PDA

View Full Version : lại vấn đề làm văn của học sinh ...quá hãi



unlucky555
22-06-2005, 16:48
Trẻ con với môn Tập làm văn - Những chuyện có thật

"Em hãy tả hình dáng và tính tình một cụ già mà em rất kính yêu” - là đề tập làm văn trong kỳ thi tốt nghiệp tiểu học vừa diễn ra ở tỉnh nọ. Xin trích nguyên văn từ 10 bài làm của học sinh :

- Hình dáng của bà nội rất là thấp được hai mét rưỡi dáng đi rất chậm chạp, mắt thì lừ đừ ít thấy gì nữa… Tính tình cụ già rất là bực bội… Khi bà nội cười liền nhe mầm răng ra còn được ba bốn cái gì mà thôi.
- Con mắt của bà tròn như hòn bi, mũi có hai cái lỗ, miệng cụ già có hai cái tai, tóc của bà đã bạc phơ. Cổ ngắn gọn, thân của bà 2, 3 thước, bà có hai cái tay, có hai cái chân.
- Bà cụ ngoài 40 tuổi. Hình dáng bình thường, chiều rộng ba mươi, chiều cao một mét sáu.
- Khi cười miệng bà em móm mém như miệng cá hố.
- Hình dáng của ông ấy rất bình thường chiều rộng một mét, chiều cao hai mét.
- Mỗi khi ông cười hàm răng của ông không còn trắng và chắc như trước nữa mà đã gãy bốn cái răng. Khuôn mặt của ông không còn đẹp trai như trước nữa mà rất nhăn nhó, ông cười cũng như là ông giận.
- Khuôn mặt ông bầu bĩnh; đôi mắt ông như mắt bồ câu trắng; dáng đi của ông rất hoang thai và cái miệng của ông như trái tim rất mảnh liệt.
- Ông của em dài thì bằng 1 mét và không mập.
- Ông em cao khoảng 1m, khung mặt của ông như trái song.

Em hãy tả con lợn nhà em:
"con lợn nhà em đầu tròn như quả bóng da, người nó hình cái hộp các-tông còn cái đuôi thì giống cái chân chống xe máy!"
Commentaire: Thời buổi này, mấy nhà nào có lợn đâu mà tả.
2 anh em sinh đôi nhà nọ học chung 1 lớp, nên bài vở có phần hơi giống nhau. 1 lần làm bài văn tả cơn mưa, anh viết "tiếng mưa rơi trên tàu lá chuối lộp độp", em ngó sang thấy phục anh quá, liền chép ngay vào vở mình "tiếng mưa rơi trên tàu lá chuối leng keng"!
Commentaire: từ tượng thanh có vấn đề.

Em hãy tả bạn em
"bạn em ko cao ko thấp, trung bình. bạn em ko gầy, ko béo, trung bình. bạn em ko đen ko trắng, trung binh. bạn em ko giỏi ko kém, trung bình..."
Commentaire: điệp ngữ đây, điệp ngữ đây.

Em hãy tả đêm giao thừa
"em bước ra sân để chuẩn bị thắp hương giao thừa. ánh trăng tròn vằng vặc soi rõ khu tập thể, làm những chiếc lá sáng lên loang lóang..."
Commentaire: bốc phét quá đà. Theo lịch mặt trăng thì đêm giao thừa ko có trăng.

Em hãy kể lại tác phẩm Tắt đèn của NTT
"Chị Dậu rón rén bưng bát cháo hành vào cho anh Pha ăn"!
Commentaire: trong văn học 30-45, nhẫm lẫn là chuyện thường tình!

Em hãy tả con gà trống nhà em
"chú trống choai nhà em lớn nhanh như thổi, càng lớn chú càng giống gà mái " !?
Commentaire: tội nghiệp trẻ con bây giờ, ít được gần với tự nhiên, cây cỏ, động vật

Trích bài văn bình tác phẩm Tắt đèn
"Chị Dậu, như người ta vẫn nói 'con giun xéo lắm cũng quằn', đã nói với bọn lính lệ như thế này 'Mày động vào chồng bà đi, rồi bà cho bà cho mày xem'. Và chị cho chúng nó xem thật. "
Commentaire: Không hiểu là xem cái gì nhi?

