PDA

View Full Version : Làm việc nhóm - nhưng how.... ???



babylearncom
04-11-2004, 07:00
Bữa nay xin mạo muội đưa ra chủ đề này cũng nhu quan điểm khiêm tốn của baby về vấn đề làm việc theo nhóm .Rất mong mọi người cùng tham gia thảo luận , để phân tích rõ hơn ưu nhược điểm của làm việc nhóm.

1 nguoi viet nam = 2 nguoi nhat
2 nguoi viet nam = 3 nguoi nhat
3 nguoi viet nam = 1 nguoi nhat

Cái Info này chắc mọi người biết rõ cả rồi. Baby nói về nhược điểm của làm việc nhóm thôi , còn ưu thì chắc ai cũng rõ cả
- Trình độ : chuuyện này là tất nhiên vì mỗi người một cái đầu khác nhau, mặt mũi còn khác thì nói chi đến khả năng. Nhưng từ đây sẽ dẫn đến mâu thuẫn trong công việc , mâu thuẫn càng cao thì hiệu suất công việc càng thấp. Mâu thuẫn do đâu : mỗi người 1 ý kiến , cũng tốt thôi , có cạnh tranh có cãi nhau thì mới đưa ra kết quả tối ưu nhưng không phải lúc nào cũng thế .
Cãi nhau để tranh giành phần thắng về mình , bảo vệ quan điểm của mình nhưng nếu người ta cãi nhau chỉ để cố nâng cái tôi của mình lên , để cảm thấy mình hơn người khác về suy nghĩ,về ý tưởng thì thật sự là một nhóm làm việc chung nhưng tinh thần không chung , rồi không sớm thì muộn cũng sẽ tan rã .
Bởi vì đâu nữa đây :
- Tính tình : Ai mà chẵng ích kỷ, mình biết nhưng không muốn người ta biết hay chỉ khư khư giữ lấy ý tưởng hay làm chủ ý tưởng của mình mãi cho dù la trong 1 nhóm làm việc .
Bạn có cảm thấy thích không nếu giả sử khi Sếp hỏi 1 nhóm làm việc chung : nguồn gốc ý tưởng từ đâu,rồi cảm thấy hãnh diện vì đựơc mọi người trân trọng cái "ý tưởng cá nhân trong tinh thần làm việc chung" . Nghe mâu thuẫn quá nhỉ !
Rồi bạn cảm thấy thế nào khi người khác không đồng tình hay bác bỏ thậm chí chê bai ý kiến của mình , tự ái tức giận hay tự nhủ thầm đợi đấy sẽ có lúc tôi lật lại cho mà xem. Thế là coi như nhóm làm việc chung nhưng tinh thần chung bắt đầu rạn nứt.
Đó là còn chưa kể đến việc người này ỷ lại vào người kia, thích ngồi không hưởng lợi nhưng vđ này xin loại ra ở đây.

Có rất nhiều nhóm làm việc chung rất thành công , bên cạnh đó cũng có rất nhiều cá nhân tự làm việc rất cao, mà không theo nhóm. Một công ty sẽ cần cả 2. Mọi người đọc mấy thông tin tuyển dụng thì biết rồi đó: Công ty tuyển chọn những người có khả năng làm việc theo nhóm , rồi cũng cả những người có khả năng làm việc độc lập . Ai đó nói rõ thêm về vấn đề này dùm baby.

Làm việc cá nhân thì tự do suy nghĩ , không phải theo ai , cũng như không lo lắng người khác can thiệp vào .
Làm việc theo nhóm thì suy nghĩ theo tinh thần chung ví như cùng giải quyết 1 vấn đề , lời giải sẽ nhanh hơn ? nhưng cũng không ít rắc rối ...
Vậy để vừa riêng mà vừa chung thì phải như thế nào , hy vọng mọi người cùng thảo luận vui vẻ để tìm câu trả lời.

