PDA

View Full Version : Tổng hợp về MacOS X86



hungxilop
12-12-2009, 19:10
Tổng hợp về MacOS X86
Cài đặt và tháo gỡ Kext (Driver) cho Mac OS
Kext không phải là 1 file mà nó là 1 thư mục nhưng hiển thị dưới dạng 1 file. Leopard giữ file kext trong thư mục /System/Library/Extensions. Tại thời điểm boot kext được upload từ Extensions.mkext, đây là cache (đệm) mà nó chứa các thành phần liên quan đến cài đặt hardware.
Làm thế nào để Load và UnLoad Kext?
Kext có thể được loaded và unloaded trong lúc sử dụng dùng dòng lệnh kextload và kextunload.
Để load kext, từ terminal write: sudo kextload kextName (kextName là vị trí và tên file kext được chứa ở đâu mà bạn muốn load) sau đó gõ password và enter.
Hệ thống sẽ báo thành công hay lỗi xảy ra.
Để unload kext, từ terminal write:
sudo kextunload kextName (kextName là vị trí và tên file kext được chứa ở đâu mà bạn muốn unload) sau đó gõ password và enter. Hệ thống sẽ báo thành công hay lỗi xảy ra.
Ngoài ra bạn có thể kiểm tra xem kext nào đã được load vào hệ điều hành để sử dụng bằng lệnh kextstat, từ terminal gõ:
sudo kextstat
hệ thống sẽ liệt kê nhưng kext đc load và chi tiết của nó.

Làm thế nào để cài đặt 1 kext mới? (thường dùng cài driver)
1. Phương pháp bằng dòng lệnh trong terminal:
cd /System/Library/Extensions
mv KextName.kext KextName.old (sao lưu kext cũ, kextName là vị trí và tên file kext)
cd /path/to/new/kext (chuyển vị trí trỏ tới chỗ chứa file kext muốn cài vào)
cp -R KextName.kext /System/Library/Extensions
(copy file kext muốn cài vào thư mục chứa kext của hệ điều hành)
Kế tiếp cần phải chọn quyền truy cập để file kext có được quyền thực thi
cd /System/Library/Extensions
chmod -R 755 KextName.kext (kextName là vị trí và tên file kext)
chown -R 0:0 KextName.kext (kextName là vị trí và tên file kext)
rm /System/Library/Extensions.mkext (reset tất cả kext đệm bởi OSX)
Hoàn thành, file kext đã đc cài vào hđh.
2. Phương pháp dùng phần mềm hỗ trợ
Phần mềm kexthelper trợ giúp cài kext thuận tiện hơn.


Đây là cách dễ dàng nhất để cài đặt driver hay file kext.
Các bước như sau:
1. mở KextHelper
2. kéo và thả file kext mà bạn muốn cài vào cửa sổ.
3. gõ password (ko cài pass thì vào system cài)
4. Click "Easy Install". Để chắc ăn nhấn easy install 2 lần.
5. chờ phản hồi thành công.
6. reboot -> hoàn thành.
Hướng dẫn cài đặt Kalyway
Bước 1:
Giả sử bạn có 1 HDD 40GB, 10 GB là ổ C chuẩn bị cài XP (vista), 20 GB là ổ D, còn lại 10GB là ổ E Chuẩn bị cài leopard (khuyến cáo là nên dành 20Gb cho leopard, vì còn phải cài phần mềm sau khi có hệ điều hành) cả 3 ổ đĩa định dạng là NTFS (format NTFS). Ổ C bạn cài XP (vista) trước. Sau khi cài xong XP (vista) bạn sẽ boot vào được XP (vista). Bạn cứ cài drive cần thiết cho XP (vista), hoặc để sau khi cài xong leopard rồi làm cũng được.