"Angs văn" độc đáo
"Nhà em có một con gà. Buổi sáng thức dậy, nó nhảy từ dưới đất lên nóc chuồng, rồi lại nhảy lên đống củi, vỗ cánh và gáy ầm ĩ. Tức mình, em ném nó què chân".
Comment: Có lẽ em này chuyên đọc những truyện tranh kiểu như: "Đấm! Đá! Hự ! Bụp!..."

Tả sinh hoạt một buổi tối ở gia đình em
"Ăn cơm xong, bố em ngồi uống nước, mẹ em thì rửa bát, còn chúng em cất xoong nồi. Bỗng điện phụt tắt. Bố em bảo: 'Thôi, hôm nay lại mất điện, cả nhà mình đi ngủ sớm!'"
Comment: Có khả năng nhà học sinh này ở khu vực hay bị ông điện cắt đột xuất

Tả cô giáo
"Chiều dài của cô giáo em là..., chiều rộng của cô giáo em là..."
Comment: Một học sinh giỏi toán của lớp, bố mẹ suốt ngày bắt "làm toán đi"

"Tưởng tượng mình là Thánh Gióng lên tâu với Ngọc Hoàng những việc mình đã làm dưới trần gian" .
"Lên đến cổng trời, ta gặp ngay ông Thiên Lôi, ông ấy cười khà khà vỗ vai ta và rủ ta vào nhà ông ấy làm vài chén rượu cho đã"
Comment: đúng là “dương sao, âm vậy”.

Tả tiết học trong lớp
"... Cô giáo em đang giảng bài, bỗng nhiên có tiếng gõ cửa như làm ám hiệu: Cạch... cạch... cạch. Và sau làn kính mờ là một bóng đen đứng lặng im. Cô giáo em rón rén ra mở cửa, cả lớp im lặng hồi hộp... Trời! Thì ra là bác hội trưởng hội phụ huynh của lớp..."
Comment: Học sinh mê truyện trinh thám .

"Em hãy tả bà nội"
"... Bà nội em rất hiền. Mắt bà một mí nhìn sụp xuống. Bà khoái ăn trầu, ngày nào cũng ăn, nhổ ra cái nước đỏ lòm. Bà rất thích đánh em vì em hay trốn ngủ trưa. Cái roi bà giấu sau cánh cửa. Bà sai em đi mua cho bà ly chè sương sa, bánh lọt. Vừa đi em vừa húp bớt lớp nước dừa ở trên vì nó béo lắm. Về nhà nhìn ly nước, bà sai em ra xin thêm nước dừa và chê bà bán hàng hà tiện nước dừa. Em đâu có dám xin thêm. Bà em rất cao. Thân bà cao bảy thước. Gần nhà em có mấy cái cô bán bia ôm, buổi trưa hay la lối, cười giỡn om sòm với mấy cái ông lạ hoắc ở đâu tới. Bà tức lắm, chống nạnh chửi qua. Mấy cô thấy bà cao lớn, không dám chửi lại"
Comment: học sinh "tả thực" .

Giải thích câu tục ngữ "Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh"
"Câu tục ngữ nói lên sự dã man của bọn giặc cướp, khi đã tràn vào làng mạc, nhà cửa thì không cứ đàn ông, mà cả đàn bà, trẻ em chúng cũng đánh đập, hành hạ..."

Giải thích câu tục ngữ "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ"
"Câu tục ngữ cho thấy sự thông minh của loài ngựa, chúng thấy có một con bị đau là cả bọn bỏ ăn ngay, để đề phòng bệnh lây lan qua đường tiêu hoá".
Miêu tả hình dáng cô giáo em: "Cô giáo em hiền, nhưng hơi mập, tóc cô ngắn được buộc gọn ra đằng sau, khi đi tóc cô ve vẩy ngo ngoe như cái đuôi con lợn con nhà em khi em ra cho nó ăn cám".
Hay "cô giáo em có đôi chân vòng kiềng, có lần em nghe mẹ em bảo với mẹ thằng Hà, chân như vậy sau này cô sẽ dễ đẻ hơn"

Miêu tả bà: "Bà có mái tóc dài nhưng trắng phau, mỗi buổi tối khi bé Hưng nhà em không chịu ăn cơm bà liền rũ tóc ra méo xệch mồm doạ nó. Bé Hưng sợ phát khiếp vội vàng ăn ngay

Tả đôi mắt của ông: "Mắt ông em lờ dờ, lòng đen đã mờ dần em nhìn vào mắt ông hình như tất cả đều trắng dã"! .

