PDA

View Full Version : "tám"



thanh_caulong
12-11-2004, 09:09
Có ai xem trận chung kết đôi nam nữ Olympic Athens 2004 giữa Zhang Jun / Gao Ling (Trung Quốc) và Robertson Nathan / Emms Gail (Anh) không?

Tui thấy huấn luyện viên phụ trách kỹ thuật của Anh là một gương mặt rất quen: hình như là Ricky Mainaky (vận động viên này cùng với Rexy Subaja là đôi nam của Indonesia - vô địch Olympic Atlanta 1996).

Nhờ có kinh nghiệm của Ricky mà đôi người Anh thắng đôi Trung Quốc ở game2 15-12 (sau khi thua đậm ở game1 1-15), và "xém" 1chút là giành được huy chương vàng từ đôi Zhang Jun / Gao Ling của Trung Quốc (đôi này đã từng vô địch Olympic Sydney 2000) khi dẫn điểm trước, rồi sau đó thua lại 15-12.
(tiếc ghê! mình nhìn thấy "vàng" là chảy nước... trong khi họ gần như nắm được thì để vuột mất...
thật là đau buồn!!! chúng tôi vô cùng thương tiếc báo tin:....hic hic hic ???? (í quên: lộn chủ đề Sorryyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyy)

Thông số kỹ thuật của trận đấu:
ZHANG Jun / GAO Ling (CHN) - ROBERTSON Nathan / EMMS Gail (GBR)
1-15 12-15 15-12

Match Game 1 Game 2 Game 3
ROBERTSON Nathan
EMMS Gail (GBR) 1 15 12
ZHANG Jun
GAO Ling (CHN) 15 12 15
Duration (min)* 93' 12' 35' 39'
Longest rally (sec) 33 33 28 25
Longest rally (strokes) 39 34 39 25
Shuttles used 21 4 9 8

Court: 1
Umpire : Tomoharu SANO (JPN)
Service Judge : Mojmir HNILICA (CZE)

Nathan ROBERTSON Jun ZHANG
Gail EMMS Ling GAO

Game 1 Game 2 Game 3 Game 1 Game 2 Game 3
Match points 1(11-14)
2(14-12)
Game points 1(14-10)
2(14-12) 1(14-1)
Service without
either side scoring 2 1 2 1 4

Biggest scoring
run with change
of service 1 5 7 9 4 6

Biggest scoring
run without
change of service 1 3 3 6 2 3

Biggest lead 6 4 13 3

Biggest comeback to win 3-7

Service faults

Penalties (Yellow, Red and Black Card)

Legend
Y - Yellow Card R - Red Card * - Includes 90-second and five minute breaks between games where applicable IBF - International Badminton Federation

thanh_caulong
13-11-2004, 09:03
??? Sao không có ai post bài lên ở đây vậy? ???
_______________________________________
Thôi! mình tự nói chuyện một mình cũng được ???
(thần kinh có vấn đề ????)
_______________________________________
Bài này cũng cũ rồi! Đọc cho vui. OK?
_______________________________________
Giải vô địch cầu lông thế giới 2003(World Championships 2003)
Birmingham - England

Cầu lông châu Âu không có người kế tục

Vô địch cầu lông nữ thế giới năm 1999 Camilla Martin của Đan Mạch vừa bị tay vợt nữ Trung Quốc Zhang Ning hạ bệ ngay tại vòng tứ kết ở giải vô địch cầu lông thế giới lần thứ 13 tổ chức tại Birmingham Anh. Sau đó chính Zhang Ning đã trở thành nhà vô địch thế giới.

Nhìn vào cuộc đổi ngôi này cùng những gì diễn ra tại giải nhưng nhà phân tích cho rằng: "Kỷ nguyên cầu lông thế giới của những tay vợt Đan Mạch đã qua rồi. Châu Âu không có người kế tục và Trung Quốc đang giành được những vị trí then chốt nhất để trở thành cường quốc của môn thể thao này."

Tại giải vô địch thế giới cầu lông lần này, Trung Quốc giành được tới 3 chức vô địch: đơn nam và nữ, đôi nam nữ trong khi đó Đan Mạch chỉ còn giữ lại được một chức vô địch đôi nam trong 5 chức vô địch.

