PDA

View Full Version : Chuyện không thể tưởng tượng ở Yên Bái



kd_yenbai
21-05-2005, 23:36
Chuyện lạ có thật ở... Yên Bái

Áp dụng Luật Thuế Thu nhập Doanh nghiệp để giáng xuống đầu các hộ cá thể kinh doanh dịch vụ Internet.

Ở điểm 1, điều 11 Nghị định 55/2001 ND-CP của Chính phủ ghi rõ: Nghiêm cấm mọi hành vi phá hoại và gây cản trở đối với việc cung cấp và sử dụng Internet. Ngoài ra, mọi người đều biết rằng Internet là một kho tàng tài nguyên quý giá cần phải được gìn giữ và biết khai thác để phục vụ cuộc sống con người. Tất nhiên , như mọi lĩnh vực khác, Internet cũng có mặt trái và mặt phải của nó.

Thế nhưng thời gian gần đây, có một số người đã có cách nhìn phiếm diện, chỉ biết nhìn vào mặt trái của Internet và thậm chí còn đăng bài lên báo và truyền hình Yên Bái "Internet là hiểm họa của học đường", "Internet là hiểm họa cần phải dẹp bỏ"... Song đau lòng hơn, các cấp chính quyền ở tỉnh Yên Bái lại rất ủng hộ những ý kiến đó, bằng cách Cục Thuế tỉnh Yên Bái đã ra quyết định xử phạt mỗi hộ kinh doanh dịch vụ Internet 1 triệu đồng, truy thu thuế từ tháng 1/2004 đến tháng 5/2005 bắt buộc mỗi hộ kinh doanh dịch vụ Internet phải nộp 50 ngàn/máy tính/tháng. Như vậy bình quân mỗi hộ phải nộp số tiền truy thu và tiền phạt lên đến cả chục triệu đồng. Sau đó Cục Thuế Yên Bái đã áp giá thuế cho các hộ là từ 88.000 đến 120.000 đ/máy/tháng. Như vậy tính ra một hộ có 20 máy tính sẽ phải nộp 11 triệu truy thu và hàng tháng sẽ phải nộp 2 triệu tiền thuế.

Chúng tôi được biết đây là chủ trương của tỉnh Yên Bái đánh thuế cao để nhằm làm cho các dịch vụ Internet sẽ không thể chi trả được và dần dần sẽ phải đóng cửa.

Như vậy chúng ta thử trao đổi:

- Internet có phải là tệ nạn xã hội? (Và tất cả chúng ta đều là những kẻ tội phạm?)
- Internet có phải là hiểm họa của học đường? (Và tất cả các dịch vụ Online học tập đều là hiểm họa?)
- Cục Thuế Yên Bái đã áp giá thuế đối với các dịch vụ Internet có đúng không, dựa trên cơ sở nào? (Không khảo sát, không thăm dò...)

Và ai sẽ đứng về phía và bảo vệ chúng tôi, nếu không phải là báo chí và các bạn?

T.M 171 hộ kinh doanh Internet ở Yên Bái:

Email: cac_ho_internet_yenbai@yahoo.com

Liên hệ theo số điện thoại.

Đinh Thị Loan - ĐT: 029 856 924
Phí Đức Sơn - ĐT: 029 853 752
Trần Thị Thái - ĐT: 029 854 350
Lưu Văn Dũng - ĐT: 029 862 089
Nguyễn Trường Tộ - ĐT: 029 858 483
Nguyễn Đăng Đạo - ĐT: 029 858 754
Kiều Quốc Chính - ĐT: 029 864 546
Nguyễn Xuân Cơ - ĐT: 029 864 839
Nguyễn Thị Minh Quân - ĐT: 029 858 012
Phan Thị Hải Bình - ĐT: 029 853.259
Nguyễn Văn Huy - ĐT: 029 851 407
Nguyễn Long Hồng - ĐT: 029 853.406
Nguyễn Cảnh Hồ - ĐT: 029 855 871
Dũng Mai - ĐT: 029 853.163
Phí Đức Sơn - ĐT: 029 853.752
Nguyễn Lan Thanh
Nguyễn Thu Hằng
Đinh Thị Dung
Phạm Thị Lư
Nguyễn Thị Hồng
Nguyễn Thị Đệ
Phạm Thị Phúc
Trần Huy Tiến
Nguyễn Vũ Tuyển....
(Danh sách còn viết tay kéo dài, còn nữa)

mylove
21-05-2005, 23:55
Đây là một trường hợp vi phạm Luật Doanh Nghiệp.
Bạn được phép làm những gì pháp luật không cấm, còn các cơ quan chức năng chỉ được phép làm những gì pháp luật quy định.

Bạn có thể nhờ luật sư tư vấn và kiện Cục thuế Tỉnh Yên Bái.

Ở nước mình ngộ lắm, cái gì quản lý không nỗi là cấm, nghe đâu cũng đang thảo luận không cho phép đăng ký kinh doanh dịch vụ Internet nữa ??? Cái này hoàn toàn đi sai với tinh thần Luật Doanh Nghiệp năm 2000.

Bó tay.

Bác nên gởi đơn đến các Báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ... "nhờ" các báo lên tiến giúp

nguyenduylong
22-05-2005, 00:06
Các bạn có thể nhờ sự giúp đỡ của chính quyền cấp trên hoặc nhờ báo chí. còn ở đây mọi người chỉ có thể đứng sau ủng hộ cho các bạn, hãy yên tâm là như vậy.

checkbox
22-05-2005, 11:07
bó tay ... treo máy rùi.. hix hic

kd_yenbai
22-05-2005, 17:28
Rất buồn là chính quyền Yên Bái rất ít người biết Internet, nên cách hiệu quả nhất là không để cho thế hệ @ vựơt mặt mình.

makkenoza
22-05-2005, 23:58
Thôi đi ! mấy thằng COCC nó chỉ biết hút máu người kinh doanh thôi ! Vừa ngu vừa dốt, đặc biệt lười thì làm gì biết Internet là gì, nếu biết thì mấy ông nội vào toàn mấy trang *** mà coi thì làm gì ko gọi Internet là hiểm họa được, có học được gì trong Net đâu, chỉ học được là sáng sáng vào mở máy đọc truyện, coi phim *** có gí mới hơn hôm qua ko ?
Cái này chỉ còn cách sống chung với tụi nó cho yên chuyện.

ips
23-05-2005, 09:45
Các bác phải bình tĩnh cái đã xem liệu thông tin trên có chính xã hay không trước khi lên án chính quyền.
Theo tôi nghĩ chắc có gì ẩn khúc bên trong thôi, không lẽ chính quyên lại ấu trĩ như thế hay sao.
Tôi không tin.

