PDA

View Full Version : Ngôn ngữ miền Nam trước 1975



minhtuan_8x
28-10-2009, 09:05
Mình hiện đang tìm hiểu về ngôn ngữ Thuần Việt (đặc biệt là ở Miền Nam) nhưng số vốn từ mình quá ít. Bác nào có từ thuần Việt nào mang sắc thái Miền Nam chia sẻ với em với ạ.

Ví dụ: Nữu Ước - New york
.....: Chánh quyền = chính quyền
.....: Sanh tử = sinh tử
.....: Quý thính giả = các bạn nghe đài
.....: Hải ngoại =Nước ngoài

thuongshoo
28-10-2009, 09:25
mấy từ bạn nói là từ hán việt thôi mà? vay mượn chữ Hán thì nó vậy đó! miền Nam khác với miền Bắc, Vn khác với Hàn Quốc, Nhật Bản.

Sau giải phóng, theo chuẩn của Miền Bắc vậy thôi!

Dùng nhiều từ HV quá không tốt đâu! Giảm bớt!

[=========> Bổ sung bài viết <=========]

mấy từ đó không có thuần việt đâu nha!

[=========> Bổ sung bài viết <=========]

hải ngoại 0 phải là nước ngoài đâu! từ đó thường chỉ bộ phận người việt ở nước ngoài, kinh tế, văn hóa của người việt ở nước ngoài. Còn dùng nước ngoài thì có nghĩa là không ở trong nước :D

[=========> Bổ sung bài viết <=========]

từ ngữ hán việt thì miền nào đi nữa thì cũng là từ vay mượn của tàu mà thôi!

bữa đó mình có coi sơ 1-2 trang của 1 cuốn sách từ hán việt. Nói là sau giải phóng thì miền Bắc cũng từ từ dùng từ hán việt của miền Nam, như gạch bông, ít dùng gạch hoa. Mình chỉ nhớ sơ sơ như vậy!

từ của miền Nam đa số hình như là "Hán" hóa tiếng Anh.
thí dụ: airforce, air là không khí, force là lực lượng, airforce là không lực. Bữa nay suy nghĩ về thương hiệu, từ này chắc cũng vậy, là từ trademark, trade là thương mại, mark là dấu hiệu, đánh dấu

Arkain
28-10-2009, 11:14
Nếu muốn học thêm từ ngữ trước 1975 thì cứ vào các website có nhiều sách truyện (như là Việt Nam Thư Quán) để tìm đọc cách quyển sách cũ là xong :)

Ủng hộ bác vài chục từ làm vốn:

Nhất/Nhứt -> Số một
Chánh/Chính quyền -> Nhà nước
Tổng Thống -> Chủ tịch nước
Ca sĩ, nhạc sĩ, nghệ sĩ, bác sĩ -> Ca sỹ, nhạc sỹ, nghệ sỹ, bác sỹ
Bánh mì, khoai mì, bột mì -> Bánh mỳ, khoai mỳ, bột mỳ
Đáng nhớ -> Ấn tượng
Cô lập -> Cách ly
Chỉ thị -> Chỉ đạo
Dịch -> Chuyển ngữ
Chính -> Chủ đạo
Phẩm chất -> Chất lượng
Tỵ nạn -> Đào tị
Hàng ngũ -> Đội ngũ
Quy mô lớn -> Đại trà
Thân hữu -> Hữu nghị
Bảo đảm -> Đảm bảo
Đại Hàn -> Triều Tiên
Nam Hàn -> Hàn Quốc
Bắc Hàn -> Bắc Triều Tiên
Mũ an toàn -> Mũ bảo hiểm
Túc cầu -> Bóng đá
Vũ cầu -> Cầu lông
Bực tức -> Bức xúc
Nhà -> Hộ
Kiêu ngạo, làm tàng -> Chảnh
Trí thông minh -> Chất xám
Cứu hỏa -> Chữa cháy
Lén -> Chui
Thẻ căn cước -> Thẻ chứng minh nhân dân
Nghiệp đoàn -> Công đoàn
Căn bản -> Cơ bản
Hải cảng -> Cửa khẩu
Cứu cấp -> Cứu hộ
Thành phần -> Diện
Phỏng định -> Dự kiến
Ghi danh -> Đăng ký
Đề nghị -> Đề xuất
Suy luận -> Động não
Khuyến khích -> Động viên
Bất ngờ -> Đột xuất
Phi cơ -> Máy bay, tàu bay
Phi đạo -> Đường băng
Phi trường -> Sân bay
Xa lộ -> Đường cao tốc
Hàng không mẫu hạm -> Tàu sân bay
Thủy quân lục chiến -> Lính thủy đánh bộ
Song ca -> Hát đôi
Hợp ca -> Hát tốp (sau này sửa lại thành Tốp ca)
Tiếp liệu -> Hậu cần
Tối tân -> Hiện đại
Sổ thông hành -> Hộ chiếu
Đồ sộ, nguy nga, tráng lệ, hiên ngang, oai hùng -> gọi tất là "Hoành tráng"
Băng tần -> Kênh
Xuất sắc -> Tiên tiến
Thẩm vấn, điều tra -> "làm việc", "uống trà"
Bưng bít thông tin -> "Kiểm duyệt"
Lợi tức -> Lợi nhuận
Giải thích -> Lý giải
Khiêu vũ -> Múa đôi
Siêng năng, tháo vát -> Năng nổ
Quân dịch -> Nghĩa vụ quân sự
Đồng lòng -> Nhất trí
Suy tư -> Nỗi niềm
Hoàn lương -> Phục hồi nhân phẩm
Hiểu rõ -> Quán triệt
Kế hoạch -> Phương án
Kinh hoàng, kinh ngạc, ngạc nhiên -> Sốc
Nghiêm chỉnh -> Nghiêm túc
Hồi âm -> Phản hồi
Lực sĩ -> Vận động viên
Trở ngại -> Sự cố
Thanh toán -> Thanh lý
Giải trí -> Thư giãn
Tiêu thụ -> Tiêu dùng
Phi hành đoàn -> Tổ lái
Truyền đơn -> Tờ rơi
Cố gắng -> Tranh thủ
Tài liệu -> Tư liệu
Tắc nghẽn -> Ùn tắc
Giải quyết -> Xử lý
Hồng Thập Tự -> Chữ thập đỏ
Tòa Bạch Ốc -> Nhà trắng
Ngũ Giác Đài -> Lầu năm góc
Phi thuyền -> Tàu vũ trụ
Tự nhiên -> Vô tư
Cao ốc -> Nhà cao tầng
Hỏa tiễn -> Tên lửa
Phi đạn -> Tên lửa đạn đạo
Gặt hái -> Thu hoạch
Vui mừng -> Phấn khởi
Xe thiết giáp -> Xe bọc thép
Vũ khí nguyên tử -> Vũ khí hạt nhân

Shellingfox
28-10-2009, 11:55
È hé, thế này thì tui vẫn xài tiếng miền Nam nhiều hơn tiếng miền Bắc rồi. Đa số từ anh Kền đưa là từ phổ thông mà :). Ngoại trừ mấy cái danh từ riêng thôi.

thuongshoo
28-10-2009, 12:00
bạn minhtuan_8x viết là từ thuần việt nhưng ví dụ cái bạn cần thì toàn đưa ra từ hán việt

[=========> Bổ sung bài viết <=========]

có lẽ bạn 0 biết đó là từ Hán Việt?

[=========> Bổ sung bài viết <=========]

bạn minhtuan_8x viết là từ thuần việt nhưng ví dụ cái bạn cần thì toàn đưa ra từ hán việt

[=========> Bổ sung bài viết <=========]

có lẽ bạn 0 biết đó là từ Hán Việt?:w00t:

The Old Man
28-10-2009, 13:49
Biến cố ->Sự cố
Nhanh lên -> Khẩn trương
Hà tiện->Chùm sò
Bỏ đi tám->???
Hết sẩy->???
Nghèo mà ham->???
Chu cha mèn đét ơi->???
Hết ráo->???
Hết trọi hết trơn->???
Có quởn không?->???
Liếng khỉ->???
Liếng thoắn->???
Ranh con->???
Tiểu quỷ->???
Lục tặc->???
Ba gai->???
Cà chớn->???
Đá cá lăn dưa->???
Cô hồn các đảng->???
Xí xọn->???
Còng đầu->???
Tóm cổ->???
Bù lu bù loa->???
Ba que xỏ lá->???
Dứt nọc->???

thuongshoo
28-10-2009, 14:02
Hà tiện->trùm sò
Bỏ đi tám->???
bá chấy bọ chét chó, Hết sẩy-> tuyệt vời
Nghèo mà ham->???
Chu cha mèn đét ơi-> giờ ơi!~
Hết ráo-> hết nhẵn, hết sạch
Hết trọi hết trơn-> hết sạch sành sanh
Có quởn không?-> có rỗi không?
Liếng khỉ->???
Liếng thoắn->???
Ranh con->???
Tiểu quỷ->???
Lục tặc->???
Ba gai-> ba trợn
Cà chớn-> lưu manh
Đá cá lăn dưa->???
Cô hồn các đảng->???
Xí xọn->???
Còng đầu-> bắt tội phạm,
Tóm cổ-> bắt, bị bắt
Bù lu bù loa->???
Ba que xỏ lá->???
Dứt nọc->???

mấy cái này hình như từ lóng thì phải?

nino
28-10-2009, 14:11
típ bác TOM một tý nhe:

Bỏ đi tám-> quên đi
Hết sẩy->bá cháy bọ chét
Nghèo mà ham-> nằm mơ đi
Chu cha mèn đét ơi->???
Hết ráo-> hết phim
Hết trọi hết trơn->??? xong phim
Có quởn không?->???
Liếng khỉ->???
Liếng thoắn->???
Ranh con->???
Tiểu quỷ->???
Lục tặc->???
Ba gai->???
Cà chớn->???
Đá cá lăn dưa->???
Cô hồn các đảng->???
Xí xọn-> chảnh chó
Còng đầu->???
Tóm cổ->???
Bù lu bù loa->???
Ba que xỏ lá->???
Dứt nọc->???

Arkain
28-10-2009, 15:33
È hé, thế này thì tui vẫn xài tiếng miền Nam nhiều hơn tiếng miền Bắc rồi. Đa số từ anh Kền đưa là từ phổ thông mà :). Ngoại trừ mấy cái danh từ riêng thôi.

Nhưng rất có thể bác Shellingfox lại quen dùng cụm từ "Việt kiều (http://www.ddth.com/showthread.php/121051-T%E1%BB%B1-%C4%91i%E1%BB%83n-Ti%E1%BA%BFng-Vi%E1%BB%87t/page7")" một cách cực kỳ cẩu thả để gọi tất cả mọi Người Việt Hải Ngoại giống y như bọn nhà báo sau 1975, mà không cần biết họ đang sinh sống với tư cách là khách hay là đã nhập tịch và trở thành người nhà tại các quốc gia ấy :lick:

-----

Đây là một số từ ngữ nước ngoài nhưng rất thông dụng tại Miền Nam, một số đã được mặc nhiên xem là "tiếng Việt": http://www.ddth.com/showthread.php/121051-T%E1%BB%B1-%C4%91i%E1%BB%83n-Ti%E1%BA%BFng-Vi%E1%BB%87t?p=1487111#post1487111

Shellingfox
28-10-2009, 17:32
Ờ đúng là xưa giờ dùng từ "Việt kiều" với ý nghĩa chỉ những người Việt sinh sống ở nước ngoài mà hổng quan tâm là người ta nhập tịch hay chưa.

Cảm ơn bác Kền về từ này, có thêm một từ trong từ điển của miền :D.

huongct
28-10-2009, 22:59
"Mình ên" tiếng quê tui đó, không đụng hàng đâu nghen ! Hihi :D

BoTayConGaQuay
28-10-2009, 23:20
góp gió vài từ cho chủ thớt:

Ngu như bò => thiếu năng lực
Vô trách nhiệm => thiếu tinh thần trách nhiệm
Đút lót => quà trên mức tình cảm
Tha cho mày đó => nghiêm khắc kiểm điểm
Biểu_tình => khiếu kiện đông người
Quan lớn => đầy tớ của nhân dân

Mới nhớ được nhiêu đó, chừng nào nhớ ra nữa sẽ post tiếp :D.

tanky
29-10-2009, 07:53
Tớ thấy tiếng phổ thông là chuẩn nhất, Nam, Trung, Bắc cũng chỉ là vùng miền.

br0™
29-10-2009, 09:40
góp gió vài từ cho chủ thớt:

Ngu như bò => thiếu năng lực
Vô trách nhiệm => thiếu tinh thần trách nhiệm
Đút lót => quà trên mức tình cảm
Tha cho mày đó => nghiêm khắc kiểm điểm
Biểu_tình => khiếu kiện đông người
Quan lớn => đầy tớ của nhân dân

Mới nhớ được nhiêu đó, chừng nào nhớ ra nữa sẽ post tiếp :D.

Chả hiẻu từ điển của bác là từ vùng nào qua vùng nào nữa

acaxomcui
29-10-2009, 11:26
Nghe kể lại,trước 75 người ta sợ nhất là tiếng hô to:pháo kích!
Bây giờ không có nghe ai dùng từ nầy.

nino
29-10-2009, 13:16
"Mình ên" tiếng quê tui đó, không đụng hàng đâu nghen ! Hihi :D

he he, dân này là dân miền tây nè, bác ở đâu thế?

huongct
29-10-2009, 13:25
he he, dân này là dân miền tây nè, bác ở đâu thế?


Gợi ý cho nè: Quê tui xuồng ghe nhiều nhất miền tây, nhiều gấp 2-3 lần quê bác !. lol

acaxomcui
29-10-2009, 14:29
Gợi ý cho nè: Quê tui xuồng ghe nhiều nhất miền tây, nhiều gấp 2-3 lần quê bác !. lol

Chưa chắc quê bác ghe xuồng nhiều bằng Cần Thơ..nhiều đến mức mua bán trên ghe khỏi cần chợ trên bộ.

A.K.A.Y
29-10-2009, 16:41
Gợi ý cho nè: Quê tui xuồng ghe nhiều nhất miền tây, nhiều gấp 2-3 lần quê bác !. lol

Chắc bác này quê ở Cà Mau. :bored:

thaychuastudio
29-10-2009, 19:54
Chắc bác này quê ở Cà Mau. :bored:

hắn ở Kiên Giang :yes:

huongct
29-10-2009, 22:26
Chưa chắc quê bác ghe xuồng nhiều bằng Cần Thơ..nhiều đến mức mua bán trên ghe khỏi cần chợ trên bộ.

Sao bằng quê em hả bác !, người ta không chỉ dùng làm phương tiện sinh sống mà còn để đi lại đó chứ. Theo thống kê thì số lượng tàu thuyền có công suất 5-15 mã lực, quê tui có khoản 90.000 chiếc. Chưa kể ca nô trên 100 mã lực nhiều quá trời luôn (cái này ghét lắm, làm sạt lỡ quá trời). Đặc biệt nếu được phép chạy thì nhiều ca nô có thể đạt vận tốc 90km/h đấy (nói vậy thôi chứ cho tiền tớ cũng hổng dám đi).


hắn ở Kiên Giang :yes:

Trật 60km rồi :lick:

southVN
29-10-2009, 22:57
Sao bằng quê em hả bác !, người ta không chỉ dùng làm phương tiện sinh sống mà còn để đi lại đó chứ. Theo thống kê thì số lượng tàu thuyền có công suất 5-15 mã lực, quê tui có khoản 90.000 chiếc. Chưa kể ca nô trên 100 mã lực nhiều quá trời luôn (cái này ghét lắm, làm sạt lỡ quá trời). Đặc biệt nếu được phép chạy thì nhiều ca nô có thể đạt vận tốc 90km/h đấy (nói vậy thôi chứ cho tiền tớ cũng hổng dám đi).



Trật 60km rồi :lick:
Dữ ác hôn,coi bộ qua chưa nghe chỗ nào có nhiều ghe xuồng hơn Cần Thơ à,bữa rày hổng có quỡn mà nghe tin tức,chắc dìa hỏi lại sắp nhỏ
Long An,Tiền Giang,Bến Tre,Trà Vinh,Vĩnh Long,Cần Thơ,Hậu Giang,Sóc Trăng,An Giang,Kiên Giang,Bạc Liêu,Cà Mau,Đồng Tháp
Chỗ nào là quê bác hen?nói nghe coi,dấu mần chi

huongct
30-10-2009, 12:10
Dữ ác hôn,coi bộ qua chưa nghe chỗ nào có nhiều ghe xuồng hơn Cần Thơ à,bữa rày hổng có quỡn mà nghe tin tức,chắc dìa hỏi lại sắp nhỏ
Long An,Tiền Giang,Bến Tre,Trà Vinh,Vĩnh Long,Cần Thơ,Hậu Giang,Sóc Trăng,An Giang,Kiên Giang,Bạc Liêu,Cà Mau,Đồng Tháp
Chỗ nào là quê bác hen?nói nghe coi,dấu mần chi


Tại bác không để ý đó chứ, tui nói mấy lần rồi đó ! Kaka lol

minhtuan_8x
30-10-2009, 15:29
Nếu muốn học thêm từ ngữ trước 1975 thì cứ vào các website có nhiều sách truyện (như là Việt Nam Thư Quán) để tìm đọc cách quyển sách cũ là xong :)

Ủng hộ bác vài chục từ làm vốn:

Nhất/Nhứt -> Số một
Chánh/Chính quyền -> Nhà nước
Tổng Thống -> Chủ tịch nước
Ca sĩ, nhạc sĩ, nghệ sĩ, bác sĩ -> Ca sỹ, nhạc sỹ, nghệ sỹ, bác sỹ
Bánh mì, khoai mì, bột mì -> Bánh mỳ, khoai mỳ, bột mỳ
Đáng nhớ -> Ấn tượng
Cô lập -> Cách ly
Chỉ thị -> Chỉ đạo
Dịch -> Chuyển ngữ
Chính -> Chủ đạo
Phẩm chất -> Chất lượng
Tỵ nạn -> Đào tị
Hàng ngũ -> Đội ngũ
Quy mô lớn -> Đại trà
Thân hữu -> Hữu nghị
Bảo đảm -> Đảm bảo
Đại Hàn -> Triều Tiên
Nam Hàn -> Hàn Quốc
Bắc Hàn -> Bắc Triều Tiên
Mũ an toàn -> Mũ bảo hiểm
Túc cầu -> Bóng đá
Vũ cầu -> Cầu lông
Bực tức -> Bức xúc
Nhà -> Hộ
Kiêu ngạo, làm tàng -> Chảnh
Trí thông minh -> Chất xám
Cứu hỏa -> Chữa cháy
Lén -> Chui
Thẻ căn cước -> Thẻ chứng minh nhân dân
Nghiệp đoàn -> Công đoàn
Căn bản -> Cơ bản
Hải cảng -> Cửa khẩu
Cứu cấp -> Cứu hộ
Thành phần -> Diện
Phỏng định -> Dự kiến
Ghi danh -> Đăng ký
Đề nghị -> Đề xuất
Suy luận -> Động não
Khuyến khích -> Động viên
Bất ngờ -> Đột xuất
Phi cơ -> Máy bay, tàu bay
Phi đạo -> Đường băng
Phi trường -> Sân bay
Xa lộ -> Đường cao tốc
Hàng không mẫu hạm -> Tàu sân bay
Thủy quân lục chiến -> Lính thủy đánh bộ
Song ca -> Hát đôi
Hợp ca -> Hát tốp (sau này sửa lại thành Tốp ca)
Tiếp liệu -> Hậu cần
Tối tân -> Hiện đại
Sổ thông hành -> Hộ chiếu
Đồ sộ, nguy nga, tráng lệ, hiên ngang, oai hùng -> gọi tất là "Hoành tráng"
Băng tần -> Kênh
Xuất sắc -> Tiên tiến
Thẩm vấn, điều tra -> "làm việc", "uống trà"
Bưng bít thông tin -> "Kiểm duyệt"
Lợi tức -> Lợi nhuận
Giải thích -> Lý giải
Khiêu vũ -> Múa đôi
Siêng năng, tháo vát -> Năng nổ
Quân dịch -> Nghĩa vụ quân sự
Đồng lòng -> Nhất trí
Suy tư -> Nỗi niềm
Hoàn lương -> Phục hồi nhân phẩm
Hiểu rõ -> Quán triệt
Kế hoạch -> Phương án
Kinh hoàng, kinh ngạc, ngạc nhiên -> Sốc
Nghiêm chỉnh -> Nghiêm túc
Hồi âm -> Phản hồi
Lực sĩ -> Vận động viên
Trở ngại -> Sự cố
Thanh toán -> Thanh lý
Giải trí -> Thư giãn
Tiêu thụ -> Tiêu dùng
Phi hành đoàn -> Tổ lái
Truyền đơn -> Tờ rơi
Cố gắng -> Tranh thủ
Tài liệu -> Tư liệu
Tắc nghẽn -> Ùn tắc
Giải quyết -> Xử lý
Hồng Thập Tự -> Chữ thập đỏ
Tòa Bạc Ốc -> Nhà trắng
Ngũ Giác Đài -> Lầu năm góc
Phi thuyền -> Tàu vũ trụ
Tự nhiên -> Vô tư
Cao ốc -> Nhà cao tầng
Hỏa tiễn -> Tên lửa
Phi đạn -> Tên lửa đạn đạo
Gặt hái -> Thu hoạch
Vui mừng -> Phấn khởi
Xe thiết giáp -> Xe bọc thép
Vũ khí nguyên tử -> Vũ khí hạt nhân

Cảm ơn bác, đúng là đọc báo cũ, hãy đọc báo vietweekly thì thấy nhiều vốn từ trước 75 thật. Nhưng mình có thắc mắc trong dãy từ của bác là:

Ca sĩ, nhạc sĩ, nghệ sĩ, bác sĩ -> Ca sỹ, nhạc sỹ, nghệ sỹ, bác sỹ
Bánh mì, khoai mì, bột mì -> Bánh mỳ, khoai mỳ, bột mỳ

-> Cái này chỉ là sự thay đổi chữ "y" thành "i" - y (hay i) là vần đặc biệt, có thể tráo đổi nhau mà không phải phạm lỗi sai chánh tả. Em nói thế đúng không ạ?

