PDA

View Full Version : Một số giải cầu lông thế giới



thanh_caulong
16-11-2004, 11:05
* Giải Trung Quốc Mở Rộng (China Open 2004) (09 - 14/11/2004)
________________________________________

Ngày 11 tháng 11 năm 2004
Gade & Kuncoro bị lọai!

Vào Thứ năm qua, người xem ở Quảng Châu đã chứng kiến 1 số trận đấu không thể tin ở Giải Trung Quốc Mở rộng (China Open), có nhiều sự ngạc nhiên, trong số đó là sự thất bại của 2 trong số 4 tay vợt hàng đầu Peter Gade và Sony Dwi Kuncoro bởi các ngôi sao trẻ Trung Quốc

Sau Xia Xuanze và Wong Choong Hann, Peter Gade và Sony Dwi Kuncoro là 2 ngôi sao khác đã không vào được vòng sau giải Trung Quốc mở rộng (giải thứ 6 trong hệ thống các giải thi đấu cầu lông thế giới) với trị giá giải thưởng 250.000,00 USD diễn ra ở nhà thi đấu Tianhe, tỉnh Quảng Châu, TQ. Hạt giống số 2 của Đan Mạch đã đầu hàng trước năng khiếu trẻ mới của Trung Quốc, Gong Weije (ảnh), người đã vào trận chung kết với Chen Jin ở giải Vô địch thế giới trẻ (World Junior Championships) gần đây ở Canada. 17 tuổi, Weije giờ đây đang được sự chú ý của các hạt giống thế giới khác, đã dẫn dắt trận đấu bằng mọi cách để thắng Gade 15/8 - 15/11.

"Tối nay, Gong là một sự ngạc nhiên và cậu ta đã chơi rất tốt", Gade-cựu số 1 thế giới- phát biểu. Anh nói với AFP "Tôi biết một ít về cậu ấy và bây giờ tôi nghĩ tôi sẽ có nhiều đối thủ khó chịu trong các cuộc tranh tài trong tương lai". Gade không là người duy nhất bị lọai khỏi vòng 3 của giải, cùng với anh là huy chương đồng Olympic Sony Dwi Kuncoro.

Tay vợt người Indonesia đã bị đánh bại bởi một tay vợt trẻ Trung Quốc khác, Li Yu, chỉ mới 19 tuổi, trong trận đấu căng thẳng 17/15 - 15/4 trong vòng 40'. Trung Quốc vui mừng vì các tay vợt trẻ khác của họ đã vào được các vòng tiếp theo, nhà vô địch giải trẻ thế giới Chen Jin đã có một chỗ để gặp Xia Xuanze, sau khi anh đã đánh bại Agus Harivanto của Hong Kong.

Lin Dan và Bao Chunlai cũng đã tiến vào vòng 1/8, cũng như Chen Hong đồng hương khác của họ, vậy là Trung Quốc đã có 6 trong 8 vị trí. Kenneth Jonassen (Đan Mạch) và đương kim vô địch Olympic Taufik Hidayat (Indonesia) sẽ là 2 đối thủ tranh chấp huy chương vàng trên lãnh địa của các vận động viên Trung Quốc. Vận động viên Đan Mạch sẽ gặp Li Yu, trong khi đó Hidayat tránh được sự lập lại của vòng tứ kết ở Athens với Gade, thay vào đó là Gong Weijie của Trung Quốc.

Trận đấu dài nhất trong ngày là trận Chen Hong đánh bại Boonsak Ponsana trong 110', 15/13 là tỷ số trong game quyết định với một không khí căng thẳng.

Trong nội dung đơn nữ, 3 trận thua không được mong đợi của các tay vợt Trung Quốc kế thừa, 7 trong 8 tay vợt vào vòng 1/8 đều là vận động viên của Trung Quốc hay có gốc Trung Quốc. Duy chỉ có Tine Rasmussen vào được vòng trong và cô sẽ cố gắng tỏa sáng như là một tay vợt số 1 mới của Đan Mạch để gặp Zhou Mi thứ sáu này. Pi Hongyan của Pháp đã vượt qua sự lo lắng để đi đến game thứ 3 trước cô gái bản địa Liu Jan, và tay vợt số 4 thế giới đã giữ được sự bình tĩnh để thắng 13/11 trong game cuối cùng. Cô sẽ gặp Yao Jie để lập lại trận bán kết giải Đan Mạch mở rộng (Denmark Open), nơi đó Yao đã giành chiến thắng dễ dàng. Wang Chen của Hong Kong, và 3 cô gái Trung Quốc hàng đầu thế giới (Gong, Zhang và Zhou) cũng đã có các vé vào vòng tứ kết.


Nhà vô địch Olympic bị loại

Gao Ling và Zhang Jun sẽ không có được huy chương vàng ở quê nhà sau chiếc huy chương vàng ở Athens. Họ đã bị đánh bại bởi 1đôi mới Widianto / Natsir của Indonesia (ảnh), đôi này đã may mắn khi đôi hạt giống Robertson / Emms rút lui trước khi nội dung thi đấu diễn ra. Đôi Indonesia mất 68' để đánh bại đôi Trung Quốc 17/14 - 4/15 -15/6 để xác định chiếc vé trong vòng bán kết của họ - nội dung đôi hỗn hợp nam nữ diễn ra trứơc 1 ngày so với các nội dung khác. Đôi đồn hương của họ Nugroho và Yunita - một đôi hỗn hợp mới khác - cũng chắc chắn có vị trí của họ trong trận bán kết sau khi lọai Mogensen /Olsen (Đan Mạch) trong 3game sau 88' trong một trận đấu nảy lủa.

Tuy nhiên Trung Quốc vẫn còn 1 đại diện với Chen / Zhao, cùng với khách mời thứ 4 là đôi Đan Mạch huy chương đồng Olympic Erisken và Schjoldager.

(Tin và ảnh của Raphael Sachetat )
__________________________________________________ _________

Kết quả mới nhất của giải China Open 2004

Đơn nam: Lin Dan (TQ) thắng Bao Chunlai (TQ): 15/10 - 15/11
Đơn nữ: Xie Xingfang (TQ) thắng Wang Chen (HongKong): 5/11 - 11/3 - 11/4
Đôi nam: Candra / Sigit (Indonesia) thắng Choong / Chew (malaysia): bỏ cuộc
Đôi nữ: Zhang / Yang (TQ) thắng Wei / Zhao (TQ): 15/14 - 15/12
Đôi nam nữ: Erikson/Schjoldager (ĐanMạch) thắng Chen/ Zhao (TQ): 17/15 - 13/15 - 15/8

thanh_caulong
18-11-2004, 08:22
1 đôi vàng của Trung Quốc tỏa sáng trên sân nhà.

Ngày 14 tháng 11 năm 2004

Chỉ 1 vài tháng sau chiến thắng ở Arahus trong giải Đan Mạch Mở Rộng 2004 (Denmark Open), Xie Xingfang và Lin Dan một lần nữa đã giành được huy chương vàng - lần này ở quê nhà trong giải China Open 2004 (giải thứ 6 trong hệ thống các giải thi đấu của IBF) - điều này cho thấy tình yêu và thể thao có thể rất tốt khi hòa trộn cùng nhau.

Sự thất vọng ở Olympic của Xie Xingfang hầu như đã trôi qua theo thời gian. Khi 3 đồng đội của cô được hưởng ánh nắng ở Hy Lạp thì cô gái Trung Quốc cao ốm này phải ở nhà do quyết định của huấn luyện viên, nhưng bây giờ mọi thứ có vẻ như sẽ theo cách của cô. Zhang, Gong và Zhou vừa quay lại kế họach tập huấn thường ngày của họ chỉ vài tuần trước, trong khi Xie (ảnh) đã vào cuộc thật sự sau khi đọat ngôi vô địch ở Đan Mạch và Martin đã từ giã sự nghiệp thi đấu.

Tuần này, cô đã chơi xuất sắc để đọat được ngôi vô địch mà cô chưa bao giờ thắng, và niềm hạnh phúc được công thêm khi ở quê nhà - Xie xuất thân từ Quảng Châu. Cô đã không bắt đầu trận chung kết 1cách tốt nhất vì cô đã để thua game đầu 5/11 trứơc Wang Chen (Hong Kong), nhưng như thường lệ cô gái Trung Quốc cao ốm đã tìm đựơc nhịp độ thi đấu để giành chiến thắng nhanh chóng, dễ dàng trong game 2, 3 với tỷ số 11/3, 11/4.

Bạn trai của cô, Lin Dan, đã dẫn dắt suốt trận đấu trước Bao Chunlai, và thắng đối thủ của anh trong 1 trận đấu căng thẳng 15/10- 15/11, mang về danh hiệu thứ 5 trong năm và là danh hiệu thứ 3 liên tiếp sau chiến thắng giải Đan Mạch mở rộng 2004 (Denmark Open) và Đức mở rông 2004 (German Open). Trong năm nay, Lin Dan đã tỏa sáng ở Thụy Sĩ và ở giải Vô địch tòan Anh 2004 (All England), trước khi thất vọng thật sự khi bị lọai ngay vòng 1 ở Olympic. Anh đọat được ngôi vô địch nhưng anh đã thừa nhận với báo giới địa phương là anh đã phải tập trung rất nhiều vì các đối thủ trẻ đã sớm lớn mạnh trong giải này.

Trung Quốc đã giành được ngôi vô địch thứ 3 trong nội dung đôi nữ, đượng kim vô địch Olympic Zhang Jiewen và Yang Wei (ảnh) đã đánh bại đôi đồng hương Wei / Zhao trong 2 game căng thẳng 15/14 - 15/12. Sự vui mừng khác trong danh hiệu này là Jang Jiewen cũng xuất thân từ Quảng Châu và đã chơi ở đây trước khi kết hợp với đồng đội ở Trung tâm huấn luyện quốc gia ở Bắc Kinh. Mặc dù Trung Quốc đã thua trong đôi hỗn hợp nam nữ trong trận chung kết chiều qua trước Erikson và Schojoldager (Đan Mạch) nhưng nhìn chung, Trung Quốc có 1 kết quả tốt, với 3 ngôi vô địch trong các nội dung sở trường của họ - một mức trung bình trên các nội dung thi đấu.

Huấn luyện viên trưởng Li Yongbo giải thích với giới truyền thông đó là 1 điều tất yếu vì các vận động phải nghỉ ngơi 1 thời gian sau kỳ Olympic. " Tôi thỏa mãn với kết quả thi đấu mặc dù chúng tôi đã mất 1 số danh hiệu so với năm trước. Các vận động viên chỉ có đợt huấn luyện ngắn kể từ Olympic" Li nói với hãng thông tấn Xinhua. Lúc này, chỉ có duy nhất nội dung đôi nam không có "đội quân" Trung Quốc.

Trận chung kết thứ tư trong ngày đã không diễn ra bởi vì đôi nam của Malaysia đã rút lui, do Chew Choong Eng bị cảm lạnh. Một chiến thắng dễ dàng cho sự quay trở lại của Sigit Budiarto và Candra Wijaya, 2 vận động viên mạnh của Indonesia chiến thắng giải không mất một giọt mồ hôi. Và đôi tự chọn của Malaysia là Choong và Chew sẽ phải chờ đợi ít lâu để gặp lại huy chương bạc giải Vô địch thế giới 2003 (World Championship). Có lẽ ở Singapore tuần tới, cả 2 sẽ gặp nhau ở vòng 2 giải Avita Singapore Open, điều cần làm là họ phải vượt qua vòng 1 trước các đối thủ khác.
__________________________________________________ ______________
Ngòai lề: Đôi Indonesia Sigit Budiarto và Candra Wijaya, là đôi có nhiều biến động lớn trong sự nghiệp thi đấu (Thường trong thi đấu chuyên nghiệp, các vận động viên đánh đôi thường được các huấn luyện viên sắp xếp để thi đấu với nhau suốt sự nghiệp thi đấu của mình). Ngay trong những thi đấu đầu tiên, đôi vận động viên này đã đánh bại hầu hết các đôi tên tuổi của thế giới. Sau đó Sigit Budiarto bị cấm thi đấu 2 năm 1999, 2000 do sử dụng chất kích thích, do đó anh không được tham dự Olympic Sydney 2000. Thay anh là đồng hương Tony Gunawan, và Tony cùng với Candra đã đọat được huy chương vàng đôi nam Olympic Sydney 2000 sau khi thắng ở bán kết & chung kết 2 đôi Hàn Quốc số 1 và số 2 thế giới lúc bấy giờ (cần biết là ở Olympic Athens 2004: 2 đôi Hàn Quốc này đã gặp nhau trong trận chung kết, kết quà đôi Ha/Kim thắng đôi Lee/Soo 2-0 để đoạt huy chương vàng). Sau thời gian bị cấm thi đấu anh cùng Candra có lúc được xếp hạng số 1 thế giới trong bảng xếp hạng của IBF, nhưng trong năm 2003, đặc biệt là năm 2004 do có nhiều xung đột cá nhân, cả hai không còn thi đấu chung và trong bảng xếp hạng thế giới, vị trí của họ thấp dần.

thanh_caulong
19-11-2004, 13:26
Tine Rasmussen giữ vững phong độ
Ngày 17 tháng 11 năm 2004
______________________________
Tine Rasmussen, tay vợt số 1 mới của Đan Mạch, đã lật đổ tay vợt số 6 Wang Chen của Hong Kong trong ngày mở đầu giải Aviva Singapore Open, chỉ 1 vài ngày sau khi vào đến bán kết giải China Open.

Một tuần trôi qua, là một trong số những tay vợt ít tên tuổi, Tina Rasmussen đã chơi xuất sắc như mơ trong ngày khai mạc của giải thứ 5 trong hệ thống thi đấu IBF - cô đã đánh bại hạt giống thứ 6, chỉ vài ngày sau khi thua Wang Chen ở vòng bán kết của giải thứ 6 China Open với giá trị giải thưởng 250.000,00 USD.

Trong lúc này, không có câu hỏi nào được hỏi, với chiến thắng ấn tượng 11/0 trong game thứ 2 sau khi thắng game đầu 11/9. "Sức lực ảnh hưởng nhiều đến điểm số. Tôi chỉ do dự trong suốt game đầu, đối diện với hơi sức, và sau đó cảm thấy sức lực thực sự tốt, tôi có thể giữ vững sự tập trung và buộc cô ấy không có điểm nào trong game thứ 2. Đây như là trận đấu bạn đang mơ, và không bao giờ nghĩ là có" Rasmussen vui mừng nói.

Sức mạnh thể lực của cô là lợi thế rõ ràng trong trận này, ở đây sức lực góp phần lớn tạo điều kiện cho tay vợt. "Đây chỉ là cách đánh của tôi, đánh những trái cầu khó là sở trường của tôi, nhưng tôi không ngạc nhiên với trình độ trên sân bởi vì tôi đã có sự tiến bộ mặc dù đã nghỉ tập năm nay. Trong tuần vừa qua tôi đã chơi thật sự tốt"

"Tuy thế tôi đã thật sự ngạc nhiên với chiến thắng này, nó đem lại một số kinh nghiệm thực tế cho tôi," cô gái tóc vàng cao ốm nói thêm. Chiến thắng này đến trong lúc cô là số một mới của Đan Mạch, sau khi Camilla Martin nghỉ thi đấu.

"Tôi không nghĩ điều đó có liên quan.. Tôi đã không nhận được nhiều sự quan tâm trong giới truyền thông địa phương - trừ thời gian gần đây, khi chúng tôi bàn cãi là sẽ đưa ai vào nội dung đơn nữ giải Copenhagen Master. Nhưng tôi nghĩ là chuyến tập huấn khó khăn đã làm suốt mùa hè qua với đồng đội Camilla để chuẩn bị cho Olympic là phần thưởng hôm nay. Cô ấy đã giúp đỡ tôi rất nhiều, cho đến ngay bây giờ, cô ấy đã nghỉ hưu, chúng tôi vẫn là những người bạn tốt, và chúng tôi vẫn tập luyện cùng nhau suốt những tuần qua. Cô ấy chạy còn tôi thì đạp xe đạp!" Rasmussen cười.

Cô gái Đan Mạch sẽ có một thách thức khác vào thứ năm này, khi cô gặp một tay vợt thuận tay trái của Anh, Tracey Hallam. Một cơ hội phục thù tốt cho cô bạn Camilla, người đã bị Hallam đánh bại ở Olypic Athens mùa hè qua. "Tôi chỉ muốn thi đấu ở một thời điểm như lúc này và các gì đến sẽ đến. Giờ thì tôi đi về khách sạn và xem một số phim để chuẩn bị cho trận đấu." Rasmussen nói thêm. Cô sẽ có một trận đấu đầy khó khăn, các trận đấu giữa 2 người luôn có hiệp đấu thứ 3, người cuối cùng giành chiến thắng là Hallam ở giải Tòan Anh (All England) năm qua, với chiến thắng ấn tượng 13/11 - 10/13 - 13/10. Hiện tại Hallam đang dẫn 2/1 trong bảng thống kê các cuộc đối đầu.

Chiến thắng của Rasmussen chỉ là cuộc lật đổ duy nhất trong bảng kết quả thi đấu nội dung đơn nữ, còn các tay vợt hạt giống khác tiếp tục vào vòng sau. Tuy nhiên, các trận đấu thứ năm tới hứa hẹn những cuộc đọ sức đáng chú ý, một trong số đó là trận đấu giữa Pi Hongyan (Pháp) và Wang Rong (Trung Quốc). Có lẽ gần đây ít ai biết là vài tuần trước cô gái Trung Quốc đã đọat chức vô địch quốc gia Trung Quốc (Chinese National Champion)

Cô gái mới khác từ Trung Quốc sẽ đọ sức với các đồng hương của mình là Chen Lating sẽ gặp Yao Jie, Xu Huaiwen sẽ gặp tay vợt trẻ thứ 3 của Trung Quốc Chen Li - người đã vào vòng chung kết với Wang Rong ở giải vô địch quốc gia Trung Quốc và là người vừa lọai Salakjit Ponsana của Thái Lan trong trận trước.

