PDA

View Full Version : Ca dao ai còn...nhớ !



ThichNuDiuHien
23-06-2005, 13:35
Những Lối Tỏ Tình Ðáng Yêu Trong Ca Dao Việt Nam

Lời đầu: Trong kho tàng nghệ thuật dân gian, ca dao là những viên trân châu vô giá. Sự lãng quên (tạm thời) của người đọc (ví như) chỉ là những lớp bụi thời gian tạm che đi vẻ long lanh óng ả của nó ! Cuộc thi...đã bắt TNDH phải đọc lại hàng trăm câu ca dao, rất nhiều câu khi “lau” sạch bụi mới thấm thía hơn cái hay của nó. Dự tính trích ra dăm câu để viết một bài cảm nhận nhưng...lười quá, thời may một bạn hiện đang ở Mỹ có bài viết rất giống với chủ đề TNDH muốn viết.
Xin trân trọng giới thiệu để các bạn đọc “giải lao” trước lúc “công bố” kết quả cuộc thi.
********
Bất cứ mối tình nào, cho dù bền chặt, dài lâu hay vội vàng, ngắn ngủi, cho dù lãng mạn, mơ màng như một đêm trăng rằm hay thuần túy chỉ thiên về thực tế, bạc tiền, cho dù xảy ra ở độ tuổi thiếu niên khi người ta còn dại khờ vụng dại mới hăm hở bước vào đời hay là diễn ra ở vào lúc già nua, ‘gần đất xa trời’ thì cũng đều phải có lúc ban đầu khi hai đối tượng trước kia còn xa lạ không quen biết nhau giờ có cơ hội làm quen, có thể chỉ qua điện thoại, thư từ, email, hay diễm phúc hơn là mặt đối mặt.
Loài chim thì cất tiếng hót lảnh lót, phô trương bộ cánh đẹp mời gọi nhau. Loài cá thì bơi lội nhởn nhơ, vẩy đuôi vờn nhau lúc tỏ tình âu yếm. Loài cọp thì gầm gừ, vươn móng vuốt, chụp bắt nhau như sắp tử chiến. Còn loài người thì sao? Thượng Ðế, Ðấng Tạo Hoá quyền năng cho chúng ta nguồn ngôn ngữ phong phú để diễn đạt tình yêu, cho chúng ta điều kiện, công cụ, và nhiều phương thức để biểu lộ tình yêu cho nên lối tỏ tình của con người chúng ta, so với loài thú quả thật là đa dạng, phức tạp và phong phú hơn nhiều. Có những người yêu ai thì bày tỏ ngay tình cảm của mình, nói chuyện điện thoại mấy tiếng đồng hồ không biết mệt. Có những người tuy yêu mà không nói, lặng lẽ ca bài ‘Yêu Em Âm Thầm’, yêu mà dấu kín, không biểu hiện. Lời tỏ tình, cách tỏ tình không giống nhau, thay đổi tùy theo hoàn cảnh, thời đại, dân tộc, phong tục, tập quán.
Hôm nay, tôi muốn nói đến những lối tỏ tình đã được ghi lại trong ca dao dân gian Việt Nam từ bao nhiêu năm qua. Bây giờ chúng ta đang sống ở xứ người. Thời đại bây giờ là thế kỷ 21. Không gian là nước Mỹ. Văn hóa thì dĩ nhiên chúng ta bị ảnh hưởng không ít thì nhiều những lề lối của phương Tây. Ðiều tôi sắp trình bày xét ra có những điểm không phù hợp. Nhưng đối với những bạn muốn biết là hồi xưa ông bà mình đã nói gì với nhau, muốn trở về nguồn, tìm những lời tỏ tình, âu yếm của cặp gái trai thì có lẽ đây sẽ là những gì đáng lắng nghe, đáng tìm hiểu.

Chúng ta bắt đầu với nỗi lòng của những chàng trai không vợ hay còn gọi nôm na là ‘ế’ vợ:

Trâu kia ăn cỏ bờ ao
Anh kia không vợ đời nào có con?
Người ta con trước, con sau
Thân anh không vợ như cau không buồng
Cau không buồng ra tuồng cau đực
Anh không có vợ cực lắm anh ơi
Người ta đi đón về đôi
Thân anh đi lẻ về loi một mình

Vì không cam tâm sống một mình cho nên người con trai đã phải gắng sức đi tìm bạn trăm năm. Nhưng hỡi ôi:

Tìm em như thể tìm chim
Chim bay bể Bắc anh tìm bể Ðông
Nhiều lúc anh ta cũng cố gắng an ủi mình qua câu:
Làm trai chí ở cho bền
Chớ lo muộn vợ, chớ phiền muộn con

Rồi đến một ngày đẹp trời nào đó, bất ngờ chàng trai, sau bao nhiêu thất bại, tìm tòi, cuối cùng cũng tìm được người bạn mà có thể làm người bạn đời. Chàng ta mừng mà hát:

Bấy lâu vắng bạn khát khao
Giờ được gặp bạn mừng sao hỡi mừng

Cảm giác ngây dại lúc đầu của chàng trai là si tình, nhung nhớ, tơ tưởng không thôi:

Nhịp chày giã dó, nhặt thưa
Ðèn le lói sáng lòng ngơ ngẩn buồn
Nhớ ai mê mẩn tâm hồn
Thương ai mong đợi mỏi mòn tháng năm

Thương thì thương dữ lắm rồi nhưng chàng trai còn chưa dám nói, lúc gặp gỡ thì tảng lờ như vô tình không để ý đến:

Thò tay mà ngắt cọng ngò
Thương em đứt ruột, giả đò làm ngơ

Ðôi khi nhìn người mình yêu cũng chỉ dám nhìn trộm:

Ngó em không dám ngó lâu
Ngó qua một chút đỡ sầu mà thôi

Niềm tương tư, thương nhớ của chàng trai thì thiệt là ‘đứt ruột’:

Bởi thương em nên ốm với gầy
Cơm ăn chẳng đặng gần đầy ba thu
Ngó lên trăng sáng sao lu
Thấy em có nghĩa mấy thu anh cũng chờ

Lòng dạ của người con trai si tình ế vợ thì như vậy, còn tâm tư của cô gái lỡ thì, ế chồng thì sao? Hãy nghe:

Tròng trành như nón không quai
Như thuyền không lái như ai không chồng
Gái có chồng như gông đeo cổ
Gái không chồng như phản gỗ long đanh
Phản long đanh anh còn chữa được
Gái không chồng chạy ngược chạy xuôi
Không chồng khổ lắm chị em ơi!
Có nhiều người muộn chồng vì hoàn cảnh, có người muộn chồng vì quá kén chọn lúc còn trẻ:

Buổi chợ đông sao em chẳng bán hàng
Ðể tan buổi chợ em dạo làng bán duyên

Nhưng có khi nàng con gái còn kén chọn là vì nàng muốn chỉ lấy người thật sự nàng thương, người mà ‘ông trời‘ đã lựa chọn cho nàng:

Em không thương chi tài sắc của người
Ông trời kia đã định, em thương người em phải thương

Khi gặp được chàng trai mình thương rồi thì cô gái cũng tương tư, thương trộm nhớ thầm:

Biết người, biết mặt nhau chi
Ðể đêm em tưởng ngày thì mơ

Vừa thương nhớ nàng vừa lo tuổi tác tăng dần lên của mình:

Trai ba mươi tuổi đang xoan
Gái ba mươi tuổi đã toan về già

Nhưng rồi nàng cũng tự an ủi rằng dù gì thì mình vẫn còn xuân tươi lắm:

Trai ba mươi tuổi mà già
Gái ba mươi tám đang ra má hồng

Hoàn cảnh của đôi trai không vợ, gái chưa chồng thật giống như:

Em như ngọn cỏ phất phơ
Anh như con nghé nhởn nhơ giữa đồng

Hay là:

Cam già quá lứa bán buôn
Em già quá lứa có buồn không em?
Cam già quá lứa bửa phơi
Em già quá lứa có nơi đợi chờ

Vậy mới biết, cho dù ở độ tuổi nào đi chăng nữa thì người ta vẫn có thể chọn người xứng hợp với mình.
Giờ thì ta nói về cách làm quen, tỏ tình của chàng trai ra thế nào khi đã mê một cô gái. Anh chàng này thuộc hạng:

Học hành ba chữ lem nhem
Thấy gái thì thèm như chửa thèm chua

Tuy chỉ có vài ba chữ lem nhem nhưng chàng ta khôn lắm, thấy nàng làm nghề trồng hoa thì chàng mới đưa đẩy:

Hoa chi thơm lạ thơm lừng
Thơm cây thơm rể người trồng cũng thơm

Nói chuyện làm quen vẩn vơ một hồi chàng ta đi thẳng vào vấn đề, trước hỏi thân phận của nàng:

Ngó lên mây bạc trời hồng
Thương em hỏi thiệt có chồng hay chưa?

Cô con gái lịch sự trả lời:

Mận hỏi thì Ðào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào

Nghe câu trả lời ấy chàng mừng lắm, vội nói:

Người thanh nói tiếng cũng thanh
Thấy em lịch sự lòng anh cũng mừng
Ðêm trăng sáng chỉ có chừng
Ðôi ta đã gặp thì đừng xa nhau

Tuy vậy người con gái cũng rất cẩn thận, nàng hỏi thăm lại gia cảnh, quê quán chàng trai:

Hỏi chàng quê quán nơi đâu
Mà chàng thả lưới buông câu chốn này?

Và hay là:

Anh đã có vợ con chưa
Mà anh ăn nói gió đưa ngọt ngào?

Và có lúc dù trong bụng đã ưng rồi mà bên ngoài nàng còn giả bộ làm nghiêm với chàng, khuyên chàng đừng nên quá vội vàng:

Rừng hoang sóc nhảy tưng bừng
Hoa chưa nở nhụy, bướm đừng xôn xao

Và có khi nàng còn tàn nhẫn khuyên chàng nên bỏ cuộc đi, đừng theo đuổi làm gì cho mất công. Ðây là thủ đoạn của những cô muốn thử xem anh con trai có thương yêu mình thực lòng hay không:

Câu cá cá chẳng ăn mồi
Ðừng câu mà mệt đừng ngồi mà trưa

Phản ứng của chàng trai là chỉ nhất quyết yêu một mình cô nàng, và lập tức tỏ rõ lòng dạ mình bằng câu:

Cây đa lá rụng đầy đình
Bao nhiêu lá rụng thương mình bấy nhiêu

Và chưa chi mà chàng đã thề thốt sẽ chờ đợi cô nàng đến trọn đời:

Chờ em chờ mận chờ mơ
Chờ hết mùa mận chờ qua mùa đào
Chờ em cho tuổi anh cao
Cho duyên anh nhạt má đào em phai
Chờ em anh chẳng lấy ai
Khăng khăng chí quyết một hai đợi chờ!

Người con gái thấy vậy cũng tội nghiệp nên khuyên bảo rằng:

Yêu cây thì nhớ đến hoa
Yêu nhau thì đến tận nhà mà chơi

Nàng muốn anh chàng phải đến nhà làm quen với cha mẹ, gia đình đàng hoàng và để còn có cơ hội, thời gian tìm hiểu. Trong thời gian tìm hiểu đó, khi thấy nàng cũng có nhiều anh chàng khác theo đuổi, chàng lo lắng, buồn rầu, than thở:

Sự đời nghĩ cũng nực cười
Một con cá lội, mấy người buông câu
Rồi chàng khéo léo nhắc nhở nàng:

Quay tơ phải giữ mối tơ
Dù năm bảy mối cũng chờ mối anh

Trong khi đó nàng vẫn không ngớt nhởn nhơ và chàng cứ lại tiếp tục buồn rầu:

Bướm bay giữa bể bướm rơi
Anh thấy em ngó nhiều nơi anh buồn

Khi có cơ hội thì chàng khuyên nhủ:

Ăn chanh ngồi gốc cây chanh
Khuyên cội, khuyên cành, khuyên lá, khuyên bông
Khuyên cho đó vợ đây chồng
Ðó bế con gái đây bồng con trai

Nếu thấy anh chàng nhà nghèo, học chưa ra trường, chưa có job thì nàng lo lắng:

Thấy anh em cũng muốn theo
Em sợ anh nghèo bán vợ anh ăn

Chàng trai trấn an:

Nghèo thì bán khế bán khăn
Nào ai bán vợ mà ăn bao giờ

Có khi cô con gái tỏ vẻ chê bai vóc dáng nhỏ con, yếu đuối của chàng thì chàng trấn an, phân bua rằng:

Em chớ thấy anh nhỏ mà sầu
Con ong nó bao nhiêu lớn, nó châm bầu bầu thui?

Ðó là nãy giờ ta bàn về tấm lòng người con trai khi yêu thương, theo đuổi người con gái. Còn tấm lòng người con gái đối với chàng trai một khi nàng đã trót thương chàng rồi thì thế nào? Cũng da diết, đậm đà, lai láng lắm. Châm ngôn trước tiên của nàng là:

Chim khôn lựa nhánh, lựa cành
Gái khôn lựa chốn trai lành gởi thân

Khi đã yêu anh con trai rồi thì nàng kiên tâm chờ đợi:

Nhác trông nhà ngói năm gian
Thấy chàng lịch sự, khôn ngoan, có tài
Cho nên em chẳng lấy ai
Em quyết chờ đợi một vài ba đông
Yêu anh em chẳng lấy chồng
Em dốc một lòng chờ đợi lấy anh

Và những khi buồn nàng còn tỏ lòng dạ mình cùng sông núi:

Núi Ngự Bình trước tròn sau méo
Sông An Cựu nắng đục mưa trong
Em đây vốn thực chưa chồng
Núi cao sông rộng biết gởi lòng cùng ai?

Ðường tình duyên có khi cũng lắm chông gai, trắc trở, có khi cả hai người cùng chờ đợi nhau trong cô đơn, sầu tư não nuột. Hãy nghe nỗi lòng người con gái:

Sông Tương ai gọi rằng sâu
Chẳng bằng phân nửa mạch sầu của ta
Sông tuy sâu hãy còn có đáy
Bình tương tư không bãi không bờ
Ðầu sông chàng đợi, chàng chờ
Nào hay thiếp đợi lửng lờ cuối sông

Và chẳng may nếu phải xa nhau thì còn buồn gì hơn:

Chim lạc bầy thương cây nhớ cội
Người xa người khổ tội người ơi
Ví dầu chẳng biết thời thôi
Biết rồi mỗi đứa mỗi nơi thêm buồn

Trong cuộc tình duyên, cũng có khi cô con gái đã sẵn sàng chờ người con trai đến cưới hỏi nhưng rồi anh chàng cứ hẹn lần, hẹn lửa với hết lý do này tới lý do khác, để rồi cuối cùng cô nàng bỏ đi lấy chồng khác. Khi ấy, có hối tiếc cũng đã quá muộn màng. Ta thử đọc lại những câu ca dao ý nhị nhưng khôi hài này:

Mình rằng mình quyết lấy ta
Ðể ta hẹn cưới hăm ba tháng này
Hăm ba nay đã đến ngày
Ta hẹn mình rày cho đến tháng giêng
Tháng giêng năm mới chưa nên
Ta hẹn mình liền cho đến tháng hai
Tháng hai có đỗ có khoai
Ta lại vật nài cho đến tháng tư
Tháng tư ngày chẳn tháng dư
Ta lại chần chừ cho đến tháng năm
Tháng năm là tháng trâu đầm
Ta hẹn mình rằng tháng sáu mình lên
Tháng sáu lo chửa kịp tiền
Bước sang tháng bảy lại liền mưa ngâu
Tháng bảy là tháng mưa ngâu
Bước sang tháng tám lại đầu trăng thu
Tháng tám là tháng trăng thu
Bước sang tháng chín mù mù mưa rươi
Tháng chín là tháng mưa rươi
Bước sang tháng mười đã đãi mưa đông
Quanh đi quẩn lại em đã có chồng
Như chim trong lồng, như cá cắn câu

Hôn nhân mà hẹn chờ từ tháng chạp cho đến tháng mười như vậy, mất vợ tưởng cũng không có gì đáng ngạc nhiên cho lắm!
Những gì tôi đã trình bày trong bài tùy bút này tính ra chỉ là phản ảnh khiêm tốn, nhỏ nhoi của toàn bộ kho tàng Ca Dao Dân Gian Việt Nam của chúng ta. Những cách bày tỏ tình yêu, những ngôn từ bình dân, giản dị nhưng cũng lắm thanh tao, văn hoa của đôi trai gái trong ca dao phong phú và gợi cảm biết chừng nào. Hy vọng là những gì tôi đã nêu ra có thể giúp đỡ được cho bạn ít nhiều về kinh nghiệm, lề lối tỏ tình của lớp người thời đại trước, hầu có thể ứng dụng phần nào cho thời buổi bây giờ. Thành thật chúc cho các bạn nhiều may mắn trong sự chọn lựa, tìm bạn trăm năm.
Còn nữa, nếu các bạn ai có nghệ thuật tỏ tình dễ thương, hay đẹp, độc đáo, để qua đó có thể ‘cua’ được người mình thương thì cũng làm ơn chỉ dẫn dùm cho tôi với !!!
:lick:

tran_phong
23-06-2005, 19:06
sao bác này không đăng ký thi trúc xanh nhỉ?

hieusua
26-06-2005, 00:20
To anh trungdalat: Không phải thế đâu, chỉ là vì các topic kia, không để mình fải suy nghĩ, mà là để post. Còn những topic thế này, vừa đọc vừa suy ngẫm, đọc xong lại đọc lại, vì có khi chưa thấy hết cái hay, và cũng ít cái để post (1. bài viết hoặc sưu tầm có giá trị và chủ đề tương đương. 2.những lời hỏi thăm giống của bác tran_phong). Anh chắc cũng không thích cảnh phòng đọc sách nhà mình lại cũng ồn ào như phòng khách, anh trungdalat nhỉ?

AnhThuongEmRoi
27-06-2005, 08:16
Anh Thích Nữ Dịu Hiền mến, tui đọc bài anh post mà cảm thấy ngậm ngùi. Bài anh sưu tầm (của một tác giả nào đó !) là một bài hay, nhưng anh ơi, tui có cảm giác thời ni, các bạn trẻ có vẻ thích những cái khác anh à ! Anh cứ nhìn vô các thread khác mà coi, hàng ngàn lượt người xem (ví dụ: những thread như "con gái ở đâu xinh nhất", "tất cả dàn ông đều đểu", ... ), còn những thread kiểu như ri hoặc của anh Thích Tứ Khoái ( "những bài thơ về MẸ" ), anh thử nhìn số lượt người xem thử ! Có lẽ anh, anh thichtukhoai, anh Cuong_DC9, anh mutin, ... và tui, tụi mình già rồi nên không hiểu được tâm lý giới trẻ chăng? Các bạn trẻ, nói cho cùng, cũng chẳng có lỗi, chỉ thuần túy là tâm lý của MỘT THẾ HỆ MỚI thôi. Ngày xưa ( tức là khoảng ... 20 năm trước!) tụi mình chắc cũng ... rứa.
Mấy bữa ni vô đây coi, thấy ... đìu hiu quá :( . Không còn cái không khí vui nhộn, hào hứng của 2 tháng trước, lúc các anh: Cuong_DC9, anh, mutin, tongnghien, Noz, v.v... và đặc biệt là hai anh sư họ Thích mới vô :) múa đao vung kiếm , lúc đó hào hứng thiệt. Hồi chiều tui làm bậy bài thơ trong cuộc thi cải biên ca dao tục ngữ lấy không khí hài một chút, nhưng e là cũng ... :(
Đọc bài ni của anh, chợt thấy buồn buồn , gởi đến anh cùng mấy anh già của forum ni đôi lời tâm sự ...