LanAnh
23-05-2005, 18:08
Ừ, KD_yenbai nói đúng đó. 99,9% cán bộ tỉnh Yên Bái không biết sử dụng Internet. 98% phóng viên báo Yên Bái không biết dùng Internet. 90% nhân viên tòa soạn báo Yên Bái không biết dùng vi tính. Mặc dù Trung tâm Tin học ABC chúng tôi có mở lớp đào tạo miễn phí về Internet, nhưng họ... tự ái không đi học. Do chúng tôi không chủ tâm kinh doanh được, đã phải đóng cử một số cơ sở đào tạo của Trung tâm Tin học ABC, do giá thuế quá cao. (Trung tâm ABC trợ giá cho học sinh học tập và sử dụng Internet 2000 đ/giờ sử dụng, 10.000 đ dùng luôn 1 ngày). Ngay phóng viên viết bài báo "Internet hiểm họa học đường" đăng trên mục "Vấn đề hôm nay" của báo http://www.baoyenbai.com.vn (http://www.baoyenbai.com.vn/?NewsID=6655) cũng là người không biết dùng vi tính và Internet. Anh ta sợ Internet sẽ khiến vùng miền núi tiến bộ nhanh quá, nên tại bài báo này đã chửi rủa không thương tiếc cộng đồng sử dụng Internet là "ổ nhện độc", Internet là tệ nạn, Internet là hiểm họa học đường , đồng thời chửi luôn cả chủ trương Internet hóa của chính phủ (Nghị định 55/CP) và được báo Yên Bái và chính quyền rất ủng hộ.

Mọi nỗ lực của ABC để phổ cập Tin học miền núi, cũng như trang bị Internet như một kho tàng, công cụ của cuộc đời... trở lên quá xa vời.

DTMocChan
23-05-2005, 18:40
Ừ, KD_yenbai nói đúng đó. 99,9% cán bộ tỉnh Yên Bái không biết sử dụng Internet. 98% phóng viên báo Yên Bái không biết dùng Internet. 90% nhân viên tòa soạn báo Yên Bái không biết dùng vi tính. Mặc dù Trung tâm Tin học ABC chúng tôi có mở lớp đào tạo miễn phí về Internet, nhưng họ... tự ái không đi học. Do chúng tôi không chủ tâm kinh doanh được, đã phải đóng cử một số cơ sở đào tạo của Trung tâm Tin học ABC, do giá thuế quá cao. (Trung tâm ABC trợ giá cho học sinh học tập và sử dụng Internet 2000 đ/giờ sử dụng, 10.000 đ dùng luôn 1 ngày). Ngay phóng viên viết bài báo "Internet hiểm họa học đường" đăng trên mục "Vấn đề hôm nay" của báo http://www.baoyenbai.com.vn (http://www.baoyenbai.com.vn/?NewsID=6655) cũng là người không biết dùng vi tính và Internet. Anh ta sợ Internet sẽ khiến vùng miền núi tiến bộ nhanh quá, nên tại bài báo này đã chửi rủa không thương tiếc cộng đồng sử dụng Internet là "ổ nhện độc", Internet là tệ nạn, Internet là hiểm họa học đường , đồng thời chửi luôn cả chủ trương Internet hóa của chính phủ (Nghị định 55/CP) và được báo Yên Bái và chính quyền rất ủng hộ.

Mọi nỗ lực của ABC để phổ cập Tin học miền núi, cũng như trang bị Internet như một kho tàng, công cụ của cuộc đời... trở lên quá xa vời.


các số liệu ở trên lấy ở đâu ra vậy?

có chụp mũ quá không,Yên Bái chứ có phải xứ khỉ ho cò gáy đâu mà lạc hậu dữ vậy.

LanAnh
23-05-2005, 22:31
Số liệu này lấy tại chính báo Yên Bái. Tuy nhiên hòm thư ghi ở cuối Website http://www.baoyenbai.com.vn là tspcbbyb@hn.vnn.vn là Email liên lạc. Nhưng Email này mỗi năm họ check 3 đến 4 lần thôi. Họ vẫn thuê người check mail mà. Không tin bạn gửi thử thư vào hòm thư đó mà xem, khoảng tháng 8 họ mới trả lời!!!

tx-ts01
23-05-2005, 23:03
Có phải vì lý do này mà các hộ internet ở Yên Bái bị đánh thuế nặng? Theo tôi nghĩ muốn quảng lý các dịch vụ internet để không sảy ra chuyện tệ nạn xã hội như bài báo dưới đây viết thì cũng không cần phải làm theo cách đánh thuế như vậy, chơi kiểu này chỉ làm người ta dẹp tiệm không có su hướng phát triển internet, có phải chính quyền nơi này không muốn người dân biết đến CNTT??

Internet hiểm họa học đường

Nhiều học sinh bỏ bê bài vở vì... Chat
YBĐT - "Nơi gia đình tôi cư trú gần một số trường học như Trường tiểu học Nguyễn Trãi, Trường THCS Quang Trung, Trường THPT Nguyễn Huệ... và có tới 6 điểm dịch vụ trò chơi. Tôi đã chứng kiến rất nhiều học sinh trốn học, bỏ giờ ngày càng tăng để sa đà vào các quán, có quán phục vụ cả ngày lẫn đêm làm ảnh hưởng đến khu dân cư và làm hư hỏng học sinh".


Trên đây là một số nội dung trong đơn kiến nghị của chị Bùi Thị Trang, cán bộ ngành bảo hiểm, hiện đang cư trú tại tổ 24, phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái gửi cho Sở Văn hóa - Thông tin và Phòng văn hóa thành phố Yên Bái. Từ địa chỉ của lá đơn, chúng tôi tìm đến ngôi nhà hai tầng khang trang nằm trên trục đường chính đối diện với Trường THPT Nguyễn Huệ. Đã gần 8 giờ tối, mâm cơm chiều của gia đình vẫn đậy kín, anh Nguyễn Thanh Phương (chồng chị Trang) và cô con gái 15 tuổi đang ngồi chờ chị Trang đi tìm cậu con trai 13 tuổi - hiện đang học lớp 7 Trường THCS Quang Trung - vẫn chưa đi học về.

Sau vài lời giới thiệu, anh Phương đã không kìm nén được nỗi bức xúc: "Hàng ngày, trên đường đưa con đi học từ nhà đến trường, độ dài chỉ trên 500m mà tôi thấy có đến 5-6 quán điện tử và điểm truy cập Internet. Khách hàng chủ yếu là các em học sinh từ lớn đến bé, tất cả người và xe được tống vào những căn phòng chật chội, có chỗ còn đóng cửa để tránh việc bố mẹ các em đến tìm. Tôi nghĩ, chỉ vì đồng tiền mà những chủ quán này đã quên rằng họ cũng hay sẽ có lúc ở cương vị là cha, là mẹ, là ông, là bà hay sao mà nhẫn tâm dung túng để chúng chơi thâu đêm suốt sáng, bỏ ăn, bỏ ngủ, thậm chí nhiều em còn không về nhà vài ba ngày chỉ vì điện tử. Kinh doanh như thế là không có đạo đức và sẽ làm hư hỏng thế hệ trẻ".

