PDA

View Full Version : Thống đốc Ngân hàng: 'Nợ quốc gia hiện rất lớn' - Coi chừng có 1 cuộc khủng hoảng lớn ở Việt Nam



evodanh
17-11-2009, 15:51
Thống đốc Ngân hàng: 'Nợ quốc gia hiện rất lớn'

Chỉ 2 đại biểu chất vấn về những căng thẳng trên thị trường ngoại tệ hiện nay, song Thống đốc Nguyễn Văn Giàu phải dành nhiều thời gian để lý giải tại sao giải quyết bài toán tỷ giá lại khó khăn đến vậy.
> Tỷ giá đôla chạm mốc 19.000 đồng / Hàng nhập khẩu tăng theo tỷ giá / Nhập khẩu vàng, giá đôla sẽ hạ

Trong số 13 đại biểu nêu câu hỏi trực tiếp với người đứng đầu ngành ngân hàng tại phiên chất vấn Quốc hội sáng nay, chỉ 2 đại biểu đề cập tới câu chuyện tỷ giá hối đoái. Riêng đại biểu Phạm Thị Loan, chủ một tập đoàn kinh tế tư nhân, phải chất vấn hai lần về vấn đề này vì chưa thấy thỏa mãn với phần giải trình bằng văn bản của Thống đốc. Theo bà Loan, thị trường ngoại tệ hiện rất căng thẳng, người có ngoại tệ thì găm giữ, không muốn bán, ngân hàng đồng tình với người có ngoại tệ nâng giá bán thực tế cao hơn niêm yết vài trăm đồng, doanh nghiệp muốn mua phải chấp nhận giá cao và phần chênh lệch đó không được thể hiện trong hóa đơn chứng từ hợp lệ.

"Đề nghị Ngân hàng Nhà nước giải thích tại sao có chuyện găm giữ, không muốn bán đôla cho ngân hàng? Phải chăng tỷ giá Ngân hàng Nhà nước công bố không phản ánh đúng cung cầu thị trường mà dựa trên sự tự định giá cứng nhắc, duy ý chí? Ngân hàng Nhà nước dường như đang giải quyết căng thẳng này bằng biện pháp hành chính? Vậy có chính sách ngắn hạn và dài hạn nào để ổn định tỷ giá?", bà Loan đặt ra hàng loạt câu hỏi, như nói lên nỗi thống khổ của doanh nghiệp phải vật lộn mua đôla những ngày này.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước không đi thẳng vào các câu hỏi của đại biểu, mà đưa ra những khó khăn trong công tác quản lý ngoại hối hiện nay. Theo ông, mặc dù ưu tiên cho mục tiêu xuất khẩu, coi đây là nguồn cung cấp ngoại tệ chủ yếu cho đất nước, nhưng hơn hai mươi năm nay Việt Nam luôn trong thế nhập siêu. Đáng chú ý, trong năm 2007 Việt Nam nhập siêu tới 12,4 tỷ USD, đến 2008 là 18 tỷ và 10 tháng đầu năm đã nhập siêu 8,9 tỷ USD. Trong bối cảnh suy giảm kinh tế, cả 4 nguồn cung cấp ngoại tệ quan trọng cho đất nước cùng lúc đều suy giảm. Ngoài xuất khẩu, các kênh như kiều hối, vốn đầu tư nước ngoài và du lịch đều giảm mạnh so với các năm trước. Vì thế, nguồn cung ngoại tệ, vốn đã khó khăn, nay càng khó khăn hơn. Trong khi đó, để duy trì phát triển kinh tế, Ngân hàng Nhà nước phải nới lỏng chính sách tiền tệ, tỷ giá vì thế cũng chịu áp lực lớn hơn.

"Bây giờ hỏi có giải pháp nào không, tôi xin trả lời nhanh nhất là thắt chặt chính sách tiền tệ, tín dụng không tăng, chính sách tài khóa cũng thắt chặt khiến nhập khẩu không tăng. Nhưng làm thế sẽ không đảm bảo tăng trưởng. Đây là bài toán lớn", Thống đốc trầm tư giãi bày điểm khó của ngành ngân hàng khi vừa phải đảm bảo mục tiêu tăng trưởng, vừa phải lo ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó có vấn đề ổn định tỷ giá.

Một số ý kiến đề nghị để giải quyết căng thẳng hiện nay trên thị trường, Ngân hàng Nhà nước nên phá giá đồng nội tệ, để tỷ giá phản ánh chân thực cung cầu hơn. Tuy nhiên, Thống đốc Giàu cho rằng điều này không thể thực hiện mà một phần nguyên nhân là nợ nước ngoài của quốc gia hiện rất lớn, không còn nhỏ như những năm trước. Riêng phần doanh nghiệp trong nước nợ nước ngoài hiện cũng lên đến 17 tỷ USD, nếu phá giá sẽ khiến gánh nặng nợ nần thêm chồng chất.

"Chúng tôi phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương. Tôi và Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng bàn với nhau hằng tuần, các đồng chí thứ trưởng thậm chí trao đổi hằng ngày để bàn biện pháp tháo gỡ, giải quyết dần dần khó khăn, chứ khó có thể giải quyết tức thời", ông Giàu nói.

Thấy Thống đốc chưa trả lời trực tiếp vào câu hỏi của mình, đại biểu Phạm Thị Loan tiếp tục đăng ký chất vấn. Bà một lần nữa yêu cầu Thống đốc giải thích tại sao có chuyện găm giữ ngoại tệ và Ngân hàng Nhà nước cần có biện pháp giải quyết, chẳng hạn có nguồn cung ứng để giải tỏa căng thẳng trên thị trường. Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho biết đang xin chủ trương của Chính phủ về nguồn ngoại tệ bổ sung, tuy nhiên ông vẫn bỏ ngỏ vế thứ nhất của câu hỏi rằng tại sao các tổ chức có ngoại tệ vẫn găm giữ, không chịu bán cho ngân hàng.

