PDA

View Full Version : Viện IDS tự giải thể để phản đối QĐ97: không cho phản biện của TT



collect
15-09-2009, 11:41
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc Lập – Tự do – Hạnh phúc

Tuyên bố của Viện Nghiên cứu Phát triển IDS

Ngày 24-7-2009 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết định số 97/2009/QĐ-TTg ban hành danh mục các lĩnh vực cá nhân được thành lập tổ chức khoa học và công nghệ (sau đây gọi là Quyết định 97), có hiệu lực từ ngày 15-09-2009.

Viện Nghiên cứu phát triển IDS nhận thấy Quyết định 97 có những sai phạm nghiêm trọng sau đây:

Một là: Điều 2 của Quyết định 97 không phù hợp với thực tế khách quan của cuộc sống.

Khoản 2, điều 2 trong quyết định này ghi: cá nhân thành lập tổ chức khoa học công nghệ “chỉ hoạt động trong lĩnh vưc thuộc Danh mục ban hành kèm theo Quyết định này.

Nếu có ý kiến phản biện về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cần gửi ý kiến đó cho cơ quan Đảng, Nhà nước có thẩm quyền, không được công bố công khai với danh nghĩa hoặc gắn với danh nghĩa của tổ chức khoa học và công nghệ.”

Như vậy khoản 2 của điều 2 bao gồm 2 điểm chính là

các lĩnh vực được phép nghiên cứu quy định trong danh mục kèm theo Quyết định, và
không được công bố công khai ý kiến phản biện với danh nghĩa của một tổ chức khoa học và công nghệ.
Về vấn đề danh mục các lĩnh vực được phép tổ chức nghiên cứu:

Cuộc sống vô cùng phong phú, có nhiều vấn đề chưa biết đến, luôn luôn vận động, biến đổi và phát triển, luôn luôn đặt ra những đòi hỏi mới, cần có các quyết sách mới và các giải pháp thích hợp. Vì vậy không thể bó khuôn mọi vấn đề được phép nghiên cứu trong cuộc sống vào một danh mục dù danh mục ấy có rộng đến đâu. Quy định như vậy sẽ bó tay các nhà khoa học, những người nghiên cứu độc lập, hạn chế sự đóng góp của họ vào việc xây dựng chính sách đổi mới và phát triển đất nước.

Nghiên cứu khoa học là hoạt động sáng tạo nhằm khám phá các quy luật vận động trong tự nhiên và xã hội; từ đó tạo ra công nghệ mới, hoạch định chính sách phát triển và nâng cao dân trí để thúc đẩy xã hội tiến lên. Trong cuộc sống còn có những lĩnh vực, những vấn đề đã trở nên lỗi thời hoặc đã bị vượt qua. Thực tế này cũng là một đối tượng quan trọng của công việc nghiên cứu, nhất là trong tình hình một quốc gia phải ra sức phấn đấu khắc phục tình trạng nghèo nàn và lạc hậu. Trong một xã hội tiến bộ, công việc nghiên cứu với tính cách như vậy không thể đóng khung trong một danh mục gồm các lĩnh vực được quy định như đã nêu trong Quyết định 97.

Trong khi đó, công văn ngày 8-9-2009 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp (thừa ủy quyền của Thủ tướng trả lời thư ngày 6-8-2009 của Viện IDS gửi Thủ tướng) cho rằng cách quy định một danh mục các lĩnh vực cho phép cá nhân được thành lập tổ chức nghiên cứu là thông lệ ở nhiều nước trên thế giới, có nước quy định một danh mục cho phép, có nước quy định một danh mục cấm, hoặc cả hai. Chúng tôi đã tìm hiểu kỹ thì chưa thấy nước nào có quy định danh mục các lĩnh vực được phép nghiên cứu khoa học. Vì vậy cách trả lời trong công văn của Bộ Tư pháp là không trung thực, thiếu trách nhiệm. Cho đến nay, trên thế giới, việc phân loại các lĩnh vực khoa học là để thống kê, so sánh, không thể lấy đó làm căn cứ để quy định các lĩnh vực được phép nghiên cứu. Cách làm như Quyết định 97 sẽ bị dư luận chê cười, làm hại uy tín của lãnh đạo và của đất nước.

Ý kiến trong công văn của Bộ Tư pháp cho rằng Quyết định vẫn để mở, sẽ tiếp tục nghiên cứu bổ sung dần các lĩnh vực cho phép, là môt cách biện bạch gượng gạo, bởi vì “cho phép” thì không bao giờ đủ. Không ai có thể “cho phép” đời sống sẽ được phát triển đến đâu. Thực chất với Quyết định này, “cho phép” tức là cấm, và vùng cấm rộng gấp ngàn lần vùng được phép.

Về vấn đề phản biện:

Quá trình đi lên của đất nước chưa có con đường vạch sẵn, cuộc sống có vô vàn vấn đề thuộc đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước cần được phản biện để có thể xử lý đúng đắn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy có rất nhiều ý kiến phản biện về đường lối chính sách bị cất hầu như không có thời hạn trong các “ngăn kéo” của các cơ quan chức năng hoặc của những người có thẩm quyền có liên quan. Có quá nhiều phản biện dưới mọi dạng như kiến nghị, đề nghị, thư, tài liệu nghiên cứu… không bao giờ được hồi âm.

Ví dụ nổi bật nhất là cải cách giáo dục – một vấn đề sống còn của sự phát triển đất nước, một yêu cầu bức xúc của xã hội đang được dư luận và giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm, phản biện công khai sôi nổi từ nhiều năm nay nhằm thực hiện những nghị quyết của Đại hội Đảng và các Hội nghị Trung ương Đảng về cải cách giáo dục. Tuy vậy, sự phản biện này chưa được đánh giá và tiếp thu nghiêm túc.

