PDA

View Full Version : ►VGA◄i-Lab:Hướng dẫn và Hỗ trợ các vấn đề ép xung card đồ họa bằng MSI Afterburner



MaiHoangSp
27-12-2010, 12:06
►VGA◄i-Lab:Hướng dẫn và Hỗ trợ các vấn đề ép xung card đồ họa bằng
MSI Afterburner

http://i849.photobucket.com/albums/ab52/MaiHoangSupport/MSI-Afterburner-Guild/MSI_Afterburner_logo.png

Ép xung card đồ họa đơn giản hơn bộ vi xử lý rất nhiều, tuy nhiên nhiều người vẫn giữ tâm lý sợ không dám làm, thậm chí sợ chạy chương trình test nặng sẽ làm card chết.
Với vài thao tác ép xung đơn giản bạn có thể có thể 10-15% hiệu năng, đối với card tốt có thể cao hơn tới 20-25% sức mạnh và thay đổi hoàn toàn vị thế của nó nếu so sánh với phân khúc thị trường.
Trong thời gian qua tôi để ý thấy phần mềm ép xung Afterburner rất được mọi người ưa dùng vì tính trực quan, dễ thực hiện của nó, tuy nhiên chưa có một hướng dẫn cụ thể nào vì thế quyết định thực hiện một bài làm quà chờ năm mới.
Mặc dù có vẻ dài nhưng phần lớn là những lưu ý với kinh nghiệm rút ra, cố gắng đầy đủ thông tin nhất cho mọi người tham khảo. Đọc xong bạn sẽ thấy thật đơn giản và tự mình làm được thật dễ dàng.
Bất cứ thắc mắc gì trong quá trình thực hiện ép xung với Afterburner mọi người có thể post lên đây để cùng nhau hỗ trợ.

Mục lục bài viết

1. Bios và phần mềm liên quan.
2. Các phần mềm Ép xung và Test ổn định cho VGA.
3. Các khái niệm cơ bản.
4. VGA như thế nào có thể ép xung?
5. Chuẩn bị và xác định mục đích ép xung VGA
6. Hướng dẫn ép xung VGA với Afterburner
7. Demo ép xung cụ thể với 480GTX Lingtning
8. Hướng dẫn Under Volgate - Under Clock]
9. Các chức năng mở rộng của Afterburner
10. Những lỗi xảy ra và cách xử lý.

Tải về guild dạng file PDF: ....

I. Bios và phần mềm liên quan.


1. Tools Save Bios:

• GPU-Z bản mới nhất có thể, GPU-Z còn dùng xem thông số chi tiết, nhiệt độ, tốc độ quạt của VGA. Tải về: http://www.techpowerup.com/downloads/SysInfo/GPU-Z/
• Ngoài ra có thể dùng chính các tool Flash Bios bên dưới để Save.


http://i849.photobucket.com/albums/ab52/MaiHoangSupport/MSI-Afterburner-Guild/GPUZ-SaveBios.jpg



2. Tools Edit Bios (dùng trong Win):

• Radeon Bios Editer (BRE): dùng sửa bios của card AMD-ATI http://www.techpowerup.com/rbe/ Hướng dẫn sử dụng: http://www.techpowerup.com/articles/overclocking/vidcard/154
• NVIDIA BIOS Editor (Nibitor): dùng sửa bios của card Nvidia http://downloads.guru3d.com/NVIDIA-BIOS-Editor-v4.0-%28Nibitor%29-download-1636.html Hướng dẫn sử dụng: http://forums.techpowerup.com/showthread.php?t=119955


3. Tools Flash Bios (dùng trong Win):

• ATI Win Flash: Flash Bios cho card AMD-ATI http://www.techpowerup.com/downloads/1750/ATI_Winflash_2.0.1.11.html
• NVFlash Windows: Flash Bios cho card Nvidia http://www.techpowerup.com/downloads/1824/NVFlash_5.95.0.1_for_Windows.html


4. Tools Flash Bios (dùng trong Dos): Bạn cần tạo một USB có chức năng boot vào DOS, copy bản bios cần Flash vào USB.

• ATI Flash: http://www.techpowerup.com/downloads/1731/ATIFlash_3.79.html Hướng dẫn sử dụng http://www.techpowerup.com/printarticle.php?id=34
• NVFlash: http://www.techpowerup.com/downloads/1893/NVFlash_5.100.0.1.html Hướng dẫn sử dụng: http://www.techpowerup.com/forums/showthread.php?t=57750
Các sử dụng những phần mềm này khá đơn giản và cũng có nhiều hướng dẫn trên mạng bạn có thể tìm dễ dàng.


5. Khi nào cần Flash Bios?

Với các card hình hỗ trợ ép xung đầy đủ từ hãng thì việc Flash Bios ko cần quan tâm nhưng có nhiều trường hợp cần tới như:

- Hãng A có phần mềm hỗ trợ ép xung cho card hình của mình nhưng phần mềm đó không hỗ trợ card hãng B,C,D… Người dùng card hãng B, C, D có thể Flash bios của card hãng A để sử dụng được phần mềm này. Tuy nhiên chỉ nên dùng cách này khi nhưng card đồ họa của hãng A,B,C,D… là hàng Reference từ Nvidia/AMD, khi đó thiết kế của chúng sẽ giống nhau.

- Card hình của bạn giới hạn mức xung không cho kéo xung lên cao. Bạn có thể sửa Bios và tùy chỉnh mức xung Max của nó và Flash lại.

- Card hình của bạn có mức xung thấp và bạn đã thử ép xung lên 1 mức cao hơn thấy nó ổn định, bạn có thể sửa và flash bios để chiếc card yêu quý chạy luôn ở mức xung cao hơn đó.

- 2 Card đồ họa của 1 hãng thiết kế giống y như nhau, nhưng 1 card dùng xung mặc định, 1 card được ép xung sẵn với mức xung cao hơn và giá cao hơn. Bạn mua card xung mặc định và có thể Flash bios của card ép xung sẵn kia.

- Vì một lí do nào đó từ phía hãng với chung 1 thiết kế, 1GPU nhưng được chia làm 2 dòng card cao thấp, bạn có thể may mắn thành công khi Flash bios của bản cao hơn cho bản thấp hơn như 2600 Pro thành 2600XT

- Vì một nguyên nhân nào đó mà bios của card hình bạn lỗi card không thể lên được, bạn có thể Flash lại bios chuẩn của nó.

- Card của bạn đã hết bảo hành mà bị lỗi Artifact (vỡ/rách/rác hình) dù đang chạy mức xung mặc định, bạn thử under clock (giảm xung) xuống và thấy card có thể chạy ổn định không bị vỡ hình nữa. Bạn có thể sửa bios cho mức xung mặc định giảm xuống và Flash lại dùng tiếp...



