PDA

View Full Version : Con đường nào cho S-Fone?



pacificblue
10-06-2005, 18:06
5:14, 09/06/2005

--------------------------------------------------------------------------

Hiện nay cả Vinaphone, MobiFone và Viettel đều có được một lợi thế mà S-Fone không thể có: đó là cơ sở hạ tầng riêng và dưới sự "bao bọc" của VNPT (Viettel là bên Quân đội. Trong khi đó, S-Fone phải đối mặt với rất nhiều khó khăn cả về cơ chế và thủ tục khi phải thuê mướn cơ sở hạ tầng, đàm phán kết nối với nhà khai thác dịch vụ chiếm thị phần khống chế.



S-Fone - mạng di động đầu tiên tại Việt Nam sử dụng công nghệ CDMA - kể từ khi ra đời đã được coi là "làn gió mới" cho làng di động Việt Nam, tạo ra thế "kiềng ba chân" trên thị trường thông tin di động.



Vừa có ưu thế về công nghệ, vừa được lòng người, xem như "thời" của S-Fone đã đến. Thế nhưng sau gần 2 năm hoạt động, dù cho những nhà quản lý mạng luôn mở rộng "hầu bao" cho các chương trình chăm sóc khách hàng, quảng cáo và khuyến mãi nhưng S-Fone vẫn có vẻ chật vật trong việc phát triển thuê bao – một thước đo quan trọng về mức độ thành công của mạng trên thị trường.



Phải công bằng nhìn nhận, trước S-Fone thị trường thông tin di động mang nặng tính độc quyền, chưa có một đơn vị nào thực sự quan tâm đến lợi ích chính đáng của người tiêu dùng, việc giảm giá cước diễn ra theo một lộ trình hết sức chậm chạp, hàng loạt sự cố nghẽn mạch gây phiền toái cho khách hàng nhưng vẫn bị làm ngơ... Tình hình chỉ thay đổi khi S-Fone chính thức cung cấp dịch vụ từ tháng 7/2003.



Nhiều cái "đầu tiên" nhưng lại là người "về sau"



S-Fone đã phá vỡ thế độc quyền vốn tồn tại nhiều năm và thể hiện thiện chí phục vụ người tiêu dùng Việt Nam với nhiều kiểu tính cước linh hoạt. Từ đó, Vinaphone và MobiFone mới có những động thái mới về giá cước.



Ở một chừng mực nào đó, có thể coi S-Fone đã làm một cuộc cách mạng khi là đơn vị mang nhiều cái "đầu tiên" vào Việt Nam: áp dụng cách tính cước theo block 10 giây; tính cước thống nhất một vùng; nhiều gói cước linh hoạt; tặng không máy cho khách hàng với chương trình "Điện thoại trao tay"...



Đặc biệt với gói cước Free 1, người sử dụng có thể kết nối hoàn toàn miễn phí với một thuê bao khác vào bất kỳ lúc nào. Loại hình này rất có ích cho những doanh nghiệp có văn phòng ở hai nơi và đặc biệt phù hợp với những đôi lứa yêu nhau. Với những trường hợp như vậy, S-Fone không chỉ làm công việc kết nối mà còn có thể "se duyên" hai người nữa.



Người tiêu dùng có thể nhận ra rằng S-Fone đã rất "mạnh tay" khi thực hiện các chiến lược của mình và mở rộng đường cho người tiêu dùng Việt Nam đến với thế giới di động không chỉ bằng những cách tính cước thông thường. Tuy nhiên, trong khi các mạng di động khác - kể cả mạng ra đời sau S-Fone nhiều tháng - đạt được mức tăng trưởng thuê bao khá ấn tượng thì con số thuê bao của S-Fone vẫn còn khá chậm, mới đạt mức 250-300.000 thuê bao.



