PDA

View Full Version : 'Cận cảnh' học sinh trường chuyên



meoden8x
31-12-2009, 11:53
Lo lắng bị loại khỏi trường, lại phải chịu áp lực bởi kỳ vọng của gia đình, sự thúc ép của giáo viên… đa số học sinh trường chuyên phải ăn vội, ngủ thiếu, cắt xén giờ chơi để chạy theo lịch học, bài vở. Những cuộc ganh đua điểm số diễn ra phổ biến và đã có học sinh học đến nỗi phát bệnh tâm thần.

Học đến suy dinh dưỡng

http://images.vietnamnet.vn/dataimages/200912/original/images1902888_01.jpg
Tranh thủ ôn bài trên đường đi.
Ảnh: SGTT

Có mặt tại trường chuyên THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) đúng vào giờ ra chơi, chúng tôi thấy có nhiều học sinh tụ tập xem triển lãm ảnh, số khác đá cầu hay tụ tập từng nhóm nói chuyện giữa sân trường. Nhưng trong một số lớp học, nhiều học sinh không chịu rời khỏi lớp mà hì hụi học bài.

Ghé qua phòng y tế, chúng tôi thấy có bốn học sinh đang nằm nghỉ tại đây vì nhức đầu, đau bụng.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hoàng Oanh, cán bộ phụ trách phòng y tế của trường cho biết, trung bình mỗi tháng có khoảng 80 – 100 học sinh xuống khám. Đa số đều có triệu chứng đau đầu do ngủ không đủ, ngủ không đúng giờ, không thư giãn hoặc bị các bệnh rối loạn tiêu hoá, đau bao tử vì ăn uống tuỳ tiện... “Nhiều em học sinh mê học quá, không chăm lo sức khoẻ, học ngày học đêm nên suy nhược cơ thể, có khi ngất xỉu”, bà Oanh kể.

Một số học sinh cho biết thời gian biểu một ngày đa phần chỉ dành cho việc học. Ngoài các giờ học theo chương trình, các em còn phải tham gia các lớp nâng cao theo từng khối. Ngày học ở trường, tối lại đi học thêm ở ngoài.

Từ ba năm nay, thời gian biểu của em Võ Thị Thanh Vân, học sinh lớp 12 song ngữ 2 trường Lê Hồng Phong “lập trình” như sau: 5h hoặc 5h30 sáng dậy học bài. Sau khi vệ sinh cá nhân, ăn sáng xong thì đến trường. Chiều, nếu học nâng cao thì ở lại trường. Tối lại đi học thêm, học đến chín giờ mới về nhà, nghỉ ngơi một lúc rồi tiếp tục học cho đến 11 giờ mới ngủ.

“Nếu ngày nào nhiều bài thì 12 giờ đêm em ngủ, sáng 4h giờ phải dậy học”, Vân kể.

Theo đánh giá của bà Oanh, những học sinh hay xuống phòng y tế cũng là những em thường bức xúc việc học của mình. So với những học sinh khác thì những em này đa phần bị suy dinh dưỡng. “Vì ráng học để đạt mục đích, có em quên ăn, quên ngủ. Nhiều em thừa nhận là thức học đến hai, ba giờ sáng…”, bà Oanh kể.

Phát bệnh thần kinh vì áp lực điểm số

Hầu như học sinh nào cũng nhận xét môi trường giáo dục và chương trình đào tạo của trường mình rất tốt, thu nhận được nhiều. Cha mẹ các em cũng rất yên tâm. Có phụ huynh còn nói với con “học trường chuyên thì nắm chắc một vé vào đại học”.

Tuy nhiên, chương trình học khiến cuộc sống của các em gần như chỉ gắn với việc học và luôn bị ám ảnh về điểm số. Nhiều học sinh tự gây áp lực cho mình bằng cách ganh đua, học đêm học ngày để kiếm điểm, để trụ hạng.

Tại trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM), khi đậu vào trường, học sinh sẽ được đăng ký học theo lớp chuyên của mình. Cuối năm, trường sẽ tổ chức thi sát hạch để sàng lọc học sinh. “Dù học sinh đang học lớp chuyên nhưng qua một thời gian nếu thi không đạt, nhà trường bắt buộc phải cho những em này về lớp thường học. Những em không còn theo nổi thì trường cũng có cách để phụ huynh tự cho con chuyển trường”, bà Tô Thị Thanh Danh, Phó Hiệu trưởng trường Trần Đại Nghĩa cho biết.

