PDA

View Full Version : Cellular - Tiến hoá của kỹ thuật truyền thông



UMTS
13-03-2005, 23:54
Ngày nay, thuật ngữ "công nghệ tế bào(Cellular) hay Cell phone :cool: được dùng rất phổ biến trong thông tin di động. Nhưng tại sao lại là công nghệ Cellular và nó có ý nghĩa như thế nào đối với nghành truyền thông vô tuyến. :confused: Tôi hy vọng theard sẽ giúp các bạn trả lời được câu hỏi này cũng như một số thông tin khác xoay quanh quá trình hình thành và phát triển của truyền thông di động. Xin bắt đầu với một định nghĩa cơ bản nhất về truyền thông.Một hệ thống truyền thông cơ bản bao gồm 3 thành phần: phát , thu và môi trường truyền dẫn.

a. Ngắn gọn về lịch sử ngành Truyền thông

Từ sự khởi đầu rất thô sơ vào thế kỷ 19 với việc Alexander Graham Bell khám phá ra nguyên lý chiếc máy điện thoại (1874) và hệ thống điện thoại hữu tuyến được khai thác thương mại đầu tiên tại Hoa Kỳ. Cho đến năm 1913 hệ thống điện thoại đường dài đầu tiên từ New York đi San Francisco hình thành rồi 14 năm sau tức 1927 hệ thống điện thoại không dây vượt Đại Dương, một thế hệ tiên tiến hơn, lần đầu tiên được khai thác tuyến giữa London và NewYork.

Đầu tiên dạng tín hiệu cơ bản thông dụng là tín hiệu tương tự (analog) với đặc tính tiêu biểu là tần số và biên độ, cho đến nay, hệ thống dùng tín hiệu số (digital) với 2 mức luận lý (logic) rời rạc đã dần thay đổi hệ thống tương tự do nhiều ưu điểm của nó dẫn đầu trong kỹ thuật, truyền dẫn, điều chế và lưu trữ.

b. Tiếp cận khái niệm điện thoại di động tế bào (Cellular)

Quan điểm Cellular khởi đầu bằng hệ thống tế bào tương tự đầu tiên từ cuối những năm thập niên 70 và bắt đầu thập niên 80.

Tiếp cận với khái niệm Cellular, ta hiểu rằng đó là ý tưởng chia khu vực địa lý của mạng thành các cell (ô) được phục vụ bởi các trạm gốc (base station)

http://www.ddth.com/attachment.htm?attachmentid=4984&stc=1

Khái niệm này thúc đẩy khả năng giảm bớt công suất phát đồng thời gia tăng về dung lượng qua việc tái sử dụng tần số (re-use).

Tuy nhiên, những bất lợi khác lại phát sinh như độ phức tạp của hệ thống mạng; đòi hỏi chuyển giao (handoff) và các hiện tượng nhiễu mới (interference).

Đặc điểm Cellular thể hiện sự đóng khung tần số cho phép khai thác & quản lý tần số hiệu quả qua việc tái sử dụng tần số.

Một tần số được tái sử dụng sau 7 ô lục giác. hệ số N=7 do việc tính toán khả năng can nhiễu. Do đó hệ số tái sử dụng N phải được chọn sao cho cực đại hoá dung lượng nhưng vẫn nằm trong giới hạn nhiễu.


:lick:

c. Các thế hệ điện thoại di động từ 1G đến 3G

Trong thế hệ thứ nhất (1G), hệ thống di động tương tự được thiết kế chỉ để mang tín hiệu thoại. Kế tiếp một nguyên mẫu của chúng được tối ưu hoá cho thoại dưới dạng số được biết đến như thế hệ thứ 2 (2G). Trong khi, thế hệ 3 (3G) đánh dấu một bước nhảy vọt quan trọng trong cả khả năng ứng dụng và dung lượng so với thế hệ thứ 2 và 2.5 hiện tại. Do đó, mục tiêu cho thế hệ kế tiếp của thông tin di động là kết nối liền mạch dịch vụ truyền thông cho mọi người, ở mọi nơi và bất kỳ lúc nào, chất lượng cực cao, dịch vụ cực tốt, tốc độ cực nhanh.

Hệ thống tế bào Thế hệ thứ nhất 1G

Với kỹ thuật điều tần (FM), Hệ thống Điện thoại Di động Tiên tiến (AMPS) được xem như tâm điểm của hệ thống 1G. AMPS được phát triển bởi Bell Telephone System tại dãy tần 800Mhz.

