PDA

View Full Version : Threat : Chủ website phải làm thế nào khi bị CC chùa ?



keepsmiling
30-03-2005, 14:42
Mình thấy hiện nay credit card chùa nhiều quá .
- Xét về khía cạnh TMDT , giả sử như 1 website lớn như Amazon thì nếu bị thanh toán bằng CC của người khác , thì món hàng hóa mà lỡ ship thì sẽ tính như thế nào ạ ? Ai là người chịu phần thiệt thòi ?
- Nhỏ hơn , trên ebay chẳng hạn . Nếu bạn bán đồ cho 1 ngừơi xài PP giả , thì món hàng ấy ai chịu trách nhiệm ? Chủ thẻ hay là bạn ???? Bạn chắc chắn là người ko có lỗi gì rồi (khi bán 1 món hàng qua Ebay , mình ko thể nào biết người mua là dùng thẻ thật hay giả ,...)
- Giá trị hàng hóa <100$ chẳng lẻ police lại can thiệp (chưa chắc tìm ra thủ phạm , nhiều khi ở VN , Châu Phi này nọ) .
Ko biết ai biết nhiều về vấn đề này , có thể chia sẽ một ít kinh nghiệm và kiến thức cho mình và các bạn ở đây hiểu rõ được không ạ ?

tpthien
30-03-2005, 17:53
người có Card bị dùng chùa sẽ phải chịu mất tiền

saigon1990
31-03-2005, 08:55
dưới cái nhìn của người ở US tui xin góp như sau:

- người chịu trách nhiệm thường không phải là người có card, 1 cent cũng không trả vì đâu phải mình xài đâu mà trả?, mà người chịu thiệt thường là người bán hoặc là cái bank mà cấp cho mình cái card. Những website lớn như amazon, dell không dễ gì lừa được họ vì họ verify nhiều thứ, vd địa chỉ shipping phải trùng với địa chỉ trên thẻ, và nhiều thứ khác nữa.
ps: người chịu thiệt nhiều hơn hết phải nói đến là người xài thẻ chùa vì có ngày rồi cũng sẽ vô tù.

- người bán không có lỗi nhưng có một phần trách nhiệm! không thể ship hàng đi một cách quá dễ dàng. chịu update với những systems mới hoặc gateway lớn vd như authorize.net. những gateway lớn cung cấp cho mình rất nhiều dữ kiện của thẻ, vd như trong 3 ngày hoặc 1 ngày mà cái thẻ này đã mua 3 cái laptop ở 3 chỗ khác nhau thì phải có nghi ngờ và gọi cho chủ thẻ.

- police sẵn sàng can thiệp chứ 1 đồng cũng cai thiệp, vô tiệm người ta thử ăn cắp cục kẹo coi nó gọi police tới còng liền. ngoài ra còn có nhưng cty thứ 3 đứng ra để mua lại rồi họ sẽ tìm cách làm việc với những kẻ bịp bợm. vd món tiền mình bị lừa là 100 họ có thể mua lại 60 rồi họ có những cách để lấy lại hoặc chế tài kẻ bịp bợm.

dù cho luật pháp có cứng rắn, kỹ nghệ có phát triển đến vượt bực đạo đức con người cũng cần phải nhắc đến. chẳng hay chi khi các business họ bàn với nhau là không nên làm ăn mua bán với quốc gia A , B , or C vì ở đây có nhiều người xài thẻ chùa.

thanks
tn

keepsmiling
31-03-2005, 12:12
Nghe nói hàng ngày ở VN giao dịch thẻ CC chùa đến cả triệu dollars/ngày . bác SG1990 đã cho những thông tin khá hay, nhưng hỏi bác lần nữa đây là ý kiến của bác SG hay là trên thực tế ạ ?
- Theo em biết ở ngoài đời thì 1$ thì cảnh sát cũng can thiệp , nhưng đối với tội phạm internet này thì quả thật hơi khó .
- Câu hỏi thứ 2 là , nếu mình bán hàng trên Ebay bị 1 tên mua bằng paypal giả . Ship hàng rồi , tiền mình nhận rồi , rút ra (cash out) luôn rồi . Thì ai sẽ chịu trách nhiệm về món hàng này ?

