PDA

View Full Version : Thực trạng - vấn đề - giải pháp HƯỚNG NGHIỆP



vnnguyendung
01-12-2009, 16:49
Cuộc đua tranh vào lớp 10 và tuyển sinh vào ĐH, CĐ ngày càng trở nên căng thẳng, gay gắt bởi luôn ở tình trạng cung lớn hơn cầu quá nhiều. Một nguyên nhân trực tiếp của tình trạng đó là do hiệu quả phân luồng HS tốt nghiệp THCS và THPT còn rất hạn chế.


"Không phân luồng được HS sau mỗi bậc học trung học là một sự lãng phí và sẽ gia tăng gánh nặng lao động không được đào tạo cho xã hội."

TS Hoàng Ngọc Vinh (vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD-ĐT)

Năm 2007, khi gần 400.000 thí sinh trượt trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và bổ túc THPT lần 1, một quan chức của Bộ GD-ĐT đã thừa nhận: “Con số HS trượt tốt nghiệp không chỉ phản ánh chất lượng giáo dục. Đó còn là thông số quan trọng cho thấy việc phân luồng HS sau THCS chưa tốt. Nếu phân luồng hiệu quả, hàng trăm ngàn HS đã không phí thời gian và công sức để học ba năm THPT để rồi không đủ sức vượt qua được kỳ thi cuối cấp”. Nhận định này sau đó còn được chứng minh: ở lần thi tốt nghiệp thứ hai, trong tổng số 390.000 thí sinh thi lại có 43.000 em bỏ thi và gần 240.000 em vẫn thi trượt.

==> Tìm hiểu thêm về vấn đề này (http://giaoducvn.net/huongnghiep/index.php?option=com_content&view=article&id=52:997&catid=58:cda-vdhn&Itemid=92).

viethannien
01-12-2009, 23:14
- Thiếu nguồn thông tin hướng nghiệp chi tiết cung cấp đến học sinh và các đối tượng cần hướng nghiệp khác: thiếu các thông tin về học nghề, đào tạo nghề, định hướng nghề, các chỉ dẫn nghề nghiệp cần thiết, thiếu thông tin về các chương trình đào tạo. Thông tin thiếu chi tiết và không đầy đủ gây lúng túng trong việc chọn trường, chọn ngành học, chọn nghề nghiệp tương lai.

- Hoạt động tư vấn và định hướng đã có nhưng mới chỉ tiếp cận đến một lượng nhỏ học sinh. Các học sinh ở vùng sâu vùng xa, các học sinh có điều kiện khó khăn lại chưa được tiếp cận các hoạt động định hướng và tư vấn hướng nghiệp.

- Sau mỗi kỳ thi tuyển sinh, một lượng lớn thí sinh không trúng tuyển vào đại học, cao đẳng. Những thí sinh này gặp lúng túng và khủng hoảng về con đường tương lai của bản thân. Họ rất cần được tư vấn định hướng, tư vấn để tìm được hướng đi tương lai thật phù hợp, tuy nhiên hiện tại chưa có các hoạt động tư vấn và hỗ trợ dành cho các đối tượng này.

- Đối tượng nông dân nông thôn và công nhân lao động chưa được đào tạo không tìm được các thông tin và cũng không tìm được cơ hội để theo đuổi các chương trình đào tạo nghề nghiệp. Đối tượng này rất cần được tiếp cận nguồn thông tin, tiếp cận các cơ hội để họ có thể phấn đấu theo đuổi một nghề nghiệp hướng đến tương lai vững chắc hơn. Nhiều người có khát khao học tập lại thiếu khả năng tài chính, thiếu sự hỗ trợ cần thiết để theo đuổi. Thực tế hiện nay các hoạt động định hướng và hướng nghiệp dành cho đối tượng này chưa có bước tiến triển phù hợp.

vnnguyendung
03-12-2009, 15:05
- Nguồn nhân lực vừa thiếu, vừa yếu có nguyên nhân chính là công tác giáo dục hướng nghiệp chưa thật sự đáp ứng yêu cầu. Giáo dục hướng nghiệp ở bậc THCS chỉ chiếm 0,91%, THPT: 1,77%, do vậy, hầu hết HS phổ thông phải bước vào sự chọn lựa nghề hết sức khó khăn. Theo điều tra của Viện Khoa học giáo dục, hằng năm ở nước ta tuyển vào bậc trung học phổ thông trên 400 nghìn học sinh. Sau khi tốt nghiệp phổ thông có khoảng 19,7% học sinh vào học ở các trường đại học, cao đẳng, 7,4% vào các trường trung học chuyên nghiệp và chỉ có 4,9% đi học nghề. Như vậy, mỗi năm nước ta có 200-300 nghìn học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học và 50 nghìn học sinh tốt nghiệp THCS bổ sung vào lực lượng lao động xã hội mà chưa hề được hướng nghiệp và được đào tạo sau hướng nghiệp.

Các hoạt động hướng nghiệp không hiệu quả dẫn tới một lực lượng lao động không có định hướng rõ ràng, do vậy họ theo đuổi các ngành nghề không phù hợp, gây lãng phí cho quá trình đào tạo, làm ảnh hướng lớn đến năng suất lao động, cản trở sự phát triển về kinh tế xã hội, ảnh hưởng đến tiềm lực quốc gia, sức mạnh dân tộc.

Xu thế thay đổi và phát triển của thời đại đặt ra yêu cầu lớn cho công tác giáo dục hướng nghiệp hiện tại của Việt Nam, đòi hỏi công tác hướng nghiệp phải có những bước đi hiệu quả hơn. Những bước đi ấy cần được khởi động và bắt đầu ngay từ hôm nay.

vnnguyendunga
16-12-2009, 09:14
Sau mỗi kỳ tuyển sinh, một lượng lớn học sinh không thi đậu vào đại học và cao đẳng, họ chới với, không có định hướng, nhưng rất tiếc là họ chính là người cần được hướng nghiệp nhất lại không được hướng nghiệp.