Các hệ thống 1G bao gồm:

o Narrowband AMPS (NAMPS)
o Total Access Cellular System (TACS)
o Nordic Mobile Telephone System (NMT-900)

Trong các hệ thống trên đều áp dụng kỹ thuật đa truy nhập phân tần (FDMA) tức chỉ định một tần số cho mỗi kênh sử dụng.

UMTS
13-04-2005, 21:25
Hệ thống tế bào 2G

Sự gia tăng nhanh chóng số thuê bao và sự không tương thích giữa các hệ thống trong 1G là lý do chính đằng sau tiến trình chuyển sang 2G.

Tất nhiên, 2G đạt đựơc nhiều tính năng tiên tiến trong kỹ thuật nén và mã hoá số. Cần chú ý các hệ thống thuộc 2G đều có khả năng điều chế số. Ở thế hệ này, 2 kỹ thuật chính là đa truy nhập phân thời (TDMA) và đa truy nhập phân mã (CDMA) được sử dụng kết hợp với đa truy nhập phân tần (FDMA).

Hệ thống 2G bao gồm:

o United States Digital Cellular (USDC) chuẩn IS-54 and IS-136
o Global System for Mobile communications (GSM)
o Pacific Digital Cellular (PDC)
o cdmaOne (IS-95A/B)

Hệ thống tế bào 2.5 G - Một thế hệ "tiền" 3G.

Giới thiệu thêm nút phục vụ gói PSN cho các IP SGSN/GGSN trong hệ thống GPRS hay PSDN trong cdmaOne.

Hệ thống tế bào 3G

Như đã nói ở trên, 3G là thế hệ xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn chung IMT 2000 (Viễn thông di động quốc tế 2000). Được thiết kế hỗ trợ cho các dịch vụ băng rộng có khả năng thâm nhập mạng tốc độ cao, truyền được video và các loại ảnh độ phân giải cao với chất lượng không khác các mạng cố định.

Yêu cầu chính thức cho hệ thống là:

o Tốc độ hỗ trợ cao theo bảng yêu cầu cho hệ thống 3G.
o Chất lượng thoại tương đương PSTN.
o Hỗ trợ cả 2 dịch vụ chuyển mạch gói và chuyển mạch mạch.
o Phát huy hơn nữa phổ tần vô tuyến.
o Hỗ trợ linh hoạt yêu cầu các thiết bị di động khác nhau.
o Tương thích các hệ thống mạng đã tồn tại trước đây đồng thời có khả năng hoà nhập nhiều tính năng dịch vụ mới. Chỉ định quản lý mạng nội vùng để cung cấp các kết nối điều khiển chất lượng



----------------------------------
>>>> ặc ặc.. :wacko: ... sao thế này, host kô cho phép up cái hình minh họa nào lên cả...

sene
26-04-2005, 20:55
Tiếp cận với khái niệm Cellular, ta hiểu rằng đó là ý tưởng chia khu vực địa lý của mạng thành các cell (ô) được phục vụ bởi các trạm gốc (base station)

Khái niệm này thúc đẩy khả năng giảm bớt công suất phát đồng thời gia tăng về dung lượng qua việc tái sử dụng tần số (re-use).

.............
Hệ thống tế bào 3G

----------------------------------------------------------------------------

Bác UMTS cho em hỏi chút: Hệ thống UMTS có được gọi là hệ thống tế bào không? Nếu có thì tái sử dụng tần số của nó như thế nào để có thể tăng dung lượng?

UMTS
28-04-2005, 08:31
Tiếp cận với khái niệm Cellular, ta hiểu rằng đó là ý tưởng chia khu vực địa lý của mạng thành các cell (ô) được phục vụ bởi các trạm gốc (base station)

Khái niệm này thúc đẩy khả năng giảm bớt công suất phát đồng thời gia tăng về dung lượng qua việc tái sử dụng tần số (re-use).

.............
Hệ thống tế bào 3G

----------------------------------------------------------------------------

Bác UMTS cho em hỏi chút: Hệ thống UMTS có được gọi là hệ thống tế bào không? Nếu có thì tái sử dụng tần số của nó như thế nào để có thể tăng dung lượng?

