PDA

View Full Version : Các câu hỏi về mạng không dây?( Chuẩn 802.11x, trải phổ, mô hình WAN, MAN, cách thức



Real Madrid
16-03-2005, 13:27
Mình đã đọc được các bài viết của các bạn trên đây về công nghệ mạng không dây (Wireless) và mình cảm thấy rất thích chủ đề này. Nhân đây mình muốn thỉnh giáo các bạn thêm các kiến thức về công nghệ mạng này.
1. Mình nghe nói hiện nay mạng không dây sử dụng giao thức cơ bản: 802.11a, 802.11b và 802.11g. Đây là 3 giao thức thông dụng nhất của mạng không dây ngày nay.
802.11a sử dụng trên băng thông 5GHz, tốc độ truyền 54Mbps
802.11b sử dụng trên băng thông 2,4GHz, tốc độ truyền 11Mbps
802.11g sử dụng trên băng thông 2,4GHz, tốc độ truyền 11Mbps
câu hỏi đặc ra: đáng lẽ theo thông số trên thì chuẩn 802.11a mới đáng cho chúng ta sử dụng, nhưng trên thực tế thì người dùng lại thích sử dụng chuẩn 802.11b. Tại sao lại có sự vô lý như vậy?
2. Mình nghe nói mạng không dây sử dụng phương pháp điều chế sóng là: Trải phổ tuần tự trực tiếp (Direct Sequence Spread Spectrum – DSSS) và trải phổ nhảy tần(Frequency Hopping Spread Spectrum – FHSS). Nhưng mình lại không hiểu lắm về trải phổ cũng như hai loại trải phổ trên. Các bạn có thể giải thích cho mình hiểu hơn về trải phổ (trải phổ là gì, cách hoạt động) và giải thích thêm về 2 phương thức trải phổ như trên?
3. Đa số các bài viết trên đây thường đề cập đến mô hình Wireless trên hệ thống LAN là chính, vậy trên mô hình WAN, MAN thì sao, có điều gì khác biệt không? CÁc bạn có thể cho mình biết hơn về mô hình wireless trên 2 lĩnh vực WAN và MAN này được không?
4. Đó là cách thiết lập mạng wireless, cách cấu hình mạng. Thế cách hoạt động của chúng thì sao? Để một gói tin có thể truyển giữa các máy tính với nhau trong môi trường wireless thì chúng phải hoạt động như thế nào, làm thế nào mà các máy tính có thể hiểu mà truyền dữ liệu cho nhau được? Chúng truyền dữ liệu cho nhau dựa trên giao thức như thế nào? Và hoạt động ra sao?
Nói chung còn rất nhiều câu hỏi mà mình còn thắc mắc. Mình cũng có tìm hiểu qua sách báo về mạng wireless này, nhưng đa số đều giải thích hết sức chung chung, không thỏa mãn cho lắm. Mình thì rất thích công nghệ mạng mới này, chúng rất hay và tiện dụng. Mong các bạn giải thích cho mình hiểu hơn về công nghệ này, xin cám ơn các bạn rất nhiều!!!

nguyenanhdat
16-03-2005, 21:51
Tôi cũng đang làm đề tài về WLAN, nhưng bạn hỏi khá nhiều và tại thời điểm trả lời cho bạn tôi cũng không thể trả lời dài dòng, nên tôi chỉ xin được đề cập đến các vấn đề như sau
- DSSS(Direct Sequence Spread Spectrum): đây là công nghệ phổ trải rộng trong truyền thông không dây, cách mà bạn dịch ra đối với công nghệ DSSS có vẻ như không thuyết phục lắm, để hiểu rõ thêm về công nghệ này cách đơn giản nhất là bạn xem trong LacViet MTD (giải thích khá rõ ràng), còn phần tôi, tôi chỉ có thể nói như sau: DSSS hoạt động dựa trên nguyên tắc trải phổ tín hiệu đầu phát ở băng hẹp thành tín hiệu trải phổ băng rộng để tránh nhiễu trong môi trường. Tại đầu thu tín hiệu được giải điều biến lại để khôi phục tín hiệu gốc. Nhược điểm của công nghệ này là do trải phổ băng rộng nên số lượng kênh truyền không được tận dụng nhiều (chỉ có 3 kênh). Cách để trải phổ: dữ liệu thực tế được "nhân" với 11bit(có thể khác 11) điều biến để tín hiệu được mở rộng hơn tín hiệu gốc.
- FHSS: Công nghệ này dựa trên nguyên lý nhảy tần như bạn nói, có nghĩa là cả đầu phát và đầu nhận đều có sẵn 1 rule chung để quy định tuần tự các tần hop tới. Có nghĩa là tại 1 thời điểm đầu phát và đầu nhận phải hoạt động trên cùng 1 tần số. Vấn đề đặt ra ở đây là làm sao để đầu phát và đầu nhận đồng bộ về thời gian và băng tần hop tới. Ưu điểm của công nghệ này là tận dụng được 1 cách hiệu quả nhất dãi tần mà nó hoạt động, vì cho dù có tín hiệu nhiễu tại 1 tần số nào đó thì FHSS vấn tận dụng được các tần số khác.

