PDA

View Full Version : RAM: Những Điều Cần Biết.



tran_phong
29-06-2005, 09:05
Bài này là do mình lấy từ chỗ khác
Thấy cũng rất hữu ích cho chúng ta mặc dù bài này đã xuất hiện khá lâu, có thể đối với nhiều người đây là thông tin cũ rồi nhưng cũng có những người đối với họ đây cũng là những thông tin mới hoặc hữu ít.
Hy vọng sau này các bạn thành viên có những bài nào có những nội dung hay về phần cứng vui lòng post lên cho bà con tham khảo chung, mở rộng thêm tầm nhãn. Rất mong ủng hộ.

---------------***------------------

Nếu như vài năm trước đây chúng ta không có nhiều điều để nói về RAM bởi đa số các hệ thống đều được trang bị SDRAM với tốc độ từ 66MHz tới 133MHz thì trong khoảng thời gian ngắn trở lại đây, đã xuất hiện khá nhiều chủng loại bộ nhớ mới như DDR SDRAM, Rambus RDRAM, DDR-II SDRAM... khiến người dùng 'hoa cả mắt' khi chọn lựa

Trong những năm qua, người dùng đã chứng kiến sự thay đổi nhanh chóng của hệ thống máy tính để bàn. Hai dòng CPU chính của Intel và AMD thay đổi liên tục không chỉ về tốc độ (từ vài trăm MHz lên tới hàng GHz) mà còn cả giao tiếp (Intel: Socket 370/ 423/ 478 /775, AMD: Slot A, Socket 462-A/ 754 /940/ 939...) và dĩ nhiên chúng kéo theo sự thay đổi của bo mạch chủ và nhiều thành phần khác. Một trong những thành phần chịu ảnh hưởng lớn nhất là bộ nhớ hệ thống (RAM). Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về những khái niệm của bộ nhớ RAM máy tính kèm theo một số thông tin bổ ích khác. Tuy nhiên chúng ta sẽ tập trung vào bộ nhớ DDR và DDR2 vì hiện tại, chúng là loại thống trị trên thị trường. SDRAM đã quá cũ còn RDRAM thì giá quá cao mà chỉ được dùng trong một số máy tính Pentium 4 đời đầu.

1. KHÁI NIÊM CƠ BẢN VỀ RAM

Tên gọi

Hiện nay nhiều người thường nhầm lẫn về cách gọi tên của các loại RAM. Nếu như RDRAM không có gì để nói thì với dòng SDRAM, việc nhầm lẫn ngày càng lớn. Khái niệm RAM (Random Access Memory) thì chắc hẳn ai cũng biết. DRAM hay SDRAM là khái niệm mở rộng hơn (Synchronous Dynamic Random Access Memory - RAM đồng bộ). Ban đầu và thậm chí hiện nay khi nói đến SDRAM người ta thường nghĩ ngay đến RAM loại cũ với tốc độ 100MHz hay 133MHz; tuy nhiên từ sau khi DDR SDRAM (Double Data Rate SDRAM) ra đời thì quan niệm này hoàn toàn sai. Tham khảo một vài bảng báo giá linh kiện, bạn sẽ thấy các công ty đã góp phần không nhỏ vào việc khiến người dùng hiểu sai vấn đề. SDRAM là tên gọi chung của một dòng bộ nhớ máy tính, nó được phân ra SDR (Single Data Rate) và DDR (Double Data Rate). Do đó nếu gọi một cách chính xác, chúng ta sẽ có hai loại RAM chính là SDR SDRAM và DDR SDRAM. Cấu trúc của hai loại RAM này tương đối giống nhau, nhưng DDR có khả năng truyền dữ liệu ở cả hai điểm lên và xuống của tín hiệu nên tốc độ nhanh gấp đôi. Trong thời gian gần đây xuất hiện chuẩn RAM mới dựa trên nền tảng DDR là DDR-II, DDR-II có tốc độ cao hơn nhờ cải tiến thiết kế.

Tốc độ (Speed)

Đây có lẽ là khái niệm được người dùng quan tâm nhất, tuy nhiên có người thắc mắc về cách gọi tên, đối với DDR thì có hai cách gọi theo tốc độ MHz hoặc theo băng thông. Ví dụ, khi nói DDR333 tức là thanh RAM đó mặc định hoạt động ở tốc độ 333MHz nhưng cách gọi PC2700 thì lại nói về băng thông RAM, tức là khi chạy ở tốc độ 333MHz thì nó sẽ đạt băng thông là 2700MB/s (trên lý thuyết). Tương ứng như thế chúng ta sẽ có bảng sau:

Thường ở Việt Nam thông dụng các loại RAM có bus 333 và 400, những loại có bus cao hơn thường xuất hiện ở những loại cao cấp như Kingston HyperX, Corsair , Mushkin LV nhưng nói chung khá hiếm.

Độ trễ (Latency)

CAS Latency là khái niệm mà người dùng thắc mắc nhiều nhất. Trước đây, khi đi mua RAM, người mua thường chỉ quan tâm tới tốc độ hoạt động như 100MHz hay 133MHz nhưng gần đây, khái niệm CAS đang dần được người dùng để ý bởi nó đóng vai trò khá quan trọng vào tốc độ xử lý tổng thể của hệ thống; đặc biệt trong ép xung. Vậy CAS là gì?

CAS là viết tắt của 'Column Address Strobe' (địa chỉ cột). Một thanh DRAM được coi như một ma trận của các ô nhớ (bạn có thể hình dung như một bảng tính excel với nhiều ô trống) và dĩ nhiên mỗi ô nhớ sẽ có toạ độ (ngang, dọc). Như vậy bạn có thể đoán ngay ra khái niệm RAS (Row Adress Strobe)là địa chỉ hàng nhưng do nguyên lý hoạt động của DRAM là truyền dữ liệu xuống chân nên RAS thường không quan trọng bằng CAS.

Khái niệm độ trễ biểu thị quãng thời gian bạn phải chờ trước khi nhận được thứ mình cần. Theo từ điển Merriam-Webster thì latency có nghĩa là 'khoảng thời gian từ khi ra lệnh đến khi nhận được sự phản hồi'. Vậy CAS sẽ làm việc như thế nào? CAS Latency có ý nghĩa gì?


Để hiểu khái niệm này, chúng ta sẽ cùng điểm nhanh qua cách thức bộ nhớ làm việc, đầu tiên chipset sẽ truy cập vào hàng ngang (ROW) của ma trận bộ nhớ thông qua việc đưa địa chỉ vào chân nhớ (chân RAM) rồi kích hoạt tín hiệu RAS. Chúng ta sẽ phải chờ khoảng vài xung nhịp hệ thống (RAS to CAS Delay) trước khi địa chỉ cột được đặt vào chân nhớ và tín hiệu CAS phát ra. Sau khi tín hiệu CAS phát đi, chúng ta tiếp tục phải chờ một khoảng thời gian nữa (đây chính là CAS Latency) thì dữ liệu sẽ được tìm thấy. Điều đó cũng có nghĩa là với CAS 2, chipset phải chờ 2 xung nhịp trước khi lấy được dữ liệu và với CAS3, thời gian chờ sẽ là 3 xung nhịp hệ thống.

Bạn sẽ thắc mắc như vậy phải chăng CAS2 nhanh hơn CAS3 tới 33%, không đến mức như vậy bởi có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu năng tổng thể của bộ nhớ điển hình như:

+ Chuỗi xử lý thông tin: kích hoạt RAS, chờ khoảng thời gian trễ RAS-to-CAS Delay và CAS Latency.

+ Truy cập bộ nhớ theo chuỗi: đôi khi chipset sẽ đọc dữ liệu trong bộ nhớ RAM theo chuỗi (burst) như vậy rất nhiều dữ liệu sẽ được chuyển đi một lần và tín hiệu CAS chỉ được kích hoạt một lần ở đầu chuỗi.

+ Bộ vi xử lý có bộ đệm khá lớn nên chứa nhiều lệnh truy cập và dữ liệu; do đó thông tin được tìm kiếm trên bộ đệm trước khi truy cập vào RAM và tần số dữ liệu cần được tìm thấy trên bộ đệm (hit-rate) khá cao (vào khoảng 95%).


Gọi tên theo-- Gọi tên theo
băng thông-- tốc độ MHz

PC1600 DDR 200
PC 2100 DDR 266
PC 2700 DDR 333
PC 3000 DDR 366
PC 3200 DDR 400
PC 3500 DDR 466
PC 4000 DDR 500
PC 4200 DDR 533
PC 4400 DDR 550
PC 4800 DDR 600Còn tiếp....

tran_phong
29-06-2005, 09:10
Nói tóm lại việc chuyển từ CAS 3 sang CAS 2 sẽ tăng hiệu năng xử lý cho tất cả các ứng dụng. Những chương trình phụ thuộc vào bộ nhớ như game hay ứng dụng đồ họa sẽ chạy nhanh hơn. Điều này đồng nghĩa với việc những thanh RAM được đóng dấu CAS2 chắc chắn chạy nhanh hơn những thanh RAM CAS3. Nếu bạn dự định mua đồ chơi cho một cuộc đua ép xung hay đơn giản chỉ cần hệ thống đạt tốc độ tối ưu, hãy chọn RAM CAS2 nhưng nếu chỉ là công việc văn phòng, CAS 3 hoàn toàn vẫn đáp ứng yêu cầu.

Tần số làm tươi

Thường thì khi nhắc tới khái niệm tần số làm tươi (RAM Refresh Rate), người ta thường nghĩ ngay đến màn hình máy tính, tuy nhiên bộ nhớ DRAM (Dynamic Random Access Memory) cũng có khái niệm này. Như bạn đã biết module DRAM được tạo nên bởi nhiều tế bào điện tử, mỗi tế bào này phải được nạp lại điện hàng nghìn lần mỗi giây vì nếu không dữ liệu chứa trong chúng sẽ bị mất. Một số loại DRAM có khả năng tự làm tươi dữ liệu độc lập với bộ xử lý thường được sử dụng trong những thiết bị di động để tiết kiệm điện năng.

SDRAM Access Time

Việc cho ra đời cách đọc dữ liệu theo từng chuỗi (Burst Mode) đã giúp khắc phục nhiều nhược điểm và tăng hiệu năng cho RAM, chu kì của chuỗi ngắn hơn rất nhiều chu kì trang của RAM loại cũ. Chu kì của chuỗi cũng được coi như là chu kì xung nhịp của SDRAM và chính vì thế nó được coi như thang xác định cho tốc độ của RAM bởi đó là khoảng thời gian cần thiết giữa các lần truy xuất dữ liệu theo chuỗi của RAM. Những con số -12, -10, -8... ghi trên các chip RAM cho biết khoảng thời gian tối thiểu giữa mỗi lần truy xuất dữ liệu: nhãn -12 xác định chu kì truy cập dữ liệu của RAM là 12ns (nano-giây) đồng nghĩa với việc tốc độ hoạt động tối đa của RAM sẽ là 83MHz. Thường RAM có tốc độ cao sẽ sử dụng chip RAM có chu kì truy xuất thấp nhưng với chu kì truy xuất thấp chưa chắc RAM đã có thể hoạt động ở tốc độ cao do còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Do đó đôi khi bạn sẽ gặp trường hợp thanh RAM có tốc độ thấp nhưng khi đem vào 'thử lửa' ép xung thì lên được tốc độ cao hơn nhiều so với những loại RAM mặc định dán nhãn tốc độ cao. Nếu muốn biết thêm thông tin, bạn có thể truy cập vào địa chỉ: http://www.dewassoc.com/performance/memory/memory_speeds.htm.


