PDA

View Full Version : [Vietnamnet] Tại sao thanh niên ta cứ phải viết blog 'thiếu muối'?



meoden8x
20-04-2010, 10:58
Nguyễn Kiều Dung, nghiên cứu sinh Kinh tế hiện đang ở Mỹ mở đầu bài viết "Đi tìm chìa khóa sáng tạo cho giáo dục" với lời dẫn của đại văn hào Tolstoi: “Trong con người vốn có những nguồn sáng tạo vô tận. Nếu khác đi thì đã không thành người”. Cho rằng, người Việt không có tính "sáng tạo kiên trì", tác giả đã đề xuất những ý tưởng khơi dậy đặc tính đó ở trẻ em Việt Nam. Dưới đây, VietNamNet giới thiệu bài viết này.

Không vui với bản thành tích của người Việt

Sáng tạo là đặc tính cơ bản của mỗi cá nhân. Thế nhưng, có lẽ tất cả chúng ta đều cảm thấy không vui mỗi khi nhìn các bảng thành tích sáng tạo của người Việt.

Số ấn phẩm nghiên cứu quốc tế hàng năm thường ít nhất trong khu vực. Năm 2008, cả nước không có một bằng phát minh, sáng chế nào được cấp, trong khi số bằng của Philippines là 76, Malaisia:147, Thailand: 158, Singapore: 995. Rất ít nhà khoa học, học giả, văn nghệ sỹ, và các chuyên gia đạt thành tích cao trên đấu trường quốc tế.

Ở đây, tôi muốn đề cập đến "Sáng Tạo Kiên Trì" và đề xuất cơ chế hỗ trợ phát triển loại hình sáng tạo này.

Sáng Tạo Kiên Trì (STKT) là các sáng tạo đòi hỏi người thực hiện phải đầu tư công sức, tìm tòi, thử nghiệm trong một thời gian dài, có thể sáu tháng, một năm, hoặc lâu hơn nữa.

Giới nghiên cứu thường không lạ lẫm với khái niệm này. Tuy nhiên, STKT không chỉ bó hẹp trong môi trường kinh viện.

Viết một cuốn tiểu thuyết, xuất bản một album nhạc, triển khai một đề án kinh doanh, thiết kế một mô hình tàu lượn hoặc lai ghép một giống cây cũng có thể là những STKT.

STKT có ưu thế vượt trội so với các sáng tạo ngẫu hứng ngắn hạn để tạo sự khác biệt.

Lấy ví dụ, thay vì mỗi ngày viết một bài nhàn nhạt trên blog về một vấn đề khác nhau, một sinh viên có thể để ra một năm nghiên cứu tổng hợp về một chủ đề nào đó (thuộc lịch sử, thiên văn, hay triết học…) rồi viết thành sách, thậm chí có thể bán được và đem lại niềm tự hào cho người đó suốt đời.

Người Việt có kiên trì sáng tạo hay không? Câu trả lời đã khá rõ ràng.

Cần nhiều bộ não "sáng tạo kiên trì" hơn "nhà thông thái"

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, nền giáo dục với nội dung chương trình quá nặng, không khuyến khích tranh luận là nguyên nhân chủ yếu cản trở tính sáng tạo của học sinh, những người sau này lại trở thành tác nhân sáng tạo chủ yếu trong xã hội.

Một số người bi quan hơn cho rằng, hời hợt, thiếu kiên nhẫn là đặc tính cố hữu của người Việt, khó có thể khắc phục được trong thời gian gần.

Cá nhân tôi cho rằng tâm lý tự ti, sùng ngoại cũng là cản trở đáng kể. Có bao nhiêu thanh niên Việt Nam biết rằng Alvin Toffler viết cuốn "Thăng trầm Quyền lực" (khoảng 500 trang) mất hơn 20 năm? Và Edison đã thí nghiệm thất bại 10.000 lần trước khi chế tạo được bóng đèn? Hay chỉ nghĩ, những người đó làm được những công trình nổi tiếng thế giới là nhờ sở hữu một trí tuệ đặc biệt?

Một số sinh viên còn quan niệm, ở Việt Nam, không thể làm được cái gì, tốt nhất là cố gắng luyện ngoại ngữ. Trong khi đó, có sản phẩm sáng tạo cũng là một ưu điểm rất quan trọng để giành học bổng.