Vấn đề WAN hay MAN không phải là vấn đề của 802.11(Wi-Fi) mà là 802.16 (WiMAX)

Thật tế mạng Wireless LAN vẫn tuân thủ mô hình OSI chuẩn thôi, nhưng frame MAC của nó thì khác với frame của 802.3 (Wired LAN), và nó vẫn có địa chỉ MAC là 48bit. 802.3 sử dụng CSMA/CD thì 802.11 sử dụng CSMA/CA.
1 cái AP trong WLAN đóng vai trò như 1 cái hub trong mạng Wired LAN.

yuna_admirer
17-03-2005, 00:09
Đính chính cho em Real ...
802.11g chạy tần 2.4ghz là up to 54Mbps (11 channel- tùy theo chuẩn FCC, ETSI hay Japan)

Có 3 băng tầng chính theo FCC là Freeband là 900mhz, 2.4ghz và 5.0ghz. Băng tầng càng cao bandwidth càng cao nhưng độ nhiểu càng cao, khoảng cách ngắn. Chỉ có băng tần 900mhz là có thể bị reflect bởi tầng bình lưu của khí quyển -> dùng trong các công nghệ DTDD.

UMTS
17-03-2005, 23:25
Xin bổ sung một phần nhỏ về nguyên lý trải phổ.. :whistling

Kỹ thuật trải phổ là gì và tại sao lại trải phổ ?

Là một kỹ thuật truyền dẫn trong đó một mã giả nhiễu ngẫu nhiên (Pseudo-Noise) (không phụ thuộc vào thông tin dữ liệu) được điều chế (spreading) thành một dạng sóng có mức năng lượng trải ra trên băng thông lớn hơn nhiều so với băng thông của thông tin.Thông thường, độ rộng dãi tần là vài MHz cho tín hiệu thoại vài Khz. Tại bộ thu, tín hiệu sẽ được giải điều chế (despreading) bằng khả năng sử dụng một mẫu đồng bộ của mã giả tạp âm(PN).

“Tại sao chúng ta lại sử dụng hệ thống trải phổ ”

Câu trả lời có thể dễ dàng nhận thấy qua các phân tích về khả năng ưu và nhược của nó. Thật vậy, kỹ thuật truyền thông đã phải đối phó với các vấn đề hết sức khó khăn về nhiễu, hiệu ứng đa đường truyền, gia tăng dung lượng, bảo mật … Và người ta đã phát hiện ra trải phổ có những thuộc tính không thể thay thế bởi các kỹ thuật điều chế khác.

a. Ưu điểm lol

o Chống lại các nhiễu cố ý và vô ý.
o Hạn chế và làm giảm hiệu ứng đa đường truyền.
o Chia sẻ cùng dãy tần số với nhiều người sử dụng.
o Bảo mật do chuỗi mã giả ngẫu nhiên (Phân chia theo mã).

b. Hạn chế :wacko:

o Không hiệu quả về băng thông.
o Hoạt động phức tạp hơn.

maxpt
19-03-2005, 01:32
Bác UMTS có thể giải thích cụ thể về các ưu điểm của trải phổ không?
Em xin hỏi các bác mây câu:
- Trong WLAN có sử dụng kĩ thuật trải phổ DSSS, nhưng không có tính bảo mật như trong mạng di động CDMA, tại sao vậy. Em xin giải thích thế này, nếu sai các bác sửa giúp: Trong mạng didộng CDMA, mỗi khi thuê bao đăng kí một số, tức là được cấp một PN code, tức là cái PN code chỉ được biết bởi nhà cung cấp dịch vụ và thuê bao đó thôi, còn trong WLAN thì PN code này là như nhau với tất cả các máy client.
Nếu như vậy thì tại sao người ta sử dụng trải phổ trong WLAN mà không dùng cái khác?
- Đâu là yếu tố gây ra giới hạn về khoảng cách trong WLAN?
Các bác có tài liệu nào về OFDM không, em đang rất cần?
thanks

trieu_tulong
19-03-2005, 04:02
Đính chính cho em Real ...
802.11g chạy tần 2.4ghz là up to 54Mbps (11 non-overlapping channel)