Chỉ là suy nghĩ cá nhân , baby nghĩ tới đâu viết tới đó . Rất mong mọi người củng nhau mổ xẻ vấn đề .

tinman
05-11-2004, 02:30
2 vấn đề tôi muốn nêu ra:

Trước nhất cái vụ:

1 nguoi viet nam = 2 nguoi nhat
2 nguoi viet nam = 3 nguoi nhat
3 nguoi viet nam = 1 nguoi nhat

Xưa như trái đất rồi. Thực tế bây giờ câu nói này chẳng còn trúng là bao. Lấy giáo dục bình quân, trình độ, khả năng chuyên môn, sức khoẻ, và năng suất lao động của 1 người VN so sánh với người nhật chúng ta đã kém xa lắm rồi. Đừng giử tư tưởng này nữa sẻ làm nhiều người trở thành hoang tưởng sai lầm. Làm con người chúng ta phải can đảm nhìn nhận sự thật thì mới tiến bộ cho dù đó là sự thật chua chát.

Chuyện thứ hai.

Vấn đề làm nhóm rất dể hiễu: có những chuyện phải làm bằng nhóm, nhưng chỉ có những chuyện chỉ do cá nhân làm. Quan trọng là người ta biết nhận đinh chuyện nào là chuyện cá nhân, chuyện nào cần làm theo hình thức nhóm. Khi làm trong nhóm thì chỉ có vài nguyên tắc chính là kỷ luật, phương hướng và phân công thửơng phạt rỏ ràng. Nếu không tuân theo nguyên tắc đó thì coi như là thất bại.

1 người tài gỉỏi mấy thì cũng chỉ tự mình xây được 1 vài căn nhà đẹp, hay vẻ vài bức tranh đẹp, hay sáng tác 1 bài nhạc chứ chẳng xây nổi 1 cái kim tự tháp, hay vẻ hết 1 cuốn phim hoạt hoạ thậm chí chơi cả 1 băng nhạc cho ra hồn. Để xây 1 kim tự tháp thì chỉ cần 1 kiến trúc sư chánh giỏi và 1 tập thể nô lệ tuân theo mịnh lịnh 1 cách tuyệt đối. Nếu đổi lại kêu 10 kiến trúc sư và 1 đám người gỉoi nhưng thiếu kỷ luật mà đi xây kim tự tháp thì vĩnh viển xây hoài cũng không xong. Và trong giàn nhạc giao hưỡng cũng vậy... mọi người chờ lịnh nhạc trưởng và làm tròn nhiệm vụ của mình!

Có những chuyện thì nhiều khi phải đòi hỏi nhiều người suy nghĩ độc lập nhưng chung quy vẩn có 1 xếp cao nhất chịu trách nhiệm như khi xây vạn lý trường thành thì... phải cần nhiều kiến trúc sư giỏi... nhưng mổi người phụ trách 1 khúc riêng biệt và cần thiệt nhiều và thiệt nhiều người tuân theo kỷ luật để thi hành.

Vì vậy, chuyện làm 1 mình hay làm theo nhóm mà muốn thành công thì cứ theo mô hình ở trên mà áp dụng. Trong lãnh vực lập trình cũng vậy. Chỉ cần 1 super architect ở trên đưa ra cả hệ thống. Từng designer thiết kế các module của mình tuân thủ theo ý kiến ở trên. Còn các programmer thì cứ code theo thiết kế. Thì công việc sẻ tiến hành trôi chảy vì ai làm việc đó và làm đúng nhiệm vụ của mình. Nếu architect bị sai, thì architect sẻ chịu trách nhiệm. Nếu designer bị sai thì designer chịu trách nhiệm. Nếu programmer làm sai thì programmer chịu trách nhiệm. Ai không làm được thì thay thế. Nhưng vì thay thế architect hay design là chuyện rất tốn kém cho cả đề án cho nên người ta sẳn sàng bỏ số tiền kếch xù ra mướn cho được architect giỏi để làm đúng từ bước đầu. Vì vậy tại sao người ở trên lại lương rất cao. Trong quá trình nếu ở dưới phát hiện sai sót thì báo cáo lên trên... tuỳ ở trên xử lý.