Sau khi tìm được cậu con trai đang say sưa tại một quán điện tử gần trường đưa về nhà, sự bực tức, mệt mỏi kèm theo nỗi bất lực thể hiện trên khuôn mặt nặng trĩu của chị Trang: "Gia đình tôi rất khổ tâm khi có con sa đà vào các quán điện tử. Trước đây, cháu rất ngoan ngoãn, chăm học. Nay vì điện tử mà học hành giảm sút, thường xuyên bỏ học, trốn nhà, vừa rồi mất cả cặp sách và xe đạp tại quán nhà bà Thúy gần khu vực Trường THCS Quang Trung. Tôi sẽ tiếp tục gửi đơn đến khi nào các ngành chức năng phải dẹp được những tụ điểm điện tử hoạt động thiếu lành mạnh ở khu vực xung quanh trường học thì mới thôi".

Cô Bùi Thị Minh - giáo viên dạy Văn Trường THCS Quang Trung - là hàng xóm của chị Trang cũng không giấu được lo lắng khi phải chứng kiến cảnh học sinh của mình luôn tranh thủ thời gian từ việc đi học từ 6h sáng, hay chỉ vài phút ra chơi giữa các tiết học để lao vào các quán Internet. Bản thân cô cùng các đồng nghiệp có những buổi sáng phải gọi điện tới 5, 6 gia đình học sinh để thông báo cho phụ huynh biết việc các em nghỉ học đi chơi điện tử. Bản thân cô vì sợ mất lòng hàng xóm nên phải từ chối việc dạy kèm một số em học sinh được bố mẹ tin tưởng nhờ giúp đỡ vì sắp thi hết cấp, bởi chỉ cần nghỉ giải lao là các em đã có mặt ngay các điểm Internet gần nhà, chứ chưa nói đến việc các em đi sớm về muộn.

Theo chân cô Minh, chúng tôi đến nhà em Vũ Minh Hiếu, một học sinh cũ của cô. Hiếu là con cả trong một gia đình có 2 anh em. Bố mẹ tuy không giàu có nhưng điều kiện kinh tế cũng khá đầy đủ. Cũng như bao đứa trẻ cùng lứa khác, Hiếu được bố mẹ cho ăn học chu đáo. Hết tiểu học, Hiếu vẫn là một học sinh ngoan, học lực khá. Và mọi thay đổi bắt đầu từ khi em vào học cấp II, tức là lúc trò chơi điện tử trên vi tính xuất hiện ở Yên Bái. Ban đầu chỉ là theo bạn bè tập chơi, rồi Hiếu quen dần và trở thành một nạn nhân trong thế giới ma quái của trò chơi điện tử. Từ một học sinh ngoan ngoãn, hiền lành, Hiếu đã thành một học sinh cá biệt với những "thành tích bất hảo". Chị Nguyễn Thị Hải - mẹ của Hiếu cho biết: "Khi biết cháu say mê các trò chơi điện tử, gia đình tôi tìm mọi cách để ngăn cản. Sáng nào hai vợ chồng tôi cũng thay nhau đưa, đón con. Mọi koản tiền đóng góp đều trực tiếp đến nộp cho thầy, cô giáo. Thế nhưng, cháu vẫn tiếp tục bỏ học, rồi những lúc sơ sểnh cháu lại lấy trộm vài trăm nghìn của gia đình bỏ nhà đi vài ngày để chơi điện tử. ". Cuối cùng của bố mẹ Hiếu phải gửi con cho họ hàng ở nông thôn với mong muốn con mình sẽ tránh xa được những ổ nhện độc là những điểm truy cập Internet. "Dẫu biết rằng, cuộc sống của con giờ đây có phần thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần nhưng chúng tôi vẫn cảm thấy vui khi cháu đã dần nhận ra lỗi lầm của mình và hứa quyết tâm sửa chữa" - chị Hải bùi ngùi nói khi tiễn chúng tôi ra về.


Quán Internet xuất hiện ngày càng nhiều.


Và có một sự việc đã tạo nên nỗi bất bình trong dư luận nhân dân tại tổ 38, phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái vào thời gian gần Tết Nguyên đán ất Dậu. Chúng tôi chỉ xin trích một đoạn trong bản tường trình của em Nguyễn Đức M, 17 tuổi, học sinh lớp 11, Trường THPT N tại hồ sơ lưu Công an phường Đồng Tâm: "Do mẹ bị mất 500.000 đồng và nghi cho em, mẹ có đánh và chửi em. Trong lúc tâm thần hoảng loạn, em đã cầm búa đinh đập nhiều nhát vào đầu mẹ khiến mẹ em phải đi bệnh viện cấp cứu". Xin nói rằng, sự việc có thể bị truy cứu trước pháp luật nhưng được gia đình viết đơn bảo lãnh nên Nguyễn Đức M vẫn được đến trường và người mẹ bất hạnh kia hiện vẫn tiếp tục phải đi tìm con tại các quán điện tử. Theo lời hàng xóm của chị H - mẹ của M - thì việc em lấy tiền của mẹ, nhốt mẹ trong nhà để bỏ đi đánh điện tử suốt ngày đêm là chuyện thường tình.

Và còn rất nhiều, rất nhiều những câu chuyện đau lòng khác liên quan đến mặt trái của Internet. Trong danh sách "sổ đen" của nhiều trường học ngày một dày thêm những tên của học sinh cá biệt và nhiều em đã bị buộc thôi học vì số ngày nghỉ không phép vượt quá qui định.

Giờ đây, rất nhiều nhà trường, gia đình học sinh bức xúc trước vấn đề học sinh, con em mình đang như những con thiêu thân lao vào những điểm truy cập Internet. Bởi vì, ngoài việc kết quả học tập bị giảm sút nghiêm trọng thì nhiều em đã trở thành những tên đạo chích, thậm chí trở thành con người mất nhân tính như trường hợp của em M.