Không chỉ thế, học sinh còn chịu sức ép từ sự kỳ vọng quá lớn của gia đình. Muốn con học giỏi, đạt thứ hạng cao nên nhiều phụ huynh bắt con phải học thêm, thúc ép vào đội tuyển mà quên mất nhu cầu vui chơi, giải trí của con.

Một học sinh lớp 12 trường Lê Hồng Phong tâm sự: “Ba mẹ sợ em bị ra khỏi lớp chuyên, thua bạn bè nên bắt em phải học thêm hai chỗ. Bài vở ngập đầu, có lúc học muốn xỉu nhưng sợ làm ba mẹ buồn nên em phải "ráng". Học triền miên thế này có khi em điên mất. Lớp em có nhỏ bạn, học rất giỏi nhưng nhiều khi cứ ngồi ngây ra như người mất hồn, ai gọi cũng không biết”.

Còn một học sinh chuyên toán của trường chuyên Tiền Giang thì thừa nhận: “Những tiết học trống hay ngày chủ nhật tụi em cũng muốn đi chơi nhưng không dám đi vì bài tập dồn lại rất nhiều. Đi chơi mà tâm trạng cứ lo nghĩ đến đống bài vở ở nhà thì sao vui nổi. Đến kỳ thi học sinh giỏi, không thi đội tuyển bị thầy cô la, về nhà ba mẹ lại thúc ép. Tụi em rất bị áp lực, vì nếu thi rớt thì nổi tiếng còn hơn thi đậu”.

Lãnh đạo một trường chuyên cho biết, hiện ông vẫn còn mấy cuốn sách và một xấp giấy của một học sinh lớp 11. Em học sinh này bị hoang tưởng và luôn nghĩ rằng mình là chủ tịch hội đồng quản trị của một công ty mẹ ở Singapore. Xấp giấy đó, em học sinh này gọi là “cổ phiếu” và mời thầy hiệu trưởng góp vốn. Trước đó, tại trường này cũng xảy ra một vụ học sinh có ý định tự tử nhưng nhờ nhà trường can thiệp kịp thời nên cứu được.

“Có thể gia đình không theo dõi tình hình sinh hoạt, không quan tâm sát sao với con cái nên khi con phát bệnh thì không biết. Áp lực bài vở, học mệt quá cũng là nguyên nhân khiến các cháu bị như vậy”, vị này thừa nhận.

Học sinh trường chuyên yếu kỹ năng xã hội

Theo kết quả của một cuộc khảo sát của Viện Nghiên cứu giáo dục TP.HCM tiến hành với 800 học sinh chuyên tại TP.HCM thì: so với học sinh trường không chuyên, học sinh các trường chuyên có điểm IQ (chỉ số thông minh) hơn hẳn.

Về chỉ số EQ (chỉ số cảm xúc), học sinh trường chuyên có thể làm việc với áp lực cao, có sự rõ ràng, quả quyết, có nhận thức cá nhân cao. Với kỹ năng tư duy, phán đoán tốt, các em có khả năng phân tích các mặt khác nhau của một vấn đề.

Tuy nhiên, do quá yêu mến “cái tôi”, một số học sinh đặt vị trí, vai trò của mình quá cao trong tập thể; khó chấp nhận ý kiến của người khác và chính tư duy này đã cản trở những nỗ lực nhằm phát huy hết các tiềm năng của các em, khiến kỹ năng hợp tác và làm việc theo nhóm cũng như giải quyết vấn đề của học sinh trường chuyên không được phát triển đúng mức.

Kiến thức quá nặng cũng làm cho cuộc sống của học sinh trường chuyên thiếu cân bằng. Một vấn đề khác cũng rất đáng quan tâm là kỹ năng xã hội của học sinh các trường chuyên chiếm vị trí rất thấp trong 13 tiêu chí đánh giá EQ. Theo nhóm nghiên cứu, kỹ năng xã hội sẽ giúp học sinh biết chấp nhận xã hội và được xã hội chấp nhận.

(Theo SGTT)

nvcnvn
31-12-2009, 12:36
học trưởng chuyên cho có tiến :D vãi!