Đề bài: Em hãy phân tích nghệ thuật tả người của Nguyễn Du trong tác phẩm Truyện Kiều
Bài làm của một học sinh lớp 9 ở tỉnh Bình Dương có đoạn viết như sau: "...Nguyễn Du có thể nói là sư phụ trong việc sử dụng nghệ thuật biến hoá (?). Ông tả Từ Hải thiệt "ngầu": "vai năm tấc", " thân mười thước"- y như ông Thần Đèn (chứ ngoài đời làm sao có thiệt). ông tả chỗ này còn độc đáo hơn: "Râu hùm, hàm én, mày ngài". Trên một nhân vật có tới ba đại diện loài vật: hổ-chim-bướm. Thật tài quá xá! "
Lời phê của giáo viên: Dùng từ ngữ cẩu thả, phân tích bậy bạ, tưởng tượng loạn xạ; thiệt cũng "tài quá xá" ! 1 điểm.

Đời thừa
Đề bài: Em hãy ghi lại sự giằng xé, quằn quại trong nội tâm của Văn sĩ Hộ (Đời Thừa)
Bài làm: Văn sĩ Hộ sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống thể thao, các anh em của Văn sĩ Hộ đều là những cầu thủ xuất sắc trong đội hình đội tuyển Sông Lam - Nghệ An. Đặc biệt là người anh cả văn Sĩ Hùng- người đã ghi nhiều bàn thắng quan trọng cho đội tuyển Việt Nam tại Seagames 19 và Tiger Cup 98...Thử hỏi con người "tài không cao, phận thấp, chí khí uất" sống trong một gia đình toàn những người nổi tiế ng và tài năng như vậy thì làm sao Văn Sĩ Hộ có thể thoát khỏi sự giằng xé, quằn quại trong nội tâm - không "Đời thừa" sao được ?

Một câu chuyện có thật 100% của học sinh cấp 3 bình về tấm lòng người mẹ của bà cụ Tứ trong chuyện " Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân..
"Trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, hàng ngày chúng ta đã từng được thưởng thức rất nhiều loại lòng, như lòng lợn, lòng chó, lòng gà, lòng vịt" chúng đều rất ngon và có vị riêng biệt khác nhau, nhưng tất cả đều không thể bằng lòng.... mẹ."
Lời phê của thầy giáo: "Vào đề so sánh khập khiễng, nhưng rất bất ngờ"(O điểm)

Chuyện này cũng thật 100% luôn. Của học sinh lớp 12.
Đề bài: em hãy phân tích hai câu thơ trong tập "Nhật kí trong tù" của tác giả Hồ Chí Minh.
" Ngủ thì ai cũng như lương thiện
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền".
Em nghĩ học sinh này chắc là học giỏi môn sinh vật, nên bạn phân tích như sau:
Khi ngủ thì cơ thể chúng ta nằm im, bất động, mắt nhắm trông ai cũng giống ai. Nhưng khi tỉnh dậy, do nhu cầu sinh lý, cơ thể con người cần đào thải một số cặn bã trong cơ thể, nên câu thơ đã tả thực rất chính xác: " ngủ dậy phân ra... kẻ dữ hiền."
Bạn học sinh này đã tự ý ngắt cụm từ như thế đấy.

Chuyện kể về một anh sinh viên người Hung sang Việt Nam làm nghiên cưú sinh môn tiếng Việt.
Cuối đợt nghiên cứu trường ĐHQG Hà Nội tổ chức một kì thi gọi là kiểm tra trình độ của từng nghiên cứu sinh. Đề văn ra như sau:
"Anh (chị) hãy giải thích câu ca dao:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương"
Đọc xong đề, anh chàng sinh viên khoái trí lắm vì nghĩ rằng không có gì là khó, nhất là khi anh có mang theo cả từ điển. Sau một hồi tra cứu chảy nước mắt, xem ra anh ta đã tường tận nhiều điều:
"Gió đưa (được) cành trúc" thì ắt hẳn phải là gió to, ý hẳn là có bão.
Với từ "la" anh phân vân giữa hai cách hiểu:
+"la" là sự kết hợp giữ lừa và ngựa.
+"la" anh đoán rằng đề đã in sai, phải là lao mới đúng. Và anh đã chọn cách hiểu này.
"Đà" là thanh tà vẹt để tàu có thể chuyển động trên đó.
"Thiên mụ" : đàn bà trời - ý hẳn là vợ trời.
" Thọ" : nhiều lần (lâu)
Và cuối cùng anh ta đã cho ra đời một sản phẩm bất hủ:
Trời nổi cơn bão lớn
Lao xuống tà vẹt đường
Vợ trời đánh một tiếng chuông
Canh gà húp vội, hóc xương mấy lần

