PDA

View Full Version : Luật game và 20 điều cần biết.



ken0830
28-07-2010, 19:40
Sau khi báo Thanh Niên đăng bài "Ngày tàn của game online?". Tôi bức xúc viết nên bài viết này, hy vọng các nhà lãnh đạo sẽ để ý và cũng mong đợi một sự quyết định đúng đắn.

Game online vài năm gần đây đã tác động rất mạnh đến giới trẻ Việt Nam. Không chỉ vậy, nhiều người thành đạt trong sự nghiệp, cũng đã không ít lần yêu thích cái được gọi là game Việt.

Nói về game online, chúng ta có gì ? Hai mặt tốt xấu, tức là tích cực và tiêu cực. Những quy định của bộ chỉ toàn nhắm đến những lợi ích "thường thức" của đa số game thủ mà quên mất rằng: "Có tồn tại tiêu cực thì mới có tích cực, nhưng chỉ mình tích cực thì sẽ chẳng còn ý nghĩa gì". Giả sử nếu game Võ Lâm Truyền Kỳ không có những NPC (quái), không có những "nhân vật xấu", thì game sẽ trở nên như thế nào ? Không có quái để đánh, không có nhân vật để "choảng nhau". Vậy ... là gì ???

Cũng là một người thiết kế game, tôi nhận thấy: Trước - trong - sau quá trình thiết kế và vận hành, phát triển game online, nhà sản xuất luôn hướng đến cảm nhận, góc nhìn tốt khi đặt mình ở vị trí game thủ. Tức là, nhà sản xuất nào cũng phải trả lời được câu hỏi muôn thuở: "Chơi game này, tôi được gì ?". Từ đó mới phân tích thế mạnh, điểm yếu, rồi mới hình thành ý tưởng, liên kết ý tưởng lại với nhau. Cái quan trọng nhất là điểm nhấn của game, và cuối cùng là đưa game vào thị trường. Một trong những điểm yêu thích của Kiếm Thế là: đồ đẹp, vũ khí đẹp, chiêu thức mạnh. Là game đánh nhau thì phải đánh sao cho người chơi có cảm giác đánh nhau, không như thế thì game trở thành một thể loại khác rồi. Vì thế, không đổ lỗi hoàn toàn cho nhà sản xuất được.

Khi game ra đời, ắt hẳn sẽ có không ít game thủ yêu thích. Nhưng mức độ yêu thích của từng người là hoàn toàn khác nhau, người thì thích nó vì cái giao diện đẹp, người thì hứng thú với những nhiệm vụ trong game,... Những gì mà nhà sản xuất có thể làm chỉ cũng có thể nhắm đến số đông game thủ, không thể nào nắm hết được. Cũng bởi thế mà những tác động của game mang lại cho game thủ cũng hoàn toàn khác nhau và chỉ phụ thuộc vào game thủ. Người lập trình chỉ cần biết làm sao cho game trở nên sinh động, đẹp, có hồn,... chứ không thể điều khiển được những gì mà người chơi cảm nhận được từ game. Đây là điểm thứ ba.

Về mặt độ tuổi. Nói một cách thực tế, thì hoàn toàn không có cách nào để người quản lý trò chơi biết được nhân vật đang online được điều khiển bởi người lớn hay trẻ em. Cách mà những game online khác thường làm là yêu cầu người chơi khi đăng ký tài khoản, phải nhập số chứng minh nhân dân (cmnd). Thế nên, một loạt câu hỏi được đặt ra như sau: "Có thể biết hay không nếu cmnd là của người lớn, trong khi người chơi tài khoản đó là trẻ em ?", "Cùng một cmnd, lập nhiều tài khoản thì sao ?", "Nếu mượn cmnd của người khác lập tài khoản, trong quá trình chơi game, có ý xúc phạm đến nhà nước, thì người chịu trách nhiệm đó là người chơi hay chủ của cmnd ?",... Làm thế nào mà bạn ở Hà Nội quản lý game lại biết được người đang chơi game ở Hồ Chí Minh là người lớn hay trẻ em chứ ?