Ở VN nặng lý thuyết, hệ thống chú trọng điểm số...... -->giáo dục nãn, lại thêm mấy nạn này nữa, ứa mật ra!

kenny_chicken
31-12-2009, 12:41
bởi vậy mới cho ra nhiều tiến sĩ giấy như vậy đó. Riết hổng thèm nói nữa. Mặc!

kiemkhachanhai
01-01-2010, 07:21
Thằng bạn em còn ghê hơn vầy nữa,

tranhoanghuy
01-01-2010, 11:46
còn tùy, đối với những ai học để thi học sinh giỏi thì phải cày nhiều hơn chứ không phải ai cũng như thế. Học trường chuyên được các thầy cô châm chước cho những môn "không chuyên". Ví dụ chuyên Toán thì chỉ cần tập trung Toán, Lý là ok còn những môn học bài như Sinh, Sử, Địa thì cứ tà tà. Cuối năm thầy cô cũng nhẹ tay để tỷ lệ học sinh giỏi cao ngất ngưỡng, uy tín trường mà :))

Hồi trước mình cũng nghĩ học trường chuyên dễ bị "điên" lắm nhưng khi vào học thì thấy sướng hơn các trường không chuyên khác nhiều. Buồn cười là mấy đứa "không chuyên" thì lại nghĩ trường chuyên học ghê lắm. Ngoài ra học chuyên tập trung vào các môn thi ĐH trong khi các trường khác phải học trải đều. Theo các bạn thì trường nào dễ đậu ĐH hơn?

Tất nhiên luôn có những người học giỏi và chịu áp lực đạt giải nhiều nhưng chỉ là thiểu số thôi.

lqkhoi
01-01-2010, 12:05
@tranhoanghuy: tôi học có thể trước bạn gần 15 năm nhưng đến giờ tôi vẫn rất hạnh phúc khi học lớp chuyên ở trường chuyên :D và thời đó chẳng có ai nhẹ tay cho bọn tôi cả dù đó chỉ là các môn phụ.

Và cũng chẳng áp lực gì cả có khác là nhờ sự ganh đua mà mọi người học vui hơn và siêng năng hơn tí. Và cũng nhờ thế đến bây giờ gần như cả lớp tôi đều cũng khá thành công trong cuộc sống ngoài đời.

Sau này, tôi đi làm cũng quen biết với khá nhiều thế hệ đàn em ngoài đời trường chuyên lớp chuyên và cũng rất nhiều người thành công và "rất bình thường" trong cuộc sống.

vantantr
01-01-2010, 12:15
Bài viết hình như hơi quá lố.

Chứ hồi trước học ở LHP có thấy vậy đâu. Vẫn có time đá banh hằng ngày và đi chơi vi tính đó thôi. Rốt cuộc cũng đoạt loại giỏi ^_^ (đang tự sướng)

tranhoanghuy
01-01-2010, 13:27
Mình đã ra trường và đi làm, tính ra cũng đã gần 10 năm học ở trường chuyên rồi. Mình biết các lớp chuyên ngày xưa là những người giỏi thật sự nhưng cũng có nhiều trường hợp châm chước. Số tiết học các môn chuyên cũng nhiều hơn nên các môn khác bị xem nhẹ cũng là điều đương nhiên thôi.

meoden8x
01-01-2010, 16:10
Có quen với một số đứa học trường chuyên, đúng như bài viết trên, thông minh thì có thông minh nhưng không hòa đồng. Tuy không lộ ra mặt nhưng tôi đọc được trong mắt họ sự khinh khỉnh.

tridung_info
01-01-2010, 17:26
Nếu là người giỏi thật sự thì học ở trường nào cũng vẫn giỏi, đâu nhất thiết là phải vào trường chuyên cho bằng được. Phụ huynh bây giờ chỉ cần chạy chọt một tí là con được vào trường chuyện thôi, rồi sau đó thì bắt con cái họ cắm cổ học để theo kịp mọi người.

nvcnvn
02-01-2010, 07:27
ai học giỏi thì đâu có than chuyện học, chỉ có học từ mức tàn tàn trở xuống mới than thôi!

www.SimDep.us
02-01-2010, 12:51
Giờ hội trẻ con phải học nhiều quá, ngày xưa mình ngoài giờ học thì chơi vô tư!