Hi Sene :rolleyes: ,

WCDMA (UMTS) là một hệ thống tế bào. Công nghệ CDMA cho phép tỉ lệ tái sử dụng tần số là 1 (N=1), tất cả các cell đều có thể sử dụng lại cùng chung tần số, trong khi FDMA và TDMA có tỉ lệ reuse là 4 - 7, nghĩa là dung lượng của nó cũng tăng theo một tỉ lệ tương tự với FDMA, TDMA. ;)

sene
04-05-2005, 21:42
Hi Sene :rolleyes: ,

WCDMA (UMTS) là một hệ thống tế bào. Công nghệ CDMA cho phép tỉ lệ tái sử dụng tần số là 1 (N=1), tất cả các cell đều có thể sử dụng lại cùng chung tần số, trong khi FDMA và TDMA có tỉ lệ reuse là 4 - 7, nghĩa là dung lượng của nó cũng tăng theo một tỉ lệ tương tự với FDMA, TDMA. ;)

Cảm ơn bác UMTS nhé! Vậy có nghĩa là anh bạn UMTS thì mọi cell đều có thể dùng chung tần số còn GSM thì "vài" cell mới lại có thể sử dụng lại tần số. Do vậy, với cùng một băng tần nhất định, UMTS sử dụng hiệu quả hơn, vì thế tăng dung lượng. Phải vậy ko bác??

UMTS
05-05-2005, 23:42
Về mặt công nghệ thì đúng là vậy đó Sene à... :)

>>> chán thật...vẫn chưa up được cái hình minh họa nào cả..hic.. :wacko:.. sao nó cứ thông báo:
" Forbidden - You don't have permission to access /newattachment.htm on this server."

angel_hell81
06-05-2005, 15:26
Bạn có thể ko cần attach trực tiếp lên diễn đàn cũng được, để tránh tốn băng thông luôn, bạn nhúng cái link ảnh đó từ một image nào có sẵn trên net tới hoặc up lên một host free nào đấy cũng được
Mong bạn có nhiều bài hay để mọi người học hỏi,
Cho mình hỏi thêm 1 chút:
Về lý thuyết thì tần số càng thấp thì càng tránh được nhiễu và càng tốt và chỉ ảnh hưởng bởi tầng bình lưu, nhưng tại sao Công nghệ CDMA 450 MHz kém hơn so với CDMA dùng tần số 800 Mhz hoặc 1800 Mhz
Bạn có biết về công nghệ CDMA 450 dùng UIM card ko, ko phải là chỉ support cho UIM mà thôi, mà là bắt buộc dùng UIM card, dùng hoàn toàn giống như Sim card cho GSM. Nó giải quyết được nhược điểm của CDMA là quản lý số bằng 1 số ESN và số thuê bao trên 1 database, nên khi khách hàng muốn đổi máy ko bị mất đi những thông tin như số đt và tin nhắn

UMTS
07-05-2005, 00:59
Không hẳn là CDMA450 có thể thua kém gì người anh em của nó trên các hệ tần số khác đâu angel_hell81 :rolleyes: , đề cập đến công nghệ CDMA450 cũng có nhiều điểm thú vị để nói lắm. :huh:

Chỉ mới cách đây không lâu, khoảng vài năm trước, phần lớn nhà khai thác mạng di động, nhà sản xuất thiết bị viễn thông,.. đều cho rằng công nghệ dùng trong 450MHz đã lỗi thời. :blink: Bởi vì hình ảnh nó xuất hiện từ quá khứ mang dáng vấp một kẻ rầy rà, già cỗi và không mang lại hiệu quả, chúng chỉ dành riêng cho các hệ thống analog, đồng thời còn gắn kết với những hình ảnh lạnh lẽo của một Bắc Âu châu (ý nói đến hệ thống di động analog thập niên 80 là NMT450, xuất hiện trước cả GSM hiện nay) và giải pháp lỗi thời này tưởng chừng không bao giờ vực dậy được.

Nhưng thực tế thì ngược lại để chứng minh tất cả cái nhìn trên đều sai. :whistling Xu hướng khai thác công nghệ di động CDMA trên băng tần 450MHz đã được nghiên cứu trở lại và đang phát triển với một tốc độ đáng ngạc nhiên.

Tại tần số 450MHz, tầm phủ sóng rộng hơn ở các tần số 800MHz, 900MHz , 1.9GHz hay 2.1GHz ưu điểm của truyền sóng vô tuyến này sẽ giúp tiết kiệm các trạm phát sóng, điều này làm giảm chi phí đầu tư cho nhà khai thác. lol CDMA450 là mô hình triển khai công nghệ CDMA2000 3G, thay vì được phân bổ trên các hệ tần số quy ước như 800MHz, 900MHz, 1.9GHz hay 2.1GHz thì nay lại là 450MHz.