Trong tuổi xế chiều của một nhà vô địch, tay vợt 29 tuổi Martin, cho biết: "Thế vận hội Athens 2004 sẽ là Thế vận hội cuối cùng và là giải đấu cuối cùng của tôi". Sau khi bị Zhang Ning đánh bại 11-6 và 11-0 Camila Martin đã đưa ra nhận xét: "Những tay vợt nữ Trung Quốc luôn nổi lên là những tay vợt khó chơi nhất. Kỹ thuật và thể lực của họ luôn là những yếu tố khó sánh kịp. Tôi luôn gặp những tay vợt Trung Quốc cản đường trong các giải lớn của thế giới. Cầu lông châu Âu đang bị những tay vợt Trung Quốc loại dần ra khỏi các giải thế giới trong tương lai. Cầu lông nữ và nam châu Âu lúc này đã không còn người kế tục."

Nói về tương lai của cầu lông nữ châu Âu, Camila Martin cho biết: "Lúc này tôi chưa nhìn thấy một tay vợt nữ nào có triển vọng để bảo vệ vương miện của châu Âu. Trong vòng 5 hoặc thậm chí 10 năm nữa châu Âu sẽ không thể có nhà vô địch nữ hoặc nam nếu như chúng ta không có một chiến lược đào tạo giống như ở Trung Quốc."

Hiện nay tay vợt nữ có nhiều khả năng nhất ngoài châu Á có thể làm nên chuyện là tay vợt nữ Hà Lan Mia Audina Tjiptawan. Cô gái này thực chất là thần đồng quần vợt Inđônêxia phát tích từ năm 14 tuổi. Cô lấy chồng Hà Lan và thi đấu cho đội tuyển nước này. Nhưng một Mia Audina Tjiptawan không thể nào đương đầu nổi với những tay vợt châu Á. Tại giải lần này Mia gặp Zhang và bị cô gái Trung Quốc này đánh bại ngay tại bán kết. Chỉ trong vòng có 17 phút Zhang đã hạ Mia 11-7 và 11-0.

Các tay vợt Nam Đan Mạch cũng dần dần bị mất hết thế thượng phong. Peter Gade, chồng cũ của Martin Camila, và Peter Rasmussen hiện không những chỉ bị các tay vợt Trung quốc đánh bại mà các tay vợt Inđônêxia và Malaixia cũng đã bắt đầu qua mặt họ. Không có bất cứ một tay vợt nam hay nữ nào của châu Âu lọt sâu vào giải đơn ở Birmingham lần này. Chắc chắn tại thế vận hội 2004 sắp tới quần vợt châu Âu sẽ cáo chung trước sức mạnh như chẻ tre của tất cả các tay vợt nam nữ châu Á.


Minh Hạnh (05/08/2003 15:24)

Tuy nhiên một đôi vợt của Đan Mạch là Paaske Lars và Rasmussen Jonas đã lấy lại thể diện phần nào cho cầu lông Đan Mạch nói riêng và cầu lông Châu Âu nói chung khi chiến thắng một đôi vợt mạnh Indonesia là Wijaya Candra và Budiarto Sigit với tỷ số: 15/7 - 13/15 - 15/13.



Kết quả Giải Vô Địch Thế Giới 2003



Đơn nam

Xia Xuanze (Trung Quốc) thắng Wong Choong Hann (Malaysia): 6/15 - 15/13 - 15/6

Đơn nữ

Zhang Ning (Trung Quốc) thắng Gong Ruina (Trung Quốc): 11/6 - 11/3

Đôi nam

Paaske Lars / Rasmussen Jonas (Đan Mạch) thắng Wijaya Candra / Budiarto Sigit (Indonesia): 15/7 - 13/15 - 15/13

Đôi nữ

Gao Ling / Huang Sui (Trung Quốc) thắng Wei Yili / Zhao Tingting (Trung Quốc): 15/8 - 15/11

Đôi nam nữ

Kim Dong Moon / Ra Kyung Min (Hàn Quốc) thắng Zhang Jun / Gao Ling (Trung Quốc): 15/7 - 15/8

echip82
13-11-2004, 09:55
Wow, vậy muốn tìm hiểu các tay vợt thế giới và các sự kiện liên quan đến cầu lông thế giới thì hỏi anh Thanh là nhanh nhất rồi :) . Thì ra ngày xưa Đan Mạch là cường quốc cầu lông, thế mà em tưởng cường quốc của môn thể thao này là các nước trong khu vực Châu Á thôi. Vậy ra Đan Mạch đã từng một thời là nhà vô địch và bây giờ thì đó đã là dĩ vãng, thay vào đó là các tay vợt Trung Quốc.

