PDA

View Full Version : Cà phê Internet Việt Nam: "giời ơi" là giá!



freewarez
10-09-2004, 11:00
Cà phê Internet Việt Nam: "giời ơi" là giá!


"Dân ta" đã khá quen thuộc với các cửa hàng Internet có mức giá 0,2 USD/giờ, nhưng "dân Tây" thì chưa!
Nhìn qua kết quả thống kê về giá truy cập cà phê Internet vừa được Liên Hợp Quốc (LHQ)thu thập từ 7/4 đến 12/5/2004, hẳn bạn sẽ giật mình thốt lên "Vô lý!" khi nhìn thấy mức giá cà phê Internet ở Việt Nam được nêu với mức 3 USD/giờ.


Theo một bài viết về bình quân mức cước truy cập cà phê Internet của các nước trên thế giới tại foreignpolicy, mặc dù truy cập Internet đã dần trở thành một nhu cầu phổ biến và đơn giản nhưng ở nhiều quốc gia, kể cả các nước phát triển, giá tiền một giờ ngồi truy cập cà phê Internet cũng có thể "đốt sạch" thu nhập một ngày lao động của người dân, tính theo mức bình quân đầu người.

Theo bản đồ bên, màu sắc của các quốc gia sẽ phản ánh tỷ lệ số dân có thu nhập ở mức 1 USD/ngày hoặc thấp hơn của quốc gia đó, từ màu xanh thẫm biểu thị tỷ lệ thấp (0-5%), chuyển sang màu hồng (16-20%) và tới mức đỏ cao nhất (trên 26%) theo như chú thích.

Nhìn vào bản đồ bên và bảng thống kê mức giá cà phê Internet bên dưới, bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên và cho rằng số liệu về giá cà phê Internet tại Việt Nam là sai. Kể cả nếu bạn là người dùng Internet từ thời kỳ đầu tại Việt Nam (năm 1997), chắc cũng chưa bao giờ bạn phải trả tới 1 USD/giờ ở bất cứ thời điểm nào, với bất kỳ mức tỷ giá nào của đồng VND so với đồng USD. Chúng tôi cũng đồng tình với bạn về điểm này.

Hiện tại, mức giá bình quân của dịch vụ cà phê Internet với đường truyền ADSL tại Hà Nội là 3000-4000đ/giờ (0,2-0,25 USD), chỉ tương đương với 1/12 mức cước 3 USD mà LHQ đưa ra trong thống kê về giá cà phê Internet Cafe ở Việt Nam. Vậy tại sao lại có sự chênh lệch quá lớn tới mức hầu như có thể khẳng định là sai này?

Dưới đây là biểu đồ và bảng thống kê mức cước phí tại 26 quốc gia, tính theo USD/giờ, cùng với tỷ lệ người dân có mức thu nhập dưới 1 USD/ngày tại mỗi quốc gia.

Nguyên nhân từ đâu?

Bảng thống kê mức cước Internet Cafe
Quốc gia Cước tính theo USD/h
Afghanistan
$1.00

