PDA

View Full Version : [PowerLAB] FSP SAGA 450 (400W)



Powerlab
29-04-2011, 14:08
FSP SAGA 450 (400W)

PSU giá rẻ với chất lượng tốt luôn là mối quan tâm của người dùng thông minh Việt Nam và luôn phù hợp với nhu cầu thực tế của đại đa số. Hiểu được điều này, sau khi tung ra hàng loạt các sản phẩm chất lượng cao để lấy tiếng FSP bắt đầu đem đến nhiều sự chọn lựa cho người dùng công nghệ bình dân bằng nhiều dòng PSU giá dễ chịu.

Hôm nay SAGA 450 (mới) là một chọn lựa tốt đến từ FSP với nhiều thay đổi trong thiết kế đem cho bạn một nguồn năng lượng ổn định trong nhiệt độ môi trường thực tế, giá trị thực tế cho người dùng thực dụng.

Bề ngoài và các tính năng

http://powerlab.vn/home/wp-content/uploads/2011/04/FSP-SAGA-450-01.jpg
http://powerlab.vn/home/wp-content/uploads/2011/04/FSP-SAGA-450-02.jpg (http://powerlab.vn/2011/04/fsp-saga-450-400w/)

Thiết kế đơn giản, không cầu kỳ, kích thước đúng chuẩn của một PSU ATX (150x140x86 mm), vỏ sơn tĩnh điện màu đen trơn dễ để lại dấu vân tay nhưng cũng nhờ bề mặt láng của nó mà cũng dễ làm vệ sinh hơn. Để gia tăng độ chắc chắn cho PSU, phần nắp và vỏ được cài vào nhau qua các ngàm âm dương rất khó tháo, ốc gắn nắp bây giờ được thiết kế ở hai bên hông PSU, không còn nằm ở vị trí quen thuộc trên phần nắp quạt nữa.

http://powerlab.vn/home/wp-content/uploads/2011/04/FSP-SAGA-450-03-300x199.jpghttp://powerlab.vn/home/wp-content/uploads/2011/04/FSP-SAGA-450-04-300x199.jpg (http://powerlab.vn/2011/04/fsp-saga-450-400w/)

Phía sau là lớp lưới tổ ong, diện tích thoát nhiệt của lưới không tận dụng hết mà bị che đi một phần tại vị trí ổ lấy điện, diện tích này có vẻ là quá khứ để lại của một công tắc nguồn không được sử dụng tới cho model này.

http://powerlab.vn/home/wp-content/uploads/2011/04/FSP-SAGA-450-07-300x199.jpg (http://powerlab.vn/2011/04/fsp-saga-450-400w/)

Thuộc dòng bình dân nên cáp của SAGA 450 không được bọc lưới bảo vệ.

http://powerlab.vn/home/wp-content/uploads/2011/04/FSP-SAGA-450-08.jpg (http://powerlab.vn/2011/04/fsp-saga-450-400w/)

Với tên gọi SAGA 450 nhưng thực chất công suất hiệu dụng của PSU chỉ là 400W, 450W là công suất đỉnh chạy trong một thời gian ngắn giúp nó chịu được sự quá tải nhất thời của hệ thống. Sản xuất trên phiên bản ATX mới nên PSU có 2 đường 12V1 và 12V2 cùng mức công suất tối đa là 17A, tổng công suất 2 đường 12V cộng lại tối đa là 336W. PSU được trang bị tính năng A.PFC nhưng hạn chế trong dải điện áp thay đổi hẹp là 200~240VAC tương đương với sự thay đổi điện áp từ 180~264VAC, tuy nhiên tôi thử hạ xuống mức 110VAC PSU vẫn hoạt động được.

Công suất, Hiệu suất và hệ số công suất FP

http://powerlab.vn/home/wp-content/uploads/2011/04/FSP-SAGA450-Power.png (http://powerlab.vn/2011/04/fsp-saga-450-400w/)

Thử nghiệm với mức công suất danh định là 400W trong môi trường nhiệt độ 45º C. Tổng công suất 2 đường +3.3V và +5V là 95W.

Ở mức công suất 400W danh định PSU SAGA hoạt động khá thoải mái, cung cấp 12A cho từng đường 12V tương đương một tổng công suất của đường này là 288W. Chưa được đóng mác 80Plus nhưng hiệu suất của PSU vẫn đạt trên 82% ở các mức thử khác nhau.

http://powerlab.vn/home/wp-content/uploads/2011/04/FSP-SAGA450-Power-450.png (http://powerlab.vn/2011/04/fsp-saga-450-400w/)

Để xem thử công suất đỉnh của SAGA có thể đạt được hay không, từ mức thử này tôi tiếp tục nâng lên con số 450W trong vòng 2 giờ.