Rõ ràng ranh giới giữa việc ham chơi điện tử hay truy cập Internet với việc trở thành một học sinh cá biệt ở nhà trường, một người con hư hỏng trong gia đình đã trở nên quá mong manh. Đến bất cứ điểm truy cập Internet nào cũng gặp rất nhiều thanh thiếu niên nam nữ, từ tiểu học đến THCS, THPT, sinh viên các trường chuyên nghiệp đang miệt mài với chát, đấm đá, bắn giết... trên màn hình. Phải chăng, đã đến lúc phải gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với một loại tệ nạn xã hội mới này ?
http://www.baoyenbai.com.vn/?NewsID=6655

khonghieu
23-05-2005, 23:34
Nếu đây là sự thật thì chính quyền tỉnh YB đúng là.. đểu thật!! Đểu hơn cả cái này (http://ddth.com/showthread.htm?p=418756#post418756)

mylove
24-05-2005, 01:20
không thể nói, làm và hành động khác sao? Cục thuế tỉnh YÊN BÁI làm như vậy thì cũng như tiêu diệt tất cả rồi còn gì. Xin đừng để một con sâu mà làm rầu nồi canh.Hãy cho họ(hộ kinh doanh) được sống, cho lớp trẻ được tăng thêm tri thức, cho tỉnh YÊN BÁI phát triển

homepage
24-05-2005, 02:26
Nhục nhã thì đứng lên giơ hai tay cao lên phản đối

kd_yenbai
25-05-2005, 17:55
Báo Yên Bái phỉ báng Internet
http://www.baoyenbai.com.vn/?NewsID=6655

Với tiêu đề "Internet hiểm hoạ của học đường" tác giả có bút danh Vũ Long chỉ biết nhìn vào mặt trái của Internet mà không hề biết đến mặt tích cực cũng như ứng dụng của Internet trong cuộc sống của chúng ta.

Anh ta cho rằng "Internet là một loại tệ nạn xã hội mới", "các điểm truy cập Internet là các ổ nhện độc". Ấy vậy mà Ban Biên tập và Toà soạn Báo Yên Bái vẫn đăng hồn nhiên trên mặt báo!!!

Như vậy anh Vũ Long và Báo Yên Bái đã ngang nhiên chống lại các nhà cung cấp dịch vụ Internet ở Việt Nam, đồng thời chống lại chủ trương của Đảng và Nhà nước (Như Thủ tướng Phan Văn Khải đã phát biểu trên truyền hình:-Cần phải phổ cập Internet đến từng hộ dân).

Ở đây chúng tôi muốn hỏi: Anh Vũ Long đó có phải là phóng viên hay không? Và trình độ văn hoá của anh ta thuộc loại đẳng cấp gì? Mà anh ta lại không hề biết gì về những ứng dụng của Internet trong cuộc sống của nhân loại?

Internet là một xã hội thu nhỏ, có cái tốt, cái xấu, với suy nghĩ và bài viết của anh ta chẳng khác nào một tên tội phạm ở Việt Nam thì cả nước Việt Nam là tội phạm!!!

pacificblue
25-05-2005, 22:04
Chán thật, có lẽ là cả tỉnh yên bái cán bộ không được phổ cập giáo dục về internet. cho nên mới đưa ra quyết định thiếu suy nghĩ như vậy.
Chúng tôi ủng hộ việc kinh doanh Internet o YB là đúng và hợp pháp, còn cho mấy ông ra Quyết định đó đi phổ cập mù chữ Internet
OK>>>>>>>>>>>>>>>!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

dinhbaochau
26-05-2005, 15:57
Đúng là...... Mọi

Hiện nay tụi mọi da đỏ tận ....Châu Phi họ còn biết Intẹc nét mà sao cái tỉnh Yên Bái (Yên Bãi quận công) ấy lại có cái chuyện kỳ cục vậy ta.
Nếu có chuyện kỳ cục đó thì đúng là còn kém hơn ......mọi rồi
Bó tay.

kd_yenbai
26-05-2005, 19:40
Nếu bạn nào biết Tư vấn về Pháp luật, xin chỉ giúp để chúng tôi có thể làm việc được. Xin hậu tạ. Hiện tại chỉ một bài báo viết theo kiểu "vơ đũa cả nắm" lại đưa ảnh của một số hiệu Internet Yên Bái lên báo và mạng (Các hộ này không có chứng cớ gì chứng minh là phạm pháp), khiến họ kinh doanh bị thua lỗ. (Nói cách khác, chính sách này của chính quyền Yên Bái là đánh vào các hộ kinh doanh Internet nghèo, ít vốn, vay của Ngân hàng, khiến cho họ phải phá sản, dẫn tới lụt bại, 110/171 hộ đã phải rao bán máy tính để lấy lại tiền trả Ngân hàng)

kd_yenbai
27-05-2005, 17:53
Khi thanh tra Internet trình độ... lùn?

Ở Yên Bái có những đoàn thanh tra Internet thật lạ. Hầu như thành viên trong đoàn thanh tra này không biết... dùng vi tính. À, cũng có 1 người biết, và họ đến các cơ sở Internet chúng tôi kiểm tra. Yêu cầu của họ thật tức cười. Họ bắt các hộ kinh doanh Internet chúng tôi phải để các file offline là 30 ngày trong máy để... họ tiện kiểm tra. Ai cũng biết thừa rằng, thiết lập Cotrol Panel/Internet Option/History và Temporary Internet Filescos thể xóa dễ dàng bằng cách nhấn vào Delete và Clear là xong. Khi đó đoàn thanh tra chẳng còn gì để kiểm tra cả.

Nhưng có lẽ tức cưòi nhất là đến Trung tâm Tin học ABC. Ở đây ABC là mạng học tập, các máy tính đều... không có đĩa cứng (Mạng BootRom). Lúc này đoàn thanh tra chẳng hiểu mô tê gì sất lại yêu cầu lưu thông tin offline đến ...30 ngày. Hỏi lưu vào đâu thì họ bảo lưu vào máy hoặc lưu vào ... Internet. ABC khóc cũng dở và cười cũng dở, đành BÓ TAY CHẤM COM.

HaNoiVN
28-05-2005, 17:33
Đề nghị chính quyền Yên Bái không nên có những hành động cục bộ địa phương như vậy. Đề nghị các bạn ở Yên Bái gửi các giấy tờ về Trung ương xem xét. Các bạn có thể kiện chính quyền Yên Bái ra Tòa án Hành chính vì đã vi phạm lạm dụng chức vụ và quyền lực cản trở công cuộc phổ cập Internet toàn dân. Đề nghị các bạn viết lên các báo để dẹp bỏ mấy cha lãnh đạo không hiểu gì mà cũng đòi lãnh đạo.