Đại biểu Phạm Thị Loan cũng đưa ra những chất vấn khá gai góc về vấn đề ổn định tiền tệ. Trong năm 2007, tín dụng tăng trưởng nóng lên tới hơn 50% trong khi mục tiêu đề ra chỉ bằng một nửa như vậy. Đến cuối 2007 đầu 2008, chính sách tiền tệ bị thắt chặt đột ngột, lãi suất tăng cao, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn ngân hàng.

"Cú sốc tiền tệ khiến nhiều doanh nghiệp chết lâm sàng hoặc thoi thóp chờ thời. Nay tín dụng cũng tăng trưởng cao, dự đoán cả năm phải ở mức 40%. Vậy mục tiêu ngành ngân hàng đặt ra là 30% sẽ không đạt được. Vấn đề lo ngại ở đây không chỉ là con số bao nhiêu phần trăm, mà là chúng ta không kiểm soát được tăng trưởng tín dụng. Và Ngân hàng Nhà nước đang giải quyết bằng biện pháp hành chính. Liệu có giải pháp nào hữu hiệu hơn vừa tránh ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh vừa không tạo tăng trưởng tín dụng nóng? Liệu có xảy ra cú sốc tiền tệ nữa hay không?", bà Loan lo ngại.

Vẫn giữ cách trả lời gián tiếp, Thống đốc Giàu lý giải nguyên nhân tăng trưởng tín dụng của năm 2007 là tổng phương tiện thanh toán tăng đột biến, thặng dư hơn 10 tỷ USD khiến Ngân hàng Nhà nước phải hóa giải qua việc phát hành giấy tờ có giá để mua lại. Tình hình năm 2009 không giống như vậy mà theo Thống đốc, toàn bộ cân đối vốn cho nền kinh tế đều do các tổ chức tín dụng tự huy động, chứ không phải do tăng cung tiền từ Ngân hàng Trung ương. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn đang chậm dần, trong nửa đầu năm bình quân mỗi tháng là 3%, nay chỉ còn hơn 1% vì thế tăng trưởng tín dụng cũng chậm dần đi.

"Tăng trưởng tín dụng năm nay có khả năng lên đến 40%. Doanh nghiệp sợ 2007-2008 đã bị cú thắt chặt tiền tệ đột ngột, hạn chế mức vay khiến doanh nghiệp không có vốn sản xuất kinh doanh. Tôi muốn hỏi Thống đốc sắp tới có xảy ra chuyện tương tự hay không?", đại biểu Loan không chịu bỏ lỡ cơ hội buộc Thống đốc phải trả lời dứt khoát nhằm làm sáng tỏ mối lo của doanh nghiệp.

Đến lúc này, người đứng đầu cơ quan hoạch định chính sách tiền tệ mới tuyên bố: "Trong các tháng tới, chúng ta chưa thắt chặt mà nới lỏng chính sách tiền tệ một cách thận trọng". Ông phân trần, chủ trương đó thực hiện trong bối cảnh diễn biến kinh tế ổn định. Nhưng khi có dấu hiệu biến động lạm phát, biện pháp đầu tiên mà Ngân hàng Trung ương phải làm là nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc (lượng tiền bắt buộc mà các ngân hàng thương mại phải gửi ở Ngân hàng Nhà nước sau khi huy động từ dân cư, nhằm đảm bảo an toàn hệ thống), tiếp đó là tăng lãi suất.

"Đó là công thức kinh điển. Đề nghị đại biểu theo dõi, khi tình hình ổn định, thì chính sách ổn định", ông Giàu nhấn mạnh.

Ngoài vấn đề tỷ giá, gần 10 chất vấn dành của các đại biểu sáng nay xoáy vào hiệu quả của các chương trình kích thích, hỗ trợ nền kinh tế, đặc biệt là phần hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ nông nghiệp nông thôn. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng hỗ trợ lãi suất là giải pháp kích thích kinh tế tối ưu phù hợp với điều kiện của Việt Nam, tác động tích cực, đạt được mục tiêu là giúp nhiều doanh nghiệp và hộ sản xuất giảm chi phí vay vốn, giảm giá thành sản phẩm, duy trì và mở rộng sản xuất, kinh doanh, ngăn chặn suy giảm kinh tế.

Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Hồng Sơn không đồng tình với nhận định này. Dẫn ra số liệu của Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho thấy, khoảng 20% doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận được gói kích cầu, ông Sơn cho rằng không thể kết luận gói kích cầu đã có hiệu quả và đưa doanh nghiệp ra khỏi khó khăn. Hơn nữa tới tháng 4 các doanh nghiệp mới tiếp cận vốn, trong khi giữa năm tín hiệu phục hồi đã có. "Vì thế chính sách hỗ trợ không phải là nguyên nhân đưa nền kinh tế và doanh nghiệp ra khỏi khủng hoảng. Chính chính sách nới lỏng tiền tệ trong điều kiện vay thông thường mới tạo dấu hiệu lớn hơn", ông Sơn nói.

Trong các biện pháp kích cầu qua lãi suất, Chính phủ cũng chủ trương hỗ trợ nông dân, nông nghiệp và nông thôn vượt qua khó khăn kinh tế (quy định tại Quyết định 497). Tuy nhiên, đại biểu Danh Út đại diện cử tri Kiên Giang cho rằng việc triển khai cho vay trong nông dân ở nông thôn có quá nhiều khó khăn vì quá nhiều thủ tục và điều kiện. Nông dân muốn vay vốn phải đáp ứng 8 điều kiện khắt khe, trong đó có xác nhận của ủy ban nhân dân xã, phải mua máy móc hàng hóa, vật liệu trong nước, mua hàng phải có hóa đơn giá trị gia tăng... "Quyết định 497 nông dân với không tới. Điều kiện ngặt nghèo mà lượng vốn cho vay quá nhỏ. Ví dụ mỗi ha được vay 7 triệu để mua phân bón, trong khi thực tế bà con cần 15 triệu đồng. Nếu không vay vốn ngân hàng, họ đi ra cửa hàng mua 10-15 triệu đồng, thì 3 tháng sau mới cần trả hết. Vay làm nhà chỉ được 50 triệu...".

Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho rằng, việc hỗ trợ lãi suất không thực hiện đại trà mà chỉ chọn lựa một số đối tượng, đặc biệt là sản xuất, xuất khẩu và doanh nghiệp thu hút nhiều lao động. Đến nay có 102.000 doanh nghiệp tiếp cận vốn vay này. "Theo số liệu từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, cuối năm 2007 có 326.000 doanh nghiệp, nhưng thực tế không phải doanh nghiệp nào cũng thiếu vốn để tiếp cận ngân hàng, một bộ phận không đủ điều kiện vay vốn và hỗ trợ. Đưa ra con số 20% không phù hợp lắm vì ta không hỗ trợ tất cả các đối tượng", ông Giàu nói thêm.

Trong phần giải trình bằng văn bản, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu thừa nhận việc triển khai gói kích cầu thứ nhất cũng bộc lộ một số nhược điểm, trong đó có việc cho vay với bà con nông dân. Hơn nữa, chính sách ưu đãi cũng tạo sức ép tăng trưởng tín dụng ở mức cao, tăng lãi suất, tăng tỷ giá, có thể phát sinh hiện tượng lợi dụng cơ chế. Nếu hỗ trợ kéo dài sẽ phát sinh tâm lý ỷ lại, sự hỗ trợ tạo tính cạnh tranh không cao.

Do chính sách kích thích kinh tế là chủ trương lớn của Chính phủ, với sự tham gia triển khai của nhiều bộ ngành, nên trong phiên chất vấn sáng nay, Quốc hội mời thêm Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Võ Hồng Phúc và Bộ trưởng Nông nghiệp Nông thôn Cao Đức Phát tham gia giải đáp. Dày dạn kinh nghiệm đăng đàn, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc đã gánh đỡ những phần mà nhân vật chính của buổi chất vấn sáng nay - Thống đốc Nguyễn Văn Giàu - chưa giải đáp hết. Ông Phúc đưa ra những số liệu và dẫn chứng thực tế cho thấy thắt chặt tiền tệ cuối 2007-2008 là việc không thể không làm và nó đã góp phần kiềm chế lạm phát, mục tiêu quan trọng hàng đầu vào thời điểm đó.

Kích thích kinh tế, theo Bộ trưởng Phúc cũng là chủ trương đúng đắn và mang lại hiệu quả, giúp duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý của năm 2009. Tuy nhiên, ông cho rằng, quá trình triển khai cũng bộ lộ một số điểm, đặc biệt là cho vay nông nghiệp nông thôn. Các bộ ngành đã kiến nghị Chính phủ ra nghị quyết chấn chỉnh lại, tạo điều kiện thủ tục thông thoáng hơn, cho vay với hạn mức lớn hơn và thời gian kéo dài hơn. Ngân hàng Nhà nước sẽ có hẳn nghị định về tín dụng phục vụ nông nghiệp nông thôn để các chính sách hỗ trợ với khu vực này ổn định hơn.

Mở đầu phiên chất vấn sáng nay, nữ đại biểu Lê Thị Nga đặt câu hỏi về sự mất giá của tiền đồng và hiệu quả của việc phát hành tiền kim loại. Đồng tiền xu đầu tiên được phát hành lưu thông vào năm 2003, khi ấy thống đốc đương nhiệm đã giải trình một cách thuyết phục trước Quốc hội, Chính phủ về hiệu quả sử dụng, độ bền đẹp và tính tiện dụng của đồng tiền này. Thống đốc đương nhiệm cũng hứa sẽ phát triển hệ thống các phương tiện thanh toán bằng tiền xu. "Thế nhưng, đến nay hiệu quả sử dụng và độ bền đẹp của nó như thế nào thì tất cả mọi người đều rõ", bà Nga vừa nói vừa trưng ra trước Quốc hội đồng tiền xu đã xỉn màu. Trên quan điểm thống đốc kế nhiệm cũng phải có trách nhiệm để đảm bảo sự lưu hành một đồng tiền sao cho hiệu quả, tránh lãng phí, bà Nga đề nghị Thống đốc Giàu nêu ý kiến về vấn đề này.

"Đề án sản xuất tiền kim loại, tôi cũng cho rằng không đạt hiệu quả", Thống đốc Nguyễn Văn Giàu tuyên bố, sau khi nhắc lại với Quốc hội rằng việc phát hành tiền kim loại là theo phương án mà vị thống đốc tiền nhiệm trình và được Chính phủ phê duyệt. Ông cho biết thêm, ngay khi về điều hành Ngân hàng Nhà nước, đã nghiên cứu kỹ và yêu cầu ngừng phát hành mới tiền xu, thu hồi những đồng tiền không đảm bảo lưu hành.

Chất vấn Thống đốc đương nhiệm về sự mất giá của đồng tiền Việt Nam thời gian qua, đại biểu Lê Thị Nga còn dẫn chiếu quy định pháp luật cho thấy ổn định giá trị đồng tiền là trách nhiệm của thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Ông Giàu thừa nhận, hằng năm đồng tiền Việt Nam đều mất giá, song đảm bảo ổn định đồng tiền không chỉ là mục tiêu theo đuổi của ngành ngân hàng mà còn cần xem xét tới các yếu tố khác, đặc biệt là cơ cấu và hiệu quả nền kinh tế. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, từ cuối năm ngoái tới nay, đồng tiền Việt Nam đã mất giá 5,18% so với đôla Mỹ.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu là thành viên Chính phủ đầu tiên đăng đàn tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XI. Ngành ngân hàng trực tiếp nhận 22 chất vấn của 22 đại biểu và 3 ý kiến do Thủ tướng ủy quyền trả lời, tập trung vào 3 vấn đề: Triển khai gói kích cầu thứ nhất; Tỷ giá và thị trường ngoại hối và Điều hành lãi suất ngân hàng trong bối cảnh vừa đảm bảo sản xuất kinh doanh vừa phòng ngừa nguy cơ lạm phát quay trở lại. Do có nhiều ý kiến chất vấn, nên chiều nay Thống đốc Giàu sẽ tiếp tục giải trình trong khoảng nửa tiếng, với gần 10 câu hỏi xoay quanh vấn đề lãi suất cơ bản, giá vàng và dự trữ ngoại hối.

