PDA

View Full Version : Theo dòng sông Kôn



Carbon
16-02-2011, 22:37
Sông Kôn là dòng sông huyết mạch của tỉnh Bình Định.
Đi xuôi theo dòng sông Kôn ta sẽ bắt gặp vết tích của người Chăm Pa từ hàng ngàn năm trước, đó là 13 tháp Chăm (tháp chàm) vẫn còn đứng vững giữa trời và hàng chục ngôi tháp trải qua thời gian chỉ còn phế tích.

Biển Ðông sóng vỗ dạt dào
Tháp xưa làm bút ghi tiếng anh hào vào mây xanh
Đi xuôi theo dòng sông Kôn ta cũng sẽ thấy những nét văn hóa của người Bình Định, đó là “bàu đá Cù Lâm, đường quyền An Thái”, là những con thuyền vượt trùng dương.

http://a3.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc6/183241_136437433088815_100001676781742_239892_9796 55_n.jpg

Từ An Khê (Gia Lai) đổ xuống địa phận Bình Định, sông Kôn sẽ đi ngang qua tháp Dương Long – tháp Chàm cao nhất miền Trung với chiều cao tháp chính 39m – được xây dựng từ thế kỉ XII trên một ngọn đồi thuộc huyện Tây Sơn.

http://a6.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc6/184679_136436909755534_100001676781742_239888_6252 166_n.jpg

Người Pháp gọi di tích này là Tour d’ Ivoire (tháp Ngà). Đây là một quần thể ba ngọn tháp dóng thẳng hàng theo trục Bắc – Nam.

http://a1.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc6/180535_136436866422205_100001676781742_239885_7178 888_n.jpg

Tháp hiện đang được trùng tu nên nhiều bức tượng, phù điêu được đặt trên đồng cỏ trước tháp.

http://a4.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-ash4/183903_136436923088866_100001676781742_239889_7564 737_n.jpg
http://a3.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-ash4/183747_136436886422203_100001676781742_239886_6016 516_n.jpg
http://a5.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-ash1/182059_136436899755535_100001676781742_239887_5325 317_n.jpg

Nền gạch dẫn vào tháp.

http://a7.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc6/185759_136436943088864_100001676781742_239890_3241 03_n.jpg

Giếng vuông.

http://a1.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc6/183743_136436966422195_100001676781742_239891_4878 451_n.jpg

Từ tháp Dương Long nhìn sang bên kia sông Kôn sẽ thấy tháp Thủ Thiện, được xây dựng từ thế kỉ XII. Dù chỉ cách một dòng sông nhưng phải đi đường vòng khá xa mới thấy cầu bắt qua sông. Tháp Thủ Thiện được người Pháp gọi là Tour de Bronze (tháp Thau).

http://a4.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc6/184175_136436799755545_100001676781742_239882_6416 038_n.jpg

Tháp Chàm là nơi thờ cúng của người Chăm Pa, hầu hết các tháp đều không có nóc, người Chăm Pa quan niệm như vậy thì linh hồn người chết mới có thể bay về trời. Ngoài ra, khi có giặc ngoại xâm, họ sẽ đốt lửa bên trong để tháp trở thành ống khói báo hiệu cho nhau.

http://a6.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc6/184583_136436813088877_100001676781742_239883_3720 796_n.jpg

Tháp Chàm ở Bình Định thường có hai phần gạch, phần gạch của người Chăm Pa xây dựng từ hàng ngàn năm trước và phần gạch do mới được trùng tu. Hiện vẫn chưa rõ ngày xưa người Chăm Pa dùng chất liệu gì để kết dính gạch.

http://a7.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc6/180819_136436836422208_100001676781742_239884_6048 221_n.jpg


Vững vàng tháp cổ ai xây
Bên kia Thủ Thiện bên này Dương Long
Nước sông trong dò lòng dâu bể
Tiếng anh hùng tạc để nghìn thu
Xa xa cánh én liệng mù
Tiềm long hỏi chốn, vân du đợi ngày

Xuôi theo dòng sông Kôn về phía Đông khoảng 10 km, không thể không ghé ngôi làng Cù Lâm nổi tiếng thuộc xã Nhơn Lộc huyện An Nhơn – làng nghề nấu rượu Bàu Đá.