Trên bảng kết quả thi đấu, Tania Luiz của Úc và niềm hy vọng của nước chủ nhà Xing Aiving sẽ có 1 cơ hội duy nhất khi họ gặp nhau để tranh 1 vị trí ở vòng tứ kết của giải được xếp hạng 5 này với tổng giải thưởng 170.000,00 USD, tiếp sau họ sẽ gặp Gong Ruina. Tuy nhiên cô gái Singapore 15 tuổi sẽ là tâm điểm, sau sự thành công của cô ở giải US Open vài tuần trước. Điều này cũng tạo nên sự thất vọng cho Singapore, khi không có sự xuất hiện của các tay vợt hàng đầu Ronald Susilo và Li Li, họ phải nghỉ ngơi để chuẩn bị cho các khó khăn năm sau. Zhou Mi đối đầu với Kelly Morgan cũng có thể mang đến phần nào sự hấp dẫn cho vòng sau.
_________________________________

thanh_caulong
20-11-2004, 10:38
Pi là 1 cơ hội cho Châu Âu
____________________________
Ngày 18 tháng 11 năm 2004

Pi Hongyan của Pháp đã dễ dàng giành 1chiếc vé vào vòng tứ kết của giải Aviva Singapore Open vào thứ năm khi đối đầu với đương kim vô địch Trung Quốc Wang Rong. Cô sẽ gặp Yao Jie của Hà Lan, còn Tine Rasmussen của Đan Mạch sẽ thử sức với các tay vợt Trung Quốc như thường lệ.

"Đây có thể là 1 khỏang trống cho chúng tôi để có được quyền sức mạnh. Các tay vợt hàng đầu Trung Quốc có thể vẫn chưa lấy lại được phong độ từ giai đọan nghỉ sau Olympic, còn các tay vợt trẻ Trung Quốc vẫn đang thu thập kinh nghiệm ở trình độ quốc tế". Đây là sự phân tích của tay vợt hạt giống số 3 Pi Hongyan của Pháp, cho thấy cô là 1 công dân Châu Âu kể từ khi cô được cấp hộ chiếu Pháp vào tháng 7 qua, mặc dù cô có gốc Trung Quốc. Không may, cú ngã lớn đầu tiên của cô dưới màu cờ sắc áo mới là một giải tệ nhất trong sự nghiệp thi đấu của cô, khi cô đã thua ngay vòng 1 Olympic.

"Tôi đã có nhiều áp lực vào những phút cuối của trận đấu và tôi đã thua bởi vì tôi đã không chơi không đúng sức. Tôi sẽ giữ mãi trong tâm trí tôi thành tích kém cỏi ở Olympic để tôi không bao giờ thua ngay vòng 1 ở bất kỳ giải nào. Tôi đã học được nhiều từ kinh nghiệm đau thương này và ngay bây giờ tôi có thể chuẩn bị tốt hơn cho các giải lớn" Pi nói thêm. Rời khỏi đội tuyển quốc gia Trung Quốc từ nhiều năm trứơc vì chiều cao của cô không đạt tiêu chuẩn, trong số nhiều tay vợt khác cũng đã bị lọai, Pi Hongyan đến Đan Mạch và sau đó đến Pháp, ở đây cô đã chơi được khỏang 2 năm.

"Có 1 sự khác biệt lớn giữa trung tâm huấn luyện ở Trung Quốc và ở Pháp. Khi tôi còn trẻ, tôi cảm giác chúng tôi như những cái máy, chỉ lắng nghe những gì huấn luyện viên nói và thực hành lập đi lập lại như thế. Điều đó thât là mệt mỏi và tẻ nhạt, nhưng cuối cùng thì khác, thời gian rãnh thật tuyệt vời, có 1 số cách đánh cầu khác nhau giữa chúng tôi. Trong khi ở Pháp, chúng tôi tập trung nhiều vào chiến thuật của trận đấu, và phần lớn thời gian chúng tôi học cách tự suy nghĩ và điều đó tạo nên 1 sự thay đổi lớn. Chúng tôi hầu như có thời gian rãnh trong suốt các giải chúng tôi thi đấu, đó cũng là 1 cách, chúng tôi có thêm động cơ đi tiếp vào vòng sau, để được chơi với các đối thủ khác nhau" cô gái đang mỉm cười nói.

Trình độ của cô có thể nhỉnh hơn so với thời điểm năm 2001. Nhưng vào lúc này cô đã có thêm nhiều vũ khí mới và vị trí xếp hạng thế giới gần đây của cô có thể tốt hơn vị trí thứ 3. Và có lẽ cơ hội duy nhất để xác định ngôi vị đầu tiên là ở giải xếp thứ 5 này - 1 vị trí mà cô đã để vuột mất mặc dù vị trí của cô trong vòng 4 giống như ở Trung Quốc tuần trước.

"Có 1 cơ hội cho các tay vợt Châu Âu thắng giải, do phần lớn các tay vợt hàng đầu của Trung Quốc đã có 1thời gian nghỉ dài sau Olympic và không thể đạt được phong độ tốt ngay bây giờ. Về phía tôi, tôi đã rất ngạc nhiên với chiến thắng hôm nay trước Wang Rong. Cô ấy là vô địch quốc gia Trung Quốc và tôi đã trông đợi 1 đối thủ khó khăn, nhưng dù sao chiến thắng này cũng tốt cho vòng kế tiếp" Pi nói sau chiến thắng 11/5 - 11/4. Cô sẽ gặp Tine Rasmussen, người đã đánh bại cô ấy 3 lần trong các trận tứ kết, còn cô gái đến từ Đan Mạch đã chiến thắng vào Thứ năm qua trong 1 trận đấu căng thẳng trước Tracey Hallam (Anh).

Cuộc chiến giữa 2 thế hệ sẽ diễn ra với đương kim vô địch Olympic và giải này Zhang Ning trước Chen Li, trong khi đó niềm hy vọng của nước chủ nhà Xing Aiving sẽ gặp Yao Jie của Hà Lan. Gặp gỡ không ít lần, Zhou Mi sẽ có 1 trái tim tốt để đối đầu với Kaori Mori, người đã đánh bại cô trước khán giả nhà tuần trước.

Những đôi mới muốn có 1 phần trong chức vô địch đôi nam nữ

Sau sự lật đổ gây ngạc nhiên trứơc đôi hạt giống thứ 2 Chen/Zhao của Trung Quốc trong ngày đầu giải, đã có một số điều ngạc nhiên khác trong bảng kết quả thi đấu cho các trận trong ngày thứ 5, như đôi hạt giống thứ 4 đến từ Thái Lan đã bị loại bởi đôi Widianto/Natsir của Indonesia. Chỉ vài tháng đánh đôi cùng nhau, đôi Indonesia này chứng tỏ vị trí của họ sau khi lọt vào bán kết giải China Open tuần trước. Natsir và Widianto, người đã từng thi đấu với Vita Marisa, đã có một trận đấu dễ dàng trước Prapakamol/Thungthongkam của Thái Lan, đôi người Thái lan đã không thể tìm được 1 giải pháp nào để giành điểm số trước đôi Indonesia. Và trận đấu càng xấu thêm khi Thongthungkam bị chấn thương ngón tay trong hiệp thi đấu thứ2, và phải nhờ đến bác sĩ của ban tổ chức đến và băng ngón tay đang chảy máu của cô, dẫn đến chiến thắng 15/8 - 15/4 cho đôi Indonesia.

Trong một số trận đấu khác, đôi Saputra/Li của Singapore lần nữa đã đặt 1 sự quan tâm trên sân số 5 khi họ đã lọai đôi người Anh Clark/Kellogg trong một trận đấu kéo dài 75'. Đôi chủ nhà đã thắng 17/14 - 9/15 - 15/6 và sẽ vào trận bán kết vào thứ 6 để gặp đôi cũng của Anh Robert Blair/Natalie Munt. 1 kết quả không mong đợi khác đến từ sự thất bại của Rikke Olsen/Carsteb Mogensen, họ đã không có đủ thời gian để lật ngược tình thế, họ đã bị lọai bởi đôi người Malaysia Koo Kien Keat/ Wong Pei Tty chỉ trong 2 game.

Nathan Robertson và Gail Emms đã bảo đảm vị trí của họ trong vòng 1/8 và sẽ sớm lập lại trận chung kết Olympic trứơc Gao Ling/Zhang Jun vào thứ 6. Widianto/Natsir sẽ đối đầu với đôi Hàn Quốc Kim/Lee, đôi này đã lọai đôi Đan Mạch Boe/Nielsen. Đó là những đôi bị lọai trên bảng kết quả thi đấu và trong 8 đôi còn lại có đến 7 đôi từ các quốc gia khác nhau.

thanh_caulong
25-11-2004, 13:09
Kết thúc giải cầu lông Singapore mở rộng 2004

Rất nhiều tay vợt hàng đầu thế giới đã đến Singapore để dự giải cầu lông mở rộng kết thúc vào ngày 23/11. Tay vợt Kenneth Jonassen (Đan Mạch - hạng 3 thế giới) đã giành ngôi số 1 đơn nam.


Ở tuổi 30, Jonassen thường sử dụng những quả cầu ngắn trong lúc tay vợt 23 tuổi của Malaysia Lee Chong Wei (hạng 16 thế giới) nhanh nhẹn hơn nên đã thắng séc đầu 15/3.

Ở séc tiếp theo Wei còn dẫn trước 9/2 nhưng bằng kinh nghiệm thi đấu của mình, Jonassen đã giành lại quyền chủ động để thắng séc này 17/15 và séc tiếp theo 15/4, giành ngôi vô địch và nhận phần thưởng trị giá 13.600 USD.

Trong trận chung kết đơn nữ toàn Trung Quốc, tay vợt số 1 thế giới Zhang Ning thắng Zhou Mi (hạng 3 thế giới) trong 2 séc (11/8, 11/1), giành phần thưởng 11.700 USD. Kết quả các nội dung còn lại:

* Đôi nam: Hadiyanto - Yulianto (Indonesia - số 2 thế giới) thắng Eriksen - Lundgaard (Đan Mạch - số 1 thế giới) 2-0 (15/2, 15/9).

* Đôi nữ: Yang Wei - Zhang Jiewen (Trung Quốc - số 1 thế giới) thắng Chankrachanwong - Thunghtongkam (Thái Lan - số 8 thế giới) 2-1 (15/5, 9/15, 15/11).

* Đôi nam nữ: Widianto - Natsir (Indonesia) thắng Kiat - Wong Pei (Malaysia) 2-0 (15/1, 15/4).


24H.COM.VN (Theo TNO)

thanh_caulong
20-12-2004, 16:15
Taufik và Luluk/Alven ngăn chặn sự quét sạch của Trung Quốc ở Jakarta
Ngày 19/12/2004 (Raphael Sachetat)

Trung Quốc dẫn đầu khi mang về 3 trong số 5 huy chương vàng đoạt được ở giải Indonesia Djarum Mở Rộng. Taufik Hidayat vẫn giữ vững ngôi vô địch khi chiến thắng lần nữa trước Chen Hong trong trận chung kết, như anh đã làm được ở Surabaya năm 2002 và ở Batam năm 2003, với chiến thắng này anh đã tiếp thêm một bước để sánh kịp với kỷ lục 6 lần chiến thắng ở giải này của Ardy Wiranata, Indonesia.

Không có điều kỳ lạ cho Chen Hong. Anh đã thật sự bị đánh bại 5 lần bởi Taufik, và lần tái xuất hiện mới này trong giải Indonesia Mở Rộng cũng không là ngọai lệ. Như cách đây 1 năm trước ở Batam, và năm kia ở Subaraya, Chen Hong đều đầu hàng trước 1 "siêu Taufik" trong 2 game. Taufik đã thực sự tự tin hơn về chiến thắng của mình trước trận đấu, như là anh đã không bao giờ thua trước vận động viên Trung Quốc này. Anh chắc chắn là anh càng cho Chen cơ hội nhỏ tấn công thì anh càng có thể nắm ưu thế tấn công suốt trận đấu, anh biết đó là bí quyết, đặc biệt với thể lực kéo dài trong sân thi đấu

Cả hai game đều có diễn biến tương tự, vận động viên Indonesia này cố gắng giữ chậm tốc độ của cầu trong suốt thời gian. Thứ nhất là vì Chen Hong là một tay vợt có sức mạnh tấn công, thứ hai là vì anh đã có trận đấu mệt mỏi trước Lin Dan vào tối hôm trước. Và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là lối chơi trên lưới của anh thật sự nổi bật, anh thường có cú đánh trả về sau trong khi Chen chờ trên lưới (Chen thường bị "lật xe"). Sự chính xác điểm rơi của cầu buộc Chen phải nâng cầu cao, công với những quả đập hay những cú chặn nhỏ khéo léo đã tạo ra sự khác biệt ở những điểm quyết định trong 2 game.

Game đầu cho thấy một tay vợt Indonesia mệt mỏi, nhưng bất chấp điều đó, anh đã dẫn dắt lối chơi dựa trên lợi thế sức mạnh tâm lý. Những đường cầu của Taufik di chuyển kỳ lạ, trong khi Chen thường ghi điểm bằng những đường cầu cao trên vai. Những cú đập bật cao của tay vợt Trung Quốc đã không đủ lực và anh đã cho Taufik dẫn trước game đầu 15/10

Trong game thứ 2 cho thấy Taufik có sự khởi đầu tốt hơn, anh dẫn 4/1 và dẫn suốt game này trước khi Chen nỗ lực ở điểm 7/8. Ở điểm này, tay vợt Trung Quốc, người mặc áo vàng và cam sáng chói, thường yêu cầu cho nghỉ để kéo dài trận đấu. Đứng đối diện, Taufik mặc áo đen, như một dấu hiệu tang thương giành cho những hy vọng ngừng lại một trận thua của đối thủ. Hai tay vợt giành co đến điểm số 11/11 khi đó khán giả bắt đầu náo nhiệt để cổ vũ cho tay vợt yêu thích của họ.

Taufik, vẫn giữ được sự điềm tĩnh, một lần nữa đã kiểm soát trận đấu suốt trong những điểm quan trọng. Anh đã bỏ Chen Hong ở điểm 11/11 và giành 4 điểm còn lại, nụ cười thành công giành cho những điều có vẻ như sẽ là một thỏa thuận làm trong 1 thời gian dài đối với anh. "Trận thắng khó khăn trước Lin Dan đã giúp tôi chơi khá tự tin trước Chen Hong hôm nay. Chiến thắng này thật quan trọng, bởi vì nó tiếp cho tôi 1 bước gần hơn với kỷ lục của Ardy Wiranata, người đã nắm giữ kỷ lục 6 lần chiến thắng. Nếu có thể tôi huy vọng giành chiến thắng 1lần nữa trong năm tới", tay vợt Indonesia nói sau lời chúc mừng của bạn bè, huấn luyện viên và gia đình trong micro trên bục nhận giải. Bạn gái của anh và những người liên quan ngồi sau khu họp báo đã đến chúc mừng trước khi Taufik trả lời báo chí địa phương và đám đông người hâm mộ đang chờ bên ngòai.


Alven and Luluk làm nên chiến thắng thứ 2 cho Indonesia

Trước khi Taufik bước vào trận đấu, đôi đồng hương của anh Alven và Luluk đã cho người hâm mộ một không khí hào hứng khi họ đoạt được huy chương vàng đôi nam và thêm vào cuộc ra quân một chiến thắng trứơc các tay vợt Trung Quốc kể từ sau chung kết giải Cúp Thomas tháng 5 qua, diễn ra ở Sân vận động trong nhà tennis cách đây chỉ vài nghìn mét. Giống như giải Hàn Quốc Mở Rộng diễn ra sớm năm nay, lợi thế thuộc về các tay vợt Indonesia, họ thậm chí đánh dấu chiến thắng của mình còn nhanh hơn ở Hàn Quốc khi đó họ phải chiến đấu cho đến điểm số 17/14.

Lúc này, trước khán giả náo nhiệt, vài cú đánh ăn điểm nhanh của họ và tầm nhìn tốt của Alven trong game đã làm nên sự khác biệt cho chiến thắng 15/8 - 15/11. "Chúng tôi đã có một chút nóng nảy khi bắt đầu, bởi vì chúng tôi muốn thi đấu tốt trước khán giả, nhưng như trận đấu đã diễn ra dài, chúng tôi đã làm tốt mục tiêu của mình. Hôm nay chúng tôi đã tạo một sự khác biệt vì chúng tôi đã sử dụng nhiều những cú đánh đa dạng, trong khi các tay vợt Trung Quốc dùng chiến thuật rất giống nhau như trong các lần gặp trước, điều này tạo sự dễ dàng để đọc được lối đánh của họ", Alven nói.

Một ngày tốt cho Indonesia, họ đã thu về 2 danh hiệu, điều đó làm cho Chủ tịch liên đoàn cầu lông của họ rất hãnh diện. "Chúng tôi đã có 1 giải thi đấu rất tốt. Tất nhiên, tốt hơn là chúng tôi hy vọng giành danh hiệu đôi nam nữ, nhưng tôi hãnh diện vì các tay vợt của mình. Tôi cũng rất vui mừng vì các khán giả, những người cho các tay vợt sự ủng hộ tuyệt vời" ông Sutiyoso ngụ ý là với kết quả như thế, họ có thể sẽ giành chiến thắng giải Cúp Surdirman năm tới, ông đang hy vọng sẽ giành các điểm trong nội dung đơn nam, đôi nam và đôi nam nữ. Ông Sutiyoho cũng ngụ ý là ông mong muốn các thành viên với các người bảo trợ để giải Djarum trở thành giải quan trọng thứ sáu trong năm tới.


Xie… Xie!

