PDA

View Full Version : Thuyết tương đối



suntaton
01-06-2004, 00:32
Thuyết tương đối

Đây được coi là học thuyết khoa học vĩ đại của Thế kỷ 20. Và cũng khó hiểu nhất (lúc Einstein công bố TTĐ, trên Thế giới chỉ có 3 người hiểu được nó). Vì vậy tôi cũng chỉ cố gắng diễn đạt lại cho các bạn dễ hình dung nhất, xin tạm bỏ qua một số khái niệm rắc rối như Hệ quy chiếu quán tính, phi quán tính ... và các công thức toán học nhức óc. Có gì thiếu sót mong bỏ qua nha

Tương truyền là khi Einstein phôi thai học thuyết này, ông đã nằm mơ thấy mình cưỡi trên một tia sáng bay trong vũ trụ. Tỉnh dậy, ông đã suy nghĩ : điều gì sẽ xảy ra nếu ta chuyển động với vận tốc ánh sáng. Và thế là thuyết tương đối hẹp ra đời

Tư tưởng chủ yếu của thuyết này là: không có gì chạy nhanh hơn vận tốc ánh sáng (300000km/s). Ánh sáng là quán quân tốc độ trong mọi hệ quy chiếu. Điều này trái với công thức Cộng vận tốc cổ điển. Xét bài toán: 1 xe lửa chuyển động với vận tốc V1, 1 người trên xe chạy trên sàn xe với VT là V2 (so với sàn xe). CT cổ điển khẳng định VT người đó so với mặt đường là V=V1+V2. Giả sử V1=V2=C (VT ánh sáng) -> V=2C. Không, theo thuyết tương đối: V cũng chỉ bằng C mà thôi. Đối với các VT "siêu nhanh", công thức kia không còn đúng nữa, V1 và V2 chỉ được "hợp" theo một tỷ lệ nào đó sao cho kết quả luôn <= C
Công thức cổ điển vẫn đúng (và chỉ đúng) trong cuộc sống bình thường với các vận tốc "chả là cái đinh gỉ" so với ánh sáng.

Một số hệ quả logic: một số vì sao ta thấy trên trời có thể "die" từ lâu rồi vì ánh sáng của nó phải mất hàng tỷ năm mới đến ta (hàng tỷ năm cũng đủ là một chu trình sống của sao). Hay nếu mặt trời biến mất tiêu thì phải 8 phút sau trái đất mới bị văng ra khỏi quĩ đạo vì sóng hấp dẫn (vận tốc bằng với ánh sáng) không đến ngay lập tức (các "tàn lực" đó vẫn mất 8 phút để đến "nốt" chúng ta lần cuối)

Thuyết tương đối hẹp cũng giải thích sự biến đổi của 3 đại lượng vật lý cơ bản: độ dài, thời gian và khối lượng. Khi chuyển động dần tới vận tốc ánh sáng, độ dài co lại, thời gian trôi chậm đi, khối lượng tăng vọt. VD khi bạn đi với V=0.86C thì bạn vốn cao 1.80 sẽ "lùn" còn 90 phân, cái đồng hồ của bạn sẽ ì ạch chạy chậm gấp đôi và bạn sẽ "phì nhiêu" ra trên trăm ký. Còn nếu bạn đi với Vân tốc ánh sáng thì thôi rồi: kích thước bạn còn 0, đồng hồ bạn gần như chết máy luôn, 1s của bạn trái đất đã trôi qua cả Thế ký, còn khối lượng của bạn thì e hèm, không đo nổi nữa.

Một hệ quả của vấn đề này là: con người sẽ không thể du hành vũ trụ với Vận tốc ánh sáng được. Vì sao? Giả sử bạn có động cơ "4 thì" siêu mạnh đi chăng nữa, khi bạn càng tiến gần VT ánh sáng, KL con tàu của bạn càng tăng vọt (theo bổ đề trên). KL tăng thì quán tính tăng: nghĩa là càng khó gia tốc cho con tàu tăng thêm tốc độ. Đến lúc nào đó, động cơ mạnh mấy cũng không gánh nổi con tàu "siêu trọng" này. Tóm lại một câu: vận tốc càng cao càng rất khó để tăng thêm nữa, đên lúc nào đó phải "kịch kim" thôi. Chính vì vậy chỉ có hạt photon ánh sáng mới "chơi" được vận tốc này vì nó vốn không có khối lượng nên có "tăng trọng" cách mấy thì cũng không xi-nhê gì. Thôi rồi, chấm dứt giấc mơ viễn tưởng với các con tàu "ánh sáng" đi chinh phục vũ trụ, hichic

Thuyết tương đối rộng là một mở rộng của thuyết hẹp. Nó nêu lên vai trò của lực hấp dẫn có thể làm cong không-thời gian. Hiện tượng dễ hiểu nhất là việc ánh sáng bị lực hấp dẫn uốn cong khi đi gần các trường hấp dẫn lớn. Thực nghiệm đã kiểm chứng điều đó khi các nhà khoa học Anh đã đo được độ "cong" đó trong 1 lần nhật thực: ánh sáng của các vì sao đi qua mặt trời đã bị bẻ cong. Trường hấp dẫn càng lớn thì không gian càng cong, đường đi của tia sáng càng bị bẻ "trắng trợn". Rất có thể một số ngôi sao ta thấy trên trời thực tế lại ở góc khác vì ánh sáng từ nó tới mắt ta đã bị gấp khúc ở chỗ nào đó (khi qua mặt trời chẳng hạn)