Còn cái Tổng thống - Chủ tịch nước: Thì cái này nó liên quan đến thể chế chánh trị rồi bác ơi.

Dù thuần việt, nhưng em thấy hầu như đa số ta vay mượn của Hán - Việt!

[=========> Bổ sung bài viết <=========]


Dữ ác hôn,coi bộ qua chưa nghe chỗ nào có nhiều ghe xuồng hơn Cần Thơ à,bữa rày hổng có quỡn mà nghe tin tức,chắc dìa hỏi lại sắp nhỏ
Long An,Tiền Giang,Bến Tre,Trà Vinh,Vĩnh Long,Cần Thơ,Hậu Giang,Sóc Trăng,An Giang,Kiên Giang,Bạc Liêu,Cà Mau,Đồng Tháp
Chỗ nào là quê bác hen?nói nghe coi,dấu mần chi

Hì!. Đúng chất miền Tây Nam Bộ luôn. Dữ quá! :emlaugh: - Em thấy từ rặt Nam Bộ này nghe thân thương thấy la...

[=========> Bổ sung bài viết <=========]


Chả hiẻu từ điển của bác là từ vùng nào qua vùng nào nữa

Cái đó đại khái là dùng chung, nó xuất hiện về sau này. Tạm dời nó vào sau giai đoạn 86 trở đi. Tại học sinh kỳ rày hay sài ngữ từ này.

[=========> Bổ sung bài viết <=========]

The Old Man;1875800]

Biến cố ->Sự cố
Nhanh lên -> Khẩn trương
Hà tiện->Chùm sò -> Trùm sò chứ bácBỏ đi tám->???
Hết sẩy->??? - Hết ý - Quá tuyệt - Không còn gì để nói
Nghèo mà ham->???
Chu cha mèn đét ơi->??? - Ối trời ơi! - ôi trời
Hết ráo->??? - Sạch trơn - Sạch bách - Sạch sẽ
Hết trọi hết trơn->??? - Như trên
Có quởn không?->???
Liếng khỉ->???
Liếng thoắn->??? - Nhanh nhạy
Ranh con->??? - Lũ con nít - Con nít (ý nói mang hàm ý người lớn nói với người dưới tuổi - Đồng tuổi thì mang nghĩa xúc phạm)
Tiểu quỷ->??? - Nhỏ mà quậy
Lục tặc->???
Ba gai->???
Cà chớn->??? - Con người ma mãnh
Đá cá lăn dưa->???
Cô hồn các đảng->??? - Cái này hàm ý xúc phạm - Để nói những người có hồn động không được xác định
Xí xọn->??? - Nhiều chuyện - Tò mò quá đáng
Còng đầu->??? - Ý nói về việc phạm tội và hậu quả phạm tội - Dạng như: "Quậy đi CA còng đầu mi" - Còng đầu - Đi Tù
Tóm cổ->??? - Cái này là nghĩa Việt luôn rồi bác?
Bù lu bù loa->??? - Khóc rống lên - Khóc to lên
Ba que xỏ lá->??? - Tính tình ưng đùa cợt - Thích đùa cợt
Dứt nọc->??? - Cái này liên quan đến dùng roi giáo dục hay là vụ chữa hết độc của 1 con vật nguy hiểm khi chích vào người

southVN
30-10-2009, 21:35
Cái này phải mượn cậu Arkain kiếm dùm cuốn"Văn Miền Nam thời chiến"của XNB Thư Ấn Quán(USA) rồi,trong đó chắc chắn có từ ngữ xưa đó.

tanky
30-10-2009, 21:55
Bộ bác southVN không tìm được cuốn nào có từ ngữ xa xưa của dân miền Nam trong những bộ sách của Việt Nam ta sao?

Arkain
31-10-2009, 05:58
[B]Còn cái Tổng thống - Chủ tịch nước: Thì cái này nó liên quan đến thể chế chánh trị rồi bác ơi.[/B

Trên giấy tờ tiếng Việt thì nó "trước sau như một" như thế, chứ khi nhìn vào chính sách đối ngoại thì cái tên gọi này bị thay đổi xoành xoạch mà ít người biết đấy.

Tổng Thống là President, President là Tổng Thống, Chủ Tịch không phải là Tổng Thống, thế nhưng Chủ Tịch lại là President lol

(Chú thích vài điểm lịch sử: Danh xưng "President" được chính thức thành lập năm 1976 và dùng trong những công văn tiếng Anh của nước CHXHCN VN, sau đó cải cách thành "State Chairman" (Chủ Tịch Nước) năm 1981, rồi lại đổi mới thành President năm 1992.)

Tuy ngày nay bác nào cũng có tên trong danh sách Chủ Tịch Nước, thế nhưng khi gửi công văn ra nước ngoài thì...


Tôn Đức Thắng và Nguyễn Hữu Thọ xưng là President.
Trường Chinh và Võ Chí Công xưng là Chairman.
Lê Đức Anh, Trần Đức Lương, Nguyễn Minh Triết thì lại là President.


Các thanh niên ngày nay thì chắc cũng đi hai hàng như thế, khi nói tiếng Việt thì gọi là Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết, khi pha tiếng Anh thì lại gọi là...President Triết cho nó văn minh giống Tây, tuy nhiên lại một mực khẳng định là Việt Nam chỉ có Chủ Tịch chứ không có Tổng Thống vì "thể chế ta nó khác Tây" :lick:

Khác thật không?

Sau vài phen "cải cách, đổi mới", mô hình của cái chức vụ "Chủ Tịch Nước" ngày nay lại giống hệt cái chức Tổng Thống tại rất nhiều quốc gia Châu Âu, nơi mà President chỉ là chức vụ quyền hành tượng trưng, còn tất cả các Bộ Trưởng đều nằm gọn trong tay Thủ Tướng. Bác Triết mặc dù là người "đứng đầu một nước" nhưng quyền quyết định thì ít mà quyền "được đề nghị" thì nhiều, mà không phải là cứ muốn đề nghị là đề nghị đâu, mà bình thường cho dù muốn ho một tiếng với Quốc Hội thì cũng phải xem trước sắc mặt của đồng chí Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản họ Nông.

Thế thì nếu có khác thì chỉ khác ở cái tên gọi theo thói quen, ngoài ra thực chất thì như nhau. Cùng nhìn vào một tờ giấy, người thì bảo "chữ viết này là tiếng Hàn", đứa lại cãi "đâu phải! Rõ ràng đó là ngôn ngữ Triều Tiên!", khi dịch ra tiếng Anh thì cả hai đều công nhận đó là tiếng Korean, huề vốn!

PS: mạn đàm về cái danh xưng thì được, còn việc phân tích các chức vụ trong guồng máy chính phủ để xem nó phục vụ đất nước hữu hiệu ra sao tuy là chuyện rất bình thường ở nước ngoài nhưng lại bị liệt vào dạng "chuyện quốc gia đại sự, cứ để mặc các cụ lo" ở Việt Nam nên các cậu thanh niên tạm thời chưa nên biết, khi nào không còn bị dán cái nhãn "nhạy cảm" nữa thì các cậu đi hỏi cô Tiểu Dân phân tích nhiều chuyện hay hơn nhiều :shifty:

tanky
31-10-2009, 08:58
PS: mạn đàm về cái danh xưng thì được, còn việc phân tích các chức vụ trong guồng máy chính phủ để xem nó phục vụ đất nước hữu hiệu ra sao tuy là chuyện rất bình thường ở nước ngoài nhưng lại bị liệt vào dạng "chuyện quốc gia đại sự, cứ để mặc các cụ lo" ở Việt Nam nên các cậu thanh niên tạm thời chưa nên biết, khi nào không còn bị dán cái nhãn "nhạy cảm" nữa thì các cậu đi hỏi cô Tiểu Dân phân tích nhiều chuyện hay hơn nhiều :shifty:

Mạn phép hỏi bác Kền đã ngoài băm chưa? Nếu chưa thì cũng chưa phải trung niên đâu!
Những điều bác nói có vẻ được bác xem là mới mẻ nhỉ, ai đi học mà chả biết, em thường đọc thấy thế này: thủ tướng -> prime minister, chủ tịch nước hay tổng thống -> president

nguoi_lon_tuoi
31-10-2009, 19:42
Tham gia chút xíu cho vui :

Thủy quân lục chiến = lính thủy đánh bộ
Nữ quân nhân = chiến sĩ gái
hỏa tiển = tên lửa
mũi tên lửa = ???
trực thăng = máy bay lên thẳng
b i ể u tình = mít tinh , (viết rời ra vì dd kỵ chử này.)
ruột xe = săm
vỏ xe = lốp
nhạc thính phòng giao hưởng = ???( hình có chử theo kiểu mít tinh, tôi thấy quảng cáo của văn hóa trên đường ,ghét quá không thèm nhớ )
nhập = vào
xuất = ra

Thuần Viêt ư,
lấy vài câu nhé : "Mạn phép hỏi bác Kền đã ngoài băm chưa..." , hình như được từ : hỏi, bác, ... . "mạn" , "phép" chắc chắn là Hán Viêt.
khẩn trương , thuần Việt ?

sau năm 1975 giới khoa học miền Nam đã bị phê bình và đã từng tranh luận về từ hán Việt và thuần Việt, trong sách giáo khoa , chắng đi đến đâu !
Như vậy ta chỉ nên bàn là cách nói viết ở Miền Nam trước 1975 cho vui và tham khoảo thôi.
Đừng bàn và gán ghép thuần Việt hay Hán Việt nữa !

southVN
31-10-2009, 21:16
Bộ bác southVN không tìm được cuốn nào có từ ngữ xa xưa của dân miền Nam trong những bộ sách của Việt Nam ta sao?
Chẳng hay ý cậu tanky muốn hỏi điều gì,sách ở VN thì cũng có chớ sao hông?nhưng tui sợ nó là thứ tàn dư của Mỹ -Ngụy ngày xưa bị đốt sạch sành sanh,giờ sợ nó hông có còn đầy đủ,nói nào ngay tui tiện thể muốn biết văn miền nam thời chiến nó khác thời bình bi nhiêu cây số thôi,mà sách ở bên kia đại dương thì có nhiều từ lạ lắm,mấy cô cậu xứ này hay nói là mấy ông hải ngoại hay dùng"mấy chữ buồn cười" mà,tui thì muốn kiếm mấy chữ buồn cười đó đó cậu,vì mấy chữ đó nó hổng có bị lai căng,mà sẵn chủ thớt muốn kiếm thì tui biết tui nói.chẳng hay cậu tanky còn thắc mắc điều gì nữa

kiettt
31-10-2009, 21:50
Có nhiều từ ngữ lâu ngày không dùng nên không còn phổ biến nữa, bây giờ hỏi lại chắc cũng ít người nhớ ra. SouthVN thử tìm đọc lại các tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh (được in lại khoảng chục năm trước, giờ này trong mấy hiệu sách cũ chắc vẫn còn), hoặc các tác giả như Sơn Nam, Vương Hồng Sển thế nào cũng có nhiều, gặp từ nào không hiểu nghĩa bạn hỏi thì chắc dễ hơn cho mọi người. Kiểu này thế nào cũng có gây gổ, mỉa mai nhau cho mà xem.

thaychuastudio
31-10-2009, 23:36
ghét nhất là chữ ALO

Không biết thằng khốn nào đó đang cầm máy nữa!!! :mad:

lìu mịa!!!! :angry:

lqkhoi
01-11-2009, 10:32
Chú Chùa dạo này chỉ khoái "Quẩy", "Dằn xéo" thui chuyển gout qua Tàu và Đại Hàn rùi à :D

Arkain
01-11-2009, 11:40
Lạ lùng ở điểm là cho dù sau 1975 người ta có bài bác các từ ngữ Hán-Việt thông dụng trước 1975 thế nào đi chăng nữa mà đến lúc đặt tên cho con thì cũng đổi ngay thái độ. Trong Làng không biết có bao nhiêu thành viên sinh sau 1975 mà lại có vinh dự được cha mẹ đặt cho một cái tên thuần Việt 100% nhỉ?

cu em
01-11-2009, 12:22
Trong Làng không biết có bao nhiêu thành viên sinh sau 1975 mà lại có vinh dự được cha mẹ đặt cho một cái tên thuần Việt 100% nhỉ?

Có Cu em nè :lick:

huongct
01-11-2009, 13:50
Có Cu em nè :lick:


Bác Cu Em họ Tiêu phải hông ? :D

Tui thấy nhiều người VN hay sĩ diện lắm. Ngôn ngữ thì cho dù có vay mượn thì đã sao, cái nào hay thì xài, gượng ép làm gì. Ngay cả bản thân Trung Quốc đây này, ngôn ngữ cũng là góp nhặt biết bao nhiêu dân tộc suốt mấy ngàn năm, chứ có phải riêng ai đâu.

tanky
01-11-2009, 16:10
Chẳng hay ý cậu tanky muốn hỏi điều gì,sách ở VN thì cũng có chớ sao hông?nhưng tui sợ nó là thứ tàn dư của Mỹ -Ngụy ngày xưa bị đốt sạch sành sanh,giờ sợ nó hông có còn đầy đủ,nói nào ngay tui tiện thể muốn biết văn miền nam thời chiến nó khác thời bình bi nhiêu cây số thôi,mà sách ở bên kia đại dương thì có nhiều từ lạ lắm,mấy cô cậu xứ này hay nói là mấy ông hải ngoại hay dùng"mấy chữ buồn cười" mà,tui thì muốn kiếm mấy chữ buồn cười đó đó cậu,vì mấy chữ đó nó hổng có bị lai căng,mà sẵn chủ thớt muốn kiếm thì tui biết tui nói.chẳng hay cậu tanky còn thắc mắc điều gì nữa

Qua đây đủ biết bác rồi, em cũng chẳng muốn nói thêm làm gì. Bác nào cứ thử đem lên vài từ gọi là trước 1975 xem em có biết không :D, hic, nhưng các bác đánh đó em bằng tiếng địa phương đặc trưng thì em chịu đó, chỉ biết một số thôi. Biết nhiều từ hay không đơn giản là có hay đọc sách và tìm hiểu văn học hay không, những từ ngữ là vốn văn hóa giàu có của dân tộc, từ khi học xong đến lúc đi làm tới giờ tôi chưa hề nhận thấy có sự loại bỏ nào cả, chỉ khổ nỗi có những người ít đọc, nên không biết những từ đó thôi.

acaxomcui
01-11-2009, 17:33
Có Cu em nè :lick:

Cu em mới hán chính tông chớ nè cái gì?

huongct
01-11-2009, 17:35
Có lẽ Tanky chưa hiểu được ý của các bác đó thôi. Có những thứ mà nói ra mắc công cãi như bác Kiệt nói. Chắc bạn hiểu "ghét người thì ghét luôn con chó" nhỉ !.

[=========> Bổ sung bài viết <=========]


Cu em mới hán chính tông chớ nè cái gì?


Cu Em - một cái tên rất háng học ! lol

acaxomcui
01-11-2009, 17:38
Qua đây đủ biết bác rồi, em cũng chẳng muốn nói thêm làm gì. Bác nào cứ thử đem lên vài từ gọi là trước 1975 xem em có biết không :D, hic, nhưng các bác đánh đó em bằng tiếng địa phương đặc trưng thì em chịu đó, chỉ biết một số thôi. Biết nhiều từ hay không đơn giản là có hay đọc sách và tìm hiểu văn học hay không, những từ ngữ là vốn văn hóa giàu có của dân tộc, từ khi học xong đến lúc đi làm tới giờ tôi chưa hề nhận thấy có sự loại bỏ nào cả, chỉ khổ nỗi có những người ít đọc, nên không biết những từ đó thôi.


Tớ không thích làm thống kê như các bác,nhưng xem lại các từ chỉ cơ quan nhà nước trước và sau 75 thì cũng có khá nhiều từ ấy chớ!!!

nino
02-11-2009, 07:25
hắn ở Kiên Giang :yes:

xứ sở ghe xuồng ở An Giang nhiều lắm lol

[=========> Bổ sung bài viết <=========]

he he...
xe đạp có "Bọc Ba ga" -> yên sau
Chắn sên -> Cat te
...
đa số xài từ tiếng Pháp

[=========> Bổ sung bài viết <=========]


Có lẽ Tanky chưa hiểu được ý của các bác đó thôi. Có những thứ mà nói ra mắc công cãi như bác Kiệt nói. Chắc bạn hiểu "ghét người thì ghét luôn con chó" nhỉ !.

[=========> Bổ sung bài viết <=========]




Cu Em - một cái tên rất háng học ! lol

bác ni nói chí phải :lick: :lick:

thuongshoo
02-11-2009, 13:18
thiệt tình mà nói nếu tham khảo thì không sao. Giả sử miền Bắc không áp cách nói ngoài đó vô thì từ từ cũng bỏ thôi! vì sinh ngữ mà!@ ngôn ngữ sinh sôi nảy nở. Nhiều từ không còn hợp thời nữa thì bỏ thôi!

[=========> Bổ sung bài viết <=========]

thí dụ 1 thời mackeno lên ngôi! tui xem kịch thấy cũng nói nhưng giờ chả thấy ai nói!

kiettt
02-11-2009, 14:07
Sực nhớ ra một từ, có lẽ là của hiếm ngay cả trước 1975, là từ "bậu", đại từ nhân xưng ngôi thứ hai.