thanh_caulong
13-11-2004, 10:44
Sao không đi học, mới 9h đã thấy trên net rồi! Lần này thôi! Ok? lần sau mà như vậy là a về "mét" má.
(nói vậy thôi! chứ có người relpy là vui rồi? chứ có "1mình 1cõi" thì chán chếttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttt tttttttttttttttttttttttttt. ?echip?)
Mấy chuyện này chì là chuyện nhỏ, "a chú" còn biết nhiều chuyện hơn (dân gian người ta gọi người là "già chuyện"?) (nói nhỏ: chuyện này anh copy trên net, nhưng không sao, lần sao anh copy nhiều hơn (í quên: viết nhiều hơn))

trandinhtrung
13-11-2004, 11:45
Hình như sân Phạm Viết Chánh chỉ có hội cầu lông của ddth đánh thôi phải không echip82. Mình đánh dở nên mấy lần định đi rồi lại sợ, không dám đi!

thanh_caulong
13-11-2004, 15:43
buổi sáng có 2nhóm: u cứ vô thấy nhóm đánh "sung" nhất, ồn ào nhất (dù tối hôm trước có đứa đi chơi khuya, có đứa chat tới 1h sáng, có đứa...), đánh dữ dội nhất (dù đánh không được hay cho lắm!): đích thị là "nó đó!"
nói giỡn thôi! ở đây toàn là ngoan hiền không hà! mà còn được cái tính: dzui dzẻ nữa! (cái này là bà bán nước khen!) (nhưng mấy người lạ lần đầu vào nhóm, lần sau không thấy xuất hiện nữa!!??
biết sao không:vì nếu không bị "luộc" thì cũng bị "nướng bầm dập" hết trơn!!!! huhuhu...như TUI nè!!! huhuhu... mới dzô đánh lần đầu, từ 8-11h sáng,ăn cơm,đánh tiếp từ 12-14h,còn bị dzụ tối đánh từ 20h-22h nữa! may mà chỉ đánh tới 14h là TUI về, mà còn chịu không nổi, ngủ tới 21h tối mới dậy. Chứ không thôi, Chủ Nhật này đâu còn gặp lại "anh em"... hic hic hic)
(nói đùa thôi! hihihi chứ toàn là bị TUI luộc không hà!!! dù cho có bị thua mấy "xê" hic.hic.hic...)
SEE U TOMORROW

tahiti
13-11-2004, 15:48
Anh Thanh có thể đưa hình của các người trong Top 10 thế giới hiện thời ko vậy?
Em thấy sao các VĐV của Indo và Malaysia đánh giải cá nhân không được mạnh bằng giải đồng đội thế giới. Tiêu biểu là giải các quốc gia mạnh David Cup hay giải gì đó tổ chức 2 năm một lần chỉ thấy Malay và Indo là hai đội vào trận chung kết. Nhưng hồi xưa em chưa đi học nhiều nên còn theo dõi tin tức trên TV, dạo này đi học nhiều chẳng còn thời gian theo dõi.
Bài của anh Thanh thật là quý báo.

keo_mut
13-11-2004, 17:11
hơ anh Thanh chạy qua đây tám nữa hả? biết nhiều quá nha, cho em mượn vài cái đĩa về chép đi. Liên lạc với anh sao ha???

thanh_caulong
15-11-2004, 08:32
To Keo-mut: a còn phải qua nhóm e bên ttvnol để mượn thêm mấy movie cầu lông nữa đó chứ! Huân nhóm e có nhiều lắm, e phải đè xuống, bóp cổ Huân (coi bộ hơi bạo lực, nhưng đây là giải pháp nhanh nhất để có thể giành được mục đích:lấy đĩa movie cầu lông) để Huân cho e mượn (nhưng coi xem có vợ H có ở gần đó không???!!!). Để nhóm bên này ổn định hơn, sẽ qua giao hữu với nhóm e.Ok?
To Tahiti: a cũng muốn post hình, nhưng tại điều kiện kỹ thuật ở đây chưa cho phép.A cằn nhằn hoài,sợ mấy đứa nó không cho a post bài lên thì khổ?