II. Các phần mềm Ép xung và Test ổn định cho VGA.


1. Phần mềm ép xung VGA MSI Afterburner:

• http://event.msi.com/vga/afterburner/download.htm
• Hoặc http://downloads.guru3d.com/Afterburner-2.0.0-Final-download-2562.html
• Có thể search trên Guru3D sẽ có các bản beta mới hỗ trợ các card đồ họa mới ra.
Trong gói tải về này có 2 phần mềm là:
• MSI Afterburner dùng để ép xung card đồ họa, phần mềm này phát triển từ RivaTuner
• MSI Kombuster dùng để test sự ổn định sau khi ép xung, phần mềm này phát triển từ Furmark tuy nhiên Kombuster cần phải có một vài thao tác config để khiến VGA hoạt động 100% nên mọi người vẫn quen dùng Furmark hơn.


http://i849.photobucket.com/albums/ab52/MaiHoangSupport/MSI-Afterburner-Guild/Afterburner_white.jpg


Thêm một vài giao diện của Afterburner cho ai thích thay đổi:

• http://event.msi.com/vga/afterburner/skin.htm
• http://www.guru3d.com/article/msi-afterburner-skin-poll/


2. Phần mềm test ổn định của VGA và tính điểm:

• Furmark Tải về: http://downloads.guru3d.com/FurMark-1.8.2-download-2523.html


http://i849.photobucket.com/albums/ab52/MaiHoangSupport/MSI-Afterburner-Guild/Furmark-Setting.jpg


• 3Dmark Vantage (DX10) hoặc 3DMark11 (DX11) test ổn định và lấy kết quả điểm số so sánh với điểm số của mọi người tại box Trường đua. Địa chỉ tải phần mềm và tham gia đua điểm:

http://vozforums.com/showthread.php?t=258649
http://vozforums.com/showthread.php?t=1531261
http://www.3dmark.com/3dmark11/


http://i849.photobucket.com/albums/ab52/MaiHoangSupport/MSI-Afterburner-Guild/3DMark11.jpg


• Hoặc sử dụng một Game đồ họa nặng nào hay chơi đó có Benchmark sẵn để thấy rõ sự thay đổi thực tế và tiết kiệm thời gian.






_________________


III. Các khái niệm cơ bản.


Core clock: Xung nhân của VGA, khi ép xung ta chủ yếu tăng xung cho cái này, càng cao càng mạnh giống với khi ta ép xung CPU. Tuy nhiên với VGA thông thường thì mức xung cho phép tăng lên thường bị hạn chế bởi nhà sản xuất.

Shader Clock: chỉ số này card Nvidia mới có, ATI thì không. Giá trị mặc định của Shader luôn bằng Core nhân với 2. Một số card liên kết Core và Shader với nhau và không tắt liên kết này được, khi tăng Core thì Shader tự động tăng lên. Cũng có một số card có thể tắt liên kết này và ép xung riêng tuy nhiên theo tôi cứ kệ cho chúng tự liên kết.

Memory clock: Xung của bộ nhớ GDDR trên card hình. Khi ép xung bộ nhớ bạn cần xác định xung thực của nó bằng GPU-Z vì trên thống số các nhà sản xuất đưa ra là xung hiệu dụng. Hoặc có thể tự tính theo công thức:

- GDDR3 thì xung thực = xung hiệu dụng chia 2: Ví dụ MSI R4670-MD512 Mem clock nhà sản xuất 1600MHz, nó dùng GDDR3 nên xung thực sẽ là 1600/2 = 800MHz
- GDDR5 thì xung thực = xung hiệu dụng chia 4: Ví dụ MSI R5770 HAWK Mem clock nhà sản xuất đưa ra 4800MHz, nó dùng GDDR5 nên xung thực là 4800/4 = 1200MHz


_________________________________


Core Voltage: Điện thế cho nhân của VGA, giống như CPU thì khi ép xung lên GPU cũng cần thêm điện để sống, mỗi dòng GPU có mức điện thế khác nhau, hay thậm chí cùng 1 dòng GPU nhưng trên mỗi cái VGA lại được nhà sản xuất ấn định mức điện thế khác nhau. Core Voltage cực quan trọng và cần thiết khi ép xung GPU lên cao, và một chiếc VGA muốn ép xung tốt thì ít nhất nó phải cho phép tăng Core Vol.

Memory Voltage: Điện thế cho bộ nhớ GDDR, những card hình cho phép tăng Mem Vol không nhiều, thường chỉ là những bản Custom ngon ngon mới có.

PPL Voltage: PPL Vol hay nhiều khi được gọi là Aux, VDDCI gì đó là điện thế chân giao tiếp PCI-E của card Hầu hết card trên thị trường hiện nay đều không cho tăng điện thế khu vực này, theo tôi biết thì một số ít card hình phiên bản đặc biệt của MSI mới có. Khu vực này cho phép tăng điện thế khá giới hạn, thêm chỉ khoảng 30mV (0.3 vol) và trong thực tế ép xung thì nhiều người nhận xét tăng nó lên không có tác dụng. Với tôi thì tác dụng hay không còn tùy vào card cụ thể, có cái tăng lên cũng ko thêm đc 1 MHz nào cho Core/Mem, nhưng có cái tăng lên thì tăng đáng kể.
Fan Speed: Tốc độ quay của quạt, đơn vị tính là RPM hay số vòng quay trong 1 phút. Các phần mềm có thể hiển thị vằng RPM hoặc hiện thị theo phần trăm (%). Tốc độ quạt càng cao thì gió càng nhiều, quạt càng mát và tất nhiên âm thanh phát ra càng ồn. Quạt càng lớn thì càng đỡ ồn, card dùng nhiều 2 quay chậm sẽ đỡ ồn hơn 1 quạt quay nhanh, quạt tạng nhiệt dạng lồng sóc theo tôi là ồn nhất. Tốc độ quạt có thể tự tay điều chỉnh được bằng phần mềm, hoặc bản thân card tự điều chỉnh theo mức độ tải và độ nóng của VGA. Tuy nhiên card đồ họa tầm trung / thấp trở xuống thường không thể điều chỉnh được, nó fix cứng ở một tốc độ nào đó không thay đổi..


_________________________________


Tempeature (Temp): Nhiệt độ card thường hiện thị nhiệt độ GPU, một số card có thể có thêm nhiệt độ PCB - Bo mạch. Nhiệt độ hoạt động càng thấp càng tốt và theo tôi thì khi Full Load VGA của bạn có nhiệt độ 80*C trở xuống là có thể yên tâm dùng.


IV. VGA như thế nào có thể ép xung?



1. Nếu đã có sẵn VGA thì bạn hãy xác định xem card của mình ngon ăn ở mức nào như dưới mà xác định ép xung được nhiều hay ít theo hướng dẫn của tôi với Afterburner ở phần tiếp theo.


Không như CPU, VGA thường bị gian hạn ép xung rất nhiều có thể chia làm các mức như sau:

- Giới hạn cho tăng một chút Core/Mem Clock và không cho tăng bất cứ điện thế nào: bạn chỉ có thể ép xung với vol mặc định và khả năng oc rất hạn chế, nếu card dởm thì không thể kéo max được mức nó cho, nếu card tốt thì bạn có thể kéo qua xa mức giới hạn sẵn ấy (tất nhiên phải mod Bios và flash lại để mở thêm giới hạn này)


- Cho tăng Core/Mem Clock và cho tăng Core Voltage ít/nhiều tùy loại card hay tùy hãng tùy phần mềm ép xung: Đa số card tầm trung trở lên đều ở mức này, khả năng ép xung cao/thấp tùy vào hãng cho tăng nhiều Core Vol hay không, tùy vào bo mạch card làm tốt hay không, hay hên xui gặp con GPU tốt hay dở ^^


- Cho tăng sẵn Core/Mem Clock nhiều và cho tăng Core/Mem Voltage hoặc có thể cả PPL Vol khá nhiều. Với tản nhiệt khí thì có thể sẽ không dùng hết được mức nó cho, các bạn pháp tản nhiệt nước có thể đẩy xung cao hơn nhiều so với tản khi đi kèm.