Tui nghĩ bản thân TNDH cũng có suy nghĩ như bạn, nên anh ấy mới đặt tựa CA DAO AI CÒN...NHỚ !
Đọc tựa hơi buồn, đọc xong bài của bạn mới thật buồn.
Mến !

namhoang
27-06-2005, 17:51
Em cũng nhớ gọi là 1 tí ca dao nhưng không phải tình yêu đôi lứa. Bài ca dao này có thể nói là hơi ít gặp bác nào nhớ nốt đoạn cuối xin post lên
Lẳng lặng tôi kể vè ngược cho làng nước nghe
Con rốc 2 ngoe, con cua 8 gọng
Thất nghiệp thì trọng, quan sang thì hèn
Tờ giấy thì đen, mực tàu thì trắng
Gan lợn thì đắng, bồ hòn thì bùi
Nhất hôi là hoa, nhất thơm là cú
Đàn ông lớn vú, đàn bà rậm râu
Cái quạt thì để chải đầu, cái lược thì để cầm tay
Con muỗi nó đi ăn ngày, con ruồi nó đi ăn đêm
Cái rễ thì để trên thềm, cái chổi thì vất xuống sân
Bước sang tháng 6 giá chân, tháng chạp nằm trần bức đổ mồ hôi
Con chuột kéo cày lồi lồi, con trâu bốc gạo vào ngồi trong cong
Vườn rộng thì thả rau rong, ao sâu vãi cải lấy nghồng làm dưa
Cả đàn bò tắm đến trưa, vịt ta tích tắc đi bừa ruộng nương


còn nữa nhưng đến đây em quên mất gần 20 năm rồi (Bà ngoại hay kể em nghe mà)

real_time
27-06-2005, 18:37
bài này là ca dao ngược: mình xin góp một đoạn:
bao giờ cho đến tháng 3
ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng
hùm nằm cho lơn liếm lông
một chục quả hồng nuốt lão 80
nắm xôi nuốt trẻ lên 10
con ga ngâm rượu nuốt người lao đao

haphuong
27-06-2005, 20:22
Mình biết bài thơ ngược giống real_time cũng lâu rồi, nhưng câu cuối thì mình nhớ là :

"con gà be rượu nuốt người lao đao"

còn bài này nữa:

bao giờ rau diếp làm đình
gỗ lim thái ghém thì mình lấy ta
bao giờ chạch đẻ ngọn đa
sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình

ThichNuDiuHien
28-06-2005, 08:14
Rất mừng vì còn nhiều bạn...nhớ đến Ca Dao, thể theo đề nghị của một số bạn, TNDH stick chủ đề này với mong muốn đây sẽ là "vườn ca dao", hy vọng các bạn sẽ góp nhặt từ muôn nơi những bài ca dao hay đưa vào vườn, nếu có chút tâm sự "gửi gắm" trong ca dao thì càng tuyệt hơn !

namhoang
28-06-2005, 12:02
Thế tục ngữ có được không bác TNDH ơi. Em mê ca dao tục ngữ lắm nhưng khả năng nhớ có hạn. Trước ngày em có sưu tầm nhưng bây giờ đánh mất mất quyển sổ ghi
Câu này của Đào Duy Từ sau này chuyển thành ca dao, hình như là trong SGK lớp 6 thì phải.
Chúa Trịnh gửi thư mời ông ấy đại ý
Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra cánh biếc em đã có chồng anh tiếc lắm thay
Ông ấy trả lời
Ba đồng 1 mớ trầu cay
Sao anh không hỏi những ngày còn không
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng như cá cắn câu
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ chim vào lồng biết thủa nào ra

AnhThuongEmRoi
28-06-2005, 15:19
Thế tục ngữ có được không bác TNDH ơi. Em mê ca dao tục ngữ lắm nhưng khả năng nhớ có hạn. Trước ngày em có sưu tầm nhưng bây giờ đánh mất mất quyển sổ ghi
Câu này của Đào Duy Từ sau này chuyển thành ca dao, hình như là trong SGK lớp 6 thì phải.
Chúa Trịnh gửi thư mời ông ấy đại ý
Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra cánh biếc em đã có chồng anh tiếc lắm thay
Ông ấy trả lời
Ba đồng 1 mớ trầu cay
Sao anh không hỏi những ngày còn không
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng như cá cắn câu
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ chim vào lồng biết thủa nào ra

Một giả thuyết lịch sử mới chăng ? Đào Duy Từ là con nhà hát xướng nên Trịnh chúa mới không dùng vì vậy Ông mới vào Nam theo Nguyễn chúa !
Hay là khi Đào tiên sinh đã thành danh trong Nam rồi, Trịnh chúa mới "hối tiếc" nên có bài thơ trên !?

namhoang
28-06-2005, 15:36
Một giả thuyết lịch sử mới chăng ? Đào Duy Từ là con nhà hát xướng nên Trịnh chúa mới không dùng vì vậy Ông mới vào Nam theo Nguyễn chúa !
Hay là khi Đào tiên sinh đã thành danh trong Nam rồi, Trịnh chúa mới "hối tiếc" nên có bài thơ trên !?
Cảm ơn bác nhắc nhở, em học qua lớp 6 lâu quá rồi nên có thể quên

namhoang
02-07-2005, 17:55
Buồn quá bác TNDH ơi, họ vào X-Cafe cãi nhau chí chóe, chẳng ai vào đây cho em thêm mở rộng kiến thức về phần quan trọng nhất của ấu thơ. Tiếc quá, quá lâu rồi em quên mất rằng ca dao, tục ngữ làm cho tuổi thơ của em đẹp như mộng, em cũng đã quên hết những bài ca dao hay. Ngồi đần hàng giờ không biết post bài gì, đành post lên vài câu than thở.
Thử hỏi trên đời có mấy ai biết ai là người có tâm đây

kehaimat
02-07-2005, 18:35
anh thích nữ diệu hiền ơi
đây là web của dân IT nổi tiếng khô khan mà anh cũng cố gắng làm hồi sinh những mầm văn học kể cũng hay ho
có những câu ca dao nói ngược như câu của anh real_time và haphuong khá vui để cười sự bất công áp bức thuở phong kiến
bản thân em cũng thích thơ văn dù phẩy ko đc cao lắm (hồi đi học lót tót 5,8 à. hihi)
nay tròn 20 xuân xanh mà chả bít mình có già lắm ko nhỉ, hì
đáp đối đôi câu: (xàm tí xíu, hehe)
từ giã giang hồ, hiệp khách qui ẩn
rửa tay gác kiếm, tại hạ dừng chân
thêm câu: tài không đợi tuổi, tuổi sinh kinh nghiệm, ai già hơn thì làm lớn
có ai đối được câu này của em ko:
tuổi trẻ tài cao, tài sinh tiền, tiền nảy ra tật, tật đẩy đến tình, tình lại cần tiền, và ta cần em... như vốn dĩ nó thế (hê hê )

Cuong_DC9
02-07-2005, 23:51
Từ hồi còn đi học, tôi thích sưu tầm các câu danh ngôn, câu đối... giờ rơi rụng khá nhiều rồi. Góp vui với Ông Thầy 1 tí cho đỡ buồn:

Trăng sáng vằng vặc
Vác C. đi chơi
Gặp đàn vịt trời
Dương c. anh bắn

Gặp cô yếm thắm
Đội gạo lên chùa
Thò tay bóp .ú
Khoan khoan ... tay chú
Đổ thúng gạo tôi...

hoangtuan8x
03-07-2005, 00:17
chào các bác em thuộc lớp trẻ nè nhưng ai bảo lớp trẻ không thích ca dao tục ngữ ?? tùy người thôi.

đây là kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam _http://e-cadao.com xin mời tha hồ ngâm cứu

Chuyện Vui Ca Dao
(nguồn từ e-cadao.com)

Chuyện kể về một anh sinh viên người Hungary sang Việt Nam làm nghiên cưú sinh môn tiếng Việt.

Cuối đợt nghiên cứu trường ĐHQG Hà Nội tổ chức một kỳ thi gọi là khảo sát trình độ của từng nghiên cứu sinh. Đề văn ra như sau:

"Anh (chị) hãy giải thích câu ca dao:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương."
Đọc xong đề, anh chàng sinh viên khoái chí lắm vì nghĩ rằng không có gì là khó, nhất là khi anh có mang theo cả từ điển. Sau một hồi tra cứu chảy nước mắt, xem ra anh ta đã tường tận nhiều điều:

"Gió đưa (được) cành trúc" thì ắt hẳn phải là gió to, ý hẳn là có bão.
Với từ "la" anh phân vân giữa hai cách hiểu:
+"la" là sự kết hợp giữ lừa và ngựa.
+"la" anh đoán rằng đề đã in sai, phải là lao mới đúng. Và anh đã chọn cách hiểu này.
"Đà" là thanh tà vẹt để tàu có thể chuyển động trên đó.
"Thiên mụ" : đàn bà trời - ý hẳn là vợ trời.|
" Thọ" : nhiều lần (lâu)

Và cuối cùng anh ta đã cho ra đời một sản phẩm bất hủ:
Trời nổi cơn bão lớn
Lao xuống tà vẹt đường
Vợ trời đánh một tiếng chuông
Canh gà húp vội, hóc xương mấy lần

ThichNuDiuHien
05-07-2005, 08:04
Từ hồi còn đi học, tôi thích sưu tầm các câu danh ngôn, câu đối... giờ rơi rụng khá nhiều rồi. Góp vui với Ông Thầy 1 tí cho đỡ buồn:

Trăng sáng vằng vặc
Vác C. đi chơi
Gặp đàn vịt trời
Dương c. anh bắn
Gặp cô yếm thắm
Đội gạo lên chùa
Thò tay bóp .ú
Khoan khoan ... tay chú
Đổ thúng gạo tôi...

XIN LỖI CỤÔNG DÊ CỜ

Đọc bài ca dao thấy cụ bỏ lửng chữ C… và lấp liếm chữ…ú, tớ tưởng cụ down bài này từ trang web bạ bậy nào đó. Bụng thầm rủa: thèng cha Dê Cờ này “độc” thật, hắn tưởng cứ lấp la lấp lửng như rứa là hổng mang tội truyền bá “văn hoá độc hại” cho lớp trẻ !? Định bụng PM chửi hắn một mẻ thì dè đâu lật…trang 146 – 147 cuốn Tục Ngữ Ca Dao Dân Ca Việt Nam của Vũ Ngọc Phan – NXB Khoa Học Xã Hội Hà Nội, in lần thứ 12 thì thấy có bài “của chả” như ri:

Sáng trăng vằng vặc.
Vác ***** đi chơi.
Gặp đàn vịt trời.
Dương cung anh bắn.
Gặp cô yếm thắm.
Đội gạo lên chùa.
Thò tay bóp vú…
“Khoan khoan tay chú !
Đổ thúng gạo tôi…”
Hôm nay ba mươi.
Mai là mồng một.
Đội gạo lên chùa cúng Bụt,
Bụt ngoảnh mặt đi…
Ông Thích Ca mỉm miệng cười khì:
“Của tam bảo để làm gì chẳng bóp !”

Thế đấy sách đã in tới lần thứ 12, bày bán toè loe trên toàn quấc, hai ba thế hệ già trẻ nhớn bé đều đã đọc thoái mái, hà cớ gì mà lão D…C… này lại cứ thụt…thò…lấp…lửng làm tớ hiểu nhầm !!!
…Ai tai !!!
…Sorry !!!

P/s: Bài ca dao trên nếu chịu “ngâm kíu” kỹ ta thấy (nó) có tính châm biếm cao và có nhiều câu hỏi không phải dễ trả lời, ví dụ:
Vì sao Bụt ngoảnh mặt chê
Còn ông thầy Thích hả hê cười khì ?
:tongue:
http://img297.imageshack.us/img297/2906/cadaoddth9sa.jpg

DONNA_DONNA
05-07-2005, 22:35
Ha ha, em tưởng anh TNDH lấy ở đâu hóa ra cũng từ quyển đấy, em còn có 1 quyển rất cổ, xuất bản từ lâu lắm rồi, cũng của tác giả đấy, có lẽ là lần đầu xuất bản, trong đó có mấy bài khá hay, có giải thích cả về định nghĩa thế nào là ca dao, tục ngữ, dân ca...

Để tiếp nối, em cũng xin góp thử 1 bài xem sao ( hơi tục một chút nhưng nó là ca dao ) :

Em như cục c... trôi sông
Anh là con ch... chạy dông trên bờ

Cái cục trôi trên sông và cái con chạy trên bờ rất hợp nhau, giống như trời sinh voi trời sinh cỏ vậy lol .

Một thiếu nữ đang trôi bơ vơ trên dòng sông, tuy người có hơi bốc mùi một chút nhưng không hiểu sao chàng trai vẫn cố sức chạy theo, phải chăng đó là do chất Feramon "bốc" ra từ người thiếu nữ ? lol

mù_chữ_Java
08-07-2005, 01:57
Tui không biết mần thơ, nhưng đọc mấy bài của bác DC vui quá, cười muốn té đá..., nên cũng cố rặn một cái coi...

Ngày xưa [em] buôn hến bên cồn
Ngày nay em bán trứng lộn nuôi con

DONNA_DONNA
11-07-2005, 16:39
2. Còn mấy bài ca dao nữa, có đụng chạm phải ai thì ráng chịu nhé :tongue:

Những bài ca dao dưới đây nói về việc chồng trẻ-vợ già, tuy là những câu ca dao châm biếm chế độ phong kiến nhưng ngày nay có mấy ai làm được điều như thế :down:

************************************************** **

Người ta cứ tưởng rằng vợ già lấy được chồng trẻ là sướng, chồng trẻ lấy được vợ già là đau khổ nhưng :

a. Có phúc lấy được vợ già :wub:
Sạch cửa, sạch nhà lại ngọt cơm canh :rolleyes:
Vô phúc lấy phải trẻ ranh
Nó ăn nó bỏ tan tành nó đi :(


***

Bất hạnh làm sao, đau đớn làm sao : :bawling:

b.Trai tơ ơi hỡi trai tơ
Đi đâu mà vội mà vơ nạ dòng ?
Nạ dòng vớ được trai tơ
Đêm nằm hý hửng như mơ được vàng
Trai tơ vớ phải nạ dòng
Như nước mắm thối chấm lòng lợn thiu :buck:


***

Nhưng cuộc đời đâu có điều gì làm ta phải buồn nhỉ .
Thật "sung sướng" biết bao khi chỉ có mình ta với ta lol

c. Cô kia nước lọ, cơm niêu,
Chồng con chẳng có, nằm liều nuôi thân
Chồng con là cái nợ nần
Chẳng thà ở vậy nuôi thân béo mầm lol


***

Nhưng có thật sự không có gì để buồn không ? :(

d.Liệu cơm mà gắp mắm ra
Liệu cửa, liệu nhà em lấy chồng đi
Nữa mai quá lứa nhỡ thì
Cao thì chẳng tới, thấp thì không thông . :no:

e. Đi đâu mà chẳng lấy chồng
Người ta lấy hết chổng mông mà gào
Gào rằng : đất hỡi, trời ơi !
Sao không thí bỏ cho tôi chút chồng ?
Ông trời ngoảnh lại liền trông :
"Mày hay kén chọn, ông không cho mày" http://us.i1.yimg.com/us.yimg.com/i/mesg/emoticons6/19.gif

************************************************** *******

A: Hu ! Hu ! Cuộc đời ơi! Ông trời ơi ! Tạo hóa ơi ! Sao người lại trớ trêu với con thế ???

Con trẻ đẹp, tài danh, giàu có, không bị bệnh tật gì, cũng không bị lãnh cảm http://us.i1.yimg.com/us.yimg.com/i/mesg/emoticons6/71.gif sao đến giờ con vẫn cô đơn :( http://us.i1.yimg.com/us.yimg.com/i/mesg/emoticons6/20.gif


B: Chẹp ! Cuộc đời là thế đấy con ạ, có những thứ đã qua đi không bao giờ trở lại được nữa. Thời tuổi trẻ con không xông pha để giờ về già mới đến nông nỗi này, dù con nhiệt tình nhưng nhiệt tình không trọn vẹn . Con có nụ cười duyên, đôi môi đỏ hồng, mọng, đầy nét quyến rũ hoang dại nhưng nụ cười của con là nụ cười Monalisa http://us.i1.yimg.com/us.yimg.com/i/mesg/emoticons6/1.gif <--- mà như con biết đấy, Monalisa bị móm http://us.i1.yimg.com/us.yimg.com/i/mesg/emoticons6/29.gif lol

Con chưa bao giờ đi đến tận cùng của vấn đề, tất cả đều nửa vời, con cứ tưởng rằng mọi thứ phải để dở chừng thì nó mới hấp dẫn, mới cuốn hút, ta cũng không biết có thằng dở hơi nào đấy đã nói : "Làm cái gì cũng phải nửa vời giống như trong tình yêu vậy, như thế nó mới đẹp" . :chair:


Trẻ không xông pha, già dễ bị móm http://us.i1.yimg.com/us.yimg.com/i/mesg/emoticons6/19.gif

Thôi thì chúc con tìm được tình yêu và hạnh phúc cho mình. Hãy yêu và cảm nhận hết mình nhé !

Giờ ta phải đi đây, hẹn con lần sau, ta sẽ nói về vợ trẻ-chồng già, mà cũng có thể đàn anh của ta sẽ nói cho con nghe. Thế nhé. Bobo !

A: Vâng ! Cám ơn người. Bibi !

haphuong
15-07-2005, 10:38
mẹ em tham thúng xôi dền
tham con lợn béo tham tiền Cảnh Hưng
em đã bảo mẹ rằng đừng
mẹ hấm mẹ hứ mẹ bưng ngay vào
bây giờ kẻ thấp người cao
như đôi đũa lệch so sao cho bằng

ThichNuDiuHien
18-07-2005, 08:18
**********
6) MỈA MAI CÁC ÔNG SƯ CHƯA CỞI BỎ ĐƯỢC LÒNG TRẦN

Sư đang tụng niệm nam mô,
Thấy cô xách giỏ mò cua bên chùa.
Lòng sư luống những mơ hồ,
Bỏ cả kinh kệ tìm cô hỏi chào.
Ai ngờ cô đi đường nào,
Tay cầm tràng hạt đi vào băn khoăn.
hoặc:
Ba cô đội gạo lên chùa,
Một cô yếm thắm bỏ bùa cho sư,
Sư về sư ốm tương tư,
Ốm lăn ốm lóc cho sư trọc đầu.
Ai làm cho dạ sư sầu,
Cho ruột sư héo như bầu đứt dây.

Gõ hai bài ni tự nhiên trong đầu tui thấy hiện ra ba ông thầy chùa của diễn đàn ni: một ông Thích Nữ Dịu Hiền ( = thích gái), một ông Thích Tứ Khoái ( = thích trần tục), một ông Thích Xóc Óc ( = thích móc họng thiên hạ), toàn là thứ … dữ! Chỉ còn thiếu có mỗi một ông Thích Đủ Thứ nữa là đủ “Bộ Tứ” họ Thích! :D
Thêm tí nhé !
http://img336.imageshack.us/img336/6592/sumo1tr.jpg
Bài mới đây:
TRẦU CAU TRONG CA DAO !
Trong ca dao trầu cau được nhắc đến như là biểu tượng của tình yêu & hạnh phúc lứa đôi.

Để tỏ tình, trầu cau được đưa ra làm lời ướm hỏi:
• Đêm khuya thiếp mới hỏi chàng.
• Cau tươi ăn với trầu vàng xứng không ?
• Trầu vàng nhá với cau xanh.
• Duyên, em sánh với tình anh tuyệt vời.

Hay:
• Ước gì anh hoá ra cơi.
• Để cho em đựng cau tươi trầu vàng.
• Cho anh một miếng trầu vàng.
• Mai sau anh trả lại nàng đôi mâm.

Miếng trầu thay cho lời nói:
• Yêu nhau trao một miếng trầu.
• Giấu thầy; giấu mẹ đưa sau bóng đèn.

Thay cho nỗi lòng đang thổn thức yêu:
• Trầu này têm tối hôm qua.
• Giấu cha; giấu mẹ đem ra mời chàng.
• Trầu này không phải trầu hàng.
• Không bùa, không thuốc sao chàng không ăn.
• Hay là chê khó chê khăn.
• Xin chàng đứng lại mà ăn miếng trầu.

Nếu trong tình yêu có bao nhiêu cung bậc của tình cảm thì trầu cau cũng có bấy nhiêu ý nghĩa, để nói hộ; bày tỏ hộ nỗi lòng mà không phải bao giờ cũng nói thẳng ra được. Để nói tình duyên nồng thắm người ta viện đến trầu cau:
• Trầu xanh, cau trắng, chay hồng.
• Vôi pha với nghĩa, thuốc nồng với duyên.

Hoặc:
• Vì chưng ăn miếng trầu anh.
• Cho nên má đỏ tóc xanh đến giờ.

Người ta gửi nỗi nhớ thương cũng qua miếng trầu:
• Anh về em đưa miếng trầu.
• Miếng thương miếng nhớ miếng sầu anh ơi.
• Miếng trầu là miếng trầu đời.
• Quệt vôi em quệt cả lời trăm năm.

Rồi để than thân trách phận, trách cho duyên số không thành người ta lại cũng gửi gắm qua miếng trầu:
• Có trầu có vỏ…không vôi.
• Có chăn có chiếu…không người nằm chung.

Hoặc:
• Tội tình thiếp lắm chàng ơi.
• Trầu ăn không đỏ vì vôi quệt già.

Hoặc:
• Thân em như miếng cau khô.
• Kẻ thanh tham mỏng, người thô tham dày.

Trầu cau đã trở thành thước đo của tình cảm:
• Thương nhau cau sáu bổ ba.
• Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười.

Hay:
• Yêu nhau trầu vỏ cũng say.
• Ghét nhau cau đậu đầy khay chẳng màng.

Hoặc:
• Yêu nhau thì ném bã trầu.
• Ghét nhau ném đá vỡ đầu nhau ra.
… …

Viết thêm chút xíu:
Trầu cau đã trở thành hình ảnh thân thiết với hạnh phúc; tình yêu lứa đôi, trở thành cách nói về duyên số; về tình yêu rất độc đáo và từ trong ca dao nó đã bắt rễ - lan toả qua cả thơ ca tự xưa đến nay:

Hồ Xuân Hương trong Mời Trầu đã gửi vào đây nỗi cô đơn mênh mông của con người không có ai chia sẻ:
- Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi.
- Này của Xuân Hương mới quệt rồi.
- Có phải duyên nhau thì thắm lại.
- Đừng xanh như lá bạc như vôi.

Nguyễn Bính trong Giấc mơ anh lái đò còn xót xa hơn:
- Đồn rằng đám cưới cô to.
- Nhà trai thuê 9 chiếc đò đón dâu.
- Nhà gái ăn 9 nghìn cau.
- Tiền cheo tiền cưới, chừng đâu 9 nghìn.
- Lang thang anh dạm…bán thuyền.
- Có người giả 9 quan tiền lại…thôi.
(…) :bawling:

namhoang
25-08-2005, 12:24
Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra cánh biếc em đã có chồng anh tiếc lắm không?

Không đồng 1 tiếng yêu thương
Sao anh không ngỏ những ngày bên nhau.
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng như cá cắn câu

mai viết tiếp

real_time
26-08-2005, 10:06
cá cắn câu biết đâu mà gỡ
chim vào lông biết thủa nào ra.

namhoang
26-08-2005, 17:49
cá cắn câu biết đâu mà gỡ
chim vào lông biết thủa nào ra.
Sai rồi bác realtime
Cá cắn câu dù đau mà không muốn gỡ
Chim lỡ vào lồng dù chật chẳng muốn ra
:D

bete
26-08-2005, 17:55
Tui nhớ hơi khác bạn namhoang 1 chút:

....
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em đã có chồng anh tiếc lắm thay !
Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh không hỏi những ngày em còn không ?
....

-thân

namhoang
26-08-2005, 19:53
Tui nhớ hơi khác bạn namhoang 1 chút:

....
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em đã có chồng anh tiếc lắm thay !
Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh không hỏi những ngày em còn không ?
....