"Bậu dìa đi, coi chừng lỡ con nước bây giờ, qua vô nhà đây !". Nghe mùi có vẻ là văn Hồ Biểu Chánh, không hiểu sao tự nhiên nhớ ra câu này, dù hình như chưa bao giờ đọc nổi quá một trang truyện của ông

thuongshoo
02-11-2009, 14:15
mấy từ đó tui hồi nhỏ cũng ít nghe! chủ yếu là ở dưới miền Tây thôi!
miền Nam cũng nhiều kiểu nói lắm! khu vực sài gòn, miền đông, miền Tây! trong từng miền từ ngữ xưng hô cũng có khác nhau chút xíu!

dly
02-11-2009, 14:22
Sực nhớ ra một từ, có lẽ là của hiếm ngay cả trước 1975, là từ "bậu", đại từ nhân xưng ngôi thứ hai.

"Bậu dìa đi, coi chừng lỡ con nước bây giờ, qua vô nhà đây !".

Oa oa gợi nhớ cô bạn gái người Sa Đéc, xưa ghẹo cô phát khóc do cách xưng hô này

acaxomcui
02-11-2009, 14:56
Sực nhớ ra một từ, có lẽ là của hiếm ngay cả trước 1975, là từ "bậu", đại từ nhân xưng ngôi thứ hai.

"Bậu dìa đi, coi chừng lỡ con nước bây giờ, qua vô nhà đây !". Nghe mùi có vẻ là văn Hồ Biểu Chánh, không hiểu sao tự nhiên nhớ ra câu này, dù hình như chưa bao giờ đọc nổi quá một trang truyện của ông


Cái ngữ nầy chắc xem hát cải lương rồi nhớ trong bụng nè!

lqkhoi
02-11-2009, 15:35
Qua đây đủ biết bác rồi, em cũng chẳng muốn nói thêm làm gì. Bác nào cứ thử đem lên vài từ gọi là trước 1975 xem em có biết không :D, hic, nhưng các bác đánh đó em bằng tiếng địa phương đặc trưng thì em chịu đó, chỉ biết một số thôi. Biết nhiều từ hay không đơn giản là có hay đọc sách và tìm hiểu văn học hay không, những từ ngữ là vốn văn hóa giàu có của dân tộc, từ khi học xong đến lúc đi làm tới giờ tôi chưa hề nhận thấy có sự loại bỏ nào cả, chỉ khổ nỗi có những người ít đọc, nên không biết những từ đó thôi.

Tòa Đô Chánh == Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố

Ty Cảnh Sát == Sở (??) Công An ..

Nha Cảnh Sát == Bộ (??) Công An ..

thuongshoo
02-11-2009, 16:08
để tui bổ sung cho từ đàng hoàng. Mọi người hay chơi tiếng lóng quá!

cản điện = điện trở = resistor
đọng điện = tụ điện = capacitor.
còn cuộn cảm thì quên rồi!

Shellingfox
02-11-2009, 16:36
Đang có gần đủ bộ Z28 của Người Thứ Tám nè. Chủ theard có cần tui copy cho về đọc, toàn từ miền Nam đó :D. (Bản scan nên không đẹp lắm, hơi nhòe vì bản gốc đã lâu rồi, với có cái dấu của coithienthai :|)

cu con
03-11-2009, 07:27
để tui bổ sung cho từ đàng hoàng. Mọi người hay chơi tiếng lóng quá!


còn cuộn cảm thì quên rồi!
induction coil phải không bác? -> biến áp lol

Arkain
03-11-2009, 08:01
Đang có gần đủ bộ Z28 của Người Thứ Tám nè. Chủ theard có cần tui copy cho về đọc, toàn từ miền Nam đó :D. (Bản scan nên không đẹp lắm, hơi nhòe vì bản gốc đã lâu rồi, với có cái dấu của coithienthai :|)

Ấn-tượng nhất khi đọc Z28 là những từ-ghép đều có đầy-đủ gạch-nối :)

minhtuan_8x
03-11-2009, 08:59
Sực nhớ ra một từ, có lẽ là của hiếm ngay cả trước 1975, là từ "bậu", đại từ nhân xưng ngôi thứ hai.

"Bậu dìa đi, coi chừng lỡ con nước bây giờ, qua vô nhà đây !". Nghe mùi có vẻ là văn Hồ Biểu Chánh, không hiểu sao tự nhiên nhớ ra câu này, dù hình như chưa bao giờ đọc nổi quá một trang truyện của ông

...Huzm... Hình như từ "bậu" là níu, giữ lấy phải không bác. Em thấy hay sài, ví dụ: "Bậu cửa, bậu lấy cái dây". Còn nếu nó thuộc vốn từ cổ Việt thì em lần đầu mới biết nó mang ý...

[=========> Bổ sung bài viết <=========]


Lạ lùng ở điểm là cho dù sau 1975 người ta có bài bác các từ ngữ Hán-Việt thông dụng trước 1975 thế nào đi chăng nữa mà đến lúc đặt tên cho con thì cũng đổi ngay thái độ. Trong Làng không biết có bao nhiêu thành viên sinh sau 1975 mà lại có vinh dự được cha mẹ đặt cho một cái tên thuần Việt 100% nhỉ?

Thực ra là thời thế tạo ra cái tên bác ạ. Trước là do tâm lý người Việt, đặc tên cho dễ nuôi, dễ sống chứ mấy ai nghĩ gì sâu xa (bởi dậy dân số ta mới hơn 80% là nông dân đấy thôi). Họ đặc tên đặc sệt Việt như: Lúa, cò, bông, út, rướm, cườm... Hì, em thuộc thế hệ 8x, tên giả em là Cườm; đặc tên thật là Minh Tuấn. Càng về sau, người ta chuyển dần ý từ "đặt tên nuôi được, khỏe được, sống được" sang tên "giàu được, đẹp được". Ví dụ như: Kiều Diễm, Tấn Phát.

Chúng ta giữ thuần Việt nhưng không bài bác Hán Việt. Dẫu sao đó cũng là một quá trình dài tiếp thu và chọn lọc. :yes:

thuongshoo
03-11-2009, 09:31
hán việt thì cũng là hán thôi! mình bị 1000 năm đô hộ nên ảnh hưởng rất ghê!@ giờ có độc lập rồi thì ráng mà bỏ bớt, 0 lệ thuộc nữa! dĩ nhiên cái này cần có thời gian! bỏ sạch 100% trong thời gian ngắn là không thể! nhưng xài luôn, tiếp nạp thêm thì uổng công sức của bà trưng bà triệu quá! đàn bà mà cũng chẳng thích lệ thuộc

havidu
03-11-2009, 09:56
Miền Nam trước 75, có những cái ao công cộng, để làm nhà xí
sau 75, đổi thành :" Ao cá bác Hồ"

:D
bó tay!

dly
03-11-2009, 10:13
Miền Nam trước 75, có những cái ao công cộng, để làm nhà xí
sau 75, đổi thành :" Ao cá bác Hồ"

:D
bó tay!

hehe thèng này có ăn thịt chó nè :lick:

havidu
03-11-2009, 10:15
hehe thèng này có ăn thịt chó nè :lick:

4 thèng lận mừ :banana:

bluesky1612
03-11-2009, 13:46
Lạ lùng ở điểm là cho dù sau 1975 người ta có bài bác các từ ngữ Hán-Việt thông dụng trước 1975 thế nào đi chăng nữa mà đến lúc đặt tên cho con thì cũng đổi ngay thái độ. Trong Làng không biết có bao nhiêu thành viên sinh sau 1975 mà lại có vinh dự được cha mẹ đặt cho một cái tên thuần Việt 100% nhỉ?

E tên Khôi Nguyên, thuần Việt hay vay mượn vậy bác? :rolleyes:

cu con
03-11-2009, 15:42
E tên Khôi Nguyên, thuần Việt hay vay mượn vậy bác? :rolleyes:

he he, giống tên của thèng ku nhà tớ quá bác Blue lol

acaxomcui
03-11-2009, 16:04
Ngày nay,văn hóa thời đại đã xóa nhiều cái tên thuần Việt,kể cả vùng nông thôn cũng thế.Những cái tên nhiều ý nghĩa,tha thướt mượt mà ,hiên ngang hùng dũng được khai sinh đầy ấp..nào là Ngọc Nga ,kiều Diễm,Hùng Cường,Hoài Bảo,Thục Trinh,Tố Thanh....
Ngẫm lại,những cái tên của những người ít học(thậm chí chưa học)ở vùng nông thôn trước đây lại đầy những tên thuần Việt..những cái tên của cây trái,thứ tự,con vật,đồ dùng....
Thương lắm những cái tên rất nôm na..Hai quẹo,Ba Mổ,tư Chài,Năm Đủ,sáu Đầy...út Nửa,út Hết,út Còn...

southVN
03-11-2009, 19:31
Qua đây đủ biết bác rồi, em cũng chẳng muốn nói thêm làm gì. Bác nào cứ thử đem lên vài từ gọi là trước 1975 xem em có biết không :D, hic, nhưng các bác đánh đó em bằng tiếng địa phương đặc trưng thì em chịu đó, chỉ biết một số thôi. Biết nhiều từ hay không đơn giản là có hay đọc sách và tìm hiểu văn học hay không, những từ ngữ là vốn văn hóa giàu có của dân tộc, từ khi học xong đến lúc đi làm tới giờ tôi chưa hề nhận thấy có sự loại bỏ nào cả, chỉ khổ nỗi có những người ít đọc, nên không biết những từ đó thôi.
Thấy ghớm hôn....,cậu biết tui là biết mần sao,chắc cậu tanky không đọc tới cụm chữ"tui sợ nó không còn đầy đủ" gòi,thì cậu thắc mắc tui trả lời như tui biết vậy thôi,ơi...mèn ơi ,cậu thì chưa nhận ra sự loại bỏ nào chứ tui đây thấy cũng có đó chớ.
Hạ Nghị Viện= Nhà Hát Thành Phố
Dinh Đôc Lập=Dinh Thống Nhất
Vương Cung Thánh Đường=Nhà Thờ Đức Bà,
Cũng có những chữ không phải loại bỏ nhưng trên sách giáo khoa cho tụi nhỏ học hông được đưa vào thôi,chủ yếu bi giờ tụi nhỏ học chữ nghĩa của đàng ngoài thôi còn đàng trong thì anh em mình vô bàn nhậu lai rai mấy ve mà sài vậy
Bắc = phà
dân dân và dân dân......

..........

Coi bất nhân hôn,có nhiều lắm đó chớ,tại có những người chỉ để ý những cái khác để xét nét thiên hạ thôi mừ.hèhèhè
Cái này hổng có cự cải gì nhe bác Kiệt,đừng có hiểu lầm mà lỡ một đời người à,tui bạc phước chỉ biết số ít thay đổi vậy thôi,à cộng luôn cái bác Khôi nói nữa

bác Kiệt thì sợ cãi cọ trong này nhưng mà chắc chắn đâu có gì để cải hè,cũng lâu bộn rồi đâu có nghe chữ đi quân dịch, đánh dây thép,hay nhật trình.....ha

kiettt
03-11-2009, 20:46
Đào mả lại mấy từ ngữ hồi xửa hồi xưa là để cho vui vậy thôi, với lại để mấy anh em trẻ tuổi có duyên đọc lại được những tài liệu hồi xưa thì cũng không lấy làm bỡ ngỡ, chứ ngôn ngữ cũng phải tiến hóa vậy.

Góp thêm cụm từ nữa nè, "cầu chứng tại tòa" chỉ một thực thể nào đó đã được đăng ký tên gọi với chính quyền, thường gặp trong mấy toa thuốc hay tờ hướng dẫn xử dụng sản phẩm, hoặc tờ rơi quảng cáo. Không chắc lắm nhưng hình như chai dầu gió khuynh diệp bác sỹ Tín, trong toa kèm theo chai dầu có ghi chú "nhãn hiệu đã cầu chứng tại tòa", cũng hình như, chai dầu hồi đó không có hộp, chỉ là cái chai thủy tinh dày cui, cái toa gấp lại cột bên ngoài. Hoặc cái logo cô Ba trên cục xà bông của hãng Trương Văn Bền, hình ông Pele đen thùi lùi với hàm răng trắng bóc trên hộp kem đánh răng Hynos, ...

lqkhoi
04-11-2009, 11:39
Coi bất nhân hôn,có nhiều lắm đó chớ,tại có những người chỉ để ý những cái khác để xét nét thiên hạ thôi mừ.hèhèhè
Cái này hổng có cự cải gì nhe bác Kiệt,đừng có hiểu lầm mà lỡ một đời người à,tui bạc phước chỉ biết số ít thay đổi vậy thôi,à cộng luôn cái bác Khôi nói nữa

bác Kiệt thì sợ cãi cọ trong này nhưng mà chắc chắn đâu có gì để cải hè,cũng lâu bộn rồi đâu có nghe chữ đi quân dịch, đánh dây thép,hay nhật trình.....ha

Hahaha ráng viết rặc Nam Kỳ vào cuối cùng lòi ra chữ "bác" lêu lêu lêu .... :D

thuongshoo
04-11-2009, 12:29
bất nhân thì từ nào mới nghe!

ác nhân, thất đức( có có đạo đức),
hoặc ghi đúng âm là ác nhơn

huongct
04-11-2009, 13:14
bất nhân thì từ nào mới nghe!

ác nhân, thất đức( có có đạo đức),
hoặc ghi đúng âm là ác nhơn


Hổng hiểu gì hết ! Hic

minhtuan_8x
04-11-2009, 17:06
Đào mả lại mấy từ ngữ hồi xửa hồi xưa là để cho vui vậy thôi, với lại để mấy anh em trẻ tuổi có duyên đọc lại được những tài liệu hồi xưa thì cũng không lấy làm bỡ ngỡ, chứ ngôn ngữ cũng phải tiến hóa vậy.

Góp thêm cụm từ nữa nè, "cầu chứng tại tòa" chỉ một thực thể nào đó đã được đăng ký tên gọi với chính quyền, thường gặp trong mấy toa thuốc hay tờ hướng dẫn xử dụng sản phẩm, hoặc tờ rơi quảng cáo. Không chắc lắm nhưng hình như chai dầu gió khuynh diệp bác sỹ Tín, trong toa kèm theo chai dầu có ghi chú "nhãn hiệu đã cầu chứng tại tòa", cũng hình như, chai dầu hồi đó không có hộp, chỉ là cái chai thủy tinh dày cui, cái toa gấp lại cột bên ngoài. Hoặc cái logo cô Ba trên cục xà bông của hãng Trương Văn Bền, hình ông Pele đen thùi lùi với hàm răng trắng bóc trên hộp kem đánh răng Hynos, ...

Bác nói đúng ý em. Nhưng hình như cái mục này đang ... đi xa mục đích ban đầu thì phải

Cầu chứng tại tòa. Mới nghe lần đầu nhưng cũng dễ hiểu, nói nôm na ta có thể hiểu là: Đó có chứng minh của tòa án, có sự đồng ý của tòa án về "cái này". Hì...

Dậy bác giải nghĩa em từ: "chiêng" đi bác, có đa nghĩa, nghe chừng thú vị

southVN
04-11-2009, 23:32
Hahaha ráng viết rặc Nam Kỳ vào cuối cùng lòi ra chữ "bác" lêu lêu lêu .... :D

Không phải ráng,đâu phải chủ ý viết toàn tiếng nam kỳ vào phần này,biết khúc nào viết khúc đó ,viết vui thôi đâu để ý làm gì.

kiettt
05-11-2009, 10:11
............
Dậy bác giải nghĩa em từ: "chiêng" đi bác, có đa nghĩa, nghe chừng thú vị

Cho thêm vài câu ví dụ đi bạn, có ngữ cảnh mới ra được nghĩa, chỉ một từ không thì khó nói cho gọn lắm, dông dài một hồi quý vị lại nhảy vào dây cả ra dây muống nữa thì rách việc.

cồng chiêng, té lăn chiêng, trai tứ chiếng, ...

minhtuan_8x
06-11-2009, 18:34
Cho thêm vài câu ví dụ đi bạn, có ngữ cảnh mới ra được nghĩa, chỉ một từ không thì khó nói cho gọn lắm, dông dài một hồi quý vị lại nhảy vào dây cả ra dây muống nữa thì rách việc.

cồng chiêng, té lăn chiêng, trai tứ chiếng, ...

Ngôn ngữ Thuần Việt nhất: "lồng chiêng"; em nghe mấy bà nội em nói, nhưng giải thích nghe không thỏa đáng lắm. Cụ thể, khi mắng nhắc khéo em (dù việc gì) cũng bảo: Mày lồng chiêng vừa vừa thôi. Hix. còn cái té lăn chiêng là gì bác? Hành động té ngã vật à?

The Old Man
01-05-2010, 01:26
Lại Thắc mắc:

Đọc trong VNExpress thấy "Diễu binh kỷ niệm ....."

Đây là từ mới hay là viết sai, tôi chỉ biết có từ "Diễn binh" chớ chưa nghe thấy từ "Diễu binh"

Cerberus.
01-05-2010, 01:52
Lại Thắc mắc:

Đọc trong VNExpress thấy "Diễu binh kỷ niệm ....."

Đây là từ mới hay là viết sai, tôi chỉ biết có từ "Diễn binh" chớ chưa nghe thấy từ "Diễu binh"

Lục lại cuốn từ điển tiếng Việt (xuất bản năm 98) thì thấy có từ "Diễu binh" được cắt nghĩa là "(Lực lượng vũ trang) lần lượt diễu qua trước lễ đài hoặc trên đường phố để biểu dương sức mạnh. VD: Cuộc diễu binh nhân ngày Quốc khánh".
Còn "Diễn binh" thì tìm trong cuốn từ điển này không thấy.
"Diễu" có nghĩa là "Đi qua trước mắt nhằm để cho nhìn thấy. VD: Đoàn biểu tình diễu qua lễ đài."

Tra từ điển thấy nó ghi vậy, còn đúng sai thì con không biết. Bác tìm mua một cuốn từ điển tiếng Việt xem sao.

qingsong
01-05-2010, 02:15
DUYỆT BINH:
Nghi lễ quân sự thường được tiến hành trọng thể nhân các ngày quốc lễ (quốc khánh), ngày kỉ niệm sự kiện có ý nghĩa quốc gia (chiến thắng cuộc chiến tranh) hay quân sự (ngày truyền thống của đơn vị, kết thúc cuộc diễn tập lớn). Các đơn vị DB tập hợp thành đội ngũ chỉnh tề, quân phục gọn gàng, mang sắc phục. Ban chỉ huy đi trước mặt hàng quân để duyệt đội ngũ các đơn vị. Hàng quân đồng loạt giữ tư thế chào khi ban chỉ huy đi ngang. Lễ DB thường kết thúc bằng diễu binh. DB chuẩn bị và tiến hành theo đúng quy định mệnh lệnh và điều lệnh.

DIỄU BINH:
Nghi lễ quân sự do các đơn vị bộ đội, dân quân tự vệ... xếp thành các khối đội ngũ chỉnh tề, đại diện cho các quân chủng, binh chủng và lực lượng vũ trang quần chúng đi qua một cách trang nghiêm trước lễ đài và trên đường phố để biểu dương sức mạnh quân sự. DB thường được tổ chức sau duyệt binh.

Theo: http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn

khaplienhoa
01-05-2010, 07:25
Từ diễu binh em nghe lần đầu tiên là cách đấy 18 năm rồi, lúc đó thầy giáo vẫn nhất quyết dùng từ diễn binh. Bất kể diễu binh đúng hay sai, khi nó tồn tại đủ lâu và được nhiều người chấp nhận thì nó trở thành đúng.

Arkain
01-05-2010, 08:04
Lại Thắc mắc:

Đọc trong VNExpress thấy "Diễu binh kỷ niệm ....."