Người ta nói: "Người ra lệnh phải bằng trí tuệ. Người chấp hành phải bằng nghị lực". Qua câu chuyện trên, chính quyền Yên Bái chẳng có gì gọi là trí tuệ sất. Ngay ở Hà Nội, thuế cho Internet cao nhất cũng chỉ mỗi cơ sở 100.000 đ/tháng. (Không phải là mỗi máy tính đâu nhé!)

athlon26
28-05-2005, 22:14
trình cao thật , botay , đề nghị bên Trung ương tổ chức 1 khóa học phổ cập tin học và đời sống cho các bác này với , quá đáng thật

hoaanhtuc_00
30-05-2005, 13:01
Chào các bạn tôi là một thành viên của DĐTH tôi cũng thật bức súc khi nghe thấy tin này ,nhân dịp đi công tác tôi có ghé qua người bà con ở yên bái,tôi không tin lắm vào những gì mà kd_yenbai nói trên diễn đàn ,tôi tìm đến một số tiêm INTERNET hỏi xem thực hư thế nào thì được biết, có một số dân kém hiểu biết về tin học và sự phát triển của INTERNET có làm đơn kiến nghị về sự học hành bê trễ của con cái họ và họ đổ lỗi hoàn toàn vào các quán điện tử INTERNET,mà họ không giám nhìn trực diện vào bản thân họ vì trình độ quá kém cỏi ít hiểu biết nên không đủ trình độ để dạy bảo con cái họ, nhưng điều đó cũng rễ hiểu và thực sự cảm thông với họ bởi vì vùng miền núi mới được phát triển thì họ làm sao có thể đã được trang bị cho mình được nhiều kiến thức,xong bên cạnh đó tôi được bà chủ quán INTERNET đưa cho một tờ báo Yên Bái http://www.baoyenbai.com.vn/?NewsID=6655 Tácgiả của bài báo là VŨ LONG tui thực sự bó tay tôi không hiểu đó là phong viên báo Yên Bái hay là một người bình thường viết nhưng hy vọng đó là một người dân bình thường,điều đáng trách ở đây là ông tổng biên tập báo Yên Bái có kiểm tra bài viết nay ko?? mà tôi thấy tác giả bài báo này dùng những từ ngữ rất thô bạo gọi INTERNET là ổ nhện... Là hiểm họa học đường ...vân vân....Ở điểm 1, điều 11 Nghị định 55/2001 ND-CP của Chính phủ ghi rõ: Nghiêm cấm mọi hành vi phá hoại và gây cản trở đối với việc cung cấp và sử dụng Internet. Ngoài ra, mọi người đều biết rằng Internet là một kho tàng tài nguyên quý giá cần phải được gìn giữ và biết khai thác để phục vụ cuộc sống con người. giới trẻ hiện nay đang trên đà phát triển CNTT là cái nôi đào tạo cho con em mình chính là nhờ vào INTERNET. Tất nhiên cái gì nó cũng có mặt trái và mặt phải của nó chỉ có điều mình phải biết quản lý nó như thế nào ? Tôi lại cũng rất đồng cảm với Vũ LONG tác giả của bài Báo bởi chắc người này trình độ chưa qua được hết cấp một phổ thông chỉ có điều ông tổng Biên Tập báo Yên Bái Quan liêu ko cho người chỉnh sửa bài báo sao cho đúng ngôn từ hãng đem in . .Nhưng...... đau lòng Hơn nữa các cấp các ngha`nh của Tỉnh Yên Bái lại đồng lõa với những người trình độ thấp kém như những người dân và tác giả bài báo đó để đưa ra những chính sách ép buộc người dân cụ thể là các hộ kinh Doanh INTERNET đang phải trong tình trạng chuẩn bị đi ăn xin... bởi vì theo thống kê của tôi khoảng 171 hộ kinh doanh INTERNET ở Yên Bái thì có trên 100 hộ là phải vay nợ lãi của ngân hàng hoặc của tư nhân để kinh doanh họ là những người không có công ăn việc làm chủ yếu là dựa vào buôn bán nhỏ và dịch Vụ INTERNET Chúng tôi có dịp gặp một số chủ quán INTERNET thấy đề biển "bán máy vi tính"chúng tôi hỏi Tại bác lại bán máy hầu hết họ trả lời hiện nay cục thuế tỉnh áp giá cho chúng tôi 90-> 120 ngàn trên một máy hơn nữa còn sử phạt và truy thu thuế 50.000/1máy vậy chúng tôi làm sao kinh doanh được ,mà hầu hêt cho tới bây giờ đã gần nửa tháng nay chúng tôi phải thấp thỏm lo âu không dám mở của chỉ sợ phạt cho nên khách không có ,ăn vẫn phải ăn còn tiền trả dịch vụ viễn thông mỗi ngày 33.000đồng / ngày nữa ,tiền lãi ngân hàng vậy các anh bảo tôi ko bán máy để trả nợ thì làm sao sống được đây,..Vậy các bác dự định sau khi bán máy các bác làm gì?Chúng tôi chưa biết làm gì bây giờ ...nhưng phải giải quyết để trả nợ đã không có họ thu nhà mất... Chúng tôi thật sự cũng ái ngại lo âu cho 171 hộ kinh doanh này KO biết rồi họ sẽ đi về đâu ...Xong tôi thiết nghĩ cán bộ các cấp có thẩm quyền nên nghiêm khắc xem xét lại mình..có biện pháp giải quyết để cho người dân yên bái sớm bước vào nên tân tiến của khoa học để góp phần đưa đất nước việt nam sánh vai với các nước tân tiên trên toàn cầu, cũng như giải thoát cho người dân được ổn định làm ăn./.

HaNoiVN
31-05-2005, 21:10
Tôi nghĩ, nếu các bạn đăng tin lên đây sẽ rất ít người xem. Hãy đăng tin này lên báo để toàn dân xem. Chứ thông tin nghiêm trọng như thế này mà chỉ đăng ở diễn đàn thì có lẽ không ổn. Bạn nên gửi thông tin về những bài báo, và diễn đàn nàycho các quan chức ở Yên Bái đọc. (Ừ, cũng chỉ sợ các quan chức này không biết dùng internet thì có post lên, người ta hỗ trợ giúp đỡ các bạn cũng bằng không. Vì các quan chức không biết thì sẽ có thái độ bất chấp tất cả). Thế mới là quan quan liêu chứ.

quanghuy_6007
31-05-2005, 21:39
Cái gì cũng có hai mặt ,nếu cứ sợ mà cấm hết thì sẻ ngăn cản sự phát triển của giới trẻ .Làm sao giới trẻ có thể tiếp thu cái mới cái hay .Để giúp ích cho công việc sau này.Tôi nghỉ internet củng góp phần xóa bỏ bớt sự ngăn cách giửa thành thị và nông thôn .Chủ yếu là phải biết giáo dục giới trẻ sử dụng net như thế nào cho tốt nhất và hiệu quả nhất .bây giờ con hư hỏng đổ cho net sau này con uống rựu ,trai ,gái,bài bạc rồi đổ thừa tại net hết sao .Con hư là tại cha ,mẹ chứ không thể đổ lổi cho hoàn cảnh hay bất cứ thứ gì được

kd_yenbai
03-06-2005, 12:11
Chân thành cảm ơn các bạn đã động viên tinh thần trong lúc nước sôi lửa bỏng. Chúng tôi vô cùng cảm tạ sự thông cảm cũng như lời khuyên thực lòng của các bạn.