- Cho tăng Core/Mem Clock, tăng Core/Mem/PPL Voltage gần như không giới hạn và thường kèm theo một số tính năng như Unlock OCP, Fix Cool Bug, Dual Bios…:Thường là những VGA phiên bản đặc biệt cao cấp đến từ các hãng và mức độ ăn chơi tùy vào hãng đó có công nghệ gì. Dùng bình thường với tản nhiệt khí có thể nó không có gì khác biệt mấy so với card thông thường vì đơn giản chúng được làm ra để các Ocer tìm kiếm kỷ lục xung nhịp với tản nhiệt dùng Nitơ lỏng.



2. Nếu chưa có sẵn VGA và đang tìm mua, xác định có ép xung thì hay tuyển nhưng VGA theo tiêu chí sau:


- Tìm dòng Hiệu năng/ Giá thành (p/p) tốt vừa với túi tiền của mình: Ví dụ hiện nay tầm 2tr có 240GT/HD5670 GDDR5, tầm 3tr5 có 450GTS/HD5770, tầm 4tr5-6tr5 có khá nhiều lựa chọn như HD5850, HD5870, 470GTX đang giảm giá, 460GTX đang sung sức hay HD6850/HD6870 mới ra…


- Tìm card cho phép tăng Vol: Với card tầm thấp thì khả năng cho tăng vol hầu như là không có, card tầm trung và cao cũng phụ thuộc nhiều vào hãng sản xuất nhất là các hãng tên tuổi trong làng VGA như MSI, Asus, Evga, Giga thường hỗ trợ nhiều việc ép xung/ tăng vol này qua thiết kế card, qua phần mềm ép xung đi kèm… Đôi khi trên mạng cũng có một số bản bios đã được mod để card nhận mức vol cao hơn, bạn cần tìm hiểu chắc chắn card của mình dùng được thì mới flash bios đó.


- Tìm card có thiết kế Tản nhiệt tốt: Sau khi xác định được dòng cần mua trong tầm tiền hãy tìm dòng có tản nhiệt mát (càng mát oc càng cao) và êm (càng êm thì càng đỡ khó chịu khi dùng, êm thì có thể tăng lên max cũng đỡ ồn). Có thể tham khảo các review trên mạng, hay list ra danh sách vài cái mình thích rồi lên diễn đàn hỏi. Nếu xác định dùng tản nhiệt nước thì điều này khỏi phải bàn xem xuống tiêu chí tiếp theo.


- Tìm card có thiết kế Bo mạch tốt: Bo mạch tốt thường được làm sạch sẽ, không cắt gọt bớt linh kiện so với bo mạch gốc từ AMD-ATI / Nvidia, bo mạch tốt có thể thêm pha cấp điện, thiết kế lại dùng linh kiện cao cấp bền bỉ hơn hoặc các bo mạch ở các dòng card cao cấp thường trang bị thêm một số tính năng công cụ ăn chơi khác.


- Cuối cùng là tìm card có chế độ bảo hành tốt: Ép xung có thể đôi khi kém may mắn làm VGA bị hỏng, nên chuẩn bị sẵn tâm lý đi bảo hành. Đừng dùng cách: cái này đểu quá, mới ép xung có tí đã chết, mau đổi ngay cái mới cho tôi ^^. Cứ bình tĩnh trao đổi với nhân viên bảo hành để chọn phương án thích hợp, vui vẻ thì dễ làm việc và thương lượng. Tất nhiên cũng phải thúc ép họ chút để họ đỡ “quên” trường hợp của mình mà BH nhanh hơn -_-.





_________________



V. Chuẩn bị và xác định mục đích ép xung VGA.


Cài đặt các phần mềm liên quan, tạo shotcut ra màn hình để luôn sãn sàng dùng cho đỡ mất thời gian, thêm một phần mềm chụp hình mà hình để lưu kết quả test giữ lại tham khảo.

1. Điều đầu tiên tôi khuyên bạn là: Để mặc định hoàn toàn và test thử với Furmark xem nhiệt độ tối đa. Test thêm phần mềm Benchmark tính điểm như 3DMark để làm mốc so sánh.


Nếu test Furmark khoảng 5-10 phút (đến khi đồ thị đi ngang) mà nhiệt độ Full Load tầm 80*C trở xuống thì bạn có thể ép xung tiếp card đồ họa này.
Xác định thêm độ ồn của quạt, tăng thử 5% một để xem quạt ở mức độ nào trở xuống là êm vừa tai, quạt ở mức độ nào trở lên là ồn và nghe khó chịu.
Bạn có thể test luôn một phần mềm đo điểm số như 3DMark để làm mốc so sánh của mình.

Nếu ngay từ đầu test Furmark mà card đã không ổn định, xuất hiện rác hình, đen hình hoặc nhiệt độ vọt lên quá cao 90-100* hoặc hơn thì xin chia buồn chiếc card đồ họa bạn đang sở hữu quá tệ hoặc ít nhất là tản nhiệt quá tệ. Hãy đầu tư hình thức tản nhiệt khác rồi ta tính tiếp.


2. Xác định mục đích ép xung:

- Ép xung lên bằng với một card hình cùng loại được nhà sản xuất ép xung sẵn:

Ví dụ bạn có một card hình 460GTX 1GB bản chuẩn mức xung Core/Mem lần lượt là 675/900MHz, bạn muốn card của mình mạnh bằng con MSI 460GTX Hawk Talon. Bạn sẽ đặt mục tiêu ép xung lên 810/975MHz bằng con Talon để sử dụng hàng ngày.
Thông thường việc này khá đơn giản, hay bật Afterburner lên và kéo ngay đến mức xung mục tiêu rồi Apply (thể thể tăng thêm chút điện). 90% là thành công ổn định, 10% còn lại chỉ có thể là card hình của bạn khá tệ nên tìm mức thấp hơn.
- Ép xung lên tìm mức ổn định để sử dụng hàng ngày: yêu cầu chạy ổn định với Furmark

Khi bạn tìm ra được một mức xung và đã chạy ổn định chương trình Furmark đảm bảo nhiệt độ dưới 80*C, không xuất hiện lỗi nào trong quá trình test thì có thể yên tâm sử dụng chơi game tại mức đó. Trong quá trình chơi mà xuất hiện lỗi khác thường nên giảm bớt mức xung và điện thế cho tới khi không còn xuất hiện lỗi đó.
- Ép xung càng cao càng tốt để đua điểm: yêu cầu có thể chạy hoàn tất chương trình benchmark và ra điểm số.

Mục tiêu lúc này là xung càng cao càng tốt và bạn không cần quan tâm card có ổn định hay không, chỉ cần nó chạy qua được hết chương trình benchmark và cho bạn một điểm số thật cao là được. Mức xung có thể benchmark 3DMark thường cao hơn một chút so với mức xung Stable Furmark.