NHỮNG MÓN ĐỒ CHƠI KHÔNG THỂ THIẾU

Bạn có thể nhận thấy một điều rất rõ ràng đó là tốc độ của RAM và điện thế sử dụng ngày càng cao hơn. Ban đầu chúng ta có DDR200/2,5v thì giờ đây chúng ta đã có DDR500/2,8v (thậm chí là 2,85v đối với một số loại nhất định) hay DDR2-667/1,8v. Hai yếu tố này đã góp phần làm cho nhiệt độ của RAM ngày càng tăng, đó cũng chính là lý do tại sao các loại RAM cao cấp thường có lá thép ốp ở mặt ngoài; ngoài lý do bảo vệ thì nó còn góp phần tản nhiệt. Tuy nhiên nếu bạn mua được RAM loại thường nhưng có tốc độ tốt và khả năng ép xung cao, bạn có thể tham khảo những giải pháp tản nhiệt dành riêng cho RAM của những nhà sản xuất thứ ba như tản nhiệt cho RAM của CoolerMaster (xem hình).
Nếu cảm thấy khả năng tài chính có giới hạn, bạn có thể tự chế những mẩu tản nhiệt như hình bên với một cục tản nhiệt lớn của CPU và một chiếc cưa sắt. Nếu khéo tay, bạn sẽ có những sản phẩm đẹp mắt không thua gì hàng hiệu. Một số nhà sản xuất lại chọn giải pháp đơn giản hơn bằng cách làm những tấm giải nhiệt giống của hàng hiệu với chất liệu như hợp kim dẫn nhiệt hay đồng đỏ nhưng thực tế chúng không hiệu quả cho lắm.
Một món đồ chơi nữa cũng đang được dân overclock ưa chuộng hiện nay là DDR Booster của OCZ tuy nhiên nó khá nguy hiểm và bạn chỉ nên dùng nếu có kinh nghiệm về máy tính. DDR Booster không phải là một thanh RAM mặc dù khi mới nhìn thì có vẻ hơi giống. Tuy nhiên nó lại rất gần gũi với RAM nhờ khả năng can thiệp vào hệ thống cấp điện cho RAM, chính vì thế với DDR Booster, bạn có thể chỉnh được điện năng tiêu thụ cho RAM một cách chính xác nhờ đồng hồ đo đi kèm.
Việc sử dụng rất đơn giản, bạn chỉ việc cắm vào khe RAM trống rồi vặn chiết áp trong khi theo dõi đồng hồ sao cho hợp lý vì nếu nhiệt độ lên quá cao, RAM có thể bị cháy. Có thể DDR Booster khá đáng sợ nhưng hiệu quả nó mang lại thì không ai có thể chê được. Trước kia bạn cần đến mỏ hàn và trình độ điện tử vào loại có hạng nếu muốn chỉnh lại điện của RAM bằng tay thì với DDR Booster, việc cần làm chỉ đơn giản là cắm và vặn. Bạn có thể hình dung những thanh RAM rất thường bình thường bán đầy ngoài cửa hàng có thể chạy ở tốc độ gần gấp đôi hoặc chí ít cũng ngang với các loại RAM xịn hay không? Câu trả lời là có, dĩ nhiên là với DDR Booster và những giải pháp tản nhiệt hợp lý.

2. CHỌN ĐÚNG LOẠI RAM

Khi mua hay ráp máy tính, việc chọn đúng loại RAM là khá quan trọng nhưng lại ít người để ý. Mỗi hệ thống sử dụng CPU Intel hay AMD lại 'thích' một kiểu RAM khác nhau, ngoài ra việc chọn lựa RAM còn phụ thuộc vào chipset và nhu cầu làm việc của người dùng. Thông thường CPU Intel Pentium 4 và Athlon 64 yêu cầu RAM tốc độ cao (bus 400MHz) trở lên do FSB của CPU khá lớn cho phép băng thông dữ liệu rộng. Nếu như RAM không đáp ứng được mức băng thông đó thì sẽ bị hiện tượng 'nghẽn cổ chai' (bottle-neck), ứng dụng sẽ hoạt động rất chậm. Nếu không xét đến việc ép xung (overclock), thông thường khi mua RAM cho máy tính, bạn hãy mua như sau:

DDR SDRAM

Như đã nói ở trên, đây đang là loại RAM thông dụng và thịnh hành nhất cho toàn bộ các loại máy tính để bàn vào thời điểm bạn đọc bài viết này.

A. Đối với CPU Intel

+ Intel Pentium 4-C/E/G/J Front Side Bus (FSB) 800MHz: Những loại CPU này có FSB rất lớn nên nếu sử dụng trên nền bo mạch chủ 865/875 hay 915/925 mới nhất, bạn sẽ đạt tốc độ cao khi lắp đặt bộ nhớ kênh đôi (Dual Channel DDR) đúng cách. Về nguyên tắc Dual Channel DDR khá giống với chế độ RAID của đĩa cứng, với 100MB dữ liệu chuyển vào RAM, thay vì vào một thanh RAM đủ 100MB, chipset sẽ chuyển đồng thời vào mỗi thanh RAM 50MB nên sẽ rút ngắn thời gian làm việc xuống chỉ còn một nửa. Và như vậy hai thanh RAM DDR bus 400 sẽ cho băng thông lý thuyết lên mức 800MHz, tương xứng với bus của CPU. Điều đó cho thấy nếu bạn sử dụng CPU có bus 800 thì việc mua hai thanh RAM DDR bus 400 giống nhau là lựa chọn lý tưởng. Chú ý hai thanh RAM phải giống nhau cả về tốc độ và loại chip nhớ sử dụng, đặc biệt là khi bạn chạy trên nền chipset i875P bởi chipset này khá 'khó tính', nếu không giống nhau thì rất có thể tính năng PAT sẽ không được kích hoạt và làm giảm hiệu năng hệ thống.

+ Intel Celeron/Pentium4 bus 400MHz/533MHz: Mặc dù những loại CPU có bus khá cao nhưng do thuộc thế hệ cũ hoặc dòng rẻ tiền nên chúng thường được lắp chung với các loại chipset 845, cho đến chipset 845PE thì tốc độ RAM cao nhất được chính thức hỗ trợ chỉ là 333MHz. Do đó nếu bạn lắp RAM DDR400 thì sẽ không kinh tế. Như vậy trừ khi bạn dùng bo mạch chủ có chipset 845PE, còn nếu không bạn nên chọn các loại RAM có bus 266MHz và để dành khoản tài chính dư ra cho một lần nâng cấp tổng thể hệ thống sau này.


CÁC BƯỚC NÂNG CẤP BỘ NHỚ

Khi nhận thấy máy tính chạy chậm chạp, có thể bạn nghĩ ngay tới việc nâng cấp card màn hình, bộ xử lý hay bo mạch chủ (mainboard). Nhưng bạn có biết rằng trong nhiều tình huống, nâng cấp bộ nhớ RAM giúp tăng đáng kể hiệu năng máy tính mà chi phí lại rẻ?

XÁC ĐỊNH DUNG LƯỢNG
Dung lượng bộ nhớ phụ thuộc vào hệ điều hành và ứng dụng. Windows XP yêu cầu bộ nhớ RAM tối thiểu 64MB nhưng khuyến khích 128MB. Windows Me yêu cầu tối thiểu 32MB, trong khi Windows 98 chỉ cần 16MB. Nếu cài thêm bộ Office XP trên hệ điều hành Windows XP, bạn cần tối thiểu 128MB RAM. Để chạy cùng lúc các ứng dụng như Word, Excel và Power Point, bạn cần tối thiểu 152MB. Nói chung, bạn nên trang bị 256MB RAM khi sử dụng hệ thống WinXP. Nếu để chơi game, thiết kế đồ họa, xử lý phim, bạn nên có 512MB RAM; càng nhiều càng tốt nhưng còn phụ thuộc vào khả năng hỗ trợ của bo mạch chủ .

XÁC ĐỊNH LOẠI BỘ NHỚ
Hiện có 3 công nghệ bộ nhớ phổ biến là SDRAM, DDR-SDRAM và RDRAM nên bạn cần xác định loại bộ nhớ dựa theo tài liệu hướng dẫn của bo mạch chủ.
SDRAM: Phổ biến trong các hệ thống Pentium, Pentium II, và Pentium III, SDRAM có 3 loại: PC66, PC100 và PC133; tương ứng với tần số làm việc 66MHz, 100MHz và 133 MHz.
DDR SDRAM: Phổ biến trong hệ thống Pentium IV hay AMD. Cũng giống như SDRAM, DDR SDRAM cũng có nhiều loại tốc độ khác nhau như PC2100, PC2700, PC3200, PC3500 và PC3700 (xung làm việc tương ứng là 266MHz, 333MHz, 400MHz, 433MHz, và 466MHz)
RDRAM: Là công nghệ bộ nhớ 'xịn' nhất, RDRAM sử dụng cho các hệ thống Xeon và Pentium IV
cao cấp. Do giá còn mắc nên không được phổ biến như 2 loại RAM trên.

ĐỘ TƯƠNG HỢP
Đừng vội chọn loại RAM tốc độ nhanh vì chưa chắc thích hợp với máy bạn mà nên chọn loại bộ nhớ có thông số giống như bộ nhớ hiện thời trên hệ thống. Mua thanh DDR-SDRAM PC3700 tốc độ 466MHz trong khi bo mạch chủ chỉ hỗ trợ tối đa RAM 266MHz thì xem ra không hiệu quả bằng mua loại DDR SDRAM PC2100 tốc độ 266MHz.

LẮP ĐẶT
Trước tiên, bạn phải mở thùng máy và nhớ đeo vòng khử tĩnh điện hoặc tiếp đất để tránh làm hỏng linh kiện điện tử. Quan sát trên bo mạch chủ, tìm những khe cắm RAM (có lẽ là dài nhất). Nhấn chốt 2 bên khe cắm RAM còn trống ra hai bên rồi đặt thanh RAM vào đúng vị trí, nhấn đều 2 đầu (để không làm hỏng hay trầy xước mạch điện tử) đến khi thấy 2 chốt cắm vào hai thành thanh RAM. Lắp đặt RDRAM cũng tương tự nhưng cần lắp các thanh RDRAM theo cặp và đặt CRIMM trong khe cắm trống để khép kín mạch điện. Đối với loại SDRAM, bạn sẽ phải đẩy nghiêng.

CHẠY THỬ
Hãy quan sát con số báo dung lượng bộ nhớ khi hệ thống khởi động. Nếu sai biệt thì nên kiểm tra lại vị trí gắn các thanh RAM. Nếu cần có thể nhấn phím Pause/ Break để tạm dừng màn hình khởi động.
Khi thấy hệ thống báo dung lượng RAM đủ và khởi động bình thường vào Windows, bạn tiếp tục chạy thử một số ứng dụng và kiểm tra xem chúng có hoạt động tốt không; bởi RAM không tương thích có thể gây ra sự cố treo máy hay đóng băng.