Trong khi Gong Ruina ở nhà, giành sự nổi tiếng cho 1 cuốn phim và các bức hình mẫu được tìm thấy trên hầu hết các website Trung Quốc, thì Xie Xingfang thích mình ở Jakarta. Không có một sự đe dọa thật sự nào đến với cô cho đến trận chung kết, ở đây cô đã gặp đối thủ Nhật bản thứ hai trong bảng thi đấu. Sau khi lọai Yonekura đầy kinh nghiệm, cô đã phải đối đầu trước một tay vợt mới của Nhật, Eriko Hirose. Sau chỉ vài đường cầu, tất cả các khán giả đều xem tay vợt 21 tuổi người Nhật như là tay vợt yêu thích của họ, họ cổ vũ để giúp cô đánh bại tay vợt cao ốm người Trung Quốc.

Sự cổ vũ đã làm cho nhiều thời điểm cô đã như chế ngự trận đấu để giành một số điểm tốt bất chấp sự điều khiển các đường cầu của Xie. 2 cô gái trao đổi các quả giao bóng qua lại cho đến điểm số 8/8, nhưng sau đó Xie đã làm cho đám đông hiểu sự khác biệt trong đẳng cấp và cô thắt chặt trận đấu. Sau đó, tay vợt người Nhật Bản đã không giành thêm được điểm nào trong trận đấu, Xie giành chiến thắng 11/8 - 11/0. Nụ cười của cô trên bục trao giải giành cho một tay ảnh rất đặc biệt, bạn trai cô Lin Dan, anh rõ ràng không thỏai mái với dụng cụ điện tử đó như là cây vợt của mình...

Danh hiệu đôi nam nữ cũng đã về tay Trung Quốc - cũng như ở nội dung đôi nữ khi Zhang và Yang giành được ngôi vô địch trước 1 đôi đồng hương - khi Gao Ling và Zhang Jun đánh bại đôi người Anh Blair và Munt trong trận đấu dễ dàng mặc dù có một số đường cầu đáng quan tâm. Không cảm giác khó chịu, các tay vợt Anh đã thật sự không có phương cách giành chiến thắng cho giải này.

"Đây là thời điểm đầu tiên chúng tôi bước vào 1 trận bán kết hoặc trận chung kết trong hệ thống giải IBF, do đó chúng tôi đã thật sự hồi hộp. Suốt trận đấu, chúng tôi chỉ cố giữ cho tốc độ cầu chậm để ngăn cản Zhang ghi điểm bằng những cú tấn công rất nhanh" Blair bình luận, "và cũng để tránh hàng rào phòng thủ của Gao Ling - cô ấy là một trong số các tay vợt xuất sắc trên thế giới," Munt nói thêm. "Do đó, căn bản chúng tôi cố gắng chơi trên lưới," cả hai tay vợt nói.

Về phía đôi Trung Quốc, chiến thắng khó khăn nhất trong giải này tất nhiên là cuộc đối đầu ở tứ kết trước Widianto và Natsir, nhưng Zhang và Gao ngụ ý là họ đã có nhắm mục tiêu ở giải Vô Địch Thế Giới năm tới. Một ngày quan trọng khác trong thời gian biểu của Gao "Chen Hong và tôi sẽ kết hôn vào năm tới," cô nói với 1 nụ cười "sau đó chúng tôi sẽ xem xét chúng tôi có chơi cùng nhau nữa hay không, tuy phụ thuộc vào hòan cảnh nhưng tất nhiên giấc mơ sẽ là có được chiếc huy chương vàng thứ 3 ở Olympic" Gao nói. tuy nhiên về phần Zhang Jun, sự nghiệp thi đấu của anh sẽ phụ thuộc đồng nghiệp của mình. "Nếu cô ấy nghỉ thi đấu, tôi cũng sẽ như vậy" anh nói.
__________________________________________________ _____
Kết quả:

Đơn nam: Taufik (INA) thắng Chen Hong (CHN) : 15/10 – 15/11

Đơn nữ: Xie Xingfang (CHN) thắng Eriko Hirose (JPN) : 11/8 – 11/0

Đôi nam: Luluk/Alven (INA) beat Cai/FU (CHN) : 15/8 – 15/11

Đôi nữ : Yang/Zhang (CHN) beat Zhang/Zhang (CHN) : 15/7 – 15/3

Đôi nam nữ : Zhang/Gao (CHN) beat Blair/Munt (ENG) : 15/9 – 15/9
__________________________________________________ ______

thanh_caulong
07-01-2005, 15:02
:) :) :)
* Đơn nam:
Nhóm 1:
- Peter Gade (DEN)
thắng Wong Choong Hann (MAL) 13/15 - 15/10 - 15/1
thắng Taufik Hidayat (INA) 15/8 -15/6
- Wong Choong Hann (MAL)
thắng Taufik Hidayat (INA) 15/6 -15/8
thua Peter Gade (DEN) 15/13 - 10/15 - 1/15
- Taufik Hidayat (INA)
thua Wong Choong Hann (MAL) 6/15 - 8/15
thua Peter Gade (DEN) 8/15 - 6/15
Nhóm 2:
- Kenneth Jonassen (DEN)
thắng Lee Choong Wei (MAL) 15/10 -15/13
thắng Xia Xuanze (CHN) 15/5 - 15/6
- Lee Choong Wei (MAL)
thắng Xia Xuanze (CHN) 15/9 -15/3
thua Kenneth Jonassen (DEN) 10/15 - 13/15
- Xia Xuanze (CHN)
thua Lee Choong Wei (MAL) 9/15 - 3/15
thua Kenneth Jonassen (DEN) 5/15 - 6/15

Chung kết: Peter Gade (DEN) thắng Kenneth Jonassen (DEN) 15/8 - 7/15 - 15/7

* Đôi nam nữ:
- Eriksen/Schjoldager (DEN)
thắng Chen/Zhao (CHN) 15/8 -15/8
- Mogensen/Olsen (DEN)
thắng Robertson/Emms (ENG) 15/9 -15/4

Chung kết: Eriksen/Schjoldager (DEN) thắng Mogensen/Olsen (DEN) 15/7 - 15/9

* Đôi nam:
Nhóm 1:
- Limpele/Hian (INA)
thắng Paaske/Rasmussen (DEN) 15/12 -15/13
thắng Ong/Tan (MAL) 15/13 - 16/17 -15/10
- Paaske/Rasmussen (DEN)
thắng Ong/Tan (MAL) 15/9 -17/14
thua Limpele/Hian (INA) 12/15 - 15/13
- Ong/Tan (MAL)
thua Limpele/Hian (INA) 13/15 - 17/16 - 10/15
thua Paaske/Rasmussen (DEN) 9/15 - 14/17
Nhóm 2:
- Zheng/Sang (CNH)
thắng Archer/Blair (ENG) 17/15 -15/13
thắng Eriksen/Lundgaard (DEN) 15/10 - 15/10
- Eriksen/Lundgaard (DEN)
thắng Archer/Blair (ENG) 15/1 -15/10
thua Zheng/Sang (CNH) 10/15 - 10/15
- Archer/Blair (ENG)
thua Zheng/Sang (CNH) 15/17 - 13/15
thua Eriksen/Lundgaard (DEN) 1/15 - 10/15

Chung kết: Limpele/Hian (INA) thắng Zheng/Sang (CNH)15/13 - 15/5

thanh_caulong
17-02-2005, 16:25
Tổng giá trị giải thưởng: 250.000 USD
_______________________________
Đơn nam: Peter Gade (ĐanMạch) thắng đồng hương Jonassen Kenneth 7-15, 15-4, 15-5
Đơn nữ: Jun Jea Youn (Hàn Quốc) thắng Wang Chen (HôngKông) 11-7, 11-8
Đôi nam: Eriksen/Lundgaad (ĐanMạch) thắng Wijaya/Budiarto (Indonesia) 7-15, 15/13, 15-13
Đôi nữ: Lee Kyung Won/Lee Hyo Jung (Hàn Quốc) thắng Emms Gail/Kellogg Donna (Anh) (bỏ cuộc)
Đôi nam nữ: Lee Jea Jin/Lee Hyo Jung (HànQuốc) thắng Eriksen/Schjoldager (Đan Mạch) 17-14, 15-9
http://www.badminton.dk/billeder/til%20michael/gade%20i%20aktion.jpghttp://www.badminton.ch/bso/2002/news/donnerstag/kenneth_jonassen_2.jpg
Peter Gade & Jonassen Kenneth
http://www.badmintonphoto.com/catalog/images/Jun.Jae.Youn.05.Korea_Open_2004.jpg
Jun Jea Youn (Hàn Quốc)
http://www.badmintonphoto.com/catalog/images/Eriksen-Lundgaard-Masters2003.jpg
Eriksen/Lundgaad (ĐanMạch)
http://www.badmintonphoto.com/catalog/images/Ra.Kyung.Min-Lee.Kyung.Won.11.Korea_Open_2004.jpg
Ra Kyung Min/ Lee Kyung Won (Hàn Quốc)
http://www.badmintonphoto.com/catalog/images/Kim.Yong.Hyun-Lee.Hyo.Jung.05.Korea_Open_2004.jpg
Kim Yong Hyun/ Lee Hyo Jung (Hàn Quốc)

thanh_caulong
22-02-2005, 08:51
Đôi nam của giải USA SCBA International 2005 (11-13/02/2005) ở Orange County Badminton Club, quận Orange, Mỹ có 2sự kiện:
- Có 1đôi Mỹ gốc ViệtNam: Truong Dung & Do Micheal lọt vào vòng 1/16 (đối thủ bỏ cuộc), và thua 1đôi người Nhật MATSUMOTO Toru/KAWAGUCHI Keishi với tỷ số khá cách biệt 0/15-1/15.
- 1đôi cũng của Mỹ (gốc Indonesia) GUNAWAN Tony/BACH Howard đã đoạt chức vô địch: sau khi thắng đôi người Nhật trên ở bán kết 15/5-15/6, và đôi đồng hương người Mỹ (gốc Malaysia&Canada) MALAYTHONG Khan Bob/RAI Raju chung kết (bỏ cuộc sau tỷ số game1:1-0).
Điều đặc biệt là tay vợt GUNAWAN Tony: là tay vợt từng đoạt huy chương vàng đôi nam Olympic Sydney 2000 cho Indonesia, thay thế cho 1tay vợt Indonesia khác bị cấm thi đấu vì sử dụng chất kích thích.
http://www.worldbadminton.net/Portal/uploads/3181.jpg
GUNAWAN Tony
http://www.badminton.ch/sydney/grafik/hp_hd_1.gif
Wijaya Candra/Gunawan Tony

thanh_caulong
08-03-2005, 09:35
Ngày 05/03/2005 ở Mulheim (Đức) đã diễn ra các trận chung kết ở tất cả các nội dung của giải Yonex German Open 2005 (3*) diễn ra từ ngày 03-06/03/2005. Sau đây là kết quả các trận chung kết:

Đơn nam: Lin Dan (CHN) thắng Muhd. Hafiz Hashim (MAS) 15-8, 15-8
Đơn nữ: Xie Xingfang (CHN) thắng Zhang Ning (CHN) 11-5, 11-4
Đôi nam: Fu Haifeng/ Cai Yun (CHN) thắng Jens Eriksen/ Martin Lundgaard Hansen (DEN) 6-15, 15-3, 15-10
Đôi nữ: Gao Ling/ Huang Sui (CHN) thắng Wei Yili/ Zhao Tingting (CHN) 15-4, 15-10
Đôi nam nữ: Lee Jae Jin/ Lee Hyo Jung (KOR) thắng Nathan Robertson/ Gail Emms (ENG) 15-12, 17/14

Trung Quốc đoạt 4/5 chức vô địch của giải, với đơn nam và đơn nữ thuộc về "1 đôi" Lin Dan và Xie Xingfang. Giải này cũng chứng kiến cuộc lật đổ ngoạn mục của đôi "trai gái" Hàn Quốc Lee Jae Jin (ảnh)/ Lee Hyo Jung. Đôi Hàn Quốc thắng đôi huy chương bạc Olympic Athens 2005 Robertson/ Gail Emms (ENG), đặc biệt đôi người Anh này vừa "trả được nợ" sau khi thắng đôi huy chương vàng Olympic Athens 2005 Zhang Jun/ Gao Ling (TQ) 1cách dễ dàng với điểm số: 15-11, 15-12 trong 75'.
Lee Jae Jin được xem là phát hiện mới của làng cầu lông Hàn Quốc, sau khi có tin Kim Dong Moon có thể sẽ nghỉ thi đấu, sự việc này gây ra một khoảng trống lớn ở nội dung đôi nam và đôi nam nữ của đội tuyển cầu lông Hàn Quốc.
http://www.sabk.no/turneringer/nic/bilder2003/sondag/hd1.jpg
Hwang Ji Man/ Lee Jae Jin
http://www.sabk.no/turneringer/nic/bilder2003/sondag/mx1.jpg
Lee Jae Jin/Lee Eun Woo

Họ tên: Lee Jae Jin
Ngày sinh: 26/01/1983
Nơi sinh: Milyang City
Quốc tịch: Hàn Quốc
Tay thuận: tay phải
Chiều cao: 1m77

Thành tích gần đây:
- Đôi nam nữ: Vô địch giải: Yonex German Open 2005
Vô địch giải: NOONNOPPI KOREA OPEN 2005
Tứ kết giải: DJARUM INDONESIA OPEN 2004
- Đôi nam: Bán kết giải: Yonex German Open 2005
Bán kết giải: NOONNOPPI KOREA OPEN 2005
Tứ kết giải: CHINA OPEN 2004

thanh_caulong
14-03-2005, 14:36
Đơn nam: Chen Hong (CHN thắng Lin Dan (CHN) 8/15, 15/5, 15-2
Đơn nữ: Xie Xingfang (CHN) thắng Zhang Ning (CHN) 11-3, 11-9
Đôi nam: Fu Haifeng/ Cai Yun (CHN) thắng PAASKE/ RASMUSSEN (DEN) 15-10, 15-6
Đôi nữ: Gao Ling/ Huang Sui (CHN) thắng Wei Yili/ Zhao Tingting (CHN) 15-10, 15-13
Đôi nam nữ: Nathan Robertson/ Gail Emms (ENG) thắng LAYBOURN/RYTTER JUHL (DEN) 15-10, 15/12

http://people.cornell.edu/pages/zf24/ChenHong5-SC031.jpg
Chen Hong (CHN)

http://english.people.com.cn/200405/11/images/0510_153.jpg
Xie Xingfang (CHN)

http://www.badmintonfotos.de/spieler/China/HD_FuHaifeng_CaiYun/swo04-162-6283_IMG.jpg
Fu Haifeng/ Cai Yun (CHN)

http://www.sbg.ac.at/populorum/badminton/images/Gao-Huang-Japan2002.jpg
Gao Ling/ Huang Sui (CHN)

http://www.baofe.co.uk/uploadedimages/02491
Nathan Robertson/ Gail Emms (ENG)

thanh_caulong
22-04-2005, 15:37
Những sự kiện của giải Yonex Open Japan.

18.04.2005 (Rapheal Sachetat)

Những sự kiện đáng nhớ trong và ngoàii sân của giải Yonex Open Japan...

Sự thay đổi đáng chú ý...

Trong vài ngày, các tay vợt tham gia 2 giải Thailand và Japan Open đã phải thích nghi rất nhanh chóng những thay đổi lớn. Đầu tiên là thời tiết, rời khí hậu ẩm ướt 35° của Bangkok đến với thời tiết khô và nắng của Nhật Bản. thứ 2 là những thay đổi về văn hóa, Thailand và Nhật Bản có thể xem như là 2 thái cực của thế giới Châu Á, một bên với ý thức của lòng hiếu khách nồng nhiệt và cảm giác "tự do tự tại", trong khi bên kia là một vùng đất hoàn toàn của tính kỷ luật và những quy tắc theo "chuẩn mực sách vở"

Tuy nhiên, trong cả 2 trường hợp, mọi thứ đều vận hành trôi chảy, nhưng việc hướng dẫn các tay vợt và các phóng viên được điều chỉnh theo cách riêng để thích hợp với môi trường mới, bao gồm cả điều kiện thi đấu trong sân...

Ánh sáng và gió

Người chiến thắng giải Japan Open lần này có thể thử sức môn "cầu lông bãi biển", môn thể thao mới theo mốt của Đức, họ rõ ràng phải đối phó với cầu xoay mạnh vì gió và ánh sáng chói, điều đó có thể gợi lại hình ảnh gió và nắng trong một ngày mùa hè trên bãi biển...

Ánh sáng mạnh rọi từ Nhà thi đấu Yoyogi làm chói mắt các tay vợt trong một số thời điểm, và điều đó dẫn đến những cú tạt cầu sát đất trong khi quả cầu có thể đánh từ trên đỉnh đầu. Sự xoay cầu cũng là 1vấn đề, như kinh nghiệm của Wang Chen trong trận bán kết trước Zhang Ning. Đang dẫn 9/8 trong lúc quyết định, cô giao cầu và thấy cú đỡ cầu của Zhang ra ngòai, nhưng như trong truyện tranh, quả cầu bất ngờ dừng lại và quay vào sân như nó được điều khiển bởi gió, lấy đi một điểm của tay vợt Hồng Kông...

Chạy và đạp xe...

Bây giờ tôi mới nhận ra điều đó! Tôi biết tại sao các tay vợt Nhật Bản có thể chạy hàng giờ liền và có sức chịu đựng phi thường. Điều đó có lẽ do di truyền, nhưng cũng có lẽ bởi vì ở Tokyo: chạy bộ được xem như môn thể thao quốc gia - có thể thường thấy mọi người trong bộ đồng phục công sở đi như vận động viên chạy nước rút... để vượt đèn đỏ và để đến văn phòng sớm nhất. Cách khác là đi xe đạp kiểu "Mamachari" bất chấp các ngọn đồi ở Tokyo và tôi có thể dám chắc với bạn là điều đó mang lại một sự gia tăng các cơ bắp chân và sức chịu đựng của bạn - một tuần du lịch quanh thành phố với Mamachari đã mang lại các cơ bắp đau nhức khoảng 1tuần cho tôi!!!

