PDA

View Full Version : Nhà giáo năm nay được thưởng Tết bao nhiêu nhỉ?



tanphuong85
19-01-2010, 13:58
Làm công ăn lương thì cuối năm mong có khoản tiền thưởng Tết để sắm sửa, chi tiêu dịp Tết. Làm công nhân, công chức, thông thường được tháng 13, ngoài ra còn có thể hơn. Còn nghề giáo nghe nói có nơi được 50k, nơi vài trăm, nơi khá cũng được vài triệu.
Tớ năm đầu đi làm được 200k, năm sau được 800k :P. Còn các bạn thì thế nào.

thaydococ
19-01-2010, 21:09
Nhà giáo thì cần gì thưởng tết. Chỉ cần 2 chữ "nghề cao quý" là đủ rồi.

davidhuynhvan
19-01-2010, 21:26
David thì được thưởng tết 2M, vì lương căn bản giáo viên rất thấp, nên trường khoán tháng 13 là 2M.
Làm nhà nước thì cuối năm có thu nhập tăng thêm ^^, David bèo nhất nên chỉ có 5,5M các sếp thì 10-20M.

SUM For Me: 7,5M.

*** Trường dạy nghề !

Đôrêmi79
19-01-2010, 22:14
Biết chắc được thưởng 200k rồi, chán quá làm cả năm thưởng không đủ tiền đi mừng tuổi mấy em bé! 20-11 vừa rồi còn chẳng được gì nữa là... Nói chung làm giáo viên dạy cấp 1, 2 ở nông thôn là rất ... đói!

nguyendinhdong
19-01-2010, 23:28
giáo viên thưởng tết không buồn nhắc tới các bác à , mẹ em giáo viên tiểu học , têt thì nhà trường cho đựoc 50 k, mấy năm gần đây khá hơn thì 200 k . không đủ tiền mua mấy hộp mứt . Sao cũng là công nhân viên chức như các ngành khác mà thưởng tết cho giáo viên quá thấp như vậy

BMIT0211
19-01-2010, 23:35
Vui với niềm vui của các cháu là được chứ nghỉ đến khoản đó làm gì. Không đáng đâu! Hic!

traicocxanh
20-01-2010, 08:30
Vui thì vui, mà cũng phải lo cho GĐ, lo cho con cái mình chớ! :( Vả lại GV cũng phải sống, cũng phải ăn Tết như bao người mà! :( Khổ.

spammailxxx
20-01-2010, 09:16
Được cái là có nhiều khoản thưởng trong năm. Chẳng hạn như 20/11, Tết Dương Lịch,...Cũng được vài trăm phải không các bác?

loading ...
20-01-2010, 09:27
hixx chị em làm giáo viên mầm non chắc khỏi thưởng quá :((
sao người ta hok thưởng cho giáo viên kha khá chút ít nhất đó cũng động viên tinh thần cho họ, nhờ có họ mà mình nên người
ps
em mới đi làm hồi tháng 7, nghe mọi người nói tết đc thưởng 1 tháng lương. Lương em 5.3, đang hi dzong là như thế hì
Chúc mọi người đón xuân đầm ấm hạnh phúc bên gia đình

tanphuong85
21-01-2010, 09:33
Nhà giáo thì cần gì thưởng tết. Chỉ cần 2 chữ "nghề cao quý" là đủ rồi.

Trưng cái biển "Nghề cao quý" trước nhà là khỏi cần phải sửa soạn, mua sắm, trang hoàng đón Tết Bác nhỉ :P


Được cái là có nhiều khoản thưởng trong năm. Chẳng hạn như 20/11, Tết Dương Lịch,...Cũng được vài trăm phải không các bác? Nhiều lần thưởng, nhưng chỉ bằng 1 phần của người khác thôi bác ạ

danthanh.aweb
21-01-2010, 11:36
Theo em được biết thì lương giáo viên cao hơn công chức quèn mà bác, đại học ra trường: (hệ số 2.34 * lương cơ bản) trừ đi bảo hiểm xã hội, công đoàn còn lại tháng trên dưới 1tr/tháng.

Lương nhà giáo cũng đại học ra trên dưới 2tr/tháng. Như vạy là cao hơn gấp đôi rồi.

Các bác đừng nói công chức quèn còn có tiền tham nhũng nhé.

tanphuong85
21-01-2010, 13:03
Theo em được biết thì lương giáo viên cao hơn công chức quèn mà bác, đại học ra trường: (hệ số 2.34 * lương cơ bản) trừ đi bảo hiểm xã hội, công đoàn còn lại tháng trên dưới 1tr/tháng.

Lương nhà giáo cũng đại học ra trên dưới 2tr/tháng. Như vạy là cao hơn gấp đôi rồi.

Các bác đừng nói công chức quèn còn có tiền tham nhũng nhé.

Bác ạ. Lương giáo viên k có nộp BHXH,YT, Công Đoàn hay sao hả? Quỹ khuyến học , quỹ đền ơn đáp nghĩa .... Đang nói đến thưởng Tết mà.
lương đại học mà trên dưới 1tr như bác nói, thôi đi làm công nhân thời vụ ngày 80k cho rồi

ThaiYen
21-01-2010, 14:38
Đúng là lương công chức nhà nước bậc 1 chỉ trên dưới một triệu thôi (đại học ra đấy). Nhưng ở đây đang nói chuyện thưởng tết cho giáo viên thì kể củng bèo thật. Chỉ có giáo viên đại học may ra còn kha khá, còn nếu giáo viên phổ thông đặc biệt lại ở nông thôn thì thưởng tết chẳng đáng là bao.

