PDA

View Full Version : Nhận xét về kinh tế TG sau khủng hoảng



MMKC_IT
13-02-2010, 23:13
Tết rãnh ngổi không thì ngồi viết tí, sai sót gì mong mọi người bỏ qua!
Hôm nay đi leo núi về nhìn từ trên xuống thấy Thành phố vũng Tàu nhìn sao nhỏ thế cứ như nó nằm gọn trong tay mình vậy.. sự đổi thay của thành phố cũng khá rõ rệt.

Tôi lại nhớ cách đây khoảng cuối tháng 10 giữa tháng 11 đó là đỉnh điểm của giá vàng làm tôi phải chú ý tới.

Rồi cách đây khoảng tầm tháng 12, nghe được trên Tivi “Trung quốc vượt lên cả Mỹ để đứng thứ 1 về sản xuất xe ôto”.. Rồi lai tin Austraylia là nước đầu tiên thoát khỏi khủng hoảng, rồi Ấn Độ…

Đối lập đó là sự khủng hoảng về tiền tệ, việc làm ở nước Mỹ và các nước Châu Âu. Niềm tin tiêu dung, tỉ lệ người thất nghiệp, rồi hàng loạt các công ty tuyên bố phá sản. Vấn đề càng đè nặng lên chính phủ. Cuối cùng đó sự ngoại giao với các nước được đẩy mạnh, nhất là các nước ở Châu Á. Nhưng tổng thống Mỹ làm…

ð Châu Á đã nỗi lên? Trỗi dậy trở thành châu lục có nền kinh tế triển vọng. Vượt qua cả tổ chức LM Châu Âu!

Chính xác là không! Châu Á sẽ vươn lên các châu lục, nhưng không phải tất cả các nước mà chỉ là sự nhú lên trong thời khủng hoảng kinh tế này. Tại sao nói đến châu Á tôi lại không đề cập tới Nhật Bản – Một nước lão luyện trong nền kinh tế thế giới. Ý tôi muốn nói đến không phải các nước nghèo: Philippin, Đông Ti –Mor hay một số nước Tây Á mà là nói đến sữ trỗi dậy của các nước được xếp danh sách đang phát triễn và phát triển, các nước xuất siêu nhiều hơn nhập siêu. Đó chính là hệ quả của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu

Tại sao hệ quả lại như vậy?

Đó chính là tất yếu! Hiễn nhiên. Nếu ta có thể nghĩ rộng ra hơn chút, đi sâu hơn nữa thì hệ quả này không ngạc nhiên chút nào cả!

Xưa nay các nước Châu Âu, Mỹ hay gọi là cường quốc đã quyết định lấy thế phát triển nước nhà: sử dụng các nước đang phát triển như là vùng đất khai thác còn mình thì làm lại hay trong hóa học tôi gọi là tổng hợp. => Lọi nhuận chính là các cường quốc tư bản.

Tất nhiên cac cường quốc phải có một chính sách “đen” nhằm kìm hãm sự chống đối: tăng cường đầu tư cho các nước đang phát triển, chống bán phá giá, sử dụng tiền “đen”.

Tuy nhiên sự kìm hãm quá lâu và không có sự điều chỉnh => sự phá vơ hệ thống này.



Khủng hoảng kinh tế! Tôi đọc được là từ khủng hoảng nhà đất rồi dẫn đến tài chính, cuối cùng phá vợ một hệ thống kinh tế suốt mấy chục năm qua, hàng loạt sai trái, tài khoản ngầm được hé lộ…

Tôi nhớ ba tôi nói thế này: “Khủng hoảng rồi! Gia đình mình phải thắt chặt bủng “ J. Tôi nghĩ ba tôi quá lo xa. Nước mình là nước nghèo, khủng hoảng KT TG làm gì ảnh hưởng mình tới cỡ đó. Thật vậy, sau 2 năm tôi thấy đất nước vẫn đỗi mới, tốc độ tăng trường kinh tế vẫn dương chả sao cả.

Tôi nghĩ rằng càng đầu tư càng lời tất nhiên vẫn có 2 mặt của nó cả. Nước giàu nó nhiều nên nó mất thì phải mất cả chục lần chứ nước mình có đầu tư gì gọi là tầm cỡ.

Có thể nói khủng hoảng kinh tế thế giới chỉ lay động mạnh mẽ vào các cướng quốc hay cách gọi của tôi là bóc lột.

Chính vì điều này phá vợ hệ thống kìm hãm của tư bản. Họ vừa lùi một bước mình tiến một nước => Mình nhanh hơn họ 2 bước….

Tại sao tôi lại đề cập đến các nước siêu xuất??

Bản chất các nước nghèo lấy xuất khẩu là chính, vi thế họ mãi xuất khẩu cho các nước bản, thụ động xuất khẩu không chịu đổi mới tư duy. Thế nhưng con sóng kinh tế vừa rồi cho họ tỉnh ra rằng xung quanh vẫn cần rất nhiều nguồn hàng từ họ và không khó tính nhưng các ông chủ trước đây nhiều. Thậm chí có nước còn ham xuất khẩu mà quên mất tình trạng nước mình, dẫn đến sự thiếu hụt, mất cân bằng trong nhu cầu người dân => Tình trang lạm phát nỗi lên.

Có thể nói sau đợt khủng hoảng vừa rồi làm cán đòn nổi lên cho các nước đang phát triển, đặc biệt là châu Á.

Nếu gọi Việt Nam là ngôi sao ở châu Á, nhưng lại “chưa nhú”, còn tôi gọi Trung Quốc là ngôi sao châu Á từ lâu rồi, gọi là sự chứa đụng kìm hãm quá lâu => sự bức phá mạnh mẽ đến nổi các chuyên gia kinh tế lo ngại gọi Trung Quốc là “tăng ảo”.

Thế nhưng Trung Quốc đã khẳng định được mình, đạ trở thành đầu đầu của châu Á, hay thay thế được vị trí của Nhật Bản.

Mỹ siêu cường thế giới cũng đã cảm nhận khá lâu và chính thức ngoại giao hợp tác. Thế nhưng tôi nghe trên tivi rằng: ~80% là đối đầu và 20% là hợp tác..

Sự cạnh tranh quyết liệt này có thể châm ngòi cho nhửng vị trí kinh tế mới J.



Khủng hoảng kinh tế! Vâng cái tên luôn được nhắc đến nhiều bởi sự lo ngại kinh tế! Luôn luôn có một hệ quả hay Ending tốt đẹp để chúng ta có thể mở ra them nhưng điều mà ta muốn thấy, muốn đạt được cho thấy” không có gì mà không tưởng tượng được đối với chúng ta mà vẫn đề chỉ là thời gian và ta có vận đụng được hay không”

Chúc năm mới vui vẻ! Một nền kinh tế bền vững.
Tết rãnh ai cần thảo luận pm qua nick :ceo2901_vn