Có 3 băng tầng chính theo FCC là Freeband là 900mhz, 2.4ghz và 5.0ghz. Băng tầng càng cao bandwidth càng cao nhưng độ nhiểu càng cao, khoảng cách ngắn. Chỉ có băng tần 900mhz là có thể bị reflect bởi tầng bình lưu của khí quyển -> dùng trong các công nghệ DTDD.
Tội quá đi, ở U.S thì được dùng 11 channels , Europe thì được tới 13 channels và ở Nhật chỉ được dùng channel 14 thôi. Còn về vấn đề overlapping thì không biết trường nào dạy chú về vụ overlapping channel, phải hiểu nó như sau:

Channel assignment tức là center frequency của cái transceiver dùng giữa Access Point và wireless radio (e.g., 2.412 GHz for channel 1 and 2.417 GHz for channel 2). Chỉ có 5MHz ngăn cách giữa các center frequency với nhau trong khi đó một 802.11b signal chiếm khoảng 30MHz của frequency spectrum tức là signal nằm vào khoảng 15MHz mỗi bên của center frequency. Do đó, một 802.11b signal sẽ overlap với những channels kế bên cho nên chỉ còn lại 3 non-overlapping channels (channel 1, 6 và 11 ở U.S.) để dùng, không phải là 11.

nguyenanhdat
19-03-2005, 15:09
Dung nhu vay, trong mang WLAN su dung dieu che DSSS thi chi co 3 channel non-overlap ma thoi mac du thuc te ta co the chon 1 trong 11(13 hay 14 tuy region) channel tuy y. Khai niem over-lap o day duoc de cap den de ta co the trien khai mang WLAN tren pham vi rong can co nhièu AP hoat dong dong thoi (tat nhien cac AP phai tuân thu theo quy tac khong trung tan so de tranh nhieu). Vi vay, khi trien khai, ta phai cau hinh cac AP ke nhau hoat dong o cac channel khac nhau de tranh nhieu. Vi toi dang su dung linux de len mang nen khong show cho cac ban thay duoc mo hinh thiet ke (file anh nam tren Windows) nhieu AP tren 1 pham vi rong duoc, neu co dip toi se goi sau.
Tien day toi cung xin hoi co ban nao co tai lieu trien khai freeRADIUS tren mang WLAN ma co de cap den van de quan ly khoa va cap phat khoa hay khong. Neu co xin cac ban giup do minh voi, minh co rat nhieu tai lieu ve RADIUS nhung hau nhu chi noi ve phuong thuc chung thuc 802.1x ma chang co de cap den van de key sinh ra tu dau, key co dang nhu the nao, du lieu truyen trong luc chung thuc encrypt ra sao, ...? Cam on cac ban da quan tam

UMTS
20-03-2005, 23:09
Bác UMTS có thể giải thích cụ thể về các ưu điểm của trải phổ không?
Em xin hỏi các bác mây câu:
- Trong WLAN có sử dụng kĩ thuật trải phổ DSSS, nhưng không có tính bảo mật như trong mạng di động CDMA, tại sao vậy. Em xin giải thích thế này, nếu sai các bác sửa giúp: Trong mạng didộng CDMA, mỗi khi thuê bao đăng kí một số, tức là được cấp một PN code, tức là cái PN code chỉ được biết bởi nhà cung cấp dịch vụ và thuê bao đó thôi, còn trong WLAN thì PN code này là như nhau với tất cả các máy client.
Nếu như vậy thì tại sao người ta sử dụng trải phổ trong WLAN mà không dùng cái khác?
- Đâu là yếu tố gây ra giới hạn về khoảng cách trong WLAN?
Các bác có tài liệu nào về OFDM không, em đang rất cần?
thanks


lol Tôi nói thêm một chút về trải phổ trong truyền thông vô tuyến nhưng sẽ tránh đi sâu vào chi tiết kỹ thuật