Nhà nước nên có chính sách gì hỗ trợ cho giáo viên thì hay.

O2bSoft
22-01-2010, 17:46
Lương bổng như vậy làm sao Giáo dục lên nổi

tanphuong85
22-01-2010, 20:13
Một số bạn nữ đã chia sẻ rằng, họ thi vào sư phạm vì bố mẹ cho rằng “làm cô giáo rất nhàn mà lại dễ lấy chồng...”. Đây cũng là kết quả khảo sát bỏ túi của 92 sinh viên của 3 trường ĐH tại Hà Nội.



Bên cạnh nhiều sinh viên nuôi ước mơ trở thành giáo viên, thì một số bạn gái lại nghĩ rất đơn giản "làm cô giáo rất nhàn mà lại dễ lấy chồng...". (Ảnh chỉ có tính minh họa)



“3 năm nữa sẽ không tuyển được giáo viên giỏi” là một lo lắng xa hay cảnh báo gần? VietNamNet đã làm một khảo sát bỏ túi với 92 SV của các trường Đại học Sư phạm 1 (ĐHSP1), Đại học Sư phạm 2 (ĐHSP2) Hà Nội và khoa Sư phạm Lịch sử của Trường ĐH KHXH&NV Hà Nội. 61 trong số 92 SV được hỏi (hơn 66%) nói rằng họ thi vào ngành SP là do sở thích, để theo đuổi ước mơ của bản thân.


Phạm Thị Hoài, SV lớp K59A khoa Văn, trường ĐHSP1 chia sẻ: “Em có mơ ước trở thành cô giáo từ khi còn học mẫu giáo. Em thường mang tất cả búp bê, gấu bông em có ra để cho chúng làm học sinh, còn mình là cô giáo. Cứ thế theo thời gian ước mơ cứ lớn dần, lớn dần lên”.


Phạm Thị Hoài mơ ước làm giáo viên từ nhỏ.



Tuy nhiên, không phải ai vào trường sư phạm (SP) cũng xuất phát từ sở thích.



Có người vì không thi đỗ nguyện vọng 1 nên xét tuyển NV2 vào trường SP (12/92 SV).



Một số khác lại đến với nghề sư phạm do bị gia đình... ép buộc (12/92 SV). Một số bạn nữ chia sẻ rằng họ thi vào sư phạm vì bố mẹ cho rằng "làm cô giáo rất nhàn mà lại dễ lấy chồng...".



Có 7 SV học SP vì "không còn trường nào khác".



Có 46/92 SV được hỏi (chiếm 50%) cho rằng nghề SP là nghề cao quý. 15/92 SV cho rằng đó chỉ là một nghề bình thường như bao nghề bình thường khác trong xã hội. Thậm chí, nó còn là một nghề vất vả (29/92 SV)...


Phạm Mạnh Quang, SV lớp K56A, SP Toán đăm chiêu: “Đây là một nghề vất vả vì nhiều khi đi dạy từ sáng đến chiều nhưng đồng lương thì lại quá thấp. Bạn bè của mình ra trường không xin được việc, chỉ dạy hợp đồng với mức lương từ 600.000 đến 900.000 đồng. Với số tiền đó làm sao có thể đủ trang trải cuộc sống”.


Phạm Mạnh Quang, SV lớp K56A, SP Toán



Xưa nay, nghề giáo là nghề cao quý trong những nghề cao quý. Nhưng rất nhiều SV SP cho rằng đó chỉ là trên lý thuyết. Hoặc chỉ cao quý so với trước đây còn bây giờ đã “hết thời”.



Nhiều bạn còn mất niềm tin dù vẫn biết những biểu hiện tiêu cực của một số giáo viên gần đây chỉ là "con sâu bỏ rầu nồi canh".



Đặc biệt, 59/92 SV (chiếm 64%) cho rằng nền giáo dục nước nhà hiện nay chậm tiến so với thế giới. Đó là: cơ sở vật chất còn yếu kém, đội ngũ giáo viên có chất lượng cao còn mỏng, nhiều hiện tượng tiêu cực trong thi cử, nhiều dự kiến đổi mới chất lượng chưa thực hiện được, mức lương giáo viên còn thấp…



Có 21/92 SV được hỏi cho rằng nền giáo dục nước nhà đang có nhiều lỗ hổng.



“Tất cả chạy theo cơ chế thị trường, việc vào biên chế nhà nước còn bất cập, công tác quản lý giáo dục chưa tốt”, bạn Hoài chia sẻ. Hoài còn cho biết thêm ở một số trường SP khác mà các bạn của Hoài theo học, các bạn ấy còn phải "đi thầy" khi kỳ thi đến.



Còn Nguyễn Thị Ngát, SV K59A, khoa Hoá thì cho rằng: “Em thấy ở nước ngoài dường như SV và giảng viên trao đổi với nhau thoải mái và thân thiện hơn”.



Chỉ có 2 SV cho rằng nền giáo dục hiện nay tốt cả về quy mô và chất lượng.