Bước 2:
Bạn nhét đĩa cài đặt kalyway vào và cài đặt bình thường, trình cài đặt drawin sẽ loading (nếu như máy tính có cấu hình tương thích sẽ loading được vào menu install, nếu bị đá 1 hardware nào đó bạn sẽ boot với -v -f để xem phần cứng mình bị đá bởi cái nào).
Quá trình boot (màn hình đen xì) hơi lâu (tầm 5-10 phút) sau đấy sẽ tới một màn hình màu xám, có quả táo gặm dở (đặc trưng của apple). và cuối cùng là đến 1 hộp lựa chọn ngôn ngữ để cài đặt. Bạn hãy chọn 1 ngôn ngữ thích hợp cho mình. rôi click next. Sau khi click next bạn sẽ thấy cái hình tương tự như thế này:




Tới đây là thành công tới 40% rồi... Chuẩn bị cốc cafe nhâm nhi.
Bước 3:
Nhìn vào cái hình trên bạn sẽ thấy cái thanh bar trên cùng có thứ tự thế này:
Bạn click vào Utilities và chọn thẻ disk utility sau khi chọn xong nó sẽ hiển thị ra cái hình này:

Chọn ổ E (như đã nói ở trên) rồi qua thẻ erase. Phần Volume format chọn cái trên cùng như trong hình là Mac OS Extended (journaled). Phần Name, thích tên gì thì type vào cũng được. Và cuối cùng là click erase. Sau khi erase xong quay close disk utility và quay trờ lại màn hình cài đặt ban đầu như hình minh họa 1. và click continue.
Nó sẽ tiếp đến 1 cái hình tương tự thế này:

next tới nó sẽ thế này

Và đây, quan trọng đây...next tiếp bạn sẽ chọn ổ đĩa cài đặt mà mình đã erase lúc nãy dành cho mac os và next tiếp nó sẽ tương tự thế này:



Tới đây các bạn click vào nút Customize:
Vào cài đặt phần customize cho cài đặt chọn như sau:

Additional fonts (thích chọn cũng được mà ko chọn cũng chả sao)
Language translations (thích chọn cũng được mà ko chọn cũng chả sao)
Kernel
Kernel đã cài và dùng thử hoạt động tốt là: kernel_9.2_sleep (mặc định nó đã check kernel này)
Các kernel còn lại có lẽ ko phù hợp với máy mình nên ko ổn định, sleep ko hoạt động và có cái không mở đc System Preference.
Graphics Drivers (chỉ chọn 1 driver phù hợp với bạn nếu có, ko có thì ko chọn gì hết để đó tìm và cài sau)
Audio Drivers (chỉ chọn 1 driver phù hợp với bạn nếu có, ko có thì ko chọn gì hết để đó tìm và cài sau)
Network (chỉ chọn 1 driver cho Ethernet và 1 cho Wifi phù hợp với bạn nếu có, ko có thì ko chọn gì hết để đó tìm và cài sau).
Mobo Chipsets: để mặc định không thay đổi
Thirds Applications: chọn ứng dụng nào bạn cần thui.
• Kext Helper 7 giúp cài đặt file kext
• Adium
• Macam (sử dụng webcam)
Chú ý là phải chọn kiểu bàn phím là US hoặc UK, không thì thất bại ngay đấy.
Sau khi cài xong nếu khởi động lại quả táo xoay hoài không vào được màn hình Welcome thì các bạn khởi động lại bấm F8 -v -f xem bị đá đụng ở đâu. Hoặc các bạn khởi động F8 với -x vào safe mode xem được không.

Các lỗi có thể xảy ra sau khi cài: (1 số máy gặp trường hợp này)
1. HFS+ Partition error, lỗi cần DVD cài đặt mới vào được Mac hoặc các lỗi chung về boot sau khi cài.
Bạn hãy đút đĩa cài đặt mac os vào, sau đó vào disk utility, tại thẻ First Aid chọn repair disk là xong.
Dùng Smart Fdisk 2.05 trong đĩa Hiren set active leopard partition.
Nếu vẫn chưa khởi động đc thì khởi động lại bằng đĩa cài đặt tại lúc boot bấm F8 vào single mode tham số -s và gõ các lệnh sau:
Trích:
/sbin/mount -uw /
fdisk -e /dev/rdisk0 (rdisk0, rdisk1,.. tùy Mac cài vào ổ cứng thứ mấy)
dấu nhắc bây giờ là fdisk>
Các bạn gõ tiếp:
>p (hiển thị danh sách partition)
>flag n (n là số thứ tự partition của Mac hiển thị # trong danh sách)
>update
>write
>quit
Khởi động lại (không cần đĩa cài đặt trong ổ đĩa) hoàn tất.