http://a3.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc6/183465_136436716422220_100001676781742_239878_3082 054_n.jpg

Làng Cù Lâm cũng bình thường như bao vùng nông thôn khác ở nước ta, chỉ khác một điều là nhà bất kì người dân nào trong làng cũng nấu rượu. Họ không bày bán rượu mà chỉ bán rượu cho đại lý, vì vậy ai lặn lội về Cù Lâm để mua rượu nước một thì chỉ có cách vào nhà dân mà xin mua thôi.

http://a2.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc6/182259_136436789755546_100001676781742_239881_2960 083_n.jpg

Một cụ già trong làng đang kể chuyện, cũng là người đã dẫn mình vào nhà xem nơi nấu rượu và bán rượu cho mình.

http://a8.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc6/180595_136436766422215_100001676781742_239880_7994 030_n.jpg
http://a5.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-ash1/181987_136436749755550_100001676781742_239879_7009 407_n.jpg

Theo ông cụ, cái tên Bàu Đá có nhiều nguồn gốc.
Có tích cho rằng cái tên bắt nguồn từ cái bàu (hồ) nước trong làng mà ở dưới đáy có rất nhiều đá xanh – nơi người dân lấy nước để nấu rượu. Ngày nay bàu đá đã bị bồi lấp, phía trên bàu bây giờ là ruộng lúa, nhưng đào sâu xuống tầm mét rưỡi thì sẽ gặp tầng đá xanh.
Có tích cho rằng cái tên Bàu Đá là do nói lái từ bà Đáu – bà tổ nghề nấu rượu Bàu Đá ở làng Cù Lâm, và cũng có tích cho rằng cái tên là do khi nấu rượu xong thì dưới đáy chum có màu xanh như đá, v.v...

kiettt
16-02-2011, 22:46
Phóng sự hay quá chú Cà ơi, nhìn mớ giàn giáo che ngoài tháp mà buồn, thế là có ba ngọn tháp sắp sửa tiêu tùng rồi :no: cái gì mà trùng tu là sớm muộn gì cũng tùng tiêu.

Cái giếng vuông sao nhìn giống hố ga vậy ? gốc của giếng là nó vuông như vậy hay do bàn tay trùng tu của con người hiện đại ?

Rượu mua về uống hết chưa ?

TongNghien
16-02-2011, 23:06
Cả Internet Explorer lẫn Google Chrome đều không hiện được các ảnh đính kèm trong bài viết. :no:

Bạch Linh
16-02-2011, 23:16
Cả Internet Explorer lẫn Google Chrome đều không hiện được các ảnh đính kèm trong bài viết. :no:


Mozilla Firefox chạy phà phà :D

TongNghien
16-02-2011, 23:44
Hic... đúng là Mozilla FireFox lại hiện ra được mấy cái link hình ! :no:

Vừa lấy thằng 4.0 beta 11 về, giật cả mình !!!

Nó bắt chước theo kiểu đơn giản hóa của thằng Google Chrome, lại thiết kế sáng và manly dễ tè !

Thằng Google Chrome chuyến này vất vả rồi...

Carbon
16-02-2011, 23:45
Từ làng rượu Cù Lâm đi về hướng Bắc vài km sẽ gặp làng võ An Thái - nơi ba anh em Tây Sơn từng học võ.
Tiếc rằng sau một số chính sách của vua Gia Long, và sau hai cuộc chiến tranh, võ đường của ông Giáo Kiến không còn nữa.
Những võ đường nơi Bùi Thị Xuân hay những lãnh đạo khác của Tây Sơn học võ cũng không còn.
Nơi đây giờ chỉ còn những võ đường mới xây dựng, chán nản quá nên tiếp tục đi theo sông Kôn tới thành Vijaya (dân gian gọi là thành Lồi)
Đến An Nhơn, sông Kôn chia làm hai nhánh, nếu đi theo nhánh hướng Bắc sẽ gặp thành Lồi.
Thành Lồi đã trải qua ba chủ sở hữu: người Chăm Pa, quân Tây Sơn, và quân Gia Long.
Vì vậy đến thành Lồi, ta sẽ thấy những vết tích mang dấu ấn của từng giai đoạn.
Bức tường Tử cấm thành được xây dựng bởi người Chăm Pa từ thế kỉ X, nhìn về xa có thể thấy tháp Cánh Tiên

http://a3.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc6/182839_136449283087630_100001676781742_240047_5229 760_n.jpg
http://a6.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-ash1/182091_136449306420961_100001676781742_240049_7087 811_n.jpg