3. Tìm kết quả ép xung của người khác.

Bạn có thể seach kết quả ép xung card của mình trên các trang review, các diễn đàn overclock , xác định xem với tản nhiệt khí người ta lên được bao nhiêu, tản nhiệt nước đã lên được bao nhiêu, với LN2 đã lên bao nhiêu rồi đặt mục tiêu bằng và hơn nữa. Bạn có thể tham khảo kết quả đạt được của nhiều ocer trên các diễn đàn phần cứng hoặc trên trên trang hwbot.org


http://i849.photobucket.com/albums/ab52/MaiHoangSupport/MSI-Afterburner-Guild/hwbot.jpg

MaiHoangSp
27-12-2010, 12:10

VI. Hướng dẫn ép xung VGA với Afterburner


1. Giao diện sử dụng MSI Afterburner



http://i849.photobucket.com/albums/ab52/MaiHoangSupport/MSI-Afterburner-Guild/Afterburner-face.jpg

Tải Afterburner từ link ở đầu bài viết và cài đặt, giao diện của AB chia làm 2 phần chính:

a. Bên trái



Dùng để tinh chỉnh các chỉ số về điện thế: như Core Voltage/ Memory Vol/ Aux Vol, ở Afterburner hiện thị theo đơn vị mV với (100mV = 0.1V).

Phím mũi tên ở cuối mục Core Voltage giúp mở rộng thêm mục Memory Vol và Aux Vol, nếu bạn bật lên mà không có thì card đó không hỗ trợ.

Thay đổi mức xung của Core/ Shader/ Memory, thay đổi tốc độ quạt (Fan Speed), ngoài ra còn hiển thị tên VGA (ỏ đây là MSI N480GTX Lightning) và phiên bản Driver (ở đây là Force 260.99).

Afterburner cung cấp 5 Profile để bạn lưu các thiết lập trong quá trình ép xung, chỉ cần ấn vào Save và chỉ vào một trong số các Profile là lưu được.

Nút Reset: giúp đưa tòa bộ thiết lập về mặc định ban đầu, bạn cần dùng tới nó khi test stable thất bại.

Nút Apply: sau khi thay đổi các chỉ số bên trên, bạn cần ấn Apply để các thiết lập đó được áp dụng cho card hình. Lưu ý là bạn có thể dùng chuột kéo hoặc tự điền số vào các ô hiển thị để thiết lập các chỉ số.

Apply overclocking at system startup: dòng check này ở dưới cùng, áp dụng mức thiết lập hiện tại của Afterburner khi khởi động máy. Bạn có thể check dòng này nếu muốn máy khởi động lên và ép xung ngay mức định sẵn. Tuy nhiên mức đó nên/đã được test ổn định, không lên check dòng này lúc đang ép xùng vì có thể trong qua trình test bị treo hay bị khởi động lại thì không vào nổi hệ điều hành nữa.



http://i849.photobucket.com/albums/ab52/MaiHoangSupport/MSI-Afterburner-Guild/Afterburner-Left.jpg


b. Bên phải là đồ thị “MSI Afterburner hardware moniter” theo dõi sự biến đổi của các chỉ số như nhiệt độ GPU, mức độ tải của GPU/Memory, tốc độ quạt theo % và theo số vòng, mức xung core/mem đang chạy hiện tại… Bạn có thể tách rời khung hiển thị này bằng nút Detach rồi thay đổi to nhỏ tùy hứng, sẽ rất tiết để thoi dõi từng chỉ số trong quá trình test.

http://i849.photobucket.com/albums/ab52/MaiHoangSupport/MSI-Afterburner-Guild/Afterburner-right.jpg



2. Các bước ép xung


- Xác định mức max của các chỉ số trên Afterburner: cần xem nó cho tăng max bao nhiêu vol, xung core/mem max lên bao nhiêu MHz. Nếu Core/Mem bị giới hạn quá thấp hãy sửa rồi flash lại bios.

http://i849.photobucket.com/albums/ab52/MaiHoangSupport/MSI-Afterburner-Guild/Afterburner-maxclock.jpg
http://i849.photobucket.com/albums/ab52/MaiHoangSupport/MSI-Afterburner-Guild/Afterburner-maxvol.jpg

Nếu mục Core Voltage không hiển thị giá trị bạn bấm vào Setting chọn vào 3 mục Unlock như hình dưới. Trường hợp Unlock rồi mà vẫn không tăng Vol được thì VGA của bạn không hỗ trợ hoặc phần mềm này không thích hợp cho VGA đó. Trong Setting của Afterburner có nhiều mục hay ho tôi sẽ đề cập ở phần sau của bài viết.


http://i849.photobucket.com/albums/ab52/MaiHoangSupport/MSI-Afterburner-Guild/Afterburner-Unlock-Vol.jpg


- Xác định bước tăng mỗi đơn vị trên Afterburner:
Core Vol thường cho tăng 5-6 mV mỗi bước tùy dòng card hình, Mem Vol thường cho tăng 10mv mỗi bước, PPL Vol cũng 10mV mỗi bước.
Core/Mem Clock cho tăng 1MHz mỗi bước vì thế hãy đặt ra nấc tăng cho mình: Ở mức xung thấp bạn có thể tăng 20-25MHz mỗi lần thử, mức xung cao hơn thì 5-10Mhz mỗi lần và nhiều khi để tìm được ngưỡng bạn cần phải tăng 1MHz mỗi lần test.


http://i849.photobucket.com/albums/ab52/MaiHoangSupport/MSI-Afterburner-Guild/Afterburner-step.jpg


- Chia ép xung lần lượt Core Clock và MemClock riêng: Do xung Core quan trọng hơn Mem, nên tôi thường chọn phương án để mức Mem mặc định rồi ép xung Core. Sau khi tìm ra mức cao nhất của Core mới ép xung tiếp Mem.

- Ép xung theo từng bước:


Giữ mức Vol mặc định và bắt đầu tăng Core Clock từng bước nhỏ rồi test ồn định.
Lên đến lúc không ổn định nữa thì tăng Core Vol thêm từng bước đơn vị để test tiếp.
Tìm ra mức Vol ổ định cho mức Core Clock trước thì tăng tiếp Core Clock.
Đến lúc tăng Vol mãi mà Core Clock không lên được thì nên dừng chuyển sang ép xung Mem Clock.


- Nếu card chạy khá mát mà lại cho giới hạn mức Core Vol thêm được khoảng 100mV (0.1V) thì có thể chọn phương án ngược lại: Kéo max Vol luôn rồi test mức xung cao nhất chạy với điện thế đó, trường hợp này sẽ tết kiệm được nhiều thời gian.



3. Một số lưu ý trong quá trình test:


• Thời gian test Furmark coi là tạm ổn là tầm 5 phút khi mà đồ thị chạy ngang thẳng tắp, bạn có thể yên tâm test tiếp mức cao hơn. Tuy nhiên để chắc chắn một mức xung nào đó stable bạn cần test chạy khoảng trên 30 phút và test thêm game để đảm bảo không có lỗi xảy ra.

• Dấu hiệu khi test bằng Furmark cho thấy card không Stable (không ổn định) là đen hình, treo hình, báo lỗi Display… Lúc này bạn cần tắt hẳn Furmark đi, ấn Reset trên Afterburner để các chỉ số về mặc định, thiết lập lại các thông số, có thể dùng lại Profiles cho nhanh và bật lại Furmark test tiếp.

• Lỗi nhẹ hơn thì xuất hiện điểm bị rác hình, bạn chỉ cần tắt cửa sổ hình Furmark đi rồi tinh chỉnh lại thông số test tiếp mà không cần reset Afterburner.

• Một lỗi thể hiện sự không ổn định là Furmark vẫn chạy bình thường nhưng mức xung thực tế bị tụt về Default, nên chú ý gia trị core/mem trên GPU-Z và Afterburner phần đồ thị nhiệt độ đang tăng sẽ tụt xuống.