Kết quả thăm dò 92 sinh viên

Câu 1: Vì sao chọn nghề?
61 SV vì sở thích
12 SV vì bị ép buộc
12 SV vì xét tuyển
7 SV không biết học trường nào nữa

Câu 2: Đánh giá về nghề sư phạm
2 SV cho rằng là nghề kiếm được nhiều tiền
46 SV cho là nghề thiêng liêng cao quý
15 SV cho là nghề bình thường
29 SV cho là nghề vất vả

Câu 3: Thay đổi suy nghĩ khi vào học
53 SV yêu nghề hơn
28 SV thấy không có gì thay đổi
11 SV thất vọng, chán nản

Câu 4: Sự nhận thức về trách nhiệm với nghề
66 SV thấy trách nhiệm nặng nề nhưng cao quý
4 SV không thấy điều đó
22 SV thấy bình thường

Câu 5: Thực trạng của nền giáo dục
2 SV cho là tốt về cả quy mô chất lượng
59 SV cho là chậm tiến so với thế giới
21 SV cho là xuống cấp, nhiều lỗ hổng
10 SV đưa ra ý kiến riêng của cá nhân
http://dantri.com.vn/c25/s25-374511/em-chon-su-pham-vi-de-lay-chong.htm

cuongvp2910
22-01-2010, 21:24
Nhằm nhò gì, có nơi gần thủ đô Hn lắm ( cách đây gần 10 năm ) còn tổ chức : Chia bánh trưng (2 cái) cho GV xách zìa cùng 2 gói = 300g mứt . Rất may là không có cuộc cãi cọ nào về bánh to , bánh bé ( Người gói chuẩn mà :d ). Thế nên thưởng Tết 50 000 hay 100 000 VNĐ hoặc lớn hơn hay chẳng có thì đừng nên buồn . Các cụ dạy rùi " Méo mó , có hơn không " ! Sự thật nhiều khi phũ phàng hơn ta tưởng tượng . Lỡ có Bạn SV ngành SP nào lọ mọ qua đọc những dòng này thì xin hãy " Lượng thứ " cho tác giả thay vì nghi ngờ , oán trách ... Các Bạn hãy cố gắng học tốt hơn và đồng thời cũng tìm cách học thêm một nghề phụ nào khả dĩ kiếm được tiền dạng " Bán thời gian " Đặng để trong tương lai còn tồn tại được và để cố giữ lấy cái " Nghề Giáo " mình đã chọn . Chào thân ái và quyết thắng !!!!

tanphuong85
27-01-2010, 09:08
Thực ra thì Giảng viên ĐH có 1 nguồn khác có thể tạm gọi là thưởng cuối năm. Đó là tiền thanh toán vượt giờ, nếu giỏi và quanh năm ráng cày cuốc thì cuối năm cũng lãnh được 1 cục kha khá ăn Tết
Còn Giáo viên phổ thông thì Sở nào giàu cho được vài trăm, nghèo thì chịu

cuongvp2910
05-02-2010, 05:42
Hôm qua , mình đi làm thêm về , đi qua nhà Mr xếp GD huyện nhà xe cộ dập dìu ( Có lẽ Tết chỉ có vơí các Mr ấy thôi ) . Trong khi đó bọn mình năm nay học sớm một tuần và nghỉ Tết vào 27 âm học lại vào mùng 8 .Thưởng chắc được 100 k + quà giá trị <100k + một bữa ăn ) tủi thân quá đi ! Chắc là mình cũng sẽ không tham gia như nhiều năm trước ,thời gian để "Ăn" về nhà lướt web vô DDTH bổ ích hơn ! Các Bạn được THƯỞNG tết bao nhiêu vậy ?

minhtuan_8x
08-02-2010, 09:30
Một số bạn nữ đã chia sẻ rằng, họ thi vào sư phạm vì bố mẹ cho rằng “làm cô giáo rất nhàn mà lại dễ lấy chồng...”. Đây cũng là kết quả khảo sát bỏ túi của 92 sinh viên của 3 trường ĐH tại Hà Nội.



Bên cạnh nhiều sinh viên nuôi ước mơ trở thành giáo viên, thì một số bạn gái lại nghĩ rất đơn giản "làm cô giáo rất nhàn mà lại dễ lấy chồng...". (Ảnh chỉ có tính minh họa)



“3 năm nữa sẽ không tuyển được giáo viên giỏi” là một lo lắng xa hay cảnh báo gần? VietNamNet đã làm một khảo sát bỏ túi với 92 SV của các trường Đại học Sư phạm 1 (ĐHSP1), Đại học Sư phạm 2 (ĐHSP2) Hà Nội và khoa Sư phạm Lịch sử của Trường ĐH KHXH&NV Hà Nội. 61 trong số 92 SV được hỏi (hơn 66%) nói rằng họ thi vào ngành SP là do sở thích, để theo đuổi ước mơ của bản thân.


Phạm Thị Hoài, SV lớp K59A khoa Văn, trường ĐHSP1 chia sẻ: “Em có mơ ước trở thành cô giáo từ khi còn học mẫu giáo. Em thường mang tất cả búp bê, gấu bông em có ra để cho chúng làm học sinh, còn mình là cô giáo. Cứ thế theo thời gian ước mơ cứ lớn dần, lớn dần lên”.


Phạm Thị Hoài mơ ước làm giáo viên từ nhỏ.