Cảm ơn Báo Việt Nam Express đã đăng tin.
http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2005/06/3B9DED07/

Khi lãnh đạo Yên Bái vẫn bảo thủ và bất chấp tiếng kêu của người dân, thì theo bạn chúng tôi cần phải kêu ai, kêu ở đâu bây giờ?

LanAnh
05-06-2005, 11:32
Đề nghị không đưa tin lung tung nhất là đưa những tin mang tính chất nhạy cảm. Hiện tại chính quyền Yên Bái đang thử áp dụng kiểu quản lý này để dẹp bớt các quán Internet nhỏ lẻ cho dễ quản lý. Vì nhiều quán Internet quá chính quyền sẽ không quản lý nổi.

Thứ hai, chính quyền Yên Bái cho rằng Internet đang là mối nguy hiểm vì nó là một xã hội thu nhỏ (Có nhiều mặt xấu, họ không nhìn thấy mặt tốt). Nếu để mọi người tiếp xúc với Internet thường xuyên sẽ trở thành những kẻ vô dụng.(Có quá nhiều học sinh vì sử dụng Internet mà đã được học ở các thành phố lớn và nước ngoài, tốt nghiệp nhưng đã không quay về Yên Bái)

Thứ ba, giá cước Internet của Yên Bái rẻ quá (2000 đ/h/1 máy). Thậm chí rẻ hơn cả một số nơi ở Hà Nội, điều này khuyến khích quá nhiều lứa tuổi học sinh truy cập Internet, khiến người lớn không kiểm soát nổi. (Vì cha mẹ, thầy cô giáo và lãnh đạo chính quyền.... đai đa số đều không biết dùng Internet).Thà không cho dùng còn hơn.

Thứ tư, là thu thuế thật nhiều tiền để những chủ tiệm Internet chẳng còn tiền chi phí cho việc nâng cấp, sửa chữa, cũng như trả tiền khác như thuê nhà, tiền trả lãi Ngân hàng, thuê nhân công... khiến họ phá sản mà chuyển sang kinh doanh việc khác. Việc này hơi nhẫn tâm một tý nhưng cũng đỡ lo.

Thứ năm, tiêu diệt bằng thuế để việc phổ cập Internet sẽ không thể tự do như thời gian qua. Một số trung tâm tin học như ABC, YBNET, Hoàng Anh... ở Yên Bái trong thời gian qua đã phổ cập miễn phí Internet toàn dân, thậm chí cung cấp sách "Internet học và sử dụng theo cách đơn giản hoá"sẽ phải điều chỉnh thậm chí phải đóng cửa, vì không thể trợ cước Internet cho học sinh sử dụng được nữa. (Ví dụ ABC cho phép học sinh nộp 10.000 đ và sử dụng tới 24 giờ/ngày) và như thế mối lo của chính quyền sẽ nguôi ngoai.

mtt333
05-06-2005, 13:49
Ấy ấy, các bác phải bình tĩnh đọc từng câu chữ chự
Đầu bài là "Internet hiểm họa học đường"
Thân bài khá chê trách về các cửa hàng Internet.
Nhưng dẫn chứng đưa ra toàn là con nghiện điện tử cả . Ặc ặc chết cười quạ
Trình độ tay phóng viên này quả là thâm hiểm, lấy dẫn chứng cho chuyện A để vu cho chuyện B có tội.

kd_yenbai
07-06-2005, 18:17
Ngày 7/6/2005 Cục Thuế Yên Bái mời tất cả các hộ kinh doanh Internet ở Yên Bái lên họp.

Và điều kỳ lạ là họ ra sức nói xấu chính quyền Yên Bái. Bảo rằng mọi quy định trên là do nghị quyết của chính quyền Yên Bái đưa ra cho họ.

Và họ bất chấp mọi quy định chuyên ngành làm theo cái nghị quyết của chính quyền Yên Bái và coi chúng tôi như những chú gà mờ.

Cuối cùng không ai chịu ai. Buổi họp bất thành, báo Yên Bái cũng tham gia, nhưng họ không biết dùng Internet nên tìm cách để nói xấu Internet.

Zsilver
08-06-2005, 09:47
Đề nghị không đưa tin lung tung nhất là đưa những tin mang tính chất nhạy cảm. Hiện tại chính quyền Yên Bái đang thử áp dụng kiểu quản lý này để dẹp bớt các quán Internet nhỏ lẻ cho dễ quản lý. Vì nhiều quán Internet quá chính quyền sẽ không quản lý nổi.

Thứ hai, chính quyền Yên Bái cho rằng Internet đang là mối nguy hiểm vì nó là một xã hội thu nhỏ (Có nhiều mặt xấu, họ không nhìn thấy mặt tốt). Nếu để mọi người tiếp xúc với Internet thường xuyên sẽ trở thành những kẻ vô dụng.(Có quá nhiều học sinh vì sử dụng Internet mà đã được học ở các thành phố lớn và nước ngoài, tốt nghiệp nhưng đã không quay về Yên Bái)

Thứ ba, giá cước Internet của Yên Bái rẻ quá (2000 đ/h/1 máy). Thậm chí rẻ hơn cả một số nơi ở Hà Nội, điều này khuyến khích quá nhiều lứa tuổi học sinh truy cập Internet, khiến người lớn không kiểm soát nổi. (Vì cha mẹ, thầy cô giáo và lãnh đạo chính quyền.... đai đa số đều không biết dùng Internet).Thà không cho dùng còn hơn.

Thứ tư, là thu thuế thật nhiều tiền để những chủ tiệm Internet chẳng còn tiền chi phí cho việc nâng cấp, sửa chữa, cũng như trả tiền khác như thuê nhà, tiền trả lãi Ngân hàng, thuê nhân công... khiến họ phá sản mà chuyển sang kinh doanh việc khác. Việc này hơi nhẫn tâm một tý nhưng cũng đỡ lo.

Thứ năm, tiêu diệt bằng thuế để việc phổ cập Internet sẽ không thể tự do như thời gian qua. Một số trung tâm tin học như ABC, YBNET, Hoàng Anh... ở Yên Bái trong thời gian qua đã phổ cập miễn phí Internet toàn dân, thậm chí cung cấp sách "Internet học và sử dụng theo cách đơn giản hoá"sẽ phải điều chỉnh thậm chí phải đóng cửa, vì không thể trợ cước Internet cho học sinh sử dụng được nữa. (Ví dụ ABC cho phép học sinh nộp 10.000 đ và sử dụng tới 24 giờ/ngày) và như thế mối lo của chính quyền sẽ nguôi ngoai.