Có nhiều ý kiến cho rằng đó là vì S-Fone quá chậm trễ trong việc mở rộng vùng phủ sóng, chưa triển khai được các dịch vụ giá trị gia tăng dựa trên lợi thế của đường truyền sử dụng công nghệ CDMA, máy điện thoại dùng trong chương trình "Điện thoại trao tay" có tính năng đơn giản nên chưa thật hấp dẫn được thuê bao...



Trong trả lời báo chí, một số quan chức của S-Fone trực tiếp hay gián tiếp cũng đã công nhận thực tế này. Theo ông Hồ Hồng Sơn, Giám đốc Điều hành của S-Fone, hiện nay S-Fone có 3 vấn đề cần giải quyết là "vùng phủ sóng, máy điện thoại và dịch vụ".



Về vùng phủ sóng, hiện tại S-Fone đã đầu tư mở rộng vùng phủ sóng lên gần 40 tỉnh thành kết nối các thành phố lớn, các khu kinh tế trọng điểm trước tiên, nối liền các địa phương "xương sống" của Việt Nam. S-Fone đã đặt quyết tâm muộn nhất là hết quý I/2006 sẽ cơ bản hoàn thành việc phủ sóng trên phạm vi cả nước.



Hướng giải quyết của S-Fone?



Tuy nhiên, cũng cần phải công bằng hơn để nhìn nhận về S-Fone trước khi đặt S-Fone lên bàn so sánh với bất kỳ nhà cung cấp nào khác.



Hiện nay cả Vinaphone, MobiFone và Viettel đều có được một lợi thế mà S-Fone không thể có: đó là cơ sở hạ tầng riêng và dưới sự "bao bọc" của VNPT (Viettel là bên Quân đội), nên họ dễ dàng có toàn quyền tự quyết mọi chuyện liên quan đến cơ sở hạ tầng viễn thông. Trong khi đó, S-Fone phải đối mặt với rất nhiều khó khăn cả về cơ chế và thủ tục khi phải thuê mướn cơ sở hạ tầng, đàm phán kết nối với nhà khai thác dịch vụ chiếm thị phần khống chế.



Cho đến nay S-Fone vẫn phải chịu sự "bất công" khi phải trả phí kết nối với hai mạng di động của VNPT qua Toll trong khi về mặt kỹ thuật các mạng này hoàn toàn có khả năng đấu nối trực tiếp. Ngay cả khi S-Fone mới chỉ phủ sóng có 12 tỉnh, thành nhưng vẫn phải đóng lệ phí tần số cho tất cả 64 tỉnh, thành.



Có một số ý kiến thắc mắc xoay quanh việc liệu S-Fone có đang làm mình trở nên "bình dân" khi đang chủ trương nhắm đến đối tượng khách hàng bình dân hay không? Ông Sơn cho rằng không hẳn như vậy. Bởi một khi đã đầu tư vào công nghệ cao CDMA với nhiều tiện ích vượt trội thì không thể chỉ đơn thuần là nhắm đến phân khúc "bình dân" trong thị trường để phục vụ.



Ở thế buộc phải vừa đầu tư vừa khai thác thì chương trình "Điện thoại trao tay" là cách để S-Fone dành cơ hội làm quen với CDMA cho tất cả mọi người, từ những người bình thường nhất, giúp họ có cách tiêu dùng tối ưu. Người có thu nhập khá cũng có thể lựa chọn các mẫu điện thoại có giá ngang với loại điện thoại dùng mạng GSM. Đó là một cách "phủ sóng" của S-Fone.



Về phần máy điện thoại, một số ý kiến cho rằng máy điện thoại dòng CDMA còn quá ít mẫu mã. Về vấn đề này các quan chức của S-Fone cũng cho rằng không có gì đáng phải lo ngại.



Cơ sở của niềm tin này là những ưu việt của công nghệ CDMA với đường truyền tốc độ cao, có khả năng kết nối liên tục, tạo thuận lợi và dễ dàng trong kết nối không dây, từ đó cho phép người sử dụng có thể đọc email, gửi email, xem video, nghe nhạc MP3, truyền ảnh, hát karaoke qua điện thoại di động...