Có thể dùng thuyết tương đối rộng để giải thích tại sao lỗ đen lại "đen ngòm" , chỉ có vào mà không có ra. Ánh sáng vô địch tốc độ, lại nhẹ như "lông hồng", cớ gì không chui ra được. Có gi đâu, bởi vì sức hút của lỗ đen quá lớn đến nỗi không gian bị bẻ cong tít khiến ánh sáng "vòng ra rồi lại vòng vào". Giả sử một trường hợp hơi "viển tưởng" một chút nhé. Một nhà du hành vũ trụ hơi "hâm" một chút muốn chui vào khám phá lỗ đen. Anh ta quy định mỗi giây lại gửi một tín hiệu ánh sáng ra ngoài. Quả thực anh ta làm vậy, có điều càng ngày đồng nghiệp bên ngoài của anh lại phải chờ lâu hơn 1s một chút do ánh sáng đã dần bị bẻ cong, phải đi 1 quãng đường dài hơn. Đột nhiên, sau giây thứ t, đồng nghiệp vĩnh viễn không còn nhận được tín hiệu gì nữa. Anh đã vượt qua biên của lỗ đen, thuật ngữ gọi là "chân trời sự cố", và tín hiệu anh ta gửi ra bị cong đến mức lại ... quay tọt vào trong. Mà ánh sáng không ra được thì chẳng cái gì ra được. Vĩnh biệt anh chàng xấu số (có ai "máu phiêu lưu" muốn thử không?)


Theo "Lược sử thời gian" của S.W.Hawking

(from http://www.th2000.org/forum/viewtopic.php?t=1789&sid=df4a66012c0fe8fd282147ff88028ef9)

Kennic
01-06-2004, 01:43
thích quá, tui muốn vô lỗ đen, tui sẽ mang theo điện thoại di động, có gì tui gọi ra nói cho biết trong đó có gì

Ngh
01-06-2004, 04:01
Nói thật nhá. Giải trí, thư giãn kiểu bác chắc nổ đầu quá.... nhưng cũng hay hay :D :P

mulan
01-06-2004, 08:05
hì, D làm V nhớ anh hai ở nhà quá, ngày xưa còn bé tí ảnh cũng nói những stuff giống hệt như vầy. để chừng về nổ ổng nghe chơi :D

jcisio
01-06-2004, 10:32
thích quá, tui muốn vô lỗ đen, tui sẽ mang theo điện thoại di động, có gì tui gọi ra nói cho biết trong đó có gì
Tiếc là sóng điện từ không chui ra khỏi cái lỗ ấy được :( Ánh sáng không ra được mà
Download tác phẩm LSTG ở đây (PPC)
http://www.handheldvn.com/forum/showthread.php?t=4347

freewarez
01-06-2004, 22:32
Hiện nay hình như người ta đã tìm ra đc các dao động pha nhanh hơn vận tốc ánh sáng?

phong_robin
07-10-2007, 23:53
Một mình lang thang đi dạo quanh hồ Văn Quán của thành phố Hà Đông vào một buổi chiều mát mẻ, bất giác mình lại nhớ đến thuyết tương đối của Albert Einstein. Lững thững vừa đi vừa hình dung ra những gì mình đã được biết về thuyết tương đối của một nhà khoa học vĩ đại, người mà mình vô cùng ngưỡng mộ. Và từ những giây phút miên man, mơ mộng đó mình đã tưởng tượng ra rất nhiều thứ kỳ quặc và buồn cười.

Einstein nói rằng vũ trụ có hạn nhưng không có biên giới và vũ trụ chỉ là một màn trời đêm đen kịt như vậy. Mình phải hiểu điều này như thế nào đây?! Từ trước tới giờ chưa có bất cứ một ai biết được vũ trụ rộng lớn nhường nào, kích cỡ của nó ra sao. Vũ trụ là bất tử! Einstein cũng đã từng nói như vậy. Vũ trụ được hình thành sau vụ nổ Big Bang cách đây khoảng 13,7 tỷ năm trước. Đây là điều mà các nhà khoa học đã nói. Trước khi vụ nổ Big Bang xảy ra thì vũ trụ đã co lại thành một khối, trong đó thời gian và không gian là vô hạn. Vụ nổ Big Bang hình thành nên vũ trụ, vũ trụ bao gồm nhiều thiên hà, và những thiên hà này đang ngày càng cách xa nhau. Điều đó chứng tỏ vũ trụ đang giãn nở. Nó giãn nở đến đâu, khi nào thì hết giãn nở và các thiên hà sẽ trôi về đâu trong màn đêm đen sâu thẳm của vũ trụ thì không ai có thể biết được. Có bao nhiêu vì tinh tú trong vũ trụ? Câu hỏi này chẳng khác gì khi ta hỏi xem có bao nhiêu hạt cát trong sa mạc Sahara.