Taufik phi thường

Điều đó đã qua 5 tháng sau kỳ Olympic, trước khi anh có thể chơi trên sân cầu lông, và ở đây anh ta đã vào tới trận bán kết của một trong những giải lớn nhất hành tinh, chỉ với 50% quá trình luyện tập và chấn thương vẫn còn. Taufik Hidayat vẫn giữ thế chủ động để đánh bại Peter Gate đang sung sức trong một trận đấu tốt nhất của giải. Anh đến Tokyo không có mục tiêu huy chương, và rời Nhật Bản với huy chương đồng. Và điều này là một sự khởi động tốt cho giải Surdiman Cup.

Những vị khách bất ngờ...

Trong khi các tay vợt hàng đầu tập trung tại Tokyo cho giải lần này, thì ở đây đã có một khách mời, vị khách mời này tạo ra một số trận đấu gây thất vọng đó là: đó là sự mệt mỏi và đau ốm. Một vài ngày sau khi đọat chức vô địch ở giải Thailand Open, Hafiz Hashim chỉ có thể đủ sức đứng trên đôi chân của mình trong trận đấu lập lại trước Jonassen, tương tự với Wijaya và Budiarto, họ đã chơi một trận mạnh mẽ trước Paaske và Rasmussen trước khi dễ dàng đầu hàng trước Eriksen và Lundgaard.

Vi rút cúm đã nhằm vào một số tay vợt, như Chen Hong không thể chơi trận chung kết, hơi thở ngắt quãng và anh bắt đầu ho, và những người chiến thắng giải All England Cai và Fu cũng đã rút khỏi giải vì một người đã bị ốm trước khi trận bán kết của họ xảy ra.

Mùa hoa anh đào (Hanami season)

Mỗi năm một tuần, một điều rất đặc biệt xảy ra trên khắp Nhật Bản, bao gồm cả Tokyo. Đó là cây anh đào trổ hoa và tất cả mọi người đều ra ngòai và dùng cơm trưa hoặc cơm tối dưới những cây đầy hoa màu hồng sáng rực. Năm nay điều này xảy ra thật tuyệt, công viên Yoyogi - kế bên nhà thi đấu, nơi rất tốt để dạo chơi - suốt cả tuần hay mỗi tối, đầy người, họ trải những tấm khăn và mang theo nhữnh món nướng hay các vật dụng nấu ăn. Một số tay nhảy breakdance trẻ Nhật đem tới một buổi diễn và như thường lệ các thanh thiếu niên cũng rất thích thú lễ hội Hanami...

Váy ngắn hay áo váy?

Thời trang cầu lông có vẻ đang theo một xu hướng là ngày càng nhiều các tay vợt sử dụng trang phục bắt mắt, các nhãn hiệu cho ra mắt các thiết kế đẹp tạo cho người xem một chút kích thích. Tatiana Vattier (Pháp), Elizabeth Cann Anh), Mette Schjoldager (Đan Mạch), tuyệt hơn là các tay vợt hàng đầu Trung Quốc như Zhang và Xie Xingfang đã thi đấu với các trang phục áo váy thể thao hấp dẫn, phần lớn những việc đó đang nói lên một điều là: hấp dẫn và thỏai mái là để chơi tốt!
http://www.badmintonplanet.com/gallery/albums/wc2003/zhang_ning14.jpg

------------------------------------------------------------------------
Kết quả:

Đơn nam: Lindan (TQ) thắng đồng hương Chen Hong 15-4, 2-0 (bỏ cuộc)
Đơn nữ: Xie Xingfang (TQ) thắng đồng hương Zhang Ning 11-7, 11-8
Đôi nam: Eriksen/Lundgaad (ĐanMạch) thắng Wijaya/Budiarto (Indonesia) 15/10, 15-3
Đôi nữ: Yang Wei/Zhang Yeiwen(TQ) thắng đồng hương Wei Yili/
Zhao Tingting 15-12, 15-2
Đôi nam nữ: PRAPAKAMOL Sudket/THUNGTHONGKAM Saralee (Thailand) thắng Eriksen/Schjoldager (Đan Mạch) 15-13, 14-17, 15-7

quycoctu
25-05-2005, 10:56
The world's 22nd-ranked badminton player Andrew Smith lost to his Malaysian rival, leading to his early exit from the Robot-HCMC Championships in day two yesterday.


Azrihanif Azahar beat the Englishman 15-11, 15-7 in the first game of the day. Right after that Tan Chun Seang, another Malaysian, defeated fifth seed Erwin Djohan of Singapore 15-11, 15-17.

But second seed Santoso Simon of Indonesia topped Lim Fang Yang of Malaysia 15-3, 15-3.

Vietnam's No. 1 Nguyen Tien Minh followed Santoso's lead with a 15-7, 15-0 victory over Zarul Hafiz of Malaysia.

But whereas the men's first seed failed, the women's top seed Li Li of Singapore crushed Vietnam's Ha Thi Thao 11-6, 11-0.

Second seed Meemek Monthila of Thailand secured an even easier win, beating Cambodia's Chan Dara 11-0, 11-0.

In the mixed doubles, Thai Princess Siriwanwaree Mahidol and Panvisavas Tesana lost 4-15, 6-15 to Abdul Rahman Razif and Chong Sook Chin of Malaysia.

The championships continue today with all five categories - men's and women's singles, men's and women's doubles, and mixed doubles - at Phan Dinh Phung Stadium.


Latest Results Summary

For complete competition results, please refer to Competition & Result on the left navigation bar.

Mixed Doubles Third Placing-Robot-HCMC Championship Songpol Anukritayawan/ Kulchal(THA) beats
Han Sang Hoon/ Kim Min Jung(KOR) 11-15, 15-12, 15-13
Mixed Doubles Final-Robot-HCMC Championship Hwang Ji Man/ Oh Seul Ki(KOR) beats
Jeon Jun Bum/ Ha Jung Eun(KOR) 7-15, 15-6, 15-12
Women's Doubles Third Placing-2nd Robot-HCMC Championship Richasari Pawesti/ Siti Mahiro(INA) beats
Liu Fan Frances/ Sari Shinta M(SIN) 9-15, 15-10, 15-9
Women's Singles Third Placing-2nd Robot-HCMC Championship Meemek Monthila(THA) beats
Le Ngoc Nguyen Nhung(VIE) 11-2, 11-2
Men's Singles Final-2nd Robot-HCMC Championship Simon Santosa(INA) beats
Jung Hoon Min(KOR) 15-2, 15-3
Men's Doubles Third Placing-2nd Robot-HCMC Championship Rian Sukmawan/ Rendra Wijaya(INA) beats
Nguyen Quang Minh/ Tran Thanh(VIE) 11-15, 15-8, 15-8
Men's Doubles Final-2nd Robot-HCMC Championship Gan Teik Chai/ Abdul Latif N.(MAS) beats
Hwang Ji Man/ Han Sang Hoon(KOR) 4-15, 17-4, 15-4
Women's Doubles Final-2nd Robot-HCMC Championship Ha Jung Eun/ Oh Seul Ki(KOR) beats
Kim Min Jung/ Kang Hae Won(KOR) 15-6, 7-15, 15-5
Men's Singles Third Placing-2nd Robot-HCMC Championship Nguyen Tien Minh(VIE) beats
Yohan Hadikusumo Wiratama(INA) 15-9, 9-15, 15-14
Women's Singles Final-2nd Robot-HCMC Championship Sujitra Ekmongkolpaisarn(THA) beats
Julia Wong Pei Xian(MAS) 11-1, 11-4

quycoctu
26-05-2005, 14:37
Bảng xếp hạng 1-20 các tay vợt đơn nam cầu lông thế giới

Pos ID Surname Name Ctry I/C Points
1 50906 LIN Dan CHN 36213.16
2 4762 JONASSEN Kenneth DEN 31018.4
3 6926 GADE Peter DEN 28963.52
4 50152 LEE Chong Wei MAS 27855.32
5 51274 BAO Chunlai CHN 26580.89
6 12370 HASHIM Muhd Hafiz B MAS 26244.2
7 9689 CHEN Hong CHN 25110
8 10337 HIDAYAT Taufik INA 23623.86
9 9662 NG Wei HKG 21152.4
10 11959 PONSANA Boonsak THA 20131.07
11 4240 WONG Choong Hann MAS 19918.55
12 13133 KUAN Beng Hong MAS 18870
13 9567 AYOB Sairul Amar MAS 18030
14 50658 SATO Shoji JPN 17221.94
15 7012 KALDAU Niels Christian DEN 17220
16 6967 PALYAMA Dicky NED 16915.8
17 11809 JOPPIEN Bjoern GER 16830.58
18 7738 XIA Xuanze CHN 15690
19 50427 KUNCORO Sony Dwi INA 15179.37
20 10183 SHON Seung Mo KOR 14446.38

(Nguồn :http://www.worldbadminton.net/Portal/desktopmodules/ranking.asp?categorycode=MS)

Tay vợt cầu lông số 1 thế giới:
Họ và tên: LIN DAN
Quốc tịch: Trung Quốc
Ngày sinh: 14 - 10 - 1983
Xếp hạng: 1
Các giải đấu quốc tế đã tham dự:

10 May 2005 SUDIRMAN CUP FINAL 2005 TEAM

--------------------------------------------------------------------------------
5 Apr 2005 YONEX OPEN JAPAN 2005 Winner
--------------------------------------------------------------------------------
8 Mar 2005 YONEX ALL ENGLAND OPEN 2005 Gold Medal Final
--------------------------------------------------------------------------------
28 Feb 2005 YONEX GERMAN OPEN 2005 Winner
--------------------------------------------------------------------------------
13 Dec 2004 DJARUM INDONESIA OPEN 2004 Semi-Finals
--------------------------------------------------------------------------------
9 Nov 2004 CHINA OPEN 2004 Winner
--------------------------------------------------------------------------------
12 Oct 2004 GERMAN OPEN 2004 Winner
--------------------------------------------------------------------------------
5 Oct 2004 DENMARK OPEN 2004 Winner
--------------------------------------------------------------------------------
14 Aug 2004 OLYMPIC GAMES 2004 1/32
--------------------------------------------------------------------------------
29 Jun 2004 Proton-Eon MALAYSIA OPEN 2004 Quarter-Finals
--------------------------------------------------------------------------------
7 May 2004 THOMAS CUP FINALS 2004 TEAM
--------------------------------------------------------------------------------
6 Apr 2004 YONEX OPEN JAPAN 2004 Semi-Finals
--------------------------------------------------------------------------------
9 Mar 2004 YONEX ALL ENGLAND OPEN 2004 Winner
--------------------------------------------------------------------------------
2 Mar 2004 SWISS OPEN 2004 Winner

quycoctu
05-06-2005, 17:03
http://i3.photobucket.com/albums/y89/quycoctu/uber20cup202.jpg
Thomas Cup & Uber Cup

quycoctu
08-06-2005, 09:08
Bảng xếp hạng cầu lông thế giới các nội dung. Định dạng .xls (excel)
http://www.freewebs.com/hoicaulongddth/wc_phase_two.xls

thanh_caulong
04-08-2005, 09:31
Aviva Singapore Open 2005

MS: HIDAYAT Taufik (INA) thắng CHEN Hong (CHN): 15-9, 15-3 {48m}
WS: ZHANG Ning (CHN) thắng ZHOU Mi (CHN): 11-5, 11-7 {31m}
MD: BUDIARTO Sigit-WIJAYA Candra (INA) thắng BOE Mathias-MOGENSEN Carsten (DEN): 8-15, 15-8, 15-7 {84m}
WD: ZHANG Dan-ZHANG Yawen (CHN) thắng GAO Ling-HUANG Sui (CHN): 15-13, 15-10 {60m}
MXD: ZHANG Jun-GAO Ling (CHN) thắng PRAPAKAMOL Sudket- THUNGTHONGKAM Saralee (THA): 10-15, 15-7, 15-5 {62m}

--------------------------------------------------------
- Sự trở lại của đôi Indonesia: BUDIARTO Sigit-WIJAYA Candra
- Ngôi sao mới của đôi nữ Trung Quốc: ZHANG Dan-ZHANG Yawen
- Sự khẳng định ưu thế của Taufik trước Gade ở bán kết
- Sự phát triển của cầu lông Thái Lan:PRAPAKAMOL Sudket- THUNGTHONGKAM Saralee

Việt Nam:
Nguyễn Tiến Minh:
-vòng loại: thắng DJOHAN Erwin (SIN) 15-6, 13-15, 15-6 (84m)
thắng GONG Weijie(CHN) 7-15, 7-15 (38m)
thắng GORDON John (NZL) 13-15, 15-4, 15-5 (68m)
-vòng chính thức: 1/64 thắng Anup SRIDHAR (IND) 15/7,15/11
1/32 thua CHEN hong (CHN) 10/15,5/15

Nguyễn Quang Minh
-vòng loại: thua GONG Weijie (CHN) 7-15, 7-15 {38m}

Nguyễn Quang Minh/Trần Thanh Hải
- vòng loại: thắng KOCH Juergen/ZAUNER Peter 15-6, 15-13 (51m)
thua KHOOSAKUNTHUM Siwath/NAKKTONG Nuttapon (THA) 10-15, 9-15 (35m)

Lê Ngọc Nguyên Nhung/Ngô Hải Vân
- vòng loại: thắng FU Mingtian & ZHANG Beiwen 15-8, 15-10 (35m)
thắng HAW Chiou Hwee/WONG Pei Xian Julia (TPE) 15-9, 15-3 (31m)
- Vòng chính thức: thua CHENG Wen Hsin/CHIEN Yu Chin (TPE) 4-15, 4-15 (20m)

Trần Thanh Hải/Ngô Hải Vân
- vòng loại: thua JUNG Jae Sung/LEE Kyung Won (KOR) 1-15, 4-15 (23m)

http://www.singaporebadmintonopen.com/shared/media/images/SBO05Taufik_prize.jpg
Taufik Hidayat
http://www.singaporebadmintonopen.com/shared/media/images/sbo05zhangning.jpg
Zhang Ning & Zhou Mi (CHN)



Proton Malaysia Open 2005

MS: LEE Chong Wei (MAS) thắng LIN Dan (CHN) 17/15, 9/15, 15/9
WS: ZHANG Ning (CHN) thắng ZHU Lin (CHN) 11/6, 11/2
MD: BUDIARTO Sigit-WIJAYA Candra (INA) thắng CAI Yun-FU Haifeng (CHN) 15/11, 17/14
WD: YANG Wei-ZHANG Jiewen (CHN) thắng GAO Ling-HUANG Sui (CHN) 15/6, 15/8
MXD: LEE Jae Jin-LEE Hyo Jung (KOR) thắng CHEN Qiqiu-ZHAO Tingting (CHN) 15/12, 15/11
---------------------------------------------------
XieXingfang (CHN): hạt giống số 1 thua ngay vòng 1 trước Li Li (SIN)
LEE Chong Wei (MAS) thắng LIN Dan (CHN) nhờ sự ủng hộ nhiệt tình của khán giả nhà
Lee Jae Jin: ngôi sao mới của Hàn Quốc: người được xem là thay thế cho Kim Dong Moon

Việt Nam:
Nguyễn Tiến Minh:
-vòng loại: thắng Yudianto YONG (GER) 15/5,15/9
thắng Shinya OHTSUKA (JPN) 15/12,14/17,15/8
-vòng chính thức: thắng Wei Chung PEI (MAS) 1/64 15/8,15/3
thua Muhd Hafiz B HASHIM (MAS) 1/32 1/15,11/15

Nguyễn Quang Minh
- vòng loại: thua LAW Yew Thien (MAS) 10/15, 6/15

Lê Ngọc Nguyên Nhung
- Vòng loại: thua JIANG Yanjiao (CHN) 2/11, 6/11

Nguyễn Quang Minh/Trần Thanh Hải
- vòng loại: thắng CHIN Tze Seong/Au Kok Leong (MAS) 15/7, 15/11
thua YOO Yeon Seong/JEON Jun Bum (KOR) 7/15, 8/15

Lê Ngọc Nguyên Nhung/Ngô Hải Vân
- vòng loại: thắng PANG Jeslyn Swie Ling/ABDUL LATIF Nairul Suhaida (MAS) 15/12, 15/12
thua WONG Pei Xian Julia/HAW Chiou Hwee (MAS) 7/15, 8/15

Trần Thanh Hải/Ngô Hải Vân
- vòng loại: thắng HURSKAINEN Henri/LENNARTSSON Emelie (SWE) 17/14, 7/15, 15/6
thua ONG Soon Hock/MOOI Hing Yau (MAS) 15/13, 5/15, 4/15

http://bam.org.my/uploaded_images/lee_chong_wei_5.jpg

thanh_caulong
16-08-2005, 13:18
Tiên Minh đã vào vòng hai của giải sau khi thắng : Marc Zwiebler (Đức): 15-13 17-16
Nhưng cơ hội đi tiếp vào vòng sau hơi bị khó, khi đối thủ vòng 2 là Peter Gade (Đan Mạch-hạt giống số 3 của giải)
Cố lên! Cố lên!...

huan334
16-08-2005, 15:36
Cố lên TM. giết được PeterGade (3) xong thịt thằng cóc ké hạt giống số 12 là có cơ hội trả thù Chen Hong rồi :-))

Luân Kid
17-08-2005, 00:12
Ai ủng hộ PeterGade thì vào www.petergade.net nè !!!

