PDA

View Full Version : Giảm cước, nhưng VNPT chưa hề quan tâm đến khách hàng!



ngocdiep
12-08-2004, 01:42
Giá cước cao thì bị khách hàng chê trách. Giảm giá cước cũng bị công luận công kích. Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) có vẻ khó chịu với sự đánh giá thiếu công bằng của công luận theo kiểu "đằng nào cũng nói được cả". Nhìn nhận vấn đề này như thế nào?


Ngày 1/8, một đợt giảm cước di động hấp dẫn nữa của VNPT qua hai mạng Vinaphone, MobiFone đã thu hút sự chú ý của khách hàng (tính cước một vùng, giảm cước thuê bao tháng cho thuê bao trả sau,...). Cần khẳng định, giảm cước là có lợi cho người tiêu dùng, một điều cần khuyến khích. Các cuộc cạnh tranh dẫn đến việc giảm giá (chưa nói đến chất lượng) luôn đem lại lợi ích cho khách sử dụng sản phẩm, dịch vụ đó. Động thái của VNPT thời gian qua là đáng hoan nghênh, nhưng có phải đến lúc này VNPT mới quan tâm đến khách hàng một cách vô tư (?).

Một trong những lý do mà VNPT tính một vùng cước cho hai mạng di động Vinaphone, MobiFone là tại "S-Fone đã tính một vùng cước, thuê bao Vinaphone, MobiFone gọi đến S-Fone thì không biết thuê bao S-Fone đang ở vùng nào để tính cước" (!). Đây là lý do không chính xác, chỉ qua mặt người không biết. Thực ra, nhìn vào số thuê bao mọi người biết được ngay đó là thuê bao của vùng nào. Sau mã đầu của mạng thì mã số tiếp theo luôn chỉ đó là mã vùng của thuê bao. Ví dụ: Ở S-Fone (mã đầu 095) mã số thuê bao ở phía Bắc là 095.3xx.***, 095.4xx.***x; còn phía Nam là 095.8xx.***x, 095.9xx.***x. Hai mạng Vinaphone, MobiFone cũng có đánh mã số thuê bao theo vùng. Chẳng qua, khi các doanh nghiệp mới tính cước một vùng, VNPT không muốn bị đánh giá là chẳng quan tâm đến khách hàng, chỉ lo thu "vét" các cuộc gọi liên vùng bởi gọi liên vùng chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng số cuộc gọi di động.

Khi mới ra đời, thật sự S-Fone không phải giảm cước (vẫn là 1.800 đồng/phút nhưng tính toán hợp lý hơn theo cách tính block 10 giây). Trong khi đó, Vinaphone, MobiFone ra đời gần 10 năm trời đã "chặt đẹp" khách hàng theo kiểu lố 1 giây vẫn bị tính là 1 phút! Việc ra đời block 30 giây của Vinaphone, MobiFone chẳng qua là vừa đối phó với doanh nghiệp mới (S-Fone, Viettel), vừa đối phó với khách hàng (luôn phản đối cách tính bất hợp lý).

Chưa bao giờ việc giảm cước của Vinaphone, MobiFone lại nhanh, dồn dập như hiện nay (2003 - 2004), thời điểm mà các doanh nghiệp mới ra đời. Khách hàng tất nhiên được lợi, nhưng nếu không có các doanh nghiệp mới ra đời, VNPT bị cạnh tranh thì còn lâu khách hàng mới được ưu ái như vậy. Nhưng điều mà các doanh nghiệp mới không bao giờ cạnh tranh lại được với VNPT là vì VNPT đang nắm giữ đường trục, hệ quả của chính sách quản lý từ thời còn cơ chế độc quyền. Doanh nghiệp mới phải thuê lại đường trục này để kinh doanh. Có nghĩa là đầu ra của VNPT là đầu vào của doanh nghiệp mới. VNPT khống chế đầu này (cho thuê giá đắt) thì giá thành của các doanh nghiệp mới sẽ không thể hạ thấp hơn được nữa để phục vụ cho việc giảm cước dành cho khách hàng. Khách hàng Trần Xuân Thăng (ở đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.26, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) kể: "Tôi có người nhà là nhân viên bưu điện. Khi bàn về chuyện giảm giá cước và sự cạnh tranh thiếu công bằng của VNPT, người nhà tôi nói rằng, bưu điện đã đầu tư hàng tỉ đồng, bây giờ cho thuê lại đường trục để cho đối thủ phát triển, chẳng khác nào cho đối thủ ăn trên nồi cơm của mình. Nhưng thưa ông bưu điện ơi, trong mấy năm qua ông ăn trên nồi cơm của hàng triệu thuê bao của ông, không những lấy đủ vốn đầu tư ban đầu mà còn đủ lời để sử dụng vào những mục đích khác như vừa bị Thanh tra Nhà nước phát hiện". Bạn đọc Nguyễn Tiến Long (e.mail: longbizvn@yahoo.com) thì đề nghị phải tách Vinaphone, MobiFone ra khỏi VNPT một cách hoàn toàn, lúc này các doanh nghiệp Vinaphone, MobiFone, S-Fone, Viettel... sẽ có cùng những điều kiện cạnh tranh bình đẳng như nhau.

Nếu tính bèo nhất, một thuê bao chi phí cước di động trong một tháng khoảng 150.000 đồng (10 USD). Vinaphone có 2 triệu thuê bao thì doanh thu mỗi tháng ước khoảng 20 triệu USD! (MobiFone cũng tương tự như vậy). Dù có trừ các chi phí giá thành, quản lý, nhưng doanh thu cực kỳ siêu lợi nhuận nên không dễ gì VNPT bỏ qua. Dùng mọi cách bóp nghẹt các doanh nghiệp mới là điều đương nhiên. Khách hàng Nguyễn Thị Tường Vân (ở đường Thành Công, P.17, Q.Tân Bình, TP.HCM) cảm nhận: Tôi không tưởng tượng nổi nếu như VNPT dùng thế mạnh của mình để ép hai nhà cung cấp kia, và khi kết thúc (S-Fone, Viettel cùng nhượng bộ), người thiệt hại cuối cùng không ai khác là người tiêu dùng. Bạn đọc Minh Khôi (minhkhoi982000@yahoo.com) tha thiết: Đừng để các nhân tố mới là các doanh nghiệp còn bé nhỏ và đơn độc phải biến mất một cách oan uổng trên thị trường viễn thông. Bởi vì cùng với sự biến mất của họ, lợi ích của khách hàng cũng sẽ có nguy cơ biến mất theo.


Theo Thanh Nien

daem0n
16-08-2004, 03:21
VNPT là "ông trùm" mà, có nói gì thì cũng vậy thôi, trừ phi ...