PDA

View Full Version : Ai giải thích giúp tui ???



AnhThuongEmRoi
16-02-2005, 15:42
Hình này vừa mới lụm từ Thanh Niên Xa Mẹ, thật hổng bít "bình luận" thế nào, mong các bạn "chú thích" giúp !
Cám ơn !

Ghost1982
16-02-2005, 16:16
Hehehe


Sáng Kiến:
Trong các trường Trung Học Cơ Sở và Trung Học Phổ Thông các em học sinh nam sẽ được xếp vào các lớp riêng và các em học sinh nữ cũng sẽ được xêp vào các lớp riêng. VD như trong 1 trường THPT có 10 lớp toàn con trai và 10 lớp toàn con gái.
Mong rằng điều này sẽ được sớm thực hiện vào tháng 9/2006,trước tiên nên thực hiện với bậc THPT, bậc THCS sẽ thực hiện sau.Ưu điểm của nó là khắc phục được nạn yêu sớm(+ làm giảm tình trạng nạo phá thai), xoá bỏ 1 phần phân hoá giàu nghèo,xoá bỏ đi sự ngại ngùng của 2 giới -----> Hiệu quả cao hơn.
Bài Báo:
Trường học chia lớp theo giới, hiệu quả cao hơn?
(tác giả VINH THU đăng trên báo Tri Thức Trẻ số 110- tháng 9/2003, trang 8+9+10+11)
Trường công lập tiểu học ở Moten, một trong những khu phố nghèo nhất Oasinhtơn, từng nổi tiếng chất lượng tồi nhất nước Mỹ. Tâm thảm kịch diễn ra đến mùa thu 2001, trước khi ông George Smither, hiệu trưởng nhà trường quyết định chia học sinh vào các lớp học theo giới tính.
Ngay sau năm học đầu tiên học sinh trường Moten đã bắt đầu giành được kết quả thi kiểm tra không thua kém đồng lứa ở những trường tư thục có chất lượng cao nổi tiếng, tại những khu phố giàu có. Lịch sử sự kỳ diệu của giáo dục ở Moten lập tức được đưa lên trang nhất nhật báo "washington Post". Hiện nay tại Mỹ đã có trên 1000 trường tư thục và 47 trường công lập triển khai mô hình lớp con trai- con gái riêng biệt theo Moten. Số lượng các trường học loại này cũng đang có xu hướng gia tăng tại vương quốc Anh, Canada, ÚC và Đức. GIới hâm mộ tách biệt giới tính học sinh đến tuổi 15 quả quyết rằng, trường học đa giới( không phân biệt giới tính - thí dụ như ở nước ta hiện nay) không lâu nữa sẽ bị coi là mô hình ít phổ biến và tiểu tiết thất bại trong lịch sử giáo dục.
Tại Mỹ , bản thân tổng thống đương nhiệm G. Bush cùng đa số tuyệt đối nghị sỹ thuộc đảng cộng hoà,thượng nghị sỹ đảng dân chủ, cựu đệ nhất phu nhân Hilary Clinton cũng ủng hộ mô hình con trai- con gái học riêng.
HIỆU QUẢ,BỞI KHÔNG CHUNG CHẠ
Tại những trường công lập ở Úc đã chia lớp theo giới tính, số học sinh đạt điểm số cao nhất tăng trung bình mỗi năm 25%. Tại vùng WestFalia , nước Đức việc tách biệt giới tính với các lớp ban Toán-Lý và hoá-sinh ( đối với học sinh lứa tuổi 12-14, khi sự cách biệt trong dậy thì lớn nhất giữa học sinh gái và bạn trai) đã dẫn đến kết quả: Số học sinh đạt điểm tốt và rất tốt tăng gấp 3 lần. Tại Anh, trong bảng xếp hạng 50 trường trung học tốt nhất nước, trường đa giới tốt nhất chỉ đứng ở vị trí 32!
Trong những năm 60 và 70 của thế kỷ trước, theo làn sóng giải phóng phụ nữ và trao lưu cánh tả, các nhà tâm lý học phương Tây từng đưa ra yêu sách thay đổi vai trò truyền thống: Trang bị đồ chơi cho bé gái - thí dụ, những chiêc mô hình xe hơi; còn bé trai- búp bê và bằng cách đó giữa 2 giới sẽ có sự hội tụ về mặt tình cảm cũng như trí tuệ. Tiếc rằng thực tế lại chứng tỏ rằng, sự "hội tụ" đó không chỉ không cần thiết, mà tệ hơn còn gây hậu quả tiêu cực. Trước hết bởi lẽ, các bé trai và bé gái phát triển với nhịp độ biến đổi, yếu tố tác động tiêu cực đến sự chênh lệch trong học tập. Công trình nghiên cứu của giáo sư Verne S.Caviness công bố năm 1996 chứng minh rằng, trẻ vị thành niên con trai mãi đến tuổi 17 mới đạt đến độ dậy thì, tương đương con gái tuổi 11.