Algeria
$1.40

Argentina
$3.00

Australia
$7.50

Austria
$6.00

Azerbaijan
$1.10

Bangladesh
$1.70

Bhutan
$4.20

Bolivia
$1.00

Brazil
$3.45

Canada
$4.30

Cayman Islands
$7.20

Chile
$3.00

China
$2.50

Colombia
$3.00

Cuba
$1.50

Dominican Republic
$1.15

Egypt
$1.50

Ghana
$0.60

Guatamala
$1.50

Haiti
$2.50

India
$1.35

Indonesia
$0.66

Iran
$3.00

Israel
$4.00

Japan
$7.50

Kazakhstan
$1.50

Kenya
$2.28

Lebanon
$2.75

Libya
$2.25

Mexico
$2.25

Namibia
$2.48

New Zealand
$5.25

Nicaragua
$2.00

Nigeria
$5.40

Pakistan
$0.60

Panama
$2.00

Philippines
$2.00

Qatar
$3.00

Russia
$3.00

Saudi Arabia
$6.60

Singapore
$5.00

Sweden
$6.45

Tunisia
$2.20

Turkey
$0.50

United Kingdom
$7.00

United States
$5.00

Vietnam $3.00

Lần tìm theo Google với từ khoá "Internet cafe price Vietnam", chúng tôi tìm thấy một số website giới thiệu các trung tâm tour du lịch tại Việt Nam, nhất là tại Hà Nội, chẳng hạn như world66 với mức giá đủ loại từ 0,2 USD (Threeland cafe 22 Hàng Bạc), gần 1 USD (Classyzone Cafe 137 Hàng Bạc), cho tới mức 1,5 USD (Sinh Cafe 556 Hàng Bè), 2 USD (HQ _Hiquality, số 1 Bà Triệu), và có cả tới mức 3,5 USD (Queen cafe travel-internet 65 Hàng Bạc). Đặc biệt, tại travel-island, không ít địa chỉ cà phê Internet của Việt Nam có mức giá trên 3 USD được liệt kê, chẳng hạn như Handspan Travel, 116 Hàng Bạc, Queen Cafe Travel 65 Hàng Bạc, hay Ngọc Huệ Internet Cafe, 171/22 phố "Co Bac street, Dist 1, Ho Chi Minh city, Vietnam"...

Các mức giá này chắc cũng được cập nhật lên theo từng thời điểm khá xa nhau, vì có cả tỷ giá từ thời 1 USD =13.500 VND cho tới lúc 1 USD = 15.000 VND. Tuy nhiên, dù ở thời điểm nào thì việc tính mức giá 3 USD/giờ cà phê Internet (xấp xỉ 50.000 VND) cũng là quá đắt, dù là dịch vụ đó chỉ dành riêng cho khách du lịch nước ngoài.

Thoạt nhìn, việc tính giá cà phê Internet đắt đối với khách du lịch nước ngoài có thể được biện hộ bằng những lý do như đầu tư nhiều về cơ sở thiết bị, chất lượng dịch vụ, tốc độ đường truyền... Nhưng nếu bạn đã từng tới phố Hàng Bạc, nhìn hai dãy "khách Tây" ngồi "cọ lưng" nhau chen chúc dọc một cửa hàng Internet hình ống chỉ rộng chưa đầy 2m, mọi hình ảnh về chất lượng, dịch vụ, tốc độ đều sẽ tan biến.

Cũng có những dịch vụ thực sự đầu tư nhiều về cửa hàng, như HQ-Quality số 1 Bà Triệu, Hà Nội, với địa thế đẹp, rộng rãi, sang trọng, nhưng chắc chắn không thiếu những hàng Internet Cafe lụp xụp, vẫn tính 5.000 đồng cho một chiếc ảnh scan để gửi qua email.

Tôi từng có một người bạn trông cửa hàng Internet tại khu phố cổ Hà Nội nên khá rành các chiêu "quay tiền" khách du lịch bằng dịch vụ Internet. Đặc biệt, nhiều cửa hàng vẫn còn dùng đường truyền dial-up để share connection cho khoảng trên một chục chiếc máy tính, đồng thời đặt chế độ "auto disconnect" nếu đường truyền ngừng kết nối sau... 1 phút. Chiêu này đặc biệt hiệu quả khi khách du lịch mải ngồi gõ những email dài lê thê. Khi khách truy cập trở lại, modem sẽ tự động quay số (tất nhiên là voice của modem được đặt ở mức thấp nhất) một cách âm thầm, có lâu thì cũng phải cố chờ vì đã gõ bao nhiều vào mail rồi. Lúc trả tiền thì cứ tính theo giờ ngồi xuống (do một chương trình Visual Basic đơn giản có chức năng đếm giờ đặt ngay trên desktop), nhân với mức giá "giời ơi" theo USD, và khách cứ thế phải móc tiền ra trả.

Ảnh hưởng khôn lường

Phải chăng từ những mức giá cước niêm yết trên web này, hay từ những khách du lịch tại Việt Nam cung cấp, LHQ đã đưa ra được mức giá truy cập Internet Cafe trung bình của Việt Nam là 3 USD/giờ?

