PDA

View Full Version : Những tấm ảnh màu chụp từ 100 năm về trước của nhiếp ảnh gia Sergey Prokudin-Gorsky



Arkain
04-09-2009, 09:58
Nếu bạn muốn copy bài viết này đi nơi khác, hãy giữ nguyên link của topic nguyên thủy ở cuối bài!



http://izismile.com/img/img2/20090622/color_photography_06.jpg
Tu viện Thánh Nil Stolbensky, ảnh chụp năm 1910


Một trăm năm trước.

Ánh hoàng hôn đang le lói trên Đế Quốc Nga (http://en.wikipedia.org/wiki/Russian_Empire).

Đây là thời điểm của sự thay đổi. Ranh giới giữa các tầng lớp xã hội cũ đang bị xóa mờ với cuộc cách mạng công nghiệp. Lòng bất bình của giới bần cố nông vô sản đối với Nga Hoàng cũng như là giai cấp trung lưu và trí thức đang bắt đầu nhen nhúm mọi nơi.

Quang cảnh của một Đế Quốc Nga trong phút giây trước khi cuộc Cách Mạng Nga (http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1ch_m%E1%BA%A1ng_th%C3%A1ng_M%C6%B0%E1%BB%9D i_Nga) tang tóc bùng nổ được thu gọn dưới ống kính của Sergey Prokudin-Gorsky (http://en.wikipedia.org/wiki/Sergey_Prokudin-Gorsky), vị nhiếp ảnh gia chính thức của hoàng gia do chính Nga Hoàng Nicholas II (http://en.wikipedia.org/wiki/Tsar_Nicholas_II) đề bạt trong thập niên cuối cùng của ông trên ngai vàng.

Tác phẩm nổi tiếng nhất trong đời của Sergey Prokudin-Gorsky có lẽ là tấm chân dung (và cũng là tấm ảnh màu duy nhất) của đại văn hào lừng danh Leo Tolstoy (http://en.wikipedia.org/wiki/Leo_Tolstoy) mà ông chụp vào năm 1908. Tiếng tăm gặt hái được từ tấm ảnh đó, cộng với những tác phẩm tuyệt đẹp trước đó về quang cảnh thiên nhiên cũng như là các tượng đài của nước Nga đã cho ông cơ hội được trình bày các tác phẩm của mình trước Công Tước Michael Alexandrovich (http://en.wikipedia.org/wiki/Grand_Duke_Michael_Alexandrovich_of_Russia), Hoàng Hậu Maria Feodorovna (http://en.wikipedia.org/wiki/Maria_Feodorovna_%28Dagmar_of_Denmark%29), và sau đó là vương gia của Nga Hoàng Nicholas Đệ Nhị.


http://images.stanzapub.com/readers/2009/06/17/lntolstoyprokudingorsky_1.jpg
Bức chân dung màu duy nhất của đại văn hào Leo Tolstoy, chụp năm 1908

Nicholas II rất tán thưởng những tấm ảnh này, và chính thức cho phép cũng như là đài thọ ngân quỹ cho Prokudin-Gorsky đi khắp Đế Quốc Nga và ghi nhận những gì ông thấy bằng hình ảnh. Prokudin-Gorsky xem đây là công trình để đời của mình, và dự tính sẽ chụp khoảng 10,000 tấm ảnh trong vòng 10 năm tới.

Từ năm 1909 cho đến 1915, Sergey Prokudin-Gorsky ngồi trong chiếc toa xe lửa được đặc chế thành phòng tối di động do Bộ Giao Thông cung cấp và đi khắp nơi (kể cả những vùng được xem là cấm địa đối với thường dân), ghi lại bằng chiếc máy ảnh đặc biệt do chính ông tự phát minh những hình ảnh của Đế Quốc Nga trong suốt 11 vùng lãnh thổ mà ông đi qua. Các tấm ảnh của ông cho chúng ta thấy một thế giới đã bị mất, từ quang cảnh thiên nhiên an bình cho đến các ngôi thánh đường cổ kính, từ các tuyến đường sắt cho đến các nhà máy của một nền công nghệ trên đà phát triển, từ cuộc sống thường ngày cho đến công việc của những công dân Nga.