Những ứng dụng trên là xu hướng phát triển nhằm mang đến một cuộc sống thông tin di động tiện ích, phong phú và hấp dẫn hơn cho mọi người.



Tại Việt Nam, xu hướng chọn CDMA được chứng minh rõ hơn khi sắp tới sẽ có thêm 2 nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động dùng CDMA là Hanoi Telecom và VP Telecom. Khi có thêm hai nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động dùng CDMA, nhu cầu dòng máy CDMA cao cấp sẽ tăng lên và sẽ hút các nhà sản xuất điện thoại di động hàng đầu vào cuộc.



Còn về việc triển khai các dịch vụ giá trị gia tăng đặc sắc mà chỉ công nghệ CDMA mới có, các nhà lãnh đạo của S-Fone cũng khẳng định sẽ thực hiện nhanh chóng việc này khi mạng đạt được 500.000 thuê bao dự kiến sẽ diễn ra vào cuối năm nay.



Tất nhiên, với những gì S-Fone đã thể hiện, người tiêu dùng có quyền hài lòng nhưng đồng thời vẫn tiếp tục mong đợi nhiều hơn nữa ở mạng này. Tuy nhiên, khi là đơn vị duy nhất chịu phụ thuộc hạ tầng viễn thông vào VNPT, S-Fone sẽ phải tiếp tục vượt qua những thách thức lớn và khó khăn xuất phát từ thực tế này.



Chính vì vậy, sự thể hiện thiện chí từ VNPT không chỉ là mong đợi của riêng S-Fone mà còn là mong đợi của những người tiêu dùng Việt Nam hâm mộ công nghệ di động CDMA và cả các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực viễn thông tại Việt Nam.




Theo TBKTVN

lynx
10-06-2005, 21:31
lynx xài sfone từ những ngày đầu, giờ trước khi "chia tay" có những ý kiến sau:

thứ 1: Máy Sfone mẫu mã ít. Không có nhiều lựa chọn.
thứ 2: Áp dụng Sim mềm, tức một máy sẽ có một số đi kèm. Nếu muốn đổi máy phải ra chỗ Sfone để chuyển ---> bất tiện.
thứ 3: Vùng phủ sóng giới hạn 12 tỉnh. Trong vòng mấy năm nay chưa thấy tiến triển. Chỉ mới đây được thêm vài tỉnh.
thứ 4: Sai lầm khi áp dụng chính sách khuyến mại "điện thoại trao tay".
Cách đây vài năm, khi nghĩ đến Sfone thì người ta nghĩ đến một mạng điện thoại di động "công nghệ mới". Khi Sfone mở cuộc khuyến mại "điện thoại trao tay" thì hỡi ơi, chất lượng của các "điện thoại trao tay" đến từ xứ Hàn thì báo chí đã nói nhiều. Giờ đây, khi nói về Sfone thì người ta nghĩ đễn những chiếc điện thoại xấu xí chất lượng kém ấy. Nếu bạn xài một điện thoại loại xịn của sfone, không phải hàng "trao tay" thì có người xin số, bạn cho số, và hỏi bạn là "được trao tay à?". Cảm giác rất tức, vì mình đâu có được trao, xin của ai đâu.
Rất ít người sau cuộc khuyến mãi lại tiếp tục sử dụng sfone. Tôi đã biết nhiều người chuyển qua Viettel hay quay về lại với Mobile, vina.