Cách thức hoạt động của não bộ bị thay đổi ở tuổi trưởng thành làm cho các chàng trai trở nên cụ thể và duy lý hơn, trái lại các thiếu nữ- dễ đồng cảm hơn. Chính vù vậy, đến tuổi 15, học sinh nam thường giỏi hơn trong các môn học tự nhiên (Toán- Lý- Hoá) còn các học sinh nữ giỏi hơn trong các môn xã hội. Vì vậy việc chia lớp theo giới tính sẽ giúp chúng học tốt hơn những môn , mà bản thân vẫn kém. Kết quả công trình nghiên cứu được tiến hành năm 2002 ở Đức do nhà xã hội học Jorg Hoffmann chủ trì chứng minh rằng, nữ học sinh thuộc các lớp học toàn con gái bao giờ cũng xoay sở tốt hơn những bài tập vật lý so với bạn cùng lứa trong những lớp học có lẫn con trai( cụ thể nhận được số điểm khá giỏi nhiều gấp 2). Thời Morley High School ở Leeds còn là trường đa giới, tối đa chỉ có 30% số học sinh trai vượt qua được kỳ thi Tiếng Đức và tiếng Pháp. Sau khi tách riêng nam-nữ , tỷ lệ thi đỗ đã lên tới 97%!
Tại các lớp đã được chia theo giới tính, không bao giờ có mâu thuẫn phát sinh từ nguyên nhân,học sinh nữ dậy thì sớm hơn coi bạn trai cùng lứa như "chíp hôi". Đổi lại điểm các môn tự nhiên của bạn trai cùng lớp cao hơn khiến cho học sinh nữ tủi thân vì mặc cảm bản thân "đần độn". Với học sinh nam- những gì khiến bạn gái thích thú trong những giờ học văn, lịch sử... lại làm cho chúng buồn chán. Sự khác biệt hứng thú như thế thường dẫn đến đổ vỡ giờ học- Hiệu trưởng trường trung học Công giáo Ba Lan, TS. JAkub Czarkowski khẳng định.
TÁC ĐỘNG CỦA LỚP HỌC THEO GIỚI VỚI HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ
Leonard Sax, sếp hiệp hội toàn quốc Mỹ ủng hộ cơ chế phân lớp trong giáo dục (NASSPE) khẳng định rằng, trường học đa giới đóng vai trò tiêu cực trong lĩnh vực củng cố những môtíp điển hình về giới. Những số liệu thống kê của bộ giáo dục Mỹ là chứng cứ đầy tính thuyết phục chứng minh kết luận như thế. Theo tài liệu này, trong các trường toàn con trai, số lượng học sinh tham gia các câu lạc bộ vốn là “đặc sản” của con gái như câu lạc bộ văn học, sân khấu và âm nhạc... cao gấp vài ba lần so với trường đa giới. -Sự phân chia giới tác động đến sự phát triển của tài năng ca hát trong các chàng trai. Đơn giản, trong môi trường không có các đối tượng khác giới, học sinh trai không có gì ngượng ngập khi ca hát- GS. Brian Walsh, nhà sư phạm Mỹ từng giảng dạy cả ở trường phân giới và trường đa giới nhận xét. Những quan sát của thầy Walsh được khẳng định bằng số liệu thống kê: Trên tòan nước Mỹ, những trường phân giới có số lượng các đội văn nghệ 3 lần nhiều hơn trường đa giới. Thú vị hơn – kết quả thăm dò do quỹ nghiên cứu giáo dục quốc gia vương quốc Anh thực hiện cho thấy, tại các trường học tòan con gái, số lượng nữ sinh tham gia các câu lạc bộ khoa học 35% đông hơn bạn cùng giới ở các trường đa giới.