huylvt
02-01-2010, 16:15
Ôi trời, Trường chuyên thì chỉ có những thằng nằm trong đội tuyển mới phải học ngày học đêm. Còn những đứa không năm trong đội tuyển thì chơi xả láng vì các thầy cô bận chăm sóc bọn đội tuyển. Như em chơi xả láng đến cuối năm 12 mới ôn thi đại học

sep_max
02-01-2010, 20:45
Trường chuyên thì chỉ có những thằng nằm trong đội tuyển mới phải học ngày học đêm. Còn những đứa không năm trong đội tuyển thì chơi xả láng vì các thầy cô bận chăm sóc bọn đội tuyển. Như em chơi xả láng đến cuối năm 12 mới ôn thi đại học
Chuẩn không cần chỉnh

zmt264
02-01-2010, 21:18
@tranhoanghuy: tôi học có thể trước bạn gần 15 năm nhưng đến giờ tôi vẫn rất hạnh phúc khi học lớp chuyên ở trường chuyên :D và thời đó chẳng có ai nhẹ tay cho bọn tôi cả dù đó chỉ là các môn phụ.

Và cũng chẳng áp lực gì cả có khác là nhờ sự ganh đua mà mọi người học vui hơn và siêng năng hơn tí. Và cũng nhờ thế đến bây giờ gần như cả lớp tôi đều cũng khá thành công trong cuộc sống ngoài đời.

Sau này, tôi đi làm cũng quen biết với khá nhiều thế hệ đàn em ngoài đời trường chuyên lớp chuyên và cũng rất nhiều người thành công và "rất bình thường" trong cuộc sống.

Đồng ý với bác,em thuộc thế hệ 8x, trường chuyên mà em từng học hoàn toàn bình thường. Các học sinh cũng bỏ học,bùng tiết,cũng thể dục thể thao (cả esport nữa :D), cũng đọc sách thêm ngoài, cũng có đưa đi học thêm nhiều, có đứa chả bao giờ đi học thêm, có đứa ở nhà chẳng bao giờ đụng vào sách vở trừ giờ lên lớp chính thức (nhưng học vẫn giỏi). NÓi chung đó là những tháng ngày em cảm thấy vui vẻ.

Về những người em biết đã từng học chuyên thì nói chung cũng thành đạt như bác nói.

Bài báo chắc là 1 dạng thày bói xem voi thôi.

AnhTuanKB
02-01-2010, 21:42
Không biết trường chuyên người ta thế nào. Chứ hồi đó trường cấp 3 em học nằm cạnh KTX trường chuyên ở Biên Hòa. Tới 1 bữa học thể dục mấy đứa ngồi trên sân trải cát cạnh KTX, 1 thằng ngứa tay lấy 1 cái cây nghịch cát. Nghịc sao 1 hồi móc lên được 1 cái condom.
Bây giờ em có cô người yêu học trong đó ra, kể lại chuyện đó cho nó nghe nó cho biết thêm vài điều khác thú vị hơn.
lol

meoden8x
02-01-2010, 22:13
http://vietbao.vn/The-gioi-giai-tri/Chay-tron-truong-chuyen/50791037/407/

duonghn9
03-01-2010, 03:06
các bạn ấy rất tài năng đấy,nhưng mà cố gắng kết hợp học và chơi thì tốt hơn,đâu sẽ đến đó

taychoitapsu
03-01-2010, 11:29
Chắc khắp năm châu bốn bể này mới lọt sổ được dăm ba nền giáo dục phi bình thường, gom cổ mấy đứa trẻ con biết động não trong "một xã hội tri thức trì trệ - sáng tạo thì ít mẹo vặt chôm chỉa thì nhiều - giáo sư với tiến sỹ đầy đường - nhưng chỉ được thế giới thừa nhận cần cù và chịu khổ cực thuộc loại siêu ...." tống chúng nó vào một cái lò luyện gà để tiếp tục thi đua lập "thành tích bánh vẽ". Bao nhiêu mầm sáng tương lai được ươm mầm trở thành những tài năng một bề lơ ngơ như gà công nghiệp. Trai thì nhìn đời sau mấy cái đít chai dày cộm với cái lưng còng, mặt lỗ chỗ hang hốc và dáng đi tiệm cận tổ tiên mấy triệu năm trước. Gái thì mập thù lù với mặt đầy ma trận. Một dàn ông bà cụ non, không biết rán nổi quả trứng hay luộc được mớ rau muống, nhưng thở ra toàn những sự kiện vĩ đại.