:emlaugh: :emlaugh: ...phhhhù..tôi vẫn đang đi tìm host để up hình lên đây..

:) :) :)

angel_hell81
07-05-2005, 11:33
Có lẽ vậy, về CDMA mình cũng có biết một chút ít, nhưng CDMA 450MHz thì có vẻ như hơi ít tài liệu nói về nó, mặc dù mình biết nó không phải kém ,nhưng mình có dùng thử qua 2 băng tần rồi, 800MHz và 450MHz nên có cảm giác trải phổ của tần số 450 không ổn định, rất dễ loss, hay là có thể do nó đi cùng đường dây với các cột điện của Điện lực VN(bởi vì mình dùng của VP Telecom của ĐL) nên dễ bị ảnh hưởng bởi sóng điện. Nên mình muốn học hỏi kinh nghiệm của mọi người.
Và CDMA 450 này dùng hẳn công nghệ 2000 1x Ev DO, tức là gần như công nghệ mới nhất hiện nay, có thể cung cấp các dịch vụ của mạng 3G hoặc hơn nữa.. nhưng với sóng như vậy thì khó có thể đòi hỏi nó cung cấp được gì hơn
:) Chỉ sợ các "quan" của ta chơi kiểu "đầu voi đuôi chuột" mà thôi.

UMTS
08-05-2005, 00:47
:detective Nói tiếp về phần R-UIM của angel_hell81, không chỉ có CDMA 450 MHz mới phải dùng SIM mà đây là một xu hướng chung cho tất cả máy CDMA.

:eek: R-UIM được thiết kế dành cho các điện thoại CDMA, tương tự như một Module Nhận dạng Thuê bao mà chúng ta thường gọi là SIM số của mạng Vinaphone, Mobilefone hay Viettel tại Việt Nam. :shifty:

:rolleyes: R-UIM (Removable User Identity Module) tạm dịch là Module Nhận dạng Người dùng - có khả năng tháo rời. R-UIM là một miếng plastic nhỏ như một credic card, thông minh và có thể tháo rời. Nó có gắn một chip máy tính với cơ cấu bảo mật khá tinh vi để giữ các thông tin và các dữ liệu điện tử về người sử dụng. Thông tin mà R-UIM chứa bao gồm: nhận dạng người dùng, sổ địa chỉ, thông tin tính năng cụ thể, các dịch vụ bổ sung....

:glare: Như vậy, R-UIM không chỉ giúp người dùng có thể dễ dàng thay đổi điện thoại CDMA của mình đang sử dụng mà còn được xem như một giải pháp quản lý kép cho người dùng muốn sử dụng cả CDMA và GSM chỉ trên một SIM. Nói cách khác, các thuê bao CDMA có thể chèn R-UIM chế độ kép vào một điện thoại GSM và lập tức họ sẽ có dữ liệu tất cả sẵn sàng cho cả mạng GSM, khi sử dụng điện thoại GSM thì R-UIM hoạt động như một SIM bình thường nhưng khi chuyển vùng quốc tế, R-UIM cho phép một điện thoại hỗ trợ đa băng tần có thể chuyển vùng qua lại giữa CDMA và GSM.

lol lol lol

angel_hell81
08-05-2005, 13:34
Đúng như bác nói, CDMA đời sau này support cho R-UIM card như vậy sẽ làm tăng khả năng linh hoạt cho người sử dụng công nghệ CDMA, giảm thiểu phiền phức khi thay đổi máy đt. Vì trước đây khi CDMA không hỗ trợ UIM thì những dòng máy cũng có hỗ trợ khe cắm card mà đa phần người dùng Sfone ở VN hay tưởng đó là nơi gắn SIM như GSM, nhưng thật ra đó là e Commere nơi gắn thẻ ngân hàng(ở những nước CDMA phát triển như HQ, Nhật thì có những máy quét để nhận dạng thẻ khi lên tàu, xe bus ,hay thanh toán.
Nhưng mình xin hỏi bạn có biết sự khác nhau giữa công nghệ CDMA bắt buộc phải dùng UIM card và chỉ hỗ trợ UIM card?