Song Linh

MARKYMUI
17-11-2009, 16:39
Nhà nước đứng ra bảo lãnh cho các tổng cty, tập đoàn nhà nước vay vốn nước ngoài.Khi các tổng cty ,tập đoàn này làm ăn thua lỗ không có khả năng chi trả thì nhà nước lại bắt buộc phải trả thay bằng cách in tiền VND ra mua USD trên thị trường tự do để trả nợ. Khiến cho tiền VND mất giá làm dân lao đao, tiền USD lên giá làm các doanh ngiệp tư nhân nhập khẩu lao đao.
Các bố thì thi nhau cắn vào khoản vay nợ, chỉ tội dân đen ngô nghê, chỉ biết bữa cơm ngày càng teo tóm mà ko biết vì đâu.
...Vinashin là một ví dụ điển hình....

evodanh
17-11-2009, 16:51
Yeah, đúng rồi Vinashin đầu tư thất thoát, nhưng đồng tiền ko tự nhiên mà mất đi, nó chỉ chuyển từ nơi này đến nơi khác, vậy nơi những đồng tiền mà Vinashin đầu tư thất thoát rơi về tay ai?

security_plus
18-11-2009, 08:36
Đặt cái tựa như thế thì coi chừng bị bắt vì tung tin *** gì đó đấy nha.

Các bác thử xem nợ như thế nào? Ai là chủ nợ?

Các bác có bao giờ đi vay tiền ngân hàng chưa? Nếu các bác không có cái gì thì ngân hàng nó có cho các bác vay không?

Mỹ có phải là con nợ hay không?

Đừng quá bi quan thế bác nhé :)

Chúc vui vẻ!

MARKYMUI
18-11-2009, 10:55
Đặt cái tựa như thế thì coi chừng bị bắt vì tung tin *** gì đó đấy nha.

Các bác thử xem nợ như thế nào? Ai là chủ nợ?

Các bác có bao giờ đi vay tiền ngân hàng chưa? Nếu các bác không có cái gì thì ngân hàng nó có cho các bác vay không?

Mỹ có phải là con nợ hay không?

Đừng quá bi quan thế bác nhé :)

Chúc vui vẻ!

Ừ, nước mình vẫn còn bao tài nguyên, đất đai mà, dư sức đảm bảo tín dụng, tha hồ gặm.
Mỹ nó xa quá, mình hổng biết. Mình chỉ biết là tiền VND ngày càng mất giá,nhìn bữa ăn của bà con thấy mà nản. Thời buổi khó khăn , con nít lại phải quay về uống nước cơm thay sữa. Bà bán tạp hóa gần trại tôi, mua chục hộp sữa ông Thọ, bán mấy tháng chưa hết ( Con nít ở đây,Sóc Trăng, Trà Vinh đừng có mơ tới sữa hộp).

security_plus
18-11-2009, 13:34
Ừ, nước mình vẫn còn bao tài nguyên, đất đai mà, dư sức đảm bảo tín dụng, tha hồ gặm.
Mỹ nó xa quá, mình hổng biết. Mình chỉ biết là tiền VND ngày càng mất giá,nhìn bữa ăn của bà con thấy mà nản. Thời buổi khó khăn , con nít lại phải quay về uống nước cơm thay sữa. Bà bán tạp hóa gần trại tôi, mua chục hộp sữa ông Thọ, bán mấy tháng chưa hết ( Con nít ở đây,Sóc Trăng, Trà Vinh đừng có mơ tới sữa hộp).

Tớ không hiểu cách cậu nói thế là có ý gì :)

Tuy nhiên, phải nhìn nhận là khó khăn thì còn nhiều và nó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan :)

Mỹ, tiền của nó cũng bị mất giá đó cậu ạ. Cậu thử tham khảo trên Internet xem sao nhé :)

Không phải tớ không hay về các vùng miền quê đâu cậu. Tình hình theo tớ thì chẳng có gì thay đổi (vẫn nghèo) chứ chưa hẳn là nghèo hơn :)

Chúc vui vẻ!

A.K.A.Y
18-11-2009, 13:46
Mỹ, tiền của nó cũng bị mất giá đó cậu ạ. Cậu thử tham khảo trên Internet xem sao nhé
Tiền Mỹ nó mất giá thế nầu tui cũng chả biết, chỉ biết ở VN nó đang hiếm.


Tuy nhiên, phải nhìn nhận là khó khăn thì còn nhiều và nó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan

=)) Nói y chang như....

security_plus
18-11-2009, 16:27
Tiền Mỹ nó mất giá thế nầu tui cũng chả biết, chỉ biết ở VN nó đang hiếm.



=)) Nói y chang như....

USD ở VN mà đang hiếm thì tớ cũng chịu cậu. Cậu thử ra tiệm vàng hỏi xem sao. Bao nhiêu cũng có đấy cậu :)

Tớ xin nhắc lại một lần nữa là việc tỉ giá niêm yết (tại ngân hàng) và tỉ giá tại thị trường tự do có chênh lệch thì cũng là chuyện bình thường.

Cậu thử qua Sing, Malays, Thái, Campuchia đổi tiền tại sân bay, ngân hàng, tiệm ngoài đường, khách sạn, casino xem nó có khác nhau nhiều không nhé? :)

Nếu chúng ta nghĩ mọi chuyện nó nhẹ nhàng thì nó sẽ nhẹ nhàng mà thôi :)

Chúc vui vẻ!

ngocquang19877
19-11-2009, 00:15
USD ở VN mà đang hiếm thì tớ cũng chịu cậu. Cậu thử ra tiệm vàng hỏi xem sao. Bao nhiêu cũng có đấy cậu :)

Tớ xin nhắc lại một lần nữa là việc tỉ giá niêm yết (tại ngân hàng) và tỉ giá tại thị trường tự do có chênh lệch thì cũng là chuyện bình thường.

Cậu thử qua Sing, Malays, Thái, Campuchia đổi tiền tại sân bay, ngân hàng, tiệm ngoài đường, khách sạn, casino xem nó có khác nhau nhiều không nhé? :)

Nếu chúng ta nghĩ mọi chuyện nó nhẹ nhàng thì nó sẽ nhẹ nhàng mà thôi :)

Chúc vui vẻ!