-thân
nhìn kỹ đi tôi họa lại mà
:D
:))

lucky_satr
04-11-2005, 10:51
Em có nhớ một bài ca dao để tỏ tình em cho là hay nhưng nó không mới và có lẽ cũng có nhiều người biết:

Hôm qua tát nước đầu đình
để quên chiếc áo trên cành hoa sen
em được thì cho anh xin
hay là em để làm tin trong nhà
áo anh sứt chỉ đường tà
vợ anh chưa có ,mẹ già chưa khâu
áo anh sứt chỉ đã lâu
mai nhờ cô ấy về khâu cho giùm
khâu rồi anh sẽ giả công
ít nữa lấy chồng anh sẽ giúp cho
giúp em một thúng xôi vò
một con lợn béo một vò rượu tăm
giúp em đôi chiếu em nằm
đôi chăn em đắp đôi tằm em đeo
giúp em quan tám tiền cheo
quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau.

em chỉ nhớ mang máng và có quên đôi chỗ ,bao giờ nhớ lại em sẽ bổ sung (nếu có ai biết thì bỏ sung giùm em )

t_a_t
25-12-2005, 00:56
Em như cục c... trôi sông
Anh là con ch... chạy dông trên bờ

Cái cục trôi trên sông và cái con chạy trên bờ rất hợp nhau, giống như trời sinh voi trời sinh cỏ vậy lol .

Tôi sửa chút nhé :

Em như cục c*t trôi sông

Anh như con ch* đứng trông trên bờ
Tấm chân tình của những người khốn khổ.

dly
02-01-2006, 22:26
Thấy cô lái đò xinh xinh hò ghẹo

" Ô rô ba lá ô rô
Ông trời cũng khoái mấy cô chưa chồng"

Ngoảnh nhìn lại thấy người hò sống cùng vợ con trên ghe cô lái đò hò đáp:

"Sakê ba lá sakê
Ông trời hổng dzật mấy thằng dê cho rồi"

Thấy chồng ghẹo gái bị chửi. Bà vợ bực mình gây lộn với chồng. Thằng con buồn tìm cách cho tía má làm hòa nhưng không được nên buồn hơn thì được an ủi

"Mù u ba lá mù u
Vợ chồng cãi lộn con cu giảng hòa"


Trên sông nước Miền Bắc


Cô kia cắt cỏ ven sông
Cái váy thời cộc, cái lông thời dài
Thuyền chài nó trả quan hai
Cô thưa chẳng bán để dài quét sân

C++
02-01-2006, 22:49
Tiền bối Thích Nữ làm cho kẻ học trò này mở rộng tầm mắt thật là bội phục bội phục :D

spring012
19-05-2006, 15:10
Và cuối cùng anh ta đã cho ra đời một sản phẩm bất hủ:
Trời nổi cơn bão lớn
Lao xuống tà vẹt đường
Vợ trời đánh một tiếng chuông
Canh gà húp vội, hóc xương mấy lần[/QUOTE]

ThichNuDiuHien
31-05-2006, 16:05
Ca Dao kiếm Chồng
Ðầu năm có cô bạn phone í a í ới.Tâm sự buồn ơi là buồn, vì kể từ khi cô chia tay với chàng, bỗng dưng cuộc đời cô trở nên vắng ngắt lẻ loi lạ lùng. Tôi mới quen biết cô không lâu, thỉnh thoảng có gặp nhau vài lần. Tôi coi cô như bạn và hình như cô thấy tôi là loại : Down to earth, easy to talk to nên thường phone tôi, kể lể tâm sự đủ mọi thứ trên trời dưới đất. Cô xúi tôi làm mai dùm cho một ông - mà điều kiện tiên quyết là : “chuyện ấy phải làm ăn khỏe khoắn đàng hoàng mới được”. Tôi trả lời là tôi chẳng thể bảo đảm mấy chuyện ấy được, vả lại thời nay có thuốc Viagra hơi đâu mà sợ!! “Món hàng” cô cần, tôi đâu dại thử trước, nên tôi bảo cô: nếu muốn chắc ăn thì cô cứ việc thử trước rồi hẵng quyết định: “em chịu hay hổng chịu” đâu có khó khăn gì.
Ðằng đầu dây bên kia cô bạn cười rũ rượi, cứ y như bị tôi thọt lét, tôi đoán chắc - hai má cô đang hây hây đỏ ửng và chắc tôi đang làm cô vui vẻ lắm, giỡn cợt đủ thứ; nào đòi cần gấp mền da, nào đòi cưới gấp kẻo đợi lâu sốt ruột.Hèn chi ca dao thường giễu:
Buồn chẳng muốn nói, gọi chẳng muốn trông
Tưởng sự lấy chồng, tỉnh như con sáo
Tôi lầm bầm với chính mình:
- Ở vậy một mình đâu có sao, tuần rồi nghe Thái Thanh hát hai câu cuối của bài ca dao phổ nhạc Nụ tầm xuân mà não ruột, ví đàn bà có chồng như con cá khốn khổ vì bị mắc câu, nghe quá tội nghiệp:

“Cá cắn câu, biết đâu mà gỡ .
Chim vào lồng, biết thưở nào ra”.
Cứ tưởng tượng bọn đàn bà chúng tôi, lấy chồng đau đớn khổ sở y như con cá oằn oại dãy dụa vì cái miệng nhỏ bé mảnh mai xinh xắn đang bị móc rách toác và cả thân mình đang bị kéo lê lết bởi lưỡi móc câu to tổ bố của các đức ông chồng nghiệt ngã. Vậy mà trời sinh: chim có cặp, người có đôi, nên dẫu:

Cá trong lờ, đỏ hoe con mắt
Cá ngoài lờ, ngúc ngoắc muốn vô
Chẳng ai muốn sống lủi thủi, ra vào một mình cô quạnh trong cuộc đời buồn tẻ vắng ngắt, mà những vòng tay và tiếng cười hạnh phúc ấm áp của người bạn đời, đã biến mất vào trong quá khứ. Nên khi lẻ loi một mình, thường ai cũng ao ước được có đôi có cặp, để thủ thỉ tâm sự buồn vui, tựa vai nhau sống cho qua hết kiếp. Ấy vậy mà thế gian, dường như chẳng chừa chút thương xót nào cho họ. Hay phải chăng người Việt ta, thường có máu chế giễu khôi hài cao độ, chuyện gì cũng đem ra cười cợt châm biếm được, làm cho có lắm nụ cười chở đầy nước mắt của người khác :

Chòng chành như nón không quai
Như thuyền không đáy, như ai không chồng
Gái có chồng, như gông đeo cổ
Gái không chồng, như phản gỗ long đanh
Cô bạn tôi, đã lỡ một một chuyến đò, tuy hơi lớn tuổi, nhưng dáng cô gầy guộc mảnh mai son sẻ, da trắng mũi cao mắt lớn. Tuy không đẹp lắm, nhưng nếu chịu cố gắng dành thì giờ, tô son điểm phấn, vui lên với cuộc đời, thì chẳng mấy chốc, tôi được mời đi ăn cỗ cưới. Cô lại đàn hay, hát cũng khá, chỉ tội quá hiền lành và rụt rè, đi đâu cũng ngồi một chỗ ngay ngắn, chẳng chàng nào biết cô đang single để mà cua. Tuy không đến nỗi phải giống như bọn con gái tuổi mới lớn, mà ca dao thường dí dỏm:

_ Con gái mười bảy mười ba
Ðêm nằm với mẹ, khóc la đòi chồng
_Con gái mà chẳng lấy chồng
Thiên hạ lấy hết, chổng mông mà gào
Hoặc như bà già trong ca dao, đã bị chế giễu vì không chịu theo thói thường của xã hội phong kiến, trong đó có những lễ giáo, tập tục, đạo đức cổ hủ, chèn ép người phụ nữ một cách khắc nghiệt, buộc họ phải sống trong khuôn khổ đã ấn định của xã hội là: nếu đã bị lỡ thời, thì phải ở vậy, lẻ loi, cô độc cho hết kiếp. Họ quên rằng, phụ nữ cũng là con người, mà con người thường thích sống quần tụ trong một tập thể xã hội, và có quyền được sống tự do và được hưởng hạnh phúc lứa đôi. Thế nên, cái mồm bạc bẽo vô tội vạ của thế gian, thường lên án, giễu cợt những phụ nữ, dám mạnh mẽ phản kháng đối nghịch với nề nếp, lề thói, khuôn phép đã trói buộc cuộc đời của họ:

_Rập rình nước chảy qua đèo
Bà già tấp tểnh mua heo cưới chồng
_Bà già đi chợ cầu Ðông
Xem một quẻ bói lấy chồng lợi chăng
Thầy bói gieo quẻ nói rằng
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn
_Bà già đã bảy mươi tư
Ngồi trong cửa sổ gửi thư kén chồng
Phụ nữ xưa, mấy ai có bản lĩnh, dám vượt qua khúc mắc ngang trái của miệng tiếng, để vùng lên giành lấy hạnh phúc cho đời mình.

- Mai mưa, trưa nắng, chiều nồm
Trời còn luân chuyển, huống mồm thế gian
- Ngán thay, lưỡi độc đuôi ong
Xui người tan hợp, dứt lòng nghĩa nhân
Chỉ thấy đa số hồng nhan xưa, khóc than bạc mệnh, tối ngày giam hãm quên lãng đời mình, trong xó xỉnh tù túng của gia tộc và xã hội.

- Mình em, đứng tựa bên cầu
Nhớ thương người cũ, dạ sầu bơ vơ
- Mình em vò võ năm canh
Lẻ loi gối chiếc, lạnh lùng chăn loan
- Một mình, lòng những bơ thờ
Dựa cây, cây ngả, dựa bờ, bờ xiêu
Ðó là thời xưa, bây giờ ở Úc, các cô các bà, đã qua rồi những ngày vàng son cao giá của thời “nam thừa nữ thiếu”. Nhưng tuy vậy, trị giá của đàn ông Việt ở Úc cũng chẳng gia tăng, vì các bà thà ở vậy nuôi con, để được tự do thoải mái, đã có chính phủ trợ cấp, cho các bà cuối tuần tha hồ ăn diện cho đẹp để đi khiêu vũ, hội hè hoặc đi bơi với chúng bạn, còn hơn là cứ mãi phải phục dịch chìu chuộng đức ông chồng vừa khó tính, lắm đòi hỏi, lại hơi tí là doạ bay về Việt Nam lấy vợ nhí! Tôi thấy cô bạn tôi, thời buổi này, cứ ở vậy nuôi con, chắc khá hơn, nên kiếm cớ thoái thác việc mai mối, nại cớ ca dao có câu :

Ở đời có bốn cái ngu : Làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu.
Làm mai, được thiên hạ xem là đệ nhất ngu, tôi dù có thiếu thông minh đến đâu, cũng hiểu làm trò mai mối chẳng được lợi gì, mà không chừng còn bị phiền phức lôi thôi, vả lại, tôi đâu biết cô kén chồng theo tiêu chuẩn nào, làm thế nào biết ai hợp lệ mà giới thiệu?
Có cô chỉ cần tình:

_Yêu nhau chẳng quản cửa nhà
Chuồng chim cũng lấy, chuồng gà cũng theo
_Yêu nhau chẳng ngại nghèo giàu
Một manh áo rách, bạc đầu vẫn duyên
_Yêu nhau mọi sự chẳng nề
Một trăm chỗ lệch, cũng kê cho bằng
Có cô chỉ thích chọn chồng vừa có bằng cấp, vừa có địa vị cao trong xã hội, lại kiếm được nhiều tiền:

“Phi cao đẳng, bất thành phu phụ”.
Nghĩa nôm na là: “Không phải là bác sĩ, khỏi thành chồng vợ”
Hoặc chọn chồng văn hay chữ tốt, viết lách hơn người:

Chả tham nhà ngói tày đình
Tham về ngọn bút rập rình trên tay
Nói vậy, chứ mấy ông nhà báo ở Úc, cứ rên rỉ than thở ngắn dài, lại ưa dọa dẫm:”dân làm báo viết lách bận rộn vất vả, đến nỗi vướng vào nghiệp làm báo, sẽ trở thành mặt xanh nanh vàng” . Dẫu nàng không tham nhà cao cửa rộng, chỉ thích văn hay chữ giỏi, nhưng nếu đức ông chồng dung nhan mặt mũi lúc nào cũng xanh lè như ăn trộm bị bắt quả tang, thì các nàng nhìn thét cũng phải chán!
Có cô chỉ chọn kẻ có tiền, chẳng cần tài năng chức tước gì ráo :

_Thông ngôn ký lục chẳng màng
Lấy chồng thợ bạc, đeo vàng đỏ tay
_Trăm năm trăm tuổi, trăm chồng
Hễ ai có bạc, thì bồng trên tay
Cũng chẳng ngại tuổi tác chênh lệch
_Áo dày, chẳng nệ quần thưa
Bảy mươi có của, cũng vừa mười lăm
_Ông già tóc bạc phơ phơ
Lắm tiền nhiều của, gái tơ động lòng
_Trời mưa nước chảy qua sân
Em lấy ông lão, qua lần thì thôi
Bao giờ lão móm chầu trời
Thì em lại kiếm một người trai tơ
_Càng già càng dẻo càng dai
Càng gẫy chân chõng, càng sai chân giường
_Càng già, càng nhẹ phao câu
Càng lên xuống tiện, càng mau nhịp nhàng
( nghi quá, nhờ Viagra chắc!!)
Có cô tuy không thèm bằng cấp, tiền bạc gì của chàng,nhưng nhất định phải là bậc :
“ Ðàn anh kẻ cả,Tai to mặt lớn, chuyên: Ðè đầu bẻ cổ thiên hạ”
Muốn như vậy, chắc chàng phải có kungfu đầy mình, đánh đấm lẫm liệt hào hùng y như các nhân vật trong phim truyện Hồng kông, mới làm trái tim các cô khoái chí rung động thật sự. Có cô xem trọng sự khôn ngoan thông thái của chàng, coi sự khôn ngoan của chàng hiếm quí như rồng, cao giá như vàng cốm. Tuy ở đây, ca dao không nói rõ là khôn như thế nào và khôn về lãnh vực gì.

- Phận gái lấy được chồng khôn
Xem bằng cá vượt vũ môn hóa rồng
- Phận gái lấy được chồng khôn
Cũng như vàng cốm mà chôn chân giường
Ở Úc, tuy kiếm người giúp việc nhà, cực kỳ hãn hữu, người Việt dù giàu có đến đâu cũng hiếm người dám thuê mướn người giúp việc nhà. Nhưng các chàng thuộc loại thích quanh quẩn ở trong bếp để ” Ðuổi gà cho vợ”, hoặc chỉ để “ sờ đuôi con mèo”. Hoặc siêng làm việc nhà theo kiểu:

Làm trai rửa bát quét nhà
Vợ gọi thì dạ, bẩm bà con đây
Chắc cũng không đắt khách, nhưng kẹt nỗi là tôi chẳng biết ai như vậy để giới thiệu cho cô bạn hiền, đang khóc thét vì nỗi cô đơn ám ảnh. Rồi khi đọc câu ca dao:

Bắc thang lên tận ông trời
Bắt ông Nguyệt Lão, đánh mười roi mây
Ðánh rồi lại trói gốc cây
Hỏi ông Nguyệt Lão se dây tơ hồng
Nào dây se Bắc, se Ðông
Nào dây se vợ, se chồng người ta
Vụng se, tôi phải chồng già
Tôi giận ông, muốn đốt nhà ông đây.
Cô bạn hỡi, tôi không muốn bị đốt nhà cho dù nhà tôi có bảo hiểm đàng hoàng, nhưng chuyện làm mai cho cô, chắc tôi xin kiếu, cũng chẳng hẹn dịp khác.
:yes: :yes:

dly
31-05-2006, 18:58
Bờ ac bac sắc bác Thích ơi! không giới thiệu thì cho em số phôn đi. Một chầu kính bác. Không say không về

Cuong_DC9
31-05-2006, 19:41
Lại nhớ đến vãi Xoan nhà ta, có bao nhiêu là cây si. Nghĩ mà thương cho bạn của ông Thầy quá.
Các cụ nói cấm có sai: kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra.
Chưa kể đến những chị:
Ngồi buồn vuốt bụng thở dài
Nhớ chồng thì ít, nhớ giai thì nhiều.

Khả năng là lại sắp tốn tiền mua vòng hoa đến viếng bác Dê Lỳ rồi!

The Old Man
31-05-2006, 21:26
Không dám bàn luận về thơ văn hay ca dao. Chỉ thắc mắc câu :
Bà già đã bảy mươi tư
Ngồi trong cửa sổ gửi thư kén chồng

Làm sao mà cách đây 40,50 năm người Việt biết có Windows và Email nhỉ?

ThichNuDiuHien
15-06-2006, 11:41
Miền Nam & Ca Dao
Tác giả: Hòa Đa
Đề từ của tác giả:
Kính Tặng Má,
tặng Hồng, vợ tôi,
người đã ru con bằng ca dao
http://img147.imageshack.us/img147/9626/cadaoddth28cf.jpg
TNDH lược trích:
Mặc dù không hề được nhắc nhiều trong dòng văn học Việt Nam nhưng ca dao miền Nam vẫn có sức sống của nó. Chẳng những thế nó còn được phát triển mạnh và là một sinh hoạt tiềm tàng trong cuộc sống của người bình dân, cho dù chúng ta không còn thấy những màn hò đối đáp trong công việc hàng ngày ở trên đồng ruộng, sân lúa hay trên sông rạch như tiểu thuyết đã mô tả. Nó nằm ngay trên cửa miệng người bình dân, họ đọc ra như một phản xạ tự nhiên phù hạp với hoàn cảnh đang xảy ra không chê được.
Chẳng hạn, thấy một chàng trai ở rể bị lợi dụng, miệng đời đã có câu đàm tiếu:

Công anh làm rể đốn rào
Tào lao phất ngọn, chớ nào vợ anh ?
Câu này làm chúng ta nghĩ ngay đến câu tương tự ở ngoài Bắc:

Công anh làm rể chương đài
Một mình ăn hết mười hai vại cà,
Giếng đâu thì dắt anh ra
Không thì anh chết với cà nhà em.
Hay để trêu chọc sự dan díu ngoài khuôn phép của gia đình và xã hội của một đôi trai gái, chúng ta đã có sẵn câu:

Mùng ba thì có trăng non,
Anh đi lên xuống có con anh bồng
Nó cũng nằm ngay trong câu hát ru con của các mẹ, các chị bình dân, những câu ca dao cứ tuần tự tuôn ra một cách tự nhiên, không gò ép, không sửa soạn, cứ hết câu này đến câu khác, ru trẻ vào giấc ngủ. Nhiều khi họ còn dùng để diễn tả, kể lể tâm trạng của họ:

- Má ơi đừng gả con xa,
Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu.
- Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắt lẻo gập ghình khó đi
- Giả đò mua khế bán chanh
Giả đi đòi nợ thăm anh đỡ buồn
...
Trong bài viết này tôi không có tham vọng trình bày về ca dao miền Nam như một bài khảo cứu, công việc này xin dành cho những nhà biên khảo hay cho những công trình luận văn cao học, tiến sĩ. Cũng xin nói thêm, vì sự thuần nhất (một cách tương đối) về âm sắc trong cách nói, sự tương đồng về sinh hoạt, xin được nới rộng yếu tố địa dư miền Nam ra đến phần đất tam Phan (Phan Rang, Phan Rí, Phan Thiết) mà do sự phân chia hành chánh, vùng này được xếp vào Trung phần. Và cũng xin nhấn mạnh bài viết chỉ nhằm đóng góp, nêu lên một phần di sản văn hóa bị bỏ quên trong văn học sử, tuyệt nhiên không có ý phân biệt địa phương.
I. Vài nét về sự hình thành cư dân Miền Nam
Kể từ sau cuộc hôn nhân Việt -Chiêm giữa Huyền Trân Công Chúa và Chế Mân , nước Việt chúng ta có thêm hai châu Ô, châu Rí (Thế kỷ XIV, XV). Để đối kháng với thế lực thống trị từ phía Bắc, Việt Nam cần phát triển hậu cứ, lập nền tảng kinh tế để phát triển tiềm năng kháng cự với Tàu, nên đã bắt đầu chú ý đến việc phát triển về địa lý vào phương Nam. Nhưng phải chờ đến khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hoá (năm 1558) và tuyên xưng là Chúa Nguyễn (năm 1600), hướng phát triển vào Nam mới được phát triển một cách có qui củ để tạo thành một thế lực ngang ngửa với chúa Trịnh ở miền Bắc. Với chính sách tầm ăn dâu, người Việt cứ bành trướng dần vào Nam. Những người tiền phong là những lính thú khai hoang lập ấp, họ là những người vừa chiến đấu vừa sản xuất. Họ cũng là những lưu dân từ vùng Thanh Nghệ, tìm đến phần đất của chúa Nguyễn để sinh sống, người có tài như Đào Duy Từ, Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Hữu Cảnh... thì được trọng dụng, người bình dân thì được đưa vào dần trong Nam theo chân các tập đoàn quân sự khai hoang lập ấp. Họ cũng là những tù, hàng binh của Trịnh do Nguyễn bắt được, đưa sâu vào Nam để dễ bề quản thúc, kiểm soát... Cũng có những cuộc tình duyên có tính chính trị nhằm mở rộng lãnh thổ như cuộc tình duyên của công chúa Ngọc Hoan (hay Ngọc Vạn?) với vua Miên Chey Chetty dưới thời Chúa Nguyễn Phúc Nguyên (Chúa Sãi), bà hoàng người Việt này đã mang theo nhiều người Việt vào sinh sống ở vùng đất Chân Lạp. Sang thế kỷ XVII, các di thần nhà Minh không chấp nhận Thanh Triều đã đem bộ hạ và gia quyến vào xin đầu phục Chúa Nguyễn, Chúa Hiền cũng cho vào định cư vùng Đồng Nai, Biên Hòa (Trần Thắng Tài), Mỹ Tho (Dương Ngạn Địch, TrầnThượng Xuyên) và sau đó (2) vùng đất Hà Tiên do Mạc Cửu mộ dân khai thác được dâng cho Chúa Nguyễn.
Khi Gia Long lên ngôi, một trong những chính sách quan trọng ở miền Nam là ổn định đời sống về kinh tế, miễn thuế cho cư dân thuộc vùng đã giúp nhà vua khi còn bôn đào trong thời chiến tranh với Tây Sơn. Sau Gia Long, Minh Mạng và Thiệu Trị đã cho phát triển những đơn vị bán quân sự, cho đào kinh (3) khuyến khích việc mộ dân lập làng, tiếp tục miễn giảm thuế cho những vùng vừa khai thác nên dân số ngày càng đông . Thành phần cư dân hình thành trong vùng gồm phần đông là binh lính, di dân Việt từ Thuận-Quảng chuyên làm ruộng ít học, sau đó là người Miên, sống rải rác trong các sốc (làng Miên) trên những vùng đất cao ráo và người Hoa làm rẫy hay buôn bán, tập trung cạnh các con sông lớn, tạo thành những thị tứ thịnh vượng. Phát triển của vùng này chỉ được chú trọng vào quân sự và kinh tế, còn văn hóa chỉ phát triển có hệ thống về phía tôn giáo ở các miếu, đình, chùa.
Hơn thế kỷ sau, Pháp xâm chiếm Việt Nam, chiếm sáu tỉnh Nam Kỳ, miền Nam gần như mất hẳn ảnh hưởng chính quyền trung ương, văn hóa miền Nam cũng theo trào lưu đó mà biến đổi. Nền học cũ bị bãi bỏ, cái học mới chỉ để phục vụ cho chế độ thực dân. Đại đa số người dân miền Nam thiếu học, lại mất đi nguồn bổ sung nhân lực chính là các binh lính từ các phiên trấn thuộc chính quyền trung ương, sinh hoạt văn hóa thông thường và dễ dãi của người bình dân là hát hò với nhau.
Với sự hinh thành về thành phần cư dân cho vùng đất miền Nam như thế, Sự giao lưu về văn hóa giữa ba nhóm cư dân nói trên (Việt, Miên, Hoa) nhất định phải xảy ra và vì vậy, chúng ta không thể không để ý đến tính đa văn hóa sẽ phát triển trên vùng đất này và có thể giải thích được tại sao văn hóa miền Nam không bị gò bó vào khuôn mẫu và có tính cách thuần nhất như ở miền Bắc. Người bình dân, lính thú... thiếu học, đơn giản, sống tương đối rải rác sẽ khó có thể có những sinh hoạt văn hóa dựa trên chữ viết, sân khấu... mà sinh hoạt truyền miệng, phóng khoáng hơn, dễ dãi hơn được phát tirển mạnh. Có điều nhận xét khá lý thú là âm sắc trong ngôn ngữ càng vào sâu trong Nam càng nhẹ dần, nhưng vốn từ vựng từ phía nam Hải Vân vẫn còn được duy trì thống nhất và được phát triển thêm, làm giàu thêm trong suốt chiều dài phát triển lãnh thổ về phía nam (4) . Tinh thần văn hóa ở phần đất này có những độc đáo, tự nhiên, bình dị và đôi khi đi đến sỗ sàng, trong khi tinh thần văn hóa ở phần đất thuộc Đàng Ngoài (thuộc chúa Trịnh) đã đạt đến mức tinh luyện, khuôn mẫu, nghiêm túc.
Người dân miền Nam chịu ảnh hưởng của luồng văn hóa có tính bình dân của các văn nhân theo vào với Chúa Nguyễn trong giai đoạn đầu đan kết với những luồng văn hóa của Khmer, Hoa, Pháp, cộng với điều kiện sinh hoạt dễ dàng, đất rộng người thưa, sông sâu nước chảy, tài nguyên thiên nhiên thừa thải. Họ sống bình dị, không muốn bó mình trong những khuôn mẫu có sẵn là điều dễ hiểu. Có khi do điều kiện sinh hoạt riêng rẽ (trong giai đoạn đầu tiên không phải ở làng xã nào cũng có những bậc túc nho hay người biết chữ), nên sự tùy tiện trong giải thích hay trong sinh hoạt văn hóa làm nảy sinh tính dễ dãi, uyển chuyển, sao cũng được, miễn là mọi người vui và hạnh phúc là được rồi. Hơn nữa, đối với những con người tiền phong, sau những lúc phấn đấu với thiên nhiên còn mang tính hoang dã:

Xứ đâu có xứ lạ lùng
Con chim kêu cũng sợ, con cá vùng cũng kinhhay

Cà Mau khỉ khọt trên bưng
Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp um
thì trong những lúc có dịp ngồi lại với nhau như sau vụ mùa, buổi chợ, trong những dịp ma chay cưới hỏi, cất nhà... người bình dân còn có nhu cầu giải trí nào khác ngoài những dạng nói thơ, kể chuyện tiếu lâm, hát, hò....? Họ không có khả năng ngâm vịnh, sáng tác.
Ca dao miền Nam đã phát triển trong chiều hướng đó. Chính yếu tố bình dị, nghĩ sao nói vậy, mộc mạc, dễ hiểu đã làm cho ca dao miền Nam có sức sống rất mạnh, được quần chúng chấp nhận dễ dàng và do đó làm ảnh hưởng đến sự sinh hoạt và tư tưởng của quần chúng:

- Hủ qua (khổ qua) xanh, hủ qua trắng
Hủ qua mắc nắng hủ qua đèo
Thương em, thì anh làm giấy giao kèo
Lăn tay điểm chỉ mới thiệt con mèo của em
- Thấy em gò má hồng hồng
Phải chi em đừng mắc cỡ, anh bồng anh hun
thật khó tìm thấy những câu tương tự như vậy ở ca dao miền Bắc.
http://img147.imageshack.us/img147/9323/cadao34ab.jpg
II. Vài tính chất có tính đặc trưng
Ca dao, ở đâu cũng vậy, là sản phẩm của quần chúng. Chúng ta không biết tác giả hay hoàn cảnh sáng tác, nhưng chúng ta biết chắc một điều: ca dao được người bình dân biết đến, sử dụng và truyền bá. Không có quần chúng, ca dao nói riêng, văn chương bình dân nói chung không thể phát triển và lưu truyền. Qua ca dao, chúng ta có thể mường tượng được nếp sinh hoạt, hoàn cảnh sống và phần nào tâm tư của người bình dân. Do vậy, tuy ca dao có những cái chung nhưng cũng có những cái riêng của vùng. Chúng ta khó có thể tưởng tượng được ca dao miền Nam lại có những câu nói về núi cao, ao cá:

- Núi cao chi lắm núi ơi,
Che khuất mặt trời, không thấy người yêu.
- Tiếc công anh đào ao nuôi cá,
Năm bảy tháng trời, người lạ tới câu.
dù trên thực tế, không phải người dân miền Nam không biết núi, biết ao.
Chúng ta thử lược qua những tính chất đặc sắc của ca dao miền Nam.
1/ Tính uyển chuyển.
Một trong những nét dễ nhận thấy là người miền Nam không chịu bó trong những khuôn mẫu có sẵn, có lẽ do cuộc sống quá được ưu đãi từ thiên nhiên hào phóng, con người cũng trở nên phóng khoáng. Từ một câu có tính nhận xét trong đời sống hàng ngày, mà chúng ta thấy ở đâu cũng đúng:

Chiều chiều quạ nói với diều
Tìm nơi đống trấu có nhiều gà con
vào đến miền Nam chúng ta nghe thấy nó biến thể thành:

Chiều chiều quạ nói với diều
Cù Lao Ông Chưởng có nhiều cá tôm
Người miền Nam có thể chuyển nhóm chữ "Cù Lao Ông Chưởng" thành một nhóm chữ nào đó thích hợp với địa danh họ đang sống, họ chẳng hề bị bó buộc phải rập khuôn theo câu ca có sẵn. Vùng Ô Môn, Bình Thủy (Cần thơ) cũng có câu tương tự, chỉ đổi bốn chữ cù lao Ông Chưởng bằng bốn chữ Ô Môn Bình Thủy. Chúng ta có thể tìm thấy dạng này khắp nơi ở miền Nam, lâu dần chúng ta không còn biết câu nào là nguyên bản, câu nào là sao chép. Ở vùng Cao Lãnh, Đồng Tháp Mười chúng ta có câu:

Nước chảy Láng Linh, chảy ra Vàm Cú
Thấy dáng em chèo, cặp vú muốn hun
Nhưng vùng Trà Cú (Vĩnh Long - Vĩnh Bình), ta lại nghe:

Nước chảy sông xa, chảy qua Trà Cú
Thấy dáng em chèo, cặp vú muốn hun
Một câu khác mà chúng ta ai cũng biết:

Nam Vang đi dễ khó về,
Trai đi có vợ, gái về có con
để chỉ Nam Vang là xứ ở xa, rất xa, đi lại không tiện, ai đi Nam Vang (nghĩa là qua Miên) làm ăn thì thường lập gia đình luôn ở bên ấy. Ở miền Nam, chúng ta nghe không thiếu gì câu hát trên, chỉ đổi chữ Nam Vang thành Long Xuyên, Cần Thơ, Gò Công... và nghe những câu ấy, chúng ta cảm được cái tình ấm áp của người địa phương làm cho kẻ lãng du phải dừng chân:

Tới đây thì ở lại đây,
Chừng nào bén rễ xanh cây rồi về
Thật ra, tính uyển chuyển vừa nêu không phải là một đặc thù của ca dao miền Nam, nhưng ở miền Bắc và miền Trung, những dị bản của những câu ca dao ít tìm thấy hơn ở trong Nam. Một trong những câu điển hình là câu:

Gió đưa cành trúc la đà
Hồi chuông Trấn Quốc, canh gà Thọ Xương
ở ngoài Bắc, vào đến Huế biến thành:

Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương.
Cũng vì tính chất này mà ở miền Nam, chúng ta thấy ca dao thường ở dạng lục bát biến thể nhiều hơn. Số chữ trong mỗi câu hoàn toàn tùy thuộc vào cách nói, không bị gò cho đủ 6 hay 8 chữ, miễn sao diễn tả đủ ý muốn nói và có vần điệu dễ đọc, dễ nhớ. Phải chăng tính thực tiển và phóng khoáng của người dân Nam bộ đã làm cho sự uyển chuyển dễ xảy ra hơn? Nhân đây, xin nói thêm về tính uyển chuyển đó: ở trong Nam: Ai đã từng sống ở nông thôn vùng Cửu Long đều biết, khi cúng dựng nhà người nông dân miền Nam thường bày dĩa trái cây trên bàn thờ theo công thức: dừa, đu đủ, xoài; hay mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài biểu thị lòng mơ ước của họ: vừa đủ xài hay cầu vừa đủ xài, họ không bao giờ cúng chuối, dù trên bàn thờ của gia đình vào ngày Tết, cho rằng như vậy là chúi nhủi, khác với cư dân từ Nha Trang vào đến Xuân Lộc luôn có chuối trên bàn thờ, bất luận dịp nào- Đó là do cách phát âm trong Nam không phân biệt dừa và vừa, xoài và xài, chuối và chúi. Ở đồng bằng Nam Bộ người ta chỉ bày chuối trên bàn thờ Phật. Cũng do sự dễ dãi trong phát âm, không chàng trai gốc ngoài Bắc hay Trung nào, lần đầu tiên khi vào miền Nam (đặc biệt miệt vườn Cửu Long) không hết hồn khi gặp mấy cô gái ruộng tay cầm vòng hái (lưỡi hái) chấp lại kính cẩn chào xin vái thầy hay bị chới với khi cô gái vườn niềm nở mời hôm nào "quởn" ( hưởn), mời anh vô vườn em chơi. Xin nhắc lại là người miền Nam không phân biệt được âm v và âm d, gi .
http://img147.imageshack.us/img147/3923/cadaoddth13tq.jpg
Còn tiếp
:yes:

ThichNuDiuHien
15-06-2006, 15:33
2/ Tính cường điệu:
Người bình dân miền Nam nói riêng, và cả nước nói chung ít học, nhưng ở miền Nam, người bình dân lại thường ra vẻ "ta đây" hay chứng tỏ mình ngon lành, thích nói chữ như muốn chứng tỏ mình là người hay chữ, đôi khi không trúng trật vào dâu

- Bước vô trường án, vỗ ván cái rầm
Bủa xua ông Tham biện, chớ bạc tiền ông để ở đâu?
- Cách một khúc sông, kêu bằng cách thủy (?)
Chợ Sài Gòn xa, chợ Mỹ cũng xa ...
Chính vì tính hay phô trương không đúng chỗ, nên chúng ta đừng chờ đợi ở ca dao miền Nam những cách sử dụng đúng từ ngữ, diễn tả đúng cách, đúng chỗ. Cái mà chúng ta thường gặp ở đó là những cách nói vô nghĩa, cốt chỉ có vần, có điệu; nhất là trong các câu hò, chúng ta thấy hình như họ cố ý kéo dài câu hò, nói lan man, cốt để tranh thủ thời gian tìm ý. Họ thường ưa nói quanh co, không đi ngay vào đề tài chính, mà đôi khi lối quanh co này chẳng dính dáng gì đền việc họ muốn nói. Muốn trêu chọc một cô gái, chàng trai nói lan man:

Đầu giồng có bụi chuối
Cuối giồng có cây đa
Ngã ba đường cái có cây tơ hồng
Con gái chưa chồng, cái lòng hực hở,
Con trai chưa vợ, ruột thắt tầm canh
để cuối cùng mới nói :

Ngó lên mây trắng trời xanh,
Ưng đâu cũng vậy, ưng anh cho rồi
hay cô gái muốn từ chối nhẹ nhàng lời tỏ tình của chàng trai vì còn phải lo phụng dưỡng cha mẹ già (không chừng đó chỉ là cái cớ nêu ra để từ chối), cô không nói thẳng vào vấn đề, mà xa xôi bóng gió trước:


Đèn nào cao cho bằng đèn Châu Đốc
Gió nào độc cho bằng gió Nam Vang
Một tiếng anh than, hai hàng lụy nhỏ
Có chút mẹ già, biết bỏ ai nuôi ?
Ta thấy ngay, tính chất này khác hẳn với cách nói có tính cách khuôn mẫu ở ngoài Bắc, người dân miền Bắc thường nghiêm túc hơn, trữ tình một cách khách sáo hơn, mang ít nhiều tính nghệ thuật hơn, và thường "đi thẳng" vào vấn đề hơn:


Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Bước xuống vườn cà, hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc,
Em có chồng rồi, anh tiếc lắm thay...
hay khen tặng vẻ đẹp của cô gái một cách kín đáo trong:

...Xây dọc rồi lại xây ngang
Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân
Có rửa thì rửa chân tay,
Đừng rửa lông mày chết cá ao anh
Kiểu nói dông dài này gặp rất thường trong ca dao miền Nam, nơi mà con người thường ồn ào chứng tỏ sự "thông thái" của mình một cách rất dễ dãi, mà cũng rất dễ thương


Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ
Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu
Anh về học lấy chữ nhu
Chín trăng em đợi, mười thu em chờ
hay:

Tàu xúp lê một, còn thương còn nhớ
Tàu xúp lê hai, còn đợi còn chờ
Tàu xúp lê ba, tàu ra biển Bắc,
Tay vịn song sắt, nước mắt ròng ròng
Thương em từ thủa mẹ bồng
Bây giờ em lớn, em lấy chồng bỏ anh!
3/ Tính trữ tình
Trữ tình vốn là một thuộc tính của tình nam nữ, cho dù ở phần nào của đất nước, người bình dân diễn tả tình cảm của mình một cách rất nhẹ nhàng, thoải mái. Quả thật, kho tàng văn chương bình dân cho ta vô vàn những câu tỏ tình bóng gió có, lộ liễu có, và rất đậm tình quê hương. Miền Nam cũng không ra khỏi thông lệ đó. Ca dao miền Nam dùng để tỏ tình có nhiều như bất cứ vùng nào của đất nước. Ta có thể đơn cử vài câu:

-Rồng chầu ngoài Huế,
Ngựa tế Đồng Nai,
Nước sông trong chảy lộn sông ngoài,
Thương người xa xứ lạc loài tới đây.
-Thò tay anh ngắt ngọn ngò
Thương em đứt ruột, giả đò ngó lơ
- Mù u bông trắng, lá thắm, nhị (nhụy) vàng,
Anh đi khắp xứ, tới đây mới gặp nàng thiệt dễ thương
- Mẹ mong gả thiếp về vườn,
Ăn bông bí luộc dưa hường nấu canh
Thương anh cũng muốn theo anh
Ngặt cha với mẹ không đành thì sao?
Cũng như các phần khác của đất nước, ca dao miền Nam thể hiện rõ nét phong cảnh, sinh hoạt, đồng ruộng màu mỡ, sông rạch của miền Nam. Đời sống tình cảm của người dân cũng trải rộng với thiên nhiên, sông nước:

-Bớ chiếc ghe sau, chèo mau anh đợi
Qua khỏi chỗ này lùm bụi tối tăm.
- Cầu cao ván yếu,
Con ngựa nhỏ xíu nó kiệu tứ linh
Em đi đâu tăm tối một mình
Hay là em có tư tình với ai?
- Tàu Nam Vang chạy ngang cồn cát,
Xuồng câu tôm bơi sát mé nga
Thấy em cha yếu mẹ già
Muốn vô hoạn dưỡng biết là được chăng
-Mười giờ xe lửa nhỏ bỏ chợ Bến Thành,
Xúp lê kia dạo thổi, bộ hành xôn xao.
Đối với những tình cảm nhẹ nhàng khác, tình gia đình chẳng hạn, cách diễn tả ở miền Nam cũng đơn giản và thực tế hơn:

- Râu tôm nấu với ruột bầu,
Chồng chan, vợ húp gật đầu khen ngon
- Chim quyên ăn trái nhãn lồng
Thia thia quen chậu, vợ chồng quen hơi.
- Sông dài cá lội biệt tăm
Phải duyên chồng vợ, mấy năm cũng chờ
khác hẳn với tính sâu sắc, nên thơ như ở miền Bắc:

Hôm qua ra đứng bờ ao
Trông cá, cá lặn, trông sao, sao mờ...
...Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn
Tào khê nước chảy vẫn còn trơ trơ.
hay thâm trầm như ở miền Trung.
Chồng chài, vợ lưới, con câu
Sông Ngô, bể Sở, biết đâu bến bờ?
Khi nên tay kiếm tay cờ
Không nên thì cũng chẳng nhờ cậy ai
Qua ca dao chúng ta có thể tìm thấy nhiều từ rất thông dụng ở miền Nam. Đây là nguồn tài liệu quan trọng cho những ai muốn khảo cứu về ngữ âm miền Nam:

- Nước rong nước chảy tràn đồng
Tơ duyên có đó, chỉ hồng chưa xe
- Nước ròng bỏ bãi xa cừ
Mặt em có thẹo, anh trừ đôi bông
- Bậu nói với qua bậu không hái mận bẻ đào
Chớ mận đâu bậu bọc, đào nào bậu cầm tay.
- Mưa lâm thâm, ướt dầm bông sói
Bậu đi lấy chồng, sao không nói anh hay?
...
4/ Tính chớt nhả, cắc cớ:
Tính phóng khoáng trong cuộc sống ở miền Nam thể hiện rất rõ nét trong ca dao miền Nam, tính chất này còn được đẩy xa hơn, trở thành chớt nhả. Hơn đâu hết, chính miền Nam là nơi người ta tìm thấy dễ dàng sự cắc cớ, sống sượng đến độ bất ngờ khiến người trong cuộc (dù có học) chưa chắc thoát ra được. Cô gái đang làm việc dưới ruộng, mình mẩy đầy bùn sình, hỏi chàng trai đang ở trên bờ:

Hai tay em cắm xuống bùn
Mình mẩy lấm hết, chớ anh hun chỗ nào?
chàng trai trả lời tỉnh bơ:

Cầu trời đổ trận mưa rào
Bùn sình trôi hết, chỗ nào anh cũng hun!
Chàng trai, muốn đặt cô gái vào tình trạng khó xử, sống sượng yêu cầu

Đôi mình mới gặp ngày nay
Cho hun một cái em Hai đừng phiền
chàng trai đắc ý, tưởng sẽ nhận được ở cô gái sự e thẹn, hay lời rủa sả hay một cái bộp tai; không dè cô gái không phải tay vừa, đốp chát liền:

Ừ, muốn hun thì hun cho liền
Đừng làm thố lộ xóm giềng cười em
trong trường hợp nếu bạn là chàng trai đó bạn làm sao? không biết bây giờ ai là người bị lúng túng, ở đây chàng trai chẳng những không lúng túng mà còn liều lĩnh sống sượng hơn, lỡ rồi đành tới luôn:

Tui hun mình dẫu có la làng
Thì tui ra đó hai đàng chịu chung
Tui hun mình dẫu có làm hung
Nhơn cùng tắc biến, tui chun xuống sàn
Về tính cắc cớ, muốn đặt đối phương vào trong những tình huống khó tháo gỡ, chúng ta thường gặp trong những câu hò đố. Nếu ở ngoài Bắc những câu hát đố luôn có tính nghiêm trang, có tính "bác học" đến độ chúng ta phải đặt dấu hỏi liệu đó có phải là sản phẩm của lớp bình dân ít học? xin đơn cử:

...Chùa nào mà lại có hang
Ở đâu lắm gỗ thời chàng biết không?
Ai mà xin được túi đồng
Ở đâu lại có con sông ngân hà
Nước nào dệt gấm thêu hoa...
...Chùa Hương Tích mà lại có hang
Trên rừng lắm gỗ thời nàng biết không?
Ông Nguyễn Minh Không xin được túi đồng
Trên trời lại có con sông ngân hà
Nước Tàu dệt gấm thêu hoa...
hay những câu hát đố đẹp và hay như một bài thơ:

Đố ai biết lúa mấy cây
Biết sông mấy khúc, biết mây mấy từng
Đố ai quét sạch lá rừng
Để tôi khuyên gió, gió đừng rung cây...
ở miền Trung, chúng ta có câu:

Đố anh con rít mấy chưn
Cầu Ô mấy nhịp, chợ Dinh mấy người
thì ở miền Nam, chúng ta khó tìm thấy những câu hò, câu hát đố có tính trữ tình như thế, nhưng chúng ta lại tìm thấy khá nhiều những câu có tính buộc thắt, khiến đối phương phải rất nhanh trí để thoát khỏi thế bí, và như chúng ta sẽ thấy, họ "thoát hiểm" rất dễ dàng và gài lại đối phương. Những câu sau đây sưu tập được từ Vĩnh Long:

-Thấy anh ăn học có thi
Em đây xin hỏi con chi không đầu
Sao em lại hỏi cơ cầu
Thượng cầm hạ thú, không đầu là con cua
- Thấy anh theo dõi bút nghiên
Em đây xin hỏi, trời nghiêng bên nào
Anh từng đọc sách bên Tàu
Đất nghiêng thì có, trời nào đâu nghiêng
- Thấy anh ăn học lảu thông
Em đây xin đố, khăn lông có mấy đường
Em về đếm hết cỏ vườn
Lại đây anh nói mấy đường khăn lông
- Thấy anh ăn nói có tài
Em đây xin đố cây xoài có mấy bông
Em về đếm cá dưới sông
Lại đây anh nói mấy bông cây xoài.
Những câu trên có cùng một dạng thức, điều đó chứng tỏ có thể từ một người làm ra, nhưng trong một đám cưới ở một vùng nông thôn thuộc Vĩnh Long, trong đêm nhóm họ ở nhà cô dâu, chính người viết đã nghe ít nhất có hai câu đố trên, tất nhiên không thấy có câu trả lời thích đáng từ đối phương. Cũng có những câu đố mắc mỏ, không mong gì tìm được câu trả lời xác đáng:

Đố ai kiếm được
Cái vảy con cá trê vàng,
Lá gan con tép bạc
Mấy ngàn em cũng mua.
chỉ còn nước trả lời theo kiểu huề vốn:
Kiếm đâu cho được
Cái vảy con cá trê vàng,
Lá gan con tép bạc
Để nàng chịu mua?
:wub:

rhettbutler
20-06-2006, 21:29
hay quá sis ... tiếp đi :X

Cuong_DC9
21-06-2006, 04:22
hay quá sis ... tiếp đi :X
Gọi ông bằng chị, thế mới gay
Ngẫm ra thì cũng thấy rất hay
Từ khi xuống tóc theo bà vãi
Chẳng để làm chi, chỉ tưới cây

ThichNuDiuHien
21-06-2006, 14:05
CA DAO MẸ
Lệ Như Thích Trung Hậu
Sưu tầm
http://img236.imageshack.us/img236/8562/me9kt.jpg

Mẹ già hết gạo treo niêu,
Mà anh khăn đỏ, khăn điều vắt vai...