Đây là từ mới hay là viết sai, tôi chỉ biết có từ "Diễn binh" chớ chưa nghe thấy từ "Diễu binh"

Từ ngữ Miền Bắc bác TOM ạ, vì VnExpress đóng đô ở ngoài đó.

Cái này cũng giống như dưới Miền Nam mình nói là "diễn hành", trong khi trên trển gọi là "diễu hành".

Tôi iu VN
02-05-2010, 05:59
hiểu nhưng chưa nghe thấy "diễn binh kỷ niệm ..." bao giờ :D

còn đóng đô ở đâu, ko quan trọng, nó cũng có chi nhánh nơi khác nữa chứ,

trong ngôn ngữ của nước nào cũng vậy, luôn tồn tại các từ địa phương, ..., khác nhau, nhưng chịu tìm hiểu một chút thì sẽ hiểu thôi. Trên báo thì phải/nên dùng từ ngữ chuẩn,

giống như từ "óanh dắm", "đánh dắm" (không biết là rắm hay dắm nữa, phát âm y chang, đáng nhẽ phải đọc là /rram('/ và /zam('/ )thì miền nam lại là ***, trong khi *** ở bắc lại là abc...d rõ là :banana: , nhiều khi hai người hai miền nói chuyện mà chả hiểu gì cả :banana:

cho nên nếu bác nào ở nam yêu em nào ở ngoài bắc, mà có bảo em nó: Em, em đánh dắm đi! thì bảo là đánh dắm đi chứ đừng bảo : Em, em xx x đi! , em nó hiểu nhầm là toi :banana:

[=========> Bổ sung bài viết <=========]


Lục lại cuốn từ điển tiếng Việt (xuất bản năm 98) thì thấy có từ "Diễu binh" được cắt nghĩa là "(Lực lượng vũ trang) lần lượt diễu qua trước lễ đài hoặc trên đường phố để biểu dương sức mạnh. VD: Cuộc diễu binh nhân ngày Quốc khánh".
Còn "Diễn binh" thì tìm trong cuốn từ điển này không thấy.
"Diễu" có nghĩa là "Đi qua trước mắt nhằm để cho nhìn thấy. VD: Đoàn biểu tình diễu qua lễ đài."

Tra từ điển thấy nó ghi vậy, còn đúng sai thì con không biết. Bác tìm mua một cuốn từ điển tiếng Việt xem sao.

theo tui, diễn thì lại là làm một việc gì đó theo kịch bản, như diễn kịch, ...
còn diễu thì như trên rồi,

Mà tại tiếng Việt của bác TOM là tiếng Việt địa phương sao ấy chứ, chứ ko phải là TV chuẩn.
Trong ddth này, nhiều khi đọc thấy rất nhiều người viết sai so với tiếng Việt chuẩn, không biết tại là tiếng địa phương hay là (cố tình) gõ sai hay là do ngọng nữa (?)

[=========> Bổ sung bài viết <=========]

ba chữ cái x đứng liền nhau mà cũng bị kiểm duyệt nhỉ :banana:

dly
02-05-2010, 07:35
Trước kia chỉ nghe và quen nghe duyệt binh,diễn binh rồi, sau 75 mới nghe diễu binh thấy nó hề hề và khi được xem diễu binh thì ... hề thật! Chẳng thấy chút gì gọi là hùng tráng, tự hào. Thậm trí các ngài còn mang cả ngôn ngữ điện ảnh vào đoàn diễu hành nữa mới ghê. Cả một nhóm công nhân diễu hành cầm theo mấy cây dù, vừa đi vừa xoay :angry: . Đi dù thì phải khom chứ :punk:

Cerberus.
02-05-2010, 09:13
Trong ddth này, nhiều khi đọc thấy rất nhiều người viết sai so với tiếng Việt chuẩn, không biết tại là tiếng địa phương hay là (cố tình) gõ sai hay là do ngọng nữa (?)

Thì quen sao gõ vậy thôi, miền Nam khác miền Bắc mà. Như câu này nè "Cá gô tong gổ nhảy gồ gồ."

Cũng may hồi tiểu học học tiếng Việt không tệ lắm nên đánh chữ ít sai chính tả, he he.

maychu.net
02-05-2010, 13:18
Lại Thắc mắc:

Đọc trong VNExpress thấy "Diễu binh kỷ niệm ....."

Đây là từ mới hay là viết sai, tôi chỉ biết có từ "Diễn binh" chớ chưa nghe thấy từ "Diễu binh"

Không sai bạn à. Cả hai từ đều dùng được.
Diễu binh: diễu trong nghĩa "diễu hành" của "quân binh", hihi
Diễn binh: diễn trong nghĩa "biểu diễn" hay "diễn tập" của "quân binh", hic hic...

Còn "duyệt binh" thì "duyệt" có ý nghĩa xem xét hay phê chuẩn; do vậy "duyệt binh" phải có sự chứng kiến của quan chức quân đội hay lãnh đạo cấp cao. Còn diễn binh hay diễu binh thì thường là phô bày cho quần chúng thấy sức mạnh của ta; hay cho quân địch thấy sức mạnh của quân ta.


Trong ddth này, nhiều khi đọc thấy rất nhiều người viết sai so với tiếng Việt chuẩn, không biết tại là tiếng địa phương hay là (cố tình) gõ sai hay là do ngọng nữa (?)


Bạn này là một minh chứng đó.

myngoc02
02-05-2010, 14:32
Theo tôi nghĩ(không tra sách vỡ,tự điển):duyệt binh,diểu binh,diển binh khác nhau.
-Duyệt binh:một hình thức kiểm tra hàng ngủ lực lượng(một hoặc nhiều binh chủng)
-Diểu binh:hình thức phô trương hàng ngủ trước nhiều thành phần công chúng
-Diển binh:trình diển một hoặc nhiều binh chủng để thượng cấp xem

Anh chị em còn ý nào khác?

collect
02-05-2010, 15:42
Thật ra từ "diễu" binh chỉ có trong từ điển VN xuất bản sau giải phóng năm 75 hoặc trong các ngôn từ của miền bắc trước đó mà thôi, vì thời đó trong nam chỉ dùng từ "diễn hành" hoặc "diễn binh" chứ không bao giờ có từ "diễu binh" từ "diễu" thì bản thân nó đã có vẻ như là "chế diễu" rồi...

Những người mới lớn sau này (sau 75) thì do vậy mà họ sẽ không bao giờ biết được là trước đó trong nam người ta chỉ dùng từ "diễn binh" chứ không bao giờ có từ "diễu" binh!

Nhưng mà "được làm vua thua làm giặc" do vậy nhà nước đã bắt cả nước phải dùng từ "diễu" thì ai nấy cũng phải dùng thôi mặc dù có người muốn có người không...

Cũng như bây giờ có ai dám dùng từ "kách mệnh" giống như bác Hồ không? mặc dù biết rằng các cháu lớp 3 sẽ cho rằng là nó đã sai chính tả.

----------------------
Muốn tìm trong từ điển ý nghĩa từ "diễn hành" thì phải ráng mà lục lọi các từ điển phát hành trong nam trước năm 1975 mặc dù bây giờ làm điều đó có thể bị một số người cho là xa xỉ tương đương với "phản động" !!!

tam_giang
02-05-2010, 17:01
Theo tôi hiểu diễn: mang ra cho thấy như trình diễn còn diễu thì nên mang cất đi như chế diễu. Tuy nhiên, nếu dùng quen mà nghĩ là đúng thì vẫn đúng vì thế mới gọi là ngôn ngữ sống. Mọi người chấp nhận ok thì alright/allright.

acaxomcui
02-05-2010, 21:02
Thật ra từ "diễu" binh chỉ có trong từ điển VN xuất bản sau giải phóng năm 75 hoặc trong các ngôn từ của miền bắc trước đó mà thôi, vì thời đó trong nam chỉ dùng từ "diễn hành" hoặc "diễn binh" chứ không bao giờ có từ "diễu binh" từ "diễu" thì bản thân nó đã có vẻ như là "chế diễu" rồi...

Những người mới lớn sau này (sau 75) thì do vậy mà họ sẽ không bao giờ biết được là trước đó trong nam người ta chỉ dùng từ "diễn binh" chứ không bao giờ có từ "diễu" binh!

Nhưng mà "được làm vua thua làm giặc" do vậy nhà nước đã bắt cả nước phải dùng từ "diễu" thì ai nấy cũng phải dùng thôi mặc dù có người muốn có người không...

Cũng như bây giờ có ai dám dùng từ "kách mệnh" giống như bác Hồ không? mặc dù biết rằng các cháu lớp 3 sẽ cho rằng là nó đã sai chính tả.

----------------------
Muốn tìm trong từ điển ý nghĩa từ "diễn hành" thì phải ráng mà lục lọi các từ điển phát hành trong nam trước năm 1975 mặc dù bây giờ làm điều đó có thể bị một số người cho là xa xỉ tương đương với "phản động" !!!


Nếu ,tôi là một giáo viên dạy môn tiếng Việt.Nếu,hai học sinh làm bài dùng từ diễu và diễn trong một bài làm.Tôi sẽ chấm đúng từ diễn,từ diễu là sai.Được không các bác?

gon87
02-05-2010, 21:11
Nếu ,tôi là một giáo viên dạy môn tiếng Việt.Nếu,hai học sinh làm bài dùng từ diễu và diễn trong một bài làm.Tôi sẽ chấm đúng từ diễn,từ diễu là sai.Được không các bác?

Theo em nghĩ không có cái gọi là đúng hay sai ở đây cả. Miễn là được mọi người chấp nhận thì dùng được. Như em bây giờ mới biết Diễn Binh, nhỏ đến lớn giờ chỉ biết có Diễu Binh. Và chắc hẳn cũng không ít người như em.

hoanglantham
02-05-2010, 21:15
Theo em nghĩ không có cái gọi là đúng hay sai ở đây cả. Miễn là được mọi người chấp nhận thì dùng được. Như em bây giờ mới biết Diễn Binh, nhỏ đến lớn giờ chỉ biết có Diễu Binh. Và chắc hẳn cũng không ít người như em.
Em chưa bao giờ nghe qua 'diễn binh' kể cả trong các sách báo cũ.

Tớ thí dụ đó là trường hợp thông thường thôi.Nếu là trường hợp đặc biệt,phải chấp nhận kết quả đúng tuyệt đối.Thì làm sao?
Chắc là phải lôi cuốn từ điển tiếng Việt thôi bác.

acaxomcui
02-05-2010, 21:15
Theo em nghĩ không có cái gọi là đúng hay sai ở đây cả. Miễn là được mọi người chấp nhận thì dùng được. Như em bây giờ mới biết Diễn Binh, nhỏ đến lớn giờ chỉ biết có Diễu Binh. Và chắc hẳn cũng không ít người như em.

Tớ thí dụ đó là trường hợp thông thường thôi.Nếu là trường hợp đặc biệt,phải chấp nhận kết quả đúng tuyệt đối.Thì làm sao?

...
02-05-2010, 21:15
thực tế là người ta hay dùng từ diễu binh, chứ ít thấy dùng từ diễn binh

đa phần văn nói và văn viết đều dùng từ diễu, có lẽ tui sinh sau ngày giải phóng nên bây giờ mới biết từ diễn binh

gon87
02-05-2010, 21:25
Tớ thí dụ đó là trường hợp thông thường thôi.Nếu là trường hợp đặc biệt,phải chấp nhận kết quả đúng tuyệt đối.Thì làm sao?

Vậy chắc theo từ điển Tiếng Việt, quyển nào mới nhất.

huongct
02-05-2010, 22:24
từ "diễu" thì bản thân nó đã có vẻ như là "chế diễu" rồi...




Theo tôi hiểu diễn: mang ra cho thấy như trình diễn còn diễu thì nên mang cất đi như chế diễu.

Sai rồi ! chế giễu mới đúng chứ !:lick:

thanhdat89
02-05-2010, 23:04
từ diễn binh hình như là từ địa phương.
Trong từ điển không có.

gon87
02-05-2010, 23:22
từ diễn binh hình như là từ địa phương.
Trong từ điển không có.

Từ miền Nam, dùng trước năm 75.

Cerberus.
02-05-2010, 23:23
Như em bây giờ mới biết Diễn Binh, nhỏ đến lớn giờ chỉ biết có Diễu Binh. Và chắc hẳn cũng không ít người như em.

Em cũng vậy, sao đó giờ có nghe ai nói tới đâu. Thật ra diễu binh cũng không nghe thường lắm, diễn binh thì mới biết lần đầu trong topic này nè. :emlaugh:

dly
03-05-2010, 09:22
Em cũng vậy, sao đó giờ có nghe ai nói tới đâu. Thật ra diễu binh cũng không nghe thường lắm, diễn binh thì mới biết lần đầu trong topic này nè. :emlaugh:

Cũng không có chi là lạ vì sau khi thống nhất đất nước. Tất cả các tác phầm văn học (nói riêng) và văn hóa (noí chung)taị Miền Nam Việt Nam đều bị ngăn cấm và hủy hoại

hana_vip
03-05-2010, 10:16
Cũng không có chi là lạ vì sau khi thống nhất đất nước. Tất cả các tác phầm văn học (nói riêng) và văn hóa (noí chung)taị Miền Nam Việt Nam đều bị ngăn cấm và hủy hoại
Trước đến giờ em chỉ nghe nói là Diễu hành chứ chưa nghe nói diễn hành bao giờ, kể cả trong các kỳ đại hội thể thao cũng vậy người ta cũng nói là "Các đoàn lần lượt diễu hành qua kháng đài ..." thôi

collect
03-05-2010, 10:36
Tổ quốc ghi công, nghìn năm thao diễn : nghĩ !

----------------
Hồi xưa các tay lính ngụy hay kháo nhau như vậy khi có người lính tử trận!

- Thế thì từ thao diễn, đồng diễn thể dục dục thể thao...thì nó cũng sẽ thể hiện các hành động giống như 1 đoàn quân đang trình diễn các bước đi nhịp nhàng hùng tráng vậy thôi...Nhưng mà có mấy ai nói là thao diễu hay đồng diễu thể dục thể thao đâu ?

Diễn hay diễu gì thì cũng rứa !


Các binh chủng Việt Nam thao diễn thế trận

http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/04/3BA1B47F/

acaxomcui
03-05-2010, 11:18
Tổ quốc ghi công, nghìn năm thao diễn : nghĩ !

----------------
Hồi xưa các tay lính ngụy hay kháo nhau như vậy khi có người lính tử trận!

- Thế thì từ thao diễn, đồng diễn thể dục dục thể thao...thì nó cũng sẽ thể hiện các hành động giống như 1 đoàn quân đang trình diễn các bước đi nhịp nhàng hùng tráng vậy thôi...Nhưng mà có mấy ai nói là thao diễu hay đồng diễu thể dục thể thao đâu ?

Diễn hay diễu gì thì cũng rứa !

Tuy là nói cho vui,không ăn nhậu gì được.Tôi vẩn muốn dùng từ DIỄN trong những trường hợp quan trọng như đã bàn.Nói thật,từ DIỄU không có ý nghĩa nào cả!Và,2 từ nầy không thể coi như nhau được!

Arkain
03-05-2010, 11:57
Trước đến giờ em chỉ nghe nói là Diễu hành chứ chưa nghe nói diễn hành bao giờ, kể cả trong các kỳ đại hội thể thao cũng vậy người ta cũng nói là "Các đoàn lần lượt diễu hành qua kháng đài ..." thôi

Văn hóa đặc trưng của Miền Nam thì ngày nay em phải ra...nước ngoài thì mới thấy được, lý do thì bác Dê đã giải thích rõ ràng, tiếc là anh không có tấm hình nào chụp cảnh các sách vở của Miền Nam bị thu gom lại từng núi rồi châm xăng đốt sạch trong các cuộc thanh trừng văn hóa Miền Nam ngày xưa cho em coi :)

Ở nước ngoài thì đồng bào ta đa phần vẫn dùng từ ngữ và ngữ pháp giống như là Miền Nam thời trước 1975, bởi vậy cho nên mỗi năm mới có buổi Diễn hành ngày Tết (http://www.ddth.com/showthread.php?t=247566&highlight=di%E1%BB%85n+h%C3%A0nh), và I ngắn, Y dài cũng hiếm khi nào bị trộn tùm lum giống như là sách báo trong nước thời hậu cải cách.

maychu.net
03-05-2010, 12:22
Tiếng Việt ta dùng là một "sinh ngữ", nên có những biến đổi và thêm thắt. Nếu ngôn ngữ vẫn bất biến theo thời gian thì là "tử ngữ" (như tiếng Phạn).
Một thứ tiếng có thể được nhiều cộng đồng sử dụng khác nhau, nên mới có tiếng Anh của người Mỹ, tiếng Anh của người Anh...
Nếu sử dụng tiếng Việt từ trước năm 75 đến giờ vẫn không thay đổi thì đó chỉ là tiếng Việt của một nhóm hay một cộng đồng nào đó; và nó có thể phát triển theo hướng riêng của nó nếu nó không giao lưu hay hòa nhập với tiếng Việt chính quốc.
Nên nhớ rằng, một cá nhân hay một nhóm người nào đó dùng tiếng Việt thì chưa chắc tiếng Việt của cá nhân hay nhóm người đó đại diện cho tiếng Việt ngày nay.

cochon
04-05-2010, 05:45
Cũng không có chi là lạ vì sau khi thống nhất đất nước. Tất cả các tác phầm văn học (nói riêng) và văn hóa (noí chung)taị Miền Nam Việt Nam đều bị ngăn cấm và hủy hoại

Hỏng dám hủy hoại đâu, mấy ổng tịch thu, cất vào kho, để dành từ từ đọc. Hỏng tin mấy bác vào mấy nhà sách thấy truyện kiếm hiệp nằm trên kệ ah, sách củ in lại đổi tên tác giả hehheheheh

Okie coi như học thêm từ " diễu " xuất hiện sau 75. Ai có tự điển Hán-Việt coi dùm có chữ này hong hén .

BlogTheThao.Com
04-05-2010, 23:53
Theo tôi hiểu diễn: mang ra cho thấy như trình diễn còn diễu thì nên mang cất đi như chế diễu. Tuy nhiên, nếu dùng quen mà nghĩ là đúng thì vẫn đúng vì thế mới gọi là ngôn ngữ sống. Mọi người chấp nhận ok thì alright/allright.


Tổ quốc ghi công, nghìn năm thao diễn : nghĩ !

----------------
Hồi xưa các tay lính ngụy hay kháo nhau như vậy khi có người lính tử trận!

- Thế thì từ thao diễn, đồng diễn thể dục dục thể thao...thì nó cũng sẽ thể hiện các hành động giống như 1 đoàn quân đang trình diễn các bước đi nhịp nhàng hùng tráng vậy thôi...Nhưng mà có mấy ai nói là thao diễu hay đồng diễu thể dục thể thao đâu ?

Diễn hay diễu gì thì cũng rứa !
Cho tôi có ý kiến, theo tôi một số bác viết "chế diễu" là sai, "chế giễu" mới chính xác.

Tôi cũng giống như một số bác, xưa nay chỉ nghe và thấy mọi người dùng từ "diễu binh", chưa nghe từ "diễn binh" trong tình huống đó bao giờ. Còn những từ "thao diễn" hay "đồng diễn" thì hiển nhiên khỏi phải tranh cãi.

Ngôn ngữ thì phải học thuộc và dùng phù hợp cho mỗi tình huống, câu chữ.

Chẳng hạn, viết "quý" hay "quí" đều được nhưng nếu viết Mai Phương Thúy thành Mai Phương Thúi thì hỏng bét :D
"Diễu" trong từ "diễu binh" nó có nghĩa tương tự như "diễu võ dương oai" vậy, không phải là "chế giễu" như một số bác nói. Đó là cách hiểu sai (một số cá nhân trên các diễn đàn ở hải ngoại xuyên tạc cách hiểu từ này để đả kích chế độ, mọi người tìm thử sẽ thấy...).