So với mặt bằng dịch vụ chung mà người Việt Nam sử dụng, mức giá này cao gấp 12-15 lần, nhưng so với khách quốc tế, mức giá này có vẻ không cao hơn là mấy. Rõ ràng đã có sự chênh lệch rất nhiều về giá dịch vụ cho người nước ngoài so với người Việt, nhưng chất lượng dịch vụ và cơ sở thiết bị, đường truyền thì chưa có nhiều khác biệt nổi bật, nếu không muốn nói là chẳng khác gì nhau.

Ảnh hưởng của tình trạng này, trước tiên, sẽ là hình ảnh không tốt về một nền tảng dịch vụ Internet của Việt Nam trong con mắt khách du lịch quốc tế nói riêng, và cộng đồng thế giới nói chung. Chỉ vì một số cá nhân nhỏ tư lợi, nhiều nỗ lực phát triển nền tảng công nghệ thông tin và mạng Internet của nhiều Bộ ngành, cơ quan Chính phủ, không được thế giới ghi nhận một cách chính xác. Đó là chưa kể tới ấn tượng xấu về dịch vụ, cơ sở hạ tầng, và cước phí đắt, còn có thể ảnh hưởng tới khả năng thu hút khách du lịch của Việt Nam. Chắc hẳn, một hình ảnh Việt Nam với rất nhiều dịch vụ cà phê Internet chất lượng tốt, giá cả rẻ bất ngờ (chẳng hạn chỉ 0,5 USD/giờ) cũng sẽ góp phần khiến nhiều khách du lịch quốc tế quyết định lựa chọn làm điểm đến cho kỳ nghỉ hơn. Đó là vì với các du khách nước ngoài, cuộc sống của họ luôn gắn liền với thông tin, liên lạc từ Internet.

Nên chăng các nhà quản lý cần chú ý tới việc quản lý mức cước dịch vụ Internet Cafe, để sau mỗi chuyến du lịch tới Việt Nam, khách du lịch không phải ra về với một ấn tượng rất xấu khi sử dụng dịch vụ Internet, cảm thấy như bị lừa mất tiền.

Theo Vietnamnet
nguồn:http://www5.tintucvietnam.com/vitinh/2004/9/68238.ttvn

freewarez
10-09-2004, 11:25
híc, ở HN nhiều hàng giá chỉ có 2000đ/h , vậy mà sao lại lừa khách nước ngoài vậy chứ.Như vậy thì du lịch Việt Nam làm sao mà phát triển đây HN ơi là HN, như vậy thì chỉ kiếm lời rất nhỏ cho mấy anh DV net , còn HN sẽ mất đi rất nhiều khách
du lịch ---> mất đi 1 món tiền rất lớn.Lại còn nạn ăn xin, bán hàng đểu quấy rầy và "bu" lấy các du khách, như thế làm sao mà người ta đến nữa, đến 1 lần rồi "cạch" 0 quay lại nữa.

Yaiba
10-09-2004, 11:34
quá đúng, nhưng chẳng biết giải quyết làm sao...ham lời nhỏ mà...lỗ nặng...

Ghost1982
10-09-2004, 23:50
Tin này có thiệt ko vậy!? Chắc là chiện hồi xưa rùi, mấy h rùi mà ngồi Net 4000, bây giờ tui chỉ ngồi Net 2500 thui hà lol
4000 đã thấy là giá "nhà quê" huống hồ 3$ :(

Tiva
11-09-2004, 00:03
lại còn ko phải nữa hả , dân việt nam quen làm ăn kiểu này rồi , ko riêng gì internet mà bất cứ dịch vụ gì dối với ngừơi nước ngoài dân ta cũng chém hết hihi

freewarez
11-09-2004, 10:50
Tin này có thiệt ko vậy!? Chắc là chiện hồi xưa rùi, mấy h rùi mà ngồi Net 4000, bây giờ tui chỉ ngồi Net 2500 thui hà lol
4000 đã thấy là giá "nhà quê" huống hồ 3$ :(

híc đáng buồn đây là 1 tin gần đây nhất, 0 phải chuyện cũ đâu.


lại còn ko phải nữa hả , dân việt nam quen làm ăn kiểu này rồi , ko riêng gì internet mà bất cứ dịch vụ gì dối với ngừơi nước ngoài dân ta cũng chém hết hihi

bạn nói hoàn toàn đúng, người VN quen làm ăn gian dối rồi, luôn luôn lừa khách hàng. Như thế đc tiếng là lãi nhưng ngành du lịch của Việt Nam sẽ để tuột mất hàng triệu $$ , đó là 1 tổn thất rất lớn cho quốc gia.