Tại thời điểm đó, máy chụp ảnh còn dùng những phiến thủy tinh hình chữ nhật (thay vì film nhựa) để ghi lại thông tin của tấm ảnh được chụp, và chúng chỉ có thể ghi lại hình ảnh trắng đen. Với chiếc camera đặc biệt của Prokudin-Gorsky, mỗi quang cảnh được chụp 3 tấm liên tục, mỗi lần dùng một filter màu khác nhau (đỏ, xanh dương, và xanh lá cây), và cả 3 tấm hình trắng đen ấy được lưu lại trên cùng một mảnh thủy tinh cùng với thông tin của màu sắc của quang cảnh được chụp. Khi muốn xem hình, một chiếc máy chiếu phim đặc chế sẽ hợp nhất 3 tấm hình đó và các filters màu đặc biệt trong máy chiếu phim sẽ dùng thông tin trên các phiến thủy tinh để tái tạo lại màu sắc của của quang cảnh ban đầu.


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/f/f3/Alleia_Hamerops_composite.jpg/450px-Alleia_Hamerops_composite.jpg


Năm 1917, Cách Mạng Nga (http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1ch_m%E1%BA%A1ng_th%C3%A1ng_M%C6%B0%E1%BB%9D i_Nga) bùng nổ. Năm 1918, toàn thể gia đình Nga Hoàng Nicholas II (gồm vợ và năm đứa con thơ) bị đảng Cộng Sản Bolshevik của Lenin giết chết. Những gì liên quan đến văn hóa gần hai trăm năm trước đó đều bị tàn phá hàng loạt. Đế Quốc Nga mà Prokudin-Gorsky đã bỏ ra biết bao công sức để ghi lại bằng hình ảnh nay hoàn toàn bị phá hủy, và ông coi như trắng tay khi tài sản của gia đình ông bị nhà cầm quyền Cộng Sản cướp đoạt bằng hết giống như bao người khác. Ông quyết định tháo chạy khỏi Nga, mang theo công lao của đời mình trong 22 thùng đầy ắp những phiến phim thủy tinh. Prokudin-Gorsky đã đến Norway (Na-Uy), Anh, và cuối cùng định cư tại Pháp, nơi ông mở một studio mang tên người con út (Elka). Lúc về già, Prokudin-Gorsky giao lại studio này cho các con và dành thời gian cho việc quảng bá hình ảnh của nước Nga ngày xưa cho những thế hệ thanh niên người Nga lớn lên tại Pháp và vình viễn không còn cơ hội nhìn thấy chúng tận mắt như cha mẹ họ.

Prokudin-Gorsky qua đời vào năm 1944, mang theo những bí mật về thiết kế của chiếc camera đặc biệt do ông sáng chế về thế giới bên kia. Ngày nay, các chuyên gia về nhiếp ảnh chỉ có thể phỏng đoán xem nó hoạt động ra sao, vì không còn phiên bản nào của chiếc camera ấy cũng như là sơ đồ thiết kế còn tồn tại.

Năm 1948, Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ (tức "U.S. Library of Congress (http://www.loc.gov/about/generalinfo.html)", trụ sở tại Washington DC, là một cơ quan trực thuộc ngành Lập Pháp của chính phủ Hoa Kỳ, và cũng là bộ sưu tập vĩ đại nhất thế giới với trên 142 triệu thứ quý hiếm liên quan đến văn hóa loài người, bao gồm sách vở, thư từ, phim ảnh, âm nhạc, bản đồ, và tranh vẽ) đã mua lại toàn bộ 1902 phiến phim thủy tinh quý giá này từ gia đình Prokudin-Gorsky và bảo tồn chúng mãi cho đến kỷ nguyên của công nghệ nhiếp ảnh Digital, và với phương pháp đặc biệt mang tên Digichromatography (http://www.loc.gov/exhibits/empire/making.html) được hoàn tất vào năm 2001, toàn bộ các hình ảnh được ghi trên 1902 phiến phim thủy tinh kia được scan lại và phục hồi dưới dạng digital, hoàn chỉnh với các màu sắc rực rỡ nguyên thủy của quang cảnh ngày xưa. Bộ sưu tập ảnh vô giá này sau đó được mang trưng bày online trong cuộc triển lãm mang tên "The Empire That Was Russia (http://www.loc.gov/exhibits/empire/)" cho mọi người khắp thế giới cùng chiêm ngưỡng.