Một vấn nạn khác là xu hướng phấn đấu trở thành “nhà thông thái”: thứ gì cũng đọc, biết một chút, nhưng chẳng sâu sắc thứ gì.nĐọc nhiều nhưng để quá ít thời gian “động não” cho nên không ra được sản phẩm gì đáng kể.

Tôi cho rằng, nước ta hiện nay cần nhiều nhân sỹ trí thức với các STKT hơn là các “nhà thông thái” kiểu đó.

“Văn hoá đọc” hết sức cần thiết, tuy nhiên, phải đi kèm với “văn hoá sáng tạo”. Lấy ví dụ, một thanh niên dự định đọc 300 bài báo, đầu sách để nâng cao hiểu biết thì cũng nên lựa chọn sao cho trong số đó có khoảng 50-100 bài chuyên sâu về một vấn đề, để rồi sau đó tạo ra một sản phẩm mới của riêng mình.

Một số khác, tuy không cố ý trở thành nhà thông thái nhưng dường như cũng không có ý định sáng tạo chuyên sâu.

Đôi khi, tôi bắt gặp môt triết gia nghiệp dư rất có tài, với nhiều ý tưởng hay. Tuy nhiên, phổ quan tâm của họ quá rộng. Mỗi tháng, đề cập một vấn đề khác nhau.

Sau cùng là hạn chế từ chính các cơ quan giáo dục. Mặc dù luôn nêu cao khẩu hiệu “giáo dục tính sáng tạo cho học sinh”, nhưng thực tế có đi đôi với việc làm?

Đã có nhiều cuộc thi đòi hỏi trí thông minh, kiến thức tổng hợp, nhưng còn quá ít các cuộc thi về sáng tạo cho học sinh, sinh viên.

Giới trẻ thuộc lòng tên các quán quân từ các cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympiad”, các cuộc thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế, nhưng thử hỏi có mấy ai nhớ đến người chiến thắng trong các cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên toàn quốc?

Trang web tổng kết 20 năm đào tạo của một trường trung học uy tín như Hà Nội-Amsterdam cũng chỉ có thành tích thi học sinh giỏi chứ không đề cập gì đến các thành tích sáng tạo.

Theo một tài liệu nghiên cứu, trẻ em 5 tuổi có năng lực sáng tạo rất lớn, khoảng 95%; 17 tuổi là 10%; 20-45 tuổi là 5%.

Càng nhiều tuổi, năng lực này không mất đi nhưng chuyển thành dạng tiềm ẩn.

Tôi cho rằng, STKT cũng có thể rèn luyện được và cần luyện từ nhỏ để kích thích trí năng, biến công việc sáng tạo trường kỳ trở thành sở thích và thói quen.

Trước nay, chính vì không có những thể chế thực sự khuyến khích STKT cho nên những đức tính quý báu của người Việt như thông minh, nhiều sáng kiến đã không thể chuyển hoá được thành những công trình có giá trị cao. Đó là lý do tôi viết phần 2.

*
Nguyễn Kiều Dung (Nghiên cứu sinh Kinh tế, Hoa Kỳ)

miss_you_hanoi
20-04-2010, 11:02
Đúng là dân ta có nhiều "nhà thông thái" hơn là những người có bộ óc "sáng tạo kiên trì"

Đọc sách thì nhiều mà làm theo sách và sáng tạo từ sách thì chẳng được bao nhiêu!

vnnguyendung
20-04-2010, 15:28
Nguyễn Kiều Dung, nghiên cứu sinh Kinh tế hiện đang ở Mỹ mở đầu bài viết "Đi tìm chìa khóa sáng tạo cho giáo dục" với lời dẫn của đại văn hào Tolstoi: “Trong con người vốn có những nguồn sáng tạo vô tận. Nếu khác đi thì đã không thành người”. Cho rằng, người Việt không có tính "sáng tạo kiên trì", tác giả đã đề xuất những ý tưởng khơi dậy đặc tính đó ở trẻ em Việt Nam. Dưới đây, VietNamNet giới thiệu bài viết này.


Hai câu này có vẻ mâu thuẫn.