Tuy nhiên, không phải ai vào trường sư phạm (SP) cũng xuất phát từ sở thích.



Có người vì không thi đỗ nguyện vọng 1 nên xét tuyển NV2 vào trường SP (12/92 SV).



Một số khác lại đến với nghề sư phạm do bị gia đình... ép buộc (12/92 SV). Một số bạn nữ chia sẻ rằng họ thi vào sư phạm vì bố mẹ cho rằng "làm cô giáo rất nhàn mà lại dễ lấy chồng...".



Có 7 SV học SP vì "không còn trường nào khác".



Có 46/92 SV được hỏi (chiếm 50%) cho rằng nghề SP là nghề cao quý. 15/92 SV cho rằng đó chỉ là một nghề bình thường như bao nghề bình thường khác trong xã hội. Thậm chí, nó còn là một nghề vất vả (29/92 SV)...


Phạm Mạnh Quang, SV lớp K56A, SP Toán đăm chiêu: “Đây là một nghề vất vả vì nhiều khi đi dạy từ sáng đến chiều nhưng đồng lương thì lại quá thấp. Bạn bè của mình ra trường không xin được việc, chỉ dạy hợp đồng với mức lương từ 600.000 đến 900.000 đồng. Với số tiền đó làm sao có thể đủ trang trải cuộc sống”.


Phạm Mạnh Quang, SV lớp K56A, SP Toán



Xưa nay, nghề giáo là nghề cao quý trong những nghề cao quý. Nhưng rất nhiều SV SP cho rằng đó chỉ là trên lý thuyết. Hoặc chỉ cao quý so với trước đây còn bây giờ đã “hết thời”.



Nhiều bạn còn mất niềm tin dù vẫn biết những biểu hiện tiêu cực của một số giáo viên gần đây chỉ là "con sâu bỏ rầu nồi canh".



Đặc biệt, 59/92 SV (chiếm 64%) cho rằng nền giáo dục nước nhà hiện nay chậm tiến so với thế giới. Đó là: cơ sở vật chất còn yếu kém, đội ngũ giáo viên có chất lượng cao còn mỏng, nhiều hiện tượng tiêu cực trong thi cử, nhiều dự kiến đổi mới chất lượng chưa thực hiện được, mức lương giáo viên còn thấp…



Có 21/92 SV được hỏi cho rằng nền giáo dục nước nhà đang có nhiều lỗ hổng.



“Tất cả chạy theo cơ chế thị trường, việc vào biên chế nhà nước còn bất cập, công tác quản lý giáo dục chưa tốt”, bạn Hoài chia sẻ. Hoài còn cho biết thêm ở một số trường SP khác mà các bạn của Hoài theo học, các bạn ấy còn phải "đi thầy" khi kỳ thi đến.



Còn Nguyễn Thị Ngát, SV K59A, khoa Hoá thì cho rằng: “Em thấy ở nước ngoài dường như SV và giảng viên trao đổi với nhau thoải mái và thân thiện hơn”.



Chỉ có 2 SV cho rằng nền giáo dục hiện nay tốt cả về quy mô và chất lượng.







Kết quả thăm dò 92 sinh viên

Câu 1: Vì sao chọn nghề?
61 SV vì sở thích
12 SV vì bị ép buộc
12 SV vì xét tuyển
7 SV không biết học trường nào nữa

Câu 2: Đánh giá về nghề sư phạm
2 SV cho rằng là nghề kiếm được nhiều tiền
46 SV cho là nghề thiêng liêng cao quý
15 SV cho là nghề bình thường
29 SV cho là nghề vất vả

Câu 3: Thay đổi suy nghĩ khi vào học
53 SV yêu nghề hơn
28 SV thấy không có gì thay đổi
11 SV thất vọng, chán nản

Câu 4: Sự nhận thức về trách nhiệm với nghề
66 SV thấy trách nhiệm nặng nề nhưng cao quý
4 SV không thấy điều đó
22 SV thấy bình thường

Câu 5: Thực trạng của nền giáo dục
2 SV cho là tốt về cả quy mô chất lượng
59 SV cho là chậm tiến so với thế giới
21 SV cho là xuống cấp, nhiều lỗ hổng
10 SV đưa ra ý kiến riêng của cá nhân
http://dantri.com.vn/c25/s25-374511/em-chon-su-pham-vi-de-lay-chong.htm

:emlaugh: Dễ lấy chồng thì chịu... không tiền Tết đi. Phát chán, cái gì cũng lợi cho mình thì sao dám dạy chữ cho Đời được cơ chứ... Những "bông hoa XHCN" mới có suy nghĩ "Cao quý" như vậy đấy

Huh, Lương = công nhân! Đãi ngộ của Đảng và nhà nước ta đấy.

idarkworld
08-02-2010, 10:14
:emlaugh: Dễ lấy chồng thì chịu... không tiền Tết đi. Phát chán, cái gì cũng lợi cho mình thì sao dám dạy chữ cho Đời được cơ chứ... Những "bông hoa XHCN" mới có suy nghĩ "Cao quý" như vậy đấy

Huh, Lương = công nhân! Đãi ngộ của Đảng và nhà nước ta đấy.