Vì chẳng có ai biết vũ trụ rộng lớn như thế nào nên người ta cho rằng kích cỡ của vũ trụ bằng 0. Tức là vũ trụ không có kích cỡ! Còn khối lượng của vũ trụ thì sao? Khối lượng của vũ trụ thì bằng vô cùng. Nghĩ đến đây Phong mới băn khoăn một điều là: giả sử coi vũ trụ là một quả bóng thật to. Nếu ta nằm trong quả bóng đó thì đúng là tối om. Bước tiếp theo ta sẽ bơm không khí vào bên trong quả bóng, giả sử đó là khí hydro, giống như khí trong vũ trụ. Sau đó ta sẽ cho một nắm cát vào bên trong quả bóng. Hãy cứ hình dung mỗi một hạt cát là một hành tinh. Tiếp theo ta cho một vài mẩu đất nhỏ, những mẩu đất này có khả năng phát sáng. Hãy coi chúng như là các mặt trời đi. À, còn phải cho thêm một ít khói xanh, đỏ, tím, vàng cho nó giống tinh vân. Bây giờ ta đã có một vũ trụ thu nhỏ theo trí tưởng tượng rồi. Nhưng có một điều chúng ta đều thấy đó là: bên ngoài quả bóng là một thế giới khác. Vậy bên ngoài vũ trụ là cái gì? Người phương Tây tưởng tượng Chúa là người đã tạo ra vũ trụ. Chính Chúa là người đã nặn ra các hành tinh, nặn ra trái đất, nặn ra cây cối và con người. Thế đấy! Chính vì sự bất lực trong việc khám phá vũ trụ nên con người đành nghĩ đại ra một đấng siêu nhiên đã tạo ra thế giới tự nhiên này.

Trong vũ trụ tồn tại 2 dạng vật chất. Đó là chất vô cơ và chất hữu cơ. Chất vô cơ là chất khí, là sỏi đá, là đất cát… Còn chất hữu cơ chính là nguồn gốc của sự sống trên trái đất và có thể là sự sống ở đâu đó trong vũ trụ mênh mông này. Có một điều có lẽ ít người biết. Đó là chất hữu cơ trên trái đất không phải tự sinh ra trên trái đất, mà nó được mang đến từ một nơi nào đó trong vũ trụ. Trái đất đã được hình thành bằng sự va đập và bồi đắp của các thiên thể nhỏ trong vũ trụ. Giống như khi ta nặn một quả bóng bằng đất vậy. Nhiều miếng đất nhỏ chồng lên nhau, dính vào nhau sẽ tạo thành một quả bóng bằng đất thật to. Các nhà khoa học dự đoán rằng chất hữu cơ trên trái đất đã được một sao chổi mang tới. Sao chổi này xuất phát từ đâu thì không ai biết, nhưng có điều điểm dừng của nó là ở trái đất. Nó đã đâm vào trái đất của chúng ta. Khi núi lửa phun trào hàng nghìn năm và sau đó là mưa cũng trong hàng nghìn năm luôn. Chất hữu cơ gặp nước và sự sống bắt đầu từ đó. Con người đã luôn tự hỏi mình rằng: Chúng ta từ đâu đến? Chúng ta ở đây làm gì? Và chúng ta sẽ đi về đâu? Những câu hỏi này thật khó trả lời đúng không?

Bây giờ Phong sẽ nói sang vấn đề về không gian. Einstein đã nói rằng không gian và thời gian là tương đối. Trước hết tại sao không gian lại là tương đối? Nó tương đối vì không gian sẽ được cảm nhận khác nhau nếu những người quan sát nó đứng ở những vị trí khác nhau. Ví dụ: bạn của Phong ngồi trên xe ô tô, còn Phong thì đứng ở ngoài để quan sát chiếc ô tô đó chuyển động. Giả sử ô tô đó chạy với vận tốc 60 km/h và cửa ô tô được thiết để Phong có thể nhìn được vào bên trong chiếc xe ô tô đó. Bạn của Phong sẽ vo viên một mảnh giấy lại và thả mảnh giấy đó từ trần xe xuống sàn. Bạn của Phong ngồi trên xe ô tô sẽ chỉ thấy mảnh giấy đó rơi xuống sàn ô tô mà thôi. Anh ấy sẽ không thấy được điều mà Phong đã thấy. Đó là từ lúc mảnh giấy được thả, cho đến khi nó rơi xuống sàn thì nó đã đi được một khoảng cách, ví dụ là 2 mét so với mặt đường rồi. Không gian bên trong ô tô và không gian ở bên ngoài ô tô đã tạo ra cho Phong và bạn của Phong 2 cảm nhận khác nhau. Thế mới nói không gian là tương đối.