Nếu không theo trật tự này, mà programmer mà cứ đòi design, hay design lại cứ thích đi code hay architect loạn xạ lên cả thì sẻ chẳng đi tới đâu cả.

Vài lời góp ý.

babylearncom
05-11-2004, 05:32
Vấn đề tinman nói đó là về mô hình làm việc nhóm, có thể coi đó như là một cấu trúc hình cây được không ?
vd như root là architect rẽ ra các nhánh là designer rồi rẽ tiếp ra progammer . Phần chương trình nào có lỗi thì sẽ xét ngược lên , để tìm lỗi rồi loại bỏ , thay thế hoặc chịu trách nhiệm.
Và kỷ luật và nguyên tắc vẫn là điều cốt lõi cho sự tồn tại và phát triển của nhóm.
vấn đề người nhật và người VN baby đưa ra ở đây không phải là để so sánh ai hơn ai , cái này đúng là xưa như trái đất rồi .
Mà là muốn mọi người cùng tập trung cho ý kiến về những cái còn thiếu xót trong làm việc nhóm của người VN , không chỉ ở trong công ty theo những mô hình làm việc mà là từ khi còn học sinh , sinh viên học tập chung với nhau.
Để từ đó có thể rút ra được những kinh nghiệm về lâu dài trong quan hệ làm việc nhóm ?

Vd như thế này : 1 nhóm bạn cùng là sinh viên ý định mở 1 công ty chẳng hạn , do mọi người đều ngang nhau nên sẽ có những ý kiến trái ngược nhau , rồi sẽ dẫn đến những rắc rối vì không ai chịu nhường ai. Có thể sẽ bầu ra 1 trưởng nhóm nhưng ban đầu chỉ là hình thức vì kết quả và khả năng lãnh đạo chưa biết rõ. Chỉ cần vị trưởng nhóm này không khéo lãnh đạo hoặc không khéo ăn nói sẽ dẫn đến rạn nứt và sự tan rã nhóm là điều tất yếu .

Làm việc nhóm theo quy mô lớn như vd timan đưa rồi trong đó tồn tại nhiều nhóm nhỏ , nhưng đây là mô hình làm việc đã được hình thành với các nguyên tắc kỷ luật rõ ràng , có thể thêm bớt hoặc sữa đổi nhưng vấn đề đáng quan tâm hơn ở đây là việc thành lập nhóm ngay từ đầu và việc xây dựng những nguyên tắc bắt đầu từ zero.

Ở VN chắc chắn nhửng nhóm làm việc nhỏ rất nhiều và ngày càng có nhiều người có ý định thành lập nhóm không chỉ IT , vd như âm nhạc chẳng hạn nhưng sự rã nhóm cũng không ít , nhiều khi chỉ vài tháng sau khi thành lập hay thậm chí ngắn hơn. why ?

Mong mọi người tiếp tục thảo luận , có thể sẽ rút ra được những điều cần thiết hoặc chí ít cũng là kinh nghiệm cho những ai đã ,hoặc có ý định thành lập nhóm.

tinman
05-11-2004, 06:30
Ở xứ Mỹ cũng có làm việc theo nhóm khởi sự từ bạn bè chung trường như HP, Google, Intel....