Một ví dụ khác gần đây là vấn đề bô-xít, được coi là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Sự phản biện công khai, quyết liệt vừa qua của rất nhiều nhà khoa học và các hiệp hội thuộc các lĩnh vực khác nhau đã góp phanà thúc đẩy việc ban hành quyết định ngày 24-04-2009 của Bộ Chính trị lưu ý những vấn đề phải quan tâm trong khai thác bô-xít ở Tây Nguyên. Tuy vậy, còn biết bao nhiêu phản biện quan trọng khác trong vấn đề khai thác bô-xít ở Tây Nguyên vẫn còn bị bỏ ngỏ.

Trong tình hình nêu trên, cấm các tổ chức khoa học công nghệ do các cá nhân thành lập phản biện công khai như nêu trong Quyết định 97 thực chất là cấm phản biện xã hội, hệ quả sẽ khôn lường.

Khoản 2 trong điều 2 của Quyết định 97 không viết thành văn nhưng hàm ý để ngỏ khả năng: cá nhân được phép phản biện công khai với tư cách riêng của mình. Như vậy, sẽ không thể giải thích:

(a) Tại sao cá nhân thì được phản biện công khai, còn tổ chức, tức trí tuệ tập thể và liên ngành được tập họp để có thể có chất lượng cao hơn, thì lại không? Quy định chỉ cho phép cá nhân phản biện công khai tạo thuận tiện cho việc vô hiệu hóa hay hình sự hóa việc phản biện của cá nhân? Phải chăng quy định như vậy ngay từ đầu đã mang tính chất không khuyến khích phản biện, mà có hàm ý làm nản lòng thậm chí hăm dọa sự phản biện của cá nhân.

(b) Tại sao trong nhà nước pháp quyền theo định hướng xã hội chủ nghĩa, một văn bản pháp quy có tầm quan trọng như vậy lại có thể được thiết kế như một cái bẫy và để ngỏ khả năng cho việc vận dụng cái bẫy đó?

Hai là: Việc cấm phản biện công khai là phản khoa học, phản tiến bộ, phản dân chủ.

Cấm như vậy là phản khoa học, bởi lẽ: Bất kể một phản biện nào nếu không chịu sự “sát hạch” công khai, minh bạch trong công luận, sẽ khó xác định phản biện ấy là đúng hay sai, độ tin cậy của nó, sự đóng góp hay tác hại nó có thể gây ra, khó lường được các khả năng sử dụng hoặc lợi dụng việc phản biện này.

Cấm như vậy là phản tiến bộ, bởi lẽ: Người dân sẽ không biết đến các phản biện đã được đề xuất hay các vấn đề đang cần phải phản biện, càng không thể biết chất lượng và tác dụng của những phản biện ấy, không biết nó sẽ được cơ quan có thẩm quyền đánh giá, tiếp thu hay xử lý như thế nào. Phản biện và tiếp thu phản biện không công khai sẽ không thể tranh thủ được sự đóng góp xây dựng từ trí tuệ trong và ngoài nước, hạn chế khả năng sáng tạo tìm ra con đường tối ưu cho sự phát triển đất nước và vứt bỏ lợi thế của nước đi sau. Trên hết cả, cấm như vậy là cản trở việc nâng cao trí tuệ và bản lĩnh của người dân, cản trở vai trò làm chủ đất nước của nhân dân. Cấm như vậy chẳng khác nào biểu hiện chính sách ngu dân.

Cấm như vậy là phản dân chủ, bởi lẽ: Nhân dân – người chủ của đất nước - sẽ thiếu những thông tin để tự mình tìm hiểu, đánh giá mọi vấn đề có liên quan của đất nước mà họ không thể không quan tâm. Cấm như vậy là tước bỏ hay làm giảm sút khả năng của nhân dân giám sát, kiểm tra, đánh giá hay đóng góp xây dựng, hình thành và nói lên các ý kiến của họ, tán thành hay bác bỏ một chủ trương nào đó; trên thực tế là cấm hay ngăn cản quyền của nhân dân tham gia vào công việc của đất nước. Cấm như vậy là ngược với tiêu chí Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Ba là: Quyết định 97 có nhiều điểm trái với đường lối của Đảng và vi phạm pháp luật của Nhà nước.

Trước hết, đối với Hiến pháp, điều 2 trong Quyết định 97 vi phạm Điều 53 quy định công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương; Điều 60 quy định công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng chế, sáng tác; Điều 69 quy định công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, *** theo quy định của pháp luật.

Đối với Luật Khoa học và công nghệ, điều 2 Quyết định 97 không phù hợp với tinh thần của Luật này coi khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, khuyến khích sự tham gia nghiên cứu của các tổ chức và cá nhân, Nhà nước đảm bảo và hỗ trợ sự thực hiện những kết quả nghiên cứu, khuyến khích các hội khoa học và công nghệ có trách nhiệm tổ chức, động viên các thành viên tham gia tư vấn, phản biện, giám định xã hội và tiến hành các hoạt động khoa học và công nghệ… v.v.

Đặc biệt quan trọng là Quyết định 97 có nhiều điểm trái với tinh thần và nội dung Nghị quyết số 27 - NQ/T.Ư "Về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" mới được ban hành tháng 10-2008. Nghị quyết này nhấn mạnh thực hành dân chủ, tôn trọng và phát huy tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo của trí thức vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Việc ban hành Quyết định 97 còn vi phạm khoản 2 và khoản 4 Điều 67 trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể là đã bỏ qua trình tự bắt buộc phải công bố dự thảo quyết định trước ít nhất 60 ngày trước khi kí để bảo đảm sự tham gia ý kiến của dân. Trong công văn trả lời Viện IDS, Bộ trưởng Bộ Tư pháp lập luận rằng: quyết định 97 được xây dựng và ban hành đúng luật vì toàn bộ các bước soạn thảo, lấy ý kiến, thẩm định dự thảo quyết định đã được hoàn tất trong năm 2008 khi Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi năm 2008) phải đến 1-1-2009 mới có hiệu lực. Sự biện bạch này không thể chấp nhận được. Quá trình soạn thảo, thẩm định bắt đầu từ bao giờ, kéo dài bao lâu, là việc nội bộ của các cơ quan hữu trách. Nhân dân, là những người chịu tác động của Quyết định, chỉ có thể biết ngày ban hành chính thức của Quyết định 97 là ngày 24-7-2009, hơn 7 tháng sau khi Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực. Như vậy rõ ràng là việc ban hành Quyết định 97 vi phạm luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Vì sao một quyết định quan trọng liên quan đến một lĩnh vực lớn được coi là quốc sách hàng đầu, lại được thực hiện môt cách vội vã và tùy tiện như vậy.