saigon1990
31-03-2005, 14:32
100 hay 1 triệu khó có thể nói là nhiều hay ít mà phải tính đến phần trăm, nếu chỉ là 1-2% fraud trên tổng số giao dịch thì không đáng kể nhưng nếu là 90% thì quả một thiệt hại lớn, vì bên cạnh 1 triệu thất thoát là một nền kinh tế trì trệ (đoán là thế thôi chứ không giám mạn bàn về kinh tế!).
những thông tin mình nói là những gì mình đã làm trong một số năm thực tế. từng process qua cybercash (nay là verisign) và hiện giờ thì làm cho một cty khác process qua authorize.net . thấy qua nhiều transactions bị bợm rồi. vd nha, hãng mình thường chỉ quả cáo ở một số tiểu bang như California, Colorado, Florida nên 90% khách hàng là trong vùng đó như lâu lâu lại có order gởi hàng về người họ Nguyễn ở VN, tên thẻ là họ Smith ở New York, cái history của thẻ thì trong 24Hrs mua hàng ở 5 nơi bị decline hết, nhìn vô chỉ biết nói một câu là "hết biết" .
- Online hay offline, 1 đồng hay 100 cũng là ăn cắp nên sẵn sàng làm việc với police thôi. bạn nói đúng tội phạm internet có hơi khó hơn nhưng không vì thế mà bó tay. theo mình được biết những năm gần đây ,ở Mỹ, những hình phạt cho tội phạm internet cũng tăng nhiều để ngăn chăn đà tội phạm gia tăng.
nên muốn tmdt phát triển thì kỹ nghệ thông tin, bank, luật pháp, con người, v.v... phải thay đổi theo để phù hơp.
- theo nguyên tắc CC ở Mỹ là mỗi khi mình xài thẻ là nhà bank ứng tiền ra trả trước rồi đòi lại mình sau. trong ví dụ của bạn thì khi nha bank đòi tiền mình thì tất nhiên mình đâu có trả, họ cũng tự phải thấy mà mình ten là ABC ở địa chỉ 123 làm nghề thợ may trong khi món hàng là 3 cái laptop gởi cho ZYZ địa chỉ ở 789. trong trường hợp này thì nhà bank phải chịu và tất nhiên họ sẽ có cách xử lý riêng, đồng thời bỏ vô bad debt để trừ thuế ;).

thanks
tn

quangvu
31-03-2005, 15:17
Thực chất, giao dịch TMĐT bảo vệ người mua nhiều hơn người bán, 1 giao dịch sau khi thanh toán trong 30-45 ngày người mua có quyền khiếu này. Và ngân hàng đại diện người mua có thể LẤY LẠI tiền từ phía người bán.
Do đó, việc dùng CC chùa làm hại chín bản thân chúng ta. Vì nếu người bán KHÔNG TIN TƯỞNG người mua, họ sẽ không giao dịch. và khi đó, chúng ta có tiền, có CC thật mà kg làm được già cả :( .
Các bạn sử dụng CC chùa, nếu mua hàng hóa dạng "sờ" được (vật chất), khi chuyển hàng đến nhà các bạn sẽ phải kí tên nhận. khi đó 99% sẽ bị CA hỏi thăm.
Tốt nhất nên hạn chế dung CC chùa thì hay hơn cả, củ chịu khó tìm vì trên Internet có rất nhiều thứ FREE mà chất lượng kg kém là bao.

keepsmiling
31-03-2005, 22:25
cho em hỏi là , ở VN nếu mình xài thẻ VCB , ứng trước tiền trong băng (giống debit) vậy . Nếu bị lấy CC , em chắc rằng chủ thẻ sẽ chịu rồi hic hic

saigon1990
01-04-2005, 06:28
ở US cũng như nhiều nước khác cũng có debit card nếu trường hợp gian lận xảy ra nhà bank phải đứng ra bảo vệ quyền lợi cho thân chủ mới đúng chứ. nguyên tắc chính của nhà bank phải là bảo vệ tiền cho thân chủ. để tiền trong bank mà tự bay đi là sao? bởi vậy như trên mình có nói TMDT muốn phát triển phải có nhiều thứ khác phát triển theo để hỗ trợ còn không tự mình cũng sẽ đóng cửa với thế giới và quay lại thời tiền trao cháo múc. đâu đó tui có nghe nói là "Thương mại tự tử"

tn

VoiCoi.NET
02-04-2005, 13:01
Với e-commerce thì người bán hàng phải coi CC chùa là một rủi ro phải chấp nhận, ko có cách nào khác. Khi bị mua bằng CC chùa thì người bán luôn chịu thiệt, ko những phải trả lại tiền mà còn phải trả chi phí charge back cho merchant provider, bank... CC chùa đúng là ác mộng.

Hiện giờ thường chỉ có cách chịu khó sử dụng các biện pháp kỹ thuạt để phát hiện, hạn chế CC chùa thôi. Tức là làm khóa thật to, còn nếu khóa to mà trộm vẫn qua được thì ráng mà chịu vì mấy ông trộm ở cái xứ xa... văn minh như VN thì chẳng có cảnh sát nào tới bắt cả [:D]. Tuy nhiên tỉ lệ giao dịch dùng CC chùa rất khác nhau ở từng loại service, product.

lazzy
03-04-2005, 06:38
O Pháp họ có 4 số in trên mặt sau của thẻ nên chỉ có Chủ thẻ cầm thẻ mới biết được. 4 số này là mã hóa thông tin thẻ truyền đến ngân hàng mà cái này thì hình như ngân hàng có làm việc với lập trình web mỗi tháng để đổi mã. Hhehhe cái này kg rành vì ngân hàng sẵn sàng cung cấp tài liệu cho người nào thiết kế web có thanh toán bằng ngân hàng của họ.
Cuối cùng sao kg thấy ai nói đế Bảo hiểm hết vậy. Tây hầu như đứa nào cũng mua bảo hiểm cho thẻ tín dụng hết đó . Nên có bị chôm thẻ nó cũng kg care lắm - Có mất gì đâu. Mà tụi nó quản ly tiền tụi nó cũng hay nó có đến 3, 4 thẻ cái dùng để công việc, đi chợ .... Ui cái này cũng rắc rối như đã xài quen thì thấy chẳng có gì