PDA

View Full Version : Nguồn nhân lực bậc cao: Tắc chỗ nào?



trungduongca
19-12-2004, 11:01
một bài viết trên báo Thanh Niên - chúng ta cùng nhau bình luận xem thế nào
- chúng ta cố gắng tránh những từ nặng vì nơi đây là nơi báo chí họ để tai mắt đến - ấn tượng sẽ không tốt

Nguồn nhân lực bậc cao: Tắc chỗ nào?

Cuộc cạnh tranh trên thị trường lao động bậc cao - xin tạm gọi loại lao động chất xám - ở nước ta ngày càng quyết liệt. Mỗi vị trí tuyển dụng có hàng trăm ứng viên nộp hồ sơ, và làm thế nào để nổi bật hơn so với những ứng viên khác luôn là mối quan tâm của người xin việc. Một cuộc điều tra nghiên cứu của Taylor Nelson Sofres thực hiện tại Việt Nam từ tháng 9 - 10/2004 theo đơn đặt hàng của Hội đồng Anh TP Hồ Chí Minh đã cho thấy nhiều điều bất ngờ...


Sinh viên mới ra trường: Lượng lớn, chất thấp!

"Họ rất nhiệt tình và mong muốn được chứng tỏ năng lực của mình. Họ cũng sẵn sàng học hỏi và công ty thấy đối tượng này dễ đào tạo, định hướng. Nếu tốt nghiệp từ những trường đào tạo chuyên ngành liên quan (như kinh tế, hóa mỹ phẩm, dược, kỹ sư công trình...) thì họ có những kiến thức khá cơ bản để có thể bắt đầu làm việc. Tuy nhiên, chúng tôi hiểu rằng gần như phải đào tạo lại, bởi họ rất thiếu kiến thức chuyên sâu, đặc biệt là kiến thức thực tế và thiếu kinh nghiệm làm việc" - giám đốc nhân sự ở một công ty đa quốc gia về ngành hàng tiêu dùng phát biểu.

Một điểm quan trọng nữa là khả năng sử dụng tiếng Anh trong môi trường công việc của thí sinh mới ra trường còn rất kém, do họ chưa có điều kiện để tiếp xúc với tình huống công việc thực tế. Họ thường bị "khớp", không biết phải trả lời phàn nàn của khách hàng trên điện thoại như thế nào, không có kỹ năng đàm phán thuyết phục, hay không thể trình bày vấn đề một cách logic, chuyên nghiệp và thành thạo bằng tiếng Anh.
Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên khi học tiếng Anh không học cách sử dụng trong môi trường công việc cụ thể, đặc biệt là kỹ năng nói và viết, mà thiên về học các kỹ năng thụ động là nghe và đọc. Vì thế, hiểu biết của các bạn về tiếng Anh, về văn phạm thì có thể rất nhiều, nhưng ngôn ngữ "sống" - như người ta vẫn hay gọi là "sinh ngữ", ngôn ngữ "thực hành" thì lại hạn chế. Vì thế, nhà tuyển dụng thường không mặn mà với nhóm đối tượng này, mặc dù chi phí thấp và đầu vào rất phong phú, bởi hằng năm có hơn 300.000 sinh viên mới tốt nghiệp từ các trường cao đẳng và đại học trong cả nước.

Biết mình không có nhiều kinh nghiệm, các bạn cố gắng thu thập bằng cấp cần thiết để làm "hộ chiếu" qua cửa nhà "tuyển dụng". Tiếng Anh, vi tính được coi là điều kiện cần để có một việc làm. Lạc quan và đầy nhiệt huyết, nhưng các bạn không biết được các công ty cần những kỹ năng gì ở mình. Các bạn nghĩ rằng bạn có thể học và làm được mọi thứ, nếu có cơ hội. Nhưng các bạn cũng cần nhớ rằng nhà tuyển dụng cần người làm được việc ngay. Và yêu cầu công việc phức tạp hơn là bạn nghĩ. Vì thế, đa số sinh viên mới ra trường đều khá chật vật trong năm đi làm đầu tiên.

Hơn 5 năm kinh nghiệm: Nỗi đau đầu của nhà tuyển dụng

"Họ có kinh nghiệm làm việc ở những công ty lớn. Hồ sơ xin việc của họ rất ấn tượng. Họ đã có những cọ xát nhất định với môi trường làm việc quốc tế và có kỹ năng giao tiếp tốt. Họ có nhiều tham vọng và có triển vọng phát triển nghề nghiệp tốt". Họ là những người phụ trách nhãn hiệu, trưởng phòng kinh doanh, trợ lý giám đốc v.v... Họ biết xử lý thành thạo những tình huống hằng ngày trong kinh doanh quốc tế. Không chỉ có kỹ năng tiếng Anh tốt (đặc biệt là nói và viết, là các kỹ năng chủ động), họ còn có kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn nhất định. Nhưng vì là những "sao", nên chi phí để có được họ cũng rất cao, và số lượng hạn chế. Họ thường di chuyển giữa những công ty lớn và tạo áp lực với công ty nếu muốn giữ chân họ.

Với một thời gian làm việc nhất định, họ đã chứng tỏ và khẳng định được mình trong tổ chức, bởi họ có khả năng diễn đạt tốt. Họ đặt cho mình những kế hoạch rõ ràng và mục tiêu đạt được cho tương lai. Họ biết rõ điểm mạnh và điểm yếu của mình, nhưng lại bị hạn chế về thời gian, nên ngại tham gia các khóa học trung hoặc dài hạn. Nhưng nếu không có những bước "đột phá" về tiếng Anh thì sẽ khó có những "bước nhảy" trong vị trí công việc, bởi càng lên cao tính quốc tế của công việc lại càng nhiều, họ cần thành thạo tiếng Anh để vượt qua rào cản ngôn ngữ, có thể tự tin đảm nhận trách nhiệm quan trọng hơn. Rất nhiều kỹ sư, bác sĩ... giỏi chuyên môn, nhiều kinh nghiệm bị khả năng tiếng Anh hạn chế cản lại trên con đường thăng tiến.