@Các bác có thể tham khảo trong cuốn Từ điển chính tả (NXB Đà Nẵng) của cố GS-Nhà Ngôn ngữ học Hoàng Phê nhé.

P/S: Tôi hiếm khi vào mục nào khác trong GÓC THƯ GIÃN ngoài BOX BÓNG ĐÁ, hôm nay vô tình lạc vào đây thấy anh em mình nhiều người hiểu linh tinh về từ "diễu binh" quá nên có chút kiến giải.

Trân trọng!

TongNghien
05-05-2010, 00:29
Cho tôi có ý kiến, theo tôi một số bác viết "chế diễu" là sai, "chế giễu" mới chính xác.

Tôi cũng giống như một số bác, xưa nay chỉ nghe và thấy mọi người dùng từ "diễu binh", chưa nghe từ "diễn binh" trong tình huống đó bao giờ. Còn những từ "thao diễn" hay "đồng diễn" thì hiển nhiên khỏi phải tranh cãi.

Ngôn ngữ thì phải học thuộc và dùng phù hợp cho mỗi tình huống, câu chữ.

Chẳng hạn, viết "quý" hay "quí" đều được nhưng nếu viết Mai Phương Thúy thành Mai Phương Thúi thì hỏng bét :D
"Diễu" trong từ "diễu binh" nó có nghĩa tương tự như "diễu võ dương oai" vậy, không phải là "chế giễu" như một số bác nói. Đó là cách hiểu sai (một số cá nhân trên các diễn đàn ở hải ngoại xuyên tạc cách hiểu từ này để đả kích chế độ, mọi người tìm thử sẽ thấy...).

@Các bác có thể tham khảo trong cuốn Từ điển chính tả (NXB Đà Nẵng) của cố GS-Nhà Ngôn ngữ học Hoàng Phê nhé.

P/S: Tôi hiếm khi vào mục nào khác trong GÓC THƯ GIÃN ngoài BOX BÓNG ĐÁ, hôm nay vô tình lạc vào đây thấy anh em mình nhiều người hiểu linh tinh về từ "diễu binh" quá nên có chút kiến giải.

Trân trọng!

Mình cũng đồng tình với những ý của bạn 'BlogTheThao.com'.

Khi còn nhỏ (trước 10 tuổi), được ông ngoại (khi đó hơn 70 tuổi) - một giáo sư Pháp văn + giảng dạy Việt văn, hơn 40 năm - dạy dỗ cho mình, thì mình cũng đã được biết đến "diễu hành" và "diễu võ dương oai". Nhưng chưa từng nghe ông ngoại đính chính hay nêu lên suy nghĩ là: phải "diễn hành" mới đúng.


Thời điểm hiện tại, mình hiểu là:

- diễn: hành động của cơ thể, mục đích: trình bày một nội dung, có tính nghệ thuật.

- diễu: hành động đi ngang qua tầm mắt của người khác.

thaychuastudio
05-05-2010, 08:12
@Các bác có thể tham khảo trong cuốn Từ điển chính tả (NXB Đà Nẵng) của cố GS-Nhà Ngôn ngữ học Hoàng Phê nhé.

P/S: Tôi hiếm khi vào mục nào khác trong GÓC THƯ GIÃN ngoài BOX BÓNG ĐÁ, hôm nay vô tình lạc vào đây thấy anh em mình nhiều người hiểu linh tinh về từ "diễu binh" quá nên có chút kiến giải.

Trân trọng!

Bạn chắc là những gì bạn hiểu và diễn giải là đúng và đầy đủ????

Tôi không muốn bình luận những gì bạn viết. Vì nó thường quá !


Nếu chỉ nghe tới Diễu Binh mà chưa nghe Diễn Binh thì tuổi cũng chừng 2 tới 3 bó. Sao phát biểu ngông cuồng quá :no: .Giống như một đứa trẻ ở miền Bắc thì chỉ biết đến con Lợn vậy!.

Mà cũng phải, làm sao biết được khi mà hàng loạt ấn phẩm văn hoá miền Nam trước 75 bị đem huỷ bằng mọi giá, mọi cách, mọi thứ mà người ta có thể nghĩ ra. Để rồi đời con cháu miền Nam, chẳng biết trước đây ông bà mình đã từng sử dụng ngôn ngữ thuần Nam như thế nào.

Đến cái khẳng khái nghĩa hiệp của dân Miền Nam, thứ "Giang hồ" mà chỉ có Dân Sài Gòn chính thống mới có cũng chẳng còn. Nói cho cùng, Nếu ta luôn to mồm nói rằng "lai-căng" để ám chỉ việc bắt chước Tây. Thì "văn hoá" vùng ngoài áp đặt cho vùng trong thì âu cũng là vậy!!!

:no:

hana_vip
05-05-2010, 08:44
Cái từ Diễn binh của Già TOM độc đáo quá lol nó chia LM ra làm 4 phần Miền Bắc, Miền Nam, Trước năm 75 và Sau năm 75, vậy mới biết LM là nơi hội tụ của nhiều vùng miền, nhiều độ tuổi :punk thú vị ghê, nhờ vậy mà lớp trẻ học được của lớp hết trẻ những kinh nghiệm mà mình chưa biết :punk:

megaownage
05-05-2010, 09:06
Hai quyển Từ Điển Hán Việt của tôi đều là sách xuất bản cũ và không bị xóa bỏ (sau này có tái bản lại đàng hoàng - không phải sách văn hóa nào cũng bị xóa). Một của Đào Duy Anh và một của Thiều Chữu.
Cả hai quyển đều không có từ 'diễu'. Cho nên nếu chiếu theo tiếng Hán Việt, phần phải nghiêng về phe dùng từ 'diễn'. Còn nếu nói theo tiếng Việt thuần túy thì bố ai mà xác định được. Thời điểm nào gọi là cái mốc chính thức? Nên nhớ rằng theo tài liệu của nhóm giáo sĩ thời xưa thì tiếng Việt thời họ đâu giống cái mình xài bây giờ.

TongNghien
05-05-2010, 09:41
Hai quyển Từ Điển Hán Việt của tôi đều là sách xuất bản cũ và không bị xóa bỏ (sau này có tái bản lại đàng hoàng - không phải sách văn hóa nào cũng bị xóa). Một của Đào Duy Anh và một của Thiều Chữu.
Cả hai quyển đều không có từ 'diễu'. Cho nên nếu chiếu theo tiếng Hán Việt, phần phải nghiêng về phe dùng từ 'diễn'. Còn nếu nói theo tiếng Việt thuần túy thì bố ai mà xác định được. Thời điểm nào gọi là cái mốc chính thức? Nên nhớ rằng theo tài liệu của nhóm giáo sĩ thời xưa thì tiếng Việt thời họ đâu giống cái mình xài bây giờ.


Nhất thiết phải tìm trong... những quyển từ điển Hán-Việt hay sao ? :no:


- "diễn" và "diễu" đều là động từ, nên đứng trước danh từ chính (danh từ "binh"), chính vì vậy khó xác định rằng: "diễu" là từ Hán-Việt hay là từ ngữ Việt được phát sinh sau đó. Khó xác định do: trong ngữ pháp Hán và trong ngữ pháp Việt, động từ bắt buộc phải đứng trước danh từ chính (giống nhau ở điểm này).

- Hán-Việt chỉ có một phần trong đó (từ + ngữ + ngữ pháp) bị hòa trộn vào ngôn ngữ Việt do bọn Tàu ngày xưa cố tình đồng hóa, chớ người Việt không phải hoàn toàn sử dụng Hán-Việt để giao tiếp hay đưa vào văn bản.

- Ngôn-ngữ có bản chất là một sinh-ngữ. Là một công-cụ được tạo ra bởi cộng-đồng nhằm mục-đích giao-tiếp và hiểu nhau. Nó sinh sôi và nảy nở theo dòng chảy thời-gian và sự biến đổi của xã-hội. Nên không thể đem nội-dung cũ bài trừ nội-dung mới, thậm chí còn có thể bị phản ứng ngược lại.



Đừng cố chấp với kiến thức và văn hóa, khi chúng ta còn sống trong xã hội.

Tống Nghiên nghĩ như vậy.

megaownage
05-05-2010, 10:00
Xin lỗi bác Tống. Tôi là người Nam gốc Bắc. Ai khinh thường Nam thì tôi nóng mặt. Ai chế diễu Bắc thì tôi đau lòng.
Tôi chỉ nói từ điển HV, vì có bạn đề cập đến từ điển HV, và tôi có cẩn thận chêm câu 'nếu chiếu theo tiếng Hán Việt' (xin lỗi nếu tôi bôi đậm không đúng chỗ). Có nghĩa là chính bản thân, tôi cố ý tránh xác nhận từ 'diễ? hành' có phải là tiếng HV.

TongNghien
05-05-2010, 10:15
Xin lỗi bác Tống. Tôi là người Nam gốc Bắc. Ai khinh thường Nam thì tôi nóng mặt. Ai chế diễu Bắc thì tôi đau lòng.
Tôi chỉ nói từ điển HV, vì có bạn đề cập đến từ điển HV, và tôi có cẩn thận chêm câu 'nếu chiếu theo tiếng Hán Việt' (xin lỗi nếu tôi bôi đậm không đúng chỗ). Có nghĩa là chính bản thân, tôi cố ý tránh xác nhận từ 'diễ? hành' có phải là tiếng HV.

Dạ, xin lỗi bạn vì sự thiếu cẩn trọng của mình đã làm bạn hiểu lầm ! :punk:

Mình chỉ dẫn chứng một bài gần nhất có nhắc đến từ điển Hán-Việt để minh họa cho ý của mình là: không bắt buộc phải tra trong những quyển từ điển Hán-Việt; chứ không phải thể hiện ý phản bác của mình đối với bài viết của bạn.

Thậm chí, mình cũng nhận thấy sự khách quan trong câu chữ của bạn, và còn đồng thuận với phần lớn ý trình bày trong bài viết đó !


Mong được bạn lượng thứ ! :)

lqkhoi
05-05-2010, 12:56
Một trong những đặc trưng của tiếng Việt là không có một cách sử dụng thống nhất và chuẩn hóa cho toàn bộ mọi nơi.

Có nhiều lý do dẫn đến đặc trưng này mà trong đó 2 vấn đề địa lý: lãnh thổ VN quá dài, đi lại khó khăn cùng với vấn đề lịch sử: sự phân chia lãnh thổ từ Trịnh Nguyễn phân tranh, Bắc Trung Nam tách biệt thời Pháp, 2 miền Nam Bắc tiếp sau đó và ngày nay là trong nước và hải ngoại.

Không có ngữ pháp thống nhất, không có từ vựng rõ ràng thì chuyện đẻ ra từ mới và người xài người không xài và khác với từ ngày xưa cũng là chuyện dễ hiểu.

Ví dụ như ở những từ "diễn binh" hay "diễu binh" nhà tôi đều không xài mà sử dụng một từ khác là "duyệt binh". Và với giải thích như TongNghien ở trên cho chữ "diễu binh" cũng là một giải thích hợp lý.

havidu
05-05-2010, 18:40
VN mình mà có "Viện ngôn ngữ" chắc mấy cụ làm trong đó oánh nhau suốt ngày nhỉ !!! :yes:

kiettt
05-05-2010, 20:09
Nội chuyện đặt tên cho cái viện đó là đủ để các cụ đó oánh nhau rồi. Chán ..

Long_Phung
06-05-2010, 16:32
Tui copy thông tin từ website khác


Diễu (hành) hiểu là du-游 hành, 1 hình thức di chuyển mang tính làm cho người khác phải ngắm xem và thích thú. Trong quân đội, diễu hành là hình ảnh những người lính xếp theo hàng dài, khi đi phải bước đều, làm cùng động tác, những người lính có chiều cao tương đồng nhau, vẻ mặt trang nghiêm,...điểm mấu chốt chính là nhìn bên trên đầu không có hình ảnh ầu người trồi lên trụt xuống mà phải đồng đều nhau.



Từ các nguồn cho thấy:
Diễu là để chỉ du hành (từ Hán Việt đó), diễu binh hiểu là Lính đi mà làm cho mọi người cảm thấy thích thú, tận hưởng. Để làm được điều này tất nhiên phải tập (trên kia Fox ghi thừa chữ hành lại thiếu chữ du (=^.^=) )->hiểu rộng hơn diễn binh luôn!

Diễn là mô phỏng (diễn viên 1 người là mô phỏng theo 1 nhân vật được mô tả trong kịch bản), tập trước (diễn tập là bị dư chữ tập nhưng người Việt mình quen giải thích như hồi xưa, Thái Sơn còn thêm núi)

Trên mạng Fox thấy có chữ diển binh, parade còn dịch ra là diển binh...không thấy có diễn binh


[=========> Bổ sung bài viết <=========]

http://i724.photobucket.com/albums/ww246/NhomBacAi/linh%20tinh/dien.jpg

lqkhoi
26-05-2010, 13:08
Mới kiếm được cái bài về sự khác nhau giữa ngôn ngữ NAM BẮC cũng vui vui. (Sưu tầm). Ai biết tác giả thì cho tui xin để ghi vào.
---------------------------------------------------------

Bắc bảo Kỳ, Nam kêu Cọ
Bắc gọi lọ, Nam kêu chai
Bắc mang thai, Nam có chửa
Nam xẻ nửa, Bắc bổ đôi

Ôi ! Bắc quở Gầy, Nam than Ốm
Bắc cáo Ốm, Nam khai Bịnh
Bắc định đến muộn, Nam liền la trễ
Nam mần Sơ Sơ, Bắc nàm Nấy Nệ

Bắc lệ tuôn trào, Nam chảy nước mắt
Nam bắc Vạc tre, Bắc kê Lều chõng
Bắc nói trổng Thế Thôi, Nam bâng quơ Vậy Đó
Bắc đan cái Rọ, Nam làm giỏ Tre,

Nam không nghe Nói Dai, Bắc chẳng mê Lải Nhải
Nam Cãi bai bãi, Bắc Lý Sự ào ào
Bắc vào Ô tô, Nam vô Xế hộp
Hồi hộp Bắc hãm phanh, trợn tròng Nam đạp thắng

Khi nắng Nam mở Dù, Bắc lại xoè Ô
Điên rồ Nam Đi trốn, nguy khốn Bắc Lánh mặt
Chưa chắc Nam nhắc Từ từ, Bắc khuyên Gượm lại
Bắc là Quá dại, Nam thì Ngu ghê

Nam Sợ Ghê, Bắc Hãi Quá
Nam thưa Tía Má, Bắc bẩm Thầy U
Nam nhủ Ưng Ghê, Bắc mê Hài Lòng
Nam chối Lòng Vòng, Bắc bảo Dối Quanh

Nhanh nhanh Nam bẻ Bắp, hấp tấp Bắc vặt Ngô
Bắc thích cứ vồ, Nam ưng là chụp
Nam rờ Bông Bụp, Bắc vuốt Tường Vi
Nam nói: mày đi ! Bắc hô: cút xéo.

Bắc bảo: cứ véo ! Nam : ngắt nó đi.
Bắc gửi phong bì, bao thơ Nam gói
Nam kêu: muốn ói, Bắc bảo: buồn nôn !
Bắc gọi tiền đồn, Nam kêu chòi gác

Bắc hay khoác lác, Nam bảo xạo ke
Mưa đến Nam che, gió ngang Bắc chắn
Bắc khen giỏi mắng, Nam nói chửi hay.
Bắc nấu thịt cầy, Nam thui thịt chó.

Bắc vén búi tó, Nam bới tóc lên
Anh Cả Bắc quên, anh Hai Nam lú
Nam : ăn đi chú, Bắc: mời anh xơi !
Bắc mới tập bơi, Nam thời đi lội.

Bắc đi phó hội, Nam tới chia vui
Thui thủi Bắc kéo xe lôi, một mình xích lô Nam đạp
Nam thời mập mạp, Bắc cho là béo
Khi Nam khen béo, Bắc bảo là ngậy

Bắc quậy Sướng Phê, Nam rên Đã Quá !
Bắc khoái đi phà, Nam thường qua bắc.
Bắc nhắc môi giới, Nam liền giới thiệu
Nam ít khi điệu, Bắc hay làm dáng.

Tán mà không thật, Bắc bảo là điêu
Giỡn hớt hơi nhiều, Nam kêu là xạo.
Bắc nạo bằng gươm, Nam thọt bằng kiếm
Nam mê phiếm, Bắc thích đùa.

Bắc vua Bia Bọt, Nam chúa La-De
Bắc khoe Bùi Bùi lạc rang, Nam : Thơm Thơm đậu phọng
Bắc xơi na vướng họng, Nam ăn mãng cầu mắc cổ
Khi khổ Nam tròm trèm ăn vụng, Bắc len lén ăn vèn

Nam toe toét «hổng chịu đèn», Bắc vặn mình «em chả»
Bắc giấm chua «cái ả», Nam bặm trợn «con kia»
Nam mỉa «tên cà chua», Bắc rủa «đồ phải gió»
Nam nhậu nhẹt thịt chó, Bắc đánh chén cầy tơ

Bắc vờ vịt lá mơ, Nam thẳng thừng lá thúi địt
Khi thấm, Nam xách thùng thì Bắc bê sô
Nam bỏ trong rương, Bắc tuôn vào hòm.
Nam lết vô hòm, Bắc mặc áo quan

Bắc xuýt xoa “Cái Lan xinh cực !”,
Nam trầm trồ “Con Lan đẹp hết chê !”
Phủ phê Bắc trùm chăn, no đủ Nam đắp mền
Tình Nam duyên Bắc có thế mới bền mới lâu …

huongct
26-05-2010, 23:05
Bắc mang thai, Nam có chửa
Nam xẻ nửa, Bắc bổ đôi




Câu này tớ phản đối ! trong nam ít xài từ "có chửa" hơn ngoài bắc nhé ! lol

dly
28-05-2010, 06:11
Thai nghén, chửa đẻ là từ miền Bắc mà :D

Arkain
29-05-2010, 07:29
Thai nghén, chửa đẻ là từ miền Bắc mà :D

Tớ cũng thắc mắc ở điểm đó, vì ở trong Nam gọi là "Mang thai ngoài giá thú" chứ đâu có gọi là "chửa hoang"!

lqkhoi
29-05-2010, 08:30
Hehehe cái này tớ copy không rõ nguồn gốc nên ko comment được. Coi như cái mục "Chửa đẻ" nó sai đi suốt ngay cứ bu vào khu đó hoài à :p Ghét :p

Arkain
24-08-2010, 09:11
Tiếp theo bài của bác Kiệt, các từ ngữ về hành chánh thì gần như là thay đổi toàn bộ sau 1975 theo chuẩn của Miền Bắc, nếu ra nước ngoài thì chắc phải cầm theo quyển từ điển vì ngoài này toàn là xài từ ngữ Miền Nam.

Ví dụ: Passport thì dân Miền Nam gọi là "Sổ Thông Hành", dân Miền Bắc thì gọi là "Hộ chiếu".


http://i361.photobucket.com/albums/oo53/yellowbluecicada/PP.jpg

http://img167.imageshack.us/img167/2727/88301408rr4.jpg

http://www.faqs.org/photo-dict/photofiles/list/7182/9611Vietnam_passport.jpg


Sau này các danh từ hành chánh của Miền Nam bị vứt hết, chỉ cho xài kiểu Miền Bắc thôi, vậy cho nên thế hệ 7x trở đi tuy có nhiều người sinh ra ngay tại đất Sài Gòn cũng dần dần bắt chước gọi vẹt theo, mặc dù bản thân họ cũng chẳng hề biết cái danh từ "Hộ Chiếu" vốn của Miền Bắc kia cụ thể là tiếng Tàu hay là tiếng Ta.