quycoctu
15-11-2004, 12:54
keo mút dạo này sao không thấy mặt nữa ta. "Lặn" đâu mất tiêu. CN rảnh thì vào chơi chung nhá.

keo mút dạo này sao không thấy mặt nữa ta. "Lặn" đâu mất tiêu. CN rảnh thì vào chơi chung nhá.
To Thanh_caulong: : :shifty: :shifty: :shifty: là sao dám "nhăn" anh Thanh đây, người giàu tâm huyết với diễn đàn đến thế. Đây là nơi dụng nhân tài mà :D :D :D .

thanh_caulong
15-11-2004, 16:54
Kỹ thuật là nền tảng cho các vận động viên, nhưng quan trọng không kém đó là chiến thuật. Chiến thuật thi đấu của các vận động viên quốc tế phần nhiều từ các kinh nghiệm của các vận động viên đi trước kết hợp với khả năng, năng khiếu bẩm sinh tự thân của các vận động viên.
Kỹ thuật bộ pháp không có gì thay đổi nhiều kể từ khi Trung Quốc sáng tạo ra bộ pháp cho các vận động viên của mình, và bộ pháp này sau đó được nhiều quốc gia học tập, trong đó có cả Indonesia?!. Trong cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 chiến thuật ép cao sâu cuối sân được lựa chọn như là một đấu pháp hàng đầu. Ai đã từng xem các trận đấu của nữ hòang cầu lông Indonesia: Susi Susanti, sẽ nhận thấy rằng chị có một kỹ thuật hoàn hảo, một tâm lý ổn định, luôn nắm các thế chủ động bằng các đường cầu cao sâu, nhưng điểm yếu chính là thể lực. Trong các trận cầu lông trong nước, trước đây là Trang (quân đội), nhưng chỉ có Thanh Thủy (TPHCM) là một trong các vận động viên sử dụng chiến thuật này hiệu quả. Chiến thuật ép cầu cao sâu dựa trên một lối đánh thông minh, óc quan sát nhanh nhạy, độ dẻo dai, điều quan trọng trong chiến thuật này chính là các cú "lớp" cầu: chuẩn, lúc cao sâu, lúc cao nhanh, và quả "bỏ nhỏ" hiểm hóc. Trên thực tế trong đánh đơn, phần lớn các "cú" đánh thường là cao sâu, nhưng lối đánh ép cầu cao sâu thường thích hợp cho nữ, vì trong các trận đấu: nữ thường không có các cú nhảy đập cầu, nhảy lớp cầu như nam. Nếu bạn có cơ hội xem các trận đấu của Susi Susanti, bạn sẽ thấy được một lối thi đấu sôi nổi, nhưng thật uyển chuyển, nhẹ nhàng, kỹ thuật. Một lối đánh đầy nữ tính.
Vậy mới là con gái!

keo_mut
15-11-2004, 17:52
to quycoctu: Kẹo cũng đánh CN với ttvn nên khó qua đó lắm, chừng nào ddth có sân ngày khác Kẹo qua liền.
to anh Thanh: Kẹo đang giữ 6 đĩa của anh Huân rồi (không cần phải bạo lưc đâu, tự nguyện đó) anh cần Kẹo cho mượn (cũng không cần bạo lực đâu). Anh có gì hay ho cho Kẹo mượn, đặc biệt bộ Athen á

echip82
23-11-2004, 10:45
Anh Thanh có cái movie nào của nữ hòang Susi Susanti không vậy? Nếu có cho em mượn để em xem để học hỏi đi anh. Hôm bữa lúc anh chấp 2 đứa em bị anh dùng chiến thuật này mà thua liễng xiễng mới biết nó ghê ghớm cỡ nào. Có nhớ cho mượn đó nha, chơi mà dấu là hỗng có đẹp đâu :) .

thanh_caulong
27-11-2004, 15:00
vô cùng thương tiếc báo tin:
hồi xửa hồi xưa thì có 1 "cái" video, rồi mấy người bạn mượn qua mượn lại,bây giờ không biết "she" đã "đi về nơi xa lắm" nào rồi!... hic.hic.hic...

thanh_caulong
29-11-2004, 15:13
Kết quả thi đấu của Lee Tsuen Seng (Malaysia) người mới bị thua Nguyễn Tiến Minh nhà "mình" đó!!!??? (thấy sang bắt quàng làm họ?)