2. Lỗi không tương thích card màn hình
Khởi động vào bị treo hay hiện lên bảng đen yêu cầu power off hay restart. Lỗi này do đá đụng phần cứng, cài lại và không chọn driver.
Còn khởi động lại lần đầu tiên màn hình xanh, đen, sọc trắng dọc, sọc nhưng ổ cứng vẫn chạy không có dấu hiệu bị treo. Lỗi không tương thích card màn hình. Có 3 cách gỡ card màn hình (cho dù bạn không chọn card màn hình nào trong lúc cài thì nó vẫn chạy driver AppleIntelIntegratedFrameBuffer.Kext để chạy, do đó bạn phải gỡ triệt bằng các thao tác sau để để chạy default)
Cách 1: dùng scripts có sẵn trong các phiên bản có sẵn.
Bấm F8 lúc khởi động và gõ –s vào single mode,
Trích:
/sbin/fsck -fy
/sbin/mount -uw/
/movevideodrivers (file script của Kalyway 10.5.2)
diskutil repairpermissions
reboot
Cách 2: dùng dòng lệnh Bấm F8 lúc khởi động và gõ –s vào single mode,
Trích:
/sbin/fsck -fy
/sbin/mount -uw/
3 dòng lệnh sau gõ chính xác chữ hoa chữ thường
rm – rf /System/Library/Extensions/AppleIntel*
rm – rf /System/Library/Extensions/ATI*
rm – rf /System/Library/Extensions/NVD*
rm – rf /System/Library/Extensions.mkext
diskutil repairpermissions
reboot

Cách 3: cách này thì máy phải còn Windows. Cài Macdriver vào Win xong khởi động lại.
Vào ổ đĩa Mac ->System/Library/Extensions Xóa hết các file có ký tự đầu là AppleIntel..., ATI..., NVD...
Và xóa file System/Library/Extensions.mkext Xong khởi động lại vào
Lỗi không vào được Mac lần đầu tiên đa số do đá đụng driver hardware. Nếu khởi động lần đầu tiên vào mà thấy quả táo chạy xong đứng. Cài lại và không chọn bất kỳ driver nào, driver để đó tìm cài lại sau. Đồng thời mặc dù không chọn driver màn hình nhưng nhiều máy vẫn bị sọc màn hình thì dùng phương pháp trên xử lý.

3. Lỗi loop tại transfer information
Bước 1:
Đầu tiên cài lại không chọn phần driver. Để driver sau khi cài xong thì cài lại sau.
Sau khi cài xong khởi động lại xem có bị phần này nữa không, nếu không bị lỗi này nữa thì xem như xong, tìm driver cài vào thui. Nếu vẫn bị, thì sang bước 2.

Bước 2:
Khởi động vào chế độ single mode . Khởi động F8 gõ "-s". Hoặc khởi động từ đĩa cài đặt F8 gõ "-s"
Sau đó gõ các lệnh sau (Lưu ý: gõ lệnh phải chính xác khoảng trắng và chữ hoa chữ thường)
Trích:
/sbin/fsck -fy
/sbin/mount -uw /
passwd -u root (gõ dòng này xong enter nó mới cho đặt pass mới cho root. nó yêu cầu gõ pass mới và gõ lại pass mới, chú ý là khi gõ con trỏ vẫn cứ đứng yên không hiện gì lên đâu)
touch /var/db/.AppleSetupDone
exit
Khởi động lại nó sẽ vào thẳng leopard mà không cần tạo account hay profile. Khi vào màn hình login gõ user là root. pass là pass bạn gài vào ở trên. Sau đó các bạn vào được Mac OS rồi thì vào phần acccount tạo user và profile theo thông tin của ban.