Chuyện quản lý điện thoại cố định. Về riêng tôi, thông thường, tôi lên mạng một lần khoảng 5 giờ liên tiếp, trong khoảng thời gian đó, có khi dành hoàn toàn cho game Audition. Vậy nếu bắt buộc người chơi chỉ chơi đúng 3 giờ một ngày, thì khi tôi chơi game 3 tiếng, có nghĩa là không được lên trang web của bộ Giáo Dục để xem tin tức nữa ư ? Lên mạng mà không chơi game, thì cũng tương đương với việc không được học trực tuyến quá 3 giờ ? Một nhà quản trị mạng của chẳng thể đụng đến cái mạng sau 3 giờ ?

Nói một cách bức xúc, tôi thấy giờ giấc do bộ quy định là không hợp lý. Ví dụ: Một người bảo vệ trực đêm nên ban ngày thường đi ngủ để đêm đến có sức mà trực. Anh ta cũng là người yêu thích game của tôi, trong những lúc nghĩ ca, anh ta không thể chơi game của tôi vào lúc 12 giờ. Vậy là tôi mất một người khách một cách vô lý, và điều càng bực hơn là bộ hoàn toàn không chịu trách nhiệm về việc mất khách này. "Anh mất khách ? Kệ anh. Tôi ra điều lệnh như thế, anh phải tuân theo". Hết sức vô lý.

Những điều khoản về game online hiện tại, áp dụng cho tất cả game thủ. Nhưng nếu như xét theo lợi ích của nhà sản xuất, thì ví dụ vừa nêu trên có phải được xem như là ngoại lệ ? Những người đi làm ban ngày thì không được online ban đêm và ngược lại ??? Điều này có buồn cười quá không nhỉ ? Nói đến cụm từ game thủ, thì phải nghĩ đến một cộng đồng, một đại gia đình, mà nhiều người như thế thì cách sống và giờ giấc của họ cũng khác nhau. Thiết nghĩ, quy định hiện hành chỉ hướng tới một nhóm đông trong đại gia đình ấy. Bộ nên xem xét lại.

Game cũng có giờ riêng, nếu một game được thiết kế tương thích các nhiệm vụ ngày và đêm. Làm theo chỉ định của bộ chắc chỉ làm "nhiệm vụ ngày" thôi ư ? Đây là điểm thứ 8.

Quy định về số giờ online của nhân vật. Người lập trình có thể làm được điều đó, nhưng hoàn toàn không thể biết được trong một khoảng thời gian, một người chơi đã đăng nhập vào game bao nhiêu tài khoản và tổng cộng đã chơi bao lâu trong ngày. Các game đều lấy mốc 5 giờ liên tiếp để "rút" hết điểm kinh nghiệm mà nhân vật có thể nhận được về 0. Thế ... tài khoản này hết, tài khoản khác lại đăng nhập và cứ thế tiếp tục, lại 5 giờ nữa. Vậy chẳng phải là 10 giờ sao ?

Tôi thích chơi game vào ban đêm hơn, vì ban đêm có rất ít những người trong tiệm hút thuốc lá. Thế nhưng một quy định oái oăm là tất cả những tiệm cung cấp dịch vụ mạng đều phải đóng cửa lúc 9 giờ. Điều đó cũng có nghĩa là: "Hãy rãnh rỗi và muốn chơi game từ 6 giờ sáng đến 9 giờ tối, nếu không, bạn sẽ chẳng biết chơi game ở tiệm sẽ có cảm giác thế nào". Điều này hơi quá đáng với nhiều người, trong đó có tôi.