Đến nay chưa có số liệu thống kê cụ thể là mấy cái trường chuyên này đóng góp gì cho giáo dục nước nhà cũng như quốc kế dân sinh ngoài tiếp tục là bệ phóng cho mấy giáo sư tiến sỹ "bánh vẽ" tiềm năng.

Cũng may cho mấy cái trường này còn tồn tại là Các bậc cha mẹ ở Việt nam vẫn tiếp tục phát huy truyền thống "trẻ con luôn là những người phải hoàn thành những ước mơ của người lớn, để người lớn đem ra khè nhau như khè con xe hay cái nhà".

bvl91
03-01-2010, 12:28
bài báo đã nói quá lên rồi, chứ mình thấy nhiều thằng trường chuyên mà nó cũng học và chơi bình thường thôi, đâu phải ai cũng phải học ngày học đêm đâu.

Ku Long
03-01-2010, 12:59
trường chuyên ở chỗ em cứ 1 là học giỏi -> người cũng ko bình thường. 2 là loại con nhà giàu -> dốt, càng học càng dốt.
em chả học chuyên, cả huyện có mỗi cái trường công lập, chất lượng ăn đứt cả trường chuyên. ở quê thì chả có j để chơi, mà bây h nhìn lại thấy mình cũng sáng suốt. nhà ngèo chả bao h đc đi học thêm, khái niệm học thêm chỉ dành cho con nhà giàu, trước khi thi đại học thì ai cũng nam tiến lên thành phố ôn thi, còn mình thì ở nhà học. mấy đứa bạn học chuyên thì rớt lên rớt xuống nữa còn thua cả trong trường làng của em.

Có quen với một số đứa học trường chuyên, đúng như bài viết trên, thông minh thì có thông minh nhưng không hòa đồng. Tuy không lộ ra mặt nhưng tôi đọc được trong mắt họ sự khinh khỉnh.
bác giống em

tin_truc22
03-01-2010, 18:05
Bao nhiêu mầm sáng tương lai được ươm mầm trở thành những tài năng một bề lơ ngơ như gà công nghiệp. Trai thì nhìn đời sau mấy cái đít chai dày cộm với cái lưng còng, mặt lỗ chỗ hang hốc và dáng đi tiệm cận tổ tiên mấy triệu năm trước.
Bác đang tự họa mình đấy à ^^.


Gái thì mập thù lù với mặt đầy ma trận. Một dàn ông bà cụ non, không biết rán nổi quả trứng hay luộc được mớ rau muống, nhưng thở ra toàn những sự kiện vĩ đại.
Cái này càng bậy nữa à, thử vào trường LHP các lớp chuyên thử đi, người đảm đang + xinh không thiếu đâu :P

Bản thân trường chuyên không có tội, tội chỉ do con người "dùng" trường chuyên gây ra thôi.

huylvt
04-01-2010, 09:01
Trai thì nhìn đời sau mấy cái đít chai dày cộm với cái lưng còng, mặt lỗ chỗ hang hốc và dáng đi tiệm cận tổ tiên mấy triệu năm trước. Gái thì mập thù lù với mặt đầy ma trận. Một dàn ông bà cụ non, không biết rán nổi quả trứng hay luộc được mớ rau muống, nhưng thở ra toàn những sự kiện vĩ đại.

Không hẳn là thế đâu bác ạ. Con gái mấy lớp chuyên xã hội như văn, sử, địa thì không thiếu những em xinh đâu. Còn bác bảo là không biết rán trứng luộc rau thì bác hơi xem thường các bạn í rồi. Lớp em hồi trước đa phần là các bạn từ huyện lên thành phố trọ học. Các bạn ấy vẫn đi chợ nấu cơm như thường.

vikhoa
04-01-2010, 09:49
@taychoitapsu: Bạn chắc cũng thuộc loại thầy bói mù xem voi rồi.

Ngày xưa mình cũng học "chuyên" từ Nguyễn Du Q.1 (cấp 2) lên đến LHP (cấp 3), mà mình có thấy cái tình trạng học mệt đến nỗi xuống phòng Y tế đâu nhỉ?

Ngày xưa mình chỉ xuống phòng Y tế để ...ngủ vì tối thức khuya vào Net mà thôi ^_^ Ngày ấy dial-up busy hoài, mạng chậm nên thức khuya là chuyện bình thường của dân IT. Mà đấy cũng chỉ là thỉnh thoảng mới xuống, chứ bình thường là ...ngủ trong lớp không à.