Đồng ý là có chênh lệch, nhưng làm gì có chuyện chênh lệch nhau tới gần 10% như ở VN này. Với lại cái sự chênh lệch giữa tỷ giá ngân hàng ở nước ngoài với các điểm thu đổi ngoại tệ ở đó vì 1 lí do rất khách quan chứ không như ở VN.

MARKYMUI
19-11-2009, 09:03
Có bác nào ở Mỹ ko cho tớ hỏi :
Tiền US quả thật là mất giá so với các tiền khác ( Euro,Pound, Yen...)trên thị trường tài chính quốc tế, nhưng bản chất mất giá này vẫn là lượng USD được Mỹ tự in ra tung ra quốc tế quá lớn ( thông qua nhập khẩu hàng hóa, tài/viện trợ ...). Chính vì lý do đó tớ nghĩ tuy USD mất giá, nhưng là mất giá ngoài thị quốc tế, chứ thị trường nội địa Mỹ thì giá trị USD vẫn giữ nguyên ( hơặc giảm rất nhẹ)khi mua bán hàng trong nước.Vì thế mức sống của dân vẫn được đảm bảo.
Đây là cái lợi cơ bản nhất của chính sách quốc tế hóa đồng tiền của mình.
Bác nào đang ở Mỹ cho em biết giá cả hàng hóa tiêu dùng có tăng ào ào theo mức giảm giá USD trên thị trường tài chính qt ko ? thanks

ngocquang19877
19-11-2009, 09:15
Có bác nào ở Mỹ ko cho tớ hỏi :
Tiền US quả thật là mất giá so với các tiền khác ( Euro,Pound, Yen...)trên thị trường tài chính quốc tế, nhưng bản chất mất giá này vẫn là lượng USD được Mỹ tự in ra tung ra quốc tế quá lớn ( thông qua nhập khẩu hàng hóa, tài/viện trợ ...). Chính vì lý do đó tớ nghĩ tuy USD mất giá, nhưng là mất giá ngoài thị quốc tế, chứ thị trường nội địa Mỹ thì giá trị USD vẫn giữ nguyên ( hơặc giảm rất nhẹ)khi mua bán hàng trong nước.Vì thế mức sống của dân vẫn được đảm bảo.
Đây là cái lợi cơ bản nhất của chính sách quốc tế hóa đồng tiền của mình.
Bác nào đang ở Mỹ cho em biết giá cả hàng hóa tiêu dùng có tăng ào ào theo mức giảm giá USD trên thị trường tài chính qt ko ? thanks

Nói nhảm, ngay cả đồng USD thì đã có phân tích khoảng từ 20-30 năm thì nó mất giá đi một nữa :).

security_plus
19-11-2009, 09:53
Đồng ý là có chênh lệch, nhưng làm gì có chuyện chênh lệch nhau tới gần 10% như ở VN này. Với lại cái sự chênh lệch giữa tỷ giá ngân hàng ở nước ngoài với các điểm thu đổi ngoại tệ ở đó vì 1 lí do rất khách quan chứ không như ở VN.

Đồng ý với chú Quang là trung bình thì không có sự chênh lệch lớn tới gần 10% nhưng cũng có nơi chênh tới hơn 10%.

Nguyên nhân chủ quan hay khách quan thì nó phụ thuộc phần nhiều vào cách nghĩ của người tiếp nhận thông tin thôi à :)

Nói chung, tớ đưa ra ví dụ đó không phải để tranh cãi đúng hay sai mà chỉ nhằm mục đích là giải tỏa phần nào những ức chế của anh em về vụ chênh lệch tỉ giá (nếu như có và có thể giải tỏa được).

Chúc vui vẻ!

thaychuastudio
19-11-2009, 10:57
USD ở VN mà đang hiếm thì tớ cũng chịu cậu. Cậu thử ra tiệm vàng hỏi xem sao. Bao nhiêu cũng có đấy cậu :)

Tớ xin nhắc lại một lần nữa là việc tỉ giá niêm yết (tại ngân hàng) và tỉ giá tại thị trường tự do có chênh lệch thì cũng là chuyện bình thường.

Cậu thử qua Sing, Malays, Thái, Campuchia đổi tiền tại sân bay, ngân hàng, tiệm ngoài đường, khách sạn, casino xem nó có khác nhau nhiều không nhé? :)

Nếu chúng ta nghĩ mọi chuyện nó nhẹ nhàng thì nó sẽ nhẹ nhàng mà thôi :)

Chúc vui vẻ!

Bác này chẳng biết một chút téo gì định nghĩa về suy thoái, khủng hoảng, mất cân bằng... trong kinh tế Việt Nam cả.

vậy mà đòi "giải quyết ức chế" về tỉ giá cho anh em :no:



[/I][/B]
Nguyên nhân chủ quan hay khách quan thì nó phụ thuộc phần nhiều vào cách nghĩ của người tiếp nhận thông tin thôi à
[B][I]

và sau đó là những câu vô thưởng vô phạt. Nhưng có vẻ rất là... hiền triết :(

lqkhoi
19-11-2009, 12:33
Lão Chùa dạo này thua lỗ dữ hay sao mà động đâu cũng xù lông hết vậy nè :p.

Chú Mật-Cộng nói cũng có cái lý mừ, tuy nhiên riêng với Sing và ngay cả Malaysia thì cho tớ chỉnh sửa 1 chút. Tỷ lệ trên 10% luôn có nhưng ngược với ta. Có nghĩa là anh đổi ở ngoài (Non official trade ví dụ như chỗ đổi tiền ở sân bay, hotel, mall ....) thì luôn có rate tệ hơn xếp hàng đổi trong ngân hàng, ở VN thì chuyện này ngược lại. Đó mới là vấn đề mà chú Quang và lão Chùa đang bàn cãi.

PS: Có 1 cái thread havidu đang lập viết hết phần 1 và khá hay. Hay chúng mình chờ cho hắn viết hết rồi sang cái thread đó quậy tiếp nhỉ?

thaychuastudio
19-11-2009, 12:38
Lão Chùa dạo này thua lỗ dữ hay sao mà động đâu cũng xù lông hết vậy nè :p.