Trong các lớp học đa giới, các thầy cô chủ nhiệm thường gặp nhiều khó khăn hơn trong khoản duy trì nề nếp kỷ luật so với lớp học một giới. Thông thường, để gây ấn tượng với bạn gái cùng lớp, chàng trai nào đó thực hiện một hành vi quậy phá kỳ quặc, hòan toàn vô tình - việc xấu lập tức lôi kéo những chàng trai khác – thầy Mariusz Malinowski, giáo viên môn triết học từng lên lớp ở trường tòan con trai và trường đa giới giải thích.

Tại Canađa , ở các trường đã từ bỏ mô hình lớp học đa giới, tỷ lệ học sinh vắng mặt trong năm giảm tới 30%. Còn ở trường Moten đã nhắc tới ở đầu bài, số lượng các vụ vi phạm kỷ luật giảm tới 50%.


NHỮNG NGỘ NHẬN GIÁO DỤC ĐA GIỚI
Những người mộ đạo nền giáo dục đa giới khẳng định rằng, những kết quả nghiên cứu, mà giới
mộ đạo trường phân giới sử dụng là giả tạo, bởi lẽ đa số học sinh của những trường đó là con em
những gia đình giàu có – đối tượng vốn dĩ ở đâu cũng đạt kết quả học tập tốt hơn. Thế nhưng thực tế
những số liệu do NASSPE thu thập về những trường công lập ( ở Mỹ, Canađa, Anh và Úc) lại bác bỏ kết luận của chính giới mộ đạo nền giáo dục đa giới – chính con em các gia đình nghèo chiếm đa số tuyệt đối sĩ số học sinh tại các lớp phân giới và chính chúng đạt kết quả học tập tốt hơn bình thường. Tại trường Moten, học sinh thuộc diện nghèo nhất, vốn vẫn được hưởng trợ cấp xã hội thậm chí chiếm tới 98%.
Những người chống đối phân chia giới tính trong trường học khẳng định rằng, học sinh trai và gái trong lứa tuổi từ 9 đến 15 tuổi theo học ở các lớp biệt lập sau này sẽ gặp khó khăn trong việc thiết lập mối quan hệ với đối tượng khác giới. Đó là ngộ nhận. Cách đây hai năm, TS. Katherine Sanders và Neville Bruce, chuyên gia xã hội học Auxtrâylia đã tiến hành nghiên cứu đối với 300 học sinh thuộc lứa tuổi 17-19 thuộc các trường toàn con trai, trường toàn con gái và trường đa giới. Kết quả cho thấy, con số các mối tình lãng mạn của học sinh thuộc loại trường đầu tiên không hề thua kém trường đa giới. Xa hơn, nghiên cứu của GS. Corneliusz Riordan, nhà xã hội học thuộc Rhode Island’s Providence College cho thấy, các cựu học sinh của trường phân giới cũng không hề gặp khó khăn trong việc xây dựng gia đình.
Những nghiên cứu của TS. Sanders và Bruce cũng chứng minh rằng, tỷ lệ những vụ có thai ngoài ý muốn trong nữ sinh trường đa giới cao gấp 4 lần nữ sinh trường phân giới. Sở dĩ có chuyện đó – theo lý giải của TS. Sanders và Bruce – bởi trong các trường đa giới, nữ sinh bị bạn trai lôi cuốn không chỉ vì lý do sinh học thuần túy, mà còn bởi vị trí bạn hữu của đối tác.
Những kinh nghiệm bổ ích và hết sức thú vị, không chỉ dành riêng cho các nhà giáo dục.
Tác giả: VINH THU

.................................................. .....................

AnhThuongEmRoi
17-02-2005, 08:25
Rất cám ơn và đồng tình với bài Ghost cung cấp.