Nói thế để các bạn thấy là học trường chuyên, lớp chuyên cũng chẳng có gì gọi là áp lực cho lắm. Tùy theo cách học của bạn và tinh thần học của bạn có thoải mái không. Học theo kiểu gượng ép thì học lớp thường cũng thấy mệt chứ đừng nói học lớp chuyên. Học mà không thích thì học mãi cũng chẳng vào được.

Nhờ ngày thi HK2 lớp 12 xong, chuẩn bị thi tốt nghiệp. Bạn bè ở các trường như BTX, LQĐ, NTH v.v... bị thầy cô bắt trả bài như điên, học cả sáng lẫn chiều, trong khi gần như toàn khối 12 của LHP chỉ có ...Karaoke, đá banh, đánh cầu v.v... nói chung là chả có học hành gì nữa hết, vào trường đến 7h là rủ nhau đi chơi hết. Số còn ngồi lại trong lớp thì tán dóc, đánh caro, trò chuyện với thầy cô v.v... Cuối cùng thì tỉ lệ tốt nghiệp ở LHP vẫn cao nhất trong toàn TP.

Có vẻ là hơn 10 năm sau, học sinh ngày càng phải mệt mỏi với việc học thì phải.

Ku Long
04-01-2010, 10:16
@taychoitapsu: Bạn chắc cũng thuộc loại thầy bói mù xem voi rồi.

Ngày xưa mình cũng học "chuyên" từ Nguyễn Du Q.1 (cấp 2) lên đến LHP (cấp 3), mà mình có thấy cái tình trạng học mệt đến nỗi xuống phòng Y tế đâu nhỉ?

Ngày xưa mình chỉ xuống phòng Y tế để ...ngủ vì tối thức khuya vào Net mà thôi ^_^ Ngày ấy dial-up busy hoài, mạng chậm nên thức khuya là chuyện bình thường của dân IT. Mà đấy cũng chỉ là thỉnh thoảng mới xuống, chứ bình thường là ...ngủ trong lớp không à.

Nói thế để các bạn thấy là học trường chuyên, lớp chuyên cũng chẳng có gì gọi là áp lực cho lắm. Tùy theo cách học của bạn và tinh thần học của bạn có thoải mái không. Học theo kiểu gượng ép thì học lớp thường cũng thấy mệt chứ đừng nói học lớp chuyên. Học mà không thích thì học mãi cũng chẳng vào được.

Nhờ ngày thi HK2 lớp 12 xong, chuẩn bị thi tốt nghiệp. Bạn bè ở các trường như BTX, LQĐ, NTH v.v... bị thầy cô bắt trả bài như điên, học cả sáng lẫn chiều, trong khi gần như toàn khối 12 của LHP chỉ có ...Karaoke, đá banh, đánh cầu v.v... nói chung là chả có học hành gì nữa hết, vào trường đến 7h là rủ nhau đi chơi hết. Số còn ngồi lại trong lớp thì tán dóc, đánh caro, trò chuyện với thầy cô v.v... Cuối cùng thì tỉ lệ tốt nghiệp ở LHP vẫn cao nhất trong toàn TP.

Có vẻ là hơn 10 năm sau, học sinh ngày càng phải mệt mỏi với việc học thì phải.
ngày trước nó khác hôm nay nhiều chứ anh Khoa. ngày trước chưa có bệnh thành tích nặng như ngày hôm nay, chính vì xã hội nó trọng bằng cấp, chạy theo cái vỏ bọc bên ngoài mà quên đi cái quan trọng là chất lượng và sự đồng bộ, toàn diện.
Em học cấp 3 từ năm 2004-2007 : lúc này chương trình chuyển từ chương trình cũ lên thí điểm chương trình mới. quả thật, quá nặng so với những j chương trình cũ thể hiện và cái chất lượng thực sự nó vẫn ko thay đổi nhiều. lối đào tạo chỉ chăm chăm vô lý thuyết và thiếu sự vận dụng của thực tế, rồi thay đổi xoành xoạch. học sinh chỉ biết cắm đầu vô chữ nghĩa trong sách vở, lo sợ điểm thấp, đánh giá,.v.v.. Chừng nào tinh giản chương trình, tập trung cho những cái cần thiết thì khi đó chất lượng mới nâng cao đc. Chương trình bây h quá tràn lan. Nhiều môn học trở nên ko cần thiết nên bị coi nhẹ. Tính đến bây h em đang học đại học, quá nhiều môn học ko có ứng dụng mấy và tác dụng cũng ko cao nhưng vẫn duy trì giảng dạy. Tốn tiền của, thời gian, công sức,...vậy làm sao hiệu quả đc
Giả dụ như ở nước ngoài ( cái này em chỉ nghe một ai đó trong dd mình có nói hồi topic thư của 1 hs nước ngoài gửi bộ trưởng mình ) : một người định hướng theo lĩnh vực mỹ thuật tương lai thì chẳng cần học những môn như sinh học làm j và những ng học y tế thì chẳng cần học những môn như mỹ thuật, âm nhạc làm j.