Mẹ nuôi con dùng dùng nén nén,
Con nuôi mẹ không được một nẹm trong tay.

Muốn cho gần bến gần thuyền,
Gần cha gần mẹ nhân duyên cũng gần.

Mất mẹ mất cả bầu trời,
Làm con phải nhớ đời đời ân sâu.

Mẹ mất thì trẻ hóa già,
Mẹ còn bảy chục vẫn là xuân xanh.

Mẹ già như ánh trăng khuya,
Dịu dàng soi tỏ bước đi con hiền

Mẹ còn là cả trời hoa,
Cha còn là cả một tòa kim cương.

Mẹ còn chẳng biết là may,
Mẹ mất mới tiếc những ngày làm con.

Mỗi đêm thắp ngọn đèn trời,
Cầu cho cha mẹ sống đời nuôi con.

Mồ côi cha ăn cơm với cá,
Mồ côi mẹ liếm lá đầu chợ.

Mỗi đêm thắp ngọn đèn trời,
Cầu cho cha mẹ sống đời với con.

Mẹ già ở túp lều tranh,
Đói no không biết, rách lành không hay.

Mẹ già như chuối ba hương,
Như xôi nếp một, như đường mía lau.

Mẹ cha là biển là trời,
Nói sao hay vậy đâu dám cãi lời mẹ cha.

Mẹ nuôi con biển hồ lai láng,
Con nuôi mẹ kể tháng kể ngày.

Mẹ già ở túp lều tranh,
Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con.

Mẹ già như chuối chín cây,
Gió đưa mẹ rụng con thời mồ côi.

Mẹ già tượng quá ngọc vàng,
Đền bồi sao xiết muôn vàn công ơn.

Mất cha con cũng u ơ,
Mất mẹ con cũng bơ vơ một mình.

Mẹ già đầu bạc như tơ,
Lưng đau con đở, mắt lờ con nuôi.

Mẹ một trăm thương con tám chục,
Biết lấy chi báo đức cao thâm,
Nhân ngày thắng hội Vu Lan,
Cầu cho cha mẹ Lạc bang dự phần.

Mẹ nuôi con bấy lâu rồi
Nuôi con cho đến thành người mới nghe
Miệng ru mắt nhỏ hai hàng
Nuôi con càng lớn mẹ càng thêm lo.

Mẹ già như mẹ già tôi,
Tôm he bóc nõn tôi nuôi mẹ già.
Bao giờ thuyền đổ sao ba,
Thì anh nuôi lấy mẹ già cùng em.

Mẹ thương đứa con đầu lòng,
Mẹ dạy hai chữ đầu lòng thương yêu.
Thương đời như nước thương non,
Thương cha thương mẹ lại thương hòa bình.

Mẹ già ở chốn lều tranh,
Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con.
Lòng son dạ sắt càng thêm,
Lòng đà trăng gió ai tìm lấy ai.

Mẹ già tóc bạc như tơ,
Nhân duyên trời định đang khiến chờ nghĩa em.

Mình về ta chẳng cho về,
Ta nắm lấy áo ta đề câu thơ.
Câu thơ ba chữ rành rành,
Chữ Trung, chữ Hiếu, chữ Tình.
Chữ Trung thì để phần cha,
Chữ Hiếu phần mẹ, đôi ta chữ Tình.

Mẹ anh lội bụi lội bờ,
Sao anh áo lụa quần tơ ngày ngày?
Mẹ anh bụng đói thân gầy,
Sao anh vui thú mâm đầy cổ cao?
Mẹ anh như tép lao xao,
Sao anh lấp lánh như sao trên trời?
Mẹ anh quần quật một đời,
Sao anh ngoảnh mặt anh cười cợt hoa?
:wub:

ThichNuDiuHien
18-07-2006, 10:08
Họa hình ca dao

http://img291.imageshack.us/img291/78/hoahinhcdoe3.jpg

Tuyệt !
:yes: :yes: :yes:

namhoang
23-09-2006, 13:36
Bác nào hát hiphop phổ nhạc cho bài tát nước đầu đình. Em cảm thấy có chút hợp lý

ThichNuDiuHien
26-10-2006, 15:05
Phạm Thị Nhung
BÍ QUYẾT TRƯỜNG XUÂN QUA CA DAO TỤC NGỮ

Người xưa tuổi thọ kém, ai sống tới bảy mươi đã cho là hiếm hoi, nhân sinh thất thập cổ lai hi. Đã vậy, nhiều người suốt đời chỉ hùng hục làm việc, chạy theo bả lợi danh, bo bo giữ của không biết hưởng đời là gì, tới khi già yếu, sắp xuôi tay nhắm mắt, tính sổ cuộc đời mới thấy là dại:


Một năm là mấy tháng xuân
Một đời phỏng được mấy lần vinh hoa?
Chẳng ăn, chẳng mặc, chẳng chơi
Bo bo giữ lấy của trời làm chi?
Bẩy mươi chống gậy ra đi
Than thân rằng thuở đương thì chẳng chơi.

Từ đó, người xưa rút kinh nghiệm, để lại cho con cháu biết bao là lời khuyên bảo chí lý, không ngoài mục đích khuyến khích chúng ta hãy biết tận hưởng những hương vị của cuộc sống ngay từ thuở thanh niên son trẻ, cùng cho chúng ta bí quyết để kéo dài tuổi xuân:


Ai ơi chơi lấy kẻo già
Măng mọc có lứa người ta có thì.
Chơi xuân kẻo hết xuân đi
Cái già sồng sộc nó thì theo sau.
Mỗi năm, mỗi tuổi, mỗi già
Chẳng lo liệu trước ắt là luỵ sau.

Ngày nay, chúng ta đều biết rằng khoa học tiến bộ vượt bực đã giúp cho con người rất nhiều phương tiện để được hưởng một cuộc sống tiện nghi, thoải mái và lý thú hơn xưa. Đồng thời ngành y dược cũng tiến bộ đáng kể, đã giúp cho con người chữa được lắm bệnh hiểm nghèo, tăng thêm phần sức khoẻ và kéo dài tuổi thọ. Những kết quả nầy tuy đã đem lại nhiều phúc lợi cho nhân loại, nhưng vì thiếu tính chất nhân bản nên chúng vẫn không giúp cho con người đạt được chân hạnh phúc. Đây chính là lý do khiến chúng ta thích đọc lại ca dao, tục ngữ, một loại văn chương bình dân truyền khẩu phong phú của dân tộc, để tìm hiểu xem đâu là quan niệm nhân sinh của người xưa, và qua đó, chúng ta lĩnh hội được những gì về bí quyết trường xuân để đem lại cho mình một đời sống hạnh phúc trọn vẹn, lâu dài ?

Sau khi nghiên cứu tục ngữ, ca dao, chúng ta hẳn thấy bí quyết trường xuân của người xưa đã được qui vào những điểm sau đây:

1)- Người xưa trước hết phải biết sống qua triết lý tri túc, tiện túc, nghĩa là biết đủ ấy là đủ. Chính vì biết sống an phận, không đòi hỏi nhiều nên cuộc sống mới được nhàn nhã, tâm hồn được thảnh thơi:


Ông cả ngồi trên sập vàng
Cả ăn cả mặc lại càng cả lo.
Ông bếp ngồi trong xó tro,
Ít ăn, ít mặc, ít lo, ít làm.

Huống chi cuộc đời qúa ngắn ngủi, làm nhiều làm chi cho khổ thân:


Đời người sống mấy gang tay,
Hơi đâu cặm cụi cả ngày lẫn đêm.

2)- Phải biết quẳng gánh lo đi mà vui sống. Sự lo nghĩ buồn phiền làm cho tâm thần rã rượi, mặt mày héo úa, xấu xí, sức khoẻ sa sút. Ông Nguyễn Gia Thiều trong Cung Oán Ngâm Khúc và bà Đoàn Thị Điểm trong Chinh Phụ Ngâm đã phải công nhận điểm nầy:


Chiều ủ dột giấc mai trưa sớm
Vẻ bâng khuâng hồn bướm vẩn vơ.
(Cung Oán)

Võ vàng đổi khác dung nhan
Khuê ly mới biết tân toan dường này.
(Chinh Phụ)

Bởi vậy ca dao mới khuyên ta chớ nên cả lo như các bà mẹ xưa, mười chuyện lo cả mười, chuyện không đáng cũng lo, như thế thì lo cả đời chưa hết:


Mẹ già lo bẩy, lo ba
Lo cau trổ muộn, lo già hết duyên.

Và phải biết xem nhẹ, xem thường mọi chuyện:


Lo gì mà lo, lo con bò trắng răng
Mua ba đồng thuốc nhuộm răng cho bò.

3)- Đồng thời phải nuôi dưỡng các đức tính Từ Bi, Hỉ, Xả. Có biết cảm thông, xót thương, giúp đỡ và tha thứ cho người, tâm ta mới không vướng bận, ghét ghen, oán thù mà hằng giữ được trong sáng, hoan lạc:


Có câu tích đức tu thân
Hoạn nạn tương cứu, phú bần tương tri (trì)
Đấng trượng phu đừng thù mới đáng
Đấng anh hùng đừng oán mới hay.

4)- Cái tâm trong sáng, hoan lạc nầy lại cần được thể hiện qua nụ cười luôn tươi nở trên môi. Khi cười, không những các bắp thịt mặt được thư dãn, vẻ mặt trông tươi mát. Lòng ta cũng cảm thấy phấn khởi, hạnh phúc. Giá trị của nụ cười đã được người xưa xác nhận qua câu tục ngữ:


Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ.

Ngoài ra nụ cười tươi còn gây được ảnh hưởng vui sống cho những người xung quanh:


Ngó lên lỗ miệng em cười
Như búp hoa nở, như mặt trời mới lên.
Mình về mình nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.
Trăm quan mua mấy miệng cười
Nghìn quan chẳng tiếc,
Tiếc nụ cười em xinh.
(Đúng ra là: nghìn quan chẳng tiếc, tiếc người răng đen)

Giá trị nụ cười không chỉ được người Á Đông chúng ta đề cao mà ngay cả ở Âu Mỹ cũng có nhiều câu danh ngôn được truyền tụng: chaque fois qu’un homme sourit et plus encore quand il rit, il ajoute quelque chose à ce brin de vie (mỗi khi người đàn ông mỉm cười và hay hơn nữa khi hắn cười, hắn đã thêm một chút gì có ý nghĩa cho cuộc đời mong manh này).
Le sourire appporte la chaleur à celui qui recoit, ne coute rien à celui qui donne (Nụ cười mang lại sự ấm áp cho người nhận, mà người cho chẳng mất mát gì cả).

5)- Phải biết giữ vệ sinh cho thân thể. Con người, thân thể có sạch sẽ, mới khoẻ mạnh, nhan sắc các bà, các cô phần lớn do cái răng, cái tóc quyết định:


Cái răng, cái tóc là góc con người

Ai muốn có một hàm răng đều đặn, tươi xinh, sáng ngời như những câu ca dao vừa dẫn chứng ở trên tất phải biết phép giữ vệ sinh và bồi dưỡng cho răng lợi. Bằng chẳng chịu giữ gìn, răng sẽ bị sâu, bị thối, bị sún, bị sứt, bị gẫy, nhan sắc trông chẳng còn đẹp tí nào, mà khi ăn khó nhai, khó cắn, mất cả ngon. Vậy, muốn sạch miệng, tốt răng người xưa dạy phải súc miệng bằng nước muối, phải ăn trầu và nhuộm răng đen. Muốn thơm da, mát thịt thì tắm nước nấu lá hương nhu, lá rau mùi hay cách hoa ngọc lan. Còn muốn tốt tóc sạch gầu thì:


Tốt tóc thì có mần trầu
Sạch ghét, sạch gầu bồ kết với chanh.

Người sạch sẽ là người biết tự trọng và dễ gây được thiện cảm với người xung quanh mình, nhất là người đó lại thuộc phái đẹp:


Nước trong ai chẳng rửa chân,
Cái má trắng ngần ai chẳng muốn hôn.

6)- Bổn phận làm đẹp. Nam hay nữ đều nên làm đẹp, riêng phái nữ thì làm đẹp còn phải kể là một bổn phận, để tạo hạnh phúc cho gia đình. Trong Chinh Phụ Ngâm, bà Đoàn Thị Điểm cũng đã công nhận như thế:


Xin vì chàng xếp bào cởi giáp
Xin vì chàng rũ lớp phong sương.
Vì chàng tay chuốt chén vàng
Vì chàng điểm phấn, đeo hương não nùng.

Người ta làm đẹp qua cách điểm trang và cách ăn mặc. Làm đẹp giúp người ta trông trẻ ra, đẹp hơn và có duyên thêm:


Trắng da vì bởi phấn giồi
Đen da vì bởi em ngồi chợ trưa.
Có trầu cho miếng đỏ môi
Có rượu cho chén thêm tươi má hồng.
Cau già, dao sắc lại non
Nạ dòng trang điểm lại giòn hơn xưa.

Người tốt về lụa
(Lúa tốt về phân)
Chân tốt về hài
Tai tốt về hoãn.

Và cũng vì trang điểm đẹp thêm nên ta cảm thấy tự tin hơn, yêu đời hơn và cuộc đời cũng vì đó mà lên hương thêm, cao giá thêm:


Còn duyên như tượng tô vàng
Hết duyên như tổ ong tàn ngày mưa.
Còn duyên kẻ đón người đưa
Hết duyên đi sớm về trưa một mình.
Còn duyên kén những trai tơ
Hết duyên ông lão cũng vơ làm chồng.

7)- Phải biết ăn uống sao cho bổ và ngon. Tục ngữ có câu "dĩ thực vi tiên". Người xưa xem chuyện ăn uống quan trọng hơn cả, vì hiểu rằng:


Ăn vóc học hay.

Hoặc:


Có thực mới vực được đạo

Và:


No nên bụt, đói ra ma.

Hiển nhiên có ăn mới khoẻ mạnh nên hình dạng con người đẹp đẽ, cũng như có học mới thành người giỏi, người tài. Sau nữa, có ăn no đủ người ta mới dễ dàng giữ được nhân cách, đạo đức, sống đời từ bi bác ái. Khi đã xem vấn đề ăn uống là chuyện hàng đầu ở đời, mà chuyện ăn uống lại là chuyện tế nhị, chuyện nghệ thuật, chuyện văn hoá chứ phải thường đâu, nên người ta mới cần đến tài nội trợ, bếp núc đảm đang, khéo léo của các bà các cô.
Tất nhiên không kể đến những người quá nghèo, hay đang gặp cơn bĩ cực, không tiền mua gạo đã phải ăn rau, ăn ráy, ăn khoai độn bụng để sống tạm qua ngày:


Đói ăn rau, đau uống thuốc.

Đói thì ăn ráy, ăn khoai
Chớ thấy lúa trỗ tháng hai mà mừng.

Còn người nội trợ bình thường nào cũng biết "liệu cơm gắp mắm", nghĩa là biết tuỳ theo khả năng mà lo cho chồng con được cơm dẻo canh ngọt. Hai bữa ăn chính của dân ta, cơm là căn bản nên phải lo trước tiên. Theo người xưa:


Cơm ba bát, áo ba manh
Đói chẳng xanh, rét chẳng chết

Như thế, một con người cơm đủ no (mỗi bữa ba bát) sẽ có đủ sức khoẻ để chống chọi với khí hậu khắc nghiệt. Cơm đủ ăn rồi, người ta mới nghĩ đến cách nấu nướng, chế biến thực phẩm thành những món ăn làm sao đem lại sự khoái khẩu và tăng thêm chất lượng dinh dưỡng cho cơ thể.


Nhiều tiền mua thịt
Ít tiền mua xương.

Đúng vậy, người nội trợ khôn ngoan, khéo léo dù ít tiền vẫn có thể sửa soạn những món ăn ngon cho gia đình:


Trời mưa cho ướt lá dừa
Cho tươi luống cải cho vừa lòng em.
Cho em hái đọt rau dền,
Nấu tô canh ngọt dâng lên mẹ già.

Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan, vợ húp gật đầu khen ngon.

Bồng em đi dạo vườn cà,
Cà non chấm mắm, cà già làm dưa.

Chồng chê thì mặc chồng chê,
Dưa khú nấu với cá trê ngọt lừ.

Nói chung ở thôn quê Việt Nam xưa, nhà nào có đủ gạo ăn, lại có được cái ao rau muống với hai món tương cà gia bản thì có thể yên tâm là gia đình sẽ được đủ no và gia đạo sẽ được an vui:


Nhà em có vại cà đầy
Có ao rau muống, có đầy chĩnh tương.
Dầu không mỹ vị cao lương
Trên thờ cha mẹ, dưới nhường anh em.

Một nhà vui vẻ êm đềm,
Đói no tuỳ cảnh, không thèm luỵ ai.

Còn những gia đình khá giả hơn thì người nội trợ thường hay sửa soạn, nấu nướng những món ăn đắt tiền hơn, cầu kỳ hơn cốt làm tăng thêm khẩu vị cho mọi người. Cũng vì miếng ngon nhớ lâu nên người ta có thể kể lại vanh vách. Này đây là những món ngon dành cho mẹ già:


Tôm rằn lột bỏ đuôi
Giã gạo cho trắng mà nuôi mẹ già.
Ba tiền một khứa cá buôi
Cũng mua cho được để nuôi mẹ già.

Này đây là những món ngon dành cho vợ chồng con cái:


Cơm trắng ăn với chả chim
(Chồng đẹp vợ đẹp những nhìn mà no).

Thương chồng nấu cháo le le
Nấu canh bông bí, nấu chè hột sen.

Bậu câu cá bống, ngắt đầu kho tiêu
Kho tiêu, kho mở, kho hành
Kho ba lượng thịt để dành cho em ăn.

Sống thì cua nướng, ốc lùi
Chết cũng nên đời, ăn những miếng ngon.

Sống ở trên đời ăn miếng dồi chó
Chết xuống âm phủ biết có hay không?

Các bà nội trợ còn lo sắp xếp thực đơn mỗi ngày, mỗi bữa những món ăn khác nhau cho chồng con ăn không chán, lại thấy lạ và ngon miệng:


Sáng ngày bồ dục chấm chanh
Trưa gỏi cá cháy, tối canh cá chầy.

Việc bếp núc cũng lắm công phu, muốn thành công người ta phải nắm được một số bí quyết, như:
Mùa nào thức ấy. Như thế vừa rẻ vừa ngon, vừa tươi và có nhiều chất bổ dưỡng giúp phát triển và bảo trì cơ thể lành mạnh:


Chim, gà, cá, lợn, cành cau
Mùa nào thức ấy, giữ mầu nhà quê.

Biết cách chọn mua thực phẩm sao cho tươi và ngon:


Mua thịt thì chọn miếng mông
(Lấy chồng thì chọn con tông nhà nòi)

Trông mặt mà bắt hình dong
Con lợn có béo thì lòng mới ngon.

Mua bầu xem cuống
Mua rau xem lá
Mua cá xem mang
Mua cua xem càng.