Đây là lịch thi đấu toàn bộ giải vo6 đich thế giới '05
August 15, 2005 9:00 a.m. – 10:00 p.m.
Preliminary Rounds

August 16, 2005 9:00 a.m. – 10:00 p.m.
Preliminary Rounds

August 17, 2005 9:00 a.m. – 10:00 p.m.
Round of 32

August 18, 2005 2:00 p.m. - 10:00 p.m.
Round of 16 + Quarter Finals (Women’s Doubles)

August 19, 2005 Noon – 5:00 p.m.
Quarter Finals (Women’s Singles, Men’s Singles, Mixed Doubles)

August 19, 2005 6:30 p.m. – 11:00 p.m.
Quarter Finals (Men's Doubles)
Semi Finals (Women’s Doubles)

August 20, 2005 Noon – 5:00 p.m.
Semi-Finals (Women’s Singles, Men’s Singles, Mixed Doubles)

August 20, 2005 6:30 p.m. – 11:00 p.m.
Semi Finals (Men's Doubles)
Finals (Women’s Doubles)

August 21, 2005 5:00 p.m. – 10:00 p.m.
Finals (Women’s Singles, Men’s Doubles, Men’s Singles, Mixed Doubles)

http://i7.photobucket.com/albums/y258/Shinichi2910/pic021.jpg
http://i7.photobucket.com/albums/y258/Shinichi2910/pic031.jpg
http://i7.photobucket.com/albums/y258/Shinichi2910/pic011.jpg

Luân Kid
18-08-2005, 12:25
Đây là 1 số hình ảnh về giải vô địch thế giới năm nay :
KHung cảnh nhà thi đấu
http://i7.photobucket.com/albums/y258/Shinichi2910/100_01661.jpg
http://i7.photobucket.com/albums/y258/Shinichi2910/100_01911.jpg
Áo dành cho cổ đậng viên nè
http://i7.photobucket.com/albums/y258/Shinichi2910/tshirtklassic8bd.jpg
NHà tập luyện, hung bít VN có cái nào bự vậy không
http://i7.photobucket.com/albums/y258/Shinichi2910/100_01721.jpg
Anh zai Lin Dan
http://i7.photobucket.com/albums/y258/Shinichi2910/100_01681.jpg
:D Có ai không bít đường vô nhà thi đấu không
http://i7.photobucket.com/albums/y258/Shinichi2910/sgvbc9sj.gif

thanh_caulong
18-08-2005, 14:24
TT - Sáng nay 18-8 (giờ VN), Tiến Minh (ảnh) sẽ bước vào vòng 1/32 với Peter Gade (Đan Mạch, hạng 3 thế giới). Trước đó, Tiến Minh đã vượt qua tay vợt Marc Zwiebler (Đan Mạch, hạng 30 thế giới) với tỉ số 2-0 (15-13, 17-16) ở vòng đầu.

Theo bà Huỳnh Ngọc Liên, phó chủ tịch Liên đoàn Cầu lông TP.HCM (người đi cùng Tiến Minh), bà con Việt kiều tại Mỹ không chỉ ủng hộ về mặt tinh thần mà còn giúp đỡ Tiến Minh tập luyện trước và sau khi thi đấu.

Đặc biệt, bằng mối quan hệ của mình, một số cựu VĐV cầu lông TP.HCM hiện đang sinh sống tại Mỹ còn gửi Tiến Minh đến tập luyện cùng đội tuyển quốc gia của nước chủ nhà...
(tuổi trẻ
---------------------------------
Tin buồn:
Tiến Minh (VIE)- Peter Gade (DEN): 4-15, 6-15
The end!

huan334
19-08-2005, 15:01
Dám giết thần tượng của tui hả.Không dể vậy đâu. TM cở nào đánh lại PeterGade.

Kakakkakakahehahahhaha

Không biết hôm trước chú này cóbị TM đập te tua không mà bây giờ nhờ thần tượng trả thù hả. Không chơi trò kẻ thù của kẻ thù là bạn nha :D. Ăn thua à kekekek

cntttg
19-08-2005, 15:17
Không biết hôm trước chú này cóbị TM đập te tua không mà bây giờ nhờ thần tượng trả thù hả. Không chơi trò kẻ thù của kẻ thù là bạn nha :D. Ăn thua à kekekek

Thần tượng là thần tượng chứ kẻ thù gì. Nhưng mà TM thua Gade là chuyện bình thường và đó là điều dĩ nhiên không thể chối cải mà.Thắng mới lạ đó. Sự thật mất lòng mà.

Nếu muốn ăn thua thì vào sân đi. Ăn thua chứ sợ gì. Hahahahh

kakakkakkekekekakkakkhahha.

*whydie*
19-08-2005, 17:39
có bom bà con ơi!!!!
chạy lẹ xuống hầm coi chừng bom nổ chết đó.
loại bom này còn nguy hiểm hơn bom nguyên tử nữa.loại bom có tên là cntttg đó. đệ xuống hầm trước đây, mấy huynh cũng chuẫn bị xuống là vừa!!!!!!!

huan334
19-08-2005, 20:19
Tối nay là bắt đầu có truyền hình trực tiếp rồi. Nếu mai mà còn sức sẽ vào sân gặp anh em :)). May mà mình đánh cttng này rồi không thôi thấy lựu đạn cũng bỏ chạy rồi :D

huan334
22-08-2005, 14:12
Kết quả chung kết
XD: indo
MS: Hidayat thắng Lindan 15-3,15-7
WS: Xie Xifang thắng Zang Ning: 11-8, 9-11. 11-?
MD: USA thắng indo 2-0 (Howard Bach của USA là người Mỹ gốc Việt mà báo tuổi trẻ có lần nhắc tới)

thanh_caulong
22-08-2005, 15:22
To Huân: sáng ko đi làm? xem trực tiếp?
Cố gắng tham gia Hội cầu lông ddth nhiều nhiều nhe! See u soon!

2005 World Championships (bổ sung)
Đôi nam: Tony Gunawan/Howard Bach (USA)(13) thắng Candra Wijaya/Sigit Budiarto (INA)(2): 15-11, 10-15, 15-11
Đôi nữ: YANG Wei-ZHANG Jiewen (CHN)(1) thắng Gao Ling/Huang Sui (CHN)(2): 17-16, 15-7
Đôi nam nữ: Nova Widianto/Lilyana Natsir (INA)(4) thắng Zhongbo Xie/Yawen Zhang (CHN)(11): 13-15 15-8 15-2
Đơn nữ: Xie Xingfang (CHN)(2) thắng Zhang Ning (CHN)(1): 11-8, 9-11. 11-3

quycoctu
25-08-2005, 10:17
Hôm nay quycoctu nhận được thư của ông Torsten Berg - Liên đoàn Cầu lông Thế giới. Nội dung thư nói về Tay vợt Nguyễn Tiến Minh tại giải Vô địch Thế giới 2005 vừa qua.Dưới đây là nội dung thư.

Dear Hai An,

It was a great pleasure to follow your playerTien Minh in Anaheim. He did very well in his first match beating Germany's nr. 1. Marc Zwiebler in a fime match which I followed closely.

The he tried in his second to attack too much against Peter Gade and therefore lost quite heavily. However, he would only have made some more points by playing differently, as Peter was clearly better.

No doubt you have a man for the future in Tien Minh - congratulations!
Kind regards

Torsten Berg

thanh_caulong
30-08-2005, 18:13
Ngày 21/8, kể từ thời điểm Howard Bach cùng đồng đội bước lên bục nhận HCV đôi nam giải Vô địch cầu lông thế giới, lịch sử thể thao nước Mỹ đã ghi tên anh, một thanh niên Việt kiều đã đem về cho đất nước này HCV cầu lông đầu tiên từ trước đến nay.

Nước Mỹ đứng đầu thế giới trong nhiều môn thể thao nhưng với một chiếc huy chương của môn cầu lông thì chưa bao giờ. Trong các giải cầu lông quốc tế quan trọng và cả tại các cuộc tranh tài Olympic, các tay vợt Mỹ vào đến vòng 1/16 là hết mức. Việc nước Mỹ đứng ra đăng cai Giải Vô địch cầu lông thế giới 2005 vừa qua đã làm nhiều người ngạc nhiên, tựa như lần họ đăng cai World Cup môn bóng đá trước đây. Càng bất ngờ hơn khi hai tay vợt Mỹ - một gốc Việt, một gốc Indonesia, hạt giống thứ 13 của giải - đã lần lượt đánh bại các đôi nam hạt giống số 8, số 1, số 4 đến từ các cường quốc cầu lông Indonesia, Malaysia, Đan Mạch... Và cuối cùng thì sức trẻ với những cú tấn công kinh người của Howard Bach cùng với cái đầu lạnh và những đường chặn đẩy trên lưới hiểm hóc của Tony Gunawan đã giúp họ đi đến chiến thắng cuối cùng 2-1 (15-11,10-15,15-11) trước đôi nam hạt giống số 2 của giải Candra Wijaya - Sigit Budiar (Indonesia) trong một trận chung kết căng thẳng kéo dài 74 phút.
Các cơ quan thông tấn của Hoa Kỳ đã gọi chiến thắng đó là một sự kiện lịch sử của thể thao nước Mỹ, khi mà các tay vợt của họ bắt đầu ngồi vào chiếu trên của làng cầu lông thế giới và mơ tới việc giành huy chương môn này tại Olympic 2008. Tờ Los Angeles Times gọi thành tích ấy là “một giấc mơ đã thành sự thật sau hơn 100 năm qua”; tờ USA Today nhấn mạnh: “Từng không thành công trong môn cầu lông trong nhiều thập kỷ qua, đến nay thì chúng ta đã có trong tay điều mà mình không thể tưởng tượng nổi...”. Tờ Chicago Tribune có bài nhận định ý nghĩa của HCV mà thể thao Mỹ vừa có được khi đưa ra thống kê: từ năm 1992 đến giờ, các tay vợt của Trung Quốc, Hàn Quốc và Indonesia đã chiếm giữ tới 51 trên tổng số 61 huy chương các loại của môn cầu lông tại các kỳ Olymic và dẫn lời Howard Bach “Trở thành vô địch thế giới dù trên sân nhà vẫn là một điều kỳ diệu...”.

Còn các fan cầu lông khắp thế giới thì bàn tán xôn xao và reo hò trên diễn dàn badmintoncentral.com, chúc tụng Howard Bach và Tony Gunawan đủ cỡ, đủ kiểu. Tạp chí Sports Illustrated dẫn lời Dan Cloppas, Giám đốc điều hành Liên đoàn Cầu lông Hoa Kỳ rằng, tới đây, thanh thiếu niên Mỹ sẽ hào hứng luyện tập cầu lông đông đảo hơn thay vì cứ bám vào những truyền thống bóng rổ hay dã cầu đã nhuốm màu cũ kỹ.

Howard Bach sinh ngày 22/9/1979 tại TP Hồ Chí Minh, cùng gia đình sang Mỹ khi lên 3 tuổi và sinh sống ở California. Với chiều cao không phải là lý tưởng (1m67), anh đã rèn luyện hơn hai mươi năm qua để xứng danh là một trong những tay vợt hàng đầu châu Mỹ, đoạt được từ chiếc HCV môn cầu lông tại Đại hội thể thao Pan Am đến chức vô địch tại các Giải Brazil 2003 mở rộng, Guetemala 2003 mở rộng, Giải Peru 2004 mở rộng... Là VĐV chủ lực trong thành phần đội tuyển cầu lông Hoa Kỳ, Bach từng tham dự Olympic 2004 và cọ sát trận mạc ở một số giải quốc tế quan trọng khác ở châu Âu lẫn châu Á . Lần này thì anh thực sự lên ngôi.

Khi được hỏi về sở thích khác ngoài môn cầu lông, Bach bảo đó là câu cá, chơi bowling và môn trượt tuyết tập được từ những ngày còn học ở đại học Colorado. Sau trận chung kết, trong lúc Tony Gunawan xiết chặt vai những đồng đội cũ trong đội tuyển Indonesia vừa là đối thủ của mình thì Bach chạy nhanh về phía khán đài và ôm ghì lấy mẹ thật lâu. Anh đã biến ước mơ của cha là ông Sen Cam (còn gọi là Cam Bach), một trong những tay vợt hàng đầu tại miền Nam trước năm 1975, thành sự thật. Trả lời phỏng vấn website của Ủy ban Olympic Hoa Kỳ, Bach nói: “Cha tôi đã yêu thích và luyện tập thường xuyên hồi còn ở quê nhà và từng ấp ủ giấc mơ được là một VĐV cầu lông của Việt Nam tham dự Olympic. Ông đã không có thời gian lẫn cơ hội để đạt được ước vọng ấy. Tâm niệm của ông cháy bỏng trong tôi và tôi luôn hy vọng mình có thể giành được thành tích cao nhất để tặng ông”. Đêm 21/8, mơ ước đó, hy vọng đó đã trở thành sự thật trong tiếng cổ vũ cuồng nhiệt của gần 8 ngàn khán giả tại đấu trường Anaheim Arrowhead Pond, California, Hoa Kỳ.
Howard Bach từng về Việt Nam thi đấu giao hữu tại TP Hồ Chí Minh trong các trận giữa đội trẻ Mỹ với đội trẻ của Đài Loan và đội trẻ chủ nhà vào năm 1999. Ưu thế của Bach là thể lực sung mãn, di chuyển nhanh, sức bật tốt cùng với những cú smash cực mạnh từ cuối sân và cú tạt cầu nhanh trong phòng thủ. Tất cả đã cùng với sự khôn khéo về chiến thuật và trình độ kỹ thuật trên lưới điêu luyện của Tony Gunawan thành “cuộc phối hợp chết người” theo lời Kwun Han, người quản trị trang web badminton.central.com, đủ tạo ra áp lực rất mạnh và liên tục lên mọi đối thủ trong sân. Cũng cần nói thêm về Tony Gunawan, tuổi 30, một “cáo già” của làng cầu lông thế giới, từng trong màu áo đội tuyển Indonesia, vô địch thế giới năm 1997, HCV đôi nam tại Olympic Sydney 2000. Sang Mỹ học làm kỹ sư máy tính từ hơn 4 năm qua, Tony đã xin nhập cư, được cấp thẻ xanh di trú và hàng ngày làm HLV chính tại Trung tâm Cầu lông YMCA, quận Cam, California. Ngoài chuyện cùng là người gốc Á, cả Tony Gunawan lẫn Howard Bach còn có một điểm chung nữa là luyện tập cầu lông từ rất sớm, lúc 5 tuổi.

Rất nhiều bà con Việt kiều đã đến để cổ vũ, động viên cho Bach và cả Nguyễn Tiến Minh trong những ngày diễn ra giải, trong đó có nhiều cựu tuyển thủ VN, tuyển thủ của TP Hồ Chí Minh qua các thế hệ đang sinh sống tại Hoa Kỳ; có người phải di chuyển từ những bang, thành phố rất xa để đến California. Sự cổ vũ ấy theo ghi nhận của Bach là “đã vực dậy chúng tôi mỗi lúc khó khăn tưởng chừng như sụp đổ trước đối phương và đã dìu chúng tôi lên chiếc bục cao nhất”. Tiến Minh cũng đã nhận được những tấm tình nồng hậu, được các anh chị, các cô chú lo giúp mọi bề đi đứng, ăn ngủ... Và cũng đã la khản tiếng, đã thắt thỏm theo những đường cầu và òa lên niềm vui trong đêm chung kết đôi nam, nhất là trước hình ảnh ngộ nghĩnh của Howard Bach: nâng lên, cắn nhẹ vào chiếc HCV mà rưng rưng niềm sung sướng... Người hâm mộ trong nước cũng vui lây và qua đó xóa dần tâm lý tự ti từ lâu rằng sức vóc, các tố chất thể lực của các tay vợt Việt Nam khó mà làm nên thành tích châu lục và thế giới. Nếu nhận được sự đầu tư sớm, bài bản và đầy đủ, các tay vợt thế hệ tương lai của ta ở trong nước hoàn toàn có thể làm nên những điều bất ngờ, biết đâu được!
http://www2.thanhnien.com.vn/Uploaded/dinhhuan/213/howard-bach.jpg
Howard Bach (áo xanh - bên tay phải) và Tony Gunawan (bên tay trái) đã đem về chiếc HCV đầu tiên của môn cầu lông cho thể thao nước Mỹ
http://www2.thanhnien.com.vn/Uploaded/dinhhuan/213/cau-long-1.jpg
Một pha bật cao đập cầu của Howard Bach
http://www2.thanhnien.com.vn/Uploaded/dinhhuan/213/cau-long-2.jpg
Hình ảnh ngộ nghĩnh của Howard Bach: nâng lên, cắn nhẹ vào chiếc HCV
-----------------------------------
Trong những ngày ở Mỹ, hai cha con ông Cam Bach đã cư xử rất tốt và giúp đỡ chúng tôi rất nhiều, từ việc đem xe đưa đón đến việc đưa vào tập luyện chung với đội tuyển cầu lông Hoa Kỳ, tập miễn phí với cả HLV của họ, bởi với VĐV các đội khác thì phải trả từ 40 đến 70USD mỗi giờ tập. Howard Bach luôn động viên và hỗ trợ cho Tiến Minh về chuyên môn và trao đổi kinh nghiệm sau các ván đấu, điều rất quý khi Minh một thân một mình lần đầu tiên vào giải thế giới.
(Bà Huỳnh Ngọc Liên, Phó Chủ tịch Liên đoàn cầu lông TP Hồ Chí Minh)
-----------------------------------
Nguyễn Quang Thông
09:39:00, 28/08/2005
http://web.thanhnien.com.vn/


-----------------------------------
Howard Bach ở Olympic Athens 2004

Howard Bạch sinh ngày 22/2/1979 tại TP.HCM, cùng gia đình sang định cư ở Mỹ từ năm 3 tuổi, và bắt đầu chơi cầu lông từ năm 5 tuổi. Năm 1999, Howard Bạch được gọi vào đội tuyển cầu lông Mỹ và đoạt ngay HCB bộ môn đôi nam tại Đại hội Thể thao Liên Mỹ. Từ đó, Howard Bạch liên tục tham dự và gặt hái thành công trong các giải đấu quốc tế lớn: vô địch Pan Am Games 2003, giải Brazil International 2003, giải Sao Paulo Cup lần thứ 18, giải Guatemala International 2003, giải PeruInternational 2004, vào tứ kết giải Thái Lan 2004, vòng 32 giải Trung Quốc mở rộng 2004. Nhờ những thành tích này, Howard Bạch cùng đồng đội Yu Quoc Hao được Liên đoàn Cầu lông quốc tế xếp hạng 12 thế giới tại bộ môn đôi nam và đây cũng là thứ hạng cá nhân cao nhất của đội tuyển cầu lông Mỹ. Tham gia Olympics Athens lần này, Howard Bạch sẽ cùng với Kevin Han 31 tuổi, VĐV Mỹ gốc Trung Quốc, tham dự bộ môn đôi nam.