Có thể kết luận, Quyết định 97 nếu được thực hiện sẽ làm nặng nề thêm thực trạng thiếu công khai minh bạch rất nguy hại cho việc xây dựng và thực thi pháp luật, làm trầm trọng thêm tình trạng tụt hậu hiện nay của đất nước.

******

Trong gần 2 năm hoạt động, Viện Nghiên cứu phát triển IDS đã làm được một số việc có ích cho đất nước, đóng góp ý kiến xây dựng đối với một số vấn đề hay chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, được dư luận xã hội, đặc biệt là giới nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Mọi hoạt động của Viện IDS từ ngày thành lập cho đến nay đều tiến hành đúng pháp luật, công khai, minh bạch.

Tuy nhiên trong thời gian qua, tồn tại dai dẳng một số nhận xét sai lệch của cơ quan an ninh về Viện IDS, thậm chí cho rằng Viện nhận tiền của nước ngoài và có hoạt động chống đối Nhà nước…Ngày 16-01-2009 Viện IDS đã có thư gửi các vị lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước nêu rõ quan điểm của Viện về những nhận định sai trái này, song tiếc rằng cho đến nay bức thư này của Viện chưa nhận được bất kể một hồi âm nào.

Ngay sau khi có Quyết định 97, Hội đồng Viện IDS đã thảo luận, phân tích những chỗ sai cả về thủ tục và nội dung của quyết định này. Với ý thức tôn trọng Chính phủ và Thủ tướng, và để biểu thị thiện chí của mình, Hội đồng Viện chúng tôi nhất trí chưa bày tỏ ‎ý kiến công khai mà trước hết gửi thư ngày 6-8-2009 nêu rõ với Thủ tướng những chỗ sai của Quyết định 97 và kiến nghị cách giải quyết nhằm tránh các hệ quả bất lợi về nhiều mặt.

Sau khi gửi thư, đại diện của Hội đồng Viện được mấy vị lãnh đạo mời gặp, riêng Thủ tướng mời gặp hai lần; nhân dịp đó chúng tôi trình bày rõ thêm và trao đổi ý kiến thẳng thắn về những nhận xét và kiến nghị đã nêu trong thư.

Viện IDS đã kiên tâm chờ đợi. Ngày 11-9-2009, Chủ tịch Hội đồng Viện IDS được Bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ thừa ủy quyền của Thủ tướng mời đến VPCP và trao cho hai văn bản. Một là công văn số 3182/BTP-PLDSKT ngày 8-9-2009 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền của Thủ tướng trả lời Hội đồng Viện Nghiên cứu phát triển IDS về những điều nêu trong thư của Viện gửi Thủ tướng ngày 6-8-2009. Hai là công văn số 1618/TTg-PL ngày 10-9-2009 của Bộ trưởng Chủ nhiệm VPCP thừa ủy quyền của Thủ tướng yêu cầu Bộ Khoa học và công nghệ ra văn bản hướng dẫn thi hành Quyết định 97 và thu thập ‎ kiến để kiến nghị bổ sung danh mục ban hành theo quyết định này.

Hai công văn này cho thấy tất cả các kiến nghị của Viện IDS về Quyết định 97 đều không được chấp nhận.

Toàn viện IDS và từng thành viên đã hết sức đề cao tinh thần trách nhiệm công dân, ý thức kỷ luật và thiện chí, nhưng những cố gắng đó đã không được đáp ứng.

Trước tình hình như vậy, với một quyết định hạn chế đến mức vô lý quyền nghiên cứu của một tổ chức khoa học, Viện nghiên cứu phát triển IDS không thể tiếp tục hoạt động theo sứ mệnh đã xác định trong mục tiêu ghi vào Điều lệ của mình. Chấp nhận hoạt động theo Quyết định 97, viện IDS và các thành viên sẽ không thể làm đúng tinh thần của Nghị quyết Trung ương Đảng về trí thức mới ban hành, đồng thời không thể làm tròn trách nhiệm công dân và nghĩa vụ người trí thức của mình.

Ngày 14-09-2009, Hội đồng Viện IDS đã họp phiên toàn thể, quyết định tự giải thể để biểu thị thái độ dứt khoát của Viện đối với Quyết định 97. Quan điểm của Viện chúng tôi được trình bày trong tuyên bố này và được công bố kèm theo các tài liệu liên quan[1]. Chúng tôi cũng giữ quyền sử dụng tiếp các công cụ pháp lý để bảo vệ sự trong sáng của luật pháp.