• Trong quá trình đang chạy Furmark bạn không được thay đổi các thông số của VGA trong Afterburner vì có thể gây treo. Riêng thông số về Fan Speed thì thay đổi thoải mái.

• Trong quá trình test theo dõi chặt chẽ nhiệt độ Full-Load và chú ý 1 điều là chạy Furmark không làm die VGA của bạn, nếu die vì chạy Furmark có nghĩa là VGA của bạn quá cùi hoặc có lỗi rất đáng được mang đi bảo hành.


http://i849.photobucket.com/albums/ab52/MaiHoangSupport/MSI-Afterburner-Guild/975-2300-error.jpg


VII. Demo ép xung cụ thể với 480GTX Lightning



Tôi tìm thông số của một số card đồ họa 480GTX Custom khác và thấy rằng mức xung 750/1000 của MSI N480GTX Lightning đã là cao, các VGA Custom ép xung sẵn cũng chỉ quanh quẩn mức này nên không cần đặt mục tiêu bám đuổi theo card nào cả.

1. Bắt đầu với tản nhiệt khí, mục tiêu là ép xung mức ổn định có thể dùng hàng ngày. Search tìm review của 480GTX Lightning trên mạng tìm ra mức ép xung ổn định Core/Mem 825/1060MHz (Techpowerup) và 852/1100 MHz (Guru3D). Mục tiêu đặt ra sẽ là 2 mức này.

a. Test ép xung Core trước:


Test ngay với mức mặc định 750/1000: Stable Furmark nhiệt độ Full Load 72*C, Fan Auto quạt êm. Kéo thử quạt lên 100% lúc này nhiệt độ Full chỉ còn 67*C


http://i849.photobucket.com/albums/ab52/MaiHoangSupport/MSI-Afterburner-Guild/Clock/th_Air-750-1000-fan-auto.jpg (http://s849.photobucket.com/albums/ab52/MaiHoangSupport/MSI-Afterburner-Guild/Clock/Air-750-1000-fan-auto.jpg) http://i849.photobucket.com/albums/ab52/MaiHoangSupport/MSI-Afterburner-Guild/Clock/th_Air-750-1000-fan-100.jpg (http://s849.photobucket.com/albums/ab52/MaiHoangSupport/MSI-Afterburner-Guild/Clock/ Air-750-1000-fan-100.jpg)

Test trước điểm 3Dmark11để làm mốc so sánh.

• Performance: P5657
• Extreme: X1797


http://i849.photobucket.com/albums/ab52/MaiHoangSupport/MSI-Afterburner-Guild/3dmark/th_750-1000-3DMark11-P.jpg (http://s849.photobucket.com/albums/ab52/MaiHoangSupport/MSI-Afterburner-Guild/3dmark/750-1000-3DMark11-P.jpg)http://i849.photobucket.com/albums/ab52/MaiHoangSupport/MSI-Afterburner-Guild/3dmark/th_750-1000-3DMark11-X.jpg (http://s849.photobucket.com/albums/ab52/MaiHoangSupport/MSI-Afterburner-Guild/3dmark/750-1000-3DMark11-X.jpg)

Mạnh dạn lên các mức 800/1000, 825/1000: chưa tăng điện, chạy Furmark 69*C và 71*C không vấn đề gì xảy ra.

Tăng tiếp lên 850/1000: chưa tăng điện, chạy Furmark 72*C không vấn đề gì xảy ra. Hơi lạ vì card này cứ lên rất trơn chu mà không phải tăng tí điện nào, có vẻ MSI đã chuẩn bị sẵn một lượng điện thế kha khá cho nó vì vốn card này làm ra chủ yếu cho các ocer thi đấu.


http://i849.photobucket.com/albums/ab52/MaiHoangSupport/MSI-Afterburner-Guild/Clock/Air-850-1000.jpg

Tăng lên 875/1000: Furmark treo đen hình, xung VGA trả về 750/1000 (hiện thị trên GPU-Z). Tắt Furmark, ấn Reset Afterburner và tiến hành lại, chia nhỏ bước tăng xung xuống 5MHz:


• Tăng lên 855/1000: Furmark treo đen hình sau vài phút. Xung VGA trả về 750/1000. Lại Close , Reset.
• Tăng lên 855/1000, Core Vol thêm 12mVol: Furmark treo đen hình sau vài phút. Xung VGA trả về 750/1000
• Tăng lên 855/1000, Core Vol thêm 24mVol: Furmark treo đen hình sau vài phút. Xung VGA trả về 750/1000
• Tăng lên 855/1000, Core Vol thêm 48mVol: Furmark treo đen hình sau vài phút. Xung VGA trả về 750/1000
• Tăng lên 855/1000, Core Vol thêm 100mVol: Furmark treo đen hình sau vài phút. Xung VGA trả về 750/1000
• Tăng lên 855/1000, Core Vol thêm 100mVol, AUX Vol tăng 10mVol: Furmark treo đen hình sau vài phút. Xung VGA trả về 750/1000
• Tăng lên 855/1000, Core Vol thêm 150mVol, AUX Vol tăng 20mVol: Furmark nhiệt độ nhanh chóng tăng cao và treo đen hình. Xung VGA trả về 750/1000

Bực nhỉ, lúc thì không tăng Vol nó lên ầm ầm, lúc thì tăng bao nhiêu nó cũng không lên được dù chỉ một chút nữa. Như vậy có thể card hình của tôi cũng Stable ở mức 850MHz Core clock như Guru3D review, tôi đã thử chạy 3DMark ở mức cao hơn được nhưng mục tiêu phần này phải là Stable Furmark để ổn định dùng hàng ngày nên dừng lại ở 850MHz.



b. Chuyển qua test Mem Clock: Giữ Core 850MHz và tăng dần Memory lên. Mem hiện tại là 1000MHz hiển thị ở GPU-Z (Afterburner (AB) hiển thị giống thông số Nvidia đưa ra là 2000MHz)


Tăng lên 850/1050 rồi 850/1100: Stable Furmark chưa phải tăng điện, nhiệt độ Full Load 73*C, mức này đã bằng mức của Guru3D, kết quả TechpowerUP thấp có vẻ quá nhát tay.


http://i849.photobucket.com/albums/ab52/MaiHoangSupport/MSI-Afterburner-Guild/Clock/th_Air-850-1100.jpg (http://s849.photobucket.com/albums/ab52/MaiHoangSupport/MSI-Afterburner-Guild/Clock/Air-850-1100.jpg)


Tăng lên 850/1125: Furmark Stable, cũng vẫn chưa phải tăng điện đóm gì cho cả GPU và Mem.


http://i849.photobucket.com/albums/ab52/MaiHoangSupport/MSI-Afterburner-Guild/Clock/Air-850-1125.jpg


Tăng tiếp 850/1150: Furmark vài phút là rác hình. Tắt Furmark, Reset Afterburner và làm lại, tuy nhiên lịch sử lặp lại như khi OC Core Clock, tôi không thể Stable Furmark được mức Mem Clock 1150 dù tăng thêm Mem Voltage bao nhiêu đi nữa.


Như vậy tạm thời mức xung ổn định có thể dụng hàng ngày là 850/1125 tương đương hơn chút so với mục tiêu Guru3D đưa ra. Thiết kế MSI N480GTX Lightning có phần khác nên không phải tăng vol, mỗi trường hợp Card hình cụ thể sẽ được mức xung cụ thể khác nhau và cần tăng điện thế khác nhau.