PS: Có 1 cái thread havidu đang lập viết hết phần 1 và khá hay. Hay chúng mình chờ cho hắn viết hết rồi sang cái thread đó quậy tiếp nhỉ?

:D

:yes:

hailam09
19-11-2009, 13:17
Càng theo dõi càng chán cho cái cuộc chất vấn.

Sáng nay(19/11/09) nghe ông NTD trả lời mà thấy "đau lòng".
Khi được hỏi về trách nhiệm xứ lý, kỷ luật cấp dưới theo thẩm quyền. Ông NTD dẫn ra: ông TT P.V. Đồng từng là t.tướng có thời gian tại vị lâu nhất và trong quá trình đó đã không xử lý, kỷ luật một ai. Và ông Dũng bảo rằng ông cũng cố học tập và làm theo ông Đồng.
Thật hết ý kiến, bởi thế mà hỏi vì sao tham nhũng và tiêu cực không tung hoành dữ dội!

security_plus
19-11-2009, 13:27
Bác này chẳng biết một chút téo gì định nghĩa về suy thoái, khủng hoảng, mất cân bằng... trong kinh tế Việt Nam cả.

vậy mà đòi "giải quyết ức chế" về tỉ giá cho anh em :no:



và sau đó là những câu vô thưởng vô phạt. Nhưng có vẻ rất là... hiền triết :(

Vâng, những trình bày của em chỉ là "mong" (chứ không phải "đòi") sao đó giải tỏa được cho anh em mà thôi.

Nếu bác biết về "định nghĩa" về những suy thoái, khủng hoảng, mất cân bằng trong kinh tế VN thì chỉ ra cho mọi người tham khảo ạ :)

Với cá nhân em, em cho rằng USD hiện nay ở VN là không thiếu. Ví dụ có thể ra tiệm vàng đổi đầy. Cái nữa, các ngân hàng VN vừa đi nhập một lượng vàng đáng kể về đấy thôi. Không biết họ có nhập vàng bằng VND được không?

Lượng USD là không thiếu ở các ngân hàng nhưng để "mua" được nó thì phải có một số "điều kiện". Bất cập là có ở đây, ai cũng thấy nhưng nếu ta "cân đối" được đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp mình thì cũng chẳng có gì phải kêu than như các doanh nghiệp than trên báo đâu :)

Theo em thì những phân tích hay kiểu "định nghĩa" gì đó ở VN ta là vô nghĩa đấy bác ạ :)

Chúc vui vẻ!

A.K.A.Y
19-11-2009, 13:35
to @sừ cu bờ lết:
Thứ lỗi cho tui ko quote bài trên của bác, vì nó dài dòng quá. Xin mạn phép hỏi bác 1 câu:

Cái title bài này là "Nợ quốc gia rất lớn" do chính miệng cha thống đốc Ngân hàng nói, chả còn cảnh báo coi chừng có khủng hoảng lớn ở VN.

Nhiu đó chứng tỏ nước ta nợ như Chúa chổm. Theo bác chúng ta nợ nước ngoài là USD hay VND hay GOLD ? Có phải mất khả năng chi trả sẽ dẫn đến khủng hoảng hay không ? Mời bác !

security_plus
19-11-2009, 14:16
to @sừ cu bờ lết:


Cái title bài này là "Nợ quốc gia rất lớn" do chính miệng cha thống đốc Ngân hàng nói, chả còn cảnh báo coi chừng có khủng hoảng lớn ở VN.

Nhiu đó chứng tỏ nước ta nợ như Chúa chổm. Theo bác chúng ta nợ nước ngoài là USD hay VND hay GOLD ? Có phải mất khả năng chi trả sẽ dẫn đến khủng hoảng hay không ? Mời bác !

Vâng, em trả lời bác như sau ạ

Nợ quốc gia rất lớn thì em rõ rồi vì em cũng đọc báo mà, còn vụ khủng hoảng lớn thì em chưa hiểu là do chúng ta có hiểu khác nhau hay không. Cái đó em sẽ tìm hiểu lại.
Nợ thì như em đã nói là Mỹ họ cũng nợ nhiều bác ạ. Và một nước đang phát triển như VN ta thì nợ nước ngoài là đương nhiên. Nhiều quốc gia phát triển hiện nay họ cũng đã trải qua thời kỳ như chúng ta :)

Kế tiếp, trong kinh doanh (em nói lại lời người khác thôi nhé), một người/tổ chức kinh doanh tốt là người/tổ chức sử dụng "vốn vay" tốt, hiệu quả. Bác thử xem các đại gia có đại gia nào không vay ngân hàng? Em chỉ đơn cử bầu Đức của Hoàng Anh Gia Lai.

Nợ, chưa phải là vấn đề gì to lớn (vì chẳng ai cho mượn nợ người không có khả năng, trừ xã hội đen - cái này thì em đã nói ở đâu đó là cần tìm hiểu mình đang nợ ai - không ám chỉ gì nhé). Vấn đề là chúng ta có "ăn" vào cục nợ đó hay không thì đó là đề tài khác (mà ai cũng biết khỏi phải bàn thêm). He he, ...

[=========> Bổ sung bài viết <=========]

Tớ vừa đọc lại bài báo nói trên, chẳng có chỗ nào bác Giàu đề cập đến "coi chừng có 1 cuộc khủng hoảng lớn ở VN" cả. Nếu bác thấy thì chỉ ra hộ em với ạ.

Cám ơn bác :)

ngocquang19877
19-11-2009, 20:51
Vâng, em trả lời bác như sau ạ

Nợ quốc gia rất lớn thì em rõ rồi vì em cũng đọc báo mà, còn vụ khủng hoảng lớn thì em chưa hiểu là do chúng ta có hiểu khác nhau hay không. Cái đó em sẽ tìm hiểu lại.
Nợ thì như em đã nói là Mỹ họ cũng nợ nhiều bác ạ. Và một nước đang phát triển như VN ta thì nợ nước ngoài là đương nhiên. Nhiều quốc gia phát triển hiện nay họ cũng đã trải qua thời kỳ như chúng ta :)

Kế tiếp, trong kinh doanh (em nói lại lời người khác thôi nhé), một người/tổ chức kinh doanh tốt là người/tổ chức sử dụng "vốn vay" tốt, hiệu quả. Bác thử xem các đại gia có đại gia nào không vay ngân hàng? Em chỉ đơn cử bầu Đức của Hoàng Anh Gia Lai.