Làm tại Hà Nội ngày 14-09-2009

Các thành viên Hội đồng IDS đã ký

Stt Tên thành viên

1 Hoàng Tuỵ, Chủ tịch Hội đồng Viện IDS
2 Nguyễn Quang A, Viện trưởng
3 Phạm Chi Lan, Viện phó
4 Lê Đăng Doanh
5 Chu Hảo
6 Phạm Duy Hiển
7 Vũ Quốc Huy
8 Tương Lai
9 Phan Huy Lê
10 Nguyên Ngọc
11 Trần Đức Nguyên
12 Trần Việt Phương
13 Nguyễn Trung
14 Phan Đình Diệu
15 Vũ Kim Hạnh
16 Huỳnh Sơn Phước

-----------------------------------
[1]Các tài liệu gửi kèm:
1. Thư ngày 6-8-2009 của Viện IDS gửi Thủ tướng và các vị lãnh đạo
2. Công văn trả lời IDS số 3182/BTP-PLDSKT của Bộ trưởng Bộ Tư pháp
3. Văn thư ngày 16-1-2009 của IDS gửi các vị lãnh đạo và Thứ trưởng Bộ Công An
(Theo Văn phòng IDS)

http://www.vnids.com/modules.php?name=News&file=article&sid=201

*************************************
Mấu chốt vấn đề là ở cái đoạn bôi đo đỏ do nhà nước đã đút rúc được rất nhiều kinh nghiệm xương máu kể từ sau cái vụ bô-xit Tây nguyên phải không nhỉ?

security_plus
15-09-2009, 13:30
Tiếc! (cho đủ 20 ký tự)

quangcome
15-09-2009, 16:15
Càng ngày càng ...tệ!

thuongshoo
15-09-2009, 17:29
mình cũng thấy khó!

nói chung nhà nước sợ sai! mà nếu 0 có phản biện thì rất dễ sai.

bibimeo
15-09-2009, 20:46
Tiếc thật, 1 tiếng nói phản biện có giá trị đã ra đi. Giờ chỉ còn mấy ông CP tự phản biện rồi tự đồng thuận với nhau luôn :no::no::no:

chinhngon
15-09-2009, 21:11
khép miệng phản biện vậy còn sai trái nhiều hơn, và khả năng nhiều pro tham nhũng hơn và các pro ấy càng ngày pro hơn! :d

Osama Binladen
15-09-2009, 21:22
.....
(Theo Văn phòng IDS)

http://www.vnids.com/modules.php?name=News&file=article&sid=201


Khiếp, bác collect mới đăng lên mà anh em phi vào nhiều quá đã làm cho website của IDS hết bandwidth rồi:no:

hoanglantham
15-09-2009, 22:15
Hô hào công khai, minh bạch rồi phản biện. Toàn nói láo :mad:

CNTTSG
15-09-2009, 22:36
Khiếp, bác collect mới đăng lên mà anh em phi vào nhiều quá đã làm cho website của IDS hết bandwidth rồi:no:
thì đã viết đơn giải tán rồi, hết bandwidt cũng cẳng chết ai:D

hero1
16-09-2009, 00:22
Tại sao các bác, các cô của IDS được 2 lần gặp Thủ tưởng để trình bày mà cũng không cứu vãn được tình thế nhỉ.
Các bác, các cô giải tán thì cái thiệt thòi nhất vẫn thuộc về dân thôi. Vì tinh thần trong sáng của những người làm khoa học chân chính, rất mong các bác, các cô cứu lấy IDS.

sacroyant
16-09-2009, 03:32
Giọng chú Triết : Đảng á, Đảng là cha, là mẹ, là thầy. Đảng là hiện thân của chân lý, chính nghĩa và nhân đạo. Đảng là không có bao giờ sai lầm á. Tóm lại : cấm em nào được mở mồm cãi lại Đảng á :noexpress

Lê Công Định đã không sai khi cho rằng thể chế chính trị tại Việt Nam hiện nay là "độc tài đảng trị".

thuongshoo
16-09-2009, 08:27
Tại sao các bác, các cô của IDS được 2 lần gặp Thủ tưởng để trình bày mà cũng không cứu vãn được tình thế nhỉ.
Các bác, các cô giải tán thì cái thiệt thòi nhất vẫn thuộc về dân thôi. Vì tinh thần trong sáng của những người làm khoa học chân chính, rất mong các bác, các cô cứu lấy IDS.

bạn nói hay quá! :punk:

collect
16-09-2009, 09:02
Tại sao các bác, các cô của IDS được 2 lần gặp Thủ tưởng để trình bày mà cũng không cứu vãn được tình thế nhỉ.
Các bác, các cô giải tán thì cái thiệt thòi nhất vẫn thuộc về dân thôi. Vì tinh thần trong sáng của những người làm khoa học chân chính, rất mong các bác, các cô cứu lấy IDS.

bạn nói hay quá! :punk:

Không những hay thường mà là quá hay!

Vấn đề ở đây là : Ai dám cứu ?

MARKYMUI
16-09-2009, 09:48
Tại sao các bác, các cô của IDS được 2 lần gặp Thủ tưởng để trình bày mà cũng không cứu vãn được tình thế nhỉ.
Các bác, các cô giải tán thì cái thiệt thòi nhất vẫn thuộc về dân thôi. Vì tinh thần trong sáng của những người làm khoa học chân chính, rất mong các bác, các cô cứu lấy IDS.

Lấy triết học ra để tụng vào tai bò tai trâu thì làm sao mà nó thông. Dẹp tiệm là kết quả tất yếu.

collect
16-09-2009, 10:26
Nói chung là: muốn được phản biện thì phải có lớp lang tôn tri trật tự đàng hoàng và nhất là : phải kín!

-----------------
(Bác Giáp đã gửi 5 thư phản biện rồi và vẫn đang được ngâm đó, chẳng ai trả lời trả lỗ gì bác dù chỉ là 1 lời từ chối ! )

Arkain
16-09-2009, 10:41
Buồn thay cho Vietnamnet (http://vietnamnet.vn/chinhtri/2009/09/868727/), đăng tin sơ sài cho có lệ chứ cái lý do dẫn đến việc nhóm think-tank duy nhất của giới trí thức tại VN tự giải thể cũng chẳng dám nhắc đến.

Báo chí quốc doanh đã xem bước lùi này là chuyện nhỏ thì các độc giả đành đọc BBC (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/09/090915_ids_dissolving.shtml) vậy:



IDS tự giải thể để phản đối Quyết định 97

Viện nghiên cứu phát triển (IDS), cơ quan nghiên cứu xây dựng theo mô hình think-tank đầu tiên ở Việt Nam, vừa quyết định tự giải thể để phản đối Quyết định 97 về phản biện của Chính phủ.