Điểm 3DMark11 tại mức xung 850/1125 là:

• Performance: P6304 ban đầu là P5657
• Extreme: X2023 ban đầu là X1797

Trung bình đã tăng khoảng 12% hiệu năng trong 3DMark11. Như vậy việc ép xung lên mức vừa đủ dùng hàng ngày bạn có thể giúp cho một con 460GTX lên bằng 470GTX, hay HD6850 lên bằng HD6870 không mấy khó khăn.



http://i849.photobucket.com/albums/ab52/MaiHoangSupport/MSI-Afterburner-Guild/3dmark/th_850-1125-3DMark11-P.jpg (http://s849.photobucket.com/albums/ab52/MaiHoangSupport/MSI-Afterburner-Guild/3dmark/850-1125-3DMark11-P.jpg)http://i849.photobucket.com/albums/ab52/MaiHoangSupport/MSI-Afterburner-Guild/3dmark/th_850-1125-3DMark11-X.jpg (http://s849.photobucket.com/albums/ab52/MaiHoangSupport/MSI-Afterburner-Guild/3dmark/850-1125-3DMark11-X.jpg)



2. Tìm mức ép xung max với tản nhiệt khí


Trên 480GTX Lightning còn vài đồ chơi nút gạt Swich, với tinh thần thừa con hơn thiếu nên tôi gạt hết riêng cái Extreme Cool Swich để nguyên vì gạt nó không theo dõi được nhiệt độ. Xong xuôi bật máy và test tiếp:

a. Core Clock

Tăng lên 860/1000: đã Stable Furmark, chưa phải tăng điện, nhiệt độ Full Load tăng cao 85*C, đã có sự thay đổi so với trước khi unlock. Memory Clock tạm thời giữ default để tìm max Core trước.


http://i849.photobucket.com/albums/ab52/MaiHoangSupport/MSI-Afterburner-Guild/Clock/th_Air-860-1000.jpg (http://s849.photobucket.com/albums/ab52/MaiHoangSupport/MSI-Afterburner-Guild/Clock/Air-860-1000.jpg)


Mức Core 870, 880, 890MHz cũng tương tự chạy vù vù không vấn đề gì xảy ra.

Mức 900MHz và cao hơn benchmark được 3DMark nhưng không thể nào stable Furmark được nữa dù có tăng điện thế. Lại tương tự như lúc chưa gạt Swich unlock ở mức xung 850MHz vậy.

Kết quả cuối cùng Core đạt 895MHz ổn định với Furmark với nhiệt độ 87*C với tản nhiệt khí TwinFrozr III đi kèm.


http://i849.photobucket.com/albums/ab52/MaiHoangSupport/MSI-Afterburner-Guild/Clock/Air-895-1000.jpg


b. Chuyển sang tìm Max Memory Clock: Lúc trước là Mem 1125MHz (AB hiển thị 2250)


Tăng lên 750/1138 (AB 2275): đã Stable Furmark chưa phải tăng điện, nhiệt độ Full Load 77*C.


http://i849.photobucket.com/albums/ab52/MaiHoangSupport/MSI-Afterburner-Guild/Clock/th_Air-750-1138.jpg (http://s849.photobucket.com/albums/ab52/MaiHoangSupport/MSI-Afterburner-Guild/Clock/Air-750-1138.jpg)


Các mức Mem lên 1150, 1163, 1175, 1188 đều thuận lợi ổn định tương tự.

Tăng lên 750/1200 (AB 2400): Vẫn Stable Furmark chưa tăng điện, nhiệt độ Full Load 78*C, Các mức Mem cao hơn 1200 cho dù nhồi điện vào các kiểu nó cũng không lên - tương tự như với trường hợp tăng Core :D


http://i849.photobucket.com/albums/ab52/MaiHoangSupport/MSI-Afterburner-Guild/Clock/Air-750-1200.jpg


Tạm thời sau khi unlock thì Stable riêng rẽ Core ở 895MHz, Mem ở 1200MHz. Kết hợp test Furmark ở 895/1200 đồng thời cho Core/Mem thì chỉ chút xíu đen hình luôn. Như vậy Xung Core-Mem có ảnh hưởng đến nhau, test lẻ từng cái ở mức cao thì có thể Stable nhưng kết hợp cả 2 thì không được, cần giảm xung 1 trong hai hoặc cả 2 ở mức thấp hơn chút.

Tiến hành giảm mức xung và test thì tôi chọn được mức phù hợp cả Core/Mem là 880/1150MHz. Mặc dù định hướng dẫn mọi người tăng xung, thiếu điện thì tăng Vol nhưng thực tế lúc này có khác khi card làm demo đúng là hơi “khùng” vì điện đóm chưa phải tự tăng tí gì.


http://i849.photobucket.com/albums/ab52/MaiHoangSupport/MSI-Afterburner-Guild/Clock/Air-880-1150.jpg


Điểm số 3DMark11 ở mức 880/1150MHz là:

• Performance: P6499
• Extreme: X2089
Điểm tăng không nhiều so với mức dùng hàng ngày 850/1125MHz đã test bên trên.


http://i849.photobucket.com/albums/ab52/MaiHoangSupport/MSI-Afterburner-Guild/3dmark/th_880-1125-3DMark11-P.jpg (http://s849.photobucket.com/albums/ab52/MaiHoangSupport/MSI-Afterburner-Guild/3dmark/880-1125-3DMark11-P.jpg) http://i849.photobucket.com/albums/ab52/MaiHoangSupport/MSI-Afterburner-Guild/3dmark/th_880-1125-3DMark11-X.jpg (http://s849.photobucket.com/albums/ab52/MaiHoangSupport/MSI-Afterburner-Guild/3dmark/880-1125-3DMark11-X.jpg)



3. Ép xung với tản nhiệt nước.


Rất may là tôi block có tản nhiệt nước vừa với card này nên lắp vào thử vào chiến tiếp, chắc sẽ còn nhiều điều hay ho.

a. Core Clock

Thử nhiệt độ tại xung mặc định của card 750/1000: Stable Furmark nhiệt độ Full Load 45*C, có nước vào mát thấy ớn (>:D<)


http://i849.photobucket.com/albums/ab52/MaiHoangSupport/MSI-Afterburner-Guild/Clock/th_h2o-750-1000.jpg (http://s849.photobucket.com/albums/ab52/MaiHoangSupport/MSI-Afterburner-Guild/Clock/h2o-750-1000.jpg)


Chọn luôn 900/1000 lúc dùng tản khí thì không Stable nhưng gặp nước đã hoàn toàn bình thường: Stable Furmark nhiệt độ Full Load 47->49*C..


http://i849.photobucket.com/albums/ab52/MaiHoangSupport/MSI-Afterburner-Guild/Clock/th_h2o-900-1000.jpg (http://s849.photobucket.com/albums/ab52/MaiHoangSupport/MSI-Afterburner-Guild/Clock/h2o-900-1000.jpg)


Nhìn lại lúc test tản nhiệt khí Core Clock không vượt qua đươc 850MHz cho dù không thiếu điện thậm chí nhồi điện kiểu gì cũng không lên được. Có lẽ card hình một liên kết giới hạn giữa xung và nhiệt độ. Ở mức nhiệt độ này card có thể chạy với mức xung này, ở mức nhiệt độ thấp hơn lúc ấy card có thể chạy mức xung cao hơn nữa. Như vậy ở mức nhiệt độ thấp hơn card có thể chạy mức xung cao hơn, card càng mát thì càng ép xung cao.