Còn tiếp.....

tran_phong
29-06-2005, 09:13
Tiếp nữa đây

B. Đối với AMD

Nếu như từ trước đến nay những dòng CPU của AMD không được phổ biến ở Việt Nam do chế độ phân phối và bảo hành thì giờ đây với việc Silicom chính thức trở thành nhà phân phối cho AMD, người dùng sẽ hoàn toàn yên tâm sử dụng dòng vi xử lý này. Mặt khác, trên thị trường cũng xuất hiện thêm nhiều sản phẩm bo mạch chủ và phụ kiện (quạt tản nhiệt, đế lắp socket...) cho CPU AMD. Tuy nhiên có một điều đáng buồn là trước kia sản phẩm của AMD được yêu thích do chi phí thấp mà hiệu năng cao, còn giờ đây phương châm đó không còn được như vậy bởi những dòng CPU cao cấp của AMD giá quá cao, thậm chí vượt hơn Intel. Tuy nhiên người dùng AMD cần chú ý là bộ xử lý AMD (đặc biệt là AthlonXP) sẽ cho hiệu năng tốt nhất khi RAM chạy đồng bộ với FSB (tốc độ ngang nhau) và CAS Latency thấp (tốt nhất là 2) nên việc chọn đúng RAM là rất quan trọng.

+ Duron/Athlon XP/Sempron Bus 266MHz: Nếu bạn đang sử dụng những loại CPU này thì dĩ nhiên lựa chọn lý tưởng nhất vẫn là DDR 266MHz. Thường thì do bus thấp nên bạn có thể tìm được nhiều loại RAM có CAS2, hãy chú ý chi tiết này và chọn lựa sao cho hợp lý.

+ AthlonXP bus 333/400MHz: Với hai loại CPU này, việc chọn RAM phụ thuộc nhiều vào chipset của mainboard mà bạn sử dụng. Thường thì với các loại chipset thông dụng VIA có số hiệu từ 333 trở xuống như KT333, KT266, KM266... bạn nên dùng RAM tốc độ 333MHz.

Tại sao lại không tìm mua RAM bus 400MHz? Lý do rất đơn giản, việc tìm mua một thanh RAM bus 266 hay 333 có CAS thấp đơn giản hơn nhiều so với tìm một thanh RAM 400MHz CAS2. Đối với những chipset như KT400, KT600 hay đặc biệt là nVIDIA nForce 2, bạn nên mua DDR400 bởi ngoài việc chúng hỗ trợ sẵn tốc độ này thì đa số CPU AthlonXP Barton của AMD đều có thể chạy tốt ở bus 400MHz cho dù mặc định chúng chỉ là 333MHz mà thôi. Tuy nhiên nhớ chú ý lựa chọn thật kĩ trước khi mua vì trên thị trường hiện nay có rất nhiều chủng loại RAM DDR400 với nguồn gốc khác nhau. Chi tiết về việc chọn lựa RAM bạn có thể tham khảo bài viết 'Overclock - Được, mất và những điều cần biết' (Thế Giới Vi Tính A 9/2003). Chú ý nForce2 hỗ trợ Dual Channel DDR 400MHz.

+ Athlon 64: Hầu như tất cả các hệ thống Athlon64 đều yêu cầu tối thiểu RAM có bus 400MHz, những hệ thống Socket939 mới hỗ trợ Dual Channel nên bạn phải nhớ chọn mua cho phù hợp.

DDR-II

Mặc dù đã xuất hiện được một thời gian dài nhưng DDR-II dường như chưa tạo được ấn tượng tốt với người dùng, chìa khóa chính để nhà sản xuất nâng băng thông của DDR-II lên chính là việc nhân chip nhớ chạy ở một nửa tần số của bộ đệm I/O và điều này đồng nghĩa với việc bộ đệm dữ liệu chạy ở tốc độ gấp đôi nhân. Thông thường nếu RAM có tốc độ 100MHz thì bộ đệm dữ liệu cũng chạy ở tốc độ 100MHz, nhưng với DDR, tốc độ này là 200MHz. Trong DDR-II, bộ đệm dữ liệu chạy ở 200MHz vẫn với xung nhịp 100MHz của RAM, điều này cho phép chúng xử lý được 4 bit dữ liệu trong một xung nhịp vì tốc độ gấp đôi nên khi áp dụng nguyên tắc DDR lên thì chúng ta sẽ được tần số dữ liệu thực lên tới 400MHz với chỉ 100MHz tốc độ hoạt động của RAM. Nói một cách đơn giản hơn:




Với DDR1: 100MHz xung thực -> 100MHz bộ đệm dữ liệu -> 200MHz tốc độ dữ liệu (DDR).

Với DDR2: 100MHz xung thực -> 200MHz bộ đệm dữ liệu -> 400MHz tốc độ dữ liệu (DDR).

Như vậy độ trễ CAS của DDR-II sẽ có nhiều điểm khác biệt so với DDR-I hiện tại và thường được đặt ở mức 4 hoặc 5. Hiện nay ở thị trường trong nước không có nhiều sự lựa chọn về bộ nhớ DDR-II do nhu cầu của người dùng chưa cao mà sản phẩm hiếm, giá đắt. Ngoài ra nếu bạn muốn sử dụng DDR-II cho máy tính để bàn của mình, bạn không có sự lựa chọn nào ở thị trường Việt Nam ngoài những bo mạch chủ có chipset Intel 915 và 925, điều này sẽ kéo theo nhiều nâng cấp khác như CPU Socket 775 và card đồ họa PCI-Express. Mặc dù vậy, tốc độ của DDR-II vào thời điểm hiện tại chưa chứng tỏ được sức cạnh tranh so với DDR truyền thống nên không được người dùng quan tâm nhiều. Bạn có thể tìm thấy một vài sản phẩm của Samsung, Kingston hay KingMax ở nhiều cửa hàng trong cả nước nếu cần.


BỘ NHỚ VIDEO

Bên cạnh chip bộ nhớ chính còn nhiều loại chip nhớ đặc biệt phát triển riêng cho ứng dụng video.

VIDEO RAM (VRAM)
VRAM được phát triển dựa trên công nghệ FPM (fast page mode), có hai cổng giao tiếp thay vì một cổng như thông thường: một cổng dành cho chức năng làm tươi màn hình) cổng còn lại xuất ảnh ra màn hình. Nhờ thiết kế này, VRAM hoạt động hiệu quả hơn DRAM trong những ứng dụng video. Tuy nhiên, do sản lượng tiêu thụ chip video ít hơn chip nhớ chính nên giá còn cao. Vì thế, trong một số hệ thống card video ít tiền, người ta có thể dùng DRAM thông thường để giảm giá thành.

GRAPHIC DDR (GDDR)
GDDR (DDR đồ họa) được phát triển dựa trên công nghệ DDR SDRAM dành riêng cho đồ họa. Sau phiên bản GDDR-2 thiết kế dựa trên DDR-II, ATI và NVIDIA đã kết hợp chặt chẽ với các nhà sản xuất bộ nhớ để đưa ra phiên bản GDDR-3 có điện áp làm việc thấp hơn GDDR-2, làm việc từ tần số 500MHz đến 800MHz với mục tiêu giảm điện năng tiêu thụ, tăng mật độ chip nhớ và đơn giản hóa giải pháp tản nhiệt.
WINDOW RAM (WRAM)
WRAM là một dạng bộ nhớ hai cổng khác, được dùng trong những hệ thống chuyên xử lý đồ họa. Hơi khác VRAM, WRAM có cổng hiển thị nhỏ hơn và hỗ trợ tính năng EDO (Extended Data Out).

SYNCHRONOUS GRAPHIC RAM (SGRAM)
SGRAM là loại SDRAM thiết kế riêng cho video với chức năng đọc/ghi đặc biệt. SGRAM cho phép truy xuất và chỉnh sửa dữ liệu theo khối thay vì từng đơn vị nên giảm bớt số lượt đọc/ghi bộ nhớ và tăng hiệu năng của bộ điều khiển đồ họa.

BASE RAMBUS VÀ CONCURRENT RAMBUS
Trước khi trở thành công nghệ bộ nhớ chính, công nghệ Rambus được dùng làm bộ nhớ video. Công nghệ bộ nhớ Rambus dùng làm bộ nhớ chính hiện tại được gọi là Direct Rambus. Còn hai dạng Rambus sơ khai là Base Rambus và Concurrent Rambus được dùng cho ứng dụng video trong máy trạm và hệ thống game video như Nintendo 64.
Duy Khánh
Kingston-The Ultimate Memory Guide



3. KINH NGHIÊM

Chắc chắn bạn cũng nhận thấy một điều là sự lựa chọn vào thời điểm hiện tại gần như chỉ giới hạn trong loại RAM DDR bởi DDR-II và RDRAM hầu như không phổ biến. Đa số những loại DDR đang được bán ở các cửa hàng linh kiện máy tính đều có khả năng hoạt động trơn tru trên mọi hệ thống. Tuy nhiên, để có được loại RAM tốt, hiệu năng cao đồng thời bạn vẫn muốn 'nghịch ngợm' ép xung được thì sẽ phải bỏ ra một chút công sức. Thông dụng nhất là DDR400 hay còn gọi là PC3200 với hàng chục loại khác nhau và giá cả chênh nhau từ vài USD cho tới vài chục USD! Để tiện, chúng ta sẽ phân làm hai loại: 'bình dân' và 'cao cấp'. Những loại RAM bình dân thường không có vỏ thép mà chỉ gồm thanh RAM không, một số hàng thuộc dòng này của những hãng tên tuổi như Corsair hay Kingston thì có thêm hộp nhựa đựng rất lịch sự và ghi rõ là Value RAM. Dòng Value RAM nói chung chất lượng không được đồng đều và phụ thuộc khá nhiều vào loại chipset mà hãng sản xuất sử dụng, mỗi đợt hàng chất lượng lại rất khác nhau nên việc mua được sản phẩm tốt hay dở đa phần đều nhờ may mắn. Ví dụ như Kingston Value RAM PC3200 có đợt là RAM CAS 2,5, có đợt lại là CAS 3; Adata PC3200 có vỏ nhựa lúc mới ra thì bị xem thường nhưng về sau thì lại được khen và sức mua mạnh dẫn tới hiếm hàng. Vậy bí quyết là gì?