Đảng và nhà nước còn nghèo, tiền Tết lì xì thì cơ bản ai cũng như nhau. Còn phần trội hơn giữa mỗi cá nhân là do cơ quan đó thôi, chứ Đảng và nhà nước liên quan gì tới đây. Chỉ mỗi 1 cái huyện bé bé ở mình thôi, Tết mà tăng thêm 50k cho giáo viên là cả 1 chuyện khủng khiếp đó bạn. Công ty nào làm ăn giỏi thì họ chi ra cho nhân viên của mình thêm thôi. Chứ giáo viên thì cứ lo sao cho tiền học sinh nộp vào đừng nhiều quá cho các em còn đi học, lấy đâu ra lợi nhuận mà lấy lì xì.
Mẹ mình là giáo viên. 20-11 được trường dẫn đi ăn uống 1 bữa, tiền thì ko biết ở đâu đó cho 1 ít, còn lại giáo viên đóng thêm để đi ăn. Tết thì nhận được bao mứt + xấp bánh + hột hướng dương (cho rẻ và nghe đồn hạt dưa bị ung thư gì í). Thế là đủ vui. Dạy 25 năm,lương chưa đến 3 tr,lo cho 3 đứa con ngồi đại học, nhưng chả lấy thế làm buồn!

minhtuan_8x
08-02-2010, 10:48
Đảng và nhà nước còn nghèo, tiền Tết lì xì thì cơ bản ai cũng như nhau. Còn phần trội hơn giữa mỗi cá nhân là do cơ quan đó thôi, chứ Đảng và nhà nước liên quan gì tới đây. Chỉ mỗi 1 cái huyện bé bé ở mình thôi, Tết mà tăng thêm 50k cho giáo viên là cả 1 chuyện khủng khiếp đó bạn. Công ty nào làm ăn giỏi thì họ chi ra cho nhân viên của mình thêm thôi. Chứ giáo viên thì cứ lo sao cho tiền học sinh nộp vào đừng nhiều quá cho các em còn đi học, lấy đâu ra lợi nhuận mà lấy lì xì.
Mẹ mình là giáo viên. 20-11 được trường dẫn đi ăn uống 1 bữa, tiền thì ko biết ở đâu đó cho 1 ít, còn lại giáo viên đóng thêm để đi ăn. Tết thì nhận được bao mứt + xấp bánh + hột hướng dương (cho rẻ và nghe đồn hạt dưa bị ung thư gì í). Thế là đủ vui. Dạy 25 năm,lương chưa đến 3 tr,lo cho 3 đứa con ngồi đại học, nhưng chả lấy thế làm buồn!


Huh, cũng mang thân phận giáo viên đây bạn ạ! Tương lai, 3 năm nữa thôi thì theo nghiệp này...

Đảng nhà nước ta còn nghèo, nhiều lúc đứng bên cạnh anh công nhân điện lực, viễn thông, cô nhân viên ngân hàng mà thấy phát tủi. Thưởng tết triệu, chục triệu, giáo viên quanh năm chỉ có từ trăm ngàn cho đến cái bánh, cái kẹo...

Vậy mà năm nào, cũng kêu gào giáo dục, nghị quyết, chính sách thì tôn chỉ giáo dục hàng đầu, ưu tiên cho giáo dục. Cái gì cũng to, cũng bự cả, nhưng thực tế, lương đãi ngộ không được như vậy, bèo bọt như đám lục bình...

Công nhân cũng như thân phận giáo viên, khác chăng, họ mần được cái mác "Giai cấp tiên phong"; còn mình mần được "tri thức"

Chẳng phải so kè gì, nhưng tết đến, lại bức xúc, thà đừng nói thì hẵng hay, nói ra.... chỉ tủi, mà tủi không nói lại không được....

Lại nghe mấy bà ngoại SP phát biểu kiểu vô đối như trên, tháy giận mà lại thương, suy nghĩ kiểu đó, thì theo SP làm gì, họ quên mục đích của ngành sư phạm! :no:

loading ...
08-02-2010, 10:55
Huh, cũng mang thân phận giáo viên đây bạn ạ! Tương lai, 3 năm nữa thôi thì theo nghiệp này...

Đảng nhà nước ta còn nghèo, nhiều lúc đứng bên cạnh anh công nhân điện lực, viễn thông, cô nhân viên ngân hàng mà thấy phát tủi. Thưởng tết triệu, chục triệu, giáo viên quanh năm chỉ có từ trăm ngàn cho đến cái bánh, cái kẹo...

Vậy mà năm nào, cũng kêu gào giáo dục, nghị quyết, chính sách thì tôn chỉ giáo dục hàng đầu, ưu tiên cho giáo dục. Cái gì cũng to, cũng bự cả, nhưng thực tế, lương đãi ngộ không được như vậy, bèo bọt như đám lục bình...

Công nhân cũng như thân phận giáo viên, khác chăng, họ mần được cái mác "Giai cấp tiên phong"; còn mình mần được "tri thức"

Chẳng phải so kè gì, nhưng tết đến, lại bức xúc, thà đừng nói thì hẵng hay, nói ra.... chỉ tủi, mà tủi không nói lại không được....