Thông cáo đăng trên trang mạng của IDS viết: " Ngày 14/09/2009, Hội đồng Viện IDS đã họp phiên toàn thể, quyết định tự giải thể để biểu thị thái độ dứt khoát của Viện đối với Quyết định 97".

Quyết định 97/2009/QĐ-TTg về việc ban hành Danh mục các lĩnh vực cá nhân được thành lập tổ chức khoa học và công nghệ (KH&CN) được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký hôm 24/07 và bắt đầu có hiệu lực ngày thứ Ba 15/09.

Văn bản này khi công bố đã gặp phản đối khá dữ dội của nhiều trí thức trong nước, cho dù ban soạn thảo quyết định giải thích đây chỉ là động thái minh bạch và cụ thể hóa hoạt động của các tổ chức KH&CN.

Điều 2, nói về ý kiến phản biện, quy định "không được công bố công khai với danh nghĩa hoặc gắn với danh nghĩa của tổ chức khoa học công nghệ".

Điều 4 thì yêu cầu "rà soát lại các tổ chức KH&CN do cá nhân đã thành lập để hướng dẫn đăng ký lại hoạt động".

IDS cho rằng Quyết định 97 đã có "sai phạm nghiêm trọng" và đã gửi thư kiến nghị ngày 06/08/2009 lên Thủ tướng. Bản thân ông Nguyễn Tấn Dũng cũng đã có hai cuộc gặp với lãnh đạo IDS về nội dung Quyết định.


"Với một quyết định hạn chế đến mức vô lý quyền nghiên cứu của một tổ chức khoa học, Viện nghiên cứu phát triển IDS không thể tiếp tục hoạt động theo sứ mệnh đã xác định trong mục tiêu ghi vào Điều lệ của mình."

Thông cáo của IDS

Tuy nhiên thông cáo của Viện này cho hay " tất cả các kiến nghị của Viện IDS về Quyết định 97 đều không được chấp nhận".

Thông cáo viết: "Với một quyết định hạn chế đến mức vô lý quyền nghiên cứu của một tổ chức khoa học, Viện nghiên cứu phát triển IDS không thể tiếp tục hoạt động theo sứ mệnh đã xác định trong mục tiêu ghi vào Điều lệ của mình".

Sau khi giải thích rõ lý do giải thể, IDS cũng nói rõ: " Chúng tôi cũng giữ quyền sử dụng tiếp các công cụ pháp lý để bảo vệ sự trong sáng của luật pháp".

Đe dọa an ninh?

Viện nghiên cứu phát triển IDS được thành lập vào cuối năm 2007 tại Hà Nội. Đây là một Viện nghiên cứu 100% tư nhân và do các nhà khoa học, các thành viên sáng lập tư nhân, góp vốn xây dựng.

Nguyên tắc của Viện được nói là hoạt động trên cơ chế độc lập và mở. Độc lập cả về quan điểm nghiên cứu tới cơ chế tài chính, không chịu sự ảnh hưởng của kể các nhà nước, các hiệp hội, doanh nghiệp, cá nhân và các nhà tài trợ.

Hội đồng IDS gồm 16 vị, bao gồm các tên tuổi trí thức lớn như Hoàng Tụy, Nguyễn Quang A, Phan Đình Diệu, Tương Lai, Lê Đăng Doanh, Phạm Chi Lan, Nguyễn Trung, Nguyên Ngọc...

Trong hai năm hoạt động, IDS đã tổ chức nhiều cuộc tọa đàm khoa học về chính sách, chiến lược trên nhiều lĩnh vực từ kinh tế tới giáo dục, y tế, thể chế...

Các thành viên IDS đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến trong quá trình phản biện cho cải cách giáo dục Việt Nam và dự án khai thác bauxite tại Tây Nguyên.

Ban lãnh đạo Viện tự đánh giá là đã " làm được một số việc có ích cho đất nước, đóng góp ý kiến xây dựng đối với một số vấn đề hay chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, được dư luận xã hội, đặc biệt là giới nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm".

Tuy nhiên, thông cáo của IDS cho hay "trong thời gian qua, tồn tại dai dẳng một số nhận xét sai lệch của cơ quan an ninh về Viện IDS, thậm chí cho rằng Viện nhận tiền của nước ngoài và có hoạt động chống đối Nhà nước".

IDS nói ngày 16/01/2009 đã gửi thư lên lãnh đạo Đảng và Nhà nước phản đối "nhận định sai trái" này nhưng không được hồi âm.

Quý vị bấm vào đây để xem và chia sẻ ý kiến về việc IDS tự giải thể. (http://newsforums.bbc.co.uk/ws/vi/thread.jspa?forumID=9822)

bachnga
16-09-2009, 10:44
Xin trích ý kiến của độc giả này:


Đừng tự hào vì (dân) Việt Nam mình nghèo mà học giỏi,
Mà hãy tự hỏi tại sao (dân) Việt Nam mình học giỏi mà vẫn nghèo???

Đỗ Thị Hồng Minh, Nghệ An

Còn bản thân không có ý kiến gì hết. Xin hết.

hoanglantham
16-09-2009, 12:34
Các bác trí thức đó đã buông súng đầu hàng thì còn ai dám gánh vác nữa đây hở trời?

chinhngon
16-09-2009, 18:15
Các bác trí thức đó đã buông súng đầu hàng thì còn ai dám gánh vác nữa đây hở trời?