Món ăn nào phải dùng gia vị ấy. Ngoài ra làm ăn phải sạch sẽ, giữ cho đồ ăn được tinh khiết, trong lành mới là trọn vẹn:


Con gà tục tác lá chanh
Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi,
Con chó khóc đứng khóc ngồi
Mẹ ơi đi chợ mua tôi đồng giềng.

- Cá không ăn muối cá ươn.


- Thịt đầy canh không hành không ngon.

- Cái cò, cái vạc, cái nông
Ba con cùng béo, vặt lông con nào?
Vặt lông con vạc cho tao
Hành, răm, mắm muối bỏ vào mà thuôn.

Con lươn có tiếng hôi tanh
Xào nấu sạch sẽ cũng thành món ngon.
Rau cải nấu với cá rô
Gừng thêm một lát, cho cô giữ chồng.

Nên biết những đặc sản của mỗi vùng. Khi đã biết, ra chợ dễ mua bán, và khi đã mua được cây trái, thực phẩm ngon rồi, người nội trợ chắc chắn dễ thành công hơn trong việc cơm nước cho gia đình, hay những bữa tiệc tùng cho họ hàng, bè bạn:

Thí dụ 1, thổ sản miền Nam:


Xoài nào ngon bằng xoài Cao Lãnh
Vú sữa nào ngọt bằng vú sữa Cần Thơ?
Sầu riêng măng cụt Cái Mơn
Bắp thì Chợ Giữa, giồng khoai Mỹ Hoà.

Bến Tre nước ngọt lắm dừa
Ruộng vườn mầu mở, biển thừa cá tôm.

Bánh tráng Mỹ Lồng
Bánh phồng Sơn Đốc.

Thí dụ 2, thổ sản miền Trung:


Ốc gạo Thanh Hãn
Mật rú Bát Phường
Măng cây Huyện Do
Gầm ghì Chợ Huyện
Thơm rượu Hà Trung
Mắm ruốc Cửa Tùng
Mắm nêm Chợ Sải

Thí dụ 3, thổ sản Miền Bắc:


Dưa La, cà Láng, nem Báng, tương Bần
Nước mắm Vạn Cân, cá rô Đầm Sét

Biết chọn các món ăn đi cặp với nhau cho tăng khẩu vị. Cuối cùng người nội trợ tế nhị, từng trải còn phải biết sắp xếp những món ăn nào đi cặp với nhau khiến ăn vào cho tăng khẩu vị, như:


Mâm cốm kẽo kẹt mâm hồng
(Bát bịt, mâm đồng kẽo kẹt một nơi).

Mâm thịt kẽo với mâm xôi
Thịt bùi, xôi dẻo kẽo nơi bà già

Cùi dừa kẽo kẹt bánh đa
Cái dĩa thịt gà kẽo kẹt lá chanh.

Nồi cơm kẽo với nồi canh
Quả bí trên nhành kẽo với tôm he

Bánh tráng kẽo với nước chè (trà)...

Cơm nắm ăn với thịt dim
Vừa bùi vừa dẻo lại thêm mặn mà.

Chính nhờ tài nội trợ cơm nước khéo léo và cách sắp xếp món ăn hợp khẩu vị này mà các bà vợ Việt Nam đã bảo vệ được hạnh phúc gia đình. Người chồng đi xa nhà, thấy nhớ món ăn ngon của vợ lại muốn mau mau trở về:


Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.

Nấu ăn ngon đã trở thành một trong những bí quyết tạo hạnh phúc và giữ hạnh phúc gia đình. Đấy là lý do vì sao không một bà mẹ Việt Nam nào lại không dạy con gái nghệ thuật nấu nướng. Và cô gái nào có tiếng nấu nướng giỏi, có kém nhan sắc một chút vẫn lấy được chồng ngon lành như thường:


Có phúc lấy được vợ già
Vừa sạch cửa nhà, lại ngọt cơm canh.

8)- Ăn chơi phải có chừng mực. Ăn uống vừa bổ, vừa ngon miệng tất đem lại cho con người nhiều sức khoẻ. Có sức khoẻ lại có đạo đức, người ta mới mong sinh được những đứa con tốt lành:


Trứng rồng lại nở ra rồng
Liu điu lại nở ra dòng liu điu.

Có sức khoẻ người ta mới mong hưởng thụ được nhiều lạc thú ở đời. Thôi thì đủ cả:


Làm trai cho đáng nên trai
Phú Xuân cũng trải, Đồng Nai cũng từng.

Già thì già tóc, già tai
Già răng, già lợi, đồ chơi không già.

Tuy nhiên chúng ta đều biết cái gì thái quá cũng không nên:


Ăn lắm thì hết miếng ngon
Nói lắm thì hết lời khôn hoá rồ.

Bởi vậy, nếu người ta cứ mặc sức ăn chơi, hưởng thụ theo cái lối buông thả, chơi cố:


Đã sinh tài sắc ở đời
Chẳng ăn cũng thiệt, chẳng chơi cũng hoài.

Không tự giới hạn, kiềm chế được mình thì rồi trường xuân đâu chẳng thấy, tật bệnh đã theo nhau kéo đến. Lúc bấy giờ ăn chẳng được, mà ngủ cũng chẳng yên, người ta mới thấm thía được hết ý nghĩa của câu:


Ăn được, ngủ được là tiên
Không ăn, không ngủ, mất tiền thêm lo.

Thêm lo thì đã quá muộn rồi. Vậy, muốn được sống trường thọ, kéo dài tuổi xuân thì ăn chơi phải có điều độ, phải biết dè chừng, theo tinh thần tự chế:


Tay tiên chuốc chén rượu đào
Đổ đi dẫu tiếc, uống vào tất say.
(Đúng ra là: Đổ đi thì tiếc, uống vào thì say).

Ngày nay, nhân loại đã bước sang thế kỷ XXI. Sách báo và nhiều người xung quanh ta thường nói đến những vấn đề liên quan đến các phát minh tiến bộ vượt bực của khoa học như về các loại máy móc điện tử, về truyền thống vệ tinh, cùng các tiến bộ đáng kể của ngành y dược như đã tìm ra các phương thuốc trị bệnh hiểm nghèo, đã cứu được nhiều sinh mạng bằng phép ghép thận, ghép gan, thay tim, v...v...
Nhờ vậy, con người đã được hưởng một cuộc sống văn minh vật chất tiến bộ đáng kể, và sức khoẻ cũng được bảo vệ tối đa, tuổi thọ vì thế đã gia tăng rất nhiều. Người xưa, năm mươi tuổi đã được liệt vào thọ cách, ai sống đến bảy mươi cho là hi hữu. Người nay, tuổi thọ trung bình đã vượt lên từ bảy mươi lên tới tám mươi tuổi. Có nhiều cụ đã sống trên cả trăm tuổi (cụ bà Jeanne Clément là người thọ nhất thế giới, đã ăn mừng sinh nhật lần thứ 126!). Vậy mà chúng ta còn giở lại những câu ca dao, thành ngữ cổ truyền của dân tộc để tìm hiểu, học hỏi thêm về những bí quyết trường sinh của người xưa, không biết như thế có lạc hậu không?
Tôi thiết nghĩ là không. Thực vậy, nếu chúng ta nắm được nghệ thuật sống, nghĩa là biết dung nạp những ưu điểm của hai lối sống kia để bổ khuyết cho nhau, như chúng ta vẫn sống đời văn minh tiến bộ của Aâu Mỹ để được bảo đảm sức khoẻ cùng những tiện nghi vật chất. Nhưng chúng ta sẽ không bắt chước tinh thần Âu Mỹ chạy đua với kim đồng hồ, đua đòi, đuổi theo những tiện nghi để bị lệ thuộc tiện nghi, khiến lúc nào cũng phải sống vội vã: hùng hục làm việc, hùng hục hưởng thụ, để rồi suốt đời sống trong vòng quẩn quanh này, mà chúng ta nên sáng suốt trở về sống với quan niệm nhân sinh của ông cha ta: sống giản dị, tri túc tiện túc, thanh thản, hoà hợp với thiên nhiên, đồng thời hướng về những thú vui tinh thần thanh cao nhân ái và đạo nghĩa.
Chỉ có quan niệm sống dung hợp như thế chúng ta mới có nhiều cơ may kéo dài tuổi xuân, và tâm hồn lúc nào cũng được thoải, mái, hạnh phúc. Và chỉ có quan niệm sống dung hợp như thế mới thực sự thích hợp với bản chất và tâm tính con người Việt Nam.
:)

ThichNuDiuHien
20-11-2006, 15:35
Tình yêu
Ai đem con sáo sang sông
Ðể cho con sáo sổ lồng bay cao

Ai đi bờ đất một mình
Phất phơ chiếc áo giống hình phu quân

Ai đi đâu đấy hỡi ai
Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm

Ai đi đường ấy hỡi ai
Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm
Tìm em như thể tìm chim
Chim bay biển Bắc, đi tìm biển Ðông

Ai đi muôn dặm non sông
Ðể ai chứa chất sầu đong vơi đầy

Ai làm cho bướm lìa hoa
Cho chim xanh, nở bay qua vườn hồng

Ai làm cho dạ em buồn
Cho con bướm lụy, chuồn chuồn lụy theo

Ai làm Nam Bắc phân kỳ
Cho hai giòng lệ đầm đìa nhớ thương

Ai về có nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười

Ai về em gởi bức thơ
Hỏi người bạn cũ bây giờ nơi nao
Non kia ai đắp mà cao
Sông kia, biển nọ ai đào mà sâu

Anh buồn có chỗ thở than
Em buồn như ngọn nhang tàn thắp khuya

Anh đã có vợ hay chưa ?
Mà anh ăn nói gió đưa ngọt ngào
Mẹ già anh ở nơi nao ?
Ðể em tìm vào hầu hạ thay anh

Anh đi ba bữa anh về
Rừng sâu nước độc anh đừng ở lâu

Anh đi đường ấy xa xa
Ðể em ôm bóng trăng tà năm canh
Nước non một gánh chung tình
Nhớ ai ai có nhớ mình hay chăng

Anh đi em một ngó chừng
Ngó sông sông rộng, ngó rừng rừng sâu

Anh đi, em ở lại nhà
Hai vai gánh vác mẹ già, con thơ
Lầm than bao quản muối dưa
Anh đi, anh liệu chen đua với đời

Anh đi kiệu lộng ba bông
Bỏ em cấy lúa đồng không một mình

Anh thương em trầu hết lá lươn
Cau hết nửa vườn, cha mẹ nào hay
Dầu mà cha mẹ có hay
Nhứt đánh nhì đày, hai lẽ mà thôi
Gươm vàng để đó em ôi
Chết thì chịu chết, lìa đôi anh không lìa

Anh về bán ruộng cây da
Bán cặp trâu già, mới cưới đặng em.

Anh về đếm hết sao trời
Em đây kết tóc ở đời với anh

Anh về em chẳng dám đưa
Hai hàng nước mắt như mưa tháng Mười

Anh về để áo lại đây
Ðể khuya em đắp gió Tây lạnh lùng.
Gió lạnh lùng lấy mùng em đắp
Ðể áo anh về đi học kẻo trưa.

Anh về em chẳng cho về
Em níu vạt áo em đề câu thơ
Câu thơ ba chữ rành rành
Chữ trung, chữ hiếu, chữ tình là ba
Chữ trung thì để phần cha
Chữ hiếu phần mẹ đôi ta chữ tình

Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh không hỏi những ngày còn không?
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng, như cá cắn câu
Cá cắn câu biết đâu mà gở
Chim vào lồng biết thuở nào ra

Bao giờ cạn rạch Ðồng Nai
Nát chùa Thiên Mụ mới phai lời nguyền

Bao giờ cây cải làm đình
Gỗ lim ăn ghém thì mình lấy ta

Bao giờ cho chuối có cành
Cho sung có nụ, cho hành có hoa
Bao giờ chạch đẻ ngọn đa
Sáo đẻ dưới nước, thì ta lấy mình

Bao giờ cho đặng thảnh thơi,
Tay têm thuốc cống, mong mời lang quân

Bao phen lên ngựa ra về
Cầm cương níu lại xin đề câu thơ
Câu thơ ba bốn câu thơ
Câu đợi, câu chờ, câu nhớ, câu mong

Bắp non mà nướng lửa lò
Ðố ai ve được con đò Thủ Thiêm

Bậu buồn, qua dễ chẳng buồn
Cá dưới sông biếng lội, chim trên nguồn biếng bay

Bảy với ba tính ra một chục
Còn tam tứ lục tính lại cửu chương
Liệu bề đáp được thì thương
Ðừng gieo gánh nặng nửa đường bỏ em

Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa ?
Mận hỏi thời đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào

Bên này sông em bắc cây cầu mười tấm ván
Bên kia sông em lập cái quán mười hai từng
Bán buôn nuôi mẹ cầm chừng đợi anh

Bến em có gốc dừa tơ
Ðêm trăng em đứng em chờ đợi ai

Ba trăng là mấy mươi hôm,
Mai Nam nắng trước, chiều Nồm quạnh sau
Chàng đừng phụ khó tham giàu
Khi lành tôn trượng, khi đau phụ phàng

Bạc sao bạc trắng như vôi
Ðể cho nước chảy hoa trôi lỡ làng

Bắc thang lên hái hoa vàng
Vì ai cho thiếp biết chàng từ đây

Bạn nghèo thuở trước chớ quên
Vợ cùng kham khổ, chẳng nên phụ tình

Bởi anh đành đoạn
Ðốn ngọn cây bần
Không cho ghe cá đậu gần ghe tôm
Thương anh em phải sớm hôm ngóng chờ

Bóng trăng anh tưởng bóng đèn
Bóng cây anh ngỡ bóng thuyền em sang

Bùn xa bèo, bùn khô bèo héo
Lựu xa đào, lựu xéo đào xiên
Vàng cầm trên tay rớt xuống không phiền
Chỉ phiền một nỗi nợ với duyên không tròn

Bước sang canh một anh thắp ngọn đèn vàng
Chờ con bạn ngọc thở than đôi lời
Canh hai vật đổi sao dời
Tính sao nàng tính trọn đời thủy chung
Canh ba cờ phất trống rung
Mặc ai ai thẳng, ai dùn mặc ai
Canh tư hạc đậu cành mai
Sương sa lác đác khói bay mịt mờ
Canh năm tơ tưởng tưởng tơ
Chiêm bao thấy bậu, dậy rờ chiếu không

Bước xuống ruộng sâu, em mang sầu tấc dạ
Tay em ôm bó mạ, luỵ ứa hai hàng
Ai làm lỡ chuyến đò ngang
Cho loan với phượng đôi hàng biệt ly

Bớ người không quen ơi
Nghe anh em cũng muốn thương nhiều
Nhưng hoa đà có chủ, khó chiều dạ anh

Bên kia sông, ai lập kiểng chùa Tân Thiện
Bên này sông, qua lập cái huyện Hà Ðông
Huyện Hà Ðông để cho ông Bao Công xử kiện
Chùa Tân Thiện nhiều kẻ tu hành
Chim kêu dưới suối trên cành
Qua không bỏ bậu, sao bậu đành bỏ qua?

Biết anh thích mắm cá trèn
Nên em chịu khó bẻ thêm đọt xoài
Chớ bông trang trước cửa ai sửa bông trang vàng
Ngày thời chuyện vãn nên tối lại mơ màng thấy em

Cách một khúc sông kêu rằng cách thủy
Sàigon xa, chợ Mỹ không xa
Gởi thơ thăm hết mọi nhà
Trước thăm phụ mẫu sau là thăm em

Cầm tay em như ăn bì nem gỏi cuốn
Dựa lưng nàng như uống chén rượu ngon

Cầm vàng mà lội qua sông
Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng

Cành đào lá liễu phất phơ
Lấy ai thì lấy, đợi chờ nhau chi

Cánh hồng bay bổng trời Thu
Thương con chim, gáy cúc cu trong lồng

Canh khuya thắp chút dầu dư
Tim loan cháy lụn thiếp sầu tư một mình

Cất lên một tiếng la đà
Cho chim nhớ tổ, cho gà nhớ con

Cất lên một tiếng linh đình
Cho loan nhớ phụng, cho mình nhớ ta

Cây trên rừng hoá kiểng
Cá dưới biển hoá long
Con cá lòng tong ẩn bóng ăn rong
Anh đi lục tỉnh giáp vòng
Ðến đây trời khiến đem lòng thương em

Cha mẹ anh có đánh quằn đánh quại
Bắt anh ra treo tại nhành dương
Biểu từ ai, anh từ đặng
Chớ biểu từ người thương, anh không từ

Cha mẹ bú mớm nâng niu
Tội trời đành chịu, không yêu bằng chồng
Ai kêu, ai hú bên sông
Mẹ gọi con dạ, có chồng phải theo

Chàng ơi phụ thiếp làm chi
Thiếp như cơm nguội dành khi đói lòng

Chẳng tham nhà ngói rung rinh
Tham vì một nỗi anh xinh miệng cười

Chàng về cho chóng mà ra
Kẻo em chờ đợi, sương sa lạnh lùng

Chẳng xinh cũng thể đôi ta
Chẳng thơm cũng thể là hoa ngâu tàu

Chàng về để áo lại đây
Ðể khuya em đắp gió Tây lạnh lùng

Chàng về để áo lại đây
Phòng khi em nhớ cầm tay đỡ buồn

Chén tình là chén say sưa
Nón tình anh đội nắng mưa trên đầu

Chẻ tre bện sáo cho dầy
Ngăn ngang sông Mỹ có ngày gặp em

Chê đây, lấy đấy sao đành
Em chê cam sành , lấy phải quít hôi
Quít hôi bán một đồng mười
Cam ba đồng một, quít ngồi trơ trơ

http://img329.imageshack.us/img329/6799/query3.jpg

Chiếc thuyền kia nói có
Chiếc ghe nọ nói không
Phải chi miễu ở gần sông
Em thề một tiếng kẻo lòng anh nghi

Chiều chiều ra đứng cổng làng
Nghe trống bãi tràng, em chạy đón anh

Chim quyên ăn trái nhãn lồng
Lia thia quen chậu, vợ chồng quen hơi

Chim quyên xuống suối tha mồi
Thấy em lao khổ, anh ngồi sao yên

Chim xa rừng thương cây nhớ cội
Người xa người tội lắm người ơi!
Chẳng thà không gặp thì thôi
Gặp rồi mỗi đứa một nơi sao đành

Cho em trở lại đường xưa
Ðể em tìm lại gốc dừa cạnh ao
Lời anh âu yếm chiều nào
Thoảng vang trong gió rì rào còn đây

Chờ em biết đến bao giờ
Vạc kêu sườn núi, trăng mờ đầu non

Cho hay tiên lại tìm tiên
Phượng hoàng đâu dám sánh duyên đàn gà

Chừng nào đá nổi rong chìm
Muối chua chanh mặn anh tìm được em

Chuồn chuồn mắc phải nhện vương
Ðã trót quấn quít thì thương nhau cùng

Có chả anh tính phụ xôi
Có cam phụ quít, có người phụ ta
Có quán đình, phụ cây đa
Ba năm quán đổ cây đa vẫn còn
Có mực thì anh phụ son
Có kẻ đẹp giòn tình phụ nhân duyên
Có bạc anh tính phụ tiền
Có nhân nghĩa mới, quên tình người xưa

Cô kia má đỏ hồng hồng
Cô chưa lấy chồng, còn đợi chờ ai
Buồng không lần lữa hôm mai
Ðầu xanh mấy chốc, da mồi tóc sương

Có mình ăn muối cũng vui
Vắng mình một bữa không vui chút nào

Cổ tay em trắng lại tròn
Ðể cho ai gối nó mòn một bên

Có thương thì thương cho chắc
Bằng trục trặc thì mặc qua luôn
Ðừng như con thỏ đứng đầu truông
Khi vui giỡn bóng, khi buồn giỡn trăng

Cò vàng ẩn bụi lá xanh
Cò đương chờ cá, như anh chờ nàng

Cực lòng thiếp lắm chàng ôi
Kiếm nơi khuyết tịch thiếp ngồi thiếp than
Than vì cây lúa lá vàng
Nước đâu mà tưới nó hoàn như xưa
Trông trời chẳng thấy trời mưa
Lan khô huệ héo, thảm chưa hởi trời.

Cái răng, Ba láng
Vàm Xáng, Phong Ðiền
Anh thương em cho bạc cho tiền
Ðừng cho lúa gạo, xóm giềng họ hay

Chèo dài sông hẹp khó lùa
Thấy em ở ruộng quê mùa anh thương

Con cá lý ngư sầu tư biếng lội
Con chim xa cành sầu cội biếng bay
Sao hôm còn đợi sao mai
Chồng mà xa vợ hỏi ai không buồn?

