PDA

View Full Version : ScreenFlash 2.2 Build 0195 - Quay phim màn hình và biên tập



nh0k_k0mputer
17-01-2010, 20:59
Nếu bạn cần ghi lại các hoạt động trên màn hình thành một đoạn phim, và “cao cấp” hơn, bạn muốn dùng đoạn phim đó để hướng dẫn cách cài đặt hay sử dụng chương trình, thì Screenflash Pro (www.Unflash.com) thật sự là phần mềm thích hợp nhất.

So với các chương trình chuyên quay phim màn hình khác (như HyperCam, Lotus Screencam, SnagIt...), Screenflash Pro chỉ thuộc hàng “em cháu” do mới ra đời được hơn một năm. Tuy “sinh sau đẻ muộn”, Screenflash lại có những đặc điểm vượt trội so với các đàn anh:

- Có thể lưu đoạn phim theo dạng thức Flash Player (SWF) với kích thước nhỏ nhất trong các định dạng phim hoạt hình.

- Tích hợp các công cụ xử lý phim như một Macromedia Flash thu gọn, có thể cắt ráp các đoạn phim, cho phép chèn nhạc nền vào phim, tạo các chú thích, các ngắt đoạn và nút chuyển tiếp ngay trên đoạn phim.

Dùng Screenflash để quay phim màn hình

Khi chạy chương trình sẽ có biểu tượng trong khay hệ thống (khay đồng hồ).

Trong màn hình của Screenflash, cửa sổ Time line là công cụ chính dùng để quản lý, tổ chức và thiết kế phim. Nếu không thấy hiện cửa sổ này, bấm View và chọn Time line trên menu popup. Bạn có thể di chuyển Time line đến vị trí khác hay tách rời Time line thành một cửa sổ riêng biệt trên màn hình.



Tạo một đoạn phim mới

- Mở File/ New, trong Create new project, nhập tên đoạn phim (Project name), chọn thư mục lưu (Project Directory) -> Next -> chương trình hiện tiếp khung Choose capture mode, đồng thời tạo thư mục bạn đã chọn trên Desktop.

- Trong khung Choose capture mode. Bạn chọn một trong ba cách quay phim:

- Capture window action: quay từng vùng hoặc cả cửa sổ chương trình mà bạn chọn.

- Capture screen action in an appointed rectangle: quay một vùng bất kỳ do bạn chọn trên màn hình.

- Capture full screen action: quay trọn màn hình.

Ví dụ bạn chọn Capture window action và bấm Next, chương trình sẽ hiện khung Capture from window:

- Các nút Start/ Stop và Pause/ Resume để tùy chọn phím tắt, có thể ấn định lại phím tắt theo ý mình.

- Muốn ghi âm thanh, đánh dấu chọn vào ô Record sound, chọn tiếp Setup. Trong hộp thoại Sound, chọn Microphone nếu muốn ghi âm thanh từ micro; nếu muốn ghi âm thanh từ máy tính, chọn Computer -> OK (các mục khác để mặc định).

- Trở về hộp thoại Capture from window, bấm nút Select tool. Bấm giữ chuột và kéo ra màn hình. Khi con trỏ (lúc này có dạng hình tròn ) dịch chuyển qua mỗi vùng sẽ hiện khung màu capture, muốn quay phim ở vùng nào thì thả chuột ở vùng đó. Nếu muốn quay phim cả cửa sổ chương trình, đưa con trỏ ra cạnh của cửa sổ rồi thả chuột.
[Đầu trang]

Nếu chọn Capture screen action in an appointed rectangle, các bước tiếp theo cũng tương tự, chỉ khác là nút Select tool sẽ có dạng . Bấm vào nút này, đưa con trỏ hình chữ thập “+” ra ngoài màn hình, bấm chuột trái, rê chuột theo chiều ngang và dọc trên màn hình để chọn vùng cần quay phim, rồi thả chuột. Nếu chọn Capture full screen action, chương trình sẽ không hiễn thị nút Select tool.

Sau khi chọn một trong ba cách để quay phim màn hình như trên, bạn bấm Finish và ấn phím tắt Start/ Stop để bắt đầu quay phim.

- Sau khi quay xong đoạn phim cần thiết, bạn ấn phím tắt Start / Stop lần nữa để kết thúc. Cửa sổ của Screenflash sẽ mở trở lại với khung hình đầu của đoạn phim vừa quay.

