PDA

View Full Version : Thí điểm đào tạo CNTT bằng tiếng Anh có khả thi?



quỷ kiếm
27-04-2004, 13:47
Khoa CNTT của Đại học Khoa học Huế là một trong 10 khoa trọng điểm của các trường đại học trên toàn quốc được Bộ GD&ĐT giao thí điểm chương trình này (dự kiến tuyển sinh vào tháng 7). Tiến sĩ Nguyễn Mậu Hân, Trưởng khoa, bộc bạch với VnExpress rằng việc triển khai chương trình mới gặp nhiều chông gai.

- Xin ông cho biết những bất cập trong thí điểm chương trình đào tạo CNTT bằng tiếng Anh của Đại học Huế?

- Hằng năm, Bộ GD&ĐT giao chỉ tiêu tuyển sinh cho khoa CNTT của trường từ 250 đến 290 sinh viên. Chính vì tuyển đầu vào nhiều, mang tính đại trà nên chất lượng sinh viên còn thấp. Đầu vào hạn chế thì việc giảng dạy tiếng Anh và chuyên môn cho sinh viên cũng gặp nhiều khó khăn. Đào tạo một sinh viên CNTT có khả năng đáp ứng được nhu cầu xã hội đã khó, nay đào tạo một sinh viên CNTT vừa có trình độ ngoại ngữ vừa có chuyên môn ngang tầm quốc tế còn khó hơn rất nhiều. Trong khi hiện nay, giáo trình giảng dạy cho sinh viên CNTT của Bộ phê duyệt đã lỗi thời, không đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Tháng 11 năm ngoái, trong một cuộc họp của Bộ GD&ĐT về thí điểm chương trình này, có ý kiến cho rằng hiện sinh viên ta chưa đủ khả năng nghe hiểu tiếng Anh thì làm sao hiểu được chuyên môn, và liệu chương trình mới có đẩy được chất lượng sinh viên đi lên?

- Vậy việc thí điểm chương trình là một sự áp đặt của Bộ?

- Đúng vậy. Nhưng là một sự áp đặt để tiến bộ, để Việt Nam có khả năng hội nhập cùng với các nước khu vực trong lĩnh vực CNTT. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Văn Nhung quyết tâm rằng vấn đề này không được bàn lùi mà phải tìm cách triển khai cho bằng được tại các trường đại học. Sinh viên Việt Nam được xem là thông minh, sáng tạo. Ấn Độ không giàu nhưng lại là một cường quốc về công nghệ phần mềm và thu nhập của lĩnh vực này không nhỏ. Tại sao Việt Nam không làm được điều này?

- Nhưng tại Ấn Độ, tiếng Anh được xem như quốc ngữ thứ hai, trong khi với Việt Nam thì nó lại là ngoại ngữ?

- Đó cũng là một bất cập mà Bộ... quên tính đến. Nhưng xem ra, vốn ngoại ngữ của sinh viên Huế còn tạm được. Tôi thăm dò ý kiến ở một số trường đại học như Thái Nguyên, Đà Nẵng... và thấy rằng ngoại ngữ là một vấn đề nan giải trong việc triển khai đào tạo chương trình CNTT bằng tiếng Anh. Nhưng nan giải không có nghĩa là không giải quyết được nếu như cả trò lẫn thầy đều cố gắng. Chúng tôi dự kiến sẽ trình lên Ban giám hiệu kế hoạch tuyển khoảng 20 sinh viên có điểm tuyển sinh đại học cao nhất và có trình độ tiếng Anh để hình thành một lớp cử nhân tài năng để thí điểm chương trình giảng dạy CNTT bằng tiếng Anh. Đồng thời, đề nghị nhà trường sớm có một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho sinh viên theo học lớp này như chế độ học bổng, điều kiện học tập...

- Sự khác biệt lớn nhất giữa sinh viên theo học chương trình CNTT truyền thống và thí điểm là gì?