Thì còn... ddth mà pác, ở ngoài xã hội thì không dám nói chứ trên mạng cứ tự do ngôn luận, nhưng không ai dám bịt miệng bạn ngoài mod và admin thôi

bibimeo
16-09-2009, 22:00
Thì còn... ddth mà pác, ở ngoài xã hội thì không dám nói chứ trên mạng cứ tự do ngôn luận, nhưng không ai dám bịt miệng bạn ngoài mod và admin thôi

Cẩn thận coi chừng bị hỏi thăm về tội "lợi dụng quyền tự do dân chủ" đấy. Tự do ngôn luận nhưng phải trong khuôn khổ :no:

CNTTSG
16-09-2009, 23:24
Thì còn... ddth mà pác, ở ngoài xã hội thì không dám nói chứ trên mạng cứ tự do ngôn luận, nhưng không ai dám bịt miệng bạn ngoài mod và admin thôi

bậy , bạn không thấy tấm gương osin và blog người buôn gió đó sao

chinhngon
17-09-2009, 01:22
Mấy pác nói vậy thôi mình tự khép mồm khỏi cần ai khép :)

tranvovuong
20-09-2009, 19:46
buồn.một bước lùi lớn về dân chủ.giải tán IDS, cảm phục tinh thần của các bác trong IDS.Trí thức chỉ có thể bị bẻ gãy chứ không thể uống cong được.Rồi đây, trí thức còn ai dám lên tiếng? Hay chỉ dung dưỡng đám nịnh hót, buông lời thuận tai.Nguy vậy!

MARKYMUI
21-09-2009, 11:26
Cho phép cá nhân công khai phản biện, nhưng lại ko cho phép tổ chức/tập thể công khai phản biện. Đây là bài chia nhỏ bó đũa của học sinh cấp 1.

tin_truc22
22-09-2009, 21:09
Các bác trí thức đó đã buông súng đầu hàng thì còn ai dám gánh vác nữa đây hở trời?

Oài trí thức => biết cách kiếm tiền, biết cách làm giàu => tư sản => tư bản. Không thể để tư bản lên nắm chính quyền được. Nếu gọi U là tập hợp người Việt Nam và T là tập hợp người trí thức. Chứng minh bằng toán rời rạc sẽ thấy được T không lãnh đạo được thì U-T sẽ đứng lên lãnh đạo. Có vậy thôi mà cũng ko biết :emlaugh:

Arkain
28-09-2009, 16:57
TS Quang A gửi thư cho Bộ trưởng Tư pháp


Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS) vừa tự giải thể, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, gửi thư cho Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường yêu cầu thừa nhận Quyết định 97 đã "vi phạm thủ tục quy định" trong nhiều văn bản pháp luật.

Trong bức thư ngỏ đề ngày 27/09/200, ông Quang A đã phân tích các sai sót trong "thủ tục, trình tự xây dựng QĐ97" dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành trong thời gian xây dựng soạn thảo quyết định này (2008-2009).

Trước tiên, ông nhắc tới cam kết của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO.

"Cơ quan chủ trì soạn thảo phải đăng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ trên Trang tin điện tử của Chính phủ và dành thời gian không ít hơn 60 ngày, kể từ ngày đăng dự thảo để các cơ quan, tổ chức, cá nhân góp ý vào dự thảo."

Theo ông Quang A, việc soạn thảo, thẩm định và ban hành QĐ97 đã không tổ chức lấy ý kiến của các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản và cũng không công bố dự thảo ít nhất 60 ngày trước khi trình lên Thủ tướng.

"Như vậy, về thủ tục, QĐ 97 không chỉ vi phạm pháp luật Việt Nam mà còn trái với cam kết quốc tế."

Hôm 08/09/2009 Bộ trưởng Hà Hùng Cường đã thừa ủy quyền của Thủ tướng ký công văn phản hồi kiến nghị về QĐ97 mà lãnh đạo Viện IDS gửi cho Thủ tướng Dũng trước đó.

Nay trong thư ngỏ của mình, ông Nguyễn Quang A nói giải thích của ông Bộ trưởng rằng "QĐ97 đã được xây dựng, soạn thảo đúng trình tự, đúng thủ tục" chỉ là điều "biện bạch".


"Về thủ tục, QĐ 97 không chỉ vi phạm pháp luật Việt Nam mà còn trái với cam kết quốc tế."

TS Quang A

Trên cơ sở đó, ông "tha thiết đề nghị Bộ trưởng (...) thừa nhận rằng QĐ 97 vi phạm thủ tục quy định trong Nghị quyết 71 của Quốc hội, công văn chỉ đạo số 732 của Thủ tướng, Nghị định thư gia nhập WTO và Luật số 17/2008; trên cơ sở đó, kiến nghị với Thủ tướng hủy bỏ QĐ 97".

Nguyên Viện trưởng IDS cũng đề xuất "giao cho các cơ quan hữu trách thu thập ý kiến rộng rãi và nghiên cứu kỹ hơn để xây dựng văn bản phù hợp với luật pháp, thấu suốt tinh thần Nghị quyết về trí thức đã được Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X thông qua tháng 7 năm 2008".

Ông Quang A viết tiếp: "Cách làm này sẽ góp phần củng cố lòng tin của dân đối với Chính phủ và Thủ tướng, nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật, cải thiện hình ảnh của nước ta và tránh được rắc rối quốc tế có thể xảy ra; tránh được việc các trí thức hay công dân có thể dùng các công cụ pháp lí hợp pháp để kiến nghị Ủy Ban Thường vụ Quốc hội tuyên QĐ97 là vô hiệu."

Cuối cùng, ông bày tỏ ý nguyện rằng Bộ trưởng Hà Hùng Cường sẽ có trả lời công khai "cho người quan tâm được bày tỏ ý kiến".

Thư của ông Quang A được viết với tư cách một "công dân Việt Nam" bình thường.