Những bức tượng của người Chăm Pa trong khuôn viên Tử cấm thành

http://a4.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc6/179837_136449109754314_100001676781742_240036_4112 501_n.jpg
http://a6.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc6/183217_136449136420978_100001676781742_240037_7200 147_n.jpg

Tượng voi đực và voi cái trong khu vực thành nội

http://a3.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-ash4/185926_136449373087621_100001676781742_240053_4192 822_n.jpg
http://a7.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc6/184606_136449356420956_100001676781742_240051_5730 58_n.jpg

Hồ bán nguyệt, nơi các cung nữ tắm trong thời Tây Sơn

http://a2.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc6/184570_136449179754307_100001676781742_240040_4745 127_n.jpg
http://a6.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-ash1/182881_136449189754306_100001676781742_240042_1394 159_n.jpg
http://a4.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc6/183586_136449209754304_100001676781742_240043_1387 991_n.jpg

Hòn giả sơn, nằm cạnh hồ bán nguyệt, nơi các thủ lĩnh Tây Sơn thường ngồi ngắm ... cảnh

http://a7.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc6/183976_136449253087633_100001676781742_240045_7314 884_n.jpg

Mộ Võ Tánh, người của Gia Long, người đã tự thiêu để các binh sĩ được sống khi Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng vây thành trong 20 tháng trời.

http://a3.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc6/185740_136449153087643_100001676781742_240039_2211 688_n.jpg

Theo sử liệu, trong khu vực thành Lồi có rất nhiều tháp Chàm nhưng đến nay chỉ còn một tháp đứng vững giữa trời, và cũng là tháp có kiến trúc đẹp nhất trong số các tháp Chàm ở Bình Đinh, đó là tháp Cánh Tiên.

http://a2.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc6/183707_136449396420952_100001676781742_240054_1072 516_n.jpg

Người Pháp gọi tháp này là Tour de Cuvre (tháp Đồng). Tháp nằm trên một gò cao gần đường quốc lộ 1, được xây dựng từ thế kỉ XII.

http://a8.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-ash1/180625_136449409754284_100001676781742_240055_8697 79_n.jpg

Tiếc rằng phần gạch trùng tu phía dưới mang màu sắc Ấn Độ nhiều hơn là Chăm Pa.

http://a1.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc6/182020_136449043087654_100001676781742_240031_1355 300_n.jpg

http://a8.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc6/185618_136449076420984_100001676781742_240034_5859 167_n.jpg


Rồng thiêng tiên cỡi đi đâu?
Cánh Tiên để đó dãi dầu nắng mưa.
Cùng non tháp giữ tình xưa,
Trải bao dâu bể vẫn chưa nao lòng.
Đồ Bàn còn núi còn sông,
Còn tiên kết cánh, còn rồng tuôn mây.

Băng qua bên kia đường quốc lộ 1 sẽ gặp tháp Phú Lốc nằm trên một quả đồi cao chừng 80m so với mực nước biển. Tháp không có đường đi xe máy lên, còn để xe dưới lộ mà đi bộ thì buổi chiều sợ hết xe bus rồi.

http://a5.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc6/184643_136451279754097_100001676781742_240065_4633 716_n.jpg

Tháp được người Pháp gọi là Tour d'Or (tháp Vàng)

http://a4.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc6/184829_136449016420990_100001676781742_240029_1908 665_n.jpg
http://a7.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-ash4/183067_136449023087656_100001676781742_240030_3357 564_n.jpg

[=========> Bổ sung bài viết <=========]


Phóng sự hay quá chú Cà ơi, nhìn mớ giàn giáo che ngoài tháp mà buồn, thế là có ba ngọn tháp sắp sửa tiêu tùng rồi :no: cái gì mà trùng tu là sớm muộn gì cũng tùng tiêu.