Thường khi mua RAM thuộc dòng cấp thấp, bạn có thể rất dễ dàng nhìn thấy những kí hiệu ghi trên chip RAM và những thanh RAM có chất lượng tốt thường sử dụng chip nhớ của những hãng có tên tuổi như Winbond, Samsung, Hynix, Huyndai, Kingston, Kingmax... chú ý chọn loại RAM có 8 chip nếu có thể. Ngoài ra bạn có thể kiểm tra thông số Access Time thông qua đoạn mã ghi trên chip RAM ví dụ như với một thanh Elixir bình thường có mã số là N2DS25680BT-5T thì -5 chính là thông số bạn cần tìm, từ đó suy ra tốc độ của thanh RAM này khoảng 400MHz trở lên. Yếu tố cuối cùng mà bạn kiểm tra là chất lượng bản mạch và độ tinh xảo của mạch in, hãy thử uốn nhẹ thanh RAM để kiểm tra độ bền, một số RAM có các lớp bản mạch dập không được khít và phát ra tiếng kêu khi uốn hơi cong sẽ dễ hỏng hơn những thanh khác.
Với những dòng RAM cao cấp thì việc lựa chọn sẽ khó khăn hơn nhiều do vỏ hộp lẫn bản thân thanh RAM đều được đóng gói bảo vệ rất kĩ lưỡng (tham khảo hình bên). Việc tháo vỏ đóng gói để xem bên trong là không thể, bạn chỉ có thể nhận diện chất lượng của RAM thông qua mã số sản phẩm và ngày tháng sản xuất, nhìn chung những sản phẩm thuộc dòng cao cấp có chất lượng khá tốt đáp ứng được hầu hết người dùng kể cả khi bạn muốn ép xung, chỉ trừ một vài người thuộc loại 'quái kiệt' với đầy đủ đồ nghề 'xịn' cho overlocking mới có yêu cầu cao hơn. Những loại RAM tốc độ cao thuộc series cao cấp nổi bật ở thị trường Việt Nam vào thời điểm hiện tại có thể kể:




+ Kingston HyperX: Với tốc độ từ 400MHz cho tới 500MHz và được phân phối thông qua đại lý chính hãng nên người dùng có thể yên tâm sử dụng, tuy nhiên hệ số CAS của HyperX khá cao nên không được người dùng AMD ưa chuộng. Một số series HyperX sản xuất trước kia sử dụng chipset Winbond BH-5 được dân overlocker săn lùng liên tục.

+ Adata Vitesta: Tốc độ từ 500MHz đến 600MHz, giá thành khá rẻ, trong thử nghiệm một thanh Atada Vitesta ngẫu nhiên có thể chạy CAS 2,5 (mặc định của nhà sản xuất là 3) ở bus 500MHz (chế độ kênh đôi Dual Channel) ổn định.

+ Mushkin Level 2 Black Cover: Tốc độ từ 400MHz tới 466MHz. Hiện tại đây là loại RAM được giới sành đồ chơi máy tính đánh giá khá cao về khả năng nâng lên tốc độ cao và CAS thấp, đặc biệt dòng mới nhất sử dụng chip nhớ Samsung kí hiệu TCCD cho kết quả tốt hơn nhiều và thậm chí còn vượt xa dòng BH-5 trước kia. Loại chip nhớ TCCD còn được sử dụng cho cả những series RAM có bus mặc định là 600MHz (PC4800).




+ Corsair: Sau một thời gian dài vắng bóng, hiện tại Corsair đang dần lấy lại phong độ với dòng sản phẩm RAM XMS C2PT cao cấp mới nhất (revision 4.1) dùng chipset TCCD, trong những thử nghiệm của diễn đàn VOZ, hầu hết các loại RAM sử dụng chipset TCCD đều có thể vượt qua bus 550MHz dễ dàng thậm chí với hệ số CAS chỉ ở mức 2,5. Ngoài ra hãng còn cung cấp dòng RAM có CAS 2 với dàn đèn Data Indicator nháy theo hoạt động khá đẹp. Tuy nhiên bạn cần lưu ý theo ý kiến nhiều người dùng thì những sản phẩm RAM cao cấp của Corsair có chất lượng không được đồng đều cho lắm.

+ Gskill: Đây là một tên tuổi mới đối với người dùng trong nước, tuy nhiên sự ra mắt của hãng với dòng RAM DDR600 (chip nhớ TCCD) thực sự gây ấn tượng. Mặc dù vậy số lượng hàng không nhiều và việc tìm mua rất khó khăn.

Ngoài ra những nhà sản xuất như OCZ hay Geil cũng có nhiều sản phẩm cao cấp mà bạn có thể tìm mua nhưng thường khá hiếm vì không có đại lý phân phối chính thức trong nước.



BỘ NHỚ CẢI TIẾN

ENHANCED SDRAM (ESDRAM)
Để tăng tốc độ và hiệu năng, thanh nhớ chuẩn có thể được tích hợp thêm bộ đệm SRAM (Static RAM) trực tiếp trên chip. ESDRAM là SDRAM có thêm bộ đệm SRAM để có khả năng làm việc với tần số 200MHz. Cũng tương tự nguyên lý bộ nhớ đệm ngoài, DRAM cũng dùng một bộ đệm SRAM để lưu dữ liệu thường dùng, nhằm rút ngắn thời gian truy xuất DRAM. Ưu điểm của SRAM trên chip là tạo lập tuyến bus rộng hơn giữa SRAM và DRAM, tăng cường băng thông và tốc độ DRAM một cách hiệu quả.

FAST CYCLE RAM (FCRAM)
FCRAM được Toshiba và Fujitsu đồng phát triển nhằm phục vụ máy chủ, máy in cao cấp và hệ thống chuyển mạch viễn thông. Bộ nhớ được phân thành nhiều mảng và có thiết kế hàng đợi nên tăng được tốc độ truy xuất ngẫu nhiên và giảm điện năng tiêu thụ.

SYNCLINK DRAM (SLDRAM)
Hiện tại tuy đã lỗi thời nhưng SLDRAM từng được
cộng đồng chế tạo DRAM phát triển nhằm cạnh tranh với Rambus vào cuối thập niên 1990.

VIRTUAL CHANNEL MEMORY (VCM)
Do NEC phát triển, VCM cho phép các 'khối' bộ nhớ khác nhau giao tiếp độc lập với bộ điều khiển nhớ và có đệm riêng. Cách này cho phép mỗi tác vụ hệ thống thành một khối riêng, không chia sẻ hay dùng chung với các tác vụ cùng chạy khác.

BỘ NHỚ FLASH
Bộ nhớ Flash là dạng bộ nhớ ghi lại được, không mất, trạng thái ổn định, có chức năng kết hợp của RAM và ổ đĩa cứng. Bộ nhớ flash lưu bit dữ liệu dưới dạng tín hiệu điện trong ô nhớ (giống DRAM) nhưng có khả năng nhớ cả khi ngắt điện (giống đĩa cứng). Nhờ đặc tính điện thế thấp, ổn định, tốc độ cao, bộ nhớ flash thích hợp với rất nhiều ứng dụng di động như máy ảnh số, máy quay phim số, điện thoại di động, máy in, PDA, máy nhắn tin, máy ghi âm số, máy MP3, hệ thống GPS.

tran_phong
29-06-2005, 09:14
Ặc ặc Phần cuối.....
3. ĐIỀU CHỈNH BIOS CHO PHÙ HỢP

A. Tốc độ


BIOS của BMC Asus P4C800 Deluxe. Bạn có thể thấy phần điều chỉnh tốc độ (DRAM Frequency) và phần chỉnh điện thế (DDR Reference Voltage).

Muốn tối ưu hóa hiệu năng của RAM, bạn chỉ có cách sử dụng BIOS của máy tính, nhấn Del khi khởi động để vào BIOS. Thường các thông số của RAM chia làm hai mục, tỉ lệ của RAM sẽ nằm trong phần CPU Voltage/Frequency (một số hãng sản xuất lại đưa chúng vào nhóm riêng ví dụ như Soft Menu (Abit), Genie Bios (DFI)... Trong phần này, mỗi hãng có cách sắp xếp khác nhau nhưng đều dựa trên một nguyên tắc chung là tốc độ của RAM tỉ lệ với FSB của CPU theo một hệ số nhất định. Một số hãng như Asus chọn cách hiển thị tốc độ RAM trực tiếp giúp người dùng không mất thời gian tính toán còn Abit lại chọn cách sử dụng tỉ lệ, bạn sẽ phải nhân, chia để có kết quả tốc độ tuy nhiên điều này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức và hiểu rõ hơn về thông số của máy tính. Tốc độ của RAM được tính theo tỉ số CPU/DRAM, ví dụ khi CPU có bus ngoài là 200MHz (ở những CPU bus 800MHz) và tỉ lệ này là 1:1 thì RAM sẽ chạy ở bus 200MHz (400MHz DDR). Khi tỉ lệ là 5:4, bus ngoài CPU là 200MHz thì tốc độ RAM sẽ là (200/5)*4 = 160MHz (320MHz DDR).



BIOS của BMC Abit IC7 MAX3, tương tự như của Asus nhưng tốc độ RAM được xác định qua tỉ lệ (DRAM Ratio)

Riêng những thông số khác về RAM như CAS Latency, RAS-to-CAS Delay... đều được tất cả các nhà sản xuất đưa vào một nhóm chung có tên là Advance Chipset Configuration. Có thể bạn sẽ cảm thấy hoa mắt nhưng thông số quan trọng nhất là phần DRAM Timing bao gồm bốn thông số chính theo thứ tự là CAS Latency, Act to Precharge Delay, Ras-to-CAS Delay và DRAM Ras Precharge. Nếu bạn gặp thông số RAM kiểu như 2-2-2-5 hay 2-3-3-7 thì đó chính là bốn thông số được xếp theo đúng thứ tự như vậy. Ý nghĩa của những thông số còn lại bạn có thể tham khảo sách hướng dẫn đi kèm của từng bo mạch chủ.

B. Điện thế:

Cũng trong những hình ảnh trên, bạn có thể thấy có một chỉ số về điện thế cung cấp cho RAM (DRAM Voltage). Thường thì DDR sử dụng mức điện thế 2,5v và DDR-II là 1,8v. Một số loại RAM DDR tốc độ cao có thể yêu cầu tới 2,8v hoặc 2,85v, đối với những loại này bạn phải tham khảo tài liệu hướng dẫn đi kèm để có được thông tin. Tuy nhiên bạn cần tuân theo một nguyên tắc an toàn là: Không nên kéo điện thế lên quá 2,9v nếu không có giải pháp tản nhiệt hữu hiệu vì RAM có thể sẽ bị cháy hoặc phồng IC sau một thời gian sử dụng. Đối với những loại bo mạch chủ rẻ tiền, bạn sẽ không chỉnh được điện thế của RAM mà chỉ có thể thay đổi được tốc độ. Trong trường hợp này bạn có thể sử dụng một vài món đồ chơi chuyên dụng như DDR Booster của OCZ. Theo thống kê từ phía người dùng, những chip RAM của Samsung có khả năng chịu được điện cao nhất và ép xung lên được mức tốc độ tương xứng, còn những loại chip của Winbond thì có thể chạy ở tốc độ cao ngay cả với điện thế mặc định hoặc nhỉnh hơn một chút. Điện thế của RAM thậm chí còn ảnh hưởng cả đến timing nên nếu thanh RAM bạn mua về không chạy được ở mức timing thấp (ví dụ như 2) thì bạn có thể thử đẩy điện thế lên một chút xem sao.




Sau khi đã có đủ những giải pháp về phần cứng, điều quan trọng nhất của việc chọn RAM chính là hiệu năng cao và ổn định, bạn sẽ cần đến những phần mềm chuyên dụng để kiểm tra tốc độ cũng như khả năng hoạt động lâu dài của RAM cho dù chạy ở tốc độ mặc định hay ép xung. Hai chương trình sáng giá nhất được nhiều người dùng đánh giá cao là Sisoft Sandra 2005 (http://www.sisoftware.co.uk/) và Passmark Burn-in Test (http://www.passmark.com). Hai chương trình này có khả năng kiểm tra băng thông của RAM kèm theo thử nghiệm tối đa 'nội lực' của RAM để phát hiện lỗi nếu có. Nếu như RAM của bạn đạt được thời gian kiểm tra từ 8 đến 10 tiếng và tốc độ chấp nhận được thì bạn là người may mắn, nếu không hãy kiểm tra lại toàn bộ mọi thiết bị hoặc liên hệ với nơi bán để đổi loại khác.