Digital83
22-06-2005, 17:33
Phải nói là học sinh bây giờ tệ thật

EPROM
22-06-2005, 17:43
Đây nữa này chuyện thật như đùa:
Những bài văn cười ra nước mắt

Trong khi chấm thi tốt nghiệp THPT năm nay, các giáo viên lại bắt gặp rất nhiều bài làm văn học sinh viết rất ngây ngô, tréo ngoe. Những bài văn chương “rợn tóc gáy” này cứ tái diễn hằng năm.

Đây là nguyên văn một bài làm của học sinh: "Mỵ và A Phủ là một đôi thanh mai trúc mã, họ thực lòng thực dạ yêu nhau quên trời quên đất, mặt dù quá xá người cản trở nhưng họ củng lấy được nhau bằng cách dắt nhau đi vô rừng. Gia đình nhà thống lý bá tra là chồng trước của Mỵ đã kéo đế, Mỵ dung cùi chỏ lên, đánh cho bọn nó tang tát hết trơn, mỵ lại giù A phủ vô nhà, miệng của Mỵ rỉ rỉ mấy giọt máu. Nhà Tô Hoài đã đề cao giá trị nhân đạo bằng cách cho cô mỵ đánh bọn cường hào ác bá kia đề dành lấy tự do và tình yêu chung thủy. ( Kính thưa thầy cô, em sắp bị khống rồi, lạy thầy cô chấm nương tay cho em nhờ cậy, để thấy cô tích đứt, em cảm ơn)

Những bài văn như thế này không thiếu. Có em chỉ cọ quẹt đôi ba dòng, viết lại cái đề rồi bỏ luôn phần còn lại. Bài làm văn được 1 hay 1,5 điểm phần lớn đều rơi vào trường hợp này. Các em cứ viết linh tinh, “quên trời quên đất”, được chăng hay chớ, miễn là có Mỵ và A Phủ mà chẳng cần biết mình viết gì.

Giáo viên chấm bài thi mà cứ tức anh ách. Không biết trong số mấy nghìn bài ở đây, có bài nào của học trò trong lớp mình dạy không. Điều mà mình dạy với điều mà học trò học chưa chắc đã giống nhau, bởi thế mới có mấy đoạn văn “đi mây về gió” như thế này:

- “Tây Tiến là một địa danh nổi tiếng ở miền tây, Quang Dũng đi bộ đội vào miền Nam, sau đó ra miền bắc rồi về miền tây nam bộ rồi lại ra miền tây. Quang Dũng kêu gọi các học sinh sinh viên Hà Nội lênh đường đánh giặc và bản thân ông làm tướng công công đồn dũng sĩ giết sách bọn giặc giả mang tàn nhẫn, quét sạch luôn bọn phong kiến ác ôn”.

- “Mỵ đi ngay ra gốc cây ở ngoài rừng, ngồi phịch xuống cái gốc cây mà khóc, A Phủ trông thấy liền gọi Mỵ dậy và tặng cho Mỵ một con dao để Mỵ cắt dây trói”.

- “ Tại sao Mỵ phải lấy A Phủ, A phủ là một thằng nhà giàu độc ác tượng trưng cho bọn thực dân dã mang, chúng nó thực sự đàng áp nhân dân ta dìm nhân dân ta trong bể máu”.

Khi đọc xong đoạn văn này nhiều giám khảo chấm thi cũng lắc đầu ngao ngán vì không thể hiểu nổi là thí sinh đang định diễn đạt điều gì.

“Qua một cặp vợ chồng trong đời sống hàng ngày, họ sống giản dị, trôi theo dòng sông đưa đẩy, họ được mọi người mến mộ tác phẩm làm cho nhà thơ không phải quên, không phải văn chương nào cũng có lòng nhân đạo nói lên rất ư là nổi bật, đó sáng tác rất nổi bật”.