Sự ổn định điện áp

http://powerlab.vn/home/wp-content/uploads/2011/04/FSP-SAGA450-Voltage.png (http://powerlab.vn/2011/04/fsp-saga-450-400w/)

Nhiệt độ hoạt động

http://powerlab.vn/home/wp-content/uploads/2011/04/FSP-SAGA450-Templ.png (http://powerlab.vn/2011/04/fsp-saga-450-400w/)

Mạch Smart fan hoạt động tốt, tốc độ quạt được điều khiển tuyến tính với mức công suất ra và nhiệt độ gia tăng theo các mức công suất này. Mức nhiệt độ chênh lệch tầm 10º C khi ở trong môi trường bình thướng và 11º C khi ở môi trường 45º C cho thấy các mạch điện hoạt động khá ổn định không có sự gia nhiệt đột biến của linh kiện trong môi trường hoạt động nóng hơn.

Chế độ bảo vệ
http://powerlab.vn/home/wp-content/uploads/2011/04/FSP-SAGA450-Protect.png (http://powerlab.vn/2011/04/fsp-saga-450-400w/)

Độ nhậy của mạch bảo vệ được thiết kế rất thiên vị, tính năng bảo vệ quá dòng trên đường 12V hoạt động rất chính xác nhưng ngược lại có vẻ như FSP thí đường +3.3V và +5V khi mà ở ngưỡng ngắt OCP thì điện áp của hai đường này cũng tụt xuống một mức khó chấp nhận được – tạm thời tôi phải đánh rớt tính năng này của SAGA 450. Các tính năng bảo vệ khác như OVP và SCP hoạt động không có vấn đề gì.

[=========> Bổ sung bài viết <=========]

Khám phá bên trong

http://powerlab.vn/home/wp-content/uploads/2011/04/FSP-SAGA-450-09.jpg (http://powerlab.vn/2011/04/fsp-saga-450-400w/3/)

Rộng rãi và thoáng đó là nhận định đầu tiên khi mở ra tham quan bộ ruột của FSP SAGA 450. Bo mạch nhỏ hơn kích thước bên trong của PSU nên đã tạo được một khoảng rộng phía trước lưới thoát nhiệt, điều này cho nó lợi thế về tản nhiệt; không khí thoát ra không bị bế tắc tại đây do sự cản trở của các linh kiện mạch EMI. Bó cáp được rút gọn về một phía lột trần các cuộn dây và tụ lọc DC trước luồng giá quạt giúp chúng được mát mẻ hơn.

http://powerlab.vn/home/wp-content/uploads/2011/04/FSP-SAGA-450-26-300x199.jpghttp://powerlab.vn/home/wp-content/uploads/2011/04/FSP-SAGA-450-10-300x199.jpg

http://powerlab.vn/home/wp-content/uploads/2011/04/FSP-SAGA-450-11-300x199.jpghttp://powerlab.vn/home/wp-content/uploads/2011/04/FSP-SAGA-450-12-300x199.jpg (http://powerlab.vn/2011/04/fsp-saga-450-400w/3/)

Không thoát khỏi phong cách thiết kế của chính mình, lúc nào cũng là 3 phiến tản nhiệt riêng biệt cho 3 thành phần PFC/PWM và diode nắn điện. 3 phiến tản nhiệt hôm nay lại rất nhí, 2 phiến cho PFC và diode được đúc còn phiến cho PWM thì chỉ là một lá nhôm dập với các cánh nhỏ hướng lên trên đón gió. Để giúp cho diode được mát hơn, FSP luôn tận dụng phần vỏ của PSU làm thành phần tản nhiệt phụ khi mà khối nhôm được gối đầu vào vỏ với miếng đệm silicon dẫn nhiệt (mẫu cũ thì tản nhiệt này được vít chặt vào vỏ).

http://powerlab.vn/home/wp-content/uploads/2011/04/FSP-SAGA-450-13-300x199.jpghttp://powerlab.vn/home/wp-content/uploads/2011/04/FSP-SAGA-450-14-300x199.jpg (http://powerlab.vn/2011/04/fsp-saga-450-400w/3/)

Không thể thiếu thành phần lọc nhiễu điện từ này. Với mức công suất không lớn nên ta thấy các linh kiện cấu thành nên mạch EMI cũng nhỏ gọn nhưng được làm khá kỹ.