thiển ý:
1,2: phải áp dụng công nghệ "sim cứng" để khách hàng thêm nhiều lựa chọn, dễ dàng thay đổi máy. Khi đó sẽ Sfone không phải lo lắng về chuyện mẫu mã điện thoại ít phong phú. Các hãng điện thoại, đại lý sẽ đảm nhận việc đó. Sfone sẽ chỉ phải lo về chất lượng mạng để cạnh tranh với 3 anh lớn kia thôi.
3: phải nhanh chóng phủ sóng 64 tỉnh thành như các mạng khác. Hiện nay, rất nhiều người từ các tỉnh thành khác vào các thành phố lớn làm việc. Khi về quê thì chiếc điện thoại họ thành cục đá.
Còn về những người đi ưa đi du lịch nội địa thì mạng sfone không là lựa chọn của họ.
4: nên cải thiện chất lượng của những chiếc điện thoại trao tay. Sfone không thể muốn phát triển nhanh về số thuê bao mà bỏ qua chất lượng, uy tín của mình. Người sử dụng bây giờ đòi hỏi một chiếc điện thoại không chỉ gọi và nghe đơn thuần nữa.
Nếu được thì ngưng luôn cuộc khuyến mại này. Vì hiện nay, thực tế thì khi nói đến mạng sfone thì người ta nghĩ ngay đến một mạng di động cho người ít tiền. Chất lượng mạng cho dù có tốt thì cũng bị đánh giá qua những chiếc "trao tay" sóng yếu ớt, âm thanh không rõ ràng. Những gì họ biết và đánh giá về mạng Sfone là qua những chiếc trao tay này. Cho nên, thử hỏi hình ảnh nào còn cho Sfone khi những "kinh nghiệm sử dụng", "những đánh giá" của những người này truyền tay bạn bè theo cấp số nhân?
Sfone nên nhập thêm nhiều mẫu máy có chất lượng tốt, đa tính năng. Những loại máy dành cho CDMA thì bên nước ngoài họ rất phong phú. Xem 1,2.

yuna_admirer
10-06-2005, 22:03
kỷ thuật CDMA gần như sắp tuyệt chủng gòi :) ... trước kia dự đoán CDMA thay thế GSm, nhưng mà GSM prova là flexible hơn, còn cho các ứng dụng đa phương tiện khác thì 3G sẽ làm chùm

mylove
10-06-2005, 23:18
chất lượng của các "điện thoại trao tay" đến từ xứ Hàn thì báo chí đã nói nhiều.


Xin thưa với bạn là những chiếc điện thoại trao tay mà S-Fone tặng cho khách hàng ở VN chỉ là những chiếc điện thoại đã qua sử dụng rồi cty đem tân trang lại thôi nên nếu chất lượng không đảm bảo thì chẳng có gì ngạc nhiên cả.

Hình như bạn đánh giá hơi vội vàng về những chiếc điện thoại xứ Hàn đấy bạn ạ. Samsung cũng từ Hàn Quốc đấy thôi. SK Telecom đựơc bầu chọn là nhà cung cấp điện thoại CDMA tốt nhất đấy


kỷ thuật CDMA gần như sắp tuyệt chủng gòi :) ... trước kia dự đoán CDMA thay thế GSm, nhưng mà GSM prova là flexible hơn, còn cho các ứng dụng đa phương tiện khác thì 3G sẽ làm chùm

Bằng chứng đâu vậy bác. Nói cái gì cũng phải cụ thể hay có bằng chứng người ta mới tin được nhé.

Em thì em chỉ xin gởi bác cái link để bác tham khảo và tự nhận xét mà thôi:
http://www.cdg.org/worldwide/report/043Q_cdma_subscriber_report.asp

lynx
11-06-2005, 12:47
Xin thưa với bạn là những chiếc điện thoại trao tay mà S-Fone tặng cho khách hàng ở VN chỉ là những chiếc điện thoại đã qua sử dụng rồi cty đem tân trang lại thôi nên nếu chất lượng không đảm bảo thì chẳng có gì ngạc nhiên cả.
Hình như bạn đánh giá hơi vội vàng về những chiếc điện thoại xứ Hàn đấy bạn ạ. Samsung cũng từ Hàn Quốc đấy thôi. SK Telecom đựơc bầu chọn là nhà cung cấp điện thoại CDMA tốt nhất đấy