Không gian còn có thể bị làm lõm nữa cơ! Theo như thuyết tương đối của Einstein thì khi trái đất quay nó sẽ làm lõm phần không gian nằm bên dưới nó và kéo thời gian xung quanh trái đất đi nhanh hơn. Không gian theo thuyết tương đối của Einstein thì gồm có 4 chiều, trong đó thời gian chính là chiều thứ tư. Nghĩ đến đây thì Phong tự dưng bật cười khi hình dung ra cảnh tượng mình có thể dắt theo thời gian như dắt chó, dắt mèo.

Vậy thời gian là gì? Tại sao nó lại là tương đối? Trước hết xin hãy lắng nghe suy nghĩ của Phong về thời gian. Tại sao chúng ta lại cảm nhận được thời gian? Thời gian từ đâu mà có? Chúng ta cảm nhận được thời gian là vì có sự chuyển động và có sự thay đổi. Khi mặt trời mới ló rạng ở đằng Đông chúng ta đoán ngay rằng: Ừm, có lẽ bây giờ là 5 giờ sáng. Và khi mặt trời ở trên đỉnh đầu của chúng ta, chúng ta sẽ nói là: 12 giờ trưa rồi ấy nhỉ. Còn khi mặt trời lặn ở đằng Tây, chúng ta có thể nói là: 6 giờ tối rồi, về chuẩn bị ăn cơm thôi. Thế đấy! Chúng ta cảm nhận được thời gian là do sự chuyển động của trái đất quanh nó và quanh mặt trời. Hãy giả sử rằng, chỉ có duy nhất trái đất trong vũ trụ mà thôi, sẽ không có mặt trời, không có mặt trăng, không có bất cứ một thứ gì khác ngoài trái đất. Trái đất dừng lại, nó không quay nữa. Khi đó giả sử bạn là người đứng trên bề mặt của trái đất thì bạn có thể cảm nhận được thời gian không? Bạn không cảm nhận được phải không? Bạn đừng buồn vì cũng sẽ chẳng có ai cảm nhận được đâu!

Con người là loài động vật bậc cao duy nhất trên trái đất này biết mình sẽ phải chết. Chính vì như thế nên mới có những người sống vội. Họ sống vội bởi vì họ muốn làm được tất cả những gì mà họ muốn. Những người này thường có cảm giác là mình sẽ chết nay mai. Và cuộc đời này thật là ngắn ngủi để họ có thể thực hiện được những dự định của mình. Chúng ta cần nhớ rằng: chúng ta làm việc để sống, chứ không phải sống để làm việc. Cuộc đời này còn có nhiều điều thú vị hơn thế! Còn có những người thì sống quá chậm chạp, lười biếng. Những người này thì cho rằng: đời người sống được là mấy. Thôi thì khi nào còn sống trên cõi đời này thì ta cứ vui chơi, nhảy múa, ăn chơi hưởng lạc cho nó sướng. Thế mới nói thành công hay thất bại đều là do thái độ sống và lối tư duy của từng người mà ra. Cuộc sống bận rộn với đầy rẫy những bon chen và lo toan mưu sinh đã khiến cho con người ta không còn có nhiều thời gian để tự nhìn lại mình và nhìn lại cuộc đời này với một cái nhìn vĩ mô.

Thời gian là tương đối theo cách giải thích rất đơn giản của Einstein là vì lý do sau đây. Chúng ta hãy xem ví dụ này của Einstein nhé! Khi một chàng trai ngồi cạnh người yêu của mình thì chàng ta sẽ có cảm giác rằng một giờ ngồi tâm sự với cô ấy nhanh như một phút vậy. Còn khi anh ta ngồi trên bếp lò nóng một phút thì đối với anh ta như là một giờ đã trôi qua.

Vũ trụ này thật là kỳ lạ! Hợp rồi lại tan, tan rồi lại hợp. Nó cứ luân hồi mãi như thế thôi. Những gì mà con người hiểu được về vũ trụ cuối cùng sẽ chẳng được là mấy. Giống như Phong hiện giờ đây. Sau khi đi được một vòng quanh hồ Văn Quán, Phong đã trở lại vị trí xuất phát. Thế đấy, con người đã hăm hở và vật vã đi tìm câu trả lời cho bí ẩn vũ trụ, và đến một lúc nào đó sẽ trở lại vạch xuất phát. Đến khi con người hiểu biết được 10% về vũ trụ thì khi đó mặt trời sẽ tắt, các hành tinh sẽ va đập vào nhau, vũ trụ sẽ như là mớ hỗn độn, co vào rồi lại nở ra. Và một thời kỳ mới của vũ trụ sẽ lại được bắt đầu! Nhưng không vì thế mà loài người chúng ta ngừng khám phá. Chúng ta vẫn từng ngày từng giờ hướng tầm mắt và suy nghỉ của mình ra ngoài không gian. Điều gì đã giúp cho loài người chúng ta tồn tại và phát triển như ngày hôm nay? Điều gì mà kỳ diệu vậy? Suy nghĩ một hồi Phong mới dám đưa ra ý kiến chủ quan của mình. Đó có thể là “tình yêu”. Có lẽ vậy!

The Old Man
08-10-2007, 10:35
Như thế này thì người VN thông minh nhất vủ trụ rồi.