UMTS
10-05-2005, 00:32
Vì trước đây khi CDMA không hỗ trợ UIM thì những dòng máy cũng có hỗ trợ khe cắm card mà đa phần người dùng Sfone ở VN hay tưởng đó là nơi gắn SIM như GSM, nhưng thật ra đó là e Commere nơi gắn thẻ ngân hàng(ở những nước CDMA phát triển như HQ, Nhật thì có những máy quét để nhận dạng thẻ khi lên tàu, xe bus ,hay thanh toán..


Có lẽ trường hợp này chúng ta dùng chữ m Commerce (Mobile Commerce) thì chính xác hơn e Commerce (Electronic Commerce). :cool2:

----------------------------------

Nhưng mình xin hỏi bạn có biết sự khác nhau giữa công nghệ CDMA bắt buộc phải dùng UIM card và chỉ hỗ trợ UIM card?

Theo tôi biết,không có sự khác biệt về công nghệ CDMA bắt buộc dùng UIM và CDMA chỉ hỗ trợ UIM, giống như không có sự khác biệt giữa công nghệ Intel Pentium IV trong một PC P.IV có gắn sẵn một thanh DDR và một PC PIV có hỗ trợ khe cắm DDR. Chỉ là việc có phát triển UIM rộng rãi thì tăng thêm tiện ích cho người dùng mà thôi. lol

-----------------------------------

Về hiện tượng mất sóng thì tôi thì chưa có dịp dùng thử CDMA450 của VP Telecom nên cũng không rõ lắm, angel_hell81 đang dùng thử thì cứ để ý kỹ xem về: phạm vi phủ sóng, rào cản địa hình, thiết bị đầu cuối...chứ tôi nghĩ không hẵn là do đi cùng đường dây với cột điện đâu.. :yes:

tt1dks
10-05-2005, 09:13
Không hẳn là CDMA450 có thể thua kém gì người anh em của nó trên các hệ tần số khác đâu angel_hell81 :rolleyes: , đề cập đến công nghệ CDMA450 cũng có nhiều điểm thú vị để nói lắm. :huh:

Chỉ mới cách đây không lâu, khoảng vài năm trước, phần lớn nhà khai thác mạng di động, nhà sản xuất thiết bị viễn thông,.. đều cho rằng công nghệ dùng trong 450MHz đã lỗi thời. :blink: Bởi vì hình ảnh nó xuất hiện từ quá khứ mang dáng vấp một kẻ rầy rà, già cỗi và không mang lại hiệu quả, chúng chỉ dành riêng cho các hệ thống analog, đồng thời còn gắn kết với những hình ảnh lạnh lẽo của một Bắc Âu châu (ý nói đến hệ thống di động analog thập niên 80 là NMT450, xuất hiện trước cả GSM hiện nay) và giải pháp lỗi thời này tưởng chừng không bao giờ vực dậy được.

Nhưng thực tế thì ngược lại để chứng minh tất cả cái nhìn trên đều sai. :whistling Xu hướng khai thác công nghệ di động CDMA trên băng tần 450MHz đã được nghiên cứu trở lại và đang phát triển với một tốc độ đáng ngạc nhiên.

Tại tần số 450MHz, tầm phủ sóng rộng hơn ở các tần số 800MHz, 900MHz , 1.9GHz hay 2.1GHz ưu điểm của truyền sóng vô tuyến này sẽ giúp tiết kiệm các trạm phát sóng, điều này làm giảm chi phí đầu tư cho nhà khai thác. lol CDMA450 là mô hình triển khai công nghệ CDMA2000 3G, thay vì được phân bổ trên các hệ tần số quy ước như 800MHz, 900MHz, 1.9GHz hay 2.1GHz thì nay lại là 450MHz.

:emlaugh: :emlaugh: ...phhhhù..tôi vẫn đang đi tìm host để up hình lên đây..

:) :) :)

Có 1 trao đổi nhỏ :
CDMA450 được phát triển không phải cho Thông tin di động mà cho WLL để tận dụng lợi thế về truyền sóng phục vụ cho Viễn thông nông thôn. Nhưng một vài nước trong đó có Việt Nam đã cố tình tâng nó lên làm thôgn tin di động để hưởng lợi từ chi phí rẻ. Lưu ý: ngay cả một nước có số lượng thuê bao khổng lồ như TQ, nơi CDMA450 phát triên nhất với 2 nhà tiên phong là Hoa Vĩ và ZTE cũng không dùng CDMA450 cung cấp dịch vụ thông tin di động.
Trường hợp này của VPTelecom giống trường hợp Cityphone trước đây thôi :D

sene
10-05-2005, 10:13
Em cũng nghĩ CDMA - 450 - WLL (!!) này là công nghệ CDMA áp dụng cho WLL ở băng tần 450MHZ và không được coi là Mobile Communications (tựa như Cityphone thôi).
Chúng ko thể gọi là "di động" vì ko support được chuyển động tốc độ cao. Lý do (theo em) là: các cell có bán kính nhỏ, vận tốc di chuyển nhanh quá sẽ khiến handoff/handover xảy ra liên tục và không đảm bảo việc truyền voice/data hiệu quả.