Viện IDS đã quyết định tự giải thể hôm 14/09, một ngày trước khi quyết định 97 có hiệu lực.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/09/090928_quanga_letter.shtml

thaychuastudio
28-09-2009, 17:20
Cái điệp khúc :" Không quản được thì cấm"

Chuyện thường tình ấy mà. Chủ trương luôn sáng suốt, Vô ngộ và hợp lòng dân :yes:

Bố khỉ đứa nào dám cãi ! cãi xem, anh vặt lông ngay

kekekekeke Thủ Tướng ơi là Thủ Tướng. Ông có ăn có học mà!! đâu phải cái đám núp trong rừng ra đâu :(

tranvovuong
03-11-2009, 10:38
Cái điệp khúc :" Không quản được thì cấm"

Chuyện thường tình ấy mà. Chủ trương luôn sáng suốt, Vô ngộ và hợp lòng dân :yes:

Bố khỉ đứa nào dám cãi ! cãi xem, anh vặt lông ngay

kekekekeke Thủ Tướng ơi là Thủ Tướng. Ông có ăn có học mà!! đâu phải cái đám núp trong rừng ra đâu :(

Bác này liều! Bộ chán sống rồi hả?

tanky
04-11-2009, 17:59
Thủ tướng cũng chịu, cả một hệ thống chính trị "hơi bị mục", thủ tướng mà làm sai đường lối, chính sách của Đảng thì cũng toi, nhưng Đảng làm sai- gây họa cho dân thì chả ai xử được :no:
Ghét nhất câu "nhờ ơn Đảng và chính phủ" mà mấy vị cán bộ hay đi dạy cho mấy người dân tộc thiểu số, đó là trách nhiệm của họ sao lại là ơn?

bachnga
04-11-2009, 19:11
Chứ bác tanky này không nhờ ơn Đảng à?

southVN
04-11-2009, 23:43
Thủ tướng cũng chịu, cả một hệ thống chính trị "hơi bị mục", thủ tướng mà làm sai đường lối, chính sách của Đảng thì cũng toi, nhưng Đảng làm sai- gây họa cho dân thì chả ai xử được :no:
Ghét nhất câu "nhờ ơn Đảng và chính phủ" mà mấy vị cán bộ hay đi dạy cho mấy người dân tộc thiểu số, đó là trách nhiệm của họ sao lại là ơn?
Trời đất ơi,có phải tanky đây hông,sao nay dám nói mớ câu này nữa cà

A.K.A.Y
05-11-2009, 13:29
bác tanky dạo này đổi mới tư duy rồi hay sao í ?

tdplaza
05-11-2009, 14:36
đọc từ đầu đến cuối cũng chỉ thấy toàn lời lẽ mỉa mai, châm biếm cho những gì các bạn nghĩ là đảng và nhà nước đã mắc sai lầm.

không còn gì hay ho hơn để đưa ra ý kiến sao?

thấy không đấu tranh được thì giải tán, cam chịu. đó là nhà khoa học vô trách nhiệm.

thấy sai mà không lên tiếng, chỉ mỉa mai châm chọc và cúi mặt sống theo luật pháp sai trái (đương nhiên là chỉ khi luật pháp có sai trái thực sự), là một công dân vô trách nhiệm.

ai cũng biết nội bộ nhà nước còn nhiều sai lầm, thiếu sót, tham nhũng, quan liêu, hành nạt cửa quyền. nhưng không ai đưa ra được giải pháp chữa trị và ngăn chặn triệt để, và rồi cứ thế sống cho hết 80 năm cuộc đời mình.

người làm quan thì không chịu thừa nhận sai lầm của mình, khi không thể biện bạch được thì đổ cho cấp dưới, cho văn bản này nọ. đó là thiếu thẳng thắn, đi ngược lại với nỗ lực trong sạch hóa bộ máy nhà nước, vì một nền dân chủ tiến bộ văn minh.

người có tài, có năng lực thì bị trù dập, bị ngăn cấm này ngăn cấm nọ. để rồi họ bỏ xứ mà đi, ra nước ngoài, họ làm bộ trưởng, trưởng phòng cho công ty lớn, tập đoàn lớn thì kêu là chảy máu chất xám. dẫn đén trong nước còn lại toàn kẻ làm cho hết trách nhiệm, cho kiếm đầy túi riêng, túi riêng đầy rồi thì kiếm lưng túi cho bà con họ hàng.

bất cứ việc làm nào của nhà nước đều là vì nước, vì dân, tức là nhân dân chịu hệ quả trực tiếp từ những quyết định và hành động của Đảng, của nhà nước, mà tôi không hề thấy có nơi nào để nhà nước hỏi ý kiến của dân trước khi đưa ra một quyết định. đã thế nay lại còn cấm cả phản biện tập thể, phản biện cá nhân thì ai dám phản biện?

phải chăng các cuộc "trưng cầu ý dân" là một hành động mang nặng chủ nghĩa tư bản, và chúng ta là nước XÃ HỘI CHỦ NGHĨA nên chỉ được phép "trưng cầu ý quan"?

tôi nghĩ với các vấn đề đại loại như: "làm thế nào để trong sạch bộ máy chính quyền", "làm sao để chống tham nhũng", hay "làm thế nào để việt nam phát triển tới một nền xã hội công bằng, văn minh"... thì mỗi người đều có ý kiến của riêng mình, không ai dám đảm bảo rằng trong hàng triệu ý kiến đó không có lấy một cái nào khả thi và có thể áp dụng trong thực tế đất nước. tại sao không có lấy một ai(quan) đứng lên, thu thập lại, nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng?

tanky
05-11-2009, 16:13
bác tanky dạo này đổi mới tư duy rồi hay sao í ?

Cái nào Đ làm được thì ủng hộ, cái nào bệ rạc thì lên án, tớ chả sợ quái gì cả chỉ hơi run thôi :D
Nếu mà muốn dân chủ cho ra dân chủ thì quốc hội (QH) mới là người nắm quyền chứ như hiện nay dù cho QH có giám sát, có chê trách, có chỉ ra cái sai nhưng các ông bộ không làm (do Đ không cho) thì thế quái nào được, thành ra lập QH để mà cho vui, họp hành để giải tỏa bức xúc, xong đâu lại vào đấy, lối làm việc này gọi là mị dân. Tôi thử hỏi đã ông bộ trưởng nào dứng ra từ chức chưa? Đã ông bí thư nào tự rút lui chưa hay là càng ngồi lâu, càng mọc rễ. Việc bầu bán nói là công khai, dân chủ nhưng thực tế nó diễn ra ở cơ sở tốt hơn là cấp trung ương, lúc bỏ phiếu ông nào dám nói là không biết trước người làm bí thư từ trước. Đôi điều về nội bộ thôi, làm người cộng sản cho đúng nghĩa khó lắm, quanh đi quẩn lại chỉ vài người liêm chính thì làm sao vực nổi cả một hệ thống bị ...