Đây là nông dân VN qua bài nói của Hội Nông Dân Việt Nam:

Một nông dân công bố lý thuyết vật lý chống lại Einstein

(Website Hội NDVN)-Đây quả thật là một điều ngạc nhiên bởi tác giả không phải là giáo sư, tiến sỹ mà là hội viên Hội Nông dân với tuổi đời ngoài 60. Tuy không được theo đuổi nghiệp học vì hoàn cảnh gia đình lúc bấy giờ nhưng do được thừa hưởng trí thông minh, sự hiếu học của gia tộc (Dòng họ của tác giả có 6 đời tiến sỹ thời phong kiến, có bia ở Văn Miếu Quốc Tử Giám)... vượt lên khó khăn, tác giả gần như dành trọn đời mình theo đuổi, nghiên cứu để cho ra đời “Lý thuyết Vật lý Tổng quát và sai lầm của Thuyết tương đối hẹp Einstein”. Nghiên cứu này đã nộp Bộ Khoa học Công Nghệ và Môi trường từ ngày 28/10/1996.

Trước đây mặc dù còn rất nghèo, Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã tỏ ra giàu có hơn nhiều so với các nước tư bản trong chính sách giáo dục của mình: Đã cấp hoàn toàn mọi chi phí giáo dục cho công dân (mà khoảng 90% dân số là nông dân). Ở cấp Đại học thì sinh viên như là con đẻ của nhà nước, họ được nuôi dưỡng, chăm sóc quản lý chu đáo. Chính sách giáo dục đó đã tạo ra những thế hệ người nông dân có văn hóa. Nhiều vị khách nước ngoài đã tỏ ra tôn trọng và rút ra nhận xét đó khi tiếp xúc với người nông dân Việt nam.

Vì vậy không có gì phải ngạc nhiên khi thời gian gần đây báo chí liên tục đưa tin về sự sáng tạo của người nông dân Việt Nam trên rất nhiều lính vực như: Tự chế tạo máy bay trực thăng, máy gặt lúa, làm cầu.v.v… Nay Website của của Hội lại nhận được một nghiên cứu khoa học thật đặc biệt của một hội viên Hội Nông dân Việt Nam có tên gọi: “Lý thuyết Vật lý Tổng quát và sai lầm của Thuyết tương đối hẹp Einstein” của tác giả Đinh Văn Hùng, quê quán Nghi Lộc, Nghệ An. Lý thuyết trên đã giải đáp những vấn đề cơ bản và khó nhất về bản chất của thế giới tự nhiên như: Lượng tử sóng ánh sáng, sóng điện từ là gì? Cơ chế của lực hấp dẫn, lực quán tính, của điện trường, từ trường.v.v… Lý thuyết này đã bác bỏ hoàn toàn Thuyết tương đối hẹp của Einstein và khẳng định sự tồn tại của không gian tuyệt đối và thời gian tuyệt đối với thực thể vật lý của nó. Đồng thời thống nhất được không gian của Trường điện từ và không gian của Trường hấp dẫn… là lý thuyết thống nhất của vật lý mà các nhà khoa học đang nỗ lực tìm kiếm.

Nếu vì công trình trên là của một nông dân mà cho rằng xác suất đúng của nó là rất thấp đi chăng nữa thì các nhà khoa học và bạn đọc cũng cần tìm hiểu, xem xét, đánh giá. Bởi nếu lý thuyết này đúng thì “cái được” thật to lớn đối với khoa học và nhân loại.

Website Hội Nông Dân xin trân trọng giới thiệu với các nhà khoa học cùng bạn đọc công trình “Lý thuyết Vật lý Tổng Quát và sai lầm của Thuyết tương đối hẹp Einstein” của tác giả Đinh Văn Hùng - Hội viên Hội Nông dân Việt Nam.

Mọi ý kiến đóng góp hoặc liên hệ xin được gửi về theo địa chỉ.
Email: dinhhung43@yahoo.com.vn hoặc websiteHNDVN@hoinongdan.org.vn hoặc ĐT số: 0913510665

Địa chỉ download "Lý thuyết Vật lý Tổng Quát": http://nongdan.vn/qc/LYTHUYET_VLTQ.doc

sutuluoi7777
08-10-2007, 13:21
đọc một hồi thấy đầu óc lùng bùng, hai tai xì khói :( người thì lâng lâng như lên tiên cảnh í

temp2
08-10-2007, 13:52
siêu cực kì hay khủng khiếp :D, bác nào biết thêm nhiều bài hay hay thì post thêm đi

SUPPER_SPAMER
08-10-2007, 17:08
hồi trước có nghe pác nào của VN tuyên bố lật đổ được thuyết tương đối Einstein, chứng minh được những sai lầm của Einstein luôn
báo chí diễn đàn đưa tin tùm lum

Bác ấy bị chửi quá, nhưng cũng ko chứng minh dược zì nên hình như câm họng luôn roài