UMTS
10-05-2005, 23:32
Nói một chút về mạng WLL (Wireless Local Loop), tạm gọi là mạng Vô tuyến nội vùng. Tập trung phục vụ chính viễn thông cho vùng nông thôn hoặc các vị thế không tiện để kéo đường dây, đây là một giải pháp mạng khá thích hợp về chi phí và hiệu quả dành cho phát triển viễn thông các quốc gia đang phát triển. lol

Nếu nhà khai thác chỉ triển khai trong phạm vi một tỉnh, thành phố thì mạng WLL sẽ là “vô tuyến nội hạt”, không khác nhiều với Cityphone, nhưng nếu mở rộng vùng phủ sóng ra nhiều tỉnh hoặc nationwide thì mạng WLL có thể xem như một mạng di động thông thường. Cũng gần giống như trường hợp một mạng di động ban đầu lúc mới khai thác có phạm vi phủ sóng giới hạn và từ từ mở rộng ra vậy. Như vậy, “full mobility” hay “limited mobility” lại thuộc về kế hoạch phát triển của nhà khai thác.

:) :) :)

Nhà khai thác mạng WLL có thể lựa chọn công nghệ cho mạng WLL của mình. VPTelecom sử dụng công nghệ CDMA2000 ở tần số 450MHz, nếu đúng trên lý thuyết thì đây là công nghệ 3G và phải thỏa mãn một số tiêu chí về tốc độ truyền, tỉ lệ rớt cuộc gọi...như vậy sẽ không sợ việc di chuyển tốc độ nhanh hay chậm mà không handoff/handover kịp hay không, chắc sẽ khác với mạng Cityphone sử dụng dùng công nghệ PHS cũ hơn.

Nếu VPTelecom được nâng cấp lên đúng mức CDMA2000 1X EV-DO thì chúng ta sẽ có dịp hưởng lợi khá lớn từ các dịch vụ truyền dữ liệu tốc độ cao từ công nghệ này. :lick:

..hic...nhưng đó vẫn là lý thuyết, còn về thực tế thì chắc chúng ta vẫn phải "hy vọng" thôi.. :cool:

Trường hợp ở China, theo tôi biết, hình như ngoại trừ Tibet (Tây tạng), Ministry of Information Industry vẫn chưa cho phép khai thác CDMA450 ở các tỉnh,thành khác nên mặc dù ZTE và Huawei là 2 nhà cung cấp hạ tầng di động lớn cho các nước khác trên thế giới nhưng vẫn chưa thể cung cấp khai thác trên tần số CDMA450 này ở TQ. :yes:

tuanpv
22-05-2005, 14:01
Tui đang tìm hiểu về Cell Planning in WCDMA. Rất ít tài liệu nói về cái này, đa số chỉ nói lướt qua thôi. Trên mạng có cuốn Radio Network Plannng & Optimisation for UTMS. Bạn nào có cuốn đó cho tui ké với. Tui đang làm luận văn về cái này nên rất cần. Cho tui cám on hi.

onelovehph
06-02-2007, 18:23
Em cũng nghĩ CDMA - 450 - WLL (!!) này là công nghệ CDMA áp dụng cho WLL ở băng tần 450MHZ và không được coi là Mobile Communications (tựa như Cityphone thôi).
Chúng ko thể gọi là "di động" vì ko support được chuyển động tốc độ cao. Lý do (theo em) là: các cell có bán kính nhỏ, vận tốc di chuyển nhanh quá sẽ khiến handoff/handover xảy ra liên tục và không đảm bảo việc truyền voice/data hiệu quả.


Ko thể hiểu bạn nổi ở băng tần 450 Mhz mà bạn bảo là có bán kính nhỏ. Bạn nên nhớ suy hao của hệ thống tỷ lệ nghịch với bước sóng.nên bán kính của hệ thống 45OMHz lớn hơn so với hệ thống GSM 900 Hay 1800 bạn ah.