Củi đậu nấu đậu ra dầu
Anh cưới em không đặng anh cạo đầu đi tu

Chờ anh em hết sức chờ
Chờ cho rau muống lên bờ trổ bông

Cất mái chèo loan em nhìn chàng rơi lụy
Thổn thức gan vàng tấn dị thối nan
Nhái kêu chiều xuống mé mương
Thiếp nay đà an phận còn thương nổi chàng

Chiếc khăn cô đội trên đầu
Gió xuân đưa đẩy rơi vào tay tôi
Bâng khuâng tôi chẳng muốn rời
Trao cô thì tiếc, giữ thời không yên

Có yêu thời nói rằng yêu
Chẳng yêu, thì nói một điều cho xong
Làm chi dở đục, dở trong
Lờ đờ như nước cho lòng chẳng an

Có thương mình cắt tóc thề
Chỉ trời vạch đất chớ hề bỏ nhau

Sông Cửu Long chín cửa hai dòng
Người thương anh vô số, nhưng anh
chỉ một lòng với em

Chuồn chuồn mắc phải nhện vương
Ðã trót quấn quít thì thương nhau cùng

Con chim buồn, chim bay về cội
Con cá buồn, cá lội trong sông
Em buồn em đứng em trông
Ngõ thì thấy ngõ, người không thấy người

Dao cau rọc lá trầu vàng
Mắt anh anh liếc, mắt nàng nàng đưa

Dốc một lòng lấy chồng hay chữ
Ðể ra vào kinh sử lắng nghe

Dù ai cho bạc cho vàng
Chẳng bằng trông thấy mặt chàng hôm nay

Dương Ðông gió lạnh không tình sưởi
Rượu đã say mèm vẫn nhớ thương

Ðèn cầu tàu ngọn lu ngọn tỏ
Anh trông không rõ, anh ngỡ đèn màu
Rút gươm đâm họng máu trào
Ðể em ở lại, em kiếm thằng nào hơn anh

Ðèn nhà lầu hết dầu đèn tắt
Lửa nhà máy hết cháy thành than
Nhang chùa Ông hết mạt nhang tàn
Kể từ khi em biết được chàng
Ðêm về em lăn lộn như con chim phượng hoàng bị tên

Ðèn nào cao bằng đèn Châu Ðốc
Xứ nào dốc bằng xứ Nam Vang
Một tiếng anh than ba bốn đôi vàng em không tiếc
Anh lấy đặng em rồi anh trốn biệt lánh thân

Ðèn nào cao bằng đèn Sa Ðéc
Gái nào đẹp bằng gái Nha Mân
Anh thả ghe câu lên xuống mấy lần
Thương em đứt ruột, nhưng tới gần lại run

Ðêm khuya nguyệt lặn sao tàn
Ðồng hồ điểm nhặt nhớ chàng không quên

Ðêm khuya ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn trông sao sao mờ .
Buồn trông con nhện giăng tơ
Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai?
Buồn trông chênh chếch sao Mai
Sao ơi, sao hỡi nhớ ai sao mờ?

Ðêm khuya thắp chút dầu dư
Tim loan cháy lụn, sầu tư một mình

Ðêm khuya thiếp mới hỏi chàng
Cau xanh ăn với trầu vàng xứng chăng?

Ðêm khuya trăng dọi lầu son
Vào ra thương bạn, héo hon ruột vàng
Bển qua đây đàng đã xa đàng
Dầu tui có lâm nguy thất thế
Hỏi con bạn vàng nó cứu không?

Chiều rồi kẻ Bắc, người Ðông
Trách lòng người nghĩa, nói không thiệt lời

Ðêm nằm tàu chuối có đôi
Hơn nằm chiếu tốt lẻ loi một mình

Ðêm qua, đêm lạnh, đêm lùng
Ðêm đắp áo ngắn, đêm chung áo dài
Bây giờ chàng đã nghe ai
Áo ngắn chẳng đắp, áo dài không chung
Bây giờ sự đã nhạt nhùn
Giấm thanh đổ biển mấy thùng cho chua
Cá lên mặt nước, cá khô
Vì anh, em phải giang hồ tiếng tăm

Ðêm qua nguyệt lặn về Tây
Sự tình kẻ ấy, người đây còn dài
Trúc với mai, mai về trúc nhớ
Trúc trở về, mai nhớ trúc không
Bây giờ kẻ Bắc, người Ðông
Kể sao cho xiết tấm lòng tương tư

Ðêm thanh cảnh vắng
Thức trắng năm canh
Một duyên, hai nợ, ba tình
Ðường kia,nỗi nọ, phận mình ra sao?

Ði đâu cho thiếp theo cùng
Ðói no thiếp chịu lạnh lùng thiếp cam

Ði qua nhà nhỏ
Thấy đôi liễn đỏ có bốn chữ vàng
Thạnh suy anh chưa biết chớ thấy nàng anh vội thương

Ðói lòng ăn nửa trái sim
Uống lưng bát nước đi tìm người thương

Ðôi ta chẳng được sum vầy
Khác nào cánh nhạn lạc bầy kêu sương
Vì sương nên núi bạc đầu
Cành lay bởi gió hoa sầu vì mưa

Ðôi ta đã trót lời thề
Con dao lá trúc đã kề tóc mai
Dặn rằng: Ai chớ quên ai!

Ðôi ta như loan với phượng
Nỡ lòng nào để phượng lià cây
Muốn cho có đó, có đây
Ai làm nên nỗi nước này chàng ôi!
Thà rằng chẳng biết thì thôi
Biết rồi gối chiếc lẻ loi thêm buồn !

Ðôi ta như thể con tằm
Cùng ăn một lá, cùng nằm một nong
Ðôi ta như thể con ong
Con quấn con quít, con trong con ngoài
Ðôi ta như thể con bài
Chồng đánh vợ kết chẳng sai con nào

Ðố ai biết lúa mấy cây
Biết sông mấy khúc, biết mây mấy từng
Ðố ai quét sạch lá rừng
Ðể ta khuyên gió, gió đừng rung cây
Rung cây, rung cỗi, rung cành
Rung sao cho chuyển lòng anh với nàng

Ðồng tiền Vạn lịch
Thích bốn chữ vàng
Anh tiếc công anh gắn bó với cô nàng bấy lâu
Bây giờ cô lấy chồng đâu
Ðể anh giúp đỡ trăm cau nghìn vàng

Ðổ lửa than nên vàng lộn trấu
Anh mảng thương thầm chưa thấu dạ em

Ðổng Kim Lân hồi còn nhỏ, đi bán giỏ nuôi mẹ
Anh gặp em đây không cửa không nhà
Muốn vô gá nghĩa, biết là đặng chăng?

Ðờn cò lên trục kêu vang
Qua còn thương bậu, bậu khoan có chồng
Muốn cho nhơn nghĩa đạo đồng
Qua đây thương bậu hơn chồng bậu thương
Chiều nay qua phản bạn hồi hương
Nghe bậu ở lại vầy vươn nơi nào?
Ghe tui tới chỗ cắm sào
Nghe bậu có chốn tui muốn nhào xuống sông

Ðu đủ tía, bạc hà cũng tía
Ngọn lang dâm, ngọn mía cũng dâm
Anh thấy em tốt mã anh lầm
Bây giờ anh biết rõ, vàng cầm anh cũng buông

Ðưa nhau uống chén rượu nồng
Mai sau em có theo chồng đất xa
Qua đò gõ nhịp chèo ca
Nước xuôi làm rượu quan hà chuốc say

Ðường trơn trợt gượng đi kẻo té
Áo còn nguyên ai nỡ xé vá quàng
Hồi sớm mai, gặp em sao anh không hỏi
Hay dạ của chàng nay đã hết thương?

Dao phay cứa cổ máu đổ không màng
Chết thì chịu chết buông nàng anh không buông

Dõi dõi theo anh
Về nơi Châu thành
Coi nam thanh nữ tú
Ở chi đất này vượn hú chim kêu

Dao vàng bỏ đải kim nhung
Biết rằng quân tử có dùng ta chăng ?

Duyên kia ai đợi mà chờ
Tình kia ai tưỡng mà tơ tưởng tình ?

Ðêm qua nguyệt lặn về Tây
Sự tình kẻ ấy, người đây còn dài
Trúc với mai, mai về trúc nhớ
Trúc trở về, mai nhớ trúc không
Bây giờ kẻ Bắc, người Ðông
Kể sao cho xiết tấm lòng tương tư

Ðó đây trước lạ sau quen
Chẳng gần, qua lại đôi phen cũng gần

Ðờn cò lên trục kêu vang
Qua còn thương bậu, bậu khoan có chồng
Muốn cho nhơn nghĩa đạo đồng
Qua đây thương bậu hơn chồng bậu thương
Chiều nay qua phản bạn hồi hương
Nghe bậu ở lại vầy vươn nơi nào
Ghe tui tới chỗ cắm sào
Nghe bậu có chốn muốn nhào xuống sông

Ðưa nhau đổ chén rượu hồng
Mai sau em có theo chồng đất xa
Qua đò gõ nhịp chèo ca
Nước xuôi làm rượu quan hà chuốc say

http://img135.imageshack.us/img135/9366/que1yk7.jpg

ThichNuDiuHien
20-11-2006, 15:41
Em thương nhớ ai ngơ ngẩn bên đầu cầu
Lược thưa biếng chải, gương tàu biếng soi
Cái sập đá bỏ vắng em không ngồi
Vườn hoa hoang lạnh mặc người vào ra

Em về hỏi mẹ cùng cha
Có cho em lấy chồng xa hay đừng ?

Em ôm bó mạ xuống đồng
Miệng hò tay cấy mà lòng nhớ ai

Em như cục cức trôi sông
Anh như con chó đứng trông trên bờ
Xin em chớ nói dại khờ
Xưa cha em cũng đứng chờ như anh

Em thương anh chẳng vì ruộng cả ao liền
Thương vì cái bút cái nghiên anh đồ

Ghe anh mỏng ván, bóng láng nhẹ chèo
Xin anh bớt mái, nương lèo đợi em

Ghe em rẽ vô ngọn, anh chẳng đón chẳng chờ
Ghe anh tách bến tách bờ, em buồn cho trăng mờ sao lặn
Mình lấy nhau chẳng đặng bởi bà mai lưỡi vắn ít lời
Mật đường dù chẳng đi đôi
Chút hương rớt lại, một đời chưa quên

Ghe lên ghe xuống dầm dề
Sao anh không gởi thơ về thăm em?

Giả đò mua khế bán chanh
Giả đi đòi nợ thăm anh kẻo buồn

Gió đưa trăng thì trăng đưa gió
Trăng lặn rồi gió biết đưa ai ?

Gió thổi một ngày năm bảy trận giông
Anh đi nằm bãi sao không thấy về ?

Gió vàng hiu hắt đêm thanh
Ðường xa, dặm vắng xin anh nhớ về
Mảnh trăng đã trót lời thề
Sao anh để gánh nặng nề riêng em

Kiểng vật còn đây, người đà đâu mất
Bạn ngọc xa rồi, trời đất quạnh hiu


Lấy nhau từ thuở mười ba
Ðến năm mười tám thiếp đà năm con
Ra đường thiếp hãy còn son
Về nhà thiếp đã năm con cùng chàng

Lá khô lủng lẳng treo cành
Giận thì nói vậy sao đành bỏ nhau

Lửng lơ vầng quế soi thềm
Hương đưa bát ngát càng thêm bận lòng
Gió thu thổi ngọn phù dung
Dạ nàng sắt đá anh rung cũng mềm

Lênh đênh chiếc lá giữa dòng
Thương thân góa bụa phòng không lỡ thì
Gió đưa trúc ngã mai quì
Ba năm trực tiết còn gì là xuân !

Lênh đênh một chiếc thuyền tình
Mười hai bến nước biết gửi mình về đâu

Lòng anh như gió giữa đàng
Lòng em như ngọn nhang tàn giữa khuya

Lọng vàng che nải chuối xanh
Tiếc cho con chim phượng hoàng đậu cành tre khô

Lộc còn ẩn bóng cây tùng
Thuyền quyên đợi khách anh hùng sánh vai

Mây xưa cũng bỏ non về
Em xưa cũng giã câu thề đó đây
Nhớ đành biết mấy tầm tay
Chim bay biển Bắc hoa gầy bãi Ðông!

Một mai thiếp có xa chàng
Ðôi bông thiếp trả đôi vàng thiếp xin

Mình đành, cha mẹ chẳng đành
Cũng như gáo nước tưới hành không tươi

Một duyên, hai nợ, ba tình
Chiêm bao lẩn quất bên mình năm canh
Ðêm nằm lại nghĩ một mình
Ngọn đèn khêu tỏ bóng quỳnh bay cao
Trông ra nào thấy đâu nào
Ðám mây vơ vẩn ngôi sao mập mờ
Mong người, lòng những ngẩn ngơ

Một đàn cò trắng bay quanh
Cho loan nhớ phượng, cho mình nhớ ta
Mình nhớ ta như cà nhớ muối
Ta nhớ mình như cuội nhớ trăng
Mình về mình nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười

Một nong tằm bằng năm nong kén
Một nong kén bằng chín nén tơ
Em thương anh tháng đợi năm chờ
Lòng nào dứt mối lià tơ cho đành

Một thương hai nhớ ba sầu
Cơm ăn chẳng được, ăn trầu cầm hơi
Thương chàng lắm lắm chàng ơi !
Biết đâu thanh vắng mà ngồi thở than

Một thuyền một lái chẳng xong
Một chĩnh hai gáo còn nong tay vào
Em xót thương anh phất ngọn cờ đào
Còn thò tay bẻ mận em dạ nào dám ưng

Một thương tóc bỏ đuôi gà
Hai thương ăn nói mặn mà có duyên
Ba thương má lúm đồng tiền
Bốn thương ăn nói dịu hiền dễ nghe

Một trăm con gái Thủ
Một lũ con gái chợ
Anh cũng không màng
Anh chỉ thương con gái ruộng cơ hàn nắng mư

Nay em còn cha còn mẹ, còn cô còn bác
Nên em không dám tự tung tự tác một mình
Anh có thương em cậy mai dong đến nói
Cha mẹ đành em cũng sẽ ưng

Nàng ơi anh quyết với mình
Công anh dan díu chẳng thành thời thôi
Con sông bên lở, bên bồi
Bên lở thì đục, bên bồi thì trong
Sông kia nước chảy hai dòng
Biết rằng bên đục, bên trong bên nào

Nè em Tiên Bửu ôi
Nhớ em chưa ăn xôi mà anh như gặp hồi no bụng
Chưa ăn bún mà anh cũng no hơi
Thương em quên đứng, quên ngồi
Ngứa đầu quên gãi, đứt ruột rồi quên đau

Nếm muỗng đường om mùi thơm vị ngọt
Qua thương nhớ bậu thức trót canh gà
Phận bậu như hạt mưa sa
Phận qua như gió thổi tuốt ra vàm ngoài

Ngày đi, trúc chửa mọc măng
Ngày về, trúc đã cao bằng ngọn tre
Ngày đi, lúa chửa có vè
Ngày về, lúa đã đỏ hoe ngoài đồng
Ngày đi, em chửa có chồng
Ngày về, em đã con quấn, con quít, con bồng, con mang

Ngày nào anh nói em đành
Bụi tre trước ngõ để dành đan nôi
Bây giờ anh nói em thôi
Bụi tre trước ngõ đan nôi ai nằm?

Ngày nào anh nói em đành
Cuốc đất trồng hành, gieo cải, vãi kê
Bây giờ, anh nói em chê
Ðể cải anh héo, cho kê anh tàn

Ngày xưa anh bủng anh beo
Tay bưng chén thuốc tay đèo múi chanh
Bây giờ anh khỏi anh lành
Anh theo duyên mới anh đành phụ em

Ngồi buồn gởi bức thư sang
Có con rồng bạch chắn ngang giữa trời
Vậy nên thư chẳng tới nơi
Trong thư ai biết những lời làm sao ?

Ngày đêm trông bóng trăng tàn
Muốn riêng với nguyệt mà than một lời
Nguyệt rằng: Vật đổi sao dời
Thân này vẫn để cho người soi chung

Nhà em cao, hàng rào em kín
Nhà em tám, chín, mười từng
Con ong bay vô không lọt
Biểu con bướm đừng xôn xao
Anh về sắm lễ cho cao
Cậy mai dong cho giỏi
Mới bước vào nhà em

Nhà tôi có dãy vườn hoa
Có ba dãy nhãn, có ba dãy dừa
Dù anh đi sớm, về trưa
Sao anh chẳng nghĩ dãy dừa nhà tôi
Sao anh chẳng đứng, chẳng ngồi
Hay là anh phải duyên tôi anh buồn
Anh buồn, anh lại đi buôn
Có tiền lấy vợ, thôi buồn làm chi

Nhìn nhau lệ ứa đôi hàng
Tàu lui ốc thổi, tôi chàng rẽ phân !

Nhìn ra sậy xám, lau vàng
Ngày lu, nắng úa, bóng chàng nơi đâu

Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa, như ngồi đống than

Nói lời thì giữ lấy lời
Ðừng như con bướm đậu rồi lại bay

Nội trong lục tỉnh Nam Kỳ
Thấy em ăn nói nhu mì anh thương
Có mặt tui mình nói mình thương
Tui về chốn cũ mình vấn vương nơi nàỏ

Nước mắt nhỏ sa lấy khăn mùi xoa nàng chặm
Quyến luyến nhau rồi ngàn dặm khó quên

Nửa đời sương gió ngang tàng
Trái tim lụy chỉ vì nàng đấy thôi

Non cao ai đấp mà cao ?
Sông sâu ai xới ai đào mà sâu ?
Thương nàng thức suốt đêm thâu
Sáng ra mới biết mái đầu bạc phơ !

http://img218.imageshack.us/img218/8484/que2ea9.jpg

Ớ này em ơi, hãy nghe cho kỹ
Xưa nay gái không cưới chồng, trai không ở goá
Ðoái thấy thương nàng xinh đã quá xinh
Buông lời vừa vỗ vế non, nếu như nàng lo việc
cháu con
Sao không kiếm chốn trao thân, gởi thể
Trên đời bá công bá nghệ
Dưới lại đà tứ thứ tứ dân
Làm người sao khỏi chữ lương nhân
Mà nàng chịu để phòng không ở goả
Sách có chữ rằng phụ nhân nan hoá, ít kẻ yêu vì
Nên lấy chồng phải luận phải suy
Phải xem trong lóng đục
Ðây đã đến thời phải lúc
Hay là nàng còn cúc đục cù lao
Ðể anh ngơ ngẩn ra vào
Ðể anh ngơ ngẩn ra vào, vì thầm
yêu trộm nhớ thì dạ nào em bỏ anh?

Ớt nào là ớt chẳng cay
Gái nào là gái chẳng hay ghen chồng
Vôi nào là vôi không nồng
Gái nào là gái có chồng chẳng ghen

Phượng hoàng đậu nhánh vông nem
Phải dè năm ngoái cưới em cho rồi
Ngã tư Chợ Gạo nước hồi
Tui chồng mình vợ còn chờ đợi ai

Qua đình ghé nón trông đình
Ðình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu!

Qua cầu ngả nón trông cầu
Cầu bao nhiêu nhịp em sầu bấy nhiêu.

Ra về bụng nhớ lòng thương
Tay vỗ thanh giường chép miệng thở than !

Rau răm đất cứng dễ bứng khó trồng
Dù thương cho lắm cũng chồng người ta

Rồng chầu ngoài Huế, ngựa tế Ðồng Nai
Nước sông trong chảy lộn sông ngoài
Thương người quân tử lạc loài tới đây

Ruộng ai thì nấy đắp bờ
Duyên ai nấy gặp, đừng chờ uổng công

Rủ nhau xuống bể mò cua
Ðem về nấu quả me chua trên rừng
Em ơi chua, ngọt đã từng
Non xanh, nước bạc ta đừng quên nhau

Rượu nằm trong nhạo chờ nem
Qua nằm thuyền vắng chờ em một mình

Sáng trăng giã gạo ngoài trời
Cám bay phưởng phất nhớ lời em than

Sông Cửu Long chín cửa hai dòng
Người thương anh vô số, nhưng anh chỉ một lòng với em

Sông Mơ, sông Mận, sông Ðào
Ba ngọn sông ấy chảy vào sông Ri
Em yêu anh bụng đã phát phì
Thuốc thang đâu khỏi anh thì chữa thôi
Yêu anh dễ đứng khó ngồi

Sông dài cá lội biệt tăm
Phải duyên chồng vợ mấy năm cũng chờ

Sông sâu cá lặn biêt tăm
Chín trăng cũng đợi, mười năm cũng chờ

Sông sâu cá lặn vào bờ
Lấy ai thì lấy, đợi chờ nhau chi

Sông sâu nước chảy ngập kiều
Dù anh phụ bạc còn nhiều nơi thương

Sao vua chính cái nằm chồng
Anh thương em từ thuở má bồng trên tay

Sao vua chín cái nằm ngang
Anh thương em từ thuở mẹ mang trong lòng

Sông sâu kiếm chẳng đặng đò
Muốn lội qua thăm bậu mà sợ hụt giò chết trôi

Bớ này anh nó ôi, nếu anh lỡ có hụt giò
Thì em sẽ lội xuống đặng mò anh lên

Tai em nghe anh đau đầu chưa khá
Em băng đồng chi sá, đi bẻ nạm lá về xông
Ở làm sao đây cho trọn nghĩa vợ chồng
Ðổ mồ hôi em chặm, ngọn gió lồng em che

Tay bưng dĩa muối chấm gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng bỏ em

Tay mang khăn gói sang sông
Mẹ kêu mặc mẹ, thương chồng cứ đi

Than rằng gối gấm không êm
Gối lụa không mềm bằng gối tay em

Thân em như giếng giữa đường
Người khôn rửa mặt, người thường rửa chân

Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày

Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

Thân em như thể trái chanh
Lắt lẻo trên cành nhiều kẻ ước mơ

Thân tui thui thủi một mình
Ðêm đêm lạnh lẽo buồn tình lang thang
Nếu ai nghĩ chuyện đá vàng
Tôi xin được dạo cung đàn tình chung

Thấy bạn mà chẳng thấy chàng
Bâng khuâng như mất lạng vàng trong tay

Thuyền ơi có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng nhớ thuyền

Thương em anh để trong lòng
Việc quan anh cứ phép công anh làm
Thương em không dám vô nhà
Ði qua đi lại hỏi có gà bán không?

Thương nhau cởi áo cho nhau
Về nhà mẹ hỏi qua cầu gió bay

Thương nhau đứng đợi ngồi trông
Ðêm khuya hiu quạnh loan phòng thì thôi
Anh nay đã có vợ rồi
Còn theo đón hỏi chi tôi thế nầy ?

Thương nhau nên phải đi tìm
Nhớ nhau một lúc như chim lạc đàn

Tiếc thay hột gạo trắng ngần
Ðã vo nước đục, lại vần lửa rơm

Tình cờ bắt gặp nàng đây
Hỏi rằng duyên ấy tình này ra sao ?
Cái gì là mận, là đào
Cái gì là ngãi tương giao với nàng ?