Nếu cứ tiếp tục làm ăn theo cách đó chúng ta sẽ mang tiếng xấu với thế giới và liệu chúng ta có ngẩng mặt lên tự hào là người VN đc hay không??
Hy vọng rằng thế hệ trẻ chúng ta sẽ xóa bỏ đc quan điểm làm ăn đó.

freewarez
12-09-2004, 10:16
85% du khách rời Việt Nam không trở lại: Hậu quả của kiểu khai thác cái..."trời cho"


Có bao nhiêu trong số du khách quốc tế này sẽ trở lại Việt Nam lần sau?
Rất nhiều du khách lẫn các nhà tổ chức lữ hành quốc tế khi đến Việt Nam đều phải thán phục trước những thắng cảnh đẹp. Nhưng cũng chỉ có 15% trong số đó quay lại lần thứ 2. Giám đốc khu vực Air France tại Việt Nam, ông Maurice Berja nhận xét: "15% du khách quay lại ư? Như vậy là quá thấp chứ không chỉ là thấp".



Không phải du khách nào cũng chỉ thích xem cảnh đẹp

Có rất nhiều nguyên nhân đưa đến việc du khách quốc tế không muốn quay trở lại Việt Nam. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là sản phẩm du lịch còn nghèo nàn. Phó tổng giám đốc một công ty lớn, không muốn nêu tên, nói thẳng: "Chúng ta chỉ mới khai thác những gì trời phú cho Việt Nam. Vịnh Hạ Long, Sapa hay Đà Lạt... là những địa danh không đâu sánh được nhưng thử hỏi chúng ta đã làm gì cho những nơi đó đẹp hơn, hấp dẫn hơn. Từ trước đến giờ có quá ít các công trình do nhà nước đầu tư cho mục đích du lịch. Tôi không dám nói đến những công trình cỡ như Disneyland, nhưng ít ra cũng phải gần như vậy. Khách du lịch rất đa dạng, đâu phải ai cũng thích đi xem cảnh đẹp, di tích lịch sử hay tắm biển. Phải đa dạng hóa sản phẩm, càng phong phú mới mong có nhiều khách đến". Dưới cái nhìn của một người châu Âu làm việc ở Việt Nam nhiều năm, Maurice Berja đánh giá: "Có thể nói hạ tầng du lịch của các bạn đã được cải thiện nhiều, nhưng cần phải làm nhanh hơn nữa vì phải cạnh tranh với các nước chung quanh. Khách châu Âu quay trở lại
Việt Nam cũng ngày một nhiều hơn, nhưng tỷ lệ 15% là quá thấp. Thấp so với tiềm năng của Việt Nam và so với Thái Lan, Indonesia..."

"Có thể nói hạ tầng du lịch của các bạn đã được cải thiện nhiều, nhưng cần phải làm nhanh hơn nữa vì phải cạnh tranh với các nước chung quanh. Khách châu Âu quay trở lại Việt Nam cũng ngày một nhiều hơn, nhưng tỷ lệ 15% là quá thấp. Thấp so với tiềm năng của Việt Nam và so với Thái Lan, Indonesia..." - Maurice Berja - Giám đốc khu vực Air France

Chất lượng dịch vụ cũng đang có vấn đề mà nguyên nhân chỉ vì đầu tư không đồng bộ. Hãy lấy việc thu hút du khách Nhật Bản làm ví dụ. Từ chính phủ đến doanh nghiệp, tất cả đều nỗ lực kéo người dân xứ sở mặt trời mọc, vốn xài sang và khó tính có tiếng này đến Việt Nam. Điều oái ăm là những "thượng đế" xài sang này không thèm dùng tiếng Tây, tiếng Tàu và chấp nhận bỏ nhiều tiền ra để được phục vụ tốt. Kết quả là khi họ ùn ùn kéo đến, chúng ta không có đủ hướng dẫn viên biết tiếng Nhật để phục vụ tốt. Thế là rất đơn giản: "Đất nước các bạn đẹp thật, thức ăn - mua sắm rẻ, con người thân thiện... nhưng không có người biết tiếng
Nhật thì làm sao phục vụ tốt người Nhật được. Vậy thì... bai", một người Nhật đã đúc kết như vậy.