Cho rằng, người Việt không có tính "sáng tạo kiên trì", tác giả đã đề xuất những ý tưởng khơi dậy đặc tính đó ở trẻ em Việt Nam. Dưới đây, VietNamNet giới thiệu bài viết này.


Đã không có thì làm sao mà khơi dậy.


/////////////////////////////////
Có chăng là chúng ta thiếu môi trường: ở đây là động lực, sự khuyến khích, sự hỗ trợ, và tán thưởng từ cộng đồng.

Anh Ba Hưng
20-04-2010, 16:04
Không ai lo cơm áo gạo tiền cho tôi thì tôi làm sao sáng tạo đây??? Sáng tạo bị đè chết từ khi còn trong trứng nước. Tác nhân đè nó không ai khác là người trong gia đình: Lo học rồi kiếm công ty nào đó xin vào làm, ôm cái đóng XYZ đó thì có mà đói !!!

Tôi chưa trải qua thời bao cấp nhưng tôi đang mơ về thời đó để không lo nghĩ nhiều trong việc chạy mánh, cày ngày cày đêm kiếm tiền. Tự nhiên sáng tạo nó sẽ đến thôi!!!

Spammer
20-04-2010, 17:48
Thực ra thì ở VN cũng có không ít những blogger thành công (không tiện public) trong đó có 2 người mình biết là viết blog chuyên tiếng việt, 1 người thì cả anh lẫn việt còn 1 người thì chuyên viết blog tiếng anh! Riêng người chuyên viết blog tiếng anh thì tháng thu nhập trên 20tr như vậy liệu đã đc coi là thành công?

cavang125
20-04-2010, 17:56
Tự nhiên sáng tạo nó sẽ đến thôi!!! thì đó, đã sáng tạo rồi, bằng chứng là chế độ bao cấp đã bị dẹp đi rồi đó, và cứ thế

Không ai lo cơm áo gạo tiền cho tôi thì tôi làm sao sáng tạo đây??? Sáng tạo bị đè chết từ khi còn trong trứng nước. Tác nhân đè nó không ai khác là người trong gia đình: Lo học rồi kiếm công ty nào đó xin vào làm, ôm cái đóng XYZ đó thì có mà đói !!!

cuối cùng cũng chỉ là 1 cái vòng lẩn quẩn

khonggiannet
20-04-2010, 17:57
Người VN chỉ giỏi mánh lới nhất thời trong ngắn hạn chứ làm một cái gì cho ra hồn, cho đến nơi đến chốn thì hầu như rất hiếm. Nỗi đau dân tộc.

TÔI VÀ BẠN
20-04-2010, 18:19
Vì thất nghiệp không biết làm gì

kiemkhachanhai
20-04-2010, 19:19
Sáng Tạo Kiên Trì (STKT) là các sáng tạo đòi hỏi người thực hiện phải đầu tư công sức, tìm tòi, thử nghiệm trong một thời gian dài, có thể sáu tháng, một năm, hoặc lâu hơn nữa.: tiền đào đâu ra mà làm hở trời.

nvcnvn
20-04-2010, 19:34
Hới hợi, nền giáo dịc Việt Nam dang giết chết chính Việt Nam!
Học, cuối cùng với ước mơ làm "nô lệ" cho các cô6ng ty nước ngoài, để được "bóc lột" với giá vài nghìn $/ tháng!

stml
20-04-2010, 20:00
Đồng ý với người viết về sự STKT của người việt.
Biết là STKT của mình rất kém, rất muốn sửa ... nhưng sửa thế nào????
Khối lượng bài tập quá lớn khiến sự phân bố thời gian kín mít, muốn nghiên cứu 1 cái gì đó lúc nào cũng phải qua 12h đêm mới thực hiện được.
Qua 12h đêm????????? Học sinh ở mức 17 tuổi ngủ 5h/ ngày??? => biến thành yêu tinh mất !

kooltech
20-04-2010, 22:18
Tôi nghĩ bài viết không có gì sai, chúng ta không làm được cũng nên hưởng ứng không nên phải đối. Những người phát minh sáng chế như Edison có đề cập trong bài viết ở trên lúc đầu cũng đầu có tiền.

