PDA

View Full Version : Các công cụ trợ giúp đắc dụng



Supervisor
13-09-2004, 02:22
Bất kể bạn quen dùng chuột hay dùng bàn phím thì những thủ thuật và tiện ích sau đây cũng sẽ làm cho công việc của bạn trôi chảy hơn.

Việc dọn dẹp màn hình Windows thường chỉ dừng lại ở mức độ làm sao cho giao diện Win95 dễ nhìn hơn. Có 2 thiết bị đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tình trạng này thì lại hay bị bỏ qua, đó là chuột và bàn phím.

Hãy nghĩ mà xem. Một ngày bạn phải nhấn phím chuột bao nhiêu lần? Bao nhiêu lần bạn phải di chuyển tay giữa chuột và bàn phím? Gõ bao nhiêu ký tự thừa? Rồi bao nhiêu lần bạn dùng chuột để mở thanh menu thay vì nhấn những tổ hợp phím tương đương?

Nếu chỉ một vài lần nhấn phím hay thao tác chuột một cách không cần thiết thì không có gì đáng nói, nhưng nhiều lần cộng lại sẽ làm giảm năng suất, tăng số lỗi, và tay bạn phải hoạt động nhiều một cách vô ích.

Các tiện ích cho chuột và bàn phím không phải là thứ được các công ty đổ xô vào khai thác kinh doanh. Nhưng bất cứ khi nào người dùng Windows có nhu cầu thì lập tức một lập trình viên dám nghĩ dám làm nào đó sẽ có ngay giải pháp. Các công ty phần mềm nhỏ thường phát triển rất nhiều những cải tiến dành cho chuột và bàn phím. Trên thực tế họ đã sản xuất những tiện ích thông minh và có ích nhất mà chúng ta đang sử dụng ngày nay.

Nhưng trước khi bàn về các tiện ích, bạn cần xác định xem mình đã tận dụng tối đa cấu hình hiện thời của chuột và bàn phím hay chưa.

Những động tác thừa với bàn phím

Windows được thiết kế là để dùng chuột, có nghĩa đây là sự thiết kế không hiệu quả. Nhiều người thực hiện những việc thông thường bằng chuột không phải vì đây là cách nhanh nhất hay tốt nhất mà là cách "lười biếng" nhất. Vì nếu không dùng chuột bạn sẽ phải học và nhớ các phím tắt (shortcut) - và chẳng ai có thời gian để làm điều này.

Có thể dễ dàng chỉ ra nhiều ví dụ chứng tỏ việc dùng tổ hợp phím tiết kiệm được thời gian nhiều hơn. Chẳng hạn bạn muốn xem đặc tính của một file trong Explorer. Nếu dùng chuột bạn phải chuyển con trỏ tới tên file, nhấn phím phải rồi chọn Properties từ menu. Còn nếu dùng bàn phím, bạn chỉ việc nhấn tổ hợp phím Alt+Enter. Khi người dùng chuột muốn thay đổi đặc tính của file thành dạng "chỉ-đọc" (read-only), họ phải nhấn vào mục Read-Only rồi nhấn OK, người dùng bàn phím chỉ việc nhấn Alt+R và Enter là xong.

Nói chung chương trình nào cũng có các shortcut, bất kể đó là Word hay Netscape Navigator. Tất nhiên Windows chấp nhận cả hai giải pháp dùng chuột và dùng bàn phím, bạn dùng giải pháp nào tiện nhất. Ví dụ nếu tay bạn đang để sẵn trên chuột thì rõ ràng khi đó thao tác bằng chuột sẽ nhanh hơn. Còn khi đang nhập liệu hay soạn thảo văn bản thì việc rời tay khỏi bàn phím để dò dẫm bằng chuột thật mất thời gian và không cần thiết.

Một điều không thể phủ nhận là chuột rất cần thiết trong nhiều việc. Đơn cử là xử lý hình ảnh trong bất kỳ chương trình đồ họa nào cũng đòi hỏi phải có chuột. Nhiều tác vụ Explorer cũng dễ dàng hơn nếu bạn thực hiện bằng chuột. Và mặc dù có thể di chuyển file bằng bàn phím nhưng thao tác kéo và thả vẫn được ưa chuộng hơn.

Phần "Các tổ hợp phím quan trọng" cung cấp một danh sách các tổ hợp phím trong Win95/98 và các chương trình chạy trên Windows. Phần còn lại của bài này hướng dẫn bạn sử dụng một số shortcut thông dụng nhất.