Nhìn trong Time line, bạn thấy bây giờ có thêm hai vùng: Mouse và Graphics. Theo ngôn ngữ của các trình đồ hoạ, mỗi vùng thể hiện cho một lớp (Layer). Như vậy, Screenflash đã phân màn hình ra làm hai lớp để capture: cửa sổ chương trình và trỏ chuột.

Tới đây, bạn có thể bấm nút Play để xem thử đoạn phim vừa quay được.

Lưu đoạn phim vừa quay

Chọn File/ Save để lưu đoạn phim thành file (có phần tên đuôi là .SFL), vào thư mục mà chương trình đã tạo. File này dùng để chỉnh sửa, thiết kế lại đoạn phim khi cần. Kích thước file SFL rất lớn, nếu đã làm xong đoạn phim và tin rằng không cần phải thay đổi gì nữa, bạn có thể xóa đi.



Xuất đoạn phim thành file SWF

Screenflash có thể xuất đoạn phim thành file SWF có kèm file HTML. Đây là một chức năng rất hay của Screenflash, file HTML được xuất kèm chính là tập lệnh điều khiển cách mà trình duyệt Web trình chiếu đoạn phim SWF. Do hầu như mọi trình duyệt Web hiện nay đều hỗ trợ Flash, nên bạn có thể xem đoạn phim bằng trình duyệt. Hơn nữa, nhờ file HTML này, bạn có thể dễ dàng cho đoạn phim tự trình chiếu trên một trang Web mà mình thiết kế.

Để xuất đoạn phim thành file SWF, bạn bấm File/ Export SWF. Khi hiện hộp thoại Export SWF, bạn để mặc định tham số High cho Graphic và Sound, tham số Smooth cho trỏ chuột -> OK.

Chương trình hiện khung Building Movie cho thấy tiến trình tạo các frame (khung hình), khi quá trình này kết thúc, Screenflash sẽ tự động kích hoạt file HTML để trình chiếu đoạn phim bằng trình duyệt Web sẵn có trên máy của bạn.

Sau khi hoàn tất đoạn phim, bạn mở thư mục Project có tên mà bạn đã đặt, sẽ có các file : HTML, SFL, SWF và các file MP3, WAV (nếu bạn có ghi âm thanh). Trong đó chỉ có hai file cần thiết để xem phim (có cả âm thanh) là: HTML và SWF.



Đưa đoạn phim vào trang Web

Bạn có thể theo hai cách. Trước hết bạn cần chép hai File HTML và SWF vào cùng thư mục chứa trang Web.

1. Chèn đoạn phim: trên trang thiết kế Web (ví dụ Microsoft FrontPage), chọn vị trí để chèn rồi mở menu Insert/ File. Trong khung Select File, tìm đến thư mục chứa phim, chọn file HTML. Với cách này, đoạn phim luôn được trình chiếu ở vị trí đã được chèn vào khi mở trang Web.

2. Liên kết phim vào trang Web: trên trang thiết kế, tạo một liên kết với file HTML. Với cách này, người xem phải bấm vào liên kết khi muốn mở phim.

Để một máy tính khác có thể xem được đoạn phim của bạn bằng trình duyệt Web, bạn phải chép cả hai file này đến cùng một thư mục trên máy và chạy file HTML để xem. Nếu chỉ chép file SWF, thì máy phải có cài Flash Player (chương trình dùng để xem phim flash) mới có thể xem được.
[Đầu trang]



Chức năng biên tập phim:

- Tạo thanh Play control bar điều khiển việc trình chiếu phim

Không như khi xem phim bằng các trình Multimedia, khi xem đoạn phim được trình chiếu trên trình duyệt Web, bạn sẽ không có sẵn các nút Play/Stop. Screenflash cho phép bạn bổ sung tiện ích này bằng cách tạo thêm thanh Play Control cho đoạn phim. Cách làm: Từ cửa sổ chính của chương trình, bạn mở menu Tools/ Play control bar. Trong hộp thoại Control bar, bấm nút -> chọn Control bar style 2 (hoặc 1) -> OK. Thanh Control sẽ được thêm vào dưới khung phim. Bấm tiếp vào nút Save để lưu bổ sung này và ấn Ctrl+E. Với thanh Play Control, khi xem phim bằng trình duyệt, bạn có thể Play/Pause hoặc chuyển nhanh tới, lui bằng nút gạt.