meoden8x
24-04-2010, 11:08
Nhớ ngày xưa vợ chồng nhà Curie mua chịu phế thải về để nghiên cứu khoa học. Còn các bác trên này chưa bảo bỏ ra đồng nào mà đã nhảy cẫng lên rồi.

qingsong
24-04-2010, 11:36
Chưa tới lúc thôi mà, giờ đang là giai đoạn ngắm nhìn thế giới và học hỏi bắt chước, giống 1 cái ly đang đổ nước vào, khi nào đầy tự nhiên nó sẽ phải...đổ thôi, đổ chính là sự khác biệt, là sự sáng tạo đó:D

megaownage
26-04-2010, 09:30
Nhìn một chiếc xe đạp SX tại Việt Nam, bạn có thể lôi ra được không dưới 100 chỗ cần tu chỉnh.

Làm nghiên cứu về vấn đề tại Việt Nam, ai cũng có thể lôi ra hàng trăm hàng ngàn chỗ xấu.

Là nghiên cứu sinh, ông/bà Nguyễn Kiều Dung lãnh tiền nghiên cứu. Đem bài đi xuất bản thì hưởng được thành quả ghi vào quá trình nghiên cứu.

Là dân ngu như chúng ta, đem bài đi xuất bản thì chẳng ai thèm in. Đành ngồi đăng blog vớ vẩn, theo gương các cụ đồ thất nghiệp "hỏi ra quan ấy ăn lương vợ"

Khi nói Edison thất bại 10.000 lần, không ai đề cập tới việc tiền đâu để ông ta làm 10.000 lần thí nghiệm?

Ông/Bà Nguyễn Kiều Dung nói rất đúng, thật sự tôi không biết Alvin Toffler viết cuốn "Thăng trầm Quyền lực" (khoảng 500 trang) mất hơn 20 năm. Quyển sách này đã cứu được bao nhiêu triệu trẻ em trên thế giới khỏi chết đói và Alvin Toffler là ai tôi cũng mù tịt tuốt. Quả là ếch ngồi đáy giếng.

Không cố học Anh văn, luyện toán giỏi đi Olympiad kiếm thành tích thì có bao nhiêu cơ hội xuất ngoại du học để mà làm nghiên cứu sinh tại ĐH Hoa Kỳ.

meoden8x
26-04-2010, 13:09
Nhìn một chiếc xe đạp SX tại Việt Nam, bạn có thể lôi ra được không dưới 100 chỗ cần tu chỉnh.

Làm nghiên cứu về vấn đề tại Việt Nam, ai cũng có thể lôi ra hàng trăm hàng ngàn chỗ xấu.

Là nghiên cứu sinh, ông/bà Nguyễn Kiều Dung lãnh tiền nghiên cứu. Đem bài đi xuất bản thì hưởng được thành quả ghi vào quá trình nghiên cứu.

Là dân ngu như chúng ta, đem bài đi xuất bản thì chẳng ai thèm in. Đành ngồi đăng blog vớ vẩn, theo gương các cụ đồ thất nghiệp "hỏi ra quan ấy ăn lương vợ"

Khi nói Edison thất bại 10.000 lần, không ai đề cập tới việc tiền đâu để ông ta làm 10.000 lần thí nghiệm?

Ông/Bà Nguyễn Kiều Dung nói rất đúng, thật sự tôi không biết Alvin Toffler viết cuốn "Thăng trầm Quyền lực" (khoảng 500 trang) mất hơn 20 năm. Quyển sách này đã cứu được bao nhiêu triệu trẻ em trên thế giới khỏi chết đói và Alvin Toffler là ai tôi cũng mù tịt tuốt. Quả là ếch ngồi đáy giếng.

Không cố học Anh văn, luyện toán giỏi đi Olympiad kiếm thành tích thì có bao nhiêu cơ hội xuất ngoại du học để mà làm nghiên cứu sinh tại ĐH Hoa Kỳ.