Cắt và dán trong các chương trình Windows

Nhấn Ctrl+X để cắt một đoạn văn bản hay đối tượng

Nhấn Ctrl+C để sao chép một đoạn văn bản hay đối tượng

Nhấn Ctrl+V để dán một đoạn văn bản hay đối tượng

Trong đa số trường hợp, khi đang soạn thảo văn bản, dùng các tổ hợp phím để cắt, sao chép và dán hiệu quả hơn dùng chuột. Ngay cả khi bạn đã chuột để chọn một đoạn văn bản thì nhấn Ctrl+C để copy nó vẫn nhanh hơn là nhấn vào nút Copy trên thanh công cụ. Vì các phím X, C, và V ở bên trái bạn trong khi chuột lại ở bên phải nên trong trường hợp này bạn có thể sử dụng phối hợp cả hai phương pháp. Chẳng hạn, sau khi nhấn Ctrl+C để chép một đoạn văn bản, bạn có thể dùng chuột cuộn đến một phần khác của văn bản và nhấn Ctrl+V để dán.

Nếu bạn chỉ muốn học thuộc 3 tổ hợp phím thôi thì những tổ hợp này đáng chọn nhất để thao tác với máy tính dễ dàng hơn.

Di chuyển trong Windows

Nhấn Alt+Tab để di chuyển giữa các cửa sổ đang mở

Nhấn Ctrl+Esc để mở menu Start

Khi nhấn Alt+Tab, Win95 sẽ xuất hiện một hộp thoại chứa các biểu tượng đại diện cho tất cả cửa sổ đang mở. Giữ phím Alt, rồi nhấn Tab để di chuyển đến từng biểu tượng. Thả cả hai phím ra khi chọn được cửa sổ mong muốn. Nếu đổi ý, bạn có thể nhấn bất kỳ phím nào để hủy thao tác trên.

Alt+Tab phát huy tác dụng nhất khi bạn chỉ có một vài cửa sổ đang mở và tay bạn đang thao tác trên bàn phím. Nếu có nhiều cửa sổ đang mở thì có lẽ dùng chuột là tốt hơn cả.

Ctrl+Esc đưa bạn tới menu Start, từ đó bạn có thể dùng phím mũi tên để di chuyển giữa các mục. Cũng có thể nhấn vào chữ cái đầu của một mục để chọn mục đó, ví dụ, nhấn P để chọn mục Programs. Bạn có thể truy cập tới Taskbar bằng cách nhấn Ctrl+Esc, Esc, Tab rồi dùng phím mũi tên để di chuyển giữa các mục trên thanh tác vụ. Nhưng nếu bàn phím của bạn có các phím Win95 (nằm giữa phím Ctrl và Alt) thì cách nhanh hơn là nhấn Winkey+Tab sau đó dùng các phím mũi tên.

Di chuyển trong Explorer

Nhấn Tab để di chuyển giữa các cửa sổ Folder, Contents, và hộp liệt kê thanh công cụ (cũng có thể dùng phím F6).

Nhấn phím mũi tên lên và xuống để di chuyển lên xuống trong folder hay danh sách file.

Nhấn phím mũi tên phải và trái để mở rộng hoặc thu hẹp một cây thư mục trong cửa sổ Folder.

Nhấn phím Home hay End để tới đầu hoặc cuối một danh sách.

Đối với hầu hết các tác vụ quản lý file, kể cả di chuyển và sao chép, thì giải pháp dùng chuột nói chung là nhanh và thuận tiện hơn. Mặc dù bạn có thể thực hiện các thao tác này bằng bàn phím theo phần hướng dẫn ở trên nhưng khá rắc rối.

Tuy nhiên nếu bạn chỉ chăm chú vào các folder thì bàn phím lại tỏ ra thuận tiện hơn. Cũng nên nhớ là việc nhấn chữ cái đầu của tên folder hay tên file sẽ di chuyển con trỏ của bạn tới folder hay file đó.

Quản lý file trong Explorer và My Computer

Nhấn Ctrl+Z để hoàn tác (undo) một thao tác.

Nhấn phím Del để xóa file.

Nhấn phím F2 để đổi tên file.

Nhấn Shift+Phím-mũi-tên-lên hoặc Shift+Phím-mũi-tên-xuống để chọn nhiều file nằm cạnh nhau.

Có lẽ trong các thủ thuật kể trên thì đáng giá nhất là Ctrl+Z. Đây là thao tác nhanh nhất và thuận tiện nhất để phục hồi Explorer hoặc một file khi bạn đã xóa, sao chép, di chuyển, hay đổi tên. Muốn biết mình sẽ undo cái gì, nhấn Alt+E để mở menu Edit, thay đổi mà bạn sẽ thực hiện nằm ngay dòng trên cùng của menu (ví dụ Undo Rename).