- Là chương trình đào tạo. Theo tôi, sinh viên trong diện thí điểm sẽ học một chương trình quốc tế bằng tiếng Anh mà theo Thứ trưởng Trần Văn Nhung thì các trường có thể tự liên kết với những trường đại học nổi tiếng trên thế giới về CNTT để tìm mô hình giảng dạy tiên tiến của họ, từ đó lên kế hoạch trình Bộ và áp dụng thí điểm cho trường mình. Bộ sẽ sẵn sàng hỗ trợ về kinh phí (thông qua các dự án) nếu kế hoạch của các trường khả thi.

- Cơ sở hạ tầng hiện tại của khoa liệu có đáp ứng được cho chương trình mới?

- Cơ sở hạ tầng của khoa được đánh giá là hiện đại, chỉ đứng sau các trường đại học ở TP HCM và Hà Nội. Hiện tại, khoa có khoảng 250 máy tính, 4 mạng LAN kết nối Internet, tạo điều kiện cho sinh viên học tập và tìm kiếm thông tin. Từ năm 1999, Đại học Huế đã thuê bao một đường truyền riêng (leased line) đặt tại khoa CNTT nên cán bộ, giáo viên và sinh viên truy cập Internet miễn phí. Về đội ngũ cán bộ giảng dạy, hiện có 10 giáo viên làm tiến sĩ trong nước cũng như nước ngoài (Nhật, Áo, Pháp, Canada) và 9 giáo viên theo học thạc sĩ về CNTT. Đây chính là sự chuẩn bị đội ngũ chất lượng cao trong vòng hai, ba năm tới nhằm đáp ứng yêu cầu giảng dạy bằng tiếng Anh mà Bộ đưa ra. Tuy nhiên, hiện tại, chúng tôi vẫn trong giai đoạn chuẩn bị chứ chưa thể triển khai ngay chương trình này được.

- Vậy thì Đại học Huế sẽ không tuyển sinh theo đúng dự kiến của Bộ là vào tháng 7 tới?

- Thực ra, Bộ không bắt buộc các khoa CNTT phải tiến hành giảng dạy từ tháng 7 mà chỉ khuyến khích và yêu cầu các khoa phải gửi kế hoạch thực hiện. Riêng khoa CNTT của Đại học Huế thì việc tuyển sinh dự kiến phải đến năm 2005 hoặc 2006 mới triển khai được. Chúng tôi đã đặt vấn đề liên kết đào tạo với Đại học Monash của Australia, Đại học Liên Hiệp Quốc (UNU/IIST) trong vấn đề trao đổi cán bộ giảng dạy. Đội ngũ giảng viên của khoa cũng phải 1, 2 năm nữa mới đáp ứng được yêu cầu đào tạo theo hướng mới này.

Thế Nam thực hiện
Theo tin của VNExpress

nvk2908
10-05-2004, 04:25
Cac bac cho em biet. Khi em da co bang DH CNTT chinh quy roi Thi co nen hoc o APtech hay sisco khong.Nhu the co thua va lang phi qua khong ! Vi thuc su la minh rat muon lam viec trong moi truong PRO voi CNTT hon

quỷ kiếm
10-05-2004, 16:46
nếu muốn PRO thì sao không học cao học đi! tiếp theo là làm tiến sĩ!! như thế thì super pro luôn he he

Geek
31-08-2004, 13:28
"Vi thuc su la minh rat muon lam viec trong moi truong PRO voi CNTT hon" ????

Hay di lam roi se biet, tuy vao cong ty ma ban co the PRO hay khong nua chu ? :-)

khi di lam roi se biet minh nen hoc nhung cai gi? cai gi la can thiet cho cong viec cua minh. Neu chua di lam thi di nhien la hoc cang nhieu cang tot, co cang nhieu cac chung chi quoc te thi co hoi viec lam cung cao hon va luong cung cao hon, :)