Một điểm khó khăn tiếp theo về mặt phải đóng cửa sớm tiệm, đó là sử dụng Yahoo. Ví dụ: Trong một vùng kinh tế chậm phát triển, vùng ấy chỉ có 2 tiệm cung cấp dịch vụ Yahoo. Một gia đình có người thân là Việt Kiều Mỹ, người ấy thường rãnh rỗi vào lúc 11 giờ trưa, tương đương 23 giờ Việt Nam. Nhưng ngặt nỗi 2 tiệm đều phải đóng cửa lúc 9 giờ, vậy làm sao gia đình ấy có thể liên lạc với người Việt Kiều kia qua Yahoo ? Ở đây không bàn về các thiết bị khác, chỉ gói gọn trong mức độ internet. Điều khoản này thiết nghĩ bộ cũng nên xem xét lại.

Về vũ khí game online. Trước và trong quá trình thiết kế game đánh nhau, nhà sản xuất nào cũng muốn game của mình có vũ khi vượt trội các game khác để có thể cạnh tranh. Trước đây những game khác đã làm thế, giờ lại ngăn tôi không được thiết kế vũ khí, chiêu thức đánh nhau quá bạo lực. Một câu hỏi được đặt ra: "Tại sao họ thì được, tôi thì không ?". Bảo họ làm game lại à ? Không bao giờ được. Lý do rất đơn giản, game thủ đã từng nhìn thấy, sử dụng qua vũ khí đó rồi. Mà nếu là game đánh nhau mà vũ khí không như thế thì nó sẽ trở thành một thể loại khác. Điều này tương đương game không đồng nhất về thể loại. Có thể suy đoán điều tồi tệ nhất sẽ xảy đến, là ngày sẽ càng ít game thủ, rồi game sẽ phải đóng cửa. Lúc ấy, nhà phát hành game sẽ nói rằng: "Những quy định của anh làm cho những người chuyên kinh doanh game như chúng tôi gặp nhiều khó khăn". Thật sự là lợi hay hại khi đề ra các điều khoản ?

Tôi có một câu hỏi mà lâu rồi vẫn chưa có dịp biết được câu trả lời. Đó là: "Những người viết nên các điều khoản dành cho game online, họ đã bao giờ chơi một trong những game này ?". Nếu đã từng, ắt hẳn họ phải biết cảm giác đó như thế nào. Họ có đắm chìm trong thế giới ảo ấy không ? Nếu có thì ... Hay họ vẫn bình thường như bao người khác. Nếu vậy, họ làm được thì game thủ cũng làm được, cần gì phải pháp lệnh này nọ. Còn nếu họ chưa từng chơi qua bất cứ một game online nào thì hãy suy nghĩ câu nói này của tôi: "Bạn không thể bắt buộc người khác làm những việc mà ngay cả bản thân cũng không biết có làm được hay không".

Số lượng game thủ ở Việt Nam ngày càng nhiều, có nhiều người chơi xuyên suốt, hết ngày, hết đêm. Điều gì đã làm cho họ như thế ? Vì game hay, kích thích, sống động,... Vậy nên bộ phải tự hào vì điều đó, vì đất nước Việt Nam ta có những người lập trình giỏi đến thế. Bộ không thể bảo họ rằng: "hãy hạn chế khả năng của bạn lại, tính hấp dẫn - kích thích - vui nhộn của game phải có chừng mực, nếu là game đánh nhau thì vũ khí phải vừa tầm, võ công không bạo lực. Hãy làm tất cả để "tôi" và "bạn" đều có thể quản lý được người chơi". Hoàn toàn không thể. Lý do hay ho nhất chính là lòng tự trọng của họ, tự ái nghề nghiệp của họ không cho phép họ làm thế.