Những lời van xin khổ sở
- “Cầu xin thày cô chấm dễ dễ cho em, em bị bể tủ rồi, nếu mà em dưới năm điểm môn này thì chắc em rớt quá, thầy cô làm ơn làm phước đi mà”.

- “Chắc là em đành phải xuôi tay theo số phận ang bài quá rồi thầy cô ơi, chuyến này em rớt thiệt rồi. Hỡi ơi, đời em còn khổ hơn đời cô Mỵ nữa”.

Đọc những bài thi, mới nhận ra khả năng bình luận văn chương của các nhà phê bình văn học kém hẳn so với “ tài năng” của các em: “Có thể chắc chắn một điều chắc chắn rằng, trong Tây tiến đã phơi bày của mình hết sức trầm trọng làm chúng ta hiểu biết về ông rất là nhiều”.

Còn đây là một kiểu suy diễn... chết người, ai manh nha tham vọng thành nhà thơ, đọc rồi sẽ tuyên bố bỏ nghề làm thơ:

“Quân xanh màu lá tức là màu xanh của màu huy vọng mông rằng quân ta tòn thắng”; “ Sông Mã gầm lên là vì tuy các anh đã được dùi xâu dưới lòng đất đến thiên nhiên cảnh vật cũng phải khiếp sợ huống chi là con người nên sông mã mới gằm lên um sùm như thế chứ”; “Chiến trường đi không tiếc đời anh câu thơ thực là dí dỏm tinh nghịch quá”. Quang Dũng mà sống lại có lẽ cũng phải... bó tay!

Còn tác giả của “Dế Mèn” yêu quí của bạn nhỏ thì không biết sẽ bình luận gì trước những nhà bình luận văn chương tài ba này:

“Mỳ và A Sử sống gần gủi thân mặt nhau dần dần nảy sinh tình cảm, hạnh phúc xuất phát từ sự đau khổ xã hội phong kiến lại không chấp nhận mối nhân duyên ấy nên họ càng đau khổ càng mất hạnh phúc”.

Còn giám thị ắt hẳn sẽ kinh hoàng khi đọc thấy cái mở bài này: “Hôm nay, bữa thi đầu tiên, thấy thầy giám thị phát đề văn, thầy đi đi lại lại, y chang mấy người lính tây tiến nên em có cảm hứng phân tích một đoạn bài Tây Tiến”.

Tổ trưởng tổ chấm văn của một trường cấp 3 nói nửa đùa nửa thật: “Các thầy cô đừng có bắt lỗi chính tả làm gì, bắt lỗi chính tả thì không còn thời gian để chấm bài nữa, kệ, miễn học sinh viết được tiếng Việt thì thôi, mình đọc hiểu là được rồi, đừng có viết thành tiếng Tây tiếng Tàu là được. Một mắt nhắm, một mắt mở mà chấm, chấm mà mở hai mắt thì tối ngủ gặp ác mộng đó, tụi nó tưởng tượng khiếp quá mà”.

Theo Vnexpress

squallodine
23-06-2005, 20:58
Hay nhất là câu : " Tây Tiến là một địa danh ở miền Tây" đó. Khà khà. Hậu sinh khả ố có khác.

vn123
07-06-2007, 13:02
Hix mấy bài này nghe hay quá :D Học sinh ngày nay giỏi thật

dinhbaochau
07-06-2007, 14:04
Đúng là có trí tưởng tượng phong phú "dã mang". Bảo đảm nền giáo dục Việt Nam ta cứ đà này sang thế kỷ 23 sẽ "tòn thắng" trên mọi lĩnh vực nhờ những học sinh này.

Arkain
07-06-2007, 14:23
Tả cô giáo
"Chiều dài của cô giáo em là..., chiều rộng của cô giáo em là..."
Comment: Một học sinh giỏi toán của lớp, bố mẹ suốt ngày bắt "làm toán đi"


Ơ có khi em này đang tả chân và eo của cô giáo thì sao? :whistling

nuahonthuongdau
07-06-2007, 16:13
chẳng biết cái con mịa gì cũng đòi chê. những thằng giỏi phân tích văn học, tán dương tác phẩm lớn lên hiếm đứa có sáng tác văn thơ ra hồn.
sáng tạo là sự không giống ai. hiểu chửa?
trong những nhà văn nhà thơ nổi tiếng VN hiện nay có bao nhiêu người đã từng học giỏi văn, được giải văn các cấp?
những dòng viết trên của bọn nó đầy tính sáng tạo.

dai-gai
07-06-2007, 20:02
mấy hs ngày nay viết truyện cười được đấy nhỉ.
đọc mà cười ra nước mắt luôn.

hậu sinh khả ố thật.
nền giáo dục VN cải cách.......???????