Trải phổ chuỗi trực tiếp DSSS và trải phổ nhảy tần FHSS là 2 kỹ thuật trải phổ được dùng rất phổ biến, tuy nhiên, các hệ thống thực tế thường không dùng chỉ một kỹ thuật trải phổ mà lại kết hợp chúng với nhau để lấy nhiều ưu điểm giữa chúng. Thực chất, đằng sau khả năng loại nhiễu của một hệ thống trải phổ rất đơn giản, nghĩa là đối với tín hiệu dữ liệu, chúng được nhân cho chuỗi PN (Pseudo-Noise ) 2 lần trong suốt quá trình điều chế và giải điều, bởi đặc tính tương quan (Correlation Properties) của chuỗi PN, dữ liệu xem như được phục hồi; nhưng đối với tín hiệu nhiễu thì chỉ được nhân 1 lần và nhiễu sẽ dễ dàng bị loại đi. Có nhiều dạng chuỗi PN được dùng để điều chế như chuỗi m, barker, Gold, Mã Hadamard-Wash, tuỳ theo thuật toán tạo chuỗi và độ dài của chúngthì đặc tính bảo mật được tăng lên. :fear:


:cool2: Không thể nói như maxpt để giải thích mạng CDMA bảo mật hơn WLAN được bởi vì đối với mạng CDMA gọi là bảo mật tốt vẫn có thể xâm nhập nhưng điều đó thuộc về các expert, các subscriber như chúng ta thì kô thể can thiệp được qua cái phone thông thường. lol Do không được bảo vệ qua lớp vật lý là dây dẫn như các mạng wireline nên sẽ có 2 mối quan tâm trong an ninh cho một mạng vô tuyến: đó là mật hóa (encryption) bảo vệ dữ liệu truyền trong không gian và quản lý truy xuất (authentication) vào mạng. WLAN sử dụng giao thức bảo vệ WEP và WPA tăng cường cho WEP. Mạng 3G CDMA lại dùng thuật toán SHA-1 (Secure Hashing Algorithm-1) để mã hóa và giải mã. Dùng AES (Advanced Encryption Standard) cho mật hoá thông điệp và giao thức AKA (Authentication and Key Agreement)

Nếu như vậy thì tại sao người ta sử dụng trải phổ trong WLAN mà không dùng cái khác?

Dùng trải phổ trong WLAN còn giúp tăng hiệu quả tần số, giảm nhiễu, tăng tốc độ truyền…chứ không chỉ là bảo mật nên bạn đừng quá concern vào đặc điểm này cho sự lựa chọn trải phổ hoặc không trải phổ

- Đâu là yếu tố gây ra giới hạn về khoảng cách trong WLAN?
:shifty: theo tôi, hai yếu tố cơ bản để giới hạn khoảng cách trong WLAN. Thứ nhất tần số sử dụng, theo nguyên tắc thì tần số càng cao thì chịu ảnh hưởng của nhiễu càng lớn, wifi sử dụng tần số cao hơn CDMA nên phạm vi phủ sóng nhỏ hơn.Thứ hai công suất phát cũng là một yếu tố then chốt, Wifi được xem như một dạng WLAN dùng tần số miễn phí 2.4Gz và phải tuân thủ theo giới hạn công suất phát của FCC. CDMA là WWAN dùng ở các băng tần 450MHz, 800MHz, 900MHz, 1,700MHz, 1,800MHz, 1,900MHz và công suất có thể tự điều chỉnh theo khoảng cách từ trạm phát sóng đến các user :rolleyes:

Các bác có tài liệu nào về OFDM không, em đang rất cần?
Bạn tham khảo thêm trong http://www.sss-mag.com/ofdm.html

maxpt
22-03-2005, 08:54
cám ơn bác UMTS
Em trích dẫn đoạn này trong một cuốn sách:

Spread-spectrum technology is the foundation used to reclaim the ISM bands for data use. Traditional radio communications focus on cramming as much signal as possible into as narrow a band as possible. Spread spectrum works by using mathematical functions to diffuse signal power over a large range of frequencies. When the receiver performs the inverse operation, the smeared-out signal is reconstituted as a narrow-band signal, and, more importantly, any narrow-band noise is smeared out so the signal shines through clearly.
Use of spread-spectrum technologies is a requirement for unlicensed devices. In some cases, it is a requirement imposed by the regulatory authorities; in other cases, it is the only practical way to meet regulatory requirements. As an example, the FCC requires that devices in the ISM band use spread-spectrum transmission and impose acceptable ranges on several parameters.