Vận hành thẻ game thì phải có tiền để mua, bạn có chắc rằng bạn sẽ không bao giờ ghiền một game online nào đó dù có chơi thường xuyên ? Với trẻ em, học sinh, sinh viên, những người chưa đi làm, hoặc việc làm không ổn định, lương thấp, thì việc dùng tiền mua thẻ game để đáp ứng nhu cầu online là rất khó khăn. Có nhiều trường hợp đã xảy ra như đánh cắp, giết người,... để có tiền mua thẻ game. Nguyên nhân được tôi lý giải như sau: "Chính những quy định của bạn đã làm cho họ trở nên như thế". Nếu không cho phát hành thẻ game thì game thủ sẽ không tốn chi phí cho nó, và cũng sẽ chẳng có cái là tệ nạn xã hội xảy ra. Đây là điểm thứ 15.

Có 2 cách mang tính tham khảo: khi trẻ em chơi game online ở nhà thì không phải lo, gì đã có gia đình quản lý, nhưng khi chơi ở tiệm thì phải ra quyết sách để chủ tiệm quy định số giờ chơi. Thứ hai là trong quá trình thiết kế, những người chơi dùng IP tĩnh, sau 5 giờ online game, game sẽ tắt đi và không mở lại được nữa cho đến ngày hôm sau. Nếu bộ thuyết phục được các nhà phát hành game thì chuyện sẽ không có gì, nhưng theo tôi, bước đầu nói chuyện sẽ như thế này: "Tại sao tôi phải bỏ tiền của mình ra để đáp ứng cho những điều khoản của anh, mà tôi lại chẳng được gì ?", "Tôi mất khách, anh có đền bù gì cho tôi không ? Chi phí, uy tín, hoặc lòng tự trọng của nhóm thiết kế game ? Họ sẽ nghĩ sao nếu có người nói với họ rằng: "Game của anh thiết kế rất chuẩn, nhưng dù nó hay đến đâu đi nữa thì người ta vẫn chỉ chơi mỗi ngày 5 giờ thôi, trước kia có mà chơi cả ngày ấy chứ, dù nó thua game của anh xa"". Theo tính toán của tôi, mà nếu là tôi, tôi cũng sẽ làm như thế này, khi bị ép đến đường cùng, tôi sẽ không hạn chế giờ chơi nữa. Khi đó các hãng game sẽ kiện cáo lẫn nhau, và chắc chắn game Việt sẽ phải dừng cung cấp lại, và nếu xử lý không xong thì game online Việt sẽ biến mất khỏi Việt Nam. Tất cả những người thiết kế game sẽ sang nước khác để "trổ tài". Một hành động nhỏ của tôi cũng có thể làm cho cả một cộng đồng biến mất. Tuy nhiên, mình tôi thì không đủ sức, phải có sự kết hợp của nhiều người khác nữa. Và việc đó có xảy ra hay không là do ở bộ.

Đừng cầm bút đề ra bất cứ một quy định nào về game online khi bạn chưa thật sự am hiểu về nó. Hãy chơi thử và bạn sẽ biết game thủ cần gì, đâu là lợi ích của nhà sản xuất và bạn sẽ đề ra những điều khoản gì.

Đừng quyết định một mình, hãy nhắm vào khả năng và lợi ích của nhà sản xuất. Bộ là cao nhất nhưng có thực thi hay không, không do bộ quyết định.

Đừng bao giờ hỏi nhà sản xuất rằng: "Anh đã cam kết với tôi về điều khoản này, tại sao ..." Chỉ một chữ để hình dung cho câu trả lời: Hack.

Hãy nhớ: "Hacker cũng là game thủ". Những gì của bạn nằm trên máy vi tính, bao gồm cả trang web của bạn, đều có thể ... bất cứ lúc nào. Điều tôi muốn nói ở đây là phải cẩn thận, từng điều một. Tốt nhất là nên đăng nó lên mạng, báo chí, đài,... cho tất cả mọi người cùng góp ý, ai cũng có thể góp ý, sao đó mới quyết định có thi hành hay không. Và đây cũng là điều cuối cùng tôi muốn nói: "Hãy cẩn thận với hacker".