Môi trường xã hội chưa thật trong lành

Theo giáo sư Lê Huy Bá - Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, Việt Nam có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch sinh thái - loại hình rất được khách nước ngoài ưa chuộng - nhưng hiện phát triển chưa đúng nghĩa bởi: "Việc xây dựng cơ sở vật chất như đường sá, nhà nghỉ... chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách, thiếu nguồn nhân lực có chuyên môn, quản lý yếu kém, thiếu vốn đầu tư cho việc quy hoạch các dự án du lịch và công tác xây dựng hệ sinh thái rừng, thiếu sự tư vấn của ngành để kêu gọi đầu tư phát triển phục vụ cho việc bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái rừng cũng như hoạt động du lịch sinh thái...". Ông Lý Tất Vinh - Trưởng phòng nghiên cứu phát triển Công ty du lịch Chợ Lớn nói thêm:
"Điều mà du khách nước ngoài phản ảnh nhiều nhất là môi trường nhân văn và sinh thái chưa thật sự "trong lành". Tại TP Hồ Chí Minh, du khách rất ngại qua các giao lộ vì tình trạng xe lưu thông dày đặc, nạn móc túi, cướp giật, đeo bám bán hàng rong, quà lưu niệm kém chất lượng... Đại diện Công ty du lịch Fiditourist đưa ra một nguyên nhân khác: "Khách nước ngoài rất thích tắm biển, thế nhưng các bãi biển nổi tiếng như Vũng Tàu, Nha Trang... hiện đang rất mất trật tự và ô nhiễm, chưa tạo được sự an toàn cho du khách".

Quảng bá là một hoạt động vô cùng cần thiết cho du lịch, nhưng xin đừng nói suông. Một chuyên gia du lịch nước ngoài đã chỉ ra mâu thuẫn giữa việc chúng ta đổ tiền ra đi quảng bá du lịch, mời gọi khách đến trong khi hạ tầng, dịch vụ phục vụ trong nước lại chưa kịp chuẩn bị. Ông này ví von: "Các bạn bỏ công sức ra mời mọc khách, nhưng khi khách đến thì nhà cửa vẫn bề bộn, thức ăn chưa chuẩn bị xong... thử hỏi khách có muốn quay trở lại lần thứ hai?".

Một vấn đề khác - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch châu Á - Thái Bình Dương David Paulon dự đoán sẽ có khoảng 400.000 du khách Mỹ đến Việt Nam vào năm 2006; đồng thời cảnh báo: "Các bạn có đủ năng lực phục vụ du khách quốc tế đến năm 2006? Liệu có đủ phòng đạt tiêu chuẩn?" Nhìn lại sự kiện đầu năm 2003 khi lượng khách quốc tế tăng đột biến, nhiều khách sạn phải từ chối khách vì hết phòng mới thấy những cảnh báo của các chuyên gia nước ngoài là không thừa. Khi đặt vấn đề vì sao tỷ lệ khách quay trở lại Việt Nam quá thấp, chúng tôi mới biết là cả Tổng
Cục Du lịch lẫn các doanh nghiệp trong ngành đều chưa tiến hành một cuộc điều tra, khảo sát nghiêm túc nào về vấn đề này. Phải chăng điều đó không quan trọng?

Vì sao du lịch Việt Nam bị “mang tiếng”?

Theo Tổng cục Du lịch, lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam trong 5 tháng đầu năm tăng nhiều so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, để phát huy mức tăng trưởng này, hàng loạt các vấn đề đang đặt ra đối với ngành du lịch. Báo Thanh Niên đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Tuấn Cảnh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch.

* Thưa ông vì sao trong khi có tới 40% khách du lịch châu Âu quay lại Thái Lan sau lần đầu tiên thì ở Việt Nam, con số này chỉ là 15%?