Tóm lại, việc chọn mua một loại RAM đúng với cấu hình máy tính và phù hợp với công việc của mình là rất quan trọng. Việc mua RAM từ các hãng tên tuổi dĩ nhiên sẽ đảm bảo cho bạn về chất lượng cũng như bảo hành. Mặc dù đa số các loại RAM trên thị trường vào thời điểm hiện tại đều có thời hạn bảo hành 3 năm nhưng sẽ thật phiền toái nếu RAM hỏng và bạn phải chạy đi chạy lại để liên lạc với nơi bán; chưa kể chuyện thanh RAM chập chờn có thể cho dữ liệu quan trọng của bạn ra đi không lời từ biệt chỉ trong tích tắc. Nói chung nếu là máy tính cho văn phòng, bạn hoàn toàn có thể mua những loại RAM phổ thông để tiết kiệm chi phí, dĩ nhiên là phải kiểm tra cẩn thận. Còn nếu như bạn là 'dân chơi' overlock sành sỏi hoặc thường xuyên chơi game tốc độ cao hay chỉ đơn giản là muốn làm cho chiếc máy tính của mình trông 'xịn' hơn thì có thể lướt qua dòng sản phẩm cao cấp nhưng hãy nhớ kiểm tra cái ví của mình trước! Giá của chúng chắc chắn không hề rẻ chút nào.

Nguồn PC world VN
Tác Giả: Nguyễn Thúc Hoài Linh

anhtuan_computer
25-11-2005, 00:09
Cho minh hỏi một cái cpu của mình bus533 main 865 thì chạy dual 2 thanh 256 bus 400 co phí không. Tốc độ có nhanh hơn tí nào so với dual 2 thanh 266 ko?
Thứ hai là nếu hai thanh ram của mình một hàng xịn một kingston một hàng đểu(tên gì ấy chẳng nhớ) thì có ảnh hưởng gì đến tốc độ Ko?
Thứ ba là làm sao biết được máy mình đang chạy dual?

1. dual bus 400 thì cũng dc 533 ah vì main chỉ có 533 --> phí (nhưng dự trù về sau cũng dc khi đổi main bus 800).So với dual 2 em 266 thì speed cũng vậy ah !!!

2. tiền nào của đó thui,chất luợng thì speed ổn định.Nhưng nếu là main Intel(main khác thì ko bít) thì 2 em khác nhau thì ko dual dc đâu ,fải em giống bus ,hiệu .

3. vào BIOS ngay mục đầu tiên thấy có dòng DUAL MEMORY là đang dual đó .

Arkain
28-02-2006, 04:29
Có nghĩa thanh RAM này có thể là dòng Value, tuy rằng tốc độ CAS 2 nhưng mà chỉ áp dụng được trong trường hợp FSB thấp (133MHZ = 266 DDR = PC2100). Còn khi tăng FSB lên thì CAS từ từ chậm lại, nếu fsb chạy ở tốc độ PC3200 (200 MHz, 400 DDR) thì CAS tụt xuống còn 3.

Polly
11-03-2006, 12:57
BÀi này viết cực kỳ chi tiết về Ram. Mỗi tội viết bằng English, nhưng mà rất dễ đọc, chỉ càn trình độ sơ sơ hệ 3 năm là bụp được. Mình nói thật đấy.
Nó sẽ vô cùng hữu ích cho ai có ý định học hỏi thực sự:
Mình ko muốn nhưng vừa phải del rất nhiều bài, để cho thread này trở nên dễ đọc và mọi người tập trung hơn, tránh bị sa vào những câu hỏi gây loãng. Vô cùng xin lỗi mọi người. Cũng xin các bạn, chỉ khi nào thật cần mới hỏi trong thread này (chỉ trong thread này thôi). VÀ tất cả các câu hỏi mà nội dung của nó đã có trong 2 bài review trên rồi, sẽ bị del luôn.

http://forums.guru3d.com/showthread.php?t=95128

*
**
***


Guide to RAM [Copyright 2005 WildStyle - Guru3D.com]

http://www.gskill.com/images/hz2-b.jpg


*******************************************

Brief Intro To RAM Before We Move On
Why is memory so important? You know ... I can't remember; waah what a lame joke :: wipes a tear of joy from his eye ::

To understand this we'll start off with the ordinary A-B-C of memory. Random Access Memory, or volatile memory, is used by the system to store data for processing by a computer's central processing unit (CPU), also known as the processor. RAM stores the data in memory cells that are arranged in grids much like the cells are arranged in a spreadsheet, from which data, in the binary form of 1's and 0's, can be accessed and transferred at random to the processor for processing by the system's software. The faster that process goes up-to a certain threshold, the better your performance can be. When the computer is turned off, all of the data in the RAM memory is lost, hence its alternative name of volatile memory

Up to a point, adding RAM (random access memory) will normally cause your computer to feel faster on certain types of operations. Some applications (think Photoshop or most movie editing and animation packages) need bags of RAM to do their job. If you run them on a PC with too little RAM, they swap constantly and run very slowly. You can get a massive speed boost by adding enough RAM to eradicate the swapping. Programs like these seriously can run 10 to 50 times faster once they have enough RAM. This is no joke.

How does RAM work ? Well, the essence is actually very simple. To store a 1 in the memory cell, a capacitor is filled with electrons. To store a 0, it is emptied .. that's it .. it's that simple. The dilemma with the capacitor's container is that it has a leak. In a matter of a few milliseconds a full bucket becomes empty. Therefore, for memory to work, either the CPU or the memory controller has to come along and recharge all of the capacitors holding a 1 before they discharge. To do this, the memory controller will read the memory and then writes it right back. This refresh operation happens automatically thousands of times per second.

(Source: Hilbert)

*******************************************

Each DIMM (Dual Inline Memory Module - Called dual because it has separate signals to each side of the circuit board) is comprised of three primary components: IC, PCB, and SPD.

An IC (Integrated Circuit) is the formal name for a computer chip. Here, the term is used to describe the small chips on the side(s) of your RAM module.

There are two main types, or form factors of IC.
There is TSOP (Thin Small-Outline Package) and also BGA (Ball Grid Array).

TSOP is surface-mounted to the PCB (the pins are soldered directly to the surface of the PCB) and has gull wing leads (small wires) protruding out the side.

http://img467.imageshack.us/img467/9876/untitled24om.jpg

BGA has small solder balls that are at the bottom surface of the chip and no longer visible from the front after the chips are mounted on the PCB.

http://img452.imageshack.us/img452/3270/untitled7bd.jpg

There are only a handful of companies that actually produce the ICs. Winbond, Samsung, Hynix, Micron and Infineon to name some of the better known and most common (Though relabelling will often occur.)
This is why knowing what IC the RAM has is much more important in determining what it is capable of than going on brand alone. Brand X does not overclock better than brand Y just because it is brand X.

If a good IC is being mass produced, and cheaply to boot, then you may well find this IC used on lower rated, or "value" esque modules too, as well as the premium stuff.

A PCB (Printed Circuit Board) is the thin plate on which chips and other electronic components are placed. More specifically, here the PCB is what the ICs are situated upon.
PCBs are built using multiple layers of metal traces separated by individual sheets of resin, and each layer has its own dedicated set of functions.

The SPD (****** Presence Detect) is a small EEPROM that contains the DIMM’s default configuration such as timings, module size and frequency. This info is extracted by the motherboard chipset. If you have not manually configured the aforementioned configuration settings for your RAM, then your board will pick up the info from the SPD and use it.

----- ----- ----- ----- ----- ----- ----- ----- ----- -----
----- ----- ----- ----- ----- ----- ----- ----- ----- -----

What Does A Memory Manufacturer Do?
The memory module manufacturer can buy the memory chips as a final product from a memory manufacturer like Samsung, Hynix, Infineon, etc; can buy them untested (a.k.a. UTT chips) and test (usually for speed grade) and sort them in-house; or can buy the memory wafer, cut the wafer and pack the integrated circuits by themselves.

The memory module manufacturing process is basically the same for all memory module manufacturers:

1) Apply solder paste to the memory PCB.

2) Put the components on the PCB using a technique called SMT, Surface Mount Technology. This process is also known as pick-and-place.

3) Send the modules inside an oven, where the solder paste will melt, thus soldering the components.

4) Visual inspection.

5) Remove the memory modules from their panels (before this process the memory modules are stuck together in a panel, each panel holds five or six memory modules), a process also known as depanelization.

6) SPD programming and quick manual testing.

7) Memory module testing.

8) Functional testing.

9) Heatsink is attached to the module (if applicable).

10) Labeling.

11) Packing.

12) Shipping to customers.

(Source: Hardware Secrets)

----- ----- ----- ----- ----- ----- ----- ----- ----- -----
----- ----- ----- ----- ----- ----- ----- ----- ----- -----

JEDEC / PC3500/3700/4000+
JEDEC (Joint Electron Device Engineering Council) are the semiconductor engineering standardisation body. They set the standards for the RAM we use. Everything manufactured should conform to JEDEC standards. However, with the highest rating for DDR1 a measly 400MHz (PC3200), RAM companies have taken it upon themselves to go above and beyond the specifications laid out, whilst still retaining backwards compatibility to the appropriate JEDEC standards. In other words, PC4000 and such will work fine on your board, and will help your overclocking by allowing you the necessary headroom to increase the FSB without the RAM becoming the limiting factor. If you do not overclock, you can always downclock the RAM to match your FSB and run 1:1. By doing that, you will normally be able to tighten the latencies too, since the RAM would be running at a lower frequency than what the SPD timings and MHz would suggest.

ECC and Non-ECC
ECC stands for "error correcting code," and it detects and reports memory errors. However, while non-ECC can only detect errors, ECC can actually correct errors without interrupting the other operations of your system.
There is a slight decrease in performance because registers delay memory information for one clock cycle to ensure all communication from the chipset is collected by the clock edge, providing a controlled delay on heavily loaded memories. (Source: Crucial.com) This delay amounts to approximately 3-4%.
ECC is more expensive than Non-ECC, and not all motherboards support it. It's often used in servers rather than desktop systems which generally use Non-ECC.

Buffered and Unbuffered
Buffered Memory = A buffer isolates the memory from the controller to minimize the load on the chipset. It is typically used when the system has a high density of memory and/or when a system has more than 3 memory module sockets.

Unbuffered memory = This is where the chipset controller deals directly with the memory. There is nothing between the chipset and the memory chips on the module as they communicate.
Desktop systems generally use unbuffered RAM.