Tình ta như quế với gừng
Mai kia cách trở, xin đừng quên nhau

Tới đây dầu đói giả no
Dầu khôn giả dại đặng dò ý em

Trách ai chẳng khéo lường cân
Ðào tiên không bẻ, bẻ trái bần làm chi

Trách ai tham đó bỏ đăng
Bần khinh phú trọng nên chăng bạn tình

Trách ai tính chuyện đa đoan
Ðã hái được mận lại toan bẻ đào

Trách cha, trách mẹ nhà chàng
Cầm cân chẳng biết rằng vàng hay thau
Thực vàng chẳng phải thau đâu
Ðừng đem thử lửa mà đau lòng nàng

Trách người quân tử vô danh
Chơi hoa xong lại bẻ cành bán rao

Trăm năm lòng gắn dạ ghi
Nào ai thay nút, đổi khuy cũng đừng

Trăm năm se sợi chỉ hồng
Bắt người tài sắc buộc trong khuôn trời
Bao giờ tài sắc có lời
Thì ta lại cởi khuôn trời cho ra

Trầu này trầu nghĩa trầu tình
Trầu nhơn trầu ngãi trầu mình với ta

Trầu vàng nhai lẫn cau xanh
Duyên em sánh với tình anh tuyệt vời

Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà, hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra cánh biếc
Em đã có chồng, anh tiếc lắm thay
Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh không hỏi từ ngày còn không
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng, như cá cắn câu
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thuở nào rai

Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà, hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra cánh biếc
Em đã có chồng, anh tiếc lắm thay
Thoạt vào anh nắm cổ tay
Sao trước em trắng mà rày em đen
Hay là lấy phải chồng hèn
Cơm sống, canh mặn nó đen mất rồi

Trên đầu em đội khăn vuông
Trông xuống dưới ngực, cau buồng còn non
Cổ tay em vừa trắng vừa tròn
Mặt mũi vuông vắn, chồng con thế nào

Trên rừng mười sáu thứ chim
Thiếu gì loan phượng, đi tìm quạ đen ?

Quạ đen có của, có công
Còn như loan phượng, lại không có gì

Trên trời có đám mây xanh
Ở giữa mây trắng, chung quanh mây vàng
Ước gì anh lấy được nàng
Thời anh mua gạch Bát Tràng về xây
Xây dọc, rồi lại xây ngang
Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân

Trên trời có mây hóa kiểng
Dưới biển có cá hoá long
Anh đi lục tỉnh giáp vòng
Tới đây trời khiến đem lòng thương em

Trời mưa cho ướt lá khoai
Công anh làm rể đã hai năm ròng
Nhà em lắm ruộng nhiều đồng
Bắt anh tát nước cực lòng anh thay
Tháng chín mưa bụi, gió may
Cất lấy gàu nước, hai tay rụng rời

Trúc xinh trúc mọc đầu đình
Em xinh em đứng một mình cũng xinh

Trúc xinh trúc mọc bờ ao
Em xinh em đứng chổ nào cũng xinh

Trường giang lồng lộng bất cộng chi tình
Ai kia hờ hững, riêng mình tương tư

Từ đây đào lý chung vườn
Gấm nhiễu cùng rương, phượng yêu thương trĩ

Từ ngày qua với em xa cách đôi đàng
Cơm ăn chẳng đặng, con bạn vàng biết chăng?

Em ôm bó mạ xuống đồng
Miệng hò tay cấy mà lòng nhớ ai

Tóc em dài em cài hoa thiên lý
Trông miệng em cười anh để ý anh thương

Ước gì anh hoá ra hoa
Ðể em nâng lấy rồi mà cài khăn
Ước gì anh hoá ra chăn
Ðể cho em đắp em lăn cùng giường
Ước gì anh hoá ra gương
Ðể cho em cứ vấn vương soi mình
Ước gì sông hẹp một gang
Bắc cầu trải gấm cho chàng sang chơi

Uổng công anh se nhợ uốn cần
Uốn xong con cá nó lần ra khơi

Vì mây nên núi lên trời
Vì cơn gió thổi, hoa cười với trăng

Vì sông nên phải lụy thuyền
Chớ như đường liền ai phải lụy ai

Vì tình em phải tới nơi
Trăm năm duyên phải một ngày mà nên

Vị gì một giải Sông Ngân
Làm cho Chức Nữ chẳng gần Ngưu Lang

Xa xôi em chớ ngại ngùng
Xa người xa tiếng nhưng lòng không xa

Xa xôi xích lại cho gần
Làm thân con nhện mấy lần giăng tơ

Xưa kia ăn đâu ở đâu
Bây giờ có bí, chê bầu rằng hôi

Xưa kia ngọc ở tay ta
Bởi ta chểnh mảng ngọc qua tay người

Xin đừng ra dạ Bắc Nam
Ðừng chê lươn ngắn, chớ tham trạch giàu

Xin ai chớ tính thiệt hơn
Mận nhà dù lạt, còn hơn đào người

Yêu em anh cũng muốn vô
Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang

Yêu nhau chữ vị là vì
Chữ dục là muốn, chữ tùy là theo

Yêu nhau đắp điếm mọi bề
Một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng

Yêu nhau sinh tử cùng liều
Thương nhau lội suối qua đèo có nhau

Yêu nhau tam, tứ núi cũng trèo
Thất, bát sông cũng lội
Tam thập lục đèo cũng qua

Yêu nhau thời ném miếng trầu
Ghét nhau ném đá vỡ đầu nhau ra
Yêu nhau cau sáu bổ ba
Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười

Yêu nhau yêu cả đường đi
Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng.

jollibee
20-11-2006, 21:44
Hay quá! Nhưng cũng dài quá anh Thích Nữ ơi!. Em đọc mờ cả mắt.


Em như cục cức trôi sông
Anh như con chó đứng trông trên bờ
Xin em chớ nói dại khờ
Xưa cha em cũng đứng chờ như anh
"cức" or "cứt" ? Nhờ anh trả lại sự trong sạch thơm tho của nóa. :D

phanvanhan
22-11-2006, 15:26
biết làm thơ mà chính tả còn sai. hỏi thế gian có bao nhiêu người như cậu?

wh2k
22-11-2006, 23:26
topic hay quá.
spam......

niitpro
03-03-2007, 14:06
Tiếp theo nè, hôm nay ngẫu hứng làm một bài tiếp theo bác TNDH, đây là bài của niitpro
Nói đến người phụ nữ Việt Nam hẳn chúng ta đều nghĩ về đức tính thủy chung, đảm đang .Qua bài viết trên của bác TNDH ta có thể thấy được những cách tỏ tình, những câu ca dao nhẹ nhàng mà sâu sắc, và khi đã lấy nhau rồi, quyết một lòng rồi thì:

Chồng em áo rách em thương

Chồng người áo gấm xông hương mặc người

Câu trên thể hiện hết cái tình, cái nghĩa của người vợ yêu thương chồng, không vì ham phú quý giàu sang, địa vị mà đổi dạ thay lòng . Người chồng tuy không biết nhiều… ca dao và không nói ra nhưng trong bụng cũng quyết trí rằng : “Giàu không đổi bạn, sang không đổi vợ” , lên đường làm ăn . Chàng ra đi nàng ở nhà không phải là không lo lắng lang quân sẽ đổi dạ thay lòng khi gặp bướm hoa bên đường, nhưng mà nhất thời …quên không nhớ được câu ca dao nào cho phù hợp bèn hát luôn bài “Dạ Cổ Hoài Lang” rồi nhấn mạnh câu “ Đường dù xa ong bướm, xin đó đừng phụ nghĩa tào khang” . Rồi chợt như nhớ ra nàng bồi thêm câu :

Xa nhau xa bóng xa hình

Nhưng không xa được tấm tình cho nhau



Chàng về cho chóng mà ra
Kẻo em chờ đợi sương sa lạnh lùng



Chàng cảm động và ưu sầu lắm nhưng không nói nhiều chỉ hôn lên trán, lên mắt, lên môi và mái tóc của người vợ yêu rồi quay mặt bước đi. Nàng nấc lên từng tiếng và rồi cũng ……….ko nhớ được câu ca dao nào bèn thốt ra rằng:

Người ra đi đầu không ngoảnh lại

Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy .



Chàng đã ra đi mà chưa biết ngày trở về, nàng mong ngóng từng ngày, từng phút, hàng đêm và rồi không chịu được bèn cất tiếng than thở mà rằng:

Anh đi đằng ấy xa xa
Để em ôm bóng trăng tà năm canh



Thương anh em chẳng nói ra
Trong ruột thì héo ngoài da thì vàng

Ban ngày làm việc, ban đêm nàng thui thủi một mình buồn lắm, học tiếng Anh mãi cũng chán bèn ngâm nga:

Đêm qua chớp bể mưa nguồn
Hỏi người tri kỷ có buồn hay chăng
Cá buồn cá lội tung tăng
Em buồn em biết đãi đằng cùng ai
Thân gái một mình giữa chốn xa lạ, bọn giàu có, quyền chức ra vào lời ong tiếng ve vãn thì nàng mới khéo léo thổ lộ lòng chung thủy của mình :

Dù ai cho bạc cho vàng
Chẳng bằng trông thấy mặt chàng hôm nay

Và rồi bọn ngốc kia dường như chưa hiểu ra vì …chúng nó có biết ca dao đâu, vẫn còn tỏ ý trêu hoa ghẹo nguyệt, nàng mới hát một câu rõ lớn rằng:

Thuyền ơi có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền

Nhắc ai xin giữ câu nguyền

Trong cơn bão tố, vững bền lòng son



Nàng đã nhờ gió gửi tới chàng lời yêu thương hẹn thề, nhắc nhở chàng đi nhớ nơi đây có bến đang chờ 1 thuyền là chàng duy nhất (ko cho thuyền nào ghé qua đêm) . Thực ra khi ra đi chàng cũng thầm lo trong bụng cho mình và người vợ yêu ở nhà, thời buổi kinh tế thị trường tiền có thể bắn thủng nhiều thứ lắm, chàng không muốn khi thuyền ra đi rồi bến ở nhà bị bọn ác ôn đánh phá tơi bời hoặc vài ba thuyền ghé lại qua đêm thì có mà bỏ mẹ, mới đây có xem qua chận Chese vs Liverpool chàng mới thấm thía cái gọi là “hàng công làm, hàng thủ phá” và chàng biết rằng “tiền tuyến có chiến thắng thì phải có hậu phương vững vàng” . Vậy nên chàng mới mất 3 năm ròng không yêu ai và quyết tìm cho được người vợ yêu chung thủy sắt son này. Chàng cũng cảm nhận được sự sắt son của vợ nơi quê nhà và sung sướng lắm, hào khí ngất trời và do mới nghe bài rock “Ra khơi” của Bức Tường chàng bèn cất tiếng hát “Gió lên rồi căng buồm theo gió, kéo chài đem tôm cá ra khơi hò ơ, gió lên rôi căng buồm theo gió, chí làm trai vượt sóng ra khơi” và mặc dù cố giấu tình cảm trong lòng nhưng chàng cũng thầm hứa với vợ yêu rằng “ Dù cho mưa nắng hỡi ai, khoan hỡi khoan hò giữ ghe mà cho vững ớ ơ là hò” . Vừa kéo lưới vừa hát nhạc rock cũng khá mệt nhưng do quá cảm động trước tấm chân tình của vợ yêu chàng bèn làm luôn đoạn nhạc trẻ cho nó hoành tráng “Dù cho bão tố, dẫu phong ba, lòng vẫn nhớ kỷ niệm xưa, cùng nhau quấn quýt dưới ánh trăng, yêu ..yêu muôn đời”





Đấy các bác nghe thấy có thèm không ? ai mà không mong muốn một tình cảm, một gia đình tuyệt vời như vậy chứ . Chúc các bác vạn sự như ý .
niitpro chào mừng 8/3/2997

niitpro
03-03-2007, 14:09
Hôm nào rảnh viết thêm một bài nữa để các bác thưởng thức

Quý Phi
28-03-2007, 19:39
TRẢ LỜI PHỎNG VẤN…… nhưng không trả lời trực tiếp, mà chỉ dùng nhưng bài hát, câu thơ, ca dao, tục ngữ để trả lời gián tiếp.


Hỏi: Xin cô cho biết cô được mấy xuân xanh ?
Đáp: Xuân xanh chừng độ trăng tròn lẻ.
Hỏi: Xin cho biết tình trạng sức khỏe.
Đáp: Bẻ gẩy sừng trâu.
Hỏi: Xin cho biết nhan sắc
Đáp: Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Hỏi: Vóc dáng ra sao?
Đáp: Ở ống thì dài
Hỏi: Tình trạng gia đình?
Đáp: Nhất mẹ, nhì cha, thứ ba bà ngoại
Hỏi: Hoàn cảnh hiện nay?
Đáp: Bèo giạt hoa trôi
Hỏi: Cô chọn ý trung nhân ra sao?
Đáp : Chẳng tham ruộng cả ao liền, Tham về cái bút cái nghiên anh đồ.
Hỏi: Cô có đối tượng chưa ?
Đáp: Tình trong như đã, mặt ngoài còn e.
Hỏi: Xin cho biết cách cư xử trên đời
Đáp: Hòn đá ném đi, hòn chì ném lại.
Hỏi: Ý hướng về nghề nghiệp?
Đáp: Phi thương bất phú
Hỏi: Quan niệm về bạn bè?
Đáp: Thua trời một vạn không bằng thua bạn một ly.
Hỏi: Sở thích của cô ?
Đáp: Ði một ngày đàng, học một sàng khôn.
Hỏi: Cô có tật xấu nào không?
Đáp: Tham thực cực thân.
Hỏi: Xin cho biết câu châm ngôn mà cô thích nhất.
Đáp: “Người đẹp mà không phân phải trái, Có khác nào heo nái đeo vàng.”



Hỏi: Xin chào và cám ơn ông Trần Như Nhộng, xin ông cho biết tuổi được không ạ?
Đáp: Vừa qua khỏi tuổi tri thiên mệnh
Hỏi: Tình trạng gia đình?
Đáp: Gà trống nuôi con
Hỏi: Con cái ra sao?
Đáp: Tứ quý tương lai sáng tỏ, cắt cỏ nhà người
Hỏi: Xin cho biết nghề nghiệp.
Đáp: Nhấp kéo mài dao, đè đầu vít cổ thiên hạ.
Hỏi: Làm ăn có khắm khá không?
Đáp: Tay làm hàm nhai.
Hỏi: Có tài năng gì không?
Đáp: Hát khi xay lúa, múa khi tắt đèn.
Hỏi: Cách cư xử ở đời?
Đáp: Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy.
Hỏi: Có nỗi lo gì không?
Đáp: Mang bệnh vì miệng, mang tiếng vì mồm.
Hỏi: Ưu điểm?
Đáp: Ăn cơm nhà, vác ngà voi.
Hỏi: Khuyết điểm?
Đáp: Mất trâu rào dậu
Hỏi: Quá trình hoạt động?
Đáp: Sai một ly, đi một dặm.
Hỏi: Thói quen?
Đáp: Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau.
Hỏi: Cách đối xử với người thân?
Đáp: Một giọt máu đào hơn ao nước lã.



Hỏi: Xin bà có thể cho biết nơi chốn bà đang ở không?
Đáp: Đất lành chim đậu.
Hỏi: Bà có thể cho biết nhan sắc?
Đáp: Đổ thùng, nghiêng nước.
Hỏi: Xin cho biết nghề nghiệp.
Đáp: Tay cầm cái kéo cây kim, Vai mang tấm vải đi tìm thước đo
Hỏi: Bà có thể cho biết vóc dáng.
Đáp: Ở bầu thì tròn.
Hỏi: Hiện trạng gia đình?
Đáp: Nhà dột cột xiêu.
Hỏi: Bà có mấy con?
Đáp: Ngũ long công chúa.
Hỏi: Nỗi lo lắng nhất của bà?
Đáp: Hủ mắm treo ở đầu giàng.
Hỏi: À, nó mà rớt xuống, cả làng thơm lây. Bà có thường cảnh giác các con không?
Đáp: Khôn ba năm, dại một giờ.
Hỏi: Cách cư xử trên đời?
Đáp: Bánh ít đi, bánh qui lại.
Hỏi: Bà có tâm sự gì khi xa quê cha đất tổ không?
Đáp: Lưu ly nửa nước nửa dầu, Nửa thương cha mẹ, nửa sầu hoạn hương.
Hỏi: Bà có nhận xét gì về thế thái nhân tình không?
Đáp: Khen chanh thì chanh ngọt, chê hồng thì hồng chua.
Hỏi: Bà dạy con gái ra sao?
Đáp: Kim vàng ai nỡ uốn câu, Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời.
Hỏi: Bà có đầu tư không? Khi đầu tư thì bà thành công hay thất bại?
Đáp: Mất cả chì lẫn chài.
Hỏi: Vậy hướng phấn đấu tới?
Đáp: Thua keo này, bày keo khác.



Hỏi: Xin ông có thể cho biết niên kỷ không ạ?
Đáp: Năm mươi năm trước, tớ hăm ba.
Hỏi: Xin ông có thể cho biết dung nhan
Đáp: Nhập nhòa bốn mắt tranh mờ tỏ,
Hàm răng chiếc rụng chiếc lung lay.

Hỏi: Tình trạng sức khoẻ tổng quát?
Đáp: Lực bất tùng tâm.
Hỏi: Phương hướng làm việc?
Đáp: Khỏe dùng sức, yếu dùng chước.
Hỏi: Sinh hoạt thường nhật?
Đáp: Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm.
Hỏi: Đối đãi với người khác?
Đáp: Cơm ăn mỗi bữa một lưng,
Hơi đâu mà giận người dưng thêm phiền.
Hỏi: Phương châm xử thế?
Đáp: Một câu nhịn, chín câu lành.
Hỏi: Ước vọng tương lai?
Đáp: Lá rụng về cội
Hỏi: khi gặp hoàn cảnh khó khăn, thì ông khuyên người khác thế nào?
Đáp: Hết cơn bĩ cực tới hồi thái lai

QP st.

lennel
28-03-2009, 20:19
những buổi trưa hè ko còn nằm võng nghe ru ..
nhưng tiếng ru nhà hàng xóm thì vẫn còn vọng lại rất buồn


- Gió` đưa cây cải dìa trời.
Rau răm ở lại chịu lời đắng cay..



hoặc hình ảnh rất đẹp vùng quê :

-Hỡi cô tát nước bên đàng.
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?

i like
28-03-2009, 21:00
Con nhà giàu ăn quả sầu riêng
Kẻ nhà nghèo ăn rau chấm mắm

.

Osama Binladen
31-03-2009, 20:02
Con nhà giàu ăn quả sầu riêng
Kẻ nhà nghèo ăn rau chấm mắm

.

Miệng kẻ sang có gang có thép
Kẻ nhà khó vừa nhọ vừa thâm
:D

TongNghien
31-03-2009, 20:24
Làm mình nhớ tới câu của họ sau này...

Giàu thì đi xe hơi, uống bia ôm
Nghèo thì đi xe ôm, uống bia hơi

:D

nino
31-03-2009, 21:42
Làm mình nhớ tới câu của họ sau này...

Giàu thì đi xe hơi, uống bia ôm
Nghèo thì đi xe ôm, uống bia hơi

:D

Pó tay với bác Nghiện nhà mình :D

cuongvp2910
04-04-2009, 04:16
Hình ảnh Con Cò trong ca dao rất đẹp mà tui chưa thấy ai nói tới :
Cái cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non
Nàng về nuôi cái cùng con
Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng
...
Cái cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về
Cò về thăm quán cùng quê
Thăm cha thăm mẹ cò về thăm anh
...
Chẳng biết cảm nhận của tui có đúng không nhưng hầu hết các bài ca dao đều buồn , thậm chí là ai oán nhưng lại rất đi vào lòng người . Bằng chứng là sức sống của nó trong đời sống đến tận hôm nay . Cũng đảm bảo rằng nó đang chết bởi sự vô tình của người đời . Tin rằng các Bác 5x, 6x ,7x và một chút 8x chắc chắn không dưới một lần được nghe hát ru và lớn lên từ vành nôi và lời hát ru của bà , của mẹ . Phần lớn những lời hát ru này lại có nguồn gốc từ ca dao . Bây giờ hỏi ca dao với thế hệ cuối 8x , 9x ... đảm bảo 100 người trẻ của chúng ta chắc chỉ vài người ( chưa đến 10 ) nhớ lõm bõm hoặc chả biết nó là cái khỉ gì ! Vậy nên ,1 cuộc thi tìm hiểu chứ 100 cuộc thi tìm hiểu etc này nọ về chủ quyền , biên giới , lãnh thổ lãnh hải cũng không thể lay động được họ mà chỉ có những thế hệ đi trước họ mới biết cái giá của độc lập tự do ngay từ thuở ấu thơ bằng lời ru của bà của mẹ qua hình ảnh con cò hay hình ảnh người lính thú :
Ngang lưng thì thắt bao vàng
Đầu đội nón dấu vai mang súng dài
Một hai chân bước một hai
Bước xuống tuyền đài nước mắt như mưa...
Trên dải đất hình chữ S có tên Việt Nam của chúng ta chưa bao giờ được yên bình quá vài trăm năm bởi dã tâm của các nước lớn hoặc các cuộc chiến đẫm máu huynh đệ tương tàn ... Ca dao chính là lời ca bi ai thống thiết nói lên khát vọng sống ,chân lý và cách ứng xử cùng ước mơ về cuộc sống tốt đẹp hơn của đa số Dân Việt chúng ta đang bị mai một dần . Hãy góp phần bảo vệ gìn giữ nó cho mai sau là việc nên làm phải không các Bác nhỉ ?

lennel
09-04-2009, 16:32
Ca dao còn tồn tại
mình nghĩ chỉ ở vùng quê qua tiếng ru trưa của mẹ của bà nhiều hơn hết...


-Cánh cò cõng nắng cõng mưa.
Mẹ tôi cõng cả bốn mùa gió sương

. .

acaxomcui
13-04-2009, 17:38
Chiều chiều,vịt lội kêu chiều
Buâng khuâng nhớ bạn ,chín chiều ruột đau!