PDA

View Full Version : Không thực hiện bán trú ở trường Mầm Non và Tiểu Học để...phòng dịch, vãi luôn



bluesky1612
09-09-2009, 10:08
Tôi ở Nha Trang, vừa qua sau khi khai giảng năm học mới, các trường Mầm Non đã phổ biến văn bản số 1074 của Sở GD-ĐT về việc không thực hiện bán trú ở trường Mầm Non và Tiểu học để "phòng chống dịch cúm A-H1N1" do ông Lưu Quốc Thanh ký, đa số phụ huynh Mầm Non rất bức xúc vì nhiều lý do:

Đầu tiên nói đến việc lây lan dịch bệnh, công văn chỉ đạo rằng tạm thời không tổ chức bán trú để phòng chống dịch, như vậy buổi sáng cháu học 4 tiếng, buổi chiều lên học tiếp là không lây hay sao?

Thứ hai là giờ giấc đưa đón, về phía phụ huynh, đa số phụ huynh làm việc đến 11g30, chiều lại làm từ 1g30 đến 5g, như vậy 11g30 phụ huynh phải đón cháu và 1g lại phải chở đến trường, trong khoảng thời gian như vậy thì lo nấu ăn nấu uống cho các cháu là rất khó khăn. Về phía các cháu, giờ học của các cháu kết thúc lúc 10g, vậy từ 10g đến 11g30 thì các cháu sẽ làm gì trong khi chờ bố mẹ? Sẽ có rất nhiều cháu ngủ gật. Bình thường các cháu ngủ trưa đến 2g, vậy nếu thực hiện theo văn bản thì 1g các cháu bị bố mẹ thức dậy để đưa đến trường. => Đảo lộn giờ giấc sinh hoạt của các cháu và phụ huynh.

Thứ ba là giờ giấc ăn ngủ, theo thời khoá biểu, hàng ngày các cháu Mầm Non ăn trưa lúc 10g, 2g ngủ dậy ăn xế. Nếu thực hiện theo văn bản thì 10g học xong, các cháu vẫn chưa được ăn, nhịn đói ngồi chờ đến 11g30 để bố mẹ đến đón, về nhà chờ bố mẹ chuẩn bị thức ăn rồi mới được ăn. => khoảng cách các bữa ăn như vậy sẽ không tốt cho sức khỏe theo đặc sinh lý của trẻ Mầm Non (hệ tiêu hóa chưa phát triển đầy đủ, cần ăn nhiều lần trong ngày, cách nhau khoảng 2-3 tiếng).

Thứ tư là về chế độ dinh dưỡng, thức ăn của trẻ Mầm Non được nấu khác với người lớn, ở trường thì thức ăn được tính toán cân đối dinh dưỡng, về nhà lại phải ăn theo thức ăn của người lớn, có rất nhiều cháu không chịu ăn.

Thứ năm là về môi trường, giờ giấc đưa đón là buổi trưa, điều kiện thời tiết nắng nóng và đầy khói bụi trong khi sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện=> ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Cuối cùng, tổng quát lại, không bán trú (không ăn trưa và ngủ trưa) nhưng vẫn ăn trưa và ăn xế. Vậy đâu là điểm có thể phòng chống dịch? Trong khi cúm A-H1N1 chỉ cần ho là cũng lây.

Thực tế, sau khi thực hiện theo văn bản, ngày 07 tháng 9 năm 2009, tôi thăm dò được như sau:
MN Vĩnh Nguyên: Số cháu đi học là 9
MN Hướng Dương: Số cháu đi học chỉ bằng 1/3 lúc trước
MN Thực Hành: Số cháu đi học buổi sáng là 13, buổi chiều là 5
Còn nữa nhưng tôi chưa nắm hết.

Qua văn bản trên, căn cứ vào điểm nào để có thể gọi là “chống dịch”?
Và việc thực hiện theo văn bản đã gây thiệt hại vật chất cho một số trường MN (cháu không đi học thì đương nhiên không thể thu học phí của phụ huynh => không thể trả lương cho giáo viên) và đảo lộn giờ giấc sinh hoạt của phụ huynh, những thiệt hại này ai sẽ chịu trách nhiệm? Ai sẽ bồi thường?


http://farm1.anhso.net/PhotoHandler.ashx?actions=b&auth=67209&api=7137E288D23FD0DF3C80FDDEF7B57DFCBA28125A676A34 BE&mz=5

Mời các bác cho ý kiến về văn bản cùi bắp này và người làm ra nó, lần đầu tiên e thấy việc ko cho ăn ngủ tại trường để phòng tránh lây lan dịch đó. Mà ông nội này ko phân biệt được "cúm A(H1N1)" và "cúm A-H1N1" khác nhau chỗ nào nữa kìa.