SUPPER_SPAMER

votricong
08-10-2007, 21:33
Theo mình thì chiều thứ 4 của không gian không phải là thời gian, 3 chiều kia có thuộc tính riêng không gian có thuộc tính riêng mà, thời gian tồn tại trong tất cả các dạng không gian, nó chỉ là 1 yếu tố thuộc không gian.
Luc trước mình có đọc tài liệu về không gian xếp lớp có nói về vấn đề này nhưng lâu quá bỏ đâu mất tiêu rồi !!

lee_huynh306
08-10-2007, 23:30
Đọc qua cái chỗ lý luận về photon của bác nông dân thấy hay hay, nói chung bác ấy bảo nó là do electron và positron kết hợp nhau liên tục trao đổi với nhau tạo nên lưỡng tính sóng hạt của photon. But... chưa lý luận được tại sao photon không có khối lượng:yes:

noname.cpp
09-10-2007, 00:21
Nhưng có một điều chúng ta đều thấy đó là: bên ngoài quả bóng là một thế giới khác. Vậy bên ngoài vũ trụ là cái gì? Người phương Tây tưởng tượng Chúa là người đã tạo ra vũ trụ. Chính Chúa là người đã nặn ra các hành tinh, nặn ra trái đất, nặn ra cây cối và con người. Thế đấy! Chính vì sự bất lực trong việc khám phá vũ trụ nên con người đành nghĩ đại ra một đấng siêu nhiên đã tạo ra thế giới tự nhiên này.
Làm gì có khái niệm bên ngoài vũ trụ, vì chỉ trong vũ trụ mới tồn tại khái niệm không gian và thời gian, và giả sử có "cái gì" khác bên ngoài vũ trụ thì chúng ta không có cách gì xác định được bởi chúng ta không thể thoát ra "ngoài" vũ trụ này và thông tin cũng không thể từ "ngoài" vũ trụ lọt vào được. Vì vậy câu hỏi bền ngoài vũ trụ là gì là câu hỏi vô nghĩa.



Bây giờ Phong sẽ nói sang vấn đề về không gian. Einstein đã nói rằng không gian và thời gian là tương đối. Trước hết tại sao không gian lại là tương đối? Nó tương đối vì không gian sẽ được cảm nhận khác nhau nếu những người quan sát nó đứng ở những vị trí khác nhau. Ví dụ: bạn của Phong ngồi trên xe ô tô, còn Phong thì đứng ở ngoài để quan sát chiếc ô tô đó chuyển động. Giả sử ô tô đó chạy với vận tốc 60 km/h và cửa ô tô được thiết để Phong có thể nhìn được vào bên trong chiếc xe ô tô đó. Bạn của Phong sẽ vo viên một mảnh giấy lại và thả mảnh giấy đó từ trần xe xuống sàn. Bạn của Phong ngồi trên xe ô tô sẽ chỉ thấy mảnh giấy đó rơi xuống sàn ô tô mà thôi. Anh ấy sẽ không thấy được điều mà Phong đã thấy. Đó là từ lúc mảnh giấy được thả, cho đến khi nó rơi xuống sàn thì nó đã đi được một khoảng cách, ví dụ là 2 mét so với mặt đường rồi. Không gian bên trong ô tô và không gian ở bên ngoài ô tô đã tạo ra cho Phong và bạn của Phong 2 cảm nhận khác nhau. Thế mới nói không gian là tương đối.

Ví dụ trên không thể dùng để minh chứng cho thuyết tương đổi được. Nhẽ ra phải dùng ánh sáng để giải thích. Giả sử trên trần của chiếc ô tô đó có một
cái đèn chiếu một tia sáng vuông góc xuống sàn xe, khi tia sáng đi từ trần đến sàn xe thì đối với người bên ngoài xe, tia sáng đã đi một đường xiên về hướng chuyển động của xe, còn đối với người trong xe, tia sáng chỉ đi quãng đường vuông góc từ trần xuống sàn xe. Vì vận tốc ánh sáng là lớn nhất vì vậy vận tốc của tia sáng là không đổi đối với cả 2 người quan sát, mà đối với 2 người quan sát nó đã đi được những quảng đường khác nhau, vì vậy thời gian ở trong xe đã trôi chậm hơn so với bên ngoài xe. Đây là một ví dụ cho thấy thời gian không phải là tuyệt đối từ 1 tiền để của thuyết tương đối hẹp là vận tốc ánh sáng là lớn nhất trong tự nhiên.



Không gian còn có thể bị làm lõm nữa cơ! Theo như thuyết tương đối của Einstein thì khi trái đất quay nó sẽ làm lõm phần không gian nằm bên dưới nó và kéo thời gian xung quanh trái đất đi nhanh hơn.
Theo Einstein, không thời gian bị cong đi do tác dụng của trường hấp dẫn. Vì thế theo ông trái đất chuyển động theo quỹ đạo cong xung quanh mặt trời là do không thời gian quanh mặt trời đã bị lực hấp dẫn của nó làm cong đi.

edavn
09-10-2007, 00:39
Đọc qua cái chỗ lý luận về photon của bác nông dân thấy hay hay, nói chung bác ấy bảo nó là do electron và positron kết hợp nhau liên tục trao đổi với nhau tạo nên lưỡng tính sóng hạt của photon. But... chưa lý luận được tại sao photon không có khối lượng:yes:

Ai mà sáng tác cái gì ra 99% là ... bịa thì xứng đáng nhập vô hội làng mùi roài, chắc bác ấy chưa bít có làng mùi ở đây thôi, nếu không bác ấy pót công trình của bác ấy vào mùi thôn lâu roài, làng mùi lại xuất hiện thêm một.. kỳ quái mùi nhânhttp://ddth.com/images/icons/icon14.gif

sutuluoi7777
09-10-2007, 07:26
Làm gì có khái niệm bên ngoài vũ trụ, vì chỉ trong vũ trụ mới tồn tại khái niệm không gian và thời gian, và giả sử có "cái gì" khác bên ngoài vũ trụ thì chúng ta không có cách gì xác định được bởi chúng ta không thể thoát ra "ngoài" vũ trụ này và thông tin cũng không thể từ "ngoài" vũ trụ lọt vào được. Vì vậy câu hỏi bền ngoài vũ trụ là gì là câu hỏi vô nghĩa.

Hiện giờ vấn đề tồn tại 1 hay nhiều vũ trụ vẫn còn đang tranh cãi ì xèo mà, đã có thống nhất đâu. Nhiều học thuyết đã tìm ra được tâm của vũ trụ, và ước lượng được một cách tương đối bán kính của vũ trụ mình đang tồn tại đó thôi. Vấn đề là chưa ai đi được tới biên để biết bên ngoài nó là cái gì.

dinhbaochau
09-10-2007, 08:12
Ha ha ha .... công nhận hay thật...














































































Chẳng hiểu gì cả.

lee_huynh306
09-10-2007, 13:13
Ai mà sáng tác cái gì ra 99% là ... bịa thì xứng đáng nhập vô hội làng mùi roài, chắc bác ấy chưa bít có làng mùi ở đây thôi, nếu không bác ấy pót công trình của bác ấy vào mùi thôn lâu roài, làng mùi lại xuất hiện thêm một.. kỳ quái mùi nhânhttp://ddth.com/images/icons/icon14.gif
Vậy thì Einstein cũng xứng đáng 1 chân trong làng mùi bác nhỉ?!

edavn
09-10-2007, 19:30
Vậy thì Einstein cũng xứng đáng 1 chân trong làng mùi bác nhỉ?!

Úi, chỉ sợ làng mùi không xứng để ngài Einstein thò một chân vào thuihttp://ddth.com/images/icons/icon14.gif

sutuluoi7777
09-10-2007, 23:56
ai sáng tác ra cái "thuyết tương đối cực hẹp dành cho làng Mùi" đi :D

edavn
10-10-2007, 00:56
"Thuyết tương đối hẹp" của làng mùi chắc như thế này đây:D

Giải thích thuyết tương đối

Tương truyền có một người mù nghèo khổ đã gặp Einstein để hỏi về thuyết tương đối.

Thay vì giải thích bằng các công thức cao siêu, Einstein bèn tìm cách đưa ra các ví dụ gần gũi. Ông hỏi người mù:
- Anh đã bao giờ uống sữa chưa?
- Sữa là cái gì?
- Sữa là một thứ nước trăng trắng.
- Nước thì tôi biết, nhưng trắng là thế nào?
- Trắng là màu giống như lông con ngỗng.
- Lông thì tôi biết rồi, nhưng con ngỗng thì như thế nào?
- Ngỗng là một loại chim có cái cổ dài và cong.
- Cái cổ thì tôi biết, nhưng cong là thế nào?
Einstein bèn nắm cánh tay của người mù kéo ra hơi khuỳnh khuỳnh và bảo: "Cong là thế này". Người mù vui lắm:
- À thế thì tôi đã hiểu, theo thuyết tương đối thì sữa là thứ nước có màu như màu lông của một loài chim có cái cổ dài giống như cánh tay cong cong của một người mù nghèo khổ.

http://vnexpress.net/Vietnam/Cuoi/2007/07/3B9F82F7/

bluesky1612
10-10-2007, 09:19
Theo thuyết tương đối: vật dài chuyển động càng nhanh thì càng thu nhỏ lại, đúng ko? Thế nếu e chứng minh có vật bình thường nó nhỏ, khi chuyển động nhanh thì nó to và dài thì sao nhỉ? :emlaugh:=> Thuyết phản tương đối (thuyết này dành riêng cho làng Mùi thôi).:drool:

sutuluoi7777
11-10-2007, 13:47
Theo thuyết tương đối: vật dài chuyển động càng nhanh thì càng thu nhỏ lại, đúng ko? Thế nếu e chứng minh có vật bình thường nó nhỏ, khi chuyển động nhanh thì nó to và dài thì sao nhỉ? :emlaugh:=> Thuyết phản tương đối (thuyết này dành riêng cho làng Mùi thôi).:drool:

Một vật ở đây phải là một vật độc lập, còn trong ví dụ của bác thì vật đó lấy 1 lượng vật chất từ nơi khác để tăng thể tích nên không tính được :D