Tuấn Anh - Hạnh Ngân
(Theo Người Việt, Radio Bolsa)
http://web.thanhnien.com.vn/

Lần đầu tiên, Thái Nguyên đứng ra đăng cai tổ chức giải, diễn ra từ ngày 5 đến 11/9. Giải thưởng cho các tay vợt cũng lớn nhất, tương đương một giải đấu quốc tế, với chức vô địch đơn nam là 1.000 USD. Đây cũng là năm đầu tiên, giải có logo chính thức.

Cho đến nay, một tuần trước ngày khai mạc, số lượng VĐV và các đoàn tham dự vẫn chưa được xác định. Nhưng theo ước tính của BTC, sẽ có khoảng 150 cây vợt đến từ 15 đoàn trên toàn quốc, thi đấu ở 5 nội dung gồm đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ và đôi nam nữ phối hợp. Hầu hết những VĐV tiêu biểu của Việt Nam như cây vợt số 1, Nguyễn Tiến Minh (hạng 59 thế giới), Nguyễn Quang Minh (162 thế giới), Dương Phương Nam (365 thế giới)... ở nội dung đơn nam; Lê Ngọc Nguyên Nhung (hạng 125 thế giới)... ở nội dung đơn nữ, đều sẽ tham dự. Một trong những mục đích chính của giải đấu này là chọn ra một số VĐV xuất sắc tham gia tập huấn nước ngoài chuẩn bị SEA Games 23 tại Philippines.

Mỗi đơn vị tham dự giải được cử tối đa 6 VĐV tham gia ở mỗi giải đơn và 2 đôi ở các giải đôi. Mỗi VĐV cũng chỉ được phép thi đấu tối đa 2 nội dung. Giải áp dụng thể thức đấu loại trực tiếp một lần thua. Giải nhất nội dung đơn nam được nhận 1.000 USD (của nhà tài trợ Yonex) và 500.000 đồng (từ Ủy ban TDTT). Phần thưởng cho giải nhất đơn nữ là 750 USD (và 500.000 đồng). Các giải thưởng cao nhất ở nội dung đôi nam, đôi nữ và đôi nam nữ lần lượt là 500 USD (cùng 500.000 đồng/đôi), 375 USD (cùng 500.000 đồng/đôi) và 375 USD (cùng 500.000 đồng/đôi).

Theo dự báo của giới chuyên môn, các vị trí dẫn đầu sẽ khó tuột khỏi tay những cây vợt đến từ TP HCM. Trong vài năm gần đây, TP HCM luôn độc chiếm các chức vô địch ở cả 5 nội dung thi đấu.

H.L.



Lần đầu tiên, Thái Nguyên đứng ra đăng cai tổ chức giải, diễn ra từ ngày 5 đến 11/9. Giải thưởng cho các tay vợt cũng lớn nhất, tương đương một giải đấu quốc tế, với chức vô địch đơn nam là 1.000 USD. Đây cũng là năm đầu tiên, giải có logo chính thức.

Cho đến nay, một tuần trước ngày khai mạc, số lượng VĐV và các đoàn tham dự vẫn chưa được xác định. Nhưng theo ước tính của BTC, sẽ có khoảng 150 cây vợt đến từ 15 đoàn trên toàn quốc, thi đấu ở 5 nội dung gồm đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ và đôi nam nữ phối hợp. Hầu hết những VĐV tiêu biểu của Việt Nam như cây vợt số 1, Nguyễn Tiến Minh (hạng 59 thế giới), Nguyễn Quang Minh (162 thế giới), Dương Phương Nam (365 thế giới)... ở nội dung đơn nam; Lê Ngọc Nguyên Nhung (hạng 125 thế giới)... ở nội dung đơn nữ, đều sẽ tham dự. Một trong những mục đích chính của giải đấu này là chọn ra một số VĐV xuất sắc tham gia tập huấn nước ngoài chuẩn bị SEA Games 23 tại Philippines.

Mỗi đơn vị tham dự giải được cử tối đa 6 VĐV tham gia ở mỗi giải đơn và 2 đôi ở các giải đôi. Mỗi VĐV cũng chỉ được phép thi đấu tối đa 2 nội dung. Giải áp dụng thể thức đấu loại trực tiếp một lần thua. Giải nhất nội dung đơn nam được nhận 1.000 USD (của nhà tài trợ Yonex) và 500.000 đồng (từ Ủy ban TDTT). Phần thưởng cho giải nhất đơn nữ là 750 USD (và 500.000 đồng). Các giải thưởng cao nhất ở nội dung đôi nam, đôi nữ và đôi nam nữ lần lượt là 500 USD (cùng 500.000 đồng/đôi), 375 USD (cùng 500.000 đồng/đôi) và 375 USD (cùng 500.000 đồng/đôi).

Theo dự báo của giới chuyên môn, các vị trí dẫn đầu sẽ khó tuột khỏi tay những cây vợt đến từ TP HCM. Trong vài năm gần đây, TP HCM luôn độc chiếm các chức vô địch ở cả 5 nội dung thi đấu.

H.L.

thanh_caulong
30-08-2005, 18:14
Ngày 21/8, kể từ thời điểm Howard Bach cùng đồng đội bước lên bục nhận HCV đôi nam giải Vô địch cầu lông thế giới, lịch sử thể thao nước Mỹ đã ghi tên anh, một thanh niên Việt kiều đã đem về cho đất nước này HCV cầu lông đầu tiên từ trước đến nay.

Nước Mỹ đứng đầu thế giới trong nhiều môn thể thao nhưng với một chiếc huy chương của môn cầu lông thì chưa bao giờ. Trong các giải cầu lông quốc tế quan trọng và cả tại các cuộc tranh tài Olympic, các tay vợt Mỹ vào đến vòng 1/16 là hết mức. Việc nước Mỹ đứng ra đăng cai Giải Vô địch cầu lông thế giới 2005 vừa qua đã làm nhiều người ngạc nhiên, tựa như lần họ đăng cai World Cup môn bóng đá trước đây. Càng bất ngờ hơn khi hai tay vợt Mỹ - một gốc Việt, một gốc Indonesia, hạt giống thứ 13 của giải - đã lần lượt đánh bại các đôi nam hạt giống số 8, số 1, số 4 đến từ các cường quốc cầu lông Indonesia, Malaysia, Đan Mạch... Và cuối cùng thì sức trẻ với những cú tấn công kinh người của Howard Bach cùng với cái đầu lạnh và những đường chặn đẩy trên lưới hiểm hóc của Tony Gunawan đã giúp họ đi đến chiến thắng cuối cùng 2-1 (15-11,10-15,15-11) trước đôi nam hạt giống số 2 của giải Candra Wijaya - Sigit Budiar (Indonesia) trong một trận chung kết căng thẳng kéo dài 74 phút.
Các cơ quan thông tấn của Hoa Kỳ đã gọi chiến thắng đó là một sự kiện lịch sử của thể thao nước Mỹ, khi mà các tay vợt của họ bắt đầu ngồi vào chiếu trên của làng cầu lông thế giới và mơ tới việc giành huy chương môn này tại Olympic 2008. Tờ Los Angeles Times gọi thành tích ấy là “một giấc mơ đã thành sự thật sau hơn 100 năm qua”; tờ USA Today nhấn mạnh: “Từng không thành công trong môn cầu lông trong nhiều thập kỷ qua, đến nay thì chúng ta đã có trong tay điều mà mình không thể tưởng tượng nổi...”. Tờ Chicago Tribune có bài nhận định ý nghĩa của HCV mà thể thao Mỹ vừa có được khi đưa ra thống kê: từ năm 1992 đến giờ, các tay vợt của Trung Quốc, Hàn Quốc và Indonesia đã chiếm giữ tới 51 trên tổng số 61 huy chương các loại của môn cầu lông tại các kỳ Olymic và dẫn lời Howard Bach “Trở thành vô địch thế giới dù trên sân nhà vẫn là một điều kỳ diệu...”.

Còn các fan cầu lông khắp thế giới thì bàn tán xôn xao và reo hò trên diễn dàn badmintoncentral.com, chúc tụng Howard Bach và Tony Gunawan đủ cỡ, đủ kiểu. Tạp chí Sports Illustrated dẫn lời Dan Cloppas, Giám đốc điều hành Liên đoàn Cầu lông Hoa Kỳ rằng, tới đây, thanh thiếu niên Mỹ sẽ hào hứng luyện tập cầu lông đông đảo hơn thay vì cứ bám vào những truyền thống bóng rổ hay dã cầu đã nhuốm màu cũ kỹ.

Howard Bach sinh ngày 22/9/1979 tại TP Hồ Chí Minh, cùng gia đình sang Mỹ khi lên 3 tuổi và sinh sống ở California. Với chiều cao không phải là lý tưởng (1m67), anh đã rèn luyện hơn hai mươi năm qua để xứng danh là một trong những tay vợt hàng đầu châu Mỹ, đoạt được từ chiếc HCV môn cầu lông tại Đại hội thể thao Pan Am đến chức vô địch tại các Giải Brazil 2003 mở rộng, Guetemala 2003 mở rộng, Giải Peru 2004 mở rộng... Là VĐV chủ lực trong thành phần đội tuyển cầu lông Hoa Kỳ, Bach từng tham dự Olympic 2004 và cọ sát trận mạc ở một số giải quốc tế quan trọng khác ở châu Âu lẫn châu Á . Lần này thì anh thực sự lên ngôi.

Khi được hỏi về sở thích khác ngoài môn cầu lông, Bach bảo đó là câu cá, chơi bowling và môn trượt tuyết tập được từ những ngày còn học ở đại học Colorado. Sau trận chung kết, trong lúc Tony Gunawan xiết chặt vai những đồng đội cũ trong đội tuyển Indonesia vừa là đối thủ của mình thì Bach chạy nhanh về phía khán đài và ôm ghì lấy mẹ thật lâu. Anh đã biến ước mơ của cha là ông Sen Cam (còn gọi là Cam Bach), một trong những tay vợt hàng đầu tại miền Nam trước năm 1975, thành sự thật. Trả lời phỏng vấn website của Ủy ban Olympic Hoa Kỳ, Bach nói: “Cha tôi đã yêu thích và luyện tập thường xuyên hồi còn ở quê nhà và từng ấp ủ giấc mơ được là một VĐV cầu lông của Việt Nam tham dự Olympic. Ông đã không có thời gian lẫn cơ hội để đạt được ước vọng ấy. Tâm niệm của ông cháy bỏng trong tôi và tôi luôn hy vọng mình có thể giành được thành tích cao nhất để tặng ông”. Đêm 21/8, mơ ước đó, hy vọng đó đã trở thành sự thật trong tiếng cổ vũ cuồng nhiệt của gần 8 ngàn khán giả tại đấu trường Anaheim Arrowhead Pond, California, Hoa Kỳ.
Howard Bach từng về Việt Nam thi đấu giao hữu tại TP Hồ Chí Minh trong các trận giữa đội trẻ Mỹ với đội trẻ của Đài Loan và đội trẻ chủ nhà vào năm 1999. Ưu thế của Bach là thể lực sung mãn, di chuyển nhanh, sức bật tốt cùng với những cú smash cực mạnh từ cuối sân và cú tạt cầu nhanh trong phòng thủ. Tất cả đã cùng với sự khôn khéo về chiến thuật và trình độ kỹ thuật trên lưới điêu luyện của Tony Gunawan thành “cuộc phối hợp chết người” theo lời Kwun Han, người quản trị trang web badminton.central.com, đủ tạo ra áp lực rất mạnh và liên tục lên mọi đối thủ trong sân. Cũng cần nói thêm về Tony Gunawan, tuổi 30, một “cáo già” của làng cầu lông thế giới, từng trong màu áo đội tuyển Indonesia, vô địch thế giới năm 1997, HCV đôi nam tại Olympic Sydney 2000. Sang Mỹ học làm kỹ sư máy tính từ hơn 4 năm qua, Tony đã xin nhập cư, được cấp thẻ xanh di trú và hàng ngày làm HLV chính tại Trung tâm Cầu lông YMCA, quận Cam, California. Ngoài chuyện cùng là người gốc Á, cả Tony Gunawan lẫn Howard Bach còn có một điểm chung nữa là luyện tập cầu lông từ rất sớm, lúc 5 tuổi.

Rất nhiều bà con Việt kiều đã đến để cổ vũ, động viên cho Bach và cả Nguyễn Tiến Minh trong những ngày diễn ra giải, trong đó có nhiều cựu tuyển thủ VN, tuyển thủ của TP Hồ Chí Minh qua các thế hệ đang sinh sống tại Hoa Kỳ; có người phải di chuyển từ những bang, thành phố rất xa để đến California. Sự cổ vũ ấy theo ghi nhận của Bach là “đã vực dậy chúng tôi mỗi lúc khó khăn tưởng chừng như sụp đổ trước đối phương và đã dìu chúng tôi lên chiếc bục cao nhất”. Tiến Minh cũng đã nhận được những tấm tình nồng hậu, được các anh chị, các cô chú lo giúp mọi bề đi đứng, ăn ngủ... Và cũng đã la khản tiếng, đã thắt thỏm theo những đường cầu và òa lên niềm vui trong đêm chung kết đôi nam, nhất là trước hình ảnh ngộ nghĩnh của Howard Bach: nâng lên, cắn nhẹ vào chiếc HCV mà rưng rưng niềm sung sướng... Người hâm mộ trong nước cũng vui lây và qua đó xóa dần tâm lý tự ti từ lâu rằng sức vóc, các tố chất thể lực của các tay vợt Việt Nam khó mà làm nên thành tích châu lục và thế giới. Nếu nhận được sự đầu tư sớm, bài bản và đầy đủ, các tay vợt thế hệ tương lai của ta ở trong nước hoàn toàn có thể làm nên những điều bất ngờ, biết đâu được!
http://www2.thanhnien.com.vn/Uploaded/dinhhuan/213/howard-bach.jpg
Howard Bach (áo xanh - bên tay phải) và Tony Gunawan (bên tay trái) đã đem về chiếc HCV đầu tiên của môn cầu lông cho thể thao nước Mỹ
http://www2.thanhnien.com.vn/Uploaded/dinhhuan/213/cau-long-1.jpg
Một pha bật cao đập cầu của Howard Bach
http://www2.thanhnien.com.vn/Uploaded/dinhhuan/213/cau-long-2.jpg
Hình ảnh ngộ nghĩnh của Howard Bach: nâng lên, cắn nhẹ vào chiếc HCV
-----------------------------------
Trong những ngày ở Mỹ, hai cha con ông Cam Bach đã cư xử rất tốt và giúp đỡ chúng tôi rất nhiều, từ việc đem xe đưa đón đến việc đưa vào tập luyện chung với đội tuyển cầu lông Hoa Kỳ, tập miễn phí với cả HLV của họ, bởi với VĐV các đội khác thì phải trả từ 40 đến 70USD mỗi giờ tập. Howard Bach luôn động viên và hỗ trợ cho Tiến Minh về chuyên môn và trao đổi kinh nghiệm sau các ván đấu, điều rất quý khi Minh một thân một mình lần đầu tiên vào giải thế giới.
(Bà Huỳnh Ngọc Liên, Phó Chủ tịch Liên đoàn cầu lông TP Hồ Chí Minh)
-----------------------------------
Nguyễn Quang Thông
09:39:00, 28/08/2005
http://web.thanhnien.com.vn/


-----------------------------------
Howard Bach ở Olympic Athens 2004

Howard Bạch sinh ngày 22/2/1979 tại TP.HCM, cùng gia đình sang định cư ở Mỹ từ năm 3 tuổi, và bắt đầu chơi cầu lông từ năm 5 tuổi. Năm 1999, Howard Bạch được gọi vào đội tuyển cầu lông Mỹ và đoạt ngay HCB bộ môn đôi nam tại Đại hội Thể thao Liên Mỹ. Từ đó, Howard Bạch liên tục tham dự và gặt hái thành công trong các giải đấu quốc tế lớn: vô địch Pan Am Games 2003, giải Brazil International 2003, giải Sao Paulo Cup lần thứ 18, giải Guatemala International 2003, giải PeruInternational 2004, vào tứ kết giải Thái Lan 2004, vòng 32 giải Trung Quốc mở rộng 2004. Nhờ những thành tích này, Howard Bạch cùng đồng đội Yu Quoc Hao được Liên đoàn Cầu lông quốc tế xếp hạng 12 thế giới tại bộ môn đôi nam và đây cũng là thứ hạng cá nhân cao nhất của đội tuyển cầu lông Mỹ. Tham gia Olympics Athens lần này, Howard Bạch sẽ cùng với Kevin Han 31 tuổi, VĐV Mỹ gốc Trung Quốc, tham dự bộ môn đôi nam.

Tuấn Anh - Hạnh Ngân
(Theo Người Việt, Radio Bolsa)
http://web.thanhnien.com.vn/

nhat-truong
26-09-2005, 01:36
Duy Ái (chuyển ngữ)/Người Việt Trẻ


Phải chăng đó là một danh xưng rất kiêu, rất tuyệt? Chàng thanh niên 26 tuổi, Howard Bạch, chưa từng nghĩ là mình sẽ đạt được danh xưng ấy.


Howard Bạch sinh ra ở Việt Nam và hiện đang sinh sống tại quận Cam, tiểu bang California, Hoa Kỳ. Anh tâm sự: “Hai tháng trước, hai năm trước, mười năm trước, có thể nói tôi là một tay chơi cầu lông trong suốt cả thập kỷ nay nhưng chưa bao giờ tôi nghĩ rồi sẽ có ngày này.

Có lẽ anh ấy nên đặt kỳ vọng vào bản thân mình cao hơn.