*** 2004

- AVIVA OPEN SINGAPORE 2004 (15-21/11/2004),Singapore:
1/64 thua Agus Hariyanto (HongKong): 5/15,10/15
- Proton-Eon MALAYSIA OPEN 2004 (29/06-4/07/2004), Malaysia
1/64 thắng Sergio LLOPIS (TâyBanNha) 15/7,15/4
1/32 thua Lin Dan (TQ) 4/15,7/15
- THOMAS CUP FINALS 2004 (7-16/05/2004), Indonesia
thắng Adisak WIRIYAPADUNGPONG (Thái Lan) 10/15,15/7,15/10
- Asian Championships 2004 (20-26/04/2004), Malaysia
1/64 thua Lwin AUNG (Myanma) bỏ cuộc
- YONEX ALL ENGLAND OPEN 2004 (9-14/05/2004), Anh
1/64 thắng Jens ROCH (Đức) 15/7,15/2
1/32 thua Lee Hyun Il (Hàn Quốc) 13/15,14/17
- SWISS OPEN 2004 (2-7/05/2004), Thụy Sĩ
1/64 thắng Jens ROCH (Đức) 15/2,15/7
1/32 thua Chen Hong (TQ) 13/15,9/15
- SIAM CEMENT WGP THAILAND OPEN 2004 (20-25/01/2004), Thái Lan
1/64 thắng Bjoern JOPPIEN (Đức) 6/15,15/7,7/15

***2003

- JVC Asian Championships 2003 (14-19/10/2003), Indonesia
1/64 miễn
1/32 thắng Shire NIKAD (Iran) 15/1,15/7
1/16 thắng Simon SANTOSO (Indonesia) 5/15,15/7,15/12
tứ kết thua Agus HARIYANTO (HongKong) 12/15,8/15
- SANYO INDONESIA OPEN 2003 (25-31/10/2003), Indonesia
1/64 thắng Shoji SATO (Nhật) 6/15,15/12,15/6
1/32 thắng Indra WIJAYA ~(Singapore) 15/13,15/7
1/16 thắng Agus HARIYANTO (HongKong) 15/9,15/2
tứ kết thua Taufik HIDAYAT (Indonesia) 3/15,6/15

quycoctu
29-11-2004, 20:10
anh Thanh giữ kỹ kỹ mấy đĩa về cầu lông nhe đặng mà làm giàu cho kho tư liệu của Hội chứ. :w00t: :w00t: :w00t:

thanh_caulong
24-12-2004, 14:20
Gần đây nếu "bà con" có dịp xem các trận đấu đôi nam giữa các tay vợt nằm trong top 10 đôi nam bảng xếp hạng của IBF từ năm 2000 đến nay, theo tôi "bà con" sẽ thấy một chiến thuật mới trong cách đánh đôi nam:

- Tấn công toàn diện: tấn công ở mọi tư thế, ngay cả tình huống đang ở thế bị động (đang bị tấn công, nhưng vẫn có thể lật ngược tình thế bằng cách tạt cầu chính diện... ). Trong trận đấu các tư thế tấn công thường xuyên không phải là bỏ nhỏ, đập cầu (cách cũ) mà thường là tạt cầu ngắn, nhắm trực tiếp vào người đối thủ (tấn công trực diện). Do vậy đòi hỏi không chỉ kỹ thuật hoàn hảo, mà quan trọng là tốc độ phản ứng cực nhanh, chủ động.
- Tốc độ trận đấu thay đổi: đòi hỏi không chỉ thể lực tốt, mà còn cả tinh thần hoàn hảo: biết cách quan sát trận đấu, chủ động trong mọi tình huống, tấn công chớp nhoáng. Cách đánh trước đây: tốc độ trận đấu thay đổi đột ngột, nhưng không thường xuyên, thường tốc độ thay đồi đột ngột trong trường hợp thấy được nhược điểm của đối phương, hay đang ở thế tấn công tốt. Nay: tốc độ thay đổi, không chỉ ở thế tấn công tốt, mà tốc độ thay đổi còn chủ động tạo tình huống bất ngờ, thăm dò, tấn công.
- Người đứng lưới rất quan trọng: thường là người chủ động trong các cuộc tấn công, trong chiến thuật tấn công của cách đánh cũ: người đứng lưới thường chỉ có vai trò giữ lưới, gài cầu để đồng đội phía sau nắm vai trò chủ động bằng cách đập cầu hay bỏ nhỏ. Nhưng hiện nay, người trên lưới không chỉ chủ động trận đấu bằng cách bỏ nhỏ, chặn cầu nhanh, tạt cầu về 2 góc sân, bỏ "mi", mà còn phải thường xuyên chặn đứng những quả bỏ "mi", những quả tạt cầu ngang, canh đập cầu khi phán đoán được cầu trong tầm kiểm soát (nhiều người cho cách đánh này là "đánh cầu hỗn")... Đang ở tư thế ngang hàng, nếu phán đoán được đối thủ đập cầu chậm hay bỏ nhỏ, thường người đang đứng bên phải: chủ động lên lưới: chặn cầu, hoặc tấn công nhanh trực tiếp vào người đối thủ, hoặc làm thay đổi tốc độ trận đấu đột ngột, tạo cơ hội cho đồng đội phía sau tấn công.
- Sử dụng nhiều kỹ xảo: có thể là 2,3 nhịp, chặn lưới, tạt cầu, bỏ mi (nhưng theo tui thì đây gọi là "lừa đảo" khách hàng, í quên: lừa đảo đối thủ???!!!).
- Đập cầu chuẩn xác và rất mạnh, đỡ cầu đa dạng

Thật ra, lối đánh này đã được đôi Indonesia đoạt huychươngvàng Olympic Atlanta 1996 áp dụng một cách hiệu quả (đặc biệt là Ricky- hiện đang là huấn luyện viên kỹ thuật cho đội tuyển Anh, anh kiểm soát hầu như cả một không gian gần 1/2 mặt sân gần lưới, như 1bức tường rào ngăn cản sự tấn công của đối phương), và ngày càng có nhiều đôi sử dụng như: Kim/Ha, Lee/Yoo (HànQuốc), PAASKE/RASMUSSEN (ĐanMạch), Luluk/Yulianto (Indonesia)... Đặc biệt đôi Kim Dong Moon/Ha Tea Kwon (HQ) vừa đạt huy chương vàng Olympic Athens 2004, huy chương đồng Olympic Sydney 2000, với thể hình cao lớn, kỹ thuật toàn diện, đặc biệt là các cú đánh tấn công chớp nhoáng trên lưới, và đập rất mạnh.

Trong thực tế vẫn có những đôi vẫn chuyên về thủ, hoặc lấy tấn công làm sở trường (đặc biệt: như đôi Indonesia Sigit/Candra gần đây đã thi đấu lại với nhau, nhưng đã không còn ở đỉnh cao phong độ, họ có kỹ thuật thủ rất tốt, nhiều kỹ xảo), nhưng ngày càng bị "lếp vế" với cách đánh tấn công & thủ toàn diện, chủ động. Cách đánh trên còn tùy thuộc vào chiều cao, tuổi tác, phong độ, sự phối hợp ăn ý, chuyên nghiệp của 2tay vợt...

Xin được "bà con" góp ý.
Mọi thư từ liên lạc, xin reply ở đây, Thanks!

echip82
25-12-2004, 09:28
Đúng là rất đúng "gu" của em rồi. Em thì định hướng chuyên về đánh đôi nên gặp bài này đúng là có thêm một cái gì đó gọi là "hướng ra" cho mình.
Đã đánh đôi với nhau thì phải hợp nhau, phải hiểu ý của bạn mình thì lúc đó trong khi đánh sẽ tạo cảm giác an tâm cho cả hai.