ExtremeEdition
07-06-2007, 20:27
hihi đọc đau cả bụng chảng biết thật kok nữa ...nếu có thật thì các em h/s này cũng đúp vài lần oy hahahaha.........

dai-gai
07-06-2007, 22:18
hihi đọc đau cả bụng chảng biết thật kok nữa ...nếu có thật thì các em h/s này cũng đúp vài lần oy hahahaha.........

vấn đề này thì buồn cười vào không có gì lạ......bởi vì có trường hợp học sinh ngồi nhầm lớp mà.....có em học đến lớp 9 mà còn chưa đánh vần đọc chữ được nữa là:down:. Nhưng vẫn được cho lên lớp đều đều...tại bệnh thành tích í mà
nên vấn đề văn học này không có gì là lạ cả.
nhưng thấy mấy em làm văn cười ra nước mắt luônlol

bảo hà
08-06-2007, 21:37
Anh em đã thoát khỏi chăn, ngoảnh lai mới phát hiện trong chăn có rận. Còn tui đang ở trong chăn thấy con rận y như con ba ba mà phải botay.com khủng khiếp thật. Liệu đến đời con cháu của anh em thì chăn đã bớt rận chưa ? không giám nói là hết được

vn123
08-06-2007, 23:12
Hi bạn, theo ngu ý của mình muốn chăn hết rận thì cần cải cách sâu rộng, và phải thật sự chứ không phải là qua loa hình thức.
Lấy VD: Chỉ cần giáo viên nhiệt tình giảng bài là học sinh đã hiểu được >60%. Không cần phải bắt học sinh đến nhà để học thêm (thực chất là kiếm thêm). Trong giảng dạy hãy áp dụng triệt để CNTT để minh họa cho học sinh hiểu... Không cần phải lấy số lượng lên lớp làm thước đo giáo viên dạy giỏi mà chỉ cần lấy chất lượng .
Tiếp theo đến cái phần học thuộc lòng, tớ thấy giáo viên chỉ bắt học sinh học thuộc từng câu từng chữ thậm chí... từng dấu châm, dấu phẩy. Nếu như mà đọc sai 1 dấu chấm hoặc 1 dấu phẩy thôi là trừ điểm cách này không thể phát huy sức sáng tạo cũng như tự học của học sinh. VD như môn Sử: Nếu như bài học về chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng ta nên khuyến khích học sinh tự tìm thêm tài liệu (ngoài sách giáo khoa) trình bày bài theo ý hiểu của học sinh. Chỉ cần nó đúng với cốt lõi là được không cần mấy cái rườm rà.
Về học tiếng ngoại ngữ nên cho học sinh vừa học vừa chơi, nên cho tiếp xúc với băng đĩa nước ngoài. Nếu thuê được giáo viên Tây thì càng tốt, cái này chẳng cần phân tích nhiều (ai mà học thêm tiếng Anh ở các trung tâm như Language Links, Apollo... sẽ thấy học tiến bộ nhanh như thế nào).
Còn các môn về khoa học tự nhiên thì nên áp dụng thực hành nhiều rồi tự suy ra lý thuyết.
Hồi tớ còn học phổ thông, rõ ràng trong sách Vật Lý hoặc Hóa Học có miêu tả các phản ứng hóa học... thế mà cô giáo chẳng cho thực hành, tiết thực hành thì ít, rõ ràng chẳng được làm bài thực hành nào cho ra hồn (do phòng thực hành thiếu cơ sở vật chất trầm trọng) thế mà bắt học sinh phải viết báo cáo. Bọn mình toàn lấy trong SGK ra để đối phó, học như con vẹt ==> HS, SV VN chỉ giỏi lý thuyết xuông mà chẳng giỏi thực tế, mà thực tế lại rất cần thiết trong thời đại ngày nay.
ĐÔi dòng "bình loạn" nếu có gì sai, mong các bạn ghóp ý :D

bảo hà
09-06-2007, 09:51
Bạn lại quên bệnh thành tích roài nên nó mới dẫn đến kết cục ảnh hưởng đến nhiều thế hệ lẫn nhiều ngành là gì nếu chất lương bài giảng mà đạt được như bạn nêu là tốt roài vì nó phụ thuộc vào người học và người tiếp thu mờ. Không có học trò thì làm GV với ai ? trò học giỏi mà GV không có năng lực thì trò có tiến bộ được không ? đằng này trò cũng như Gv cái gì cũng 100% nên mới có câu hỏi thế:trung bình để ở đâu ? Hic...