Nhấn phím Del sẽ chuyển một file vào Recycle Bin. Tuy nhiên bạn cũng có thể xóa vĩnh viễn file này mà không thông qua Recycle Bin bằng cách nhấn Shift+Del. Phím F2 có tác dụng như nhấn chuột để chọn tên file, sau đó ngừng và nhấn lại lần thứ hai. Khi đó tên file sẽ được đóng khung và bạn có thể dùng bàn phím để đổi tên file.

Dùng tổ hợp phím Shift với các phím mũi tên cho phép bạn chọn nhiều tên file như khi nhấn Shift và chọn các file bằng chuột. Ngoài ra có thể nhấn Shift+Home để chọn tất cả các file từ file đang được chọn trở lên đầu danh sách; Shift+End để chọn tất cả các file kể từ file đang được chọn xuống hết danh sách. Việc chọn nhiều file không đứng cạnh nhau thì khó và kém trực quan hơn.

Với chuột, giữ phím Ctrl rồi dùng chuột để chọn từng file. Với bàn phím, bạn cũng nhấn giữ phím Ctrl trong khi dùng phím mũi tên di chuyển, tới file muốn chọn rồi nhấn phím spacebar.

Mở, lưu và in file

Nhấn Ctrl+O để mở file

Nhấn Ctrl+S để lưu file

Nhấn Ctrl+P để in file

Một lần nữa, nếu tay bạn đang ở trên bàn phím thì việc thực hiện các thao tác mở, lưu hay in file bằng các tổ hợp phím sẽ nhanh và thuận tiện hơn nhiều so với dùng chuột để nhấn vào các nút trên thanh công cụ. Đặc biệt, Ctrl+S là tổ hợp phím mà bạn nên dùng thường xuyên để lưu văn bản đang soạn thảo. Một số chương trình như Word, Excel và Network Navigator còn cho phép nhấn Ctrl+N để mở một tài liệu mới. Nhấn Ctrl+P tương tự như chọn Print từ menu File, tức là mở hộp thoại Print. Riêng việc nhấn vào biểu tượng Print trên thanh công cụ để gửi thẳng file ra máy in là không có shortcut tương ứng.

Truy cập các tài nguyên của Windows

Nhấn F1 để mở Help trong Windows cũng như trong hầu hết các chương trình

Nhấn F3 để mở Windows Find trong Windows

Nhấn Alt+Enter để mở hộp thoại các đặc tính của folder hay file đã chọn từ Explorer hoặc My Computer

Nhấn Winkey+Pause để mở hộp thoại System Properties

Các hộp thoại trong nhiều chương trình, cũng như hộp thoại và cửa sổ trong Windows đều không có nút Help. Vì vậy, thủ thuật duy nhất là nhấn F1. Tùy vào từng chương trình cụ thể mà nhấn F1 có thể là hiển thị cửa sổ Help chính của chương trình hay chỉ đưa ra phần trợ giúp của tình huống bạn đang đối phó. Chẳng hạn như trong hình 1, nhấn F1 trong hộp thoại Open của FileMaker Pro chỉ hiện ra phần chỉ dẫn liên quan đến khung văn bản File Name.

file:///D:/LUUTRU/Tu%20lieu%20echip/0699075a.jpg

Hình 1: Nhấn F1 trong hộp thoại Open của FileMaker Pro để làm xuất hiện phần trợ giúp cảm ngữ cảnh.

Lưu ý là nhấn phím F3 để mở Find không áp dụng được trong đa số các chương trình, tùy từng chương trình mà phím này được giao những nhiệm vụ khác nhau. Ví dụ, F3 trong Word làm mở rộng trường Autotext.

Như đã nói từ trước, tổ hợp Alt+Enter để truy cập phần đặc tính nhanh hơn nhiều so với cả thao tác nhấn phím phải chuột hay chọn từ menu File. Nhiều người dùng máy tính không biết là họ có thể mở hộp thoại Properties cho nhiều file hoặc folder. Chọn các file và folder này rồi nhấn Alt+Enter. Nếu bạn đã chọn các folder, hộp thoại Properties sẽ cho biết số file và folder trong những folder đã chọn, cùng với lượng đĩa mà chúng chiếm. Lợi ích lớn nhất mà kỹ thuật này mang lại là nó cho bạn biết số byte thực tế mà những file này chiếm, chứ không phải con số làm tròn như trong Explorer hay My Computer.

Lưu ý là bạn không thể chọn nhiều folder trong khung Folder của Explorer.

Còn tiếp .