(Source: Crucial.com)

RAM Cooling
Heatspreaders were originally placed on Rambus. Due to the nature of this RAM type, one IC could heat up more than others, and so heatspreaders were introduced to do exactly as the name would suggest - spread heat evenly along the module.
On DDR, heatspreaders by themselves don't really help. Often the thermal tape used is applied poorly and this makes thermal transfer properties often worse than having no heatspreaders at all, and of course heatspreaders are rendered useless without airflow. Bare chips > Heatspreaders.
Generally speaking, on your average value PC3200 stuff, RAM cooling is nothing more than a modding accessory. If your RAM does not have heatspreaders then you are certainly not at any disadvantage.
Now, if you were to run much over 3v through some Micron -5B-C ICs or some BH-5 for example, or push TCCD/5 to it's limit, then the modules get pretty hot and stability will be compromised. Active cooling really helps here. Placing one or two small fans over the modules is very effective and you only need 20-30CFMs, but even having good case airflow over that area can go some way to helping. If you cannot place your finger directly on an IC (or above where the IC is situated if a spreader is present) indefinitely without having to withdraw your finger due to the heat, your sticks are too hot.

Stuck for ideas on how you could actively cool your RAM?
http://xtremesystems.org/forums/showthread.php?t=47413

Other reasons I think manufacturers place heatspreaders over their modules...

If a company is forced to change ICs without prior notice, due to demand/availability/price, there will be uproar from the customers if they buy RAM thinking it's IC X when it's actually changed to IC Y. For example when TCCD became TCC5, the heatspreader was useful because the IC used could not be seen, and as TCC5 would be little known to the average user, they would probably be upset to find it wasn't TCCD. If the heatspreader is there they would be none the wiser and through use of the module would realise there is no difference between TCC5 and TCCD once binned to the correct degree by the manufacturer.
Another obvious reason for a heatspreader is if a company spends a lot of time and money on R&D, then they go ahead and display the IC's to competitors, they will in effect have done the R&D for their rivals by handing their results to them, so then the competitor would be able to create a similar module but would not have incurred the R&D costs.

Well, the above is what the manufacturer intends, but people always find out. Even if the IC is relabelled you can work out what it is from physical or performance characteristics.

TBH I dunno why they bother.

Dual Channel RAM
DC as a feature was first introduced to the majority of consumers with the nforce2 chipset. With the original nforce2 concept Nvidia wanted to create an integrated video solution. With integrated graphics DC would help since it could feed off one of the channels. But Nvidia missed the price point for an integrated graphics solution and made another version of the nforce2 chipset minus the integrated video. They then tried to push DC as a performance enhancing feature but we all know that DC on SoA makes no difference greater than perhaps 5% because the way in which the CPU communicates with the memory controller is too slow to take advantage. With Intel systems DC has a larger impact because of the greater bandwidth available, and it's the same with the A64 because of the IMC (integrated memory controller). Memory companies then took advantage of all the hype surrounding DC, tricking the consumer into thinking they need special "Dual Channel RAM" to run in dual channel mode. But the ability to run DC is down to the memory controller, not the RAM. To run in DC you simply need a memory controller than supports it and to ensure that the individual channels total the same capacity. You do not need the modules to be the exact same brand, revision or timings, although it may help with compatibility you shouldn't normally have a problem mixing modules. Dual channel kits are marketing. The modules contained within are the same model, tested to run together, and often have corresponding batch numbers, though these features are not essential to run in DC. However, since most RAM comes in these packs now anyway, you may as well buy one rather than two individual modules.
Note: Contrary to common belief, even in a DC kit, one stick will always OC differently to the other.

The DDR1 vs. DDR2 Situation
First of all you should be aware that you cannot directly compare DDR1 to DDR2 because we do not yet know the effectiveness of DDR2 on certain platforms. But with that said, and in general terms, DDR2's main advantage over DDR1 is the fact that it can perform four transfers per clock compared to the two transfers per clock of DDR1. This is the main reason for increased bandwidth. For DDR2 this means that it can be clocked the same as DDR1 yet the frequency of the I/O buffer is substantially higher. <Something about multiplexing goes here but I have forgotten it.> The drawback of this is increased latency. Obviously back in the day the slower latencies would mean DDR2 losing to DDR1 in real world scenarios because the time taken for the data to pass from the cell to the I/O buffer was increased. But now latencies have fallen whilst the increased bandwidth still remains. (If I see one more person stuck in the past saying DDR2 latencies are shockingly slow and that's why DDR1 is better I will go mad!)
Other architectural differences (and there are a few) give miniscule performance increases, and I don't know what they are, haha.
Lower voltages: JEDEC reference = 2.5v for DDR & 1.8v for DDR2. This also means a smaller heat dissipation. These two elements plus the fact that DDR2 is (F)BGA vs. TSOP (package type) of *most* DDR1 mean that DDR2 has the capability to push to much higher operating frequencies (obviously).

The Relationship Between Cache Size And RAM Capacity
The relationship is..... there is no relationship! No way. Nada. Not a sausage.
So if anybody ever writes something like this:

"your processor has only 512K cache, that means the max optimum amount of memory that you can have in your system is 1GB, So going 2gb you can actually lose frame rates in games"

...They do not know what they are talking about!

Certain RAM Is Optimised For A Certain Board (And Vice Versa) ? Eh ?
Recently I have noticed Asus and Corsair forming an alliance where by apparently Asus' boards are optimised for Corsair RAM and Corsair RAM runs best on Asus boards. Another marketing gimmick, lovely. All major mainboard manufacturers work closely with the bigger DRAM manufacturers anyway. This is why some boards default to a 2T command rate, because the DRAM manufacturer has requested this to ensure better stability / compatibility with their modules. I'm sure Corsair works great on Asus, but I'm also sure it works great on most other boards too !

Testing Your RAM
www.memtest.org

Create a bootable floppy or ISO. If you don't know how to do that I suggest you Google. Then check your boot order so that memtest will run from your chosen source just after POST and before booting into your OS. This is ideal since the risk of corrupting system files when booting into Windows on an unstable FSB/HTT/RAM overclock are rather high. (Simply upping the CPU multiplier to increase clock speed on a default or supported FSB will not lead to corruption). So to avoid this you should always run memtest when pushing the FSB/HTT or playing with your DRAM config.
If trying to determine whether your RAM is faulty or not at stock speeds you should run through the entire test (7 stages) indefinitely. Perhaps leave it running overnight or when at work. You should not see any errors. Even one error is one too many.
If overclocking, I would recommend running a round of memtest each time you increase your HTT. I would suggest looping #5 as you're most likely to encounter errors in this particular test. To loop test 5 press C on your keyboard to get to the configuration page and then 1, 3, 5, enter, 0. Loop test 5 for 10 passes. If you've no errors that's good. If you've under 50 errors you can probably tune your way out of it by adjusting DRAM settings, or switching slots. If you've many many errors, you've probably pushed too far, in which case there's not a lot that can be done to remedy that except obviously buy better components.
Note 1: Passing memtest does not guarantee stability in Windows. So, if you make it to Windows, successfully complete SuperPI 32M if you want to prove that you're stable.
Note 2: When finding your limits, be aware that the above tests do not guarantee 3d stability for heavy gaming.

Speed-Binning
I use this phrase all the time, usually shortened to "binned" or something, and maybe some people wonder what I'm talking about.

Basically, all IC's used in a particular model/revision are the same, yet some IC's are capable of higher speeds than others. Manufacturers test them and throw them into different speed "bins" depending on how fast they run. (Interestingly, the intensity of speed-binning or IC sorting done by the manufacturers is quite often the reason for differences in price between seemingly similar modules.)

Speed-binning and the consumer:

1) Intense binning generally ensures very capable modules which overclockers expect. If you want modules capable of 275MHz or PC4400, you get modules binned to that level.

2) If for example Corsair were creating a new PC4000 kit, and they had a no win situation with a batch of IC's -- maybe the IC's only did 240MHz instead of 250MHz -- Corsair would not want to lose out on the IC's they purchased so they then use them in Corsair Value modules instead. The reason being to make a little profit on a lot of IC's is of course better than making no profit on anything at all. Consequently, the unsuspecting Corsair Value buyer finds out his modules run to 240MHz.

Polly
11-03-2006, 13:01
Want RAM? (By Royicus)
When the time comes, and it does for all of us, that you want/need some new RAM, how do you decide what to get? There are tons of sticks out there with a lot of manufacturers. Is there a good way to decide which one to get? The answer, of course!

To start off, when you are looking for RAM, the first thing you should do is determine the purpose for this memory. There are basically two choices, running stock speed and overclocking, with the latter being much more exciting ;).

I Just Want to Run Stock . . .
If you are just looking to run stock, then getting expensive RAM really turns out to be a waste of money. RAM with tighter timings doesn’t make a significant difference in system performance, maybe only a few percent. Money would be better spent getting a better processor, more RAM (to a certain extent), or a better video card. In this case, value RAM would be the best choice, both logically and financially. For those of you that fall into this category, you can just stop reading here ;) Go out and get yourself some low priced RAM from a reputable manufacturer. A reputable manufacturer is important for a few reasons, including potential RMA’s. However, don’t be scared away from the word “value” as it is your friend.

I Want to Overclock!!!!
Woa there, now this is where it gets exciting, and I’ll base the rest of this little guide around this. You know you want fast stuff, but which one? Certainly value sticks won’t cut it as value PC3200 often maxes out around 210, maybe 220 if you are lucky. So what do you get?

Picking RAM for Overclocking
First and foremost, you DO NOT get RAM based on brand. I’ll compare that to getting a sports car without knowing the performance numbers. Sure, a sports car is a sports car, but they aren’t all nearly the same. The same is true for RAM. OCZ RAM isn’t necessarily better than lesser known brands, such as Kingmax or PQI. You have to shop by what the RAM uses (PCB and IC’s), not by brand.

DO NOT SHOP BY BRAND!!!

Ok, so now you know that you shouldn’t shop for brand, how to you shop? Well, you pick by the PCB and particularly the IC’s that the RAM uses. So what PCB and IC’s should I be looking for?

You, IC’s, PCB, and Overclocking
There are dozens of IC’s and a few kinds of PCB’s that are used on RAM, but a few in particular are known as good for overclocking.

Winbond BH-5, UTT CH-5
These sticks are the best you can get at the moment. They run high clocks (250+) at tight 2-2-2-x timings. However, there is one catch. You need to be able to supply these modules with around 3.4V or more to do so. 3.4V is a lot, and only a handful of motherboards can supply this kind of voltage. Make sure you can if you want to get these and push them to their max. If your motherboard can’t, there is a DDR Booster out there made by OCZ that, if it fits your motherboard, can supply your RAM with more than enough voltage to hit its maximum clock speed. If the DDR Booster doesn’t fit, or you just don’t want to get it, there is another alternative...

*Edit by Wild* There are both UTT BH and UTT CH available, with the only difference being that BH requires less voltage at lower speeds, where as CH generally requires at least 3v to POST running 2-2-2-x @ 200MHz. In the end though, they should top out at about the same frequency with the same amount of voltage.

*Edit by Wildy*
UTT IC's explained: http://www.legitreviews.com/article.php?aid=199

http://img203.echo.cx/img203/9323/bh5ic3is.jpg
*Royicus' BH-5

Samsung TCCD/TCC5
I would recommend these for the vast majority of general overclockers. Most motherboards can supply a RAM voltage of 2.8 – 2.9, which is enough to run this RAM at high clocks. However, TCCD RAM does not run with tight timings at high clocks, so clock for clock, the Winbond RAM mentioned above will outperform it. However, since the required voltage is so much lower, this is the RAM that is appropriate for most. TCCD is actually rated for 250MHz @ 3-4-4-8 by default.