OFDM cũng được sử dụng với ISM band, nó có phải là một kĩ thuật trải phổ không?

tqvn2004
22-03-2005, 22:44
Dùng trải phổ trong WLAN còn giúp tăng hiệu quả tần số, giảm nhiễu, tăng tốc độ truyền…chứ không chỉ là bảo mật nên bạn đừng quá concern vào đặc điểm này cho sự lựa chọn trải phổ hoặc không trải phổ

Nhớ rằng kỹ thuật trải phổ được dùng đầu tiên bởi quân đội Mỹ, nhằm bảo mật thông tin và chống can nhiễu điện tử. Lý do chính mà kỹ thuật trải phổ được dùng cho WLAN là vì nó có khả năng chịu can nhiễu tốt và ít gây ảnh hưởng đến hệ thống khác (bởi khi trải phổ, năng lượng được chia đều trên một dải tần lớn, dẫn đến năng lượng trên một đơn vị tần số giảm). Trong dải tần không cần đăng ký (unlicensed band), ví dụ như ISM, đây là yếu tố cực kỳ quan trọng. Thiết bị anh dùng phải không gây ảnh hưởng đến người khác, đồng thời anh phải chịu được can nhiễu do người khác tạo ra cho anh :)


OFDM cũng được sử dụng với ISM band, nó có phải là một kĩ thuật trải phổ không?

Orthogonal Frequency Division Multiplexing (OFDM) không được coi là một kỹ thuật trải phổ, mặc dù phổ của hệ thống sử dụng OFDM thường rộng hơn hoặc tương đương với các hệ thống sử dụng công nghệ trải phổ. OFDM được dùng cho WLAN (và tương lai có thể cho 4G) vì nó cho phép truyền dữ liệu với tốc độ rất cao trên giao diện vô tuyến, mà lại rất tiết kiệm băng thông. Vì có phổ rộng, OFDM cũng có khả năng chịu can nhiễu tốt và ít gây ảnh hưởng đến hệ thống khác.

maxpt
31-03-2005, 22:41
trong khi đó một 802.11b signal chiếm khoảng 30MHz của frequency spectrum tức là signal nằm vào khoảng 15MHz mỗi bên của center frequency.
Con số này phải là 22MHz, mỗi bên 11MHz

yuna_admirer
01-04-2005, 15:43
Tội quá đi, ở U.S thì được dùng 11 channels , Europe thì được tới 13 channels và ở Nhật chỉ được dùng channel 14 thôi. Còn về vấn đề overlapping thì không biết trường nào dạy chú về vụ overlapping channel, phải hiểu nó như sau:

Channel assignment tức là center frequency của cái transceiver dùng giữa Access Point và wireless radio (e.g., 2.412 GHz for channel 1 and 2.417 GHz for channel 2). Chỉ có 5MHz ngăn cách giữa các center frequency với nhau trong khi đó một 802.11b signal chiếm khoảng 30MHz của frequency spectrum tức là signal nằm vào khoảng 15MHz mỗi bên của center frequency. Do đó, một 802.11b signal sẽ overlap với những channels kế bên cho nên chỉ còn lại 3 non-overlapping channels (channel 1, 6 và 11 ở U.S.) để dùng, không phải là 11.

Viết nhầm cái khái niệm Overlapping Channel. Cám ơn bác Trieu_tulong đính chính.

1, 6, 11 là 3 non-overlapping channel, do đó lúc thiết kế 11b thì mới sinh ra dạng tổ ong... :D Tks u.

Còn về power output, có ai giải thích được vì sao FCC (chuẩn US) cho phép poweroutput tối đa là 100mW, trong khi ETSI là 20-50mW (tùy thiết bị) không? Ví dụ như tất cả các AP của Cisco đều theo hoặc chuẩn FCC hoặc ETSI hoặc Japan, nhưng tuyệt đối không bao giờ vượt quá 100mW...

Trong khi các sản phẩm AP của Linkpro hay Cnet, nhất là mấy cái outdoor sẳn sàng cho phép điều chỉnh công xuất phát sóng lên đến 500mW ?

Cuối cùng thì giới hạn phát sóng còn phụ thuộc khá nhiều vào loại Antena bạn dùng, dù là đẳng hướng hay vô hướng. Hiện tại các loại Antena của Cisco cho phép bạn có được lượng "gain" cao, do đó khoảng cách phát sóng được cải thiện đáng kể, ngoài ra cho phép bạn điều chỉnh góc phát sóng, làm cho WLAN vốn chỉ là "LAN" có thể tận dụng được radio medium của mình để đóng nhiều vai trò khác nhau nửa. Ví dụ:

1. Dùng Solid Dish góc pháp sóng Point to Point cho phép tạo 1 kết nối theo lý thuyết đến 45km với tốc độ 2Mbps trong môi trường có line of sight. Cái này có thể ứng dụng kết nối giửa các building, hoặc kết nối giửa những site cao mà trống trải (lại không phải trả $ thuê hehe). Chỉ tội dùng ở VN thì vướng vấn để tần số thôi. Dù trong dảy 2.4ghz free band nhưng vẫn phải đăng ký với cục tần số.