Cái giếng vuông sao nhìn giống hố ga vậy ? gốc của giếng là nó vuông như vậy hay do bàn tay trùng tu của con người hiện đại ?

Rượu mua về uống hết chưa ?

Giếng vuông là một nét văn hóa của người Chăm Pa đó chú (không nói lái). Rượu cháu mua có vài ... chục lít thôi ... nói chung là vừa đủ xài ạ :D hôm nào kính mời các chú các bác


Cả Internet Explorer lẫn Google Chrome đều không hiện được các ảnh đính kèm trong bài viết. :no:

Chắc do em upload hình lên Facebook đó anh

TongNghien
17-02-2011, 00:14
...

Cả Internet Explorer lẫn Google Chrome đều không hiện được các ảnh đính kèm trong bài viết. :no:

Chắc do em upload hình lên Facebook đó anh

À, đúng rồi.

Hèn gì mà Mozilla FireFox hiện ra được tên của ảnh và dòng "Click to open in full size" mà cũng cứ loading hoài.


Bây giờ, nghe nói vậy, anh chạy cái thằng "UltraSurf" lên (để che địa chỉ IP, không cho tụi nhà mạng biết rồi cấm vào Facebook), kết quả là Google Chrome mở ngon lành. :D

acaxomcui
17-02-2011, 09:40
Chú Cà làm bài nầy khoái quá!Hay!

bachnga
17-02-2011, 10:56
Sao mình xài cái gì cũng thấy hình hết dzậy cà??? Kỳ quá?
Internet Explorer, Google Chrome, Apple Safari, Mozilla FireFox, Opera,...
VNPT, FPT, SPT, Vitteo,... không Fake IP, Proxy,... đều thấy hình như nhau hết http://us.i1.yimg.com/us.yimg.com/i/mesg/emoticons7/4.gif

Nhìn mấy cái tháp thấy điêu tàn quá. Đau...

kiettt
17-02-2011, 11:44
À, đúng rồi.

Hèn gì mà Mozilla FireFox hiện ra được tên của ảnh và dòng "Click to open in full size" mà cũng cứ loading hoài.


Bây giờ, nghe nói vậy, anh chạy cái thằng "UltraSurf" lên (để che địa chỉ IP, không cho tụi nhà mạng biết rồi cấm vào Facebook), kết quả là Google Chrome mở ngon lành. :D

Hông biết cài lại máy thì đem lên đây người ta làm cho, máy chưa góp hết mà, sợ gì chứ :boxing:

Sa Huỳnh
17-02-2011, 11:54
Tháp Đức Thiện ngay sau lưng nhà ông anh rể. Em có chui vô đó mấy lần.:w00t::w00t:
Bên trong chẳng có gì ngoài một cái bàn nhỏ mấy ông lão kê lư nhang với bình bông. Bên ngoài thì người ta trám xi măng lởm chởm để những chỗ bong, tróc khỏi bị sụp thêm :no::no::no:. Trên đỉnh tháp thì có mấy cây sanh mọc cao hơn thước(chắc là do chim ị hạt lên). Nói chung nhìn cái tháp này để tưởng tượng ra một đế chế Chăm Pa hùng mạnh ngày xưa thật là khó.:crying:

kiettt
17-02-2011, 20:26
Đúng là nhìn những cái tháp điêu tàn này thì khó mà hình dung ra được, nhưng nếu chú vào Cổ viện Chàm ngoài Đà Nẵng và chiêm ngưỡng những bức phù điêu ghi lại cảnh sinh hoạt, thờ cúng của họ thì thấy rất hoành tráng, và cổ vật mà họ để lại đâu phải chỉ những bức tượng hay toà tháp vậy không đâu, hồi bé anh đã có dịp được ngắm một bộ sưu tập đồ cổ gốc Chăm, bằng vàng không à, và cực kỳ tinh xảo đến nỗi mình không tin là thời đó người ta có thể có đủ dụng cụ để làm nên những tuyệt tác như vậy.