4. Phần thông tin chung:
Khởi động lại lần đầu tiên màn hình bị đứng, máy bị treo. Lỗi này khó xác định, tùy lỗi mà xử lý, có khi do đá đụng phần cứng hoặc kernel ko hợp. Nếu bị lỗi này thì cài lại và không chọn driver nào hết. Thử với các kernel khác nhau.
Cuối cùng không đc thì có thể phiên bản này không phù hợp, các bạn nên thử các phiên bản của nhóm khác.
Lưu ý: khi bị lỗi các bạn nên khởi động với -v -f để kiểm tra lỗi chỗ nào hoặc khởi động với -x vào chế độ safemode xem có vào đc không.

Cách dualboot leopard và XP (Vista,Win7 tương tự)
Cách 1:
Với đĩa kalyway thì bạn cài hệ điều hành nào trước cũng được, vì bản kalyway cho phép bạn định dạng ( guid or mbr).Bây giờ thế này:
- Bạn đã cài XP trước và định dạng nó là mbr
- Bạn cài leopard bản kalyway vào và nhớ check vào ô chọn leopard thuộc định dạng mbr (có các lựa chọn này trong quá trình cài đặt).
Như vậy sau khi cài đặt xong leopard bạn được quyền ưu tiên vào leopard trước, và bản kalyway này đã tích hợp sẵn chức năng dualboot cho bạn. khi boot bạn sẽ thấy màn hình đếm ngược thời gian. Bản kalyway này cũng ko cần phải fixboot. Bạn sẽ phải fixboot cho hệ điều hành XP. Cách làm như sau.
- Sử dụng dụng đĩa hiren boot (bản mới nhất) dùng chương trình smart Fdisk 2.5
- Bây giờ Leopard đang được định dạng mbr, bạn hãy active cho XP định dạng mbr
- Sau đấy restart lại bạn sẽ ko vào được leopard vì đã chuyển mbr sang XP, và bạn cũng ko boot vào được XP vì bị lỗi boot, cần phải fix. Bạn đưa đĩa cài đặt XP vào và tiến hành repair boot, sau khi repair xong bạn đã boot được vào XP.
- Tuy nhiên tới bước này mới chỉ boot vào XP còn leopard thì ko thấy đâu...Bạn lại phải dùng đĩa hirent boot và active cho phân vùng cài leopard là mbr. Sau đó restart lại, lúc này bạn đã hoàn thành việc dualboot cho XP và MAC.
Cách 2:
1. Cài vista vào một phân vùng ổ cứng
2. Cài Leopard vào phân vùng khác với phân vùng của vista
Boot vào leopard lúc này là mặc đinh rồi
Sau đó cho đĩa win vista vào rồi click vào repair. Vào command promp gõ những dòng lệnh sau
Diskpart
list disk (hiện ra một danh sách các disk, nếu bạn chi có một ổ cứng thì nó sẽ hiện ra disk 0 )
gõ: select disk 0
gõ: list partition
Hiện ra danh sách các partition
gõ: select partition 0 (hoặc 1, chọn partition mà cài vista)
sau đó gõ: active

gõ: exit 2 lần
restart lại máy
Lại boot bằng đĩa vista
vào repair. click cho nó repair automatic rồi restart lại máy
Lúc này nó boot vào win vista
download chương trình EasyBCD (tìm trên google mà đownload) về. cài đặt.
Sau đó click vào add/remove
Chọn add, click vào tab mac chọn os x 86 và đặt tên là Leopard (tên gì cũng được)
Sau đó save lại.
Restart bạn sẽ thấy nó hiện ra một lựa chọn để có thể boot bằng partition nào. dùng phím mũi tên và enter để chọn.
Mặc định là win vista nếu bạn chọn trong chương trình ngay từ lúc đầu là boot từ ổ c (vista).

Authors: Hùng Vương!