Tôi chịu trách nhiệm về bài viết này: Nguyễn Nhựt Tân - 09.399.21.399

htswasl
29-07-2010, 10:41
Cám ơn bài viết của bạn. Riêng về bản thân tôi
Nếu đứng ở góc độ khách hàng. Nếu siết chặt quản lý sever .v.v. Tôi sẽ chơi sever nước ngoài, điều gì xảy ra nếu các gamers chuyển sever nước ngoài? và có thể sự kiện này sẽ làm giàu cho các nhà cung cấp game nước ngoài.
Nếu đứng góc độ nhà kinh doanh. Có cầu thì mới có cung, nhu cầu chơi game của giới trẻ là 1 làn sóng, nó như cơn bão vậy, chẳng thể cản nó lại được.Điều gì xảy ra nếu nhà phát hành game nước ngoài cung cấp nhu cầu cho gamers Việt. Thiệt hại về chất xám, kinh tế, điều gì khi bạn sống trong môi trường văn hóa khác...? bạn sẽ bị ảnh hưởng nền văn hóa khác. Tôi không chắc là dần dần văn hóa việt sẽ phai nhạt..?

Theo tôi chúng ta không nên bàn đúng hay sai, tốt hay xấu. vì đơn giản khi bạn sống trong thế giới này. Nếu bạn để ý chẳng có gì là đúng hay sai, tốt hay xấu cả mà đó là do góc nhìn của bạn, cách bạn cảm nhận. Bạn biết tên trôm cắp là xấu là sai. Nhưng nếu bạn đứng ở góc nhìn của tên trộm "ĐÓ LÀ NGHỀ CỦA TÔI". "KHÔNG CÓ GÌ LÀ TỐT NHẤT CẢ". Tôi thấy lạ một điều là từ nhỏ khi tôi lớn lên khi tôi đc điểm 10, hay có bạn của bố mẹ hỏi con anh học như thế nào thì câu trả lời là qua loa "ôi dào nso kọc trung bình .v.v.", còn khi bị điểm kém thì bị la om xòm còn bị dọa nữa. Khi tôi lớn lên điều nay không mất đi, xã hội hinh như cũng vậy. điều hay tốt đẹp chẳng thấy ai khen lên tiếng. Phải chăng tiềm thức mọi người cứ chăm chăm nhìn cái xấu của người khác để moi móc. khi bạn tập trung vào điều gì thì bạn biết cái gì xảy ra rồi đo.
Chống chiến tranh chỉ nhiều chiến tranh hơn mà thôi, chống ma túy.. càng nhiều. chống game...?. tôi thấy việc báo đài đưa tin 9x đánh nhau, hiếp dâm tập thể,.v.v. phải chẳng sẽ càng làm cho người ta học hỏi...?

Xã hội đang phát triển, nhân cách chúng ta hình thành qua sự giáo dục của bố mẹ xã hội. Nhưng tệ là tôi và nhiều người khác lớn lên, qua việc tự học hỏi, nhưng những nguồn mà tôi học ko qua kiểm duyệt. Chẳng có đứa trẻ nào sinh ra là hư cả hay ngoan cả. đó là do gia đình. 1 ngày bạn dành bao nhiều thời gian tâm sự với con cái bạn. Có thầy cô giáo nào dạy nhân cách con người không? Trước tôi bỏ môi trường Đại Học cũng chỉ vì lý do này. Bao nhiêu mường tượng một môi trường ĐH của tôi tan vỡ. khi thấy đã phần người ta không học bằng bút vở nữa mà bằng tiền. Thời đại nào rồi mà phải học vê đồng hồ kim để đo dung sai .v.v. lạc hậu. học chảng để làm gì. Thiết nghĩ cần nhìn nhận trách nhiệm giáo dục từ gia đình và nền giáo dục. Tôi thích ngành giáo. nhưng có lẽ tôi sẽ làm điều này trong it năm nữa. tôi sẽ mở 1 trương tư đào tạo con người theo cách các nước đang phát triển chứ không phải theo kiểu "bắn đạn".