Ngạc nhiên là Sfone lại nhập những chiếc điện thoại đã qua sử dụng ấy. Hình như bác vẫn chưa đọc kĩ bài post của tôi. Tôi nói là chất lượng của những chiếc điện thoại trao tay đến từ xứ Hàn (tức hàng cũ được tân trang), chứ không quy chụp tất cả các điện thoại CDMA của Hàn.
SK Telecom được bầu chọn ra sao bên Hàn thì chuyện đó là bên xứ họ. Còn bên VN, ở khía cạnh người tiêu dùng thì tôi sẽ đánh giá Sfone qua những chiếc điện thoại trao tay vốn bị đào thải và tân trang lại ấy.
Bác nói tôi đánh giá vội vàng à? Vậy thì bác hãy lật lại những trang báo cũ ra mà coi nhé. Hay hỏi các lãnh đạo Sfone cũng được. Họ dường như đã nhận ra rồi đấy.
Sfone - Nghe là thấy - Thấy mà không làm - Làm mà làm sai - Sai thì giờ phải làm lại! :whistling

JackPhan
24-06-2005, 11:29
thế bác đã xài thử các CDMA xách tay chưa, sao dám nói mẫu mã ít
ko những thế, áp dụng SIM mềm là một cách bảo vệ quyền lợi khách hàng, nếu bị cướp thì tên cướp cũng chẳng bán được, chắc đem chọi chó quá :D. Ngày nay, khi chuẩn bị ra tay cướp ĐT, kẻ cướp sẽ kiểm tra lại coi nạn nhân có phải xài S-Fone ko, nếu phải thì hắn không ra tay (Hùi trước đâu có thế, thấy là chơi thui :no: ) --> khả năng bị cướp giảm đáng kể.
hiện nay, theo kế hoạch, đến cuối năm nay, S-Fone sẽ phủ sóng miền Trung và giữa năm sau sẽ 64/64.
Về cơ sở hạ tầng thì S-Fone chỉ nhập các thiết bị thu phát sóng thui, (cái này VNPT cũng chẳng hỗ trợ cho Mobi hay Vina) còn đường truyền thì dựa trên SPT
hì hì, một số thông tin lượm lặt tại chính S-Telecom và theo ý kiến của tui
dzô vài ly đi :beer_smil


Ngạc nhiên là Sfone lại nhập những chiếc điện thoại đã qua sử dụng ấy. Hình như bác vẫn chưa đọc kĩ bài post của tôi. Tôi nói là chất lượng của những chiếc điện thoại trao tay đến từ xứ Hàn (tức hàng cũ được tân trang), chứ không quy chụp tất cả các điện thoại CDMA của Hàn.
SK Telecom được bầu chọn ra sao bên Hàn thì chuyện đó là bên xứ họ. Còn bên VN, ở khía cạnh người tiêu dùng thì tôi sẽ đánh giá Sfone qua những chiếc điện thoại trao tay vốn bị đào thải và tân trang lại ấy.
Bác nói tôi đánh giá vội vàng à? Vậy thì bác hãy lật lại những trang báo cũ ra mà coi nhé. Hay hỏi các lãnh đạo Sfone cũng được. Họ dường như đã nhận ra rồi đấy.
Sfone - Nghe là thấy - Thấy mà không làm - Làm mà làm sai - Sai thì giờ phải làm lại! :whistling

S-Fone không phải là nhà cung cấp thiết bị đầu cuối mà là nhà cung cấp dịch vụ. Bác hiểu rõ cho. Các ĐT trao tay hay các ĐT S-Fone nhập là phụ vụ hỗ trợ trong việc phát triển thuê bao của mình.
Hiện tại, CDMA đã được các nhà sản xuất thiết bị đầu cuối như Motorola, Nokia chú ý và quan tâm. Như vậy mới có Nokia 2112 y chang như Nokia 2100 chứ. Bác vào trang Nokia.com coi đi, N6230 cũng có loại cho xài CDMA rối đó



kỷ thuật CDMA gần như sắp tuyệt chủng gòi ... trước kia dự đoán CDMA thay thế GSm, nhưng mà GSM prova là flexible hơn, còn cho các ứng dụng đa phương tiện khác thì 3G sẽ làm chùm