http://powerlab.vn/home/wp-content/uploads/2011/04/FSP-SAGA-450-15-300x199.jpghttp://powerlab.vn/home/wp-content/uploads/2011/04/FSP-SAGA-450-16-300x199.jpg
(http://powerlab.vn/2011/04/fsp-saga-450-400w/3/)
Mạch nắn điện DC chính cho PFC được cấu thành từ các linh kiện diode cầu GBU406 chịu được một công suất tải tới 880W trên điện áp 220VAC. Tụ lọc của Hãng tụ TEAPO quen thuộc thường thấy ở các PSU tầm trung có chất lượng của các Hãng, dung lượng lọc là 270uF/400VDC, nhiệt độ hoạt động chịu được là 85º C.

http://powerlab.vn/home/wp-content/uploads/2011/04/FSP-SAGA-450-17-300x199.jpg (http://powerlab.vn/2011/04/fsp-saga-450-400w/3/)

Mạch nguồn 5VSB được nhét vào trong góc, ta thấy mạch này bây giờ quá đơn giản với chỉ một IC đơn BH0170A của Fairchild vừa làm thành phần dao động vừa tích hợp luôn phần công suất trong một vỏ, không như mạch “cổ” trước đây với các linh kiện rời khá nhiều, chúng chiếm nhiều diện tích và có độ tin cậy thấp.

http://powerlab.vn/home/wp-content/uploads/2011/04/FSP-SAGA-450-18.jpg
(http://powerlab.vn/2011/04/fsp-saga-450-400w/3/)
Đi theo xem công nghệ PSU một thời gian mới nghiệm ra một chuyện là tất cả cái gì gọi là công nghệ mới đều bắt đầu từ con chip điều khiển công suất PWM. SAGA 450 được quảng cáo là một PSU sử dụng công nghệ điều khiển PWM mới nhất dựa vào năng lực của chíp R8CB05BI điều khiển luôn cả PFC với thành phần linh kiện ngoài khá ít nhưng bù lại độ tin cậy cao. Qua kết quả thử nghiệm đã chứng minh điều này nhất là với nhiệt độ đã được khống chế tốt nên SAGA 450 tiết kiệm được không ít nhôm làm tản nhiệt.

... xem tiếp tại

http://powerlab.vn/test11/wp-content/themes/pwr2011/img/logo.png (http://powerlab.vn/2011/04/fsp-saga-450-400w/3/)

Đánh giá chung

SAGA 450 tập trung chủ yếu vào chất lượng trên ứng dụng thực tế, dùng công nghệ điều khiển mới nhất của mình để đạt được các mục tiêu về công suất, hiệu suất, hệ số công suất và sự ổn định điện áp. Do đó về hình thức và các tiện ích cộng thêm thì PSU này có thể dễ bị đánh rớt nhưng ai sẽ quan tâm khi giá trị thực sự của PSU chỉ có chừng đó nhất là đại đa số người dùng chỉ xem PC là một công cụ chứ không phải là vật trang trí – đương nhiên nên loại trừ giới nghiện máy tính như chúng ta muốn sự hoàn hảo toàn vẹn thì nên tránh xa bài viết này và tìm kiếm cho mình một PSU có hình thức đẹp hơn như FSP AU700.

400W thật với một đầu PCI-E sẽ giúp dựng lên một cấu hình máy tính chơi game tầm trung với VGA Card có công suất dưới 150W, điện áp ổn định có sai số nhỏ, hiệu suất cao trên 82% cùng với hệ số công suất PF 0.99 sẽ giúp hệ thống chạy ổn định và tiết kiệm năng lượng hơn. Tuy vẫn còn một số vấn đề cần khắc phục cho phiên bản sau như tính năng bảo vệ OCP của 2 đường +3.3V/+5V còn chưa nhậy thì đây sẽ là một chọn lựa kế tiếp cho người dùng khi tìm kiếm một nguồn năng lượng giá rẻ.

Ưu điểm:

- Đơn giản, dễ sử dụng.
- Công suất thật 400W@45º C. Chịu được công suất 450W trong 2 giờ thử nghiệm.
- Hệ số công suất cao PF 0.99
- Hiệu suất trên 82% tương đương 80Plus
- Điện áp có sai số thấy và ổn định cho các đường điện chính.
- Chất lượng linh kiện tốt
- Hoạt động êm ái với mạch Smart fan hiệu quả.

Khuyết điểm:

- Bảo vệ quá dòng +3.3V và +5V chưa chính xác, sụp áp tại mức cắt.

Giá bán tham khảo:

- 740.000 đồng/Bảo hành 2 năm

Giá trị đầu tư:

- 1.850 đồng/1 Watt

1337
29-04-2011, 15:14
đi đâu lòng vòng cũng thấy powerlab hết
chỗ này là chỗ nào vậy ta...