Miền Nam ngày xưa phiên dịch danh từ Passport thành giấy/sổ "Thông Hành", vì nó là công văn chứng nhận nơi xuất xứ, cũng như là các đặc điểm của một cá nhân để dễ nhận diện khi họ thông hành ("pass", "passe": đi qua) bằng đường bộ, đường biển, cũng như là đường hàng không ("Port", "Porta", "Porte": cổng thành/cửa khẩu/hải cảng) đến một quốc gia khác.

Hỏi: danh từ "Hộ Chiếu" mà người Việt Nam quốc nội dùng ngày nay có nghĩa là gì?

chep
24-08-2010, 09:56
ở nhà tui có mấy quyển sách ..dạy làm thơ in vào năm 69 ..he he, tụi đọc mà nhiều chữ cũng phải đoán vì dùng rất nhiều" điển tích" của Tàu .Sau, tôi có đọc mấy cuốn như Tam quốc có lời bàn của Thánh Thán , tôi cũng hiểu ra nhiều .

Tuy nhiên , khi đọc qua quyển Luận Ngữ in năm 1971 ( sách này do 1 người bạn học Phật Giáo cho tui) thì tui " bó chiếu " :D vì ngôn ngữ là 1 sự pha trộn khó tả giữa Nôm+ Hán Việt điển tích + tone Hồ Biểu Chánh ...

Theo tôi, việc thống nhất tronh cách dùng câu chữ là 1 việc trọng đại mà quốc gia nào cũng nên làm .

Nếu bạn đi ấn độ - India , mặc dù bạn giỏi tiếng anh bạn cũng vẫn sẽ không hiểu người ta nói cái gì vì chỉ khi nào làm việc gì Hành Chánh hay Giấy Tờ người ta mới dùng tiếng Anh , còn lại dùng toàn " thổ ngữ"..

Chả lẽ các nước " lớn" họ cũng cứ lật đi lật lại cái chuyện giống như chúng ta sao ?????

thuongshoo
24-08-2010, 11:33
trong các từ thì tui thấy chỉ có "sổ thông hành" là dễ hiểu.

lqkhoi
24-08-2010, 16:25
@Arkain lại nặng lời khi gọi mọi người là gọi vẹt. Ngay cả thế hệ 7X mà cả thế hệ 4X như ông bà già tôi giờ vẫn gọi nó là Hộ Chiếu. Lưu ý trước năm 1975 bao nhiêu người dân VN có cái passport?

Nếu giờ Arkain về VN gọi cái SỔ Thông Hành chắc không ai biết đó là cái gì.

Lưu ý ngôn ngữ là một thứ sống và rất nhiều người nếu không nói là tất cả sử dụng nó vì bị tác động/dạy dỗ/phim ảnh lặp đi lặp lại nhiều lần. Không ai rảnh để thử đi suy nghĩ coi nghĩa gốc của nó là gì tất nhiên là trừ những nhà ngôn ngữ học hoặc những từ ngữ quá ngây ngô.

Tôi sang Mỹ và cũng cực kỳ ngạc nhiên với những từ Người Việt ở Mỹ dùng mà có thể so sánh ngang với số tuổi của ông bà tôi được phát ngôn từ những chú nhóc nhỏ xíu. Nhưng tôi không dám nói họ là Vẹt mà chỉ nói do hoàn cảnh địa lý mà nhiều từ cổ vẫn còn được sử dụng trong khi hoàn toàn vắng bóng ở VN. Nếu ai đó có coi phim HK được người Việt ở US lồng tiếng thập niên 80 90 chắc sẽ hiểu rõ ý tôi nói hơn.

Arkain
24-08-2010, 21:02
Ngày xưa người ta dùng động từ "học vẹt" để diễn tả việc bắt chước làm theo mà không hề thắc mắc xem mình đang học gì. Không biết ngày nay có động từ mới nào nhẹ nhàng hơn (mà vẫn không kém phần chính xác) để thế vào chăng? :dontgetit

Cũng một phần nhờ vào cái tinh thần học hỏi khiếm khuyết theo kiểu "Không ai rảnh để thử đi suy nghĩ coi nghĩa gốc của nó là gì" kỳ lạ kia mà cái danh sách này (http://www.ddth.com/showpost.php?p=1487111&postcount=42) mới đến thế hệ của chúng ta thì đã bị đánh què đến 99%, Tây chẳng ra Tây, Ta chẳng ra Ta, riết rồi có nhiều người chẳng biết nó thật ra là Tây hay Ta :no:

Cũng vì thế mà hồi nhỏ tớ thắc mắc rằng "tại sao xe Lam lại được đặt tên như vậy" và thầy giáo của tớ trả lời tỉnh bơ rằng "vì khi mới được cho ra lò thì nó được sơn màu lam"(!)

Tớ không biết cả hai nước Việt Nam thời ông bà, cha mẹ chúng ta cụ thể có bao nhiêu công dân nắm trong tay cái Passport, nhưng mà có lẽ thời ấy hễ bất cứ người nào mà đi làm "Hộ Chiếu" hoặc "Sổ Thông Hành" thì đều biết các danh từ ấy có nghĩa là gì.

Ngày nay thì chưa chắc.

Thậm chí có nhiều người còn không hiểu cả ý nghĩa và nguồn gốc của cái tên cúng cơm của mình trên tờ hộ chiếu ấy là gì mới đau!

Ông bà, cha mẹ chúng ta tuy cũng dùng các từ ngữ Việt/Hán-Việt/Anh/Pháp giống như ta, nhưng điều khác biệt duy nhất là họ luôn biết rõ mình đang nói gì, nếu nhận thấy có điều đơn giản gì đó mà mình chưa hiểu thì họ sẽ tìm tòi cho đến khi nào hiểu mới thôi rồi mới dám mang ra xài. Đó là sự khác biệt giữa tinh thần học hỏi được bồi đắp bởi nền giáo dục xưa và nay.

Nhìn xa hơn một chút, phải chăng cũng vì sự thay đổi trong tư duy này mà khả năng phân tích theo logic trong bàn tranh luận của ngày nay mới không bằng một góc của ngày xưa, "rất nhiều người nếu không nói là tất cả" thường bê nguyên xi bài bản của các thứ mà họ "bị tác động/dạy dỗ/phim ảnh lặp đi lặp lại nhiều lần" vào bàn tranh luận một cách tỉnh queo, chứ không rảnh tự đi tìm hiểu thêm để có lập trường riêng cho mình?

nmd
25-08-2010, 07:18
Xin lỗi anh Arkain nhưng anh dạy đời nhiều quá. Nói như anh chắc suốt ngày mọi người cầm cuốn từ điển tiếng Việt và ngồi mò tra nghĩa của tất cả mọi thứ.

megaownage
25-08-2010, 08:13
Từ Thông Hành lầy trong tiếng TQ rất xưa, trước cách mạng Tân Hợi (e còn trước nữa). Có thể còn sử dụng ở Đài Loan - chưa tìm được người ĐL để chứng.

Từ Hộ Chiếu cũng lấy trong tiếng TQ luôn. Đó là tiếng hiện hành hơn. Tiếng Quan Thoại (Mandarin) đọc từ này là Fu Chiao. Chữ Hộ nằm trong 'Bảo Hộ' và chữ Chiếu nằm trong 'Chiếu Khán'. Tại sao người TQ gọi như vậy thì tôi chưa tìm ra. Hai người bạn TQ của tôi, người Hồ Nam giải thích khác và người Bắc Kinh giải thích khác.

lqkhoi
25-08-2010, 09:14
@Arkain: Cái thread này là bên lề phải hun, hehehe spam được hen. Bác Mèo Già đã giải thích vụ Hộ Chiếu bên cái thread kia nên tui hổng trả lời vụ đó nữa hen.

Nếu cái diễn đàn này là một diễn đàn ngôn ngữ thì tui hoàn toàn đồng ý khi Arkain nói những người ở đây là Học Vẹt. Nhưng nếu Arkain quy vào đó để nói lên thực trạng xã hội là không nghiên cứu suy nghĩ trước khi phản biện thì tui không đồng ý. Vì đơn giản tranh luận của tui chỉ nói về vấn đề ngôn ngữ.

Tui không phải là nhà ngôn ngữ học nên cũng không có thể chứng minh được nhưng nếu có 10 người hơn ở cái diễn đàn này nói tui sai thì tui chịu. Tui nói rằng: "Ngôn ngữ phần lớn là sự hình thành do thói quen/phương tiện giao tiếp". Vì vậy trừ những trường hợp quá ngô nghê như "Xưởng Đẻ" mà đến bây giờ người ta vẫn dùng nó làm trò cười và chết từ ngay trong trứng nước, những từ vô nghĩa, hơi hơi thâm thúy nhưng được sử dụng quá nhiều hoặc được Celeb xài sẽ luôn trở thành trào lưu và nếu hợp thời cuộc thì chuyện được ứng dụng vào trong cuộc sống mà người nói nhiều khi chẳng hiểu nghĩa gốc của nó nhưng nếu người nghe cùng hiểu đúng nghĩa của từ thì rõ ràng nhiệm vụ của ngôn ngữ đã được thực thi.

Còn nếu dùng một từ cho dù nó có nghĩa rất chính xác, từ tượng hình rất cao nhưng khi nói số đông người nghe hoàn toàn không hiểu nó muốn nói gì hoặc hiểu sai thì rõ ràng từ ngữ đó hoàn toàn không hoàn thành nhiệm vụ và nên bị loại ra khỏi cuộc sống. Trong trường hợp ngược lại nếu chỉ có một số ít người nghe không hiểu so với số đông thì chính người nghe đó phải nên hạ mình và update từ ngữ đó vào trong trí nhớ của mình. Không làm chuyện đó thì người nghe đó sẽ trở thành cực đoan và ngày càng khó giao tiếp với số đông người xung quanh.

Và cũng chính vì thế mà mỗi ngày vô số từ ngữ sinh ra và chết đi. Và cũng vì thế mà trước năm 75 người ta hãy gọi là SINH NGỮ (từ này không thường được dùng sau này). Chữ SINH hàm nghĩa rất thâm thúy trong đó.

Và cũng chính vì thế luôn có vô số từ điển, wiki mọc ra nhằm mục đích giải nghĩa cho ai đó thích tìm hiểu nghĩa gốc của chữ đó, hay lý do chữ đó được ra đời. Nhưng đó chỉ là coi chơi cho vui chứ chẳng lẽ khi nói chuyện lúc nào cũng phải đặt lên bàn cuốn từ điển?

Viết thêm một chút, nếu tui có con và con tui hỏi "Tại sao người ta gọi là xe LAM vậy ba?", nếu nó nhỏ hơn 6 tuổi và nếu tui cũng hổng biết tại sao phải gọi vậy, tui sẽ nói rằng "Ba cũng hổng biết nữa tại ông bà gọi vậy mà con thấy không con gọi xe Lam là người ta chỉ đúng boong cái xe đó nhá, đâu có chỉ vô xe bus đâu nè, khi nào con biết tại sao người ta gọi vậy thì chỉ cho ba biết với nhé, còn không tối nay cha con mình cùng đi hỏi anh Google hen". Kích thích sự tìm tòi của một đứa bé là tốt nhưng lúc nào cũng mắng nó ngu thì đôi khi sẽ gây một hiệu quả ngược vô cùng tai hại đấy.

TongNghien
25-08-2010, 09:15
Từ Thông Hành lầy trong tiếng TQ rất xưa, trước cách mạng Tân Hợi (e còn trước nữa). Có thể còn sử dụng ở Đài Loan - chưa tìm được người ĐL để chứng.

Từ Hộ Chiếu cũng lấy trong tiếng TQ luôn. Đó là tiếng hiện hành hơn. Tiếng Quan Thoại (Mandarin) đọc từ này là Fu Chiao. Chữ Hộ nằm trong 'Bảo Hộ' và chữ Chiếu nằm trong 'Chiếu Khán'. Tại sao người TQ gọi như vậy thì tôi chưa tìm ra. Hai người bạn TQ của tôi, người Hồ Nam giải thích khác và người Bắc Kinh giải thích khác.

Cùng suy nghĩ gần giống bạn này. :punk:


Theo suy nghĩ cá nhân:

"Hộ" : bảo vệ (tương tự như hộ-vệ, bảo-hộ)
"Chiếu" : đưa ra, đưa xuống (ví dụ, chiếu-chỉ là tờ giấy từ trên vua đưa xuống, cứ chiếu theo đó mà làm; từ "chiếu" có vẻ mang nghĩa giống như từ "ánh xạ").

Như vậy, "hộ chiếu" là một thứ, một vật được kẻ trên đưa xuống nhằm bảo vệ (trong khả năng có thể) cho người chủ của nó. Hình thức của nó có thể là một tờ giấy, một cuốn sổ, một thẻ bài, hay cái gì đó,... miễn làm sao chứng minh được rằng: vật đó có giá trị bảo vệ cho người chủ bởi một kẻ trên nào đó.


Như vậy, "thông hành" thực chất có ý nghĩa "mềm" hóa ý nghĩa của vật; trong khi "hộ chiếu" cứng cáp hơn và khẳng định rõ giá trị và ý nghĩa của nó (được bảo hộ bởi ABC).


Tuy nhiên, nếu dịch từ "passport" ra nghĩa Việt, mình sẽ chọn từ "thông hành".

huongct
25-08-2010, 09:58
Nói chung 'sinh ngữ' thì rất sinh động, miễn sao nó không quá sai biệt. Nên nhớ các phương tiện truyền thông có tính định hướng rất lớn, những người làm lĩnh vực này ít nhiều cũng có ý thức duy trì cái nào hay, khi có gì đó không ổn thì những nhà ngôn ngữ học sẽ lên tiếng thôi. Còn bản thân mỗi cá nhân nếu không trao dồi, sàng lọc cái hay mà dùng, khi đi ra ngoài XH sẽ phải thiệt thòi trong giao tiếp. Đâu cần lão Kền phải lo sốt vó lên thế !lol

Nói chơi cho vui nhé, trong tiếng Việt có bao nhiêu từ chỉ việc 'quan hệ tình dục' ?. vô cùng sinh động phải không ?lol kéo cái từ 'ăn nằm' ra mới thấy nó thật độc đáo !lol

southVN
25-08-2010, 10:17
Pam cái.Mình thì sinh sau đẻ muộn nên khi đi học thì chữ nghĩa thay đổi theo đằng ấy hết trơn đâu còn gì nữa nhưng được cái mẹ thuộc thế hệ 5x cho nên hay giải thích từ này hồi đó kêu là gì hay tiếng nào là kêu theo tiếng Pháp nên cũng ít khi thắc mắc,hoặc nói dân ngày xưa đi bầu cử ra sao,tỉnh mình ngày xưa được kêu là tỉnh gì,cái gì mẹ biết là nói hết.Nhưng khốn nạn thay thời thế nó thay đổi,nên nhập gia phải tùy tục thành ra bây giờ con nít không biết gì ráo trọi trách tụi nó cũng khó.thời là thế,thế mới là thời.Về tuốt dưới quê ,mình dân miền tây mà nghe nhỏ em nói"Cho em quả mận"là muốn quay ra tát nó bạt tay cho rớt răng luôn,mặc dù biết nó không sai,nhưng khổ nỗi em nó học ở trường,phải nói là quả nếu không thì em nó bị điểm kém.Bởi vậy nhiều khi nói mấy từ xưa củ người ta nói mình nhà quê hoặc tưởng mình có vấn đề.Có mấy đứa bạn nước ngoài nói Sài Gòn nó không biết,nói hồ chí minh cơ,đành hòa hợp cho nó có tính dân tộc văn hóa chứ.Sống chung với lũ từ trước tới giờ cũng quen rồi.Vui vẻ cả làng đi thôi

kiettt
25-08-2010, 22:26
Ví dụ: Passport thì dân Miền Nam gọi là "Sổ Thông Hành", dân Miền Bắc thì gọi là "Hộ chiếu".

Sau này các danh từ hành chánh của Miền Nam bị vứt hết, chỉ cho xài kiểu Miền Bắc thôi, vậy cho nên thế hệ 7x trở đi tuy có nhiều người sinh ra ngay tại đất Sài Gòn cũng dần dần bắt chước gọi vẹt theo, mặc dù bản thân họ cũng chẳng hề biết cái danh từ "Hộ Chiếu" vốn của Miền Bắc kia cụ thể là tiếng Tàu hay là tiếng Ta.

OK, đồng ý với Khôi mập vấn đề "rừng nhờ người đi mà thành đường", ngôn ngữ chỉ là phương tiện để giao tiếp, dùng sao mà mọi người đều hiểu là được, ai ăn ở không đâu mà vạch lá tìm sâu, coi nguồn gốc nó ra sao chứ, lão Kền trẻ tuổi, nhiều chữ mà cứng nhắc thấy mệt luôn.

Trở lại ví dụ đã nêu, giả sử tui là người am hiểu ngôn ngữ miền Nam trước 1975, tui đi làm thủ tục qua Mỹ chơi, trước hết tui cần phải có cái "passport" (dân SG giờ gọi thẳng nó như vậy, không dùng tiếng Việt đâu), tui đi lên cơ quan cấp giấy, bảo rằng bán cho tui bộ hồ sơ làm giấy thông hành, hiển nhiên là chả ai hiểu tui nói cái gì hết, tui lại phải nói lại "đồ không biết nguồn gốc từ ngữ, nó là cái-mà-ông-gọi-là-hộ-chiếu-đó". Xong phim, ai cũng nhìn tui như là thằng khùng (khùng thiệt chứ gì nữa, tự nhiên đi chuốc lấy phiền phức vào người)

Cerberus.
25-08-2010, 23:02
Thấy ở chỗ em mấy người sinh trước 60 nói tiếng Nam rặt luôn. Ai muốn tìm hiểu thì về mấy vùng quê nào xa xôi ở vài bữa.

Arkain
26-08-2010, 09:35
Từ Thông Hành lầy trong tiếng TQ rất xưa, trước cách mạng Tân Hợi (e còn trước nữa). Có thể còn sử dụng ở Đài Loan - chưa tìm được người ĐL để chứng.

Từ Hộ Chiếu cũng lấy trong tiếng TQ luôn. Đó là tiếng hiện hành hơn. Tiếng Quan Thoại (Mandarin) đọc từ này là Fu Chiao. Chữ Hộ nằm trong 'Bảo Hộ' và chữ Chiếu nằm trong 'Chiếu Khán'. Tại sao người TQ gọi như vậy thì tôi chưa tìm ra. Hai người bạn TQ của tôi, người Hồ Nam giải thích khác và người Bắc Kinh giải thích khác.

Cám ơn bác megaownage đã dẫn theo nguồn. Lúc trước tớ từng thắc mắc khi thấy người ta dùng danh từ "Hộ Chiếu", nhưng mà khổ nỗi là ai cũng trả lời ấp ớ theo kiểu đoán mò, thậm chí có người còn giải thích rằng "Hộ" là nhà, "Chiếu" là soi, Hộ Chiếu là "soi qua để biết nhà ở đâu" mới chết :emlaugh: Tớ thì rất ngán dùng các từ ngữ mà chính mình còn không chắc ăn nó là gì, thành ra nhiều khi cứ gọi thẳng là "passport" cho nó lành :D

Tiện thấy nhắc đến Chiếu Khán (http://www.vietbao.com/?ppid=74&pid=78&nid=154677) nên nói luôn, đây là danh từ mà Sài Gòn ngày trước dùng để gọi giấy tờ Visa xuất nhập cảnh. "Chiếu" là công văn chứng nhận, "Khán" là xem. Danh từ này hoàn toàn tương đồng với ý nghĩa gốc của danh từ "Visa (http://en.wikipedia.org/wiki/Visa_%28document%29)" (Giấy tờ đã được xem xét qua).