Tại giải vô địch cầu lông thế giới tổ chức ở thành phố Anaheim, California, hôm 21 tháng Tám năm 2005, Howard Bạch và Tony Gunawan, đôi hạt giống số 13 của giải đã đánh bại đôi đối thủ hạng nhất thế giới. Vài tuần sau chiến thắng, Howard vẫn như mơ màng: “Vào lúc này tôi vẫn không thể tin được sự thật mỗi khi thức dậy.”

Nhưng đó là sự thật: “Howard Bạch là nhà vô địch cầu lông thế giới”!

Howard Bạch đến với thể thao từ tấm bé qua sự dạy dỗ của cha anh, người rất yêu thích thể thao từ khi còn ở Việt Nam. “Có lẽ tôi đã có được sự hứng thú với thể thao từ người cha,” anh nói.

Và thế là Howard Bạch bắt đầu chơi thể thao. Anh đã được có mặt trong đội tuyển cầu lông Hoa Kỳ tham gia vào thế vận hội Olympics ở Athens, Hy Lạp vào mùa Hè năm ngoái. Tuy không đạt được huy chương ở đó, nhưng những gì anh đã trải qua trong quá trình thi đấu đã mở một con đường mới đưa anh đến giải vô địch của hôm nay. Anh đã quan sát, đã học hỏi được rất nhiều.

Howard Bạch cho biết: “Cuộc thi lần ấy đã dạy tôi rất nhiều điều. Nếu không có thế vận hội Athens, tôi nghĩ tôi sẽ không có mặt ở đây ngày hôm nay.”

Trên đường đi đến giải vô địch này, Howard Bạch và bạn đánh đôi Gunawan, 30 tuổi, đã thắng 6 trận, trong đó có 4 đội được xếp là đôi hạt giống thứ 8 trở lên. Họ đã đánh bại đôi hạt giống số 1 đến từ Ðan Mạch, Jens Eriksen và Martin Lungaard Hansen trong vòng tứ kết; rồi đến đôi hạt giống số 2 của Indonesia gồm Candra Wijaya và Sigit Budiarto ở vòng chung kết.

Howard Bạch nhớ lại: “Chúng tôi đã thi đấu ở phong độ tốt nhất. Vị trí số 13 đã không đủ cao để mọi người thay đổi cách nhìn nơi chúng tôi. Có lẽ chúng tôi đã khiến rất nhiều người ngạc nhiên.”

Cuộc đời bỗng chốc như một cơn gió lốc đối với anh chàng di dân từ khi đoạt chức vô địch. Anh phải trả lời phỏng vấn, chụp hình... Anh sẽ vẫn tiếp tục luyện tập chơi cầu lông trong khi theo học ngành tài chính ở California State University of Fullerton. Anh dự tính sẽ tốt nghiệp vào tháng 5, nhưng lại mong ước trở thành lính cứu hỏa.

“Tôi sẽ không đi chu du nhiều như trước nữa. Tôi muốn hoàn thành việc học.”

Ngoài ra anh vẫn còn vài mục đích để đạt tới trong môn cầu lông. Anh không đặt ra mục tiêu cố gắng quay trở lại thế vận hội Olympics ở Bắc Kinh năm 2008 tới. Anh muốn bảo vệ danh hiệu vô địch của mình.

“Danh hiệu vô địch này dứt khoát không phải là dấu chấm hết của Howard. Hy vọng nó chỉ mới là sự mở đầu,” anh nói.

Anh có thể đặt ra những chuẩn mực cho các đấu thủ cầu lông Hoa Kỳ. Anh ấy cùng với Gunawa là những người Hoa Kỳ đầu tiên vào đến vòng tứ kết của giải vô địch cầu lông thế giới.

“Chỉ việc vào đến vòng tứ kết, chúng tôi đã tạo nên lịch sử cho thể thao Hoa Kỳ rồi,” anh nói mà vẫn như không tin nổi sự thật.

“Thật có ý nghĩa! Cơ hội chỉ đến một lần trong đời người. Và khi nó đã đến gõ vào cửa nhà bạn, bạn phải mở cửa đón nhận nó.”

Howard Bạch đã không chỉ mở cánh cửa ấy. Trong trận đấu tuyệt vời ở Anaheim, anh đã giật sập nó.

“Ðiều tuyệt vời đã thật sự xảy ra. Tôi quả thật là nhà vô địch cầu lông thế giới.”

Ðó quả đúng là một danh xưng rất kiêu và rất tuyệt.

quycoctu
05-10-2005, 20:06
BẢNG XẾP HẠNG CÁC TAY VỢT VIỆT NAM TÍNH ĐẾN 6-10-2005
Pos ID Surname Name Ctry I/C I/Pts T/C T/Pts Comps Points
76 14107 NGUYEN Tien Minh VIE 6 8070 0 0 6 8070
155 14108 NGUYEN Quang Minh VIE 7 3732 0 0 7 3732
320 14005 NGUYEN Nhu My VIE 3 1350 0 0 3 1350
462 53500 NGUYEN Hoang Hai VIE 3 630 0 0 3 630
493 53252 NGUYEN Anh Quoc VIE 2 540 0 0 2 540
520 53626 NGUYEN Quang Phong VIE 2 360 0 0 2 360

lovelyboy0108
26-10-2005, 20:20
IBF ÁP DỤNG HỆ THỐNG TÍNH ĐIỂM MỚI NGAY TẠI WORLD CUP 2005
Liên đoàn cầu lông Thế giới (IBF) sẽ áp dụng hệ thống tính điểm mới ở World Cup năm nay (15-18/12 tại YiYang,Trung Quốc). Từ năm sau, IBF sẽ áp dụng hệ thống tính điểm này cho mọi giải đấu quốc tế. Theo luật mới, mỗi lần giao cầu đều tính điểm, trong khi luật hiện hành chỉ tính điểm cho bên giao cầu thắng lần đánh đó. Ngoài ra, mỗi trận sẽ gồm 3 ván, mỗi ván 21 điểm, thay cho hiện nay mỗi ván 15 điểm cho các nội dung đơn nam, đôi nam, đôi nữ, đôi nam nữ, và 11 điểm cho nội dung đơn nữ.


CẦU LÔNG MALAYSIA QUYẾT TÂM GIÀNH HUY CHƯƠNG TẠI SEAGAME 23
Những tay vợt cầu lông mạnh nhất của Malaysia sẽ tham dự Giải cầu lông Hongkong mở rộng vào tuần tới để chuẩn bị cho mục tiêu giành HCV tại SEA Games 23. Giải này sẽ quy tụ các tay vợt cầu lông hàng đầu thế giới với tổng số tiền thưởng 250.000 USD !!! :detective

quycoctu
21-11-2005, 13:40
Mọi người download file đính kèm để biết kết quả giải cầu lông Đài Loan mở rộng 2005.

bad_dragon
22-12-2005, 10:44
Giải cầu lông Saiqi Invational World Cup 2005 diễn ra ờ Yiyang, tỉnh Hồ Nam (TQ) được tổ chức theo luật mới: 3game 21, thắng 2, tính điểm trực tiếp

Kết quả:
Đơn nam: Lin Dan (CHN) thắng Boonsak Ponsana (THA): 21/14, 21/11
Đơn nữ: Xie Xingfang (CHN) thắng Zhang Ning (CHN): 21/19, 21/16
Đôi nam: Fu / Cai (CHN) thắng Candra / Sigit (INA): 21/16, 21/18
Đôi nữ: Yang Wei / Zhang Jiewen (CHN) thắng Wei Yili / Zhang Yawen (CHN): 21/18, 21/15
Đôi nam nữ: Xie Zhongbo / Zhang Yawen (CHN) thắng Nova Widianto / Natsir (INA): 21/19, 21/10

Download video các trận chung kết (.asf)
Đơn nam:
http://www.megaupload.com/?d=WGDGUIQ6
Đơn nữ:
http://www.megaupload.com/?d=WSFVNQST
Đôi nam:
http://www.megaupload.com/?d=40YA40ZF
Đôi nữ:
http://www.megaupload.com/?d=G35M87ES
Đôi nam nữ:
http://www.megaupload.com/?d=RKZ8WQGF

cuong_2006
06-01-2006, 10:35
một miếng khi đói bằng một gói khi no

cntttg
06-01-2006, 21:22
cuong_2006 là ai vậy sao kô đọc nội dung của box này vậy. kô được post bài trong mục này mà. Đề nghị Quy xóa bài này đi.

Luân Kid
06-01-2006, 21:37
Đúng òi cần phải xóa đi , he he he .
Cho em spam với há há................

quycoctu
08-02-2006, 16:38
THOMAS/UBER PRELIMINARIES DRAW IN KUALA LUMPUR
The Asian Badminton Confederation (ABC) secretariat has confirmed that the draw making for Thomas & Uber Cup Asia Preliminaries 2006 will be held on the 7th February (Tuesday) at ABC secretariat conference room, Stadium Badminton Kuala Lumpur, Malaysia at 1100hrs.
All ABC member associations, embassy respresentatives, officials from corporate companies and members of the press are welcome to witness the draw.
Below are the teams participations:

13 countries for Thomas Cup
Hong Kong China, India, Indonesia, Iran, Korea, Malaysia, Nepal, Pakistan, Singapore, Sri Lanka, Thailand, Chinese Taipei, Vietnam.

11 countries for Uber Cups

Hong Kong China, India, Indonesia, Iran, Korea, Malaysia, Nepal, Pakistan, Singapore, Thailand, Chinese Taipei.

The exact dates for the event is from 15th to 19th February in Jaipur, India. The submission dateline for entries by players names is on the 26th January & the seeding will be based on IBF world rank of 19th January.



Kết quả bốc thăm THOMAS CUP PRELIMINARIES 2006

Group Ta
1] MALAYSIA
2] IRAN
3] PAKISTAN
4] NEPAL

Group TB
1] INDONESIA
2] THAILAND
3] VIETNAM

Group TC
1] HONG KONG CHINA
2] INDIA
3] SINGAPORE

Group TD
1] KOREA
2] CHINESE TAIPEI
3] SRI LANKA

cuong_2006
13-02-2006, 11:09
hêt' sưc' xin lỗi mọi người vì tôi không dể y' nên đã đưa nhầm tin này vào box

quycoctu
17-02-2006, 16:47
http://i3.photobucket.com/albums/y89/quycoctu/ketquathoamascup2006VN-Thailand.jpg

Luân Kid
17-02-2006, 23:07
Thế là VN vẫn về nước như mọi khi , chẳng có gì khác biệt....

quycoctu
20-02-2006, 14:46
8 TEAMS QUALIFIED FOR JAPAN

8 teams from the Thomas & Uber Cup Preliminaries in Jaipur have confirmed their places in the Finals in Japan, from 28th April to 7th May 2006.
The qualifiers are:
Thomas Cup:
MALAYSIA, INDONESIA, INDIA, KOREA
Uber Cup:
KOREA, CHINESE TAIPEI, HONG KONG CHINA, SINGAPORE

Luân Kid
20-02-2006, 23:05
Có ai có link download mấy trận đấu đưa lên mọi ngừ thưởng thức đi !!??

cuong_2006
21-03-2006, 15:46
liệu đoàn việt nam mình có ai tham dự giải cầu lông trung quốc mở rộng không nhỉ ?

helloworld
30-03-2006, 00:26
Tin vui cho cầu lông VN, Ngày thi đấu thứ 2 của giải cầu lông vô địch châu à ABC2006, Nguyễn Tiến Minh đã đánh bại Shoji Sato của nhật bản với tỷ số 2:0. 21-12, 21-16 để tiến vào vòng 3 của giải.
Ngày mai 30-3 Tm sẽ gặp Muhd Roslin Hashim của Malaysia.
Giới chuyên môn cho rằng TM hoàn toàn có cửa đi sâu hơn nữa vào vòng trong.
Hi vọng TM sẽ còn cón thể đi sâu vào giải

quycoctu
30-03-2006, 16:44
GIẢI CẦU LÔNG CHÂU Á 2006
Ngày 1:
28th Mar-Yonex Sunrise ABC 2006 Mixed Doubles_Qualifying Dauletaliyev Zhomart/ Sorokina(KAZ) beats
Uddin Md. Rais/ Halder Dulali(BAN) 13-21, 21-11, 21-18

28th Mar-Yonex Sunrise ABC 2006 Mixed Doubles_Qualifying Hoon Tien How/ Ooi Sock Ai(MAS) beats
Leong Kin Fai/ Pun Ut Wa(MAC) 21-6, 21-6

28th Mar-Yonex Sunrise ABC 2006 Women's Singles_Qualifying Anita Raj(MAS) beats
CHang Ya Lan(TPE) 21-6, 21-17

28th Mar-Yonex Sunrise ABC 2006 Women's Singles_Qualifying Jun Jae Youn(KOR) beats
Shrestha Sumina(NEP) 21-9, 21-3

28th Mar-Yonex Sunrise ABC 2006 Women's Singles_Qualifying Nguyen Thi Binh Tho(VIE) beats
Chen Hsiao Huan(TPE) 21-15, 21-19

28th Mar-Yonex Sunrise ABC 2006 Women's Singles_Qualifying Lydia Cheah(MAS) beats
Hettriachchilage Renu(SRI) 21-15, 21-13

28th Mar-Yonex Sunrise ABC 2006 Women's Singles_Qualifying Lee Hyun Jin(KOR) beats
Baharum Norsyahliza(MAS) 21-11, 21-13

28th Mar-Yonex Sunrise ABC 2006 Women's Singles_Qualifying Hung Shih Chieh(TPE) beats
Long Ying(MAC) 21-11, 21-18

28th Mar-Yonex Sunrise ABC 2006 Women's Singles_Qualifying Pai Min Jie(TPE) beats
Tamang Sara Devi(NEP) 21-8, 21-10

28th Mar-Yonex Sunrise ABC 2006 Women's Singles_Qualifying Wong Mew Kheng(MAS) beats
Adhikary Konica Rani(BAN) 21-2, 21-10

28th Mar-Yonex Sunrise ABC 2006 Men's Singles_Qualifying Kalugalage Amila Silva(SRI) beats
Ng Man CHon(MAC) 21-9, 21-18

28th Mar-Yonex Sunrise ABC 2006 Men's Singles_Qualifying Lam Chi Man(MAC) beats
Uddin Md. Rais(BAN) 15-21, 21-19, 21-14

28th Mar-Yonex Sunrise ABC 2006 Men's Singles_Qualifying Ormanov Askar(KAZ) beats
Ochirpurev Batkhurel(MGL) 21-16, 21-18

28th Mar-Yonex Sunrise ABC 2006 Men's Singles_Qualifying Castelino Rohan(IND) beats
Kao Samean(CAM) 21-14, 21-6

28th Mar-Yonex Sunrise ABC 2006 Men's Singles_Qualifying Kashyap P(IND) beats
Nguyen Huy Giang(VIE) 24-22, 21-8

28th Mar-Yonex Sunrise ABC 2006 Men's Singles_Qualifying Leong Kin Fai(MAC) beats
Olonbayar Enkhbat(MGL) 21-17, 21-18

28th Mar-Yonex Sunrise ABC 2006 Men's Singles_Qualifying Dautilayev Zhomart(KAZ) beats
Lei Kit(MAC) 21-15, 21-15

28th Mar-Yonex Sunrise ABC 2006 Men's Singles_Qualifying Karunathilaka Kindelpitiyage(SRI) beats
Nuon Sophorn(CAM) 21-10, 21-16

28th Mar-Yonex Sunrise ABC 2006 Men's Doubles_Qualifying Ormanov Askar/ Dautilayev Zhom(KAZ) beats
Nuon Sophorn/ Mao Heng(CAM) 21-13, 21-18

28th Mar-Yonex Sunrise ABC 2006 Men's Doubles_Qualifying Hoon Tien How/ Tan Boon Heong(MAS) beats
Leong Kin Fai/ Lam Chin Man(MAC) 21-5, 21-8

28th Mar-Yonex Sunrise ABC 2006 Men's Doubles_Qualifying Phak Seiha/ Kao Samean(CAM) beats
Lei Kit/ Ng Man Chon(MAC) 21-19, 21-5

28th Mar-Yonex Sunrise ABC 2006 Women's Singles_Qualifying Chang Ya Lan(TPE) beats
Liu Fan Frances(SIN) w/o

28th Mar-Yonex Sunrise ABC 2006 Women's Singles_Qualifying Shrestha Sumina(NEP) beats
Halder Dulali(BAN) 21-9, 24-22

28th Mar-Yonex Sunrise ABC 2006 Women's Singles_Qualifying Nguyen Thi Binh Tho(VIE) beats
Mutatkar Aditi(IND) 23-12, 21-18

28th Mar-Yonex Sunrise ABC 2006 Women's Singles_Qualifying Hettiarachchige Renu(SRI) beats
Pun Ut Wa(MAC) 21-6, 21-9

28th Mar-Yonex Sunrise ABC 2006 Women's Singles_Qualifying Lee Hyun Jin(KOR) beats
Le Ngoc Nguyen Nhung(VIE) 21-14, 19-21, 21-16

28th Mar-Yonex Sunrise ABC 2006 Women's Singles_Qualifying Long Ying(MAC) beats
Banzragch Saikhantuul(MGL) 21-14, 21-5

28th Mar-Yonex Sunrise ABC 2006 Women's Singles_Qualifying Tamang Sara Devi(NEP) beats
Sorokina Veronika(KAZ) 21-17, 21-13

28th Mar-Yonex Sunrise ABC 2006 Women's Singles_Qualifying Adhikary Konica(BAN) beats
Sari Shinta Mulia(SIN) w/o

28th Mar-Yonex Sunrise ABC 2006 Men's Singles_Qualifying Castelino Rohan(IND) beats
Phak Seiha(CAM) 21-10, 21-4

Ngày 2:
MEN'S SINGLES
Chetan Anand vs Kennevic Asuncion
Ng Wei vs Hendra Wijaya
Lee Tsuen Tseng vs Poompat Sapkulchananart (the Thai beat Sony in Jaipur)
Alamsyah vs Kendrick Lee
Arvind Bhat vs Sairul Amar Ayob
Nguyen Tien Minh vs Shoji Sato (MATCH OF THE ROUND) -- it will not be a shock if the upcoming Viet manages to beat the Japanese
Anup Sridhar vs Boonsak Ponsana
Lu Yi vs Simon Santoso -- a tough first test for Simon

WOMEN'S SINGLES -- surprisingly, nearly all the matches are interesting
Wang Chen vs Julia Wong
Wang Yihan vs Soratja Chansrisukot
Eriko Hirose vs Chien Yu-Chin (MATCH OF THE ROUND)
Lydia Cheah vs Saina Nehwal
Cheng Shao-Chieh vs Lee Yun Hwa
Li Li vs Wong Sin Yee
Jiang Yanjiao vs Yu Hirayama
Trupti Murgunde vs Xing Aiying
Meemek Monthila vs Kanako Yonekura
Chen Li vs Wong Meow Choo
Jun Jae Youn vs Yip Pui Yin -- Jun is a qualifier :eek:
Lee Hyun Jin vs Seo Yeon Hee -- bad draw for Korea

MEN'S DOUBLES
Shen Ye/He Hanbin vs Sudket Prapakamol/Patapol Ngernsrisuk -- CCM/KKK withdraw from the tournament, making it easier for Candra/Sigit to cruise through to the final. Note that Shen/He is the World Junior runner-up 2 years ago.
Hendra Gunawan/Joko Riyadi vs Choong Tan Fook/Lee Wan Wah (MATCH OF THE ROUND) -- I am expecting an upset from Indonesia's no 4 pair
Albertus Susanto Njoto/Yohan Hadikusumo Wiratama vs Gan Teik Chai/Abdul Latif Mohd Zakry
Shuichi Sakamoto/Shintaro Ikeda vs Luluk Hadiyanto/Alvent Yulianto

WOMEN'S DOUBLES -- most seeded pairs receive a bye to the second round...not much interesting match
Chou Chia-Chi/Ku Pei-Ting vs Jiang Yanmei/Li Yujia -- the Singaporean pair shoud win and face the 2nd seeded Kumiko Ogura/Reiko Shiota in the second round.