Nhóm hạt nhân của họ rất nhỏ vì càng nhỏ càng tốt, vì có câu "lắm thầy nhiều ma" . Thường nhóm hạt nhân lý tưởng chỉ là 2 - 3 người là chủ yếu nhưng công việc và vai trò chia nhau rất rỏ ràng. Ai là trưởng nhóm hay thậm chí là CEO, ai là VP... thậm chí ai là người chịu bỏ vốn ban đầu vào công ty... công việc của họ chủ yếu là hổ trợ cho nhau chứ không dẩm chân vào nhau. Khi họ lập nhóm thì họ sẻ tính chuyện chia quyền lợi ngay từ đầu, ai được hưỡng lợi bao nhiêu tuỳ theo sự thoả thuận chung có lý cũa mọi người trong nhóm... Tất cả những cái này, tiền vốn ban đầu thậm chí dù chỉ là sản phẩm trong ý tưởng, người ta cũng tính ra thành cổ phẩn của công ty. Mổi người sẻ chiếm bao nhiêu. Số cổ phẩn sẻ quy dịnh được số tiền chia lợi nhuận trong tương lai. Mọi thứ phải có giấy tờ rành mạch theo thủ tục pháp lý rỏ ràng thậm chí có cả những đều khoản ràng buộc để bảo vệ lợi ích của từng cá nhân 1 cách rỏ ràng. Ở Mỹ này độc đáo 1 cái là nhiều khi hứa miệng vẩn có hiệu lực như thường cho nên nếu không dùng giấy tờ ràng buộc thì mọi người sẻ hiểu rỏ về nghĩa vụ và quyền lợi của mình trong nhóm 1 cách rõ ràng. Vì vậy khi tiến hành công việc thì nhóm hạt nhân này sẻ không bị dẩm chân lên nhau và quyền lợi không xung đột với nhau theo những gì ký kết ban đầu. Nếu chỉ là nhóm kỷ thuật, thì nhóm hạt nhân này cố gắng tạo ra mô hình sản phẩm ban đầu, hay ít nhất là tạo ra được architect hay design ban đầu, chuyện này không khó vì ý tưởng là của người ở trong nhóm.

Nếu sau 1 thời gian hoạt động nhóm hạt nhân này cần mở rộng, thì những người khác tham gia cho dù là bạn bè... thì cũng chỉ được phân bổ "quyên lực" và vai trò theo 1 hệ thống "kiểu công ty" 1 cách rỏ ràng không có tình trạng quyền lực ngang nhau. Quyền lợi cũa những người mới này cũng được xác định rỏ ràng khi tham gia công việc cho dù ban đầu chưa có gì nhưng những quyền lợi như sổ cổ phần trong công ty.... Tóm lại mọi thứ đều có thoả thuận ngay từ đầu. Điều quan trọng khác là các luật về bảo vệ sản phẩm trí tuệ, luật bảo vệ sáng chế sẻ bảo vệ người có sáng kiến, không sợ sau khi chia xẻ sáng kiến thì bị người khác chộp mất và đem đi làm ở chổ khác...

Khi cần sự thay đổi trong lãnh đạo thậm chí mướn người giỏi hơn làm lãnh đạo cũng vậy... nhóm hạt nhân này sẻ họp nhau ra quyết định. Khi trở thành công ty có quy mô thì nhóm hạt nhân này chính là những thành viên của ban quản trị công ty. Vì vậy lợi ích cao nhất luôn ở trong tay nhóm hạt nhân này cho nên họ sẻ làm hết mình để tránh sự tan rả. Cho dù có bị tan rả, vai trò của người bỏ đi đã được khẳng định, người cao nhất còn lại trong nhóm vẩn có thể thay thế người ra đi 1 cách dể dàng

Vì những nhân tố này, nên những nhóm làm việc ở nước ngoài làm việc rất có hiệu quả. Khi hảng HP thành lập chỉ có Hewlett và Packar, Hewlett thì có khả năng chế ra máy ossiloscope đầu tiên còn Packar thì chỉ là người làm thương mại.. Kết quả thì cổ phần của Packar trong công ty HP nhiều hơn so với Hewlett... nhưng họ vẩn tiếp tục làm ăn cho tới khi thành đạt vì họ đã thoả thuận với nhau trước và cũng có lẻ Packar bỏ vốn vào công ty ban đầu nhiều hơn. Cái quan trọng là khi đã có sự thoả thuận ban đầu rồi thì sẻ giảm thiểu đi những xung đột về quyền lợi đưa tới tan rả sau này.