Tại sao gọi là thuyết tương đối, là vì En xù đã chứng minh được tốc độ trôi của thời gian là tương đối chứ không phải tuyệt đối. Mà cái này với mình chẳng có ý nghĩa gì to tát lắm (có hiểu quái gì đâu)

phong_robin
13-10-2007, 08:45
Bótay.com
Đúng là không nên để topic "Thuyết tương đối" trong box "Góc thư giãn"

buidu
13-10-2007, 09:56
câu truyện về người nghèo mù hỏi Einstei về thuyết tương đối rất ý nghĩa

redhorse
13-10-2007, 13:27
Tư tưởng chủ yếu của thuyết này là: không có gì chạy nhanh hơn vận tốc ánh sáng (300000km/s). Ánh sáng là quán quân tốc độ trong mọi hệ quy chiếu. Điều này trái với công thức Cộng vận tốc cổ điển. Xét bài toán: 1 xe lửa chuyển động với vận tốc V1, 1 người trên xe chạy trên sàn xe với VT là V2 (so với sàn xe). CT cổ điển khẳng định VT người đó so với mặt đường là V=V1+V2. Giả sử V1=V2=C (VT ánh sáng) -> V=2C. Không, theo thuyết tương đối: V cũng chỉ bằng C mà thôi. Đối với các VT "siêu nhanh", công thức kia không còn đúng nữa, V1 và V2 chỉ được "hợp" theo một tỷ lệ nào đó sao cho kết quả luôn <= C
Công thức cổ điển vẫn đúng (và chỉ đúng) trong cuộc sống bình thường với các vận tốc "chả là cái đinh gỉ" so với ánh sáng.

Cái này giống 1+oo=oo mà oo+oo cũng bằng oo hả anh, nhưng sao biết C là vô cực được.
Còn khúc này là sao em hổng hiểu
V1 và V2 chỉ được "hợp" theo một tỷ lệ nào đó sao cho kết quả luôn <= C

megafun
20-03-2009, 10:02
I love Albert Einstein :)

Tôi iu VN
21-03-2009, 03:25
Theo thuyết tương đối: vật dài chuyển động càng nhanh thì càng thu nhỏ lại, đúng ko? Thế nếu e chứng minh có vật bình thường nó nhỏ, khi chuyển động nhanh thì nó to và dài thì sao nhỉ? :emlaugh:=> Thuyết phản tương đối (thuyết này dành riêng cho làng Mùi thôi).:drool:


Trường mà bác nói đến là trường lực trong "lỗ đen" hay "hố đen", (có thể các bác phản đối và cho rằng là hố hồng, đỏ ..., nhưng rốt cuộc rồi sẽ đen) đó là một trường có sức hút kỳ lạ đối với những "vật bình thường nó nhỏ" mà bác nêu trên, khi đã vô tình bị hút vào hố đen thì khó lòng mà thoát thân. Trường này có một đặc điểm là: nó có tính ma sát, và đặc biệt hơn, theo lý thuyết vật lý cổ điển thì khi hai vật ma sát sẽ mòn đi, tức là sẽ giảm đi kích thước, nhưng trái lại trong "trường lực của hố đen" thì càng ma sát kích thước vật thể chuyển động đó càng tăng lên, nhiệt độ cũng tăng lên, kết cục là một vụ nổ. Nếu tốc độ chuyển động của vật thể "bình thường nó nhỏ" đó mà bằng vận tốc ánh sáng thì ... tớ chịu không dám hình dung.

Để kiểm chứng những điều nói trên các bạn có thể đơn thư gửi về làng Mùi, tớ chắc rằng các bác trong làng Mùi, để xác minh điều trên, đã làm rất nhiều thí nghiệm với các tốc độ khác nhau, các bác ấy hiểu rất rõ về bản chất, tính chất, đặc điểm của trường lực "hố đen".

Còn công thức toán học xác định độ biến thiên kích thước vật thể chuyển động trong trường lực hố đen thì xin mời các nhà khoa học trong làng Mùi công bố!

----------------------------

:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D :D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D

namln
21-03-2009, 06:31
Thế đố các bác, mình đang di chuyển với vận tốc ánh sáng mà soi gương thì thấy gì trong gương lol

acaxomcui
21-03-2009, 08:32
Thế đố các bác, mình đang di chuyển với vận tốc ánh sáng mà soi gương thì thấy gì trong gương lol

Mở mắt ra xem được mới lạ!

jquery
22-04-2010, 22:16
Thấy được một cái to to, dài dài :D

tieututhui
23-04-2010, 12:56
Không gian theo thuyết tương đối của Einstein thì gồm có 4 chiều, trong đó thời gian chính là chiều thứ tư.

chiều thứ 4 là chiều không-thời gian chứ nhỉ

acaxomcui
23-04-2010, 13:47
chiều thứ 4 là chiều không-thời gian chứ nhỉ

Không giống thuyết tương đối ở làng Mùi.

4 chiều thời gian là:chiều hôm nay(chuẩn)chiều hôm qua,chiều hôm kia và chiều mai.Đang,đã và sẽ là những buổi chiều..bí tỉ!