Lại nghe mấy bà ngoại SP phát biểu kiểu vô đối như trên, tháy giận mà lại thương, suy nghĩ kiểu đó, thì theo SP làm gì, họ quên mục đích của ngành sư phạm! :no:

Biết thế nào đc thui đành chờ sự đổi mới thôi, đừng nói là đảng ta nghèo nhé chỉ có dân mình nghèo thoai. Chị mình cũng làm giáo viên. cũng đang hi vọng sau này nhận đãi ngộ tốt hơn

tori.vn
08-02-2010, 17:08
Nghề giáo là vậy đó. Hiệu phó trường THPT mà tết năm ngoái thưởng 100k đó. Năm nay không biết bao nhiêu đây?

cuongvp2910
09-02-2010, 10:52
Thứ sáu, 08 Tháng 1 2010 07:10
(Dân trí) - Dự báo tết năm nay, những người làm việc trong các ngành hàng không, dầu khí, thuế vụ, ngân hàng… tiền thưởng tết chắc chắn sẽ “đậm” không thua mọi năm.
Những ngành nghề “hot” này, vài năm nay tiền thưởng tết cho nhân viên mức thấp nhất từ 5-10 triệu đồng, mức cao nhất 40-50 triệu đồng, có nơi cao nhất lên đến hơn cả trăm triệu đồng. Mới đây, nhiều tờ báo đưa tin, một doanh nghiệp ơ Hà Nội thưởng tết Canh Dần 2010, mức cao nhất 337 triệu đồng.
Đọc những thông tin trên người làm nghề giáo viên không khỏi ngậm ngùi, tủi thân. Bởi lẽ, với hàng trăm ngàn giáo viên không hề có khái niệm thưỏng tết, tức là không hề có một đồng nào cả, ngoài lương. Trong khi cả năm trời giáo viên cũng làm việc vất vả như bao ngành nghề khác, vậy mà tết đến là không khỏi ngậm ngùi.
Thực tế vẫn có một số trường thưởng tết cho giáo viên nhưng chẳng bõ bèn gì. Có trường thưởng tết cho giáo viên chai dầu ăn, ký hạt dưa, gói mì chính. Có trường thưởng tết cho giáo viên 50.000 ngàn đồng. Trường nào giàu thì giáo viên được thưởng 500.000 ngàn, cá biệt có trường giáo viên được thưởng 2 triệu đồng.
Năm ngoái một trường ở Quảng Ngãi thưởng tết 300.000 ngàn. Trước “sự kiện” này, một giáo viên tâm sự trên báo chí rằng: “Chưa bao giờ trường thưởng tết đậm như thế này. Vậy là tết này có tiền mua cho con bộ đồ mới”. Nghe mà chua xót.
Số tiền thưởng tết cho giáo viên chỉ là chai dầu ăn, gói mì chính, là vài trăm ngàn…khiến nhiều người chua xót, cảm thương. Thế nhưng số tièn còm đó cũ ng chỉ một bộ phận giáo viên được nhận. Thực tế vẫn còn hàng trăm ngàn giáo viên trên cả nước không có một đồng thưởng tết, đành ngậm ngùi “nuốt nước mắt vào trong”, ôm nỗi đau không lo được cho gia đình cái tết ấm cúng.
Này đây mấy ngàn giáo viên mầm non lương tháng trên dưới 1 triệu đồng thì làm sao lo được mâm cơm cúng ông bà, chút qùa biếu nội ngoại hai bên, hay sắm tấm áo mới cho con thơ?
Này đây, hàng chục ngàn giáo viên tiểu học thường xuyên túng thiếu vì đồng lương qúa thấp. Này đây, rất nhiều giáo viên dạy môn phụ sống giữa thị thành đắt đỏ không có thu nhập gì thêm ngoài đồng lương thì làm sao lo được cái tết đủ đầy?
Đặc biệt, hàng chục ngàn giáo viên ở vùng sâu, vùng xa, nơi đời sống gia đình học sinh còn nhiều khó khăn, phụ huynh lo cái ăn chưa đủ thì làm sao lo được cái tết cho thầy? Còn nữa, rất nhiều giáo viên ở dải đất miền Trung nghèo khó, năm nay đối mặt với nhiều thiên tai, còn chưa gượng dậy được sau bão lũ thì làm sao không ngậm ngùi “nuốt nước mắt vào trong” khi tết đến xuân về?
Còn nhớ tết năm ngoái, bộ trưởng Bộ GD-DT Nguyễn Thiện Nhân đã có thư chúc tết cho giáo viên toàn ngành và kêu gọi chính quyền các cấp, các đoàn thể xã hội, các mạnh thường quân hãy góp phần lo tết cho giáo viên để thầy cô “bớt đi những giọt nước mắt chảy ngược vào lòng khi tết đến”. Nghe mà chua xót, cám cảnh! Chẳng lẽ giáo viên- những người giữ trọng trách chăm lo sự nghiệp trồng người, đào tạo nguồn nhân lực phát triển đất nước lại phải ngửa tay nhận đồng tiền từ thiện của những tấm lòng hảo tâm? Lẽ ra giáo viên phải được chăm lo, xứng đáng được thụ hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để họ thực hiện tốt trọng trách của sự nghiệp trồng người vì sự phát triển bền vững của dân tộc.
Thế nên, tết năm nay, giáo viên mong muốn người đứng đầu ngành không đứng ra kêu gọi mọi người góp phần giúp đỡ giáo viên đón tết mà nên đề xuất với Chính phủ có chính sách chăm lo quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của giáo viên. Cần có một chính sách hẳn hoi để họ cũng đàng hoàng nhận tháng lương thứ 13 như bao người lao động khác.
Được biết, ngân sách Nhà nước chi cho giáo dục không phải là nhỏ, nhưng đó đây ở nhiều khâu, nhiều nơi vẫn còn sự thất thoát, lãng phí. Vì thế, nếu kiểm soát tốt, giảm thất thoát, lãng phí thì sẽ có thêm một khoản tiền để lo cho đời sống của giáo viên, nhất là trong bối cảnh thực hiện chủ trương “ 3 công khai”, “tự chủ chủ tài chính” và “đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục” như hiện nay thì đó là điều kiện thuận lợi cho việc chăm lo, cải thiện đời sống của giáo viên.
Hơn nữa, Đảng ta cũng đã xác định rằng: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, “đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển”. Vì thế không thể không chăm lo cho đội ngũ giáo viên đảm bảo đời sống để họ toàn tâm cho công việc nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Thế thì mong ước giáo viên có tháng lương thứ 13 lẽ nào lại không thể trở thành hiện thực? Xin đừng để họ một lần nữa trong phút giao thừa sắp tới phải “nuốt nước mắt vào trong”!
Phạm Được
Mình thì chỉ có một mong muốn là Mr VI KHOA đừng đóng cửa DDTH như năm rồi nhé . Bởi lẽ chẳng biết làm gì thì chỉ có vào 4r mà đọc và giao lưu thôi .