*Edit by Wild* You may have noticed TCC5 being used instead of TCCD. TCC5 is essentially the same as TCCD, except that it is only binned for 466MHz by Samsung rather than 500MHz like the TCCD. They are both "binning code names" of the Samsung K4H560838F IC. However, providing the manufacturers binning process is a good one, there will be no significant difference between TCCD and TCC5 to the end user. (Why are Samsung doing this? To lower production costs to compete with UTT - See link about UTT ICs explained somewhere else on this page).

http://img135.echo.cx/img135/3460/wildstccd25vr.jpg
*Wild's TCCD.

Brai****** PCB
I won’t get into the gritty details of this (You can PM WildStyle if you want to know more), but the PCB that the RAM uses is an important factor if you want the most out of your RAM. Currently, Brai****** PCB is the best to run the aforementioned IC’s at their maximum. If it is not based on Brai******, that doesn’t mean that it won’t run fast, but it would probably run faster if it were.

*Edit by Wild* Incidentally, Brai****** PCB's are cheaper to build than the JEDEC reference design. Brai****** B6U808/815 PCB's are recognisable by the 8 components along the lower edge of the back side of the DIMM, just above the slot fingers. Also, if no heatspreaders are present and the ends of the module are visible you will see B6U808 or 815 printed.

*Wild.. I'm still editing* Memory PCB Selection Matters: http://www.legitreviews.com/article.php?aid=53
(Unfortunately tested on Intel so TCCD doesn't shine but use this article purely to see the difference a PCB can make. JEDEC reference vs. Modified JEDEC vs. Brai******).

So What Now?
Well, now you know how to get your RAM, not by brand. You want to get particular IC’s on a particular PCB. Once you’ve chosen the IC appropriate for you, what brand should you get?

Brand awareness
You may not have heard of Centon so much, right? Most of you probably even consider them generic. What if I said that "under the hood" the Centon modules I had were better than the Corsair XL everyone loves. Both using TCCD. The clocking ability is better than the XL since XL rev1.1 was crap. It would be the same for XL rev1.2 as well though. XL rev1.2 is pretty good, equally as good as the Centon but I know people would still pay more for, and prefer to have the Corsair just because it's Corsair. Makes little sense. That's why you all need to understand that brand really is not top priority. You can save a lot of money by picking RAM that isn’t flashy, isn’t filled with LEDs, and may not be as well known to all.

*Edit by Wild*
An example of some RAM many may consider boring to look at it is this G.Skill...

http://img513.imageshack.us/img513/940/resizewizard12yj.jpg

But actually, it's bloody good stuff !

RAM Reviews and What You Need to Know
We all read them, and some make our jaw drop with what they achieve. What are they? Insane RAM overclocks on some OCZ, GSkill, Mushkin, or the like. However, does your RAM run 300+ MHz like you read about online? No. Why not?

When RAM manufacturers send samples to online groups to review, they are more often then not hand-picked modules. Out of all the IC’s out there, the sticks they send to whomever to review will be in the top fraction of a percent in overclockability. Naturally, the review is very glowing, praising the new RAM about how beautifully it works, which is what the manufacturer wants to see when promoting a new product.

Don’t be fooled by these reviews, or some staggering numbers that you see on other forums. The average user won’t be able to obtain these “special” modules that the big names in overclocking get. Don’t get me wrong, you can end up with a set that does just as well as some of the best results out there, because the manufacturer won’t sort through ALL their IC’s for their testers, but your chances of purchasing such a set through pure luck is very slim. You see some of us say this around the forums, but overclocking is the luck of the draw. It’s all about probability. Getting specifically binned ICs rated to run at 250MHz is one way to make the odds lean in your favor, for example.

If you are concerned about how well a particular kit overclocks, I’d recommend you scour some forums and talk to some knowledgeable users, and see what kind of overclocks they have been seeing. This will ensure that you get a kit of RAM that you will be relatively happy with, rather than feeling hard done by.

Best of luck in getting that magic set. I know I didn’t.

Conclusion
So go out there and find the manufacturers that use the IC and PCB that you want. Then, pick the lowest price from a reputable brand. Purchase it. All RAM that I’ve seen comes with a lifetime warranty. If it ever goes bad, send it back to the manufacturer for a new stick. Now, this is where a brand could potentially make a difference. Some companies are better with the RMA process than others, so that could be a factor in picking one brand over another. Generally, companies are good with replacing your RAM if it is faulty, but this is something to think about if for some reason, RAM always breaks on you ;)


So there you have it. The details on how you should go about buying some new RAM. Go out, make a good purchase, and enjoy great performance!!


*Edit by guess who*
I would like to know which IC's my RAM is using.
This list should help if it's a known module where the IC would be of concern: http://www.xtremesystems.org/forums/showthread.php?t=50010

If you want to know a particular ICs characteristics...
http://www.vrforums.com/showthread.php?t=47615
Or talk to me

askme
21-03-2006, 21:18
Bài viết hay. Đọc xong thấy hiểu được thêm nhiều. Thanks

Polly
01-04-2006, 01:20
Hi hi, cả rổ về Ram nè ( :( em ngại dịch lắm, các bác thông cảm)
:( ko biết có ai đọc ko nữa

Spring is here and things are happening in the computer world. Already there are several technologies waiting for their promised turn in the spotlight, such as PCI-Express, the BTX form factor, and Intel's next set of chipsets for the Pentium 4. To these you can add DDR-2, an evolutionary upgrade to the current memory standard, DDR-SDRAM.

DDR2 is in fact already here. Companies including Micron, Crucial, Kingston and Corsair have already begun shipping DDR2 memory modules, though there are no desktop applications for it as yet. In this article, PCstats will look at the features and specifications of DDR2 memory, and take a sneak peek at some of its future applications, like the upcoming Intel i915P 'Alderwood' and i925X 'Grantsdale' chipsets.

What is DDR2? Well, it's a new memory standard, as defined by JEDEC (Joint Electronic Device Engineering Council), whose members include many of the major computer memory and chipset manufacturers. JESD 79-2A to be exact. DDR2 picks up where DDR memory currently stops, at 400MHz.

While you might have seen reviews of recent video cards with DDR2 memory, the memory used in these cards is actually a separate type developed specifically for the video card market, and slightly different to the 'desktop' DDR2 memory we are now exploring.
http://www.pcstats.com/articleimages/200404/CrucialPc4300DDR2_pspc.jpg
Shown above is a pair of 256MB modules of DDR2 PC4300 RAM (533MHz) from Crucial memory. DDR2 modules have 240-pins, compared to the 184-pins of DDR, meaning they are not backwards compatible.

DDR2-SDRAM is considered an evolutionary upgrade over existing DDR memory. It maintains the same core functions, transferring 64 bits of data twice every clock cycle for an effective transfer rate twice that of the front-side bus (FSB) of a computer system, and an effective bandwidth equal to its speed x 8.

Of course, DDR2 introduces some new features which allow it to ramp up to much higher speeds (with correspondingly higher bandwidth) and higher memory densities, all the while using less power. Sounds good doesn't it? Let's look at the 'big' facts first, before we explore the memory in detail. DDR2 memory uses a new form factor, a 240 pin DIMM (Dual Inline Memory Module) which is *not* compatible with current DDR memory slots. Upcoming chipsets by Intel and other manufacturers will support DDR2 specifically, and are not backwards compatible.
http://www.pcstats.com/articleimages/200404/CrucialPc4300DDR2_drame.jpg
In terms of speed, DDR2 will start up where DDR memory left off, at 400Mhz DDR, also described as PC3200. DDR2 will also be available at 533MHz DDR, 667MHz DDR and 800MHz DDR specifications.
Speeds of DDR2 Memory

The chart here shows the naming conventions and specs for the first three DDR2 standards to be released. Notice that DDR2-400 features exactly the same bandwidth as DDR-400 memory. More on this in a moment.
http://www.pcstats.com/articleimages/200404/ddr2_2.gif

DDR2 memory modules will start off at 256MB capacities, with 512MB and 1GB available. The standard is capable of considerably higher memory densities though; modules of up to 4GB are defined in the specifications, and are available for specialized applications (though these will not be compatible with desktop chipsets, for the time being at least). Higher capacities should be achieved in the future.
http://www.pcstats.com/articleimages/200404/CrucialPc4300DDR2_compare.jpg
All DDR2 memory chips (called DRAM) will use the FBGA (Fine Ball Grid Array) method of packaging, allowing higher memory densities in considerably smaller chips, with better electrical and thermal properties. Some DDR modules use this method now, but it becomes part of the standard with DDR2.
http://www.pcstats.com/articleimages/200404/CrucialPc4300DDR2_dram.jpg

The older style associated with DDR, and SDRAM, is the TSOP-II package, shown on the lower memory module above. Also note the differences in the number of gold electrical contacts along the leading edge of each module.

DDR2 memory will use 1.8 Volts for power. This is a considerable drop from the 2.5 volts used by conventional DDR memory, and should result in cooler and less power hungry memory modules. This will be especially significant for laptop designers, but will also have a positive impact on the amount of heat produced by desktop memory.

How does DDR2 manage to reduce power consumption while increasing speed? Well it's tricky. Read on and we'll tell you.
DDR 2 Inside and Out

Now that we've looked at the features that DDR2 has to offer, let's explore the new abilities of DDR2 in more detail.

The DDR2 standard contains several major internal changes to the way data is handled, allowing it to reach higher data transfer speeds and save power. Foremost among these is DDR2's ability to prefetch 4 bits of memory at a time, as compared to DDR's 2 bits. Essentially this means that each clock cycle, 4 bits of data are presented to the Input/output buffers for sequential transfer onto the memory bus (which transfers data twice each clock cycle) while normal DDR memory transfers 2 bits at a time. So DDR2 doubles the output of normal DDR. Yet if you look at the specifications for DDR2-400 and DDR-400, they have the same peak bandwidth, 3.2GB/s... shouldn't DDR2 have twice the bandwidth since it transfers twice as much data?

The short answer is 'no,' and here's why: Ideally you want all the data stored in the I/O buffers to be transferred each clock cycle. In a conventional DDR-400 module, the memory core and I/O buffers both run at 200Mhz, while externally the module can transfer data at 400Mhz thanks to DDR. So the core can send 2 bits of data per clock cycle to each of the buffers, which can only transfer one bit at a time to the external bus, but since the external bus is effectively twice as fast as the buffers, it all evens out.
http://www.pcstats.com/articleimages/200404/ddr2_5.gif
If you take this scenario and say that the core can now transfer 4 bits of data per clock to each of the buffers, you will have a problem. The external bus can only take 2 bits of data per clock cycle out of each I/O buffer, so there is no real point to fetching an extra 2 bits internally since the external speed and data capacity stays the same.

DDR2 gets around this problem by reducing the speed of the core memory. In the same scenario as above, a DDR2-400 memory module has a core speed of 100MHz, while the I/O buffers function at 200Mhz and the external data rate is still 400Mhz DDR.
http://www.pcstats.com/articleimages/200404/ddr2_6.gif
Now everything works again. In the time it takes the core memory to deliver 4 bits of data to the buffers, the previous 4 bits have been transferred over the memory bus, which is now running four times as fast as the core memory.

So DDR2 slows down the memory in order to achieve higher speeds - seems kind of backwards doesn't it?

