PDA

View Full Version : VN ITWeek 13:"Dễ hiểu hoá" chính phủ điện tử



freewarez
15-10-2004, 11:18
Lễ trao cúp cho các DN lĩnh vực
"Sản phẩm, giải pháp cấp ngành".

Chiều tối 14.10 tại HN, Tuần lễ Tin học VN lần thứ 13 (IT Week 13) do Hội Tin học VN và Hội Tin học viễn thông HN đồng tổ chức khai mạc. Với chủ đề "Hướng tới chính phủ điện tử", IT Week 13 "tham vọng" đạt được nhiều mục tiêu lớn như khai thông môi trường pháp lý cho giao dịch điện tử ở VN. Song với mục tiêu chung nhắm tới phổ cập CNTT đến mọi cấp ngành, mọi người dân, IT Week 13 trước hết đưa công nghệ cao tới gần người dân hơn và một chính phủ điện tử, vì vậy ngày càng không phải là quá khó hiểu.
Vắng, nhưng... chất lượng?
Phải thừa nhận, nếu so với IT Week 12 (2003) hay các tuần lễ tin học trước đó, IT Week 13 dễ khiến đông đảo người tham dự thất vọng bởi số gian hàng cũng như số đơn vị tham gia thiếu... đồ sộ. Nếu các IT Week trong 3 năm trước đều thu hút không dưới 200 gian hàng, IT Week 13 chỉ khiêm tốn với 80 đơn vị, doanh nghiệp (DN) đăng ký hơn 50 gian hàng tiêu chuẩn. Dẫu vậy, danh sách các đơn vị đăng ký tham gia cũng khiến nhiều người khó tính yên lòng.

Dẫn đầu các DN trong nước tham gia phải kể đến TCty Bưu chính Viễn thông, Cty FPT, Cty CMC-CMS và sau đó là Cty cổ phần kỹ nghệ Hero, Cty máy tính SingPC, Cty TNHH thương mại và dịch vụ Cát Tường vốn là những đơn vị ít tên tuổi hơn. Ngược lại, sự xuất hiện của các tên tuổi thành danh toàn cầu như Intel, HP, FujiFilm hay Epson là quá quen thuộc, song lại gây một sức ép lớn đối với các DN trong nước ở một sân chơi mà mọi người quan tâm nhiều hơn đến sự khẳng định vị trí của phía... chủ nhà.

Với chủ đề "Hướng tới chính phủ điện tử" (CPĐT), IT Week 13 có một nội dung quan trọng nữa bao gồm các hội thảo chuyên đề liên quan đến môi trường pháp lý cho giao diện điện tử ở VN hay về đào tạo sử dụng nguồn nhân lực trong các thành phố lớn. Song một tuần lễ cho một nội dung quá lớn kể ra cũng như muối bỏ bể. Nhiều DN do đó tự đặt cho mình một mục tiêu khác.

Chị Đoàn Hương Giang, đại diện Trung tâm Đào tạo lập trình viên quốc tế Aptech khẳng định: "Đào tạo là một phần rất quan trọng trong chiến lược phát triển CNTT cũng như trong quá trình hướng tới CPĐT VN. Aptech mong muốn góp phần đẩy mạnh việc nâng cao nhận thức cho mỗi người dân khi dần dần tham gia CPĐT". Anh Nguyễn Duy Thành - quản trị dự án Cty phần mềm VietSoftware cho biết: "Chúng tôi hy vọng qua dịp này, các sản phẩm, dịch vụ còn mới mẻ sẽ tiếp cận được gần hơn tới người tiêu dùng".


Các gian trưng bày tại IT Week 13.

Chính phủ điện tử - chặng đường quá dài
Lộ trình xây dựng CPĐT do Viện Chiến lược bưu chính viễn thông đưa ra được thể hiện bằng các con số và mốc thời gian thực sự cụ thể. Gần nhất, đến năm 2010 CPĐT sẽ đạt vị trí trung bình trong khu vực và vươn lên trình độ tiên tiến trong khu vực 10 năm sau đó, tạo nền tảng cho công cuộc xây dựng một xã hội thông tin.