Sẵn tiện cho hỏi các bạn Đà Nẵng, vài năm trước có một quy hoạch làm thêm cây cầu bắc qua sông Hàn, có thằng vừa ngu vừa khùng thiết kế cây cầu cho nó đâm thẳng vào cổ viện Chàm, lần đó bà con la um xùm lên, không biết giờ này có quan nào nhận ra cái sự khùng đó chưa. Ngày xưa người ta đồn những hồn ma người Chăm linh lắm (ma Hời), phải mà có ông nào về biến cái "linga" của cu đó thành cây lạp xường nhỉ.

acaxomcui
18-02-2011, 05:44
Thời gian,thiên tai địch họa,chiến tranh tàn phá các di tích ông bà để lại,nhưng ngẫm lại không bằng mấy thằng giỏi làm mà dốt.



Chú Car có khiếu làm báo ,chú học đại học nào vậy?

kiettt
18-02-2011, 09:12
Chú Car có khiếu làm báo ,chú học đại học nào vậy?

Chú này học trường thày cãi, hồi đi Cà Mau về, chú nó có đi chung với mình chui cầu cần Thơ đó anh, lần cu Tống Nghiên đặt mìn tính phá cái ao cá gần nhà anh đó. :boxing:

solution168
18-02-2011, 11:23
[QUOTE=Carbon;2541854]Sông Kôn là dòng sông huyết mạch của tỉnh Bình Định.
Đi xuôi theo dòng sông Kôn ta sẽ bắt gặp vết tích của người Chăm Pa từ hàng ngàn năm trước, đó là 13 tháp Chăm (tháp chàm) vẫn còn đứng vững giữa trời và hàng chục ngôi tháp trải qua thời gian chỉ còn phế tích.

Biển Ðông sóng vỗ dạt dào
Tháp xưa làm bút ghi tiếng anh hào vào mây xanh
Đi xuôi theo dòng sông Kôn ta cũng sẽ thấy những nét văn hóa của người Bình Định, đó là “bàu đá Cù Lâm, đường quyền An Thái”, là những con thuyền vượt trùng dương.

http://a3.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc6/183241_136437433088815_100001676781742_239892_9796 55_n.jpg

Từ An Khê (Gia Lai) đổ xuống địa phận Bình Định, sông Kôn sẽ đi ngang qua tháp Dương Long – tháp Chàm cao nhất miền Trung với chiều cao tháp chính 39m – được xây dựng từ thế kỉ XII trên một ngọn đồi thuộc huyện Tây Sơn.

http://a6.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc6/184679_136436909755534_100001676781742_239888_6252 166_n.jpg

Người Pháp gọi di tích này là Tour d’ Ivoire (tháp Ngà). Đây là một quần thể ba ngọn tháp dóng thẳng hàng theo trục Bắc – Nam.

http://a1.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc6/180535_136436866422205_100001676781742_239885_7178 888_n.jpg

Tháp hiện đang được trùng tu nên nhiều bức tượng, phù điêu được đặt trên đồng cỏ trước tháp.

http://a4.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-ash4/183903_136436923088866_100001676781742_239889_7564 737_n.jpg
http://a3.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-ash4/183747_136436886422203_100001676781742_239886_6016 516_n.jpg
Chắc trùng tu theo cái kiểu gạch granit giống Tháp Bà Ponagar nửa wa,còn đâu là nét đẹp gốc nửa hjx

acaxomcui
30-03-2011, 19:44
Chú này học trường thày cãi, hồi đi Cà Mau về, chú nó có đi chung với mình chui cầu cần Thơ đó anh, lần cu Tống Nghiên đặt mìn tính phá cái ao cá gần nhà anh đó. :boxing:

Mình đâu có quên chú Cà Bòn,chỉ cái không biết chú ấy học ngành nào thôi.

Chỉ vì Cà Bòn ở Bình Định cũng làm mình mến chú ấy.
Mình là người luôn ngưỡng mộ vị anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ,nên mến luôn người Bình Định.

http://www.uphinh.vn/image/stream/225186.jpg (http://www.uphinh.vn/image/view/225186.jpg)

Tượng Vạn Thắng Vương -Quang Trung.Nếu người không sớm ra đi ,thác Bản Giốc cũng không rời quê hương.Mình tin như thế!


http://www.uphinh.vn/image/stream/225187.jpg (http://www.uphinh.vn/image/view/225187.jpg)