yoyobee
04-01-2010, 10:40
Cái chính bài báo này nói đến là giáo dục việt nam hiện nay quá tập trung vào lý thuyết, quá vẽ chuyện thành tích mà không tạo ra được động lực sáng tạo của người đi học. Tuy nhiên cách thể hiện có vẻ hơi tiêu cực, những thằng học dốt mà được gởi được lùa vào các trường chuyên lớp chuyên, thì rỏ ràng là phải cắm đầu vào mà bơi thôi. Bơi không nổi thì chuyển vào tâm thần. Kể cả chương trình DH hiện nay cũng thế thôi, toàn lý thuyết cũ rích, cơ sở vật chất chả có cái quái gì. Học xong ĐH thì ngoài lý thuyết ra có lẽ phần lớn là chả biết gì.

meoden8x
04-01-2010, 10:44
@taychoitapsu: Bạn chắc cũng thuộc loại thầy bói mù xem voi rồi.

Ngày xưa mình cũng học "chuyên" từ Nguyễn Du Q.1 (cấp 2) lên đến LHP (cấp 3), mà mình có thấy cái tình trạng học mệt đến nỗi xuống phòng Y tế đâu nhỉ?

Ngày xưa mình chỉ xuống phòng Y tế để ...ngủ vì tối thức khuya vào Net mà thôi ^_^ Ngày ấy dial-up busy hoài, mạng chậm nên thức khuya là chuyện bình thường của dân IT. Mà đấy cũng chỉ là thỉnh thoảng mới xuống, chứ bình thường là ...ngủ trong lớp không à.

Nói thế để các bạn thấy là học trường chuyên, lớp chuyên cũng chẳng có gì gọi là áp lực cho lắm. Tùy theo cách học của bạn và tinh thần học của bạn có thoải mái không. Học theo kiểu gượng ép thì học lớp thường cũng thấy mệt chứ đừng nói học lớp chuyên. Học mà không thích thì học mãi cũng chẳng vào được.

Nhờ ngày thi HK2 lớp 12 xong, chuẩn bị thi tốt nghiệp. Bạn bè ở các trường như BTX, LQĐ, NTH v.v... bị thầy cô bắt trả bài như điên, học cả sáng lẫn chiều, trong khi gần như toàn khối 12 của LHP chỉ có ...Karaoke, đá banh, đánh cầu v.v... nói chung là chả có học hành gì nữa hết, vào trường đến 7h là rủ nhau đi chơi hết. Số còn ngồi lại trong lớp thì tán dóc, đánh caro, trò chuyện với thầy cô v.v... Cuối cùng thì tỉ lệ tốt nghiệp ở LHP vẫn cao nhất trong toàn TP.

Có vẻ là hơn 10 năm sau, học sinh ngày càng phải mệt mỏi với việc học thì phải.

Chẳng biết thời bác thế nào, thời em toàn phải học điên học rồ thì mới mong có suất vào được đại học. Suốt ngày nghe các thầy cô và hai cụ ca bài ca là 100 đứa đỗ đại học năm đầu thì cả 100 đứa phải cày cuốc ngày đêm, ấn tượng nhất là câu nói của thầy dạy hóa: "Tôi thách các cô, các cậu đỗ đại học năm đầu mà béo được đấy" :emlaugh:. Hồi đó em không học trường chuyên mà chỉ học... lớp chọn nhưng nghe mấy đứa em học chuyên Nguyễn Huệ (Hà Tây cũ) thì bọn nó bảo bọn em toàn phải thức luân phiên, đứa nào chuẩn bị đi ngủ thì gọi những đứa đang ngủ dậy:crying:.

langxangvn
04-01-2010, 13:40
Cái bài này nói sao rồi... chắc tung hỏa mù sao đó.