Với mốc thời gian này, đến năm 2010 phấn đấu cung cấp thông tin một cửa, trực tuyến đến người dân và "mạng hoá" 100% thông tin hành chính. Đặt mục tiêu có khoảng 30% người dân các thành phố lớn thực hiện được đăng ký qua mạng. Các DN cũng được ưu ái nhiều hơn trong một CPĐT mà qua đó, toàn bộ các thông tin chính sách, quy định thủ tục kinh doanh được đẩy lên mạng. 50% các đăng ký kinh doanh và khoảng 10% việc đấu thầu, mua sắm của Chính phủ được xử lý trực tuyến qua mạng.

Nếu đối chiếu với tốc độ phát triển CNTT và viễn thông tại VN hiện nay, những mục tiêu đối với một CPĐT trong tương lai dường như không quá xa vời. Phó Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia về CNTT - Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Đỗ Trung Tá cho biết, trong một năm qua, VN ban hành thêm rất nhiều các văn bản, nghị định của Chính phủ như quy định chi tiết về một số điểm của Pháp lệnh Bưu chính viễn thông hay quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính viễn thông. "Các văn bản này đang từng bước hình thành và hoàn thiện một hành lang pháp lý phục vụ sự phát triển CNTT và truyền thông ở VN" - ông Tá nói.
Song theo nhiều chuyên gia, CPĐT chỉ sớm trở thành hiện thực khi VN giải quyết được một loạt các khó khăn, mà trước hết cần thay đổi nhanh chóng thói quen làm việc của cán bộ công chức nhà nước, tránh sự thiếu đồng nhất và tạo được mạch liên tục trong hệ thống thông tin. Hơn nữa việc khuyến khích người dân cũng như DN tham gia các giao dịch điện tử chỉ có được hiệu quả khi VN có một hành lang pháp lý thực sự chặt chẽ, rõ ràng và các công nghệ phải đảm bảo bí mật riêng tư của mọi đối tượng tham gia.

Tối 14.10, trong khuôn khổ IT Week 13, Hội Tin học VN đã tổ chức lễ trao Cúp vàng CNTT - truyền thông năm 2004 cho các DN hoạt động trong 6 lĩnh vực CNTT khác nhau. Cúp vàng lĩnh vực "Máy tính thương hiệu VN" được trao cho các sản phẩm máy tính CMS của Công ty CMS và máy tính eLead của công ty. Website thương mại điện tử Goodsonline của Công ty G.O.L đoạt Cúp vàng lĩnh vực "Thương mại điện tử". Báo điện tử Vietnam Net của Công ty VASC đoạt Cúp vàng lĩnh vực "Báo điện tử, trang thông tin điện tử".

Trong linh v?c ph?n m?m dóng gói, ph?n m?m thuong ph?m, Công ty Pythis do?t Cúp vàng v?i s?n ph?m "H? th?ng thông tin qu?n lý doanh nghi?p PERP". Cúp vàng cu?i cùng thu?c linh v?c "S?n ph?m, gi?i pháp c?p ngành" du?c trao cho Công ty VDC v?i "H? th?ng di?n t? x? lý thông tin cho SEA Games".

Ngoài ra, ở mỗi lĩnh vực, ban tổ chức đã trao các cúp bạc và đồng cho nhiều đơn vị khác. Tại đây, Thứ trưởng Bộ BCVT Mai Liêm Trực nhận xét: Các sản phẩm dự thi năm nay thể hiện chất lượng ngày càng nâng cao và mang tính chuyên nghiệp rõ nét. Tuy nhiên, trong suốt 2 năm qua, lĩnh vực xuất khẩu phần mềm và gia công phần mềm xuất khẩu - một trong những nội dung của cuộc thi - vẫn còn nhiều hạn chế. Năm 2004, chỉ có 2 doanh nghiệp đăng ký dự thi trong lĩnh vực này, nên ban tổ chức không thể xét giải.


Cẩm Văn - Tuấn Anh
http://www.laodong.com.vn/