Well, the slower the core memory chips run, the easier and cheaper it is to manufacture them to tolerance. So instead of taking the traditional DDR method and increasing the speed of the core memory, resulting in a product that is difficult to manufacture reliably, and in high volume, we can now effectively set the clock back on core memory speeds, since more data is being transferred internally.

Consequently, DDR2-400 has an internal speed of 100Mhz, DDR2-533 is at 133Mhz and DDR2-667 will use 166Mhz, and so on.This also begins to explain how DDR2 can run faster yet use considerably less power, 1.8v to DDR's 2.5.

New DDR-2 Technologies

The DDR2 standard also includes some improvements over DDR which help make the new memory more efficient, both at transferring data and at saving power:

On Die Termination (ODT) is built into each DDR2 memory chip on a module. Instead of having terminating resistors built into the motherboard to eliminate excess electrical 'noise' in the signal of the memory bus, DDR2 builds a resistor into each chip, deactivating it when the chip is in use and reactivating it when the chip is in standby. This apparently decreases signal interference while transferring data to and from the memory by moving the termination closer to the source, preventing interference within the module itself. This isn't something the end user has to worry about, but for electrical engineers, ensuring signal interference is lessened, allows the memory to function more reliably.

Posted CAS and additive latency are two new technologies which work hand in hand to eliminate data collisions within memory. In conventional DDR memory it is possible for a bank activation and a read command to occur on the same clock cycle, causing a collision and forcing the activation command to be shifted by one clock cycle. This results in a read command from the shifted activation command being shifted one clock cycle, and so on. This creates a gap in memory transfers when it happens, reducing bandwidth.

With posted CAS and additive latency, a read command is issued immediately after the activate command, then this read command is delayed internally by a predetermined amount of clock cycles (hence additive latency) before being executed. As this action is done without need for an additional command, no collision will occur. This holds true even if another activate command is issued on the same clock cycle the read command eventually executes on.

What about Latency issues?

Latency is one area where the DDR2 specs fall short of regular DDR memory, at least on paper. The JEDEC definition of DDR2 allows for CAS latencies of 3,4 or 5, as compared to DDR's 1.5,2 and 2.5. While some manufacturers have released 400MHz DDR2 at CAS latency 3, all 533MHz DDR2 chips currently shipping use a Latency timing of 4-4-4. As 533MHz DDR2 is likely to be the first widely used speed for the new standard, these are the timings that will be the default standard.

Write latency is also considerably greater with DDR2. While DDR1 allows a single cycle for write latency (1T), DDR2 defines write latency as read latency-1. This means that with a CAS latency of 4, DDR2-533 should have an effective write latency of 3T. Again this seems like bad news on paper.

To be fair, it may be difficult to compare DDR2 to DDR memory directly in terms of latency and performance. The various new features that DDR2 implements may make the difference in memory latency less significant. For more information, check out PCstats' great article on the benefits of low memory latency versus memory speed with respect to DDR, and for a (much) more technical examination of the latency issues of DDR2 memory, look here.

As it stands, it seems unlikely that DDR2 memory will have any performance advantage over DDR of an equivalent speed. The slower speed of the DDR2 core is cancelled out by its ability to move more data each clock cycle. Manufacturers claim that the various new signal enhancement features that DDR2 possesses will add to effective bandwidth by reducing interference, but then DDR2 takes more time to perform data actions (higher latency). Only proper lab tests will decide this. Stay tuned.

i915, i925 chipsets and DDR-2

What is certain is that DDR2 presents an attractive option for memory makers, allowing them to ramp up memory speeds (which everyone wants) while keeping the manufacturing process efficient. DDR2 prices are currently more than double that of normal DDR, but there is not really a market for the modules yet, so prices are expected to fall steadily.

It is our opinion that DDR2 is the future of desktop computer memory, simply for the lack of any other viable choice at this time. Intel and AMD are going to continue to ramp up the speed of their CPUs, and DDR2 offers the most effective way for memory to keep pace with this.

The first platforms for DDR2: Intel's Alderwood and Grantsdale

Intel's upcoming i925 Express (Alderwood) and i915 Express (Grantsdale) chipsets will likely be the first desktop level DDR2 compatible parts. These two chipsets will introduce a number of new technologies to the market in addition to DDR2 support.

They will use Intel's new socket for the Pentium 4 processor, socket LGA775, and it appears that both chipsets will be PCI-Express 16X only for graphics, lacking AGP interfaces. PCI-Express will be used for peripherals as well as graphics, with PCI-Express 1X slots replacing some of the more traditional PCI slots. These will be used for higher-bandwidth peripherals such as Gigabit Ethernet cards. For more details on PCI-Express technology, see our in-depth article here . The twin chipsets should also serve as a bridge to the new BTX motherboard form factor. Both are expected on the market in June of 2004.

Indications are that the i925 Express chipset will function exclusively with DDR2 memory, using dual channels and starting at 533MHz DDR2. The i915 Express will be capable of both DDR and DDR2 support, though most manufacturers will likely opt for the safer choice of DDR at launch.

It's possible, though apparently unlikely according to Intel, that we could see i915 implementations which support both memory types on the same motherboard, which would make the chipset an effective path for upgrading. The i915 will be available in a variety of configurations, some including onboard graphics.

Other new features are provided by the Southbridge that Intel has prepared for the chipsets. The ICH-6 Southbridge comes equipped with 4 PCI-Express x1 channels, as well as the expected ****** ATA and 10/100 Ethernet. It will communicate with the Northbridge chip via a new interface, the DMI (Direct Media Interface), a ****** connection that will deliver around 1GB/s in each direction.

More interesting are the variants that Intel will apparently offer for this chip. The ICH6-W will integrate Wireless access point functionality, allowing the computer (with the addition of a wireless network adaptor, since the chipset does not contain an actual wireless transmitter) to function as the 'hub' of a simple wireless network. Very nice.

The ICH6-R will add hardware RAID 0 and 1 functionality, and double the available ****** ATA ports. All versions of this chip will sport Intel's new 'High Definition Audio' onboard sound, providing 24-bit, 192Khz audio and up to 15 channels. As we said, look for the first i925 and i915 Express boards featuring DDR2-SDRAM in June 2004.

Nữa nè:
http://www.pcstats.com/articlesearch.cfm?SearchValue=&Search=Search&Category=167&CategorySearch=Get+Listing&sort=date

Tha hồ mà so sánh nhé

htuan82
18-04-2006, 17:38
Bài viết quá chi tiết. Cảm ơn bạn nhé.

nmtinh
09-06-2006, 22:02
cho mình hỏi cái này
nếu CPU của mình có FSB là 533 (P4 ấy)
main hỗ trợ DDR II
thế bây giờ mình gắn thằng ram DDR II 533 (PC2-4200) là ổn nhất phải ko
vậy nếu gắn thằng DDr II 667 (PC2-5300) vào thì có dc ko vì lúc này bus của RAM (667) > bus của CPU (533)
-cho hỏi luôn về cái SATA2 sao các bảng báo giá ko thấy ghi nhiều các main hỗ trợ (main cho cpu intel)
liệu đợi 1 khoảng thời gian nữa SATA2 có phổ biến hơn chăng(Để đợi vì theo mình máy tính chậm nhất là ở cái khoản HDD)
-1 con CPU p4 2.66 liệu có hơn con celeron 3.0

U.F.O
09-06-2006, 23:53
vậy nếu gắn thằng DDr II 667 (PC2-5300) vào thì có dc ko vì lúc này bus của RAM (667) > bus của CPU (533)
Tùy từng main thôi bạn à . Với lại nếu được thì bus hệ thống của bạn vẫn là 533 .

-1 con CPU p4 2.66 liệu có hơn con celeron 3.0
Tất nhiên tốc độ thì không bằng nhưng có hơn ở chỗ ít bị lỗi hơn , máy sẽ ít bị treo , được hỗ trợ nhiều hơn ( các tập lệnh được ghi vào CPU P4 nhiều hơn trong Ce mờ),"trâu bò" hơn .--> Bạn sẽ cảm thấy nó chạy nhanh hơn Ce 3.0 nhìu .

redhorse
10-06-2006, 07:02
Tất nhiên tốc độ thì không bằng nhưng có hơn ở chỗ ít bị lỗi hơn , máy sẽ ít bị treo
em không nghỉ dùng Ce thì máy dể bị treo

Rabbits
10-06-2006, 08:26
Nếu bus của CPU là 400/533/800 Mhz thì bus tương ứng của hệ thống là 266/333/400 MHz. Khi đó bạn chọn RAM có tốc độ bus lớn hơn hoặc bằng tốc độ của bus hệ thống.

U.F.O
10-06-2006, 14:05
Nếu bus của CPU là 400/533/800 Mhz thì bus tương ứng của hệ thống là 266/333/400 MHz. Khi đó bạn chọn RAM có tốc độ bus lớn hơn hoặc bằng tốc độ của bus hệ thống.

Rabbits thân mến . Theo mình thì không phải vậy . Bạn nghĩ sao nếu mình xài công ngệ HT của CPU Intel ? nếu mình lắp dual 2 thanh 400Mhz thì Bus hệ thống của mình vẫn là 800 Mhz . Okie ?



em không nghỉ dùng Ce thì máy dể bị treo
Tùy U nghĩ . Cái này lấy cái gì ra đánh giá ? Mình chỉ so sánh nó với P4 mà thôi .

Thân .

lee_huynh306
10-06-2006, 21:08
Nếu bus của CPU là 400/533/800 Mhz thì bus tương ứng của hệ thống là 266/333/400 MHz. Khi đó bạn chọn RAM có tốc độ bus lớn hơn hoặc bằng tốc độ của bus hệ thống.
Bus hệ thống này là cái gì thế? Có phải bạn đang nói về Host Clock ko? Nếu là đúng là Host clock thì thứ tự là 100/133/200 thôi bạn à.

Rabbits thân mến . Theo mình thì không phải vậy . Bạn nghĩ sao nếu mình xài công ngệ HT của CPU Intel ? nếu mình lắp dual 2 thanh 400Mhz thì Bus hệ thống của mình vẫn là 800 Mhz . Okie ?


Công nghệ HT liên quan gì đến RAM hả bạn?
Bạn nói 2 thanh 400Mhz lắp vào mà trở thành 800Mhz thì cũng bó tay luôn.

nuahonthuongdau
20-06-2006, 15:31
hiện thời ở T/A có hai 3 loại đáng chú ý:

1/Corsair, Cusial
2/ Kingston đắt hơn Corsair một ít
nhưng các hãng sản xuất main khi khuyến cáo Ram để oc toàn đưa ra tên Corsair. suy ra Corsair tốt hơn. Nên mua loại này.

Kingmax chưa biết chất lượng thế nào. Nhưng đắt hơn hai loại trên. bus cũng cao hơn.
433 hoặc hơn so với 400. pác nào biết nói thêm.

lee_huynh306
21-06-2006, 09:18
Nghe PC World quảng cáo cho Kingmax quá trời, tớ mua về xài thử có hơn thằng Twinmos $34 của tớ đâu.
Đúng là sai lầm lớn.
Nếu muốn OC thì nên tìm RAM-chip SAMSUNG, các nhà chuyên gia OC nói khả năng chịu OC của bé này là tốt nhất. Những bé khác dễ có nguy cơ bị phù tụ hơn.