Nợ, chưa phải là vấn đề gì to lớn (vì chẳng ai cho mượn nợ người không có khả năng, trừ xã hội đen - cái này thì em đã nói ở đâu đó là cần tìm hiểu mình đang nợ ai - không ám chỉ gì nhé). Vấn đề là chúng ta có "ăn" vào cục nợ đó hay không thì đó là đề tài khác (mà ai cũng biết khỏi phải bàn thêm). He he, ...

[=========> Bổ sung bài viết <=========]

Tớ vừa đọc lại bài báo nói trên, chẳng có chỗ nào bác Giàu đề cập đến "coi chừng có 1 cuộc khủng hoảng lớn ở VN" cả. Nếu bác thấy thì chỉ ra hộ em với ạ.

Cám ơn bác :)

Cái mô hình central bank ra đời từ giữa thế kỉ 16, xuất phát từ Anh, là dựa trên mô hình nợ quốc gia. Đến giữa thế kỉ 17 họ thấy mô hình này nguy hiểm quá nên đẻ ra thêm cái gọi là "bản vị vàng, bạc blah blah" để kiềm hãm sự lớn mạnh của central bank lại. Đầu thế kỉ 20 các central banks khơi mào các cuộc chiến và khủng hoảng tiền tệ nhằm để phá bỏ bản vị. Đến 1972, cuộc chiến ngã ngũ bằng việc Mỹ phá bỏ chế độ bản vị vàng.

Kể từ đó, nợ quốc gia của Mỹ leo thang đến cái con số mà mọi người đều biết, nhưng đổi lại Mỹ là một quốc gia hùng mạnh nhất địa cầu cả về mặt quân sự lẫn kinh tế. Điều đó giúp cho Mỹ, dù phải gánh trên vai 1 lượng nợ khổng lồ, nhưng các chủ nợ cứ ùn ùn kéo tới nhà thằng Mẽo đòi cho nó...mượn tiếp

Consequently, nợ đối với Mỹ không phải là vấn đề to lớn, nhưng đối với những nước bị Credit Rating là BB- như Viet Nam thì là vấn đề vô cùng to lớn vì:

1. Éo thằng nào dám cho mượn nữa
2. Chủ nợ cũ ùn ùn kéo tới đòi tiền, nhưng mà vấn đề là có làm éo gì ra tiền đâu mà trả. Cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật, giáo dục đào tạo hầu như là con số 0 to tướng thì lấy cái gì trả nợ đây trời ơi, đất ơi, Đảng ơi :crying::crying::crying:.

thaychuastudio
19-11-2009, 21:09
Đề nghị Ngocquang viết rõ hơn một số từ "chuyên ngành" cho bác Pờ lút này hiểu hơn tí để phúc đáp lại. :yes:

tiểu dân
20-11-2009, 01:19
Bé Quang, anh Vang: Nói làm gì cho mệt! Một đàng nói vĩ mô (tình hình kinh tế VN trong mối tương quan thế giới), một đàng lại đem vi mô ra cự (cứ ra tiệm vàng hỏi xem có dollars không) thì nói làm gì cho tốn nước bọt!

Đọc hết 2 trang rồi mà bộ còn chưa biết tài năng suy luận, lập luận, khả năng "nhìn" và "nhận" của security plus cao siu tới cỡ nào hay sao mà còn ở không chờ "phúc đáp" !

thaychuastudio
20-11-2009, 09:52
Có người nói qua nói lại cũng vui, Còn hơn cái lão Havidu. Chả ma nào mon men vào cái thớt của lão ấy để bình lựng cả !!! :D

NGhĩ mà tội...

MARKYMUI
20-11-2009, 10:54
Nói nhảm, ngay cả đồng USD thì đã có phân tích khoảng từ 20-30 năm thì nó mất giá đi một nữa :).

hì hì, cậu nói là 20-30 năm nó mất giá một nửa, tớ tạm nghĩ là lạm phát 100% / 20-30 năm. Mức mất giá trong thị trường nội địa Mỹ như vậy có gọi là cao ko nhỉ ?, có ảnh hưởng tới đời sống dân Mỹ ko nhỉ ? ( cậu mà so với ViệtNam mình thì..chắc cậu ko dám đếm số ;) )
Cho tớ hỏi lại Có bác nào ở Mỹ ko cho tớ biết giá cả hàng hóa tiêu dùng có tăng ào ào theo mức giảm giá USD trên thị trường tài chính quốc tế ko ?thanks

security_plus
20-11-2009, 11:06
Consequently, nợ đối với Mỹ không phải là vấn đề to lớn, nhưng đối với những nước bị Credit Rating là BB- như Viet Nam thì là vấn đề vô cùng to lớn vì:

1. Éo thằng nào dám cho mượn nữa
2. Chủ nợ cũ ùn ùn kéo tới đòi tiền, nhưng mà vấn đề là có làm éo gì ra tiền đâu mà trả. Cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật, giáo dục đào tạo hầu như là con số 0 to tướng thì lấy cái gì trả nợ đây trời ơi, đất ơi, Đảng ơi :crying::crying::crying:.

Mình cũng đã nói một số lần rồi, việc nợ nó không thành vấn đề như muốn làm ăn, muốn phát triển thì phải mượn nợ mà thôi (trong chiến tranh và sau chiến tranh, các nước muốn phát triển có phải mượn nợ không?). Cái quan trọng là làm sao cho việc mượn vốn nó hiệu quả.