2. Dùng Làm multi-campus connection. Dùng 1 anten vô hướng phát outdoor ở nhánh chính và các building khác có thể kết nối tới theo mô hình Hub-Spoke.

3. .v.v. :D

tqvn2004
02-04-2005, 06:43
Tùy theo mỗi quốc gia, công suất phát tối đa (maximum output power) cho thiết bị phát sóng trong dải tần không phải đăng ký (unlicensed spectrum) là khác nhau. Lý do là để cho các thiết bị này không gây nhiễu quá lớn làm ảnh hưởng tới các thiết bị khác sử dụng cùng dải tần. Chuẩn Châu Âu hơi chặt hơn Mỹ và Nhật về khoản này.

Có thể các bạn chưa biết, nhưng tần số vô tuyến điện cũng là một tài sản quốc gia do nhà nước quản lý :) Các tần số được chia thành nhiều dải khác nhau, nhưng có thể phân thành hai loại chính: loại phải đăng ký (licensed) và không phải đăng ký (unlicensed). Loại phải đăng ký là dải tần số mà người sử dụng khi muốn phát tín hiệu lên đó phải xin phép nhà nước (ở Việt Nam là Cục tần số Vô tuyến điện, trực thuộc Bộ BCVT). Dải tần số phải đăng ký có đặc điểm là ít bị can nhiễu, do đó chất lượng thu phát ổn định, nhưng người sử dụng phải đăng ký và trả tiền. Các nhà cung cấp dịch vụ mạng GSM hiện nay ở Việt Nam phải trả hàng trăm ngàn USD mỗi năm để được quyền sử dụng dải tần số 900MHz. Ngược lại, ở dải tần số không phải đăng ký, ai cũng có quyền sử dụng, nhưng phải tuân thủ một số điều kiện nhất định. Ưu điểm của dải tần số không phải đăng ký là thuận tiện khi sử dụng, chi phí bằng không; nhưng nhược điểm là chất lượng không ổn định. Để tạo sự công bằng (fairness) và đảm bảo chất lượng ở mức chấp nhận, một số điều kiện được đặt ra cho các máy thu phát sử dụng dải tần không phải đăng ký, ví dụ như giới hạn mức công suất phát tối đa, yêu cầu về trải phổ... Dải tần số này thường được dùng cho các thiết bị thu phát cá nhân trong một diện tích hẹp (như WLAN hoặc WPAN thường dùng dải ISM 2.4GHz hoặc U-NII 5GHz).

trieu_tulong
03-04-2005, 04:25
2.4GHz là unlicensed band, regardless of country of origin. Mình thì không rành gì mấy về luật pháp của VN, nhưng khônng lý mà đòi license để dùng Wi-fi thì dùng notebooks có công nghệ Centrino mà không có đăng ký với nhà nước là phạm pháp ? Rồi còn điện thoại không dây thì tính sao đây ? Theo FCC regs, 802.11b's equipments, thì nếu không phải là do chuyên viên kỹ thuật có đào tạo từ trường lớp hẳn hòi cài đặt thì công suất tối đa của thiết bị chỉ được 200mW mà thôi; để tránh ảnh hưởng tới cái khác, 2.4GHz band đã đông nghẹt lắm rồi.

Long distance link từ 1 km trở lên, PoP + LoS (Line of Sight) trên thực tế thì được link @ 1Mbps vs. 2Mbps trên lý thuyết. Tuy bị hạn chế bởi số lượng channels, nhưng bạn nên nhớ rằng đại đa số những link này được kết nối với nhau bằng *nix boxes dùng yagi antennas/signal boosters để focus. Backend relays/APs được specify bằng MAC address của nó và chạy trên least crowded channel cho nên có thể nói là tạm ổn và ít bị nhiễu (không lý cùng thời gian/địa điểm mà cũng có 1 node khác ở trên cùng channel, the possibility is so remote).

Last but not least, có rất nhiều corporates vẫn còn connect to the net bằng T1 mà T1 thì link@1.5Mbps. Tôi làm rất nhiều boxes rồi và thấy được sự khác biệt về vận tốc giữa 2 thằng này không đáng là bao hết; hầu như y hệt như nhau.