thanhlt_ttv
09-02-2010, 10:57
Làm nghề giáo viên cũng có 3 4 dạng. nhưng theo mình chủ yếu chia ra 2 hạng chính đó là :

1 - giáo viên Thành Phố
2 - Giáo viên nong thôn

ở trường hợp 1 : Các giáo viên còn có nhiều nguồn thu nhập khác nhau, ở các TP lớn mới vào lớp 1 thôi mà cũng đã cho con đi học thêm rồi . Tết nhất cũng có chút quà cáp của các phụ huynh. Xu hướng của các bậc phụ huynh trong các TP lớn thì các bác cũng hiểu rồi.
Còn ở trường hợp các thày cô giáo tại các trường THPT, THCS tại cấp huyện thì chắc có lẽ tết đến chỉ được các học trò động viên = 1 2 cái bánh trưng cho nó có chút tình cảm thày trò. Còn Đãi ngộ của nhà trường và của sở thì nhiều cũng chỉ là một buổi liên hoan và 100k tiền thưởng tết.

Đã 30 năm nay mẹ mình đi giạy học tại 1 trường THCS cấp xã :) nhiều lúc thương mẹ nhưng biết làm thế nào bây h? Đã có lúc tôi hỏi mẹ vì sao không xin nghỉ hưu ? Mẹ nói: "đi giạy học cũng là cái nghề tâm huyết của cuộc đời chứ mẹ không đi làm để kiếm đồng tiền để tiêu tết con ạ :)".

Nghề giạy học cũng có thể giàu cũng có thể mãi mãi vấn nghèo.
Giàu cho những ai nắm bắt được xu hướng xã hội .
và nghèo cho những người chỉ làm vì sự đam mê :)

Sắp tết rồi. Chúc tất cả các thày cô + các bạn đón tết an lành và vui vẻ !

quýt đắng
09-02-2010, 14:11
Tôi chỉ mong 1 điều ở các bậc giáo viên là đừng đánh đồng lương bổng để trau kiến thức cho học sinh. Đừng mang ý nghĩ lương ta thấp thì ta dạy "thấp", dạy đúng mức lương nhận được. Đã là giáo viên thì đừng suy nghĩ cách đó.Thế thôi.

ha dai
09-02-2010, 14:14
Ủa nhà nước mình có tiền thưởng cho GV hồi nào vậy nhỉ? sao tôi chẳng thấy.Nếu các bạn có người thân đang chuẩn bị vào SƯ PHẠM tôi nói thật đó ( vì tôi cũng là GV ), nghề này vất vả lắm ,bạn thử tính xem sáng 7h->12h lên lớp + chiều 14h-> 17h phụ đạo + tối soạn bài,thế đấy,chưa kể là ối bệnh liên quan nữa !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

babyphu
09-02-2010, 19:53
Ủa nhà nước mình có tiền thưởng cho GV hồi nào vậy nhỉ? sao tôi chẳng thấy.Nếu các bạn có người thân đang chuẩn bị vào SƯ PHẠM tôi nói thật đó ( vì tôi cũng là GV ), nghề này vất vả lắm ,bạn thử tính xem sáng 7h->12h lên lớp + chiều 14h-> 17h phụ đạo + tối soạn bài,thế đấy,chưa kể là ối bệnh liên quan nữa !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Nhà bác dạy môn gì mà làm việc kinh thế, 1 tuần bác bác dạy bao nhiêu tiết??
Bác về miền tây quê em, nhà giáo có 2 món đặc sản đãi bác, món thứ nhất là lương trễ (không khi nào trước 20 tây hàng tháng),món thứ 2 là sổ sách (hơn 12 loại)hihi. Trường nhà em be bé, tết này cũng thưởng được 4 ..chai, nghe kinh nhỉ (hic..4 chai dầu ăn).

minhtuan_8x
12-02-2010, 20:58
Nhà bác dạy môn gì mà làm việc kinh thế, 1 tuần bác bác dạy bao nhiêu tiết??
Bác về miền tây quê em, nhà giáo có 2 món đặc sản đãi bác, món thứ nhất là lương trễ (không khi nào trước 20 tây hàng tháng),món thứ 2 là sổ sách (hơn 12 loại)hihi. Trường nhà em be bé, tết này cũng thưởng được 4 ..chai, nghe kinh nhỉ (hic..4 chai dầu ăn).