Bác ạ, em có ý kiến :
1. k0 kiểm soát nổi k0 có nghĩa là cấm . Okie ? Chẳng lẽ làm ăn chính đáng nhưng lãnh đạo ngại việc nên cấm nhân dân sao ?
2. Nếu chính quyền YB k0 thấy được mặt tốt thì phải đi đào tạo để thấy .Buồn cười , bác nói là nhiều SV tiếp xúc với Internet nhiều được đi học ở các thành phố lớn hay nước ngoài , vậy mà bác kêu là vô dụng --> bó tay. Vậy hỏi bác, Kiều bào nước ta sống ở nước ngoài gửi kiều hối về cho dân trong nước thì gọi là gì ? Người lao động quê lên thành phố lớn làm việc kiếm tiền cho thân nhân ở nhà thì gọi là gì ?
3. Cước Internet ở YB rẻ nhưng thu nhập người YB k0 cao, vậy đó
4. Bác thử phá sản rồi chuyển sang kinh doanh khác xem, ăn nói ngây thơ như trẻ con. Dám ông giám đốc Sony vì kinh doanh thất bát liền chịu phá sản để sang kinh doanh đồ gỗ chắc.
5. Nếu đã phổ cập tức là k0 màng đến kinh doanh. Kêu ca cái gì

AbagnalE
08-07-2005, 19:28
<b>Phải chăng, đã đến lúc phải gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với một loại tệ nạn xã hội mới này ?</b>

Đây là câu kết trong bài báo đăng trên baoyenbai.com.vn. (>_<)
Cùng là một người YB , xin chia sẻ sự bức xúc cùng với anh kd_yenbai. Up topic này lên luôn cho mọi người cùng vào . Sức mạnh thông tin sẽ làm mấy ông ấu trĩ đó phải chùn.

dragonwar
03-10-2005, 01:27
Bài này họ ngượng quá xoá mất tiêu rồi, post lại cho anh em coi! Nhưng cũng phải thông cảm cho phóng viên tỉnh, lương thấp, trình độ còi, nhận thức yếu mà!!!

Internet hiểm họa học đường

YBĐT - "Nơi gia đình tôi cư trú gần một số trường học như Trường tiểu học Nguyễn Trãi, Trường THCS Quang Trung, Trường THPT Nguyễn Huệ... và có tới 6 điểm dịch vụ trò chơi. Tôi đã chứng kiến rất nhiều học sinh trốn học, bỏ giờ ngày càng tăng để sa đà vào các quán, có quán phục vụ cả ngày lẫn đêm làm ảnh hưởng đến khu dân cư và làm hư hỏng học sinh".


Trên đây là một số nội dung trong đơn kiến nghị của chị Bùi Thị Trang, cán bộ ngành bảo hiểm, hiện đang cư trú tại tổ 24, phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái gửi cho Sở Văn hóa - Thông tin và Phòng văn hóa thành phố Yên Bái. Từ địa chỉ của lá đơn, chúng tôi tìm đến ngôi nhà hai tầng khang trang nằm trên trục đường chính đối diện với Trường THPT Nguyễn Huệ. Đã gần 8 giờ tối, mâm cơm chiều của gia đình vẫn đậy kín, anh Nguyễn Thanh Phương (chồng chị Trang) và cô con gái 15 tuổi đang ngồi chờ chị Trang đi tìm cậu con trai 13 tuổi - hiện đang học lớp 7 Trường THCS Quang Trung - vẫn chưa đi học về.

Sau vài lời giới thiệu, anh Phương đã không kìm nén được nỗi bức xúc: "Hàng ngày, trên đường đưa con đi học từ nhà đến trường, độ dài chỉ trên 500m mà tôi thấy có đến 5-6 quán điện tử và điểm truy cập Internet. Khách hàng chủ yếu là các em học sinh từ lớn đến bé, tất cả người và xe được tống vào những căn phòng chật chội, có chỗ còn đóng cửa để tránh việc bố mẹ các em đến tìm. Tôi nghĩ, chỉ vì đồng tiền mà những chủ quán này đã quên rằng họ cũng hay sẽ có lúc ở cương vị là cha, là mẹ, là ông, là bà hay sao mà nhẫn tâm dung túng để chúng chơi thâu đêm suốt sáng, bỏ ăn, bỏ ngủ, thậm chí nhiều em còn không về nhà vài ba ngày chỉ vì điện tử. Kinh doanh như thế là không có đạo đức và sẽ làm hư hỏng thế hệ trẻ".

Sau khi tìm được cậu con trai đang say sưa tại một quán điện tử gần trường đưa về nhà, sự bực tức, mệt mỏi kèm theo nỗi bất lực thể hiện trên khuôn mặt nặng trĩu của chị Trang: "Gia đình tôi rất khổ tâm khi có con sa đà vào các quán điện tử. Trước đây, cháu rất ngoan ngoãn, chăm học. Nay vì điện tử mà học hành giảm sút, thường xuyên bỏ học, trốn nhà, vừa rồi mất cả cặp sách và xe đạp tại quán nhà bà Thúy gần khu vực Trường THCS Quang Trung. Tôi sẽ tiếp tục gửi đơn đến khi nào các ngành chức năng phải dẹp được những tụ điểm điện tử hoạt động thiếu lành mạnh ở khu vực xung quanh trường học thì mới thôi".

Cô Bùi Thị Minh - giáo viên dạy Văn Trường THCS Quang Trung - là hàng xóm của chị Trang cũng không giấu được lo lắng khi phải chứng kiến cảnh học sinh của mình luôn tranh thủ thời gian từ việc đi học từ 6h sáng, hay chỉ vài phút ra chơi giữa các tiết học để lao vào các quán Internet. Bản thân cô cùng các đồng nghiệp có những buổi sáng phải gọi điện tới 5, 6 gia đình học sinh để thông báo cho phụ huynh biết việc các em nghỉ học đi chơi điện tử. Bản thân cô vì sợ mất lòng hàng xóm nên phải từ chối việc dạy kèm một số em học sinh được bố mẹ tin tưởng nhờ giúp đỡ vì sắp thi hết cấp, bởi chỉ cần nghỉ giải lao là các em đã có mặt ngay các điểm Internet gần nhà, chứ chưa nói đến việc các em đi sớm về muộn.