Đậm: Chắc Edison là con của một đại tư sản, chỉ có mỗi việc ăn và phát minh:no:. Edison cũng phải làm đủ mọi nghề để có thể sống và nghiên cứu, mãi đến khi phát minh ra hệ thống điện báo nhận các tin tức hối đoái ngân hàng, ông mới đổi đời.

megaownage
26-04-2010, 14:22
Tôi cũng làm đủ mọi nghề. Tôi cũng đã từng muốn noi gương Edison và làm ra con tính như vầy:
Nếu tôi muốn thất bại 10.000 lần trong 10 năm thì mỗi năm tôi phải thất bại 1000 lần -> mỗi ngày gần 3 lần (chủ nhật tôi đi lễ, không làm việc).
Nếu một lần tôi nhịn cơm thì đủ mua dụng cụ thí nghiệm thì mỗi ngày tôi phải nhịn cơm 3 bận.
Sau 1 tháng theo gương Edison, đầu óc non kém của tôi nhận ra là một tuần chỉ ăn cơm một lần vào ngày chủ nhật thì chỉ có siêu nhân mới làm nổi.

*** Đùa tí cho vui. Ai lại chẳng nhìn nhận TE là nhà phát minh vĩ đại. Nhưng 10.000 lần thất bại mà không cần hậu thuẫn thì không phải là vĩ nhân nữa mà phải là Thánh.
Nếu tôi nhớ không lầm thì tuy TE có vất vả lúc khởi đầu nhưng lúc làm thì nghiệm cái bóng đèn thì ông ta đã giàu rồi.

langxangvn
28-04-2010, 04:09
Căn bản là cuộc sống chưa đủ đk để thực hiện. Có muốn khơi dậy cũng không được :(. Ông Nguyễn Kiều Dung có hiểu cảm giác đi làm về gặp kẹt xe, chỉ lếch về nhà rồi ngất không? Cho ông ta ngày ngày lo cơm áo và chạy ngoài đường thôi để xem sáng tạo ra cái gì.

fedorian
28-04-2010, 07:10
Thường thì mình vẫn cho là trên đời này phải có tri kỷ, chả hạn ông Marx nếu không có Engels hậu thuẫn kinh tế và 2 người hiểu nhau rất rõ thì chả có chủ nghĩa để truyền đi truyền lại như bây giờ.

Tương tự thế, muốn sáng tạo thì cũng phải có một người hỗ trợ mình về mặt tinh thần và tiền nong. Nếu bác nào biết về Qtsoftware.com; 2 người sáng lập ra nó 3-4 năm đầu phải dựa vào tiền lương của vợ để viết ra toolkit. Bây giờ đã bán đứt cho Nokia rồi.

Mấy vụ đình đám khác thì không biết vì đọc nhiều mà chả nhớ bao nhiêu, nhưng chung quy muốn có cái gì bùng nổ (breakthrough) thì phải có kiên trì, kiên trì tận trong xương tủy, đam mê tột độ và một người tri kỷ, có năng lực tài chánh và một trái tim đầy mẫn cảm của con người. Khoa học mà không có tâm hồn thì hết sức nguy hại.

Dù sao vĩ nhân đi vào lịch sử mới hội tụ đủ mấy yếu tố đó, còn chạy theo cơm áo gạo tiền, sống cho bỏ mấy chục năm ăn chơi hưởng lạc rốt cuộc cũng về cát bụi, chả để lại cho đời cái đinh gỉ gì cả, như tui nè, hehe

[=========> Bổ sung bài viết <=========]


Căn bản là cuộc sống chưa đủ đk để thực hiện. Có muốn khơi dậy cũng không được :(. Ông Nguyễn Kiều Dung có hiểu cảm giác đi làm về gặp kẹt xe, chỉ lếch về nhà rồi ngất không? Cho ông ta ngày ngày lo cơm áo và chạy ngoài đường thôi để xem sáng tạo ra cái gì.

Người Mỹ họ có kẹt xe không nhỉ? Họ có phải chạy vạy kiếm ăn từng ngày không nhỉ?

Thật ra nếu tư duy người Mỹ mà giống tư duy người Việt thì cũng y chang nhau, nhưng người Mỹ họ rất táo bạo; thà nợ nần chồng chất còn hơn sống một cuộc sống bình dị, nghèo nàn. Họ lao động để trả nợ chứ không phải để kiếm ăn như Việt Nam, đời sống họ dù gì cũng thực dụng nhưng nó đảm bảo sáng tạo được. Một người nếu kiên trì và đam mê, cộng với một kiểu tư duy thực dụng như người Mỹ thì cũng làm ra khối điều, họ chỉ sẽ kẹt xe vài bữa sau này họ sẽ sáng tạo ra phương kế mà thoát nó thôi, nhưng rõ ràng tư duy Việt Nam vẫn không lẫn đi đâu được.