Nói chung là vì nhà giáo vì mang danh cao quý nên bị đối xử Bạc!

Chỉ vậy thôi

Vì thế, nên ở Thanh Hóa - Huyện Hoằng Hóa mới có dụ, một số dòng họ cấm tiệt con cháu thi vô sư phạm...:emlaugh:

cuongvp2910
12-02-2010, 23:24
Nói chung là vì nhà giáo vì mang danh cao quý nên bị đối xử Bạc!

Chỉ vậy thôi

Vì thế, nên ở Thanh Hóa - Huyện Hoằng Hóa mới có dụ, một số dòng họ cấm tiệt con cháu thi vô sư phạm...:emlaugh:

Hị , hị ,hị chẳng biết mình dạy HS cách phản biện "cãi thầy " thế nào nhưng có một HS " cưng" của mình hỏi mình thế này : Thầy ơi , nếu ai cũng không đi làm thầy giáo thì lấy ai dạy học hở thầy ? Nghĩ mà ứa nước mắt ! Tự an ủi mình ( Chắc là bố nó bảo nó thế !)

babyphu
14-02-2010, 13:17
Hị , hị ,hị chẳng biết mình dạy HS cách phản biện "cãi thầy " thế nào nhưng có một HS " cưng" của mình hỏi mình thế này : Thầy ơi , nếu ai cũng không đi làm thầy giáo thì lấy ai dạy học hở thầy ? Nghĩ mà ứa nước mắt ! Tự an ủi mình ( Chắc là bố nó bảo nó thế !)


Thì nhà nó chỉ bảo nó " không chịu học sau này chỉ có nước làm thày giáo thôi"

minhtuan_8x
14-02-2010, 20:43
Thì nhà nó chỉ bảo nó " không chịu học sau này chỉ có nước làm thày giáo thôi"

Nghe cuongvp nói tự dưng từ "ứa nước mắt" nghĩ nghiệp Thầy giáo sắp tới trở thành "an ủi". Nghe baby nói, tự nhưng từ "an ủi" lại trở thành ... Ứa nước mắt!

zmt264
15-02-2010, 13:18
Tớ làm thày giáo Aptech đây.

Kết quả dạy học: Xuất sắc (gần tuyệt đối)

Thưởng Tết: 0 đồng (nhưng có quà Tết và khen ... qua Email)

idarkworld
18-02-2010, 13:35
Nghe cuongvp nói tự dưng từ "ứa nước mắt" nghĩ nghiệp Thầy giáo sắp tới trở thành "an ủi". Nghe baby nói, tự nhưng từ "an ủi" lại trở thành ... Ứa nước mắt!

Cố lên bạn(đồng hương)!
Có lúc mẹ mình nhìn lại, thấy vui vì học trò hầu như đứa nào cũng làm ông này bà nọ, nhà mặt tiền, đi xế hộp,...cũng tủi thân vì làm miệt mài 25 năm mà chả đủ 1 nửa tiền làm nhà (nhà nông thôn, chứ ko dám lia con mắt tới mảnh đất thành phố nữa là!). Thế mà vẫn là niềm tự hào của con cái đấy. Ra đường có hàng tá học sinh, lớn nhỏ vòng tay thưa cô...Cao quí nó có cái giá của sự cao quí.
Tính thử xem, 1 huyện/quận có bao nhiêu cơ quan ngân hàng (nhà nước)? Bao nhiêu trường lớp? Số trường lớp gấp mấy chục lần ngân hàng, có khi cả trăm lần í chứ==> số giáo viên đông đảo gấp nhiều lần người làm ngân hàng. Mà ngân hàng nó có đủ thứ tiền thưởng tùy tình hình làm ăn, chứ còn trường lớp thì làm ăn kiểu gì? Thì thế, nên tiền thưởng ít là điều đương nhiên.
Vừa rồi có ngồi làm bài Thuyết trình văn học với mẹ, đi in, photo gì í,...hỏi làm hết rồi nhận được nhiều? Mẹ bảo, tiền in, photo, dẫn hs đi ăn trưa, chở học sinh đi tham dự,...tổng cộng trường chi ra 160k. À quên. 160k là còn có cả tiền chi ra để tổ chức cuộc thi cấp trường để chọn ra đứa đi thi huyện nữa. Nghe vô lí hết sức, thế mà lại thực. Mẹ bảo, năm nay có thầy hiệu trưởng mới, thầy dạy Văn nên chú trọng đến Văn, nên nhiệt tình chi thêm 30k nữa so với mọi năm, mới được 160k đó.
Ngán ngẩm thiệt!

chmod777
18-02-2010, 20:05
Mỗi ngành nghề đều có một đặc thù, nhưng có nói gì đi nữa giáo viên vẫn là một nghề đáng chân trọng. Còn thưởng Tết thì nói thẳng ra là ngoài khối doanh nghiệp hoặc các đơn vị nhà nước có nguồn thu thì mức thưởng hầu như không đáng kể.