Còn nữa, tớ cũng đưa ra là mượn ai mới quan trọng nữa, đúng không? Cái này chính là cái tớ đang lo ngại vì mượn xã hội đen thì "tiền lời" cao mà còn chưa biết bị nó "xử" lúc nào. Cái này thì hơi bị nhạy cảm tí nhưng nếu muốn mượn thì anh Hai vẫn cho mượn mà thôi, thậm chí muốn mượn bao nhiêu cũng được đó (đáp lại vấn đề số 1 chú Quang nêu ra nhé).
Vấn đề số 2 chú Quang đưa ra thì chú Quang có thể đưa ra được con số nợ hàng năm phải trả của VN ta không? Các chủ nợ là ai? họ đòi như thế nào mà lại nói là ùn ùng hay là chú chỉ "phỏng đoán" nó thế? :)

Chúc vui vẻ!

[=========> Bổ sung bài viết <=========]


Bé Quang, anh Vang: Nói làm gì cho mệt! Một đàng nói vĩ mô (tình hình kinh tế VN trong mối tương quan thế giới), một đàng lại đem vi mô ra cự (cứ ra tiệm vàng hỏi xem có dollars không) thì nói làm gì cho tốn nước bọt!

Đọc hết 2 trang rồi mà bộ còn chưa biết tài năng suy luận, lập luận, khả năng "nhìn" và "nhận" của security plus cao siu tới cỡ nào hay sao mà còn ở không chờ "phúc đáp" !

Chào tiểu dân,

tiểu dân có chắc là những người làm chủ yếu về tin học vào forum này (tin học) đều hiểu những vấn đề vĩ mô (như tiểu dân, Quang, lão Chùa, v..v.) hay không?

Trao đổi là một hình thức học hỏi một cách nhanh nhất cho những người chưa có kiến thức về kinh tế (như tôi chẳng hạn). Vì thế, rất mong bạn chỉ ra các vấn đề mình cần tập trung giải quyết thay vì việc sợ tốn nước bọt :) (biết đâu nước bọt của bạn lại giúp ích được về kiến thức cho những người đọc topic này, không phải tôi vì đầu óc có hạn chế cũng chẳng sao)

Vấn đề nữa, tại sao tôi lại phải "bỏ công" (tạm gọi thế) để vào trình bày với mọi người để phải nghe những lời "chê" (cũng tạm gọi thế, tôi không ngại)?

Thời gian vừa qua, khi có "biến động" về tỉ giá VND/USD, giá vàng tăng cao, một số anh em trong này hô hào về việc tài khoản càng ngày càng to ra (lời) như Ngọc Quang chẳng hạn, Arkan thì nói việc người dân hí hửng đem khoe với nhau về việc mình được mua vàng (với giá cao và tin rằng mình sẽ lời) như thế nào. Các điều như thế có thể ảnh hưởng ít nhiều đến (tâm lý) các anh em trong này. Họ nghĩ làm như 2 bạn trên là đúng (đọc báo thấy có cả anh công nhân đem nhẫn cưới đi bán khi giá vàng lên) nhưng sự thực thì hiện nay chưa có lời mà vẫn phải mua vào sự lo lắng :)

Với việc thông tin "bùng nổ" từ những người có ít nhiều uy tín trên diễn đàn như thế thì việc tôi có những hồi đáp như vừa qua có lẽ là điều dễ hiểu :)

Chúc vui vẻ!

[=========> Bổ sung bài viết <=========]


Giá $$$ giảm đối với VND thì chưa chắc, nhưng điều mà tớ chắc chắn là giá vàng sẽ còn tăng, không những thế mà còn tăng vùn vụt ở VN là đằng khác, kẻ nào đã may mắn mua vào với giá ngày hôm qua thì còn khuya mới nhả ra mà sẽ ôm cho thật chặt, đồng thời đi khoe với làng xóm cái khôn của mình. Bà con họ hàng thấy thế cũng đổ xô rút tiền VND tiết kiệm trong ngân hàng đi mua vàng sau khi được tin cái thòng lọng được nới lỏng.

Tóm lại là một câu thế này cho gọn: cái mịa gì cũng tăng, ngoại trừ VND. Cho dù ở ngoài kia giá $$ có tuột dốc không phanh so với các loại tiền tệ khác đi chăng nữa thì ở VN nó vẫn cứ lên, đặc biệt là khi còn tồn tại cái chính sách giá bán khác giá mua, cộng với sự bưng bít thông tin để thiểu số đục nước béo cò, vốn là đặc trưng của nền kinh tế thị trường theo định hướng quái thai gì gì đó.

Cái này là để trả lời cho MARKYMUI về việc USD có mất giá hay không và bổ sung thông tin cho câu chuyện trên của mình.


@ BIN: Thị trường có dấu hiệu tăng USD lại rồi . Hiện nay giao dịch bán ra là 19.000/$

Có khi nào nó lại lên 20.000 nữa không vậy chời !! :(







( Lên cú này mình lại phải đi nhậu với ku Quang nữa thì rõ khổ !! :D

Tranh cãi làm gì

Giờ em cứ ngồi ở nhà theo dõi cái tỉ giá, đếm tiền tăng lên từng...giờ.

Ha lão chùa ha :lick:

Nói thêm tí là tớ chưa bao giờ dám nói chuyện "vĩ mô", tớ chỉ nói chuyện thực tế nó đang diễn ra tại VN theo hướng nhìn (hạn hẹp) của tớ.

Các bạn có tầm nhìn sâu, rộng, vĩ mô rất mong các bạn sau này nếu đất nước có "thay đổi" thì mong các bạn đứng ra ghánh vác việc kinh tế VN sao cho nó bằng chị, bằng em.

Thân và Chúc vui vẻ!

Hanaziki
20-11-2009, 12:19
Vĩ mô hay vi mô gì em chả biết, em chỉ biết mổi năm tết quê em, càng ngày càng "bèo" thôi (quê em là thị trấn đó nghe), điều đó có nghĩa là gì !?

Mọi góp ý điều có ích, cho dù đúng hay sai. :eat:

Dennis Bergkamp
21-11-2009, 13:11
Các bạn có tầm nhìn sâu, rộng, vĩ mô rất mong các bạn sau này nếu đất nước có "thay đổi" thì mong các bạn đứng ra ghánh vác việc kinh tế VN sao cho nó bằng chị, bằng em.

Thân và Chúc vui vẻ!

Nói cho thành viên trong này nghe à? Ai trong này mà đứng ra gánh vác thì VN có mà...bỏ mẹ :punk:.