Những wireless card làm sẵn trên thị trường chỉ có Atheros, Prism chipset-based và Cisco cards là có công suất cao 100 - 400mW, còn những thằng khác thì thường rơi vào 20 - 50mW. Lý do: có vậy nó mới bán được external/add-on antenna chứ, ở giá cắt cổ, bọn nó cũng ranh mãnh lắm.

trieu_tulong
03-04-2005, 08:04
Con số này phải là 22MHz, mỗi bên 11MHz
Khổ quá, đây là tôi dịch lại từ Anh ngữ:

A 802.11b signal occupies approximately 30MHz of the frequency spectrum using DSSS (Direct Sequence Spread Spectrum) that divides the band into 14 overlapping 22 MHz channels which are utilised one at a time.

Put the two together.

yuna_admirer
03-04-2005, 18:57
Hehehe, tham khảo nhé bà con. 2 tài liệu rất hay về Cisco Antenna

http://www.cisco.com/en/US/products/hw/wireless/ps430/products_data_sheet09186a008008883b.html

http://www.cisco.com/en/US/products/hw/wireless/ps430/products_data_sheet09186a008022b11b.html

Tui đã làm 1 cái Wireless Point to Point dùng Solid Dish (góc phát còn nhỏ hơn cả Yagi) ... Kết nối 2 site cách nhau gần 16 cây số. Toàn bộ solution khoảng dưới 5000$ nếu bạn có sẳn LoS (nếu hỏng có thì phải dưng Mass lên hơi tốn).

Tốc độ đạt gần 7mbps.

Dùng 2.4 ghz, có điều hỏi cục tần số thì nó bắt đăng ký, nên tui cứ im mà làm, để anten trong building, chả chết thằng ma nào hết. GL.

maxpt
06-04-2005, 01:00
Bác ơi, có sẵn LOS tức là sao
Em không biết về việc phân bố tần số ở VN, sao 2.4 mà nó cũng bắt đăng kí àh, thế 5GHz nó có bắt đăng kí không bác

yuna_admirer
06-04-2005, 14:38
Khi kiểm tra LoS, bên Cisco họ có 1 thiết bị đặt biệt là 1 cây súng nhắm laser. Bên Telecom họ thường dùng cách này để chỉnh góc độ 2 điểm khoảng cách xa.

Luật VN quy định:

Bất kỳ thiết bị phát sóng nào có công xuất trên ... (bao nhieu mW) đó thì đều phải xin phép :).

sene
26-04-2005, 22:43
Tôi cũng đang làm đề tài về WLAN, nhưng bạn hỏi khá nhiều và tại thời điểm trả lời cho bạn tôi cũng không thể trả lời dài dòng, nên tôi chỉ xin được đề cập đến các vấn đề như sau
- DSSS(Direct Sequence Spread Spectrum): ...
- FHSS: ...
Vấn đề WAN hay MAN không phải là vấn đề của 802.11(Wi-Fi) mà là 802.16 (WiMAX)

Thật tế mạng Wireless LAN vẫn tuân thủ mô hình OSI chuẩn thôi, nhưng frame MAC của nó thì khác với frame của 802.3 (Wired LAN), và nó vẫn có địa chỉ MAC là 48bit. 802.3 sử dụng CSMA/CD thì 802.11 sử dụng CSMA/CA.
1 cái AP trong WLAN đóng vai trò như 1 cái hub trong mạng Wired LAN.



--------------------------------------------------------------------------
Theo tôi được biết thì ngoài DSSS và FHSS còn có THSS (Time Hopping Spread Spectrum). Hiểu nôm na thì các kỹ thuật này đều nhằm trải rộng phổ của tín hiệu (hình như đặc trưng bởi hàm mật độ phổ công suất thì phải) trên miền tần số.
-DSSS: Nhân mỗi tín hiệu ở dạng cơ số hai với một hàm trải phổ riêng (hình như là hàm Walsh gì đó) . Các hàm này có đặc điểm là nằm trong một không gian mã trực giao (nghĩa là tự tương quan của hai hàm bất kỳ bằng không)
-FHSS: Cùng một tín hiệu nhưng lại được phát ở nhiều tần số khác nhau. Các tần số này được lựa chọn một cách giả ngẫu nhiên!!
-THSS: Tương tự FHSS nhưng là xét trên miền thời gian.


Tùy theo mỗi quốc gia, công suất phát tối đa (maximum output power) cho thiết bị phát sóng trong dải tần không phải đăng ký (unlicensed spectrum) là khác nhau. Lý do là để cho các thiết bị này không gây nhiễu quá lớn làm ảnh hưởng tới các thiết bị khác sử dụng cùng dải tần. Chuẩn Châu Âu hơi chặt hơn Mỹ và Nhật về khoản này.