dai-gai
09-06-2007, 10:44
học như con vẹt ==> HS, SV VN chỉ giỏi lý thuyết xuông mà chẳng giỏi thực tế, mà thực tế lại rất cần thiết trong thời đại ngày nay.
ĐÔi dòng "bình loạn" nếu có gì sai, mong các bạn ghóp ý :D

ý kiến của pác mình đồng ý....nhưng pác nói, học như vẹt mà giỏi lý thuyết ư?!
nếu giỏi lý thuyết thì ít ra cũng phải từ lý thuyết mà suy luận giải thích được vấn đề.
đằng này nhiều em bảo đọc thuộc lòng thì hay lắm nhưng khi hỏi một chút trong đó thì ấm ớ.
nhiều em....ôi trời.
_________________________________--
thầy: đố em câu tục ngữ: có 2 chữ "không" ,"thầy"
hs: ????
thầy: cho thêm 2 chữ nữa: "làm", "nên"
hs: ????
thầy: cho thêm 2 chữ nữa: "đố", "mày"
hs: a! em biết rùi
thầy vậy là câu gì?
hs: "làm thầy mày không nên đố" :D
thầy: ???????

Đắng!
09-06-2007, 11:45
Văn là người.
Con người dạy con người.
Một nền giáo dục dạng được xây dựng trên các nền tảng giáo huấn đậm chất giáo điều và giả dối thì con người ra giống gì? Văn ra giống gì?
Không tin cứ thử đọc các bài văn mẫu của tiểu học thôi thì sẽ thấy thiếu nhi của chúng ta già dặn và trưởng thành như một bà già 60 tuổi thế nào.
Người giả dối dạy người thì văn ra làm sao?

vn123
09-06-2007, 15:38
Văn là người.
Con người dạy con người.
Một nền giáo dục dạng được xây dựng trên các nền tảng giáo huấn đậm chất giáo điều và giả dối thì con người ra giống gì? Văn ra giống gì?
Không tin cứ thử đọc các bài văn mẫu của tiểu học thôi thì sẽ thấy thiếu nhi của chúng ta già dặn và trưởng thành như một bà già 60 tuổi thế nào.
Người giả dối dạy người thì văn ra làm sao?
Hi hi quá đúng, bây giờ mới thấy mấy cái chuyện bất cập này :D
Hồi học tiểu học, có bài văn tả con lợn nhà em. Tớ làm theo ý tớ thì bị điểm kém do giọng văn ngô nghê kiểu trẻ con, nhưng nếu học thuộc trong những bài làm văn mẫu nghe già kinh khủng, nhưng mà như thế lại được điểm cao :D
Tớ thấy học thuộc lòng theo kiểu vẹt nó sẽ khác theo kiểu hiểu như sau:
Nếu bạn đang đọc trôi chảy mà "vấp" 1 chỗ bạn sẽ quên sạch và đành... đọc lại từ đầu :((
Khi bị ai hỏi ngược laị vấn đề sẽ không biết trả lời ra sao
Còn học theo kiểu hiểu bài
Bạn chỉ cần đúng cái "cốt lõi" còn cái hươu vượn thì bạn tự vẽ ra, chẳng làm sao
Khi bị ai hỏi bạn sẽ trả lời hết sức đi vào vấn đề trọng tâm kèm theo không phải theo kiểu trả lời mà ngay đến mình cũng không biết đang nói cái gì

PES
09-06-2007, 16:47
Tớ thấy mấy đứa h/s này là những đứa chân thật nhất đấy, làm văn mà ko có cảm xúc thì viết thế nào được? Chẳng bù cho mấy thằng học thuộc văn mẫu với mấy thằng giỏi bịa còn viết bậy hơn.