ông Vũ Tuấn Cảnh

- Chúng tôi chưa có một điều tra cụ thể nào về vấn đề này. Theo tôi, khả năng quay lại của du khách phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thứ nhất, có thể người ta chưa thăm hết các điểm du lịch của nước đó trong lần đi trước nên họ sẽ quay lại khi có điều kiện. Thứ hai là do thói quen sử dụng những dịch vụ du lịch mà họ ưa thích. Chẳng hạn, khách Nhật Bản, họ rất thích những điểm du lịch nào mà ở đó, ngoài những cảnh đẹp, những thú ẩm thực, những điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm còn có những hoạt động của các liên doanh, các khách sạn, các khu vui chơi do người Nhật tham gia đầu tư. Cho nên ở đó gần như trở thành những địa điểm
thường xuyên của khách Nhật. Khách không quay lại cũng có thể là do họ không hài lòng với các dịch vụ du lịch.

* Nhiều người cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng dịch vụ của ta kém, chưa chuyên nghiệp?

- Nói chính xác hơn là chưa đồng bộ. Ở những khách sạn lớn, nhân viên hoạt động rất chuyên nghiệp. Nhưng số này không nhiều, phần lớn là chưa đồng bộ. Người Việt Nam thì luôn sẵn nụ cười nên khách nước ngoài đến Việt Nam đều nhận xét, người Việt Nam rất thân thiện. Nhưng từ chỗ thân thiện, chỗ cảm tình đó để làm nên một chất lượng phục vụ có tính chuyên nghiệp thì phải qua công tác đào tạo.

* So với các nước khác trong khu vực, giá tour đến Việt Nam thường cao hơn từ 20-25%. Vì sao thưa ông?

- Tour Việt Nam đi Thái Lan chỉ có chưa đầy 300 USD nhưng khách du lịch đã được nghỉ ở các khách sạn 5 sao. Với giá như vậy, chúng ta phải xem xét xem họ có bù lỗ cho các hãng du lịch hay không ? Có thể người ta lấy cái nọ bù đắp cho cái kia để điều khiển vĩ mô nền kinh tế. Cũng đã có nhiều người đặt vấn đề: giá phòng, giá vận chuyển và các chi phí khác của ta hiện nay không cao so với các nước trong khu vực, nhưng tại sao giá tour lại đắt ? Có nhiều người nói là liên quan đến visa. Visa thì Nhà nước chỉ quy định có 25 USD, tại sao lại có những trường hợp người ta phải lấy visa với lệ phí tới 100 USD, thậm chí là 200 USD?
Giá tour cao còn do giá của các công ty du lịch lữ hành đưa ra. Tuy nhiên, cho đến giờ, chúng ta chưa có một điều tra hay tính toán một cách bài bản nào về giá tour. Chúng ta sẽ phải có một cuộc nghiên cứu, điều tra, tính toán cụ thể về vấn đề này để bảo đảm ngành du lịch Việt Nam không bị mang tiếng. Xuân Toàn (thực hiện)



Trung Bình - Cẩm Nhi
src. http://www.thanhnien.com.vn/TinTuc/KinhTe/2004/6/14/19929/

mrlight
17-07-2009, 13:38
quả thật là đắt quá .

acquydeptrai
17-07-2009, 14:30
quả thật là đắt quá

Ôi idol của em, một chuyên gia ĐM :punk:

rathue
17-07-2009, 15:10
Một dĩa cơm bụi nếu khách quen thì bán giá khác, khách lạ sẽ chém trên trời.

Tôi đã từng chứng kiến...vậy nên một lần đến các tỉnh hay nước ngoài đến Việt Nam thì đừng bao giờ trở lại.

mrlight
17-07-2009, 18:07
lag post 2 bài cùng lúc

tin_truc22
17-07-2009, 23:25
Ngộ vậy? Hồi năm 2002 xài Internet Dialup không 1$/giờ chứ là bao nhiêu. Nhớ không lầm thì cước internet không đã 200 đồng/phút + điện thoại 40 đồng/ phút nữa.
Nhìn lại cái tỷ giá thèm quá =))

gamerchina
17-07-2009, 23:38
mấy bác giỏi đào mộ quá,topic 5 năm rồi mà cũng đào lên được :D