Những điều cơ bản khi đánh đôi:
+Khi chúng ta lốp cầu thì cả hai người phải về thủ mỗi người một phần sân, người đứng trên lưới lùi về thủ, người phía sau sẽ nhìn người đứng trước lùi về ô nào sẽ biết mà qua bên ô còn lại.
+Ngược lại khi đối phương lốp cầu cao thì một người lên lưới canh lưới, người phía sau sẽ giữ thế chủ động đập cầu hoặc bỏ nhỏ. Người đứng trên chỉ lùi khi bạn mình lốp cầu cao mà thôi.
+Khi bạn gài cầu trên lưới hoặc bỏ nhỏ thì bạn phải lên canh lưới để giữ lưới vì bạn của mình không thể biết là bạn sẽ bỏ nhỏ nên khi đối phương gài cầu lại sẽ phản ứng không kịp.

Đó là những điều cơ bản nhất của cách đánh đôi trong thi đấu.

vuminh
25-12-2004, 12:59
Hehe ... nghe mọi người nói hết bí quyết rồi, mình sẽ học theo và tìm cách khắc chế , hehe ...

Tiếp tục đi bà con ...

thanh_caulong
04-01-2005, 14:26
Hehe ... nghe mọi người nói hết bí quyết rồi, mình sẽ học theo và tìm cách khắc chế , hehe ...

Tiếp tục đi bà con ...

Vậy sao???
Bí quyết thì có nhiều (?) nhưng muốn thực hành được thì mất phải 1khoảng thời gian khá lâu? Còn không học được thì phải tìm cách "giải quyết"? Có như vậy thì giới "kiếm khách giang hồ" như mấy tụi mình mới "luôn luôn phát triển", để có cái mà "luyện" chứ, phải không bà con? (nhưng.... có nhiều "bí quyết"... không biết nói sao nữa... nghĩa là bí quyết có thể hợp với người này, nhưng không thích hợp với người khác, nhiều bí quyết không biết áp dụng vào thực tế có được không mới chết chứ!)
Nhưng không sao bà con cô bác, ai có bí quyết gì thì cứ post lên rồi tính sao. OK?

Emotion
04-01-2005, 16:53
Bí quyết đầu tiên là phải đánh chung vài set rồi mới biết có hợp hay không? Mình gặp nhiều người đánh hay, nhưng xáp dzô thì y như rằng giống 2 người đánh đơn đánh chung thành bộ đôi. Cái này người ta cũng gọi là cái "duyên" như trong tình yêu i'

thanh_caulong
06-01-2005, 13:28
Bí quyết đầu tiên là phải đánh chung vài set rồi mới biết có hợp hay không? Mình gặp nhiều người đánh hay, nhưng xáp dzô thì y như rằng giống 2 người đánh đơn đánh chung thành bộ đôi. Cái này người ta cũng gọi là cái "duyên" như trong tình yêu i'

Ok! đồng ý 2 tay, 2 chân về cái gọi là "cái duyên" trong đánh đôi. Ở cầu lông chuyên nghiệp, huấn luyện viên sẽ sắp xếp các đôi đánh chung với nhau 1thời gian, sau đó nếu thấy "hợp gu" thì sẽ hình thành 1đôi chuyên nghiệp, họ sẽ tập luyện, thi đấu chung với nhau, có thể nói là suốt cả đời vận động viên chuyên nghiệp, bởi vậy nên có thể nói là "tuỳ duyên" cũng được.
Trong thi đấu chuyên nghiệp thường thì các tay vợt sẽ được tuyển chọn tuỳ theo năng khiếu, thể chất, tâm lý để lựa chọn vào nội dung đơn, đôi hay hỗn hợp. Và đó sẽ là nội dung thi đấu sở trừơng, nhưng vẫn có 1số trường hợp ngoại lệ là vừa đơn vừa đôi, nhưng chắc chắn hiệu quả sẽ không cao, như trường hợp của các tay vợt Việt Nam.

tahiti
10-01-2005, 17:22
Hèn gì nhiều khi em đứng với người đánh giỏi hơn mà vẫn thua. :(

thanh_caulong
11-01-2005, 10:42
To Tahiti: Nhoc! bien di dau mat! gio moi lo dien?
len rung or xuong bien?

thanh_caulong
17-02-2005, 15:48
http://vnexpress.net/Vietnam/Phap-luat/2005/02/3B9DB68A/phu-tho-5.jpg
Nhà thi đấu Phú Thọ: Khập khễnh như răng bà lão
http://vnexpress.net/Vietnam/Phap-luat/2004/11/3B9D8D83/