Tăng lên 910/1000, 920/1000, 930/1000 rồi 940/1000: Card này như cá gặp nước, xung cứ lên ầm ầm khiến tôi hơi bị hào hứng và mơ ước cái đích 1GHz (>:D<) hiện tại Stable Furmark nhiệt độ Full Load dao động từ 49-50*C


http://i849.photobucket.com/albums/ab52/MaiHoangSupport/MSI-Afterburner-Guild/Clock/th_h2o-940-1000.jpg (http://s849.photobucket.com/albums/ab52/MaiHoangSupport/MSI-Afterburner-Guild/Clock/h2o-940-1000.jpg)


Nhưng khi tăng lên 950/1000: Furmark treo đen hình, cảm ứng đang thăng hoa bị kéo cái rụp -_-. Xung VGA trả về 750/1000. Gặp ngưỡng rồi chăng? Chuẩn bị tinh thần tăng Voltage.

Tăng lại 950/1000: Stable Furmark khi tăng Core Vol thêm 18mV, nhiệt độ Full Load 51*C. Như vậy đến mức này mới phải tăng điện thế GPU.


http://i849.photobucket.com/albums/ab52/MaiHoangSupport/MSI-Afterburner-Guild/Clock/h2o-950-1000.jpg


Tăng lên 960/1000: Core Vol cần thêm 43mV: Stable Furmark nhiệt độ Full Load 51*C


http://i849.photobucket.com/albums/ab52/MaiHoangSupport/MSI-Afterburner-Guild/Clock/th_h2o-960-1000.jpg (http://s849.photobucket.com/albums/ab52/MaiHoangSupport/MSI-Afterburner-Guild/Clock/h2o-960-1000.jpg)


Tăng lên 970/1000: sau vài lần cộng vol và test thì tìm được mức Core Vol tận 118mVol (thêm hơi bị nhiều), AUX tăng lên 30mVol nữa mới Stable được Furmark, nhiệt độ Full Load 55*C.


http://i849.photobucket.com/albums/ab52/MaiHoangSupport/MSI-Afterburner-Guild/Clock/h2o-970-1000.jpg


Tăng lên 980-990/1000 mặc dù tăng vol đủ kiểu nhưng không Stable với Furmark được nữa, chỉ chạy một lúc là lỗi. Tạm thời chùn bước không thể Stable mức mơ ước 1GHz. Cũng hài lòng khi Stable 970MHz cho Core.


b. MemClock: do Block tản nhiệt nước của tôi chỉ gắp vào GPU, còn lại Ram và Mosfet vẫn tản nhiệt bằng tấm ốp của card và ăn gió ngoài thổi vào nên mức OC không cao hơn được nữa, OC riêng Mem vẫn chỉ tới 1200MHz là hết. Và tất nhiên khi Streess Furmark kết hợp Core/Mem 970/1200MHz cũng không thể ổn định được nên tiến hành giảm xung.

Test lại tôi được mức 960/1150MHz - Stable Furmark 55*C với tản nhiệt nước của mình.


http://i849.photobucket.com/albums/ab52/MaiHoangSupport/MSI-Afterburner-Guild/Clock/h2o-960-1150.jpg


Điểm 3DMark11 tại mức Core/Mem 960/1150MHz

• Performance: P6878
• Extreme: X2240


http://i849.photobucket.com/albums/ab52/MaiHoangSupport/MSI-Afterburner-Guild/3dmark/th_960-1150-3DMark11-P.jpg (http://s849.photobucket.com/albums/ab52/MaiHoangSupport/MSI-Afterburner-Guild/3dmark/960-1150-3DMark11-P.jpg) http://i849.photobucket.com/albums/ab52/MaiHoangSupport/MSI-Afterburner-Guild/3dmark/th_960-1150-3DMark11-X.jpg (http://s849.photobucket.com/albums/ab52/MaiHoangSupport/MSI-Afterburner-Guild/3dmark/960-1150-3DMark11-X.jpg)





Tổng kết kết quả ép xung thực tế:


Mức xung mặc định Nvidia 480GTX: Core 700MHz/ Memory 924MHz

Mức xung mặc định MSI N480GTX Lightning: Core/Mem 750/1000MHz điểm 3Dmark11 là P5657 - X1797

Mức ép xung Stable Furmark dùng hàng ngày với tản nhiệt khí: Core/Mem 850/1125MHz điểm 3Dmark11 là P6304 - X2023

Mức ép xung Stable Furmark cao nhất với tản nhiệt khí: Core/Mem 880/1150MHz điểm 3DMark11 là: P6499 - X2089

Mức ép xung Stable Furmark cao nhất với tản nhiệt nước: Core/Mem 960/1150MHz điểm 3DMark11 là P6878 - X2240


Đọc thì có vẻ dông dài nhưng thực tế lại cực kì đơn giản và nhanh. Việc chia nhỏ và ép xung từng bước có thể ban đầu mất thời gian chút nhưng sẽ giúp bạn nắm rõ khả năng card hình của mình hơn. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết về ép xung MSI N460GTX Hawk Talon Attack cũng với cách oc từng bước để tìm max stable: http://vozforums.com/showthread.php?t=1496482

Bạn hoàn toàn có thể đốt cháy giai đoạn mà test luôn ở mức cao, may mắn ổn định thì tốt, nếu không nó sẽ khiến bạn mất thời gian hơn.

Đối với việc ép xung đua điểm thì mức xung tiến tới chỉ cần chạy được phần mềm benchmark, thường nó sẽ cao hơn mức xung stable Furmark, bạn cần tăng chút một thêm để giành giật từng điểm cho mình. Ép xung với tản nhiệt dùng nito lỏng sẽ mang lại kết quả cao nhất khi đua điểm, mức nhiệt độ âm lý tưởng có thể giúp card chạy ở mức xung rất rất cao, cụ thể với chiếc 480GTX Lightning tôi tham khảo đã có elmos, Hazzan trên hwbot cho mức xung core quá 100% tức trên 1.4GHz và benchmark 3Dmark thành công.



MaiHoangSp
27-12-2010, 12:11
VIII. Under Volgate - Under Clock


1. Under Volgate

Under Volgate là?

- Under Volgate là giảm điện thể hoạt động của card hình.

Khi nào cần Uder Volgate?

- Khi bạn thấy VGA của mình nóng và muốn nó chạy mát hơn, đỡ tốn điện hơn.

Under Volgate an toàn?

- Card đồ họa thường sẽ có một mức Vol dự trữ dư, và under vol mục đích là tìm ra phần dư này để bỏ nó đi, vì thế nó an toàn nếu bỏ đúng mức, không an toàn nếu bỏ quá mức.

Under Voltage như thế nào?

- Sử dụng MSI Afterburner giảm dần mức diện thế và test ổn định với Furmark

Ví dụ VGA N460GTX HTA này vẫn hoạt động ổn định khi giảm bớt đi 50mV.

http://i849.photobucket.com/albums/ab52/MaiHoangSupport/MSI-Afterburner-Guild/under-voltage.jpg


2. Under Clock

Under Clock là?

- Ngược lại với ép xung, Under Clock ở đây là giảm xung hoạt động của card hình.

Khi nào cần Under Clock?