Nói chung 'sinh ngữ' thì rất sinh động, miễn sao nó không quá sai biệt. Nên nhớ các phương tiện truyền thông có tính định hướng rất lớn, những người làm lĩnh vực này ít nhiều cũng có ý thức duy trì cái nào hay, khi có gì đó không ổn thì những nhà ngôn ngữ học sẽ lên tiếng thôi. Còn bản thân mỗi cá nhân nếu không trao dồi, sàng lọc cái hay mà dùng, khi đi ra ngoài XH sẽ phải thiệt thòi trong giao tiếp. Đâu cần lão Kền phải lo sốt vó lên thế !lol

Nói chơi cho vui nhé, trong tiếng Việt có bao nhiêu từ chỉ việc 'quan hệ tình dục' ?. vô cùng sinh động phải không ?lol kéo cái từ 'ăn nằm' ra mới thấy nó thật độc đáo !lol

Thế lão Củ To thử đoán xem đến bao giờ các nhà ngôn ngữ học nước ta sẽ lên tiếng về cái danh từ "phản động" cực kỳ khôi hài mà các cậu nhỏ thường bê vào diễn đàn? :lick:

(Vâng, đó cũng là thành quả của việc học vẹt từ ngữ mà ra, các chức sắc ạ!)

PS: "Make love" dịch nguyên văn là "Làm tình", còn nếu muốn xổ nho thì gọi là "giao hoan" giống như các pho truyện Kiếm Hiệp thường hay dùng :D

huongct
26-08-2010, 11:11
Này lão Củ To, lão thử đoán xem đến bao giờ các nhà ngôn ngữ học sẽ lên tiếng về cái danh từ "phản động" mà các cậu nhỏ thường hay bê vào diễn đàn? :lick:

PS: "Make love" dịch nguyên văn là "Làm tình", còn nếu muốn xổ nho thì gọi là "giao hoan" :D


Kaka ! thế lão Kền nhớ lại xem, trước giờ tui nhổ lông hết bao nhiêu con vẹt rồi !:D đừng tưởng chỉ có lão nhé !:lick:

Đôi khi mình cảm thấy thương tui nhỏ, mười mấy hai mươi năm trước mình cũng vậy thôi, may mắn là lớn lên mình nhận thức được, suy nghĩ đã độc lập, biết nhìn ra TG và so sánh, biết đất nước mình hay dở chổ nào. Phương pháp của lão Kền nhiều lúc quá cứng nhắc, từ ngữ đôi khi quá nặng nề, lão nên điều chỉnh một tí thì hơn. Cái quan trọng là có những người như tớ hiểu được lão. Những bài viết, những thông tin, những sự cảnh tỉnh luôn rất quý giá với thế hệ đi sau, làm sao mà đong đếm được. Lão Kền hãy tin rằng sự chân thành, tình nguyện cống hiến vì cộng đồng ở khía cạnh nhận thức là rất có giá trị.

Tui gốc miền Tây nên không hay khách sáo, thỉnh thoảng thấy cái gì cần "cãi" là tui cãi à, mấy ông già cũng ... chơi luôn !:D Dzọt lẹ !

chep
26-08-2010, 11:22
A Kềnh,

tui nghĩ, thời nay, nói sao cho dễ hiểu là tốt rồi,còn như A Kềnh cứ " xỉa xói" vào các " vấn đề gốc rễ" để làm gì ???Chả lẽ "bị bệnh nghề nghiệp" hả?..

Như tui nói : ai bảo giọng văn Hồ Biểu Chánh là " ngỗn ngữ hay dùng trước 75" ???? ai mà nói đúng là tui vả vào mẹt cho.

Thật ra tiếng việt mình có cái hay là hay vay mượn tiếng của người ta xài riết thành ra tiếng của mình , các bác cứ phân biệt vào làm gì ? Tôi cũng đọc sách xưa nhiều chỉ thấy 1 điều : Từ Hán Việt cực kì nhiều , cách hành văn là 1 sựt rộn lẫn và " phân biệt" giữa " nho học+ Nôm+ Hồ Biểu Chánh" và ngôn ngữ tân kỳ của các trường tư thục con nhà giàu + Hồ Biểu chánh.

Điển khác biệt là ngày trước dạy văn rất kĩ .Trong chương trình phổ thông đã dạy làm thơ , tiêu biểu là thơ lục bát và thơ tứ tuyệt .

Còn sự học sau này phân rõ ra " ngữ văn" và chỉ chuyên sâu môn tiếng việt nếu trong quá trình học nhnhc đại học sau này cần .

Ai học đại cương chắc còn nhớ nỗi ám ảnh thi môn Tiếng Việt !

Giờ, thời này ít ai mà đi sâu và tìm hiểu kỹ kiểu như lão Kềnh nói .

Arkain
26-08-2010, 12:56
Hìhì, cũng chính vì xu hướng "dùng tiếng Việt mà không cần hiểu tiếng Việt" nên cách đây vài tháng chúng ta mới có topic "Nước Việt có bao nhiêu năm Văn Hiến (http://www.ddth.com/showthread.php?t=354383)" cực kỳ khôi hài, chắc hẳn các lão còn nhớ chứ?

Ai cũng hăng say bàn luận, nhưng té ra là trong cả chục người tham gia thì chẳng mấy ai hiểu "Văn Hiến" là gì, mỗi người tự phăng ra một kiểu rồi ông nói gà, bà nói vịt :emlaugh:

Lão nào lúc trước bỏ lỡ không tham gia thì bây giờ qua đó đọc vẫn không muộn, bảo đảm có vài đoạn cười ra nước mắt, ví dụ như là dùng...địa chất để làm chứng cho nền Văn Hiến! :D

Nếu mà các từ ngữ Tiếng Việt (đặc biệt là các từ ngữ vay mượn từ các ngôn ngữ khác) mà không được phân tích và giải thích kỹ càng (theo cách nói của lão chep là "xỉa xói tận gốc rễ") khi người lớn mang ra dạy con nít ngay từ nhỏ, thì mai này ắt sẽ còn có nhiều chuyện hài hước tương tự như thế nữa để xem :yes:

thuongshoo
26-08-2010, 16:20
tui thấy arkain trong vụ passport thì chỉ được cái là...
Thực ra sau khi thống nhất thì áp từ HV ngoài Bắc vô. Có điều từ mới này thì chả ai hiểu nổi. "Chiếu kháng" thì tui cũng cóc hiểu. Chỉ có "sổ thông hành" thì còn hiểu được. Chắc là tui do có học tiếng Nhật, có học 1 mớ chữ Hán rồi!

[=========> Bổ sung bài viết <=========]

Phản động thì nhiều người phản động chứ gì nữa! Nhà đang yên bình tự nhiên kêu này nọ. Nói thiệt chỉ có thằng đó nghĩ nó đúng thôi! Chỉ có mấy đứa mát-dây mới theo mấy thằng đó!
Khi cãi lộn thì chỉ cần 9 câu đúng mà thôi! Còn 1 câu ai muốn thắng cũng được. Chả lẽ vì Pháp xây cho VN 1-2 cái cầu thì bưng bệ đít Pháp lên? Còn bao nhiêu đau khổ, thương tâm, chết chóc nó mang cho VN thì để đâu?

Gút lại 1 lần nữa! Ít có cái gì là 10 tròn trĩnh. Chỉ có 8-2, 6-4,.... Có cái chủ yếu và thứ yếu, quan trọng và ít quan trọng. Đâu rồi còn có đó! Sự thật là sự thật.

TongNghien
28-08-2010, 08:56
Miền Nam ngày xưa phiên dịch danh từ Passport thành giấy/sổ "Thông Hành", vì nó là công văn chứng nhận nơi xuất xứ, cũng như là các đặc điểm của một cá nhân để dễ nhận diện khi họ thông hành ("pass", "passe": đi qua) bằng đường bộ, đường biển, cũng như là đường hàng không ("Port", "Porta", "Porte": cổng thành/cửa khẩu/hải cảng) đến một quốc gia khác.

Hỏi: danh từ "Hộ Chiếu" mà người Việt Nam quốc nội dùng ngày nay có nghĩa là gì?

Mình có nghe đến một loại giấy tờ khác: "quá cảnh".

Không biết có phải là "passport" hay không.

Nhưng nếu phải, thì nó quá chính xác !

lqkhoi
28-08-2010, 11:44
Quá cảnh == TRANSIT lão Ngọng

kiettt
28-08-2010, 13:00
"Quá cảnh" chỉ một hành động chứ đâu phải là loại giấy ? Nó là con dấu đóng lên passport thôi

Có loại giấy này thời quý vị đi bảo lãnh thời những năm 1980 hay cầm, nó giống cuốn sổ passport nhưng bên ngoài đề chữ "Laissez-passer" chỉ cấp cho những người đi nước ngoài theo dạng có thân nhân bảo lãnh. Thời điểm đó cuốn sổ này hình như được gọi bằng tên sổ thông hành, hồi nhỏ bán bánh mì ngoài chợ hay nghe các bà kháo nhau "nhà ấy được cấp sổ thông hành rồi đấy, không biết chúng nó chạy sao hay ghê, con tôi ở bên Mỹ làm to bằng mười con nhà ấy, thế mà nhà tôi chưa có giấy bác ạ,...". Quên mất hồi đó giấy này tên tiếng Việt nó là gì, giờ không thấy nó nữa.

TongNghien
28-08-2010, 13:11
Thời phong kiến (coi truyện "Phong thần diễn nghĩa" thì biết), đã xuất hiện loại giấy tờ này rồi.

Kêu bằng: Quá quan thư (cuốn sổ qua cửa ải).



Ngày nay, thiên hạ (những người quản lý văn hóa) còn NGU hơn ngày xưa.

Khi mà từ "passport" = "pass" (qua) + "port" (cửa ải, cổng canh gác) = hộ chiếu / giấy thông hành.



Trong khi, từ "quá cảnh" lại áp dụng cho "transit".

nino
28-08-2010, 13:23
Thời phong kiến (coi truyện "Phong thần diễn nghĩa" thì biết), đã xuất hiện loại giấy tờ này rồi.

Kêu bằng: Quá quan thư (cuốn sổ qua cửa ải).



Ngày nay, thiên hạ (những người quản lý văn hóa) còn NGU hơn ngày xưa.

Khi mà từ "passport" = "pass" (qua) + "port" (cửa ải, cổng canh gác) = hộ chiếu / giấy thông hành.



Trong khi, từ "quá cảnh" lại áp dụng cho "transit".

móa sao lấy tiếng Việt là áp dụng qua tiếng Anh được vậy trời, chơi ráp từ giống ráp kiểu từ Hán Anh :emlaugh::emlaugh:

Arkain
05-11-2010, 02:41
Xin hỏi các chú các bác là danh từ "hậu cần" của miền Bắc thì miền Nam chúng ta gọi là gì? Mình thường thấy nó trong báo chí quốc nội ngày nay nhưng không hiểu cho lắm, ai đã chuyển qua dùng từ này giống như báo chí thì vui lòng giải thích ngữ nghĩa giùm tớ luôn nhé! :)

acaxomcui
05-11-2010, 14:22
Xin hỏi các chú các bác là danh từ "hậu cần" của miền Bắc thì miền Nam chúng ta gọi là gì? Mình thường thấy nó trong báo chí quốc nội ngày nay nhưng không hiểu cho lắm, ai đã chuyển qua dùng từ này giống như báo chí thì vui lòng giải thích ngữ nghĩa giùm tớ luôn nhé! :)

Để tớ giải thích đại xem nhé!
Hậu cần là công việc đằng sau.Từ hậu cần - mặt trận mà ngày trước thường gọi là hậu phương - tiền tuyến.

nino
05-11-2010, 22:56
Để tớ giải thích đại xem nhé!
Hậu cần là công việc đằng sau.Từ hậu cần - mặt trận mà ngày trước thường gọi là hậu phương - tiền tuyến.

nghe cũng có lý ha bác Cả, cho em hỏi:
Cái cửa sau của nhà gọi là gì ạ :lick:

[=========> Bổ sung bài viết <=========]


Xin hỏi các chú các bác là danh từ "hậu cần" của miền Bắc thì miền Nam chúng ta gọi là gì? Mình thường thấy nó trong báo chí quốc nội ngày nay nhưng không hiểu cho lắm, ai đã chuyển qua dùng từ này giống như báo chí thì vui lòng giải thích ngữ nghĩa giùm tớ luôn nhé! :)

chắc xài từ cung ứng bác Kền nhỉ

Arkain
06-11-2010, 06:33
Để tớ giải thích đại xem nhé!
Hậu cần là công việc đằng sau.

Vậy "Cần" ở đây có nghĩa là "công việc"?

Từ điển Việt-Anh của Việt Nam ngày nay khẳng định cụm từ "Hậu Cần (http://tratu.vn/dict/vn_en/H%E1%BA%ADu_c%E1%BA%A7n)" của bộ đội dịch sang tiếng Anh là Logistics (http://tratu.vn/dict/en_vn/Logistics), nhưng tớ rất nghi ngờ cách phiên dịch này.

Khái niệm Logistics ở Miền Nam gọi là "Tiếp Vận (http://tratu.vn/dict/vn_vn/Ti%E1%BA%BFp_v%E1%BA%ADn)", đơn giản là vì Logistics được định nghĩa rằng bao gồm các công việc Tiếp nhận và lưu trữ cho đến Vận chuyển và phân phối (nhân sự, thông tin, cũng như hàng hóa) từ nơi xuất xứ đến các địa điểm cần thiết.


Logistics is the management of the flow of the goods, information and other resources in a repair cycle between the point of origin and the point of consumption in order to meet the requirements of customers. Logistics involves the integration of information, transportation, inventory, warehousing, material handling, and packaging, and occasionally security. Logistics is a channel of the supply chain which adds the value of time and place utility.

http://en.wikipedia.org/wiki/Logistics


Khái niệm Logistics có thể được áp dụng mọi nơi, mọi chỗ, mọi trường hợp, từ quân sự cho đến dân sự, mà ý nghĩa không hề thay đổi, ví dụ như là sau vụ động đất tại Haiti dạo nọ thì báo chí nước ngoài gọi quang cảnh tan hoang tại đây là "cơn ác mộng về logistics", đường xá thì nát bét, hải cảng chìm nghỉm nên chỉ còn giải pháp tiếp vận bằng đường hàng không (air logistics). Trong cả tháng trời, cho dù là xe jeep của quân đội, xe vận tải của các hội thiện nguyện, xe chở hàng của các doanh nghiệp, hay là xe của tư nhân gì thì cũng bị đau đầu với chung một vấn đề logistics dưới đất như nhau cả, muốn vận chuyển/phân phối nhân sự và hàng hóa từ điểm A đến điểm B thì khó như lên trời.

Nếu từ điển của VN ngày nay dịch đúng, thì cụm từ "Hậu Cần" của Miền Bắc hoàn toàn có thể thay thế vào chỗ của Logistics trong ví dụ kể trên, đúng không?

Ngoài ra, các doanh nghiệp chuyên về logistics tại Miền Nam ngày trước thì ta gọi là các "Công Ty Tiếp Vận", không biết người Miền Nam ngày nay vẫn gọi các dịch vụ logistics tại Sài Gòn là "Công ty Tiếp vận" như ngày xưa, hay là chuyển qua gọi là "Công ty Hậu cần"?

kiettt
06-11-2010, 12:25
"Cần" mang nghĩa cần thiết thì có vẻ có lý hơn.

Theo tớ nghĩ, "hậu cần" đúng là logistics, mang nghĩa là những công việc cần thiết cho một hoạt động nào đó, cả quân sự lẫn dân sự, và những việc đó được âm thầm làm ở phía sau, sao cho công việc/công tác chính được đảm bảo là có những sự hỗ trợ cần thiết nhất.

Ví dụ như đại gia đình lão Dê đi Vũng Tàu chơi, các ông thì chia việc ra, ông lo bia, ông lo rượu, ông lo xe cộ, ông lo gom tiền đóng góp của các nhà, ông chuẩn bị từ mấy bộ bài cho người lớn, dến mấy trái banh cho bọn con nít. Còn các bà thì bà lo mồi, bà lo thức ăn cho cả hội (các bà cỡ từ bà nhà tớ, bác Dê gái trở lên, mỗi lần đi đâu chơi cả đại gia đình thường lo chuẩn bị đồ ăn thức uống từ nhà, mang theo từ cái khăn giấy đến gói cà phê, bà thì nắm cơm mang theo, bà lo mua chả lụa, bánh mì,... với lý do là vừa tiết kiệm tiền vừa vệ sinh an toàn thực phẩm. Các cô tre trẻ bây giờ chỉ thích xách cái đít không đi chơi, cần gì mua nấy cho gọn gàng. Tất thảy những việc hậu cần/logistics đó nhằm làm cho chuyến đi chơi thành công tốt đẹp nhất.

Dân SG hiện nay dùng luôn từ logistics để chỉ những công việc "tiếp nhận, lưu trữ, vận chuyển và phân phối", nhưng chỉ giới hạn trong những công ty lo việc moving cho người ngoại quốc vào VN làm việc, hay chuyển nhà, chuyển đồ đạc đi chỗ khác. Còn từ "hậu cần" thì họ vẫn dùng phổ biến. Cá nhân tớ thấy "hậu cần" phổ thông và dễ hiểu hơn "tiếp vận". Văn phòng tổ chức đi chơi, outing đâu đó, giao cho vài cô đứng tuổi chút "các cô lo việc hậu cần nhé", thế là xong.

sweder
06-11-2010, 13:40
chả biết chữ hậu cần nó có chữ nào " đồng nghĩa" với nó không ?

chữ hậu cần mà dùng như chữ tiếp vận là rất khiên cưỡng , vì nó rất khác nhau mặc dù nghĩa thì na ná nhau .

Hậu cần : chỉ là 1 sự chuẩn bị thôi - 1 danh từ

( ngày xưa đi bộ đội mà nói là bên hậu cần thì thường bị miệt thị là đi nấu cơm :D)

Tiếp vận : chỉ sự tiếp nối giữa chuẩn bị và sự sẵn sàng - 1 tính từ

Chữ hậu cần bản thân nó là 1 từ hán-nôm và thường dùng trong quân đội , để chỉ vệc quân trang nói chung , nó chỉ về việc chăm lo lương thực, y tế, trang thiết bị quân sự ...Ngày xưa, trong quân đội miền nam sử dụng chữ quân nhu thì phải .

Chữ này không thấy phân biệt nam bắc gì ráo :D

kiettt
06-11-2010, 20:08
Thế trong từ "tiếp vận", chữ "vận" có phải là dùng để chị viện vận chuyển không hả mọi người ?

Nhà có ông anh rể, trước 1975 là sĩ quan phụ trách việc vận chuyển quân trang, quân dụng, quân nhu, anh bảo anh là lính quân vận, thời đó mấy ông bên quân vận hay bị chọc là lính "quên vợ".