MIXED DOUBLES
Songphol Anukritayawan/Kulchala Vorawichitchaikul vs Hoon Thien How/Ooi Sock Ai
Tsai Chia-Hsin/Cheng Wen-Hsing vs He Hanbin/Zhao Yunlei
Tan Bin Shen/Ooi Yu Hang vs Anggun Nugroho/Yunita Tetty
Kennevic Asuncion/Kennie Asuncion vs Sudket Prapakamol/Saralee Thungthongkam (MATCH OF THE ROUND) -- can the Asuncion bro-sis combo beat the not-in-form Sudket/Saralee?

Ngày 2:
MEN'S SINGLES

Lee Chong Wei vs Lee Cheol Ho -- no problem for LCW
Chetan Anand vs Markus Wijanu -- hopefully, the Indonesian can win
Ng Wei vs Nikhil Kanetkar
Poompat Sapkulchananart vs Li Yu -- can the Thai create another upset?
Kuan Beng Hong vs Qiu Yanbo
Park Sung Hwan vs Yogendran Krishnan
Sony Dwi Kuncoro vs Sho Sasaki (MATCH OF THE ROUND) -- tough first test for Sony!
Yeoh Kay Bin vs Chin Sheng-Ming
Kendrick Lee Yen Hui vs Chen Yu
Yousuke Nakanishi vs Sairul Amar Ayob
Liao Sheng-Shiu vs Chan Yan Kit
Jang Young Soo vs Kashyap (??)
Muhd Roslin Hashim vs Nguyen Tien Minh -- close candidate for match of the round. I am picking the Viet this time.
Ahn Hyun Suk vs Boonsak Ponsana
Thomas Kurian vs Simon Santoso -- shouldn't be a problem for Simon
Hung Yuk Wong vs Muhd Hafiz Hashim -- another breeze for Hafiz

WOMEN'S SINGLES

Wang Chen vs Soratja Chansrisukot
Eriko Hirose vs Saina Nehwal (MATCH OF THE ROUND) -- the Jap is technically more superior, but, my heart goes to the young and promising Saina
Lee Yun Hwa vs Li Li -- yet another tough call after Lee beat Cheng today
Jiang Yanjiao vs Pai Min-Jie -- it will be a shock if Jiang loses tomorrow
Trupti Murgunde vs Kanako Yonekura
Ng Ka Shun vs Chen Li
Yip Pui Yin vs Seo Yoon Hee -- another candidate for match of the round. The HK player has improved...but can see beat another Korean player after deposing Jun Jae Yun in 3 close sets?
Sutheswari Mudukasan vs Kaori Mori

WOMEN'S DOUBLES

Wong Pei Tty/Chin Ee Hui vs Chang Yu-Ju/Cheng Hsiao-Yun
Thilini Sudhara Jayasinghe/Renu C.D.S. Hettiarachchige vs Lim Pek Siah/Joanne Quay Swee Ling -- what a long name....
Mooi Hing Yau/Fong Chew Yen vs Chien Yu-Chin/Cheng Wen-Hsing
Tomomi Masuda/Aki Akao vs Zhao Yunlei/Cheng Shu -- the Chinese beat Xing Aiying/Shinta Mulya Sari today....they could sneak another suprise tomorrow.
Long Ying/Pun Ut Wa vs Pan Pan/Tian Qing -- yet another potential top Chinese women doubles pair in the making.
Satako Suetsuna/Miyuki Maeda vs Saralee Thungthongkam/Sathinee Jankrajangwong
Du Jing/Yu Yang vs Wong Man Ching/See Phui Leng
Jiang Yanmei/Li Yujia vs Kumiko Ogura/Reiko Shiota (MATCH OF THE ROUND) -- gonna be a pretty interesting match...the Jap pair has an edge.

MIXED DOUBLES

Nova Widianto/Lilyana Natsir vs V. Diju/Jwalla Gutta
Gan Teik Chai/Fong Chew Yen vs Shen Ye/Pan Pan -- could be a problem for the Malaysian
Songpol Anukritayawan/Kulchala Vorawichitchaikul vs Keita Masuda/Tomomi Matsuda
Devin Lahardi/Vita Marissa vs Zhang Wei/Yu Yang (MATCH OF THE ROUND) -- tough first test for Devin/Vita, hope they will win!
Tran Thanh Hai/Le Ngoc Nguyen Nhung vs Mohd Rizal/Endang Nursugianti -- no problem for Rizal/Endang
Shintaro Ikeda/Satoko Suetsuna vs Hendri Saputra Kurniawan/Li Yujia
He Hanbin/Zhao Yunlei vs Anggun Nugroho/Yunita Tetty -- a tricky tie for the Indonesian no 2 pair, but, they should win!
Gong Weijie/Tian Qing vs Sudket Prapakamol/Saralee Thungthongkam -- by right, also no problem for the second seed.

Asian Badminton Championships: Quarter-Final (31/03)

--------------------------------------------------------------------------------

MEN'S SINGLES

Lee Chong Wei vs Poompat Sapkulchananart -- the Thai might suprise yet again

Park Sung Hwan vs Sony Dwi Kuncoro -- another candidate for match of the round. Tough test for Sony and I hope he can win.

Chen Yu vs Jang Young Soo -- shouldn't be a problem for the Chinese.

Boonsak Ponsana vs Simon Santoso (MATCH OF THE ROUND) -- Simon's confidence must be pretty high after beating Hafiz out. Can he reach his first semi-final in a major event by beating Boonsak tomorrow? I hope so, but my money is on Boonsak.

MEN'S DOUBLES

Candra Wijaya/Sigit Budiarto vs Hoon Thien How/Tan Boon Heong -- the young Malaysian pair is no easy opponent. Candra/Sigit will have to be at their best.

Shen Ye/He Hanbin vs Hwang Ji Man/Jung Tae Kuk -- the more experienced Korean pair should win.

Choong Tan Fook/Lee Wan Wah vs Markis Kido/Hendra Setiawan (MATCH OF THE ROUND) -- expect a thrilling and explosive match. The younger Indonesian pair might yet again win if they play the right strategy from the very beginning

Gan Teik Chai/Abdul Latif Mohd Zakry vs Luluk Hadiyanto/Alvent Yulianto -- a close candidate for match of the round. Can Luluk/Alvent have their revenge after losing in the AE quarter-final 2 mths ago? On paper, they should prevail!

WOMEN'S SINGLES

Wang Chen vs Eriko Hirose (MATCH OF THE ROUND) -- a tricky tie for Wang, but she should prevail.

Lee Yun Hwa vs Jiang Yanjiao -- the Chinese youngster should win.

Trupti Murgunde vs Chen Li -- I will be really amazed if the Indian player could win again.

Seo Yoon Hee vs Kaori Mori -- the Jap has a slight edge.

WOMEN'S DOUBLES

Wong Pei Tty/Chin Ee Hui vs Lim Pek Siah/Joanne Quay Swee Ling -- the no 1 seed should not face any problem.

Chien Yu-Chin/Cheng Wen-Hsing vs Zhao Yunlei/Cheng Shu -- a tricky tie for the Chinese Taipei pair...but they should prevail.

Pan Pan/Tian Qing vs Saralee Thungthongkam/Sathinee Jankrajangwong -- Pan/Tian could sneak a win here....but I am still picking Saralee/Sathinee to win.

Du Jing/Yu Yang vs Jiang Yanmei/Li Yujia (MATCH OF THE ROUND) -- I hope the Singaporean could win...but Du/Yu should be more superior.

MIXED DOUBLES

Nova Widianto/Lilyana Natsir vs Gan Teik Chai/Fong Chew Yen -- shouldn't be a problem for the world champion.

Keita Masuda/Tomomi Matsuda vs Zhang Wei/Yu Yang -- the Jap is more experienced, but I put my money on the Chinese pair.

Muhammad Rizal/Endang Nur Sugiantivs Hendri Kurniawan Saputra/Li Yujia -- a tough match and in terms of ranking, the Singaporean is more superior. Hope the Indo pair can win though..

Anggun Nugroho/Yunita Tetty vs Sudket Prapakamol/Saralee Thungthongkam (MATCH OF THE ROUND) -- Anggun/Yunita have beaten them in the SEA Games individual event semi-final. An interesting match tomorrow and the Thai has a slight edge despite them still not being in their top form yet.
(Nguồn:http://www.badmintoncentral.com/forums/showthread.php?t=31711)

quycoctu
04-04-2006, 13:57
CÁC GIẢI ĐẤU CẦU LÔNG QUỐC TẾ NĂM 2006

04 Jan 2006
08 Jan 2006
Wilson Swiss Open 2006 (4*)
Basel
US$120,000

09 Jan 2006
15 Jan 2006
YONEX German Open 2006 (3*)
Mulheim
US$ 80,000

17 Jan 2006
22 Jan 2006
YONEX All-England 2006(4*)
Birmingham
US$ 125,000

02 Feb 2006
05 Feb 2006
Farj Tournament 2006 (A)
Tehran , Iran


15 Feb 2006
19 Feb 2006
Thomas & Uber Cup Preliminaries 2006
Jaipur , India (Asia Zone)


08 Mar 2006 12 Mar 2006 AVIVA-COFCO China Masters 2006 (6*) Chengdu, China US$ 250,000
01 Mar 2006
05 Mar 2006
Philippine Open 2006 (4*)
Manila
US$ 120,000

16 Mar 2006
25 Mar 2006
Commonwealth Games 2006
Melbourne


28 Mar 2006
02 Apr 2006
Asian Badminton Championship 2006 (4*)
Johor Bahru , Malaysia
US$ 125,000

19 Apr 2006
23 Apr 2006
ROBOT-HCMC Satellite 2006 (A)
Ho Chi Minh city
US$10,000

26 Apr 2006
30 Apr 2006
Thailand Satellite 2006 (A)
Trang , Thailand


27 Apr 2006
07 May 2006
Thomas & Uber Cup 2006 FINAL
Sendai & Tokyo


24 May 2006
28 May 2006
Hanoi Satellite 2006 (A)
Hanoi , Vietnam


31 May 2006
04 Jun 2006
Indonesia Open 2006 (6*)
Surabaya , Indonesia
US$ 250,000

01 Jun 2006
04 Jun 2006
Bahrain Satellite 2006 (A)
Manama , Bahrain


06 Jun 2006
11 Jun 2006
Singapore Open 2006
Singapore City


07 Jun 2006
10 Jun 2006
Syria Satellite 2006 (A)
Damascus


13 Jun 2006
18 Jun 2006
Malaysia Open 2006 (5*)
Kuching , Malaysia
US$ 150,000

20 Jun 2006
25 Jun 2006
Chinese Taipei Open 2006 (5*)
Taipei
US$ 170,000

28 Jun 2006
02 Jul 2006
Vietnam Open 2006 (3*)
Ho Chi Minh city
US$ 30,000

03 Jul 2006
09 Jul 2006
Asian Junior Badminton Championship 2006
TBC


14 Jul 2006
16 Jul 2006
MVP Cup Asia vs Europe
Manila , Philippines
US$ 100,000

19 Jul 2006
23 Jul 2006
Macau Open 2006 (4*)
Macau
US$ 120,000

25 Jul 2006
30 Jul 2006
Thailand Open 2006 (4*)
Bangkok , Thailand
US$ 120,000

03 Aug 2006
06 Aug 2006
Nepal Satellite 2006 (A)
Kathmandu


18 Aug 2006
27 Aug 2006
South Asia Federation (SAF)Games 2006
Colombo , Sri Lanka


23 Aug 2006
27 Aug 2006
Milo Junior International 2006
Jakarta , Indonesia


24 Aug 2006
27 Aug 2006
Invitational World Cup 2006
China


28 Aug 2006
02 Sep 2006
Singapore Satellite 2006 (A)
Singapore


30 Aug 2006
02 Sep 2006
YONEX-Sunrise Hong Kong Open 2006 (5*)
Hong Kong


05 Sep 2006
09 Sep 2006
JPGG Surabaya Satellite 2006
Surabaya


10 Sep 2006
13 Sep 2006
Iran Satellite 2006
Esfahan , Iran


13 Sep 2006
17 Sep 2006
Mongolia Satellite 2006 (A)
Ulan Bataar , Mongolia


18 Sep 2006
24 Sep 2006
World Championship 2006 (7*)
Madrid , Spain


18 Oct 2006
22 Oct 2006
China Open 2006
Guangzhou , China


10 Oct 2006
15 Oct 2006
Japan Open 2006
Tokyo , Japan


17 Oct 2006
22 Oct 2006
Korea Open 2006 (6*)
Seoul


09 Nov 2006
18 Nov 2006
World Junior Championship 2006
Seoul , Korea


09 Nov 2006
12 Nov 2006
Sri Lanka Satellite 2006 (A)
Colombo


21 Nov 2006
26 Nov 2006
Malaysia Satellite 2006 (A)
Alor Star , Malaysia


02 Dec 2006
09 Dec 2006
Asian Games 2006
Doha , Qatar

bad_dragon
18-04-2006, 15:46
Giải cầu lông Robot Việt Nam Satellite lần III/2006: Đoàn chủ nhà 'nhắm' top 4

Giải sẽ diễn ra từ 19 - 23.4, tại nhà thi đấu Phan Đình Phùng, TPHCM. Đáng tiếc nhất là sự vắng mặt vào giờ chót của đoàn Đài Loan; trong khi Công chúa Thái Lan cũng không tham dự vì Hoàng gia Thái Lan không cho phép. Tham dự có 177 tay vợt (65 nữ) đến từ 12 quốc gia, vùng lãnh thổ thi tài ở 5 nội dung: Đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ và đôi nam - nữ. Tổng giá trị tiền thưởng lên tới 10.000USD. Malaysia là đoàn có lực lượng hùng hậu nhất, với 63 thành viên, gồm nhiều tay vợt đẳng cấp châu lục, thế giới.

Ở nội dung đơn nam - đáng quan tâm nhất - có tới 75 VĐV tranh tài. Trong số 8 tay vợt được xếp là hạt giống thì người có số điểm cao nhất là Chan Yan Kit, Hồng Kông (hạng 36 thế giới) và thấp nhất là Djohan Erwin của Singapore (hạng 143), trong khi tay vợt số 1 Việt Nam Tiến Minh xếp hạng 68. Tuy nhiên theo BTC, tay vợt đáng ngại nhất là Susilo Ronald (hạng 114) - tay vợt gốc Indonesia, nhập quốc tịch Singapore.

Các nội dung khác, đơn nữ (5 VĐV), đôi nam (10 cặp), đôi nữ (4 cặp) và đôi nam - nữ (7 cặp) đều là những tuyển thủ hàng đầu VN và VĐV trẻ triển vọng... Liên đoàn Cầu lông Việt Nam cho biết VĐV Ngô Hải Vân bị loại vì vô kỷ luật. Tuy nhiên, với lực lượng hùng hậu, ở một sân chơi ngang tầm, có lợi thế sân nhà đoàn Việt Nam đặt chỉ tiêu lọt vào top 4.

Ông Phạm Quang Bản - Phó Giám đốc Sở TDTT TPHCM, Trưởng BTC giải: "TPHCM vẫn là địa phương có phong trào cầu lông mạnh trong cả nước nên chúng tôi duy trì giải Robot hằng năm; tạo cơ hội cọ xát tốt cho các VĐV hàng đầu cả nước. Giải đấu này còn là điều kiện để các VĐV thể hiện mình nhằm chuẩn bị tốt nhất cho Giải Việt Nam mở rộng vào tháng 6.2006. Tôi tin là giải sẽ thành công và có uy tín tốt với Liên đoàn Cầu lông Châu Á".

(Theo Lao động)

Dzé đây! Dzé đây!
Có ai mua dzé hôn? 15.000 - 20.000 VND/vé

cobonla
23-07-2006, 14:16
Nghe nói Tiến Minh sẽ được tham dự World Cup cầu lông đúng không mọi người?