Còn nhớ trong một quyển sách tán gái của Việt Nam năm 1992, chỉ cho cái chiêu xịt nước hoa. Phân tích như sau: người Việt thích cái gì đó bình dị, thân quen, cho nên ra đường xịt nước hoa nhè nhẹ, thoang thoảng hương lúa non chứ không nồng nặc như mấy ông Tây. Tư duy của người Việt chúng ta vẫn có nhiều hạn chế, chẳng hạn ông Lại Văn Sâm cắt đầu đinh, mình thấy nóng quá mình cũng cắt đầu đinh (về sau mới để ý là Lậm Văn Sai cũng cắt), đến khi về nhà bà mẹ la ỏm tỏi nào là mất vẻ thư sinh, sinh viên gì mà nhìn như dzôn k* (du côn) haizz, lôi cả Lại Văn Sâm ra cũng không xi nhê gì, chủi té tát. Cái gì khác với thông thường họ thấy là họ không chấp nhận...

Digitalfortune
28-04-2010, 08:37
Cái gì khác với thông thường họ thấy là họ không chấp nhận...

Đồng ý câu này .

langxangvn
08-05-2010, 00:13
Người Mỹ họ có kẹt xe không nhỉ? Họ có phải chạy vạy kiếm ăn từng ngày không nhỉ?

Thật ra nếu tư duy người Mỹ mà giống tư duy người Việt thì cũng y chang nhau, nhưng người Mỹ họ rất táo bạo; thà nợ nần chồng chất còn hơn sống một cuộc sống bình dị, nghèo nàn. Họ lao động để trả nợ chứ không phải để kiếm ăn như Việt Nam, đời sống họ dù gì cũng thực dụng nhưng nó đảm bảo sáng tạo được. Một người nếu kiên trì và đam mê, cộng với một kiểu tư duy thực dụng như người Mỹ thì cũng làm ra khối điều, họ chỉ sẽ kẹt xe vài bữa sau này họ sẽ sáng tạo ra phương kế mà thoát nó thôi, nhưng rõ ràng tư duy Việt Nam vẫn không lẫn đi đâu được.

Bạn nói cũng chỉ đúng một phần. Nhiều khi khó khăn dẫn ta đi vòng vòng rồi sẽ dẫn đến kết quả là tốn rất nhiều công sức thời gian và suy giảm tinh thần. Bạn bị kẹt xe ok bạn sẽ tìm các tránh, đâu ai cứ đường kẹt xe hoài nếu có một đường khác không kẹt xe. Vấn đề mình nêu ra chỉ là khái quát. Mình nghĩ bạn đã từng gặp cảnh kẹt xe rồi tránh vỏ dưa gặp vỏ sầu riêng hay vỏ mít gì đó. Hay cảnh bị đám đông lùa vào một chỗ kẹt dí.

Người Mỹ rất táo bạo, nhưng chưa hẳn bằng người Việt. Có những đồng nghiệp của tôi người nước ngoài, Mỹ có Nhật có về VN nhất quyết không đi xe máy, không đi xe bus. Họ chỉ đi taxi và xe ôm, họ nói sợ giao thông VN :D, cả năm trời cũng không dám thử, qua đường cũng sợ. Phải chăng họ ko biết, rõ ràng họ nói luôn đi xe máy rẻ hơn xe ôm hay taxi, sao họ ko xoay sở...? Chung quy mình muốn nói VN đã dành quá nhiều năng lực và tâm trí cho những việc hằng ngày một cách có ý thức hay vô thức. Một ví dụ cho điều này là tại sao nền VH nghệ thuật thời kỳ có nô lệ (tất nhiên là man rợ) lại phát triển rất rực rỡ?

Bạn có thể có ý nghĩ tích cực nhưng vẫn sẽ chịu ảnh hưởng không ít thì nhiều từ nền giáo dục và cộng đồng mà bạn đang sống.