Arkain
10-03-2011, 05:35
Bảng đối chiếu từ ngữ Bắc - Nam:


Ấn tượng - Đáng ghi nhớ, đáng nhớ


Bác sỹ - Bác sĩ (doctor)
Bang - Tiểu bang (state)
Bắc bộ/Trung bộ/Nam bộ - Bắc Phần/Trung Phần/Nam Phần
Bắc Triều Tiên - Bắc Hàn (North Korea)
Bảo quản - Giữ gìn (maintain), Che chở, bảo vệ (protect)
Bài nói - Diễn văn (speech)
Bèo - Rẻ mạt
Bóng đá - Túc cầu (Soccer)
Bức xúc - Bực tức (frustrate)
Bất ngờ - Ngạc nhiên (Surprise)
Bổ sung - Thêm, bổ túc (addition, supplement)


Ca sỹ - Ca sĩ (singer)
Cách ly - Cô lập (isolate)
Cảnh báo - Báo động (alert)
Căn hộ - Căn nhà (house)
Cầu lông - Vũ cầu (badminton)
Chảnh - Kiêu ngạo (arrogant)
Chất lượng - Phẩm chất (quality)
Chất xám - Trí tuệ, sự thông minh (intellect)
Chế độ - Quy chế (regulation)
Chỉ đạo - Chỉ thị, ra lệnh (instruct)
Chỉ tiêu - Định suất (taget, goal, quota)
Chủ nhiệm khoa – Khoa trưởng (dean)
Chủ trì - Chủ tọa (chair)
Chữa cháy - Cứu hỏa
Chiêu đãi - Thết đãi
Chui - Lén lút, vụng trộm (sneaky)
Chuyển ngữ - Phiên dịch (translate), Thông dịch (interpret)
Chứng minh nhân dân - Thẻ Căn Cuớc (ID)
Chủ đạo - Chính (main)
Co cụm - Thu hẹp
Công đoàn - Nghiệp Đoàn (workers union)
Cơ bản - Căn bản, nền tảng (basis)
Cửa khẩu - Phi cảng, hải cảng (port)
Cứu hộ - Cứu cấp (rescue)


Dân dụng - Dân sự (civilian)
Diện - Thành phần
Doanh nghiệp - Công ty
Dự kiến - Phỏng định, ước lượng (anticipated, expected)


Đào tị - Tỵ nạn (refuge)
Đại trà - Quy mô lớn (large/wide scale)
Đảm bảo - Bảo đảm
Đăng ký - Ghi danh (register)
Đáp án - Kết quả (solution), câu trả lời (answer)
Đề xuất - Đề nghị (suggestion)
Đội ngũ - Hàng ngũ (formation)
Động não - Vận dụng trí óc, suy luận, suy nghĩ
Động viên - Khuyến khích (encourage)
Đột xuất - Bất ngờ (unexpected)
Được giải phóng - Thất thủ (fall)
Đường băng - Phi đạo (run way)
Đường cao tốc - Xa lộ (high way)


Giải phóng - Cưỡng chiếm
Giải phóng mặt bằng - San bằng
Giản đơn - Đơn giản
Giao lưu - Giao thiệp (socialize)


Hạch toán - Kế toán
Hải quan - Quan thuế (custom)
Hàn Quốc - Nam Hàn (South Korea)
Hát đôi - Song ca (duet)
Hát tốp - Hợp ca
Hậu cần - Hậu phương
Học vị - Bằng cấp
Hệ quả - Hậu quả
Hiện đại - Tối tân (ultra modern)
Hộ Nhà - Gia đình
Hộ chiếu - Sổ Thông Hành (passport)
Hồ hởi - Phấn khởi (exhilarate)
Hội chữ thập đỏ - Hội Hồng Thập Tự (Red Cross)
Hoành tráng - Nguy nga, tráng lệ, đồ sộ
Hưng phấn - Kích động, vui sướng
Hữu hảo - Tốt đẹp
Hữu nghị - Thân hữu


Kênh - Băng tần (channel)
Khâu - Bộ phận, nhóm, ngành, ban, khoa
Kiểm duyệt - Bưng bít thông tin (censor)
Kinh qua - Trải qua


Làm việc - Điều tra (investigate)
Lầu năm góc - Ngũ Giác Đài (The Pentagon)
Liên hoan - Đại hội, ăn mừng
Liên hệ - Liên lạc
Linh tinh - Vớ vẩn
Lính gái - Nữ Quân Nhân
Lính thủy đánh bộ - Thủy Quân Lục Chiến
Lợi nhuận - Lợi tức
Lược tóm - Tóm lược
Lý giải - Giải thích


Máy bay lên thẳng - Trực thăng
Múa đôi - Khiêu vũ
Mĩ – Mỹ, Hoa Kỳ
Mỳ - Mì (khoai, bột, bánh)


Nắm bắt - Nắm vững
Năng nổ - Siêng năng, tháo vát
Nghệ sỹ - Nghệ sĩ
Nghĩa vụ quân sự - Quân Dịch
Nghiêm túc - Nghiêm chỉnh
Nhà nước - Chính quyền, chính phủ
Nhà cao tầng - Cao ốc
Nhà trắng - Tòa Bạch Ốc
Nhạc sỹ - Nhạc sĩ
Nhất trí - Đồng lòng, đồng ý
Nhất quán - Luôn luôn, trước sau như một
Người nước ngoài - Ngoại kiều
Nón bảo hiểm - Mũ an toàn (Safety helmet)
Nỗi niềm - Suy tư

Phần cứng - Cương liệu
Phần mềm - Nhu liệu
Phản hồi - Trả lời, hồi âm
Phó Tiến Sĩ - Cao Học
Phi khẩu - Phi Trường, Phi Cảng
Phục hồi nhân phẩm - Hoàn lương
Phương án - Kế hoạch


Quá tải - Quá sức, quá mức
Quán triệt - Hiểu rõ
Quản lý - Khống chế
Quảng trường - Công Trường
Quy trình - Tiến trình


Sân bay - Phi trường
Sân thi đấu - Đấu trường
Sốc - Kinh hoàng, kinh ngạc
Sơ tán - Tản cư
Số một - Nhất
Sự cố - Trở ngại


Tàu bay - Phi cơ
Tàu chiến - Chiến hạm
Tàu ngầm - Tiềm thủy đỉnh
Tàu sân bay - Hàng Không Mẫu Hạm
Tàu vũ trụ - Phi thuyền
Tên lửa - Hỏa tiễn (rocket)
Tên lửa đạn đạo - Phi đạn (missile)
Tham quan - Viếng thăm
Thân thương - Thân mến
Thi công - Làm
Thư giãn - Giải trí
Tiên tiến - Xuất sắc
Tiến công - Tấn công
Tiếp thu - Tiếp nhận, thâu nhận, lãnh hội
Tiêu dùng - Tiêu thụ
Tổ lái - Phi Hành Đoàn
Tờ rơi - Truyền đơn
Tranh thủ - Cố gắng
Trí tuệ - Kiến thức
Triều Tiên - Đại Hàn
Triển khai - Khai triển
Tư duy - Suy nghĩ
Tư liệu - Tài liệu


Ùn tắc - Tắt nghẽn
Uống trà - Thẩm vấn


Viện Ung Bướu – Viện Ung Thư
Vô tư - Tự nhiên
Vũ khí hạt nhân - Vũ khí nguyên tử


Xác tín - Chính xác
Xe bọc thép - Xe thiết giáp
Xe con - Xe du lịch
Xe khách - Xe đò
Xử lý - Giải quyết
Xưởng đẻ - Bệnh Viện Sản Phụ Khoa


Tạm thời là thế, nếu có gì sai sót thì nhờ các bác góp ý kiến thêm :)

megaownage
10-03-2011, 08:11
Bảng trên không chính xác lắm. Có một số từ thuộc về thổ ngữ vùng so sành với từ đô thị, một số từ là ngôn ngữ binh dân so sánh với từ văn bản, và một số từ là tiếng lóng so sánh với tiếng chính thức, những trường hợp trên đều là sai ngữ cảnh

vd

"chui" = lén lút -> sai ngữ cảnh, từ gần nhất là "lậu"

dly
10-03-2011, 10:30
Bảng trên không chính xác lắm. Có một số từ thuộc về thổ ngữ vùng so sành với từ đô thị, một số từ là ngôn ngữ binh dân so sánh với từ văn bản, và một số từ là tiếng lóng so sánh với tiếng chính thức, những trường hợp trên đều là sai ngữ cảnh

vd

"chui" = lén lút -> sai ngữ cảnh, từ gần nhất là "lậu"

Năm thằng con trai mình học lớp Bốn nó dùng chữ "lậu" với bạn. Kết quả là thằng bố nó được mời lên nghe thầy giáo than phiền vì ổng hiểu chữ "lậu" này có nghĩa là "bệnh lậu" :buck:

megaownage
10-03-2011, 12:07
Năm thằng con trai mình học lớp Bốn nó dùng chữ "lậu" với bạn. Kết quả là thằng bố nó được mời lên nghe thầy giáo than phiền vì ổng hiểu chữ "lậu" này có nghĩa là "bệnh lậu" :buck:

Bây giờ cháu bao nhiêu rồi? nếu qua tuổi vị thành niên thì nói với nó

- Ông thầy con đi uống cà phê đen đ.. cà phê sữa, nên bây giờ ổng bị ám ảnh chuyện "một tiếng kêu cha, ba tiếng kêu chó"

TongNghien
10-03-2011, 13:10
Bây giờ cháu bao nhiêu rồi? nếu qua tuổi vị thành niên thì nói với nó

- Ông thầy con đi uống cà phê đen đ.. cà phê sữa, nên bây giờ ổng bị ám ảnh chuyện "một tiếng kêu cha, ba tiếng kêu chó"

Thằng con ổng bây giờ lớn rồi, chú. Lớn hơn... con 2 tháng ! :punk:

dinhlien
04-09-2012, 22:01
Giờ thì ngôn ngữ cũng đã thống nhất, trừ từ ngữ địa phương.

kiettt
22-02-2013, 12:08
Đào một thread này lên với một câu hỏi, mình tìm thấy hình quân kỳ của trường bộ binh quân lực VNCH trước năm 1975 như hình:


https://fbcdn-sphotos-g-a.akamaihd.net/hphotos-ak-prn1/58809_536278329751010_1431224531_n.jpg

Xin hỏi: Cư an - tư nguy là gì ? Có người giải thích là khi đang sống an bình (cư an), thì phải phòng xa tính toán đến những hiểm nguy ?

Arkain
22-02-2013, 12:37
2.1.5. Phù hiệu và dây biểu chương Trường Bộ Binh

Phù hiệu TBB nền xanh da trời, ngọn lửa hồng, thanh kiếm và 4 chữ Cư An - Tư Nguy.

Nền xanh da trời biểu hiện sự thanh khiết từ tư tuởng đến hành động. Ý chí cao cả của thanh niên đối với quê hương.
Ngọn lửa hồng biểu hiện lòng dũng cảm, ý chí cương quyết và đức hy sinh.
Thanh kiếm biểu hiện cấp chỉ huy.
4 chữ Cư An - Tư Nguy: Cư An là sống yên. Tư Nguy là nghĩ đến lúc nguy nan. Có nghĩa là lúc sống yên không quên cái nguy.

http://cuantunguy.com/diendan1/printview.php?t=129&start=0&sid=5bdee9921d52b100dafd8745c7c35cbb

kiettt
22-02-2013, 14:32
Thời Xuân Thu Chiến Quốc bên Tàu có câu thành ngữ cổ "CƯ AN TƯ NGUY, TƯ TẮC HỮU BỊ, HỮU BỊ VÔ HOẠN" nghĩa là lúc sống bình an vẫn phải nghĩ đến những mối nghi tiềm ẩn, sống yên bình phải nghĩ đến lúc nguy biến, nghĩ đến hồi nguy nan đau khổ. Nghĩ như vậy thì sẽ không bao giờ gặp cảnh hoạn nạn cả. Câu này được rút gọn lại còn 4 chữ: "CƯ AN TƯ NGUY". Đây cũng là một khẩu hiệu của Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức của miền Nam ngày trước.

Nguồn (http://www.lyhuong.net/viet/index.php?option=com_content&view=article&id=952:952&catid=37:bandoc&Itemid=56):

kiettt
24-02-2013, 12:45
Câu hỏi tiếp theo:

- Hai người đàn ông cùng làm rể cho một nhà nọ, anh A lấy cô chị, anh B lấy cô em, hai người đó là anh em bạn rể.

- Hai cô gái làm dâu trong một nhà, ....... , gọi là chị em bạn dâu.

Vậy, một người làm rể, một người làm dâu trong cùng một nhà thì hai người đó là anh em/chị em gì ?

superthin
24-02-2013, 13:55
Câu hỏi tiếp theo:

- Hai người đàn ông cùng làm rể cho một nhà nọ, anh A lấy cô chị, anh B lấy cô em, hai người đó là anh em bạn rể.


Một số địa phương gọi là anh em cọc chèo/ anh em cột chèo/ anh em đồng hao.



Vậy, một người làm rể, một người làm dâu trong cùng một nhà thì hai người đó là anh em/chị em gì ?

Chị em / anh em dâu rể (có thêm chữ cùng nhà nói kèm theo nếu sợ người nghe ngơ ngác). Cũng có nơi gọi là anh em/ chị em bể dâu. Nơi khác lại gọi là anh/ chị em 12 bến nước.

ngutrienmien
24-02-2013, 14:02
Câu hỏi tiếp theo:

- Hai người đàn ông cùng làm rể cho một nhà nọ, anh A lấy cô chị, anh B lấy cô em, hai người đó là anh em bạn rể.


Chỗ của mình thì họ gọi là anh em cột chèo. Hồi xưa có ông dượng, nghe ổng dịch tiếp là vì nếu thiếu chèo này thì có thể thay chèo kia.

kiettt
24-02-2013, 16:01
Một số địa phương gọi là anh em cọc chèo/ anh em cột chèo/ anh em đồng hao.

Chị em / anh em dâu rể (có thêm chữ cùng nhà nói kèm theo nếu sợ người nghe ngơ ngác). Cũng có nơi gọi là anh em/ chị em bể dâu. Nơi khác lại gọi là anh/ chị em 12 bến nước.


Chỗ của mình thì họ gọi là anh em cột chèo. Hồi xưa có ông dượng, nghe ổng dịch tiếp là vì nếu thiếu chèo này thì có thể thay chèo kia.

Xí cái là chữ "cột chèo" mình cũng hay xài, hồi nãy quên bỏ vô, chỉ có chi tiết là thiếu chèo này thì thay bằng chèo kia là không biết thui, bộ thay được hả ta :rolleyes:

Chị em/ anh em dâu rể ... nghe nó kỳ kỳ, hỏng lẽ ông bà nghĩ ra được chữ cột chèo mà hông chế ra được danh từ khác để gọi hả ta ?

TongNghien
24-02-2013, 16:07
Cột cờ :confused:

zanglinh1990
29-06-2013, 13:34
Uhm, mình về dưới Đồng Tháp cũng hay nghe gọi, anh em cột chèo

Cùng là rể/dâu trong nhà

minhkien68
05-12-2014, 13:06
Nếu muốn học thêm từ ngữ trước 1975 thì cứ vào các website có nhiều sách truyện (như là Việt Nam Thư Quán) để tìm đọc cách quyển sách cũ là xong :)

Ủng hộ bác vài chục từ làm vốn:

Nhất/Nhứt -> Số một
Chánh/Chính quyền -> Nhà nước
Tổng Thống -> Chủ tịch nước
Ca sĩ, nhạc sĩ, nghệ sĩ, bác sĩ -> Ca sỹ, nhạc sỹ, nghệ sỹ, bác sỹ
Bánh mì, khoai mì, bột mì -> Bánh mỳ, khoai mỳ, bột mỳ
Đáng nhớ -> Ấn tượng
Cô lập -> Cách ly
Chỉ thị -> Chỉ đạo
Dịch -> Chuyển ngữ
Chính -> Chủ đạo
Phẩm chất -> Chất lượng
Tỵ nạn -> Đào tị
Hàng ngũ -> Đội ngũ
Quy mô lớn -> Đại trà
Thân hữu -> Hữu nghị
Bảo đảm -> Đảm bảo
Đại Hàn -> Triều Tiên
Nam Hàn -> Hàn Quốc
Bắc Hàn -> Bắc Triều Tiên
Mũ an toàn -> Mũ bảo hiểm
Túc cầu -> Bóng đá
Vũ cầu -> Cầu lông
Bực tức -> Bức xúc
Nhà -> Hộ
Kiêu ngạo, làm tàng -> Chảnh
Trí thông minh -> Chất xám
Cứu hỏa -> Chữa cháy
Lén -> Chui
Thẻ căn cước -> Thẻ chứng minh nhân dân
Nghiệp đoàn -> Công đoàn
Căn bản -> Cơ bản
Hải cảng -> Cửa khẩu
Cứu cấp -> Cứu hộ
Thành phần -> Diện
Phỏng định -> Dự kiến
Ghi danh -> Đăng ký
Đề nghị -> Đề xuất
Suy luận -> Động não
Khuyến khích -> Động viên
Bất ngờ -> Đột xuất
Phi cơ -> Máy bay, tàu bay
Phi đạo -> Đường băng
Phi trường -> Sân bay
Xa lộ -> Đường cao tốc
Hàng không mẫu hạm -> Tàu sân bay
Thủy quân lục chiến -> Lính thủy đánh bộ
Song ca -> Hát đôi
Hợp ca -> Hát tốp (sau này sửa lại thành Tốp ca)
Tiếp liệu -> Hậu cần
Tối tân -> Hiện đại
Sổ thông hành -> Hộ chiếu
Đồ sộ, nguy nga, tráng lệ, hiên ngang, oai hùng -> gọi tất là "Hoành tráng"
Băng tần -> Kênh
Xuất sắc -> Tiên tiến
Thẩm vấn, điều tra -> "làm việc", "uống trà"
Bưng bít thông tin -> "Kiểm duyệt"
Lợi tức -> Lợi nhuận
Giải thích -> Lý giải
Khiêu vũ -> Múa đôi
Siêng năng, tháo vát -> Năng nổ
Quân dịch -> Nghĩa vụ quân sự
Đồng lòng -> Nhất trí
Suy tư -> Nỗi niềm
Hoàn lương -> Phục hồi nhân phẩm
Hiểu rõ -> Quán triệt
Kế hoạch -> Phương án
Kinh hoàng, kinh ngạc, ngạc nhiên -> Sốc
Nghiêm chỉnh -> Nghiêm túc
Hồi âm -> Phản hồi
Lực sĩ -> Vận động viên
Trở ngại -> Sự cố
Thanh toán -> Thanh lý
Giải trí -> Thư giãn
Tiêu thụ -> Tiêu dùng
Phi hành đoàn -> Tổ lái
Truyền đơn -> Tờ rơi
Cố gắng -> Tranh thủ
Tài liệu -> Tư liệu
Tắc nghẽn -> Ùn tắc
Giải quyết -> Xử lý
Hồng Thập Tự -> Chữ thập đỏ
Tòa Bạch Ốc -> Nhà trắng
Ngũ Giác Đài -> Lầu năm góc
Phi thuyền -> Tàu vũ trụ
Tự nhiên -> Vô tư
Cao ốc -> Nhà cao tầng
Hỏa tiễn -> Tên lửa
Phi đạn -> Tên lửa đạn đạo
Gặt hái -> Thu hoạch
Vui mừng -> Phấn khởi
Xe thiết giáp -> Xe bọc thép
Vũ khí nguyên tử -> Vũ khí hạt nhân

thanks bác nhiều

lanthuong261089
16-11-2015, 16:49
đúng là phong ba bão táp ko bằng ngữ pháp Việt Nam :D

ngoc.nancy
16-12-2015, 17:30
ui giờ e mới biết mấy cái này đó, cảm ơn bác đã share

ngoc.nancy
24-12-2015, 10:20
nhiều chữ tưởng ngôn ngữ chính rồi, hóa ra vẫn đi mượn. :D

Etrust
22-02-2016, 09:18
Đào một thread này lên với một câu hỏi, mình tìm thấy hình quân kỳ của trường bộ binh quân lực VNCH trước năm 1975 như hình:



Xin hỏi: Cư an - tư nguy là gì ? Có người giải thích là khi đang sống an bình (cư an), thì phải phòng xa tính toán đến những hiểm nguy ?

Câu này cũng tương đương với câu " Trong lúc yên bình nếu chỉ lo an dật mà không lo nghĩ tới những việc khó khăn có thể đến sau này , thì chắc chắn trong tương lai gần chắc chắn sẽ bị ăn hành " .

KNguyen
15-06-2020, 09:44
Nói chung Sài Gòn trước giờ vẫn dễ thương