Yuna khong the AudioVox của Mỹ là cũng dùng công nghệ CDMA 2000x đó thui, mang về VN cũng xài được đó, không những thế CDMA 2000x bản thân là đã 3G trước rùi đang chuẩn bị nâng cấp lên WCDMA

Ngoài ra, hiện nay với gói cước VIP, giá cuộc gọi sẽ rẻ nhất trong các mạng ĐT: 200 đồng/10s tương đương 1.200 đồng/phút (bất kể gọi trong hay ngoài mạng) Vietel cũng đâu được như thế

Với cách tính 1 block/10s cùa S-Fone và 1 block/6s của Vietel thì 2 cái này cũng có điểm mạnh và yếu.
VD: nếu gọi 7-10s thì S-Fone tính = 1block còn Vietel là 2block S-Fone có lợi hơn còn từ 11-18s thì Vietel có lợi hơn. Nhưng nếu là 19-20s thì S-Fone lại có lợi hơn. Vì vậy, không thể nói ai hơn ai (Chắc chắn là hơn Mobivà Vina rùi kể cả khi Mobi, Vina tính thành 30s + 6s)

8228
01-08-2009, 01:07
2009... sfone vẫn dậm chân :D. Khi nào nó phá sản thế các bác. Mong rằng Beeline sớm thu tóm đầu 095 để có đầu 10 số em chuyển qua :)

cucai
01-08-2009, 19:52
Chắc không lâu nữa SFone tiêu quá giờ thêm mấy mang GSM mới nữa mà khuyến mã khủng không? nếu không có gì thay đổi thì SFone ngày càng xuống dốc.

vtoday
01-08-2009, 20:18
E dùng s phun.Mấy năm nay rồi có sao đâu,từ ngày mua đc cái samsung 200k tối giờ vẫn tốt !

8228
04-08-2009, 12:29
E dùng s phun.Mấy năm nay rồi có sao đâu,từ ngày mua đc cái samsung 200k tối giờ vẫn tốt !

Thì những người như bác mới dùng thôi... AI đời ĐT bán kèm máy, không cho đổi mạng. Muốn dùng mạng của nó phải mua ĐT của nó... :emlaugh: MÀ các bác trên biến đâu rồi nhỉ. 2009 rồi, các bác thấy Sfone thế nào?

khucthuydu
04-08-2009, 14:05
Mình dùng sfone gần 2-3 năm.
Hơi bị chán, ko phá sản mới là chuyện lạ. Kém từ a...z.

invalid-pasword
24-08-2009, 00:47
Vấn đề gốc gác của SFone cũng như HTMobile chính là sự hợp tác với nước ngoài, vừa có thông tin SPT sắp nghỉ chơi với SK Telecom do bất đồng quan điểm. Ngày xưa các lãnh đạo cao cấp nhất của Viettel cũng đã từng nghĩ đến chuyện hợp tác nhưng cuối cùng thì quyết định tự làm nên md9u77o75c như hôm nay, bi giờ em Beeline lại tiếp tục chơi hợp tác > số phận cũng sẽ như mấy anh kia thôi.

VinaWater
25-06-2011, 23:19
S-fone nên phá sản sớm. Để coi cầm cự công nghệ CDMA thêm bao lâu, cũng sẽ chuyển sang GMS thôi nếu muốn không bị phá sản./.

quattichdien.net
25-06-2011, 23:53
bác vivawater gỏi đào mộ thật :)

nino
26-06-2011, 00:47
S-fone nên phá sản sớm. Để coi cầm cự công nghệ CDMA thêm bao lâu, cũng sẽ chuyển sang GMS thôi nếu muốn không bị phá sản./.

đang chờ nó chuyển sang GSM... giờ đang cầm mấy cái sim tứ quý 8, sám cô 9... tới lúc đó chắc cũng lụm được một mớ