Tui cũng học trường chuyên từ lớp 5 đến 12 mà có thấy áp lực gì đâu. Lớp 5 với lớp 9 (bỏ trường chuyên cấp 2) là lớp chuyên của thành phố. Trừ khi bạn học quá tệ, điểm môn chuyên dưới 6.5 thì mới bị out. Mà ít ai đến nỗi như vậy chắc 5,6 năm mới có 1 người chủ yếu họ chuyển hướng thôi. Tui thường chơi game nguyên 1 buổi chiều, đi đá banh rồi lại game đến 8h tối mới về.

Các môn khác thì có du di nhưng ko đến độ mất kiến thức xã hội và không biết gì. Thực ra nguyên 1 cuốn giáo khoa cũng chỉ dạng 1 chương khi học DH. Như lịch sử bạn có thể cầm đọc 2 cuốn giáo khoa và đọc trong vòng mấy ngày là được, có nhất thiết phải học thuộc từng chữ? Còn cố gắng chỉ học và học thì không có. Chương trình thi DH trừ khi học thêm còn trên trường cũng chỉ nói sơ nhưng cũng ai lo lắng lắm. Năm 11, 12 vẫn còn làm mấy các national contest của US như Kangoroo Math và mấy thứ linh tinh. Học thêm 1 chút lên Toán A1, A2.., Hóa A đại cương.

Có thể là do lớp chỉ chừng 20-25 người nên không có nhiều bạn và cũng chơi 1 nhóm đó nên bị hiểu lầm là "khác người"? Còn nếu học mà bù đầu như vậy thì tui vẫn nghĩ là không có. Chẳng phụ huynh nào "ác" đến độ thấy con mình quá sức vẫn ép học.

zmt264
10-02-2010, 04:14
Chẳng biết thời bác thế nào, thời em toàn phải học điên học rồ thì mới mong có suất vào được đại học. Suốt ngày nghe các thầy cô và hai cụ ca bài ca là 100 đứa đỗ đại học năm đầu thì cả 100 đứa phải cày cuốc ngày đêm, ấn tượng nhất là câu nói của thầy dạy hóa: "Tôi thách các cô, các cậu đỗ đại học năm đầu mà béo được đấy" :emlaugh:. Hồi đó em không học trường chuyên mà chỉ học... lớp chọn nhưng nghe mấy đứa em học chuyên Nguyễn Huệ (Hà Tây cũ) thì bọn nó bảo bọn em toàn phải thức luân phiên, đứa nào chuẩn bị đi ngủ thì gọi những đứa đang ngủ dậy:crying:.

Lớp cấp 3 của mình đỗ ĐH 100% mà đâu có vất vả thế :D, có đứa học đến nỗi lên lớp ngất luôn,nhưng cũng có đứa về nhà chả bao giờ đụng vào sách vở mà, cuối cùng cũng đỗ hết cả trong năm đầu.

kenshin111
21-02-2010, 14:51
hồi trước học Cấp II và III học lớp chuyên toàn đứng cuối lớp vì ko chịu học Văn trong khi cả lớp là học sinh giỏi mỗi mình là hs khá ---> cuối lớp

Henry.Nguyen
21-02-2010, 15:11
Nói chung là cũng khó vì các bậc phụ huynh cứ kỳ vọng nhiều thành ra tạo nên bức tường ngăn cách giữa cha me và con cái. Áp lực tâm lý nhiều sinh ra stress từ đó tiến tiếp... Suy luận logic :D

lifeking
21-02-2010, 18:21
học thế này lãng phí thời gian & tuổi trẻ
sống ở đời học những gì cần đến thì học ko cần thì thôi
cuộc đời cứ vừa vui chơi vừa có tiền mới ko giàu cũng ko nghèo mới là sướng tội gì phải đâm đầu vào học vô ích đến khi ngoảnh lại thật bất thình lình mình đã già rồi mờ ko làm dc cái gì, để lại cái gì cho thiên hạ biết đến ta

boss_mini
21-02-2010, 18:57
Học nhiều để làm cái gì thế nhỉ ... toán lí hóa có giúp ích gì cho cuộc sống của ta không khi thực hành không có mà cứ phải là nhồi lí thuyết ...