Có thể các bạn chưa biết, nhưng tần số vô tuyến điện cũng là một tài sản quốc gia do nhà nước quản lý :) Các tần số được chia thành nhiều dải khác nhau, nhưng có thể phân thành hai loại chính: loại phải đăng ký (licensed) và không phải đăng ký (unlicensed). Loại phải đăng ký là dải tần số mà người sử dụng khi muốn phát tín hiệu lên đó phải xin phép nhà nước (ở Việt Nam là Cục tần số Vô tuyến điện, trực thuộc Bộ BCVT). Dải tần số phải đăng ký có đặc điểm là ít bị can nhiễu, do đó chất lượng thu phát ổn định, nhưng người sử dụng phải đăng ký và trả tiền. Các nhà cung cấp dịch vụ mạng GSM hiện nay ở Việt Nam phải trả hàng trăm ngàn USD mỗi năm để được quyền sử dụng dải tần số 900MHz. Ngược lại, ở dải tần số không phải đăng ký, ai cũng có quyền sử dụng, nhưng phải tuân thủ một số điều kiện nhất định. Ưu điểm của dải tần số không phải đăng ký là thuận tiện khi sử dụng, chi phí bằng không; nhưng nhược điểm là chất lượng không ổn định. Để tạo sự công bằng (fairness) và đảm bảo chất lượng ở mức chấp nhận, một số điều kiện được đặt ra cho các máy thu phát sử dụng dải tần không phải đăng ký, ví dụ như giới hạn mức công suất phát tối đa, yêu cầu về trải phổ... Dải tần số này thường được dùng cho các thiết bị thu phát cá nhân trong một diện tích hẹp (như WLAN hoặc WPAN thường dùng dải ISM 2.4GHz hoặc U-NII 5GHz).

Đúng là phải đăng ký đó các bác, có nơi mất cả chục tỷ USD để có license cho 20-30MHZ phổ tần hệ thống 3G, còn ở Việt Nam thì các bác vào đây xem thông tin nhé:

http://www.rfd.gov.vn/view/vn/index.html

To yuna_admirer: Tôi nghĩ loại indoor được thiết kế cho truyền sóng trong building với bán kính nhỏ, do vậy suy hao tín hiệu thấp và công suất thấp cũng có thể đáp ứng được. Ngược lại, loại outdoor cần công suất cao để có thể bù đắp suy hao gây ra do cự ly truyền sóng lớn.

To UMTS: Trong WLAN thì tôi không rõ, nhưng trong hệ thống CDMA thì "khoảng cách giới hạn" phụ thuộc vào nhiều yếu tố, không chỉ là tần số và công suất của trạm phát sóng mà còn phụ thuộc vào các yếu tố như: tốc độ di chuyển của mobile, Bit Rate, QoS, Gain của anten mobile,...

Mấy suy nghĩ còn thô thiển mong anh em góp ý kiến!

vuvantuan
12-10-2007, 15:55
hello các bác. Em là thành viên mới xin các bác cho em hỏi: kĩ thuật trải phổ có bao nhiêu loại, đặc điểm của từng loại, ưu điểm và khuyết điểm của chúng?
Thanks!

iosdiscover
09-12-2007, 11:05
tại sao nói trải phổ không hiệu quả về băng thông

iosdiscover
09-12-2007, 11:08
mọi người có hình minh họa cho trải phổ không, nếu có chia sẻ với

iosdiscover
09-12-2007, 11:10
các bác có thể trình bày cách mã hóa khi gởi một tin nhắn trên công nghe CDMA

tềthiên
09-12-2007, 11:38
Dùng 2.4 ghz, có điều hỏi cục tần số thì nó bắt đăng ký, nên tui cứ im mà làm, để anten trong building, chả chết thằng ma nào hết. GL.

Cục tần số mà nó phát hiện ra là nó phạt đó.

iosdiscover
11-12-2007, 09:59
sao không ai trả lời câu hỏi của mình hết vậy

tranmyphuc1988
12-12-2007, 12:44
Bạn có thể đọc cuốn này iosdiscover ạ
Introduction to CDMA Wireless Communications

Link down :http://mihd.net/qx14re
hoặc http://rapidshare.com/files/66881980/Academic.Press.Introduction.to.CDMA.Wireless.Commu nications.Sep.2007.eBook-BBL.rar

Thanks very much and sorry to
Mosa Ali Abu-Rgheff

babyt3
07-11-2009, 08:21
các pak ui giúp em với em dag làm bài tiểu luận về các chuẩn mạng wlan.mà phải viết 20 trang.;àm sao bjo