- Chèn nhạc nền vào phim

ScreenFlash cho phép tạo nhạc nền bằng file WAV. Bấm Insert, chọn Sound -> Trong hộp Properties chọn Sound form wave file -> bấm Browse, tìm mở file WAV trong thư mục chứa -> bấm OK trong hộp Properties (Play để nghe thử).

- Thêm các dòng chữ vào phim

Bạn có thể tạo những lời dẫn trên phim, hiện ra trong một khoảng thời gian nhất định, rồi mất đi để chuyển sang những lời dẫn khác. Cách làm: Bấm nút chữ A (hoặc bấm Insert, chọn Text) -> Trong hộp Font Properties, chọn kiểu chữ (font, màu sắc, nghiêng, đậm) rồi nhập câu mà bạn muốn hiễn thị -> OK - > Đưa trỏ chuột lên khung phim, chọn vị trí muốn đặt lời dẫn, bấm trái chuột, kéo rê để mở một khung văn bản rồi thả chuột, những lời dẫn của bạn sẽ hiện ra trong khung. Đồng thời trong vùng Time line sẽ hiện thêm lớp văn bản A có màu xanh, với vạch đen kéo dài từ 0 (chấm trắng đầu) đến 1s (chấm trắng sau), điều này có nghĩa là dòng chữ sẽ bắt đầu hiện từ đầu phim và hiện ra trong thời gian mặc định là 1 giây.

Muốn dòng chữ bắt đầu hiện từ “cảnh” nào của phim, bấm trái chuột lên thanh cuộn (vạch đen) trên thước đo Time line rồi kéo dọc theo thước. Đến đúng khung phim mà dòng chữ cần hiện, bạn thả chuột, đặt thanh cuộn ở vị trí đó để đánh dấu -> Chỉ chuột vào chấm trắng ở đầu vạch đen (trỏ chuột sẽ đổi thành bàn tay nắm), bấm chuột và kéo đến vị trí của thanh cuộn trên thước Time line. Như vậy, dòng chữ sẽ bắt đầu hiển thị ở khung phim đã được đánh dấu.

Muốn dòng chữ chấm dứt ở cảnh phim nào, bạn lại dùng thanh cuộn để chọn cảnh phim, rồi đánh dấu. Sau đó bạn đưa chuột vào chấm trắng cuối vạch đen (con trỏ sẽ đổi thành mũi tên hai đầu), bấm trái chuột và kéo đến vị trí đã đánh dấu.

Cứ như vậy bạn có thể tạo tiếp các lớp văn bản khác và ấn định thời gian hiển thị cho từng lớp, tương ứng với lời dẫn cho từng đoạn phim. Tương tự, bằng cách sử dụng nhiều lớp khác nhau, bạn có thể tạo các chú thích trên phim (Insert Note), thêm các nút tự dừng (Insert stop flag) và chuyển tiếp (Insert Button), đặt các ảnh bitmap lên phim (Insert Images) hay vẽ thêm lên phim các ảnh vector, nhờ vào các công cụ vẽ của chương trình. Trong khi thiết kế, để tránh bị rối, bạn có thể cho một lớp ẩn đi bằng cách bỏ dấu kiểm ở lớp đó. Sau mỗi lần thực hiện, bạn có thể xem thử bằng cách ấn nút Head để trở lại từ đầu hay chọn xem từ một cảnh nhất định, bằng thước Time line.

Screenflash chạy trên Win 95/98/ME/NT/2000/XP và không đòi hỏi gì về cấu hình máy. Đây là phần mềm thương mại giá 79,95USD. Bạn tải phiên bản mới nhất 1.45 ở địa chỉ http://unflash.com/download.asp (đây là bản dùng thử 7 ngày và Logo của nhà sản xuất sẽ hiện kèm trên đoạn phim của bạn).



http://hotfile.com/dl/18090519/1894e71/ScreenFlash.v.2.2.0195.rar.html


Name: Admin
******: T39X2YKDXP11BCBA

Name: Krug
******: LGXKN1SXX22U6BS3

Name: User
******: RVM12UCWH2YDMCGT