tdplaza
05-11-2009, 16:33
Cái nào Đ làm được thì ủng hộ, cái nào bệ rạc thì lên án, tớ chả sợ quái gì cả chỉ hơi run thôi :D
Nếu mà muốn dân chủ cho ra dân chủ thì quốc hội (QH) mới là người nắm quyền chứ như hiện nay dù cho QH có giám sát, có chê trách, có chỉ ra cái sai nhưng các ông bộ không làm (do Đ không cho) thì thế quái nào được, thành ra lập QH để mà cho vui, họp hành để giải tỏa bức xúc, xong đâu lại vào đấy, lối làm việc này gọi là mị dân. Tôi thử hỏi đã ông bộ trưởng nào dứng ra từ chức chưa? Đã ông bí thư nào tự rút lui chưa hay là càng ngồi lâu, càng mọc rễ. Việc bầu bán nói là công khai, dân chủ nhưng thực tế nó diễn ra ở cơ sở tốt hơn là cấp trung ương, lúc bỏ phiếu ông nào dám nói là không biết trước người làm bí thư từ trước. Đôi điều về nội bộ thôi, làm người cộng sản cho đúng nghĩa khó lắm, quanh đi quẩn lại chỉ vài người liêm chính thì làm sao vực nổi cả một hệ thống bị ...

mục nát.

không vực được, tôi đồng ý, sức 1 người có hạn, sức 1 nhóm người cũng có hạn. chỉ một vài người có tư tưởng và hành động tiến bộ là không đủ. nhưng mà nếu họ cố, thì dù thất bại, tôi cũng nhìn họ với con mắt kính phục và nể trọng, đó mới là người mà nhân dân cần đến.

phải thử vực dậy cái bộ máy này, lớp này thất bại nhưng lớp sau sẽ noi gương và rút được kinh nghiệm. 5 năm, 10 năm hay cả trăm năm, chẳng lẽ không cải tổ sao?

tanky
05-11-2009, 17:20
mục nát.

không vực được, tôi đồng ý, sức 1 người có hạn, sức 1 nhóm người cũng có hạn. chỉ một vài người có tư tưởng và hành động tiến bộ là không đủ. nhưng mà nếu họ cố, thì dù thất bại, tôi cũng nhìn họ với con mắt kính phục và nể trọng, đó mới là người mà nhân dân cần đến.

phải thử vực dậy cái bộ máy này, lớp này thất bại nhưng lớp sau sẽ noi gương và rút được kinh nghiệm. 5 năm, 10 năm hay cả trăm năm, chẳng lẽ không cải tổ sao?

Đúng là đểvwcjj lại được một hệ thống xuống cấp nặng thì cànphair kiên trì, nhưng phải có bước cải tổ mạng mẽ mà theo tôi cấp trung ương phải tạo ra điều này, chgiuj khó lắng nghe và phải chấp nhận đánh chó không cần ngó mặt chủ, chứ cứ ì ạch, thì mầm tốt vừa nhen lên đã bị cái xấu nhiều lên hàng trăm lần xúm lại vặt sạch (song song với việc xuất hiện cái tốt thì cái xấu cũng nảy nở với tốc độ vượt trội); đến bao giờ mới vực nổi, lòng tin bà sự kiên nhẫn của nhân dân có hạn, đâu thể ngồi chờ mãi được, tôi nói chưa cần các thế lực bên ngoài nhảy vào, chỉ cần tình trạng này tiếp tục vài ba chục năm nữa, thử hỏi biến cố sẽ đến từ đâu, chúng ta chê chế độ Phong kiến, chê chế độ tư bản, chế độ đế quốc vì những nhược điểm của chúng vậy hiện trạng bây giờ chúng ta có không phải đang đi lên tất cả vết các lún của chúng sao. dò dẫm, mò mẫm tìm con đường đi đúng là rất khó nhưng muốn làm thì phải có một hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, chứ không phải vừa thiếu, vừa yếu như bây giờ rồi đổ cho chưa có mô hình XHCN thành công, đang dò dẫm nên sai lầm là đương nhiên để dung túng cho các sai phạm (cố tật quan liêu, bảo thủ, cửa quyền của thời phong kiến).

hoanglantham
05-11-2009, 17:48
Cái nào Đ làm được thì ủng hộ, cái nào bệ rạc thì lên án, tớ chả sợ quái gì cả chỉ hơi run thôi :D
Nếu mà muốn dân chủ cho ra dân chủ thì quốc hội (QH) mới là người nắm quyền chứ như hiện nay dù cho QH có giám sát, có chê trách, có chỉ ra cái sai nhưng các ông bộ không làm (do Đ không cho) thì thế quái nào được, thành ra lập QH để mà cho vui, họp hành để giải tỏa bức xúc, xong đâu lại vào đấy, lối làm việc này gọi là mị dân. Tôi thử hỏi đã ông bộ trưởng nào dứng ra từ chức chưa? Đã ông bí thư nào tự rút lui chưa hay là càng ngồi lâu, càng mọc rễ. Việc bầu bán nói là công khai, dân chủ nhưng thực tế nó diễn ra ở cơ sở tốt hơn là cấp trung ương, lúc bỏ phiếu ông nào dám nói là không biết trước người làm bí thư từ trước. Đôi điều về nội bộ thôi, làm người cộng sản cho đúng nghĩa khó lắm, quanh đi quẩn lại chỉ vài người liêm chính thì làm sao vực nổi cả một hệ thống bị ...
Có bác Lê Huy Ngọ hồi xưa vì một cấp dưới mần bậy mà bác phải từ chức đấy cụ ạ. Chỉ được mỗi bác ý là được em thương thoai. lol