Còn trong môi trường học cũng vậy, khi tổ chức nhóm thì lựa người nào có khả năng làm lãnh đạo cao nhất thì đề cử (không cần thiết phải giỏi nhất). Sau đó phân chia công việc 1 cách rỏ ràng.... nếu người nào không làm tròn việc của mình thì sẻ ảnh hưởng tới kết quả nhóm, cả nhóm sẻ tìm cách thay thế hay đưa công việc đó qua cho từng người khác làm thêm và quan trọng nhất là đi méc thầy... thằng đó nó không làm gì hết, nên ảnh hưởng tới kết quả chung của nhóm khi chấm điểm chung thì những người còn lại cũng được thêm 1 chút.

Nói thì là vậy chứ ở VN coi bộ còn lâu mới thực hiện được. Chuyện có thể làm được là phân chia công việc rỏ ràng... ngoài ra phải kèm thêm chút thì giờ "dự bị" lở gặp phải thằng lười thì lần đầu cho nó qua, lần sau thì thôi.. không làm nhóm với hắn nữa. Còn nếu là bạn bè quá thân thì hi hi hi không cần than thân trách phận làm gì, chỉ trách tại sao mình lại làm bạn của nó và cuối cùng thì gánh cho nó. Nếu ra này ra trường mình có làm nhiều hơn nó thì mình sẻ kiếm được job ngon hơn. Nếu như nó kiếm được job ngon hơn thì chắc chắn là nó cũng chẳng quên ơn mình ngày nào, thế nào cũng kiếm mình vào làm chung để tiếp tục... lười biếng.

babylearncom
06-11-2004, 04:12
Đối với những nhóm làm việc nhỏ ngay từ lúc mới thành lập thì đã có sự khác biệt về cách thức hoạt động và nguyên tắc giữa người Mỹ , Châu Âu .. với người VN rồi.
Baby có đọc một vài mẩu chuyện về các nhóm làm việc như Yahoo , Hewlett Parkard , Google rồi so sánh theo cảm nhận của bản thân với các nhóm làm việc ở VN .
Người VN mình thì tình cảm luôn đan xen vào công việc , ko biết nói thế có sai không . Đăc biệt là trong nhóm làm việc , mình không thể nào quá sòng phẳng quá kỷ luật với bạn bé dễ gây mất lòng , tự ái . Chắc chắn rất khó để có thể theo những kiểu nguyên tắc như phân chia lợi nhuận ngay từ đầu .
Đó là cuộc sống ở VN theo chế độ xã hội cộng đồng nên luôn đặt nặng vấn đề tình cảm cá nhân. Đối với dân Châu Âu , Mỹ thì tiền lợi nhuận tình cảm rạch ròi sòng phẳng , tạo nên bản chất lạnh lùng và lối sống tư bản . Cãi nhau ỏm tỏi tranh luận đủ kiểu nhưng khi hết giờ làm là rủ nhau đi uống bia .
Cứ nhìn Mỹ bầu cử là rõ , 2 ứng cử viên thi nhau bới móc chuyện xấu của nhau chê bai này nọ nhưng khi kết thúc bầu cử thì người thua vẫn gọi điện chuc mừng người thắng .
Mà ngay cả ở Việt NAm cũng có sự khác biệt về cách làm việc do tính cách đặc trưng của người dân ba miền Bắc Trung Nam .
Và còn một cái lớn hơn là ý thức trách nhiệm trong công việc. Nhưng vấn đề này đã quá rõ để hiểu.
Nếu Việt NAm ta có thể làm việc theo kiểu Tây (not Tàu) nhưng sống theo kiểu Ta thì quá là tuyệt vời . Lúc đó thì chẳng cần lên Forum post bài viết vớ vẩn kiểu này nữa :D

tinman
09-11-2004, 02:26
Có lẻ các nước khác thích "evolution" còn nước ta thích "revolution".