Theo chân cô Minh, chúng tôi đến nhà em Vũ Minh Hiếu, một học sinh cũ của cô. Hiếu là con cả trong một gia đình có 2 anh em. Bố mẹ tuy không giàu có nhưng điều kiện kinh tế cũng khá đầy đủ. Cũng như bao đứa trẻ cùng lứa khác, Hiếu được bố mẹ cho ăn học chu đáo. Hết tiểu học, Hiếu vẫn là một học sinh ngoan, học lực khá. Và mọi thay đổi bắt đầu từ khi em vào học cấp II, tức là lúc trò chơi điện tử trên vi tính xuất hiện ở Yên Bái. Ban đầu chỉ là theo bạn bè tập chơi, rồi Hiếu quen dần và trở thành một nạn nhân trong thế giới ma quái của trò chơi điện tử. Từ một học sinh ngoan ngoãn, hiền lành, Hiếu đã thành một học sinh cá biệt với những "thành tích bất hảo". Chị Nguyễn Thị Hải - mẹ của Hiếu cho biết: "Khi biết cháu say mê các trò chơi điện tử, gia đình tôi tìm mọi cách để ngăn cản. Sáng nào hai vợ chồng tôi cũng thay nhau đưa, đón con. Mọi koản tiền đóng góp đều trực tiếp đến nộp cho thầy, cô giáo. Thế nhưng, cháu vẫn tiếp tục bỏ học, rồi những lúc sơ sểnh cháu lại lấy trộm vài trăm nghìn của gia đình bỏ nhà đi vài ngày để chơi điện tử. ". Cuối cùng của bố mẹ Hiếu phải gửi con cho họ hàng ở nông thôn với mong muốn con mình sẽ tránh xa được những ổ nhện độc là những điểm truy cập Internet. "Dẫu biết rằng, cuộc sống của con giờ đây có phần thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần nhưng chúng tôi vẫn cảm thấy vui khi cháu đã dần nhận ra lỗi lầm của mình và hứa quyết tâm sửa chữa" - chị Hải bùi ngùi nói khi tiễn chúng tôi ra về.

Và có một sự việc đã tạo nên nỗi bất bình trong dư luận nhân dân tại tổ 38, phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái vào thời gian gần Tết Nguyên đán ất Dậu. Chúng tôi chỉ xin trích một đoạn trong bản tường trình của em Nguyễn Đức M, 17 tuổi, học sinh lớp 11, Trường THPT N tại hồ sơ lưu Công an phường Đồng Tâm: "Do mẹ bị mất 500.000 đồng và nghi cho em, mẹ có đánh và chửi em. Trong lúc tâm thần hoảng loạn, em đã cầm búa đinh đập nhiều nhát vào đầu mẹ khiến mẹ em phải đi bệnh viện cấp cứu". Xin nói rằng, sự việc có thể bị truy cứu trước pháp luật nhưng được gia đình viết đơn bảo lãnh nên Nguyễn Đức M vẫn được đến trường và người mẹ bất hạnh kia hiện vẫn tiếp tục phải đi tìm con tại các quán điện tử. Theo lời hàng xóm của chị H - mẹ của M - thì việc em lấy tiền của mẹ, nhốt mẹ trong nhà để bỏ đi đánh điện tử suốt ngày đêm là chuyện thường tình.

Và còn rất nhiều, rất nhiều những câu chuyện đau lòng khác liên quan đến mặt trái của Internet. Trong danh sách "sổ đen" của nhiều trường học ngày một dày thêm những tên của học sinh cá biệt và nhiều em đã bị buộc thôi học vì số ngày nghỉ không phép vượt quá qui định.

Giờ đây, rất nhiều nhà trường, gia đình học sinh bức xúc trước vấn đề học sinh, con em mình đang như những con thiêu thân lao vào những điểm truy cập Internet. Bởi vì, ngoài việc kết quả học tập bị giảm sút nghiêm trọng thì nhiều em đã trở thành những tên đạo chích, thậm chí trở thành con người mất nhân tính như trường hợp của em M.

Rõ ràng ranh giới giữa việc ham chơi điện tử hay truy cập Internet với việc trở thành một học sinh cá biệt ở nhà trường, một người con hư hỏng trong gia đình đã trở nên quá mong manh. Đến bất cứ điểm truy cập Internet nào cũng gặp rất nhiều thanh thiếu niên nam nữ, từ tiểu học đến THCS, THPT, sinh viên các trường chuyên nghiệp đang miệt mài với chát, đấm đá, bắn giết... trên màn hình. Phải chăng, đã đến lúc phải gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với một loại tệ nạn xã hội mới này ?


Vũ Long

Cập nhật: 20/05/2005

Nguồn:
http://64.233.167.104/search?q=cache:1lpgS4WVbMwJ:www.baoyenbai.com.vn/%3FNewsID%3D6655+%22Internet+hi%E1%BB%83m+h%E1%BB% 8Da+h%E1%BB%8Dc+%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng%22&hl=vi

celeron
06-10-2005, 12:51
đành cười không nói gì!

boyinred
06-10-2005, 13:34
cười! tui cũng chẳng biết phải nói gì đây ... hehe

Arkain
06-10-2005, 15:21
Vừa đọc xong tin tức về hội đồng thành phố San Francisco đang chuẩn bị những bước cuối cùng trong việc thành lập mạng internet wireless miễn phí cho tất cả mọi người dân trong thành phố, lên đây lại gặp ngay đề tài này, thật là buồn giùm cho những bạn trẻ ở Yên Bái :no:

LanAnh
07-02-2006, 18:40
Trong khi báo Nhân dân http://www.nhandan.com.vn/tinbaidadang/noidung/?top=37&sub=50&article=51299 nói một đằng, còn báo Yên Bái nói ngược lại, kể cũng lạ. Ông địa phương chửi ông trung ương :(

darkangel2006
07-02-2006, 19:05
sao báo địa phương lại nói thế nhỉ. Cứ nhìn vào mấy đứa chơi game ở tiệm mà nói internet là xấu à. Mình học dc rất nhiều từ internet đấy. Nhất là từ khi có internet tại nhà, ngày nào không online ít nhất 2 tiếng không chịu nổi.

disconnect
07-02-2006, 22:11
Cũng bình thường thôi
Thằng em tôi đang chơi game ở 1 quán không có vấn đề gì về *** hay tuyên truyền phản động gì cả
thì bị công an huyện gom lại rồi báo về nhà trường
sau đó bị đuổi học vài ngày,cam kết lên xuống mới được đi học tiếp
Bó hand!

Ak.8
07-02-2006, 23:21
Trình độ như này mà cũng làm phóng viên. " Như những con thiêu thân lao vào các tụ điểm Internet" . Ặc bác BillGate mà đọc cái này chắc cũng ngất trên cành quất.

LanAnh
08-02-2006, 19:36
Một số trường học ở chỗ tui bây giờ ra Nghị quyết đại ý là "Vào quán NET <=> (tương đương) tội phạm", thành lập các đội cờ đỏ ghi tên. Lần 1: Nhắc nhở, lần 2: Cảnh cáo trước lớp và trường, lần 3: Hạ hạnh kiểm. Thông cảm nhé, vì các thầy cô cũng không biết Internet là gì, ngăn chặn được tí nào hay tí nấy. Giống như bạn không cần học và không cần đi xe máy thì sẽ giảm được an toàn giao thông. Chạy bộ vào tương lai cũng vẫn sống bình thường. Trước đây không có Internet thì đã chết ai đâu. Khổ thế đấy! :(