cái này phải tự người học bơi thôi, nếu không chịu thực hành thì dù có cầm trên tay mấy trăm quyển CCNA hay giáo trình đại cương, hay cái gì đi nữa cũng vô nghĩa.

vitconducky
02-01-2006, 03:18
Bách Khoa không dậy cho SV ra làm programmer mà chỉ trang bị cho SV kiến thức Base sau đó tùy khả năng, điều kiền và cơ hội mà phát triển theo hướng nào đó

Mặt khác BK là một trường lớn nên rất bảo thủ trong việc thay đổi giáo trình hay phương thức dạy. Bi giờ cả làng học có 4 năm rưỡi hoặc là tín chỉ còn BK vẫn theo lối cũ từ 50 năm nay

Thêm nữa các thầy toàn mải chinh chiến ở đẩu ở đâu SV tự phải lo học cho ấm vào thân thôi

Oriole7610
02-01-2006, 12:21
Học BKHN thì xác định tự học, ai mạnh thì sống, mà cứ dựa dẫm ỷ lại các thầy thì chắc chẳng nên cơm cháo gì

hieusua
02-01-2006, 19:25
Mặt khác BK là một trường lớn nên rất bảo thủ trong việc thay đổi giáo trình hay phương thức dạy. Bi giờ cả làng học có 4 năm rưỡi hoặc là tín chỉ còn BK vẫn theo lối cũ từ 50 năm nay

Hừm, chắc chắn bác này không học BKHCM rồi ^^

vitconducky
03-01-2006, 01:05
Oh yes i'm leaning BKHN.
Có lẽ trong HCM cơ cấu khác nhỉ? Còn BKHN là như vậy đó

Oriole7610
04-01-2006, 21:20
Thế BKHCM khác chỗ nào vậy ?

ttkhdhkh
04-01-2006, 22:24
Tui thấy dân BK ra trường toàn kiếm được chỗ làm xịn + lương cao hết. Mấy bác còn than vãn cái gì nữa?

Đại cương là cái nền tảng. (mặc dù hơi khô khan). Khó hiểu thì phải động não --> rèn luyện trí óc. Chắc ý của mấy thầy muốn sinh viên "rèn luyện trí óc" nên mới viết mấy giáo trình khó hiểu vậy đó ^^.

Còn về cơ cấu môn học tui thấy vậy là ổn rùi. Mấy trường hàng đầu ở nước ngoài cũng dạy mấy môn đó thôi, có sao đâu?

hoa_lan_trang
04-01-2006, 22:43
Giáo trình của các thày trong trường đại học thường viết cô đọng, xúc tích nên việc tìm hiểu không dễ bằng việc tìm hiểu những cuốn giáo trình kiểu Tutorial, Step by Step như của nước ngoài được. Cuốn Giáo trình mạng máy tính đó kể ra cũng hơi khó học thật nên ngày xưa mình cũng phải kiếm cuốn CCNA về học, sau đó review lại cuốn giáo trình đó. Còn việc tìm hiểu một số cuốn thấy khó khăn mà không muốn học ngành mình học nữa thì là do người học không chủ động thôi.

hieusua
08-01-2006, 15:39
Thế BKHCM khác chỗ nào vậy ?

Nói chung là ngược lại so với phần trích dẫn trong post trước của tui :)

QueenRock
08-02-2006, 14:50
Ơ, cho em bon chen 1 câu hỏi nhỏ ạ. Không biết học mấy môn LS Đảng với chủ nghĩa Mác Lenin, triết học ... để làm gì nhờ

Pagan
08-02-2006, 21:25
Để cho các bác bớt giỏi đi, không cướp hết suất ăn của các trường khác à :)

Với cả mấy môn đấy dạy cho có lệ thôi, ngay cả các thầy cô cũng không nhiệt tình với nó lắm (có bao giờ điểm danh đâu nên em cũng chả đi học buổi nào :) )

hoa_lan_trang
09-02-2006, 13:21
Khi bạn ra trường đi làm rồi thì sẽ thấy tác dụng của việc đào tạo những môn học đó. Còn bây giờ khi còn đang học thì nghĩ học chả để làm gì giống mình hồi xưa.
Nhưng mờ mình đi làm rồi vẫn chưa thấy được hết những cái mình nói, quên sạch rùi hihi!

lionking41086
18-02-2006, 01:25
xin hỏi xu hướng lập trình trên mạng bây giờ dùng ngôn ngữ nào?