Under Clock Giúp một số VGA bị lỗi artifact có thể chạy ổn định trở lại. Một số VGAdùng bình thường không sao nhưng bị lỗi artifact khi chơi game, bạn có thể giúp có thể hoạt động được bình thường trở lại nếu giảm bớt xung nhịp, tất nhiên phải chấp nhận sức mạnh của card giảm.
Khi bạn mua một VGA đã được nhà sản xuất ép xung sẵn, bạn muốn thử hiệu năng card khi chưa ép xung thì có thể giảm mức xung về bằng mức chuẩn của ATI hay Nvidia và test so sánh.


Under Voltage như thế nào?

Dùng MSI Afterburner giảm dần xung nhịp Core Clock và Mem Clock cho tới khi test không còn hiện tượng lỗi xảy ra.
Nên chia ra giảm từng mục một vì có thể lỗi do Core hoặc do Mem.
Test bằng Furmark và kết hợp test Game
Có thể kết hợp với Under Voltage để VGA mát hơn vì khi hoạt động mức xung thấp hơn cần ít điện hơn.


Với card bị artifact sau khi tìm mức xung thấp hơn nào đó mà card đã hoạt động bình thường, không lỗi Furmark, không lỗi khi chơi game thì bạn có thể giức mức clock đó luôn cho Afterburner khi khởi động. Hoặc tham khảo cách sửa/flash bios để cố định luôn mức xung cho nó. Tất nhiên làm điều này khi card đã hết bảo hành, chứ còn bảo hành thì mang thẳng tới trung tâm luôn ^^

Rất tiếc hiện tôi không có VGA bị Artifact nào nên không thể minh họa được. Under Clock để test hiệu năng có đước tôi cũng từng làm, bạn có thể tham khảo cụ thể bài viết này: http://vozforums.com/showthread.php?t=1448725


http://i849.photobucket.com/albums/ab52/MaiHoangSupport/MSI-Afterburner-Guild/under-clock.jpg


IX. Các chức năng mở rộng của Afterburner


Bấm nút Setting sẽ ra cửa sổ MSI Afterburner Properties với nhiều thẻ (tab) lựa chọn. Tôi sẽ liệt kê danh sách từng tab và các chức năng trong đó.

1. General


Mục “Master graphics processor selection” có 2 phần lựa chọn:

• Menu xổ xuống sẽ là danh sách các GPU tương ứng số card đồ họa bạn đang sử dụng trên máy, ví dụ bạn đang chạy CF hay SLI thì sẽ hiển thị GPU1, GPU2…s
• Synchronize settings for similar graphics processors: check vào dòng này thì mọi thiết lập ép xung của 1 GPU sẽ áp dụng luôn cho tất cả GPU. Nếu không check thì bạn có thể ép xung riêng rẽ từng GPU chọn ở phần menu xổ xuống.

Mục General Properties có 2 dòng check lựa chọn”:

• Start with Windows: Khởi động Afterberner cùng với hệ điều hành.
• Start minimized: Khởi động lên tự thu nhỏ xuống góc màn hình.
Mục Safety Properties:
• Unlock Voltage Control
• Unlock Voltage Monitoring
• Force Constant Voltage

Mặc định thì khi mới cài đặt, các phần này không chọn sẵn, bạn cần vào check để có thể tăng vol cho VGA.


http://i849.photobucket.com/albums/ab52/MaiHoangSupport/MSI-Afterburner-Guild/Tab-General.jpg



2. Tab Fan: điều chỉnh tốc độ quạt.


Ở bên ngoài bạn có thể để cố định 1 mức quạt, hay để tốc độ quạt tự động theo định sẵn của VGA. Tuy nhiên một số VGA có chế độ tự động chưa hoàn hảo cho lắm bạn có thể chỉnh lại trong này với mỗi mức nhiệt độ thì đặt tốc độ quạt bao nhiêu % cho phù hợp.
Ví dụ 1 card full load đang là 75*C quạt auto 50%, nhưng bạn test thì quạt tận 65% vẫn thấy êm và nhiệt độ giảm xuống 65*C. Bạn có thể set mức auto lại là nhiệt độ 65-75*C tốc độ quạt 65% thì card sẽ mát hơn mà vẫn êm.
Sau khi điều chỉnh xong, ở ngoài giao điện của Afterburner bạn ấn vào nút User Define dưới thanh FanSpeed là có thể áp dụng chế độ “auto của riêng mình”.


http://i849.photobucket.com/albums/ab52/MaiHoangSupport/MSI-Afterburner-Guild/Tab-Fan.jpg


3. Tab Monitorning


Mục này có các thiết lập hiển thị theo dõi thông số của card , bạn có thể theo dõi nhiệt độ, mức xung, mức sử dụng, cả frame (khung hình) ngay trong màn hình chơi game. Công cụ này rất hữu ích khi đang chơi game full màn hình không thể theo dõi bằng cửa sổ đồ thị Afterburner, GPU-Z hay một phần mềm theo dõi riêng nào khác.

• Show In On Screen Display: check để hiển thị thông số trên màn hình game.
• Show in Logitech Keyboard LCD display: check để hiển thị thông số trên màn hình của bàn phím Logitech.
• Show in tray icon: check để hiển thị trên khu vực http://i849.photobucket.com/albums/ab52/MaiHoangSupport/MSI-Afterburner-Guild/Tray.jpg


http://i849.photobucket.com/albums/ab52/MaiHoangSupport/MSI-Afterburner-Guild/Tab-Monitoring.jpg


Trong game có thể hiển thị tương tự như thế này (phần chữ mầu tím)


http://i849.photobucket.com/albums/ab52/MaiHoangSupport/MSI-Afterburner-Guild/Furmark-OSD.jpg



4. Tab On Screen Display:

Tab này chỉ đơn thuần tạo các nút tắt để tắt/bật việc hiển thị thông số chỉ số đề cập ở phần trên, ngoài ra có thể ấn nut More để mở thêm cửa sổ RivaTune Staticstics để căn chỉnh vị trí hiển thị, kích thước mầu sắc hiển thị cho phù hợp ý mình.


http://i849.photobucket.com/albums/ab52/MaiHoangSupport/MSI-Afterburner-Guild/Tab-OSD.jpg


5. TabScreen Capture và Tab Profile

Screen Capture: Để đặt các phím nóng có thể chụp hình tự động lưu lại ngay trong khi đang chơi game hoặc test gì đó.
Profile: Để đặt các phím nóng thay đổi để chọn các Profile đã lưu trong qua trình dùng Afterburner


http://i849.photobucket.com/albums/ab52/MaiHoangSupport/MSI-Afterburner-Guild/Tab-Capture.jpg http://i849.photobucket.com/albums/ab52/MaiHoangSupport/MSI-Afterburner-Guild/Tab-Profiles.jpg


6. Tab User Interface:

Có thể tùy chọn nguôn ngữ (chưa có tiếng Việt), tùy chọn kiểu dáng (skin) của MSI Afterburner, tôi thích mấy kiểu compact vì nhỏ gọn, cần thêm kiểu dáng bạn có thể tải về từ đường link ở đầu bài viết.


http://i849.photobucket.com/albums/ab52/MaiHoangSupport/MSI-Afterburner-Guild/Tab-User-Interface.jpg  











Xin tạm kết bài viết ở đây.


http://i849.photobucket.com/albums/ab52/MaiHoangSupport/MSI-Afterburner-Guild/Afterburner_black.jpg









Hướng dẫn thực hiện bởi I-Lab

http://i489.photobucket.com/albums/rr259/minhistc/ISTC-75.png



Trần Ngọc Minh - Nguyễn Thế Vương