Thử “đối chiếu” bài nói trên với cảnh tượng trong hình Tui xin có vài bình lựng dzui như vầy:

1/ Đây là tấm hình chụp giờ ra chơi, các nam sanh tranh thủ gặp người iu ?! Nhưng cứ thoải mái kiểu này thì việc tách giới cũng hổng mấy hiệu quả, cần phải có THẦY GIÁM THỊ tuần tra liên tục dọc hàng rào ( Còn nếu không thì phải xây tường bít lun )

2/ Cặp thứ nhất (từ trái qua) có tư thế “hung hăng” nhất. Một cái ghế đẩu đàng sau bạn nữ có thể cho ta 02 giả thuyết:
• Đây là cái ghế của Thầy Giám thị (!?) tranh thủ lúc Thầy đi …tìm Cô, các bạn nhà ta cũng “ăn theo” luôn !
• Cái ghế là của Cô gái đem theo dùng để ngồi chờ (trong lúc chàng chưa ra) Cặp này trông có vẻ “sành điệu” và khát…tình ghê gớm (hãy xem anh cu nhà ta đứng tấn kìa )

3/ Cặp giữa trông “hiền hoà” nhất. Có lẽ họ mới yêu nhau và đây là lần đầu tiên gặp gỡ kiểu này. Chàng trai mắt liếc về cặp thứ nhất để …học tập. Cô gái thì vẫn đeo ba-lô có thể để dễ dzọt hơn nếu …Giám thị xuất hiện.

4/ Cặp thứ ba chắc hẳn lâu lắm mới gặp nhau, chàng ôm nàng chặt nhất vì mừng nàng có đem theo đồ tiếp tế ! Tuy âu yếm nhưng chàng vẫn phải quay mặt “cảnh giác” thầy Giám thị !

5/ Bức hình quá…ngắn nên chúng ta có thể tưởng tượng thêm sẽ còn năm sáu cặp nữa dọc theo cổng rào.

nxson
17-02-2005, 08:57
Làm gì có tập thể cũng vui !

mt_binh
17-02-2005, 09:07
Nhìn mấy ảnh này thấy sướng cả con mắt. Ban ngày vậy, còn ban đêm thì sao nhỉ

dinhbaochau
17-02-2005, 15:59
Em ơi lửa tắt bình khô rượu
Đời vắng em rồi vui với ai

alababi
18-02-2005, 21:16
He^, ma^'y cha na`y la`m ca'i qui? su*' gi`, ai la`m ne^n ta^'m a?nh na`y, hic hic, mie^~n bi`nh luâ.n luôn

LMTruong
18-02-2005, 21:43
Sao cặp thứ nhất cô gái phải dzơ chân lên zậy. Thưa thầy em vẫn chưa hiểu :D :D

anata
18-02-2005, 22:05
Chả có gì ngạc nhiên cả:D! "Mẹ" đây là "mẹ trẻ"!:D:D:D

kehaimat
19-02-2005, 00:31
hehe
anh thương em rồi ơi
cậu nhận xét thế là chưa đủ chuối đâu, để sv năm 2 khoa dược sĩ trung học này phân tích theo tí cho anh em cùng rõ nhé, keke
cặp thứ nhất từ trái qua, hãy nhìn kĩ quần của chàng trai, thấy gì ko
dzạ thưa 1 vạt quần được kéo trễ xuống, đấy chính là nguyên nhân khiến cô gái giơ cao chân để...:">, cô gái phê hết sức phải vịn và nắm chắc song sắt, chàng trai ôm eo cô ấy để.... keke
cặp thứ 2 hiền lành hơn, sắp hun, à, hình như cô gái súp pơ soi để nặn mụn cho chàng trai thì phải, mọi ng nhỉ?
và do chiều cao wá lí tưởng nên cặp 2 sắp bắt chước cặp 1 mà ko cần đến ghế, keke
còn cặp 3 thì đang trong giai đoạn "phê", tức là cao cơ hơn 2 cặp kia, chả biết mình có nói sai ko nhỉ, mà đống dép này ở đâu ra dzậy kìa, ơ, sao mọi ng nhìn em ghê thế, hic
dzọt, keke

dinhbaochau
25-02-2005, 15:55
Gió đưa bụi chuối sau hè
Giỡn chơi một chút ai dè sinh đôi ..................
,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,