Nào, mời anh chị em trong Làng Mùi thưởng thức một số quang cảnh đẹp tuyệt vời do nhiếp ảnh gia kiêm nhà phát minh tài ba Sergey Prokudin-Gorsky chụp từ cả một thế kỷ về trước :)


----=|ARKAIN|=----
September 3, 2009
http://www.ddth.com/showthread.php?p=1812588




http://www.steampunk.dk/wp-content/uploads/g04.jpg
Sergey Prokudin-Gorsky, ảnh tự chụp bên bờ sông Korolistskali, 1915.

http://farm4.static.flickr.com/3295/3284353475_b92b3082b7.jpg
Cầu Vồng, 1912

http://farm4.static.flickr.com/3588/3285176878_6efe6d9a1c.jpg
Sông Suna, 1915

http://farm4.static.flickr.com/3518/3285176606_8d06e03507.jpg
Sông Kumsa, 1915

http://farm4.static.flickr.com/3589/3284354615_d3757e7ec3.jpg
Lưới đánh cá phơi trên hồ Seliger, 1910

http://farm4.static.flickr.com/3370/3284354347_22c059a526.jpg
Kho chứa rơm tại Vyazovaya, 1910

http://farm4.static.flickr.com/3464/3285175676_c10a480c9c.jpg
Câu cá trên sông Iset, 1910

http://farm4.static.flickr.com/3629/3284353117_e1bac1300d.jpg
Ostrecheny, 1909

http://farm4.static.flickr.com/3474/3285174416_4555018f92.jpg
Mùa thu tại Borodino, 1911

http://farm4.static.flickr.com/3435/3285173970_42466d67ef.jpg
Trên sông Sim, chụp tại nhà ga Asha-Balashovskaya, 1910

http://farm4.static.flickr.com/3606/3285173548_20de193eb1.jpg
Sông Ordezh, chụp tại nhà ga Siverskiy, St. Petersburg



Còn tiếp...

dinhlocphp
04-09-2009, 10:04
Quá tuyệt vời - Cảm ơn Arkain một cách chân tình

Chờ xem những ảnh tiếp

acaxomcui
04-09-2009, 10:27
100 năm trước mà chụp hình còn đẹp hơn tui chụp bây giờ.Quá siêu!
Cám ơn Arkain lắm!đâu dể có được những hình ảnh nầy!

hana_vip
04-09-2009, 10:30
Từ cả thế kỷ trước mà đã chụp được những bức ảnh như thế này rồi, quá phục

Cám ơn Anh Ác Kền!

Kìa,con chim
04-09-2009, 11:20
thật không thể tưởng tượng được !
Prokudin-Gorsky thật vĩ đại

thangnguyen85
04-09-2009, 11:34
hay thật, hơn lớp trẻ bây giờ nhiều

BoTayConGaQuay
04-09-2009, 12:07
Choáng, không thể tưởng tượng nổi!

ngutrienmien
04-09-2009, 13:05
http://farm4.static.flickr.com/3588/3285176878_6efe6d9a1c.jpg
Sông Suna, 1915

Xưa vậy mà đã biết chụp tốc độ rồi ha, hay thiệt.

Arkain
04-09-2009, 14:37
Điều nên nhấn mạnh là vì phải chụp 3 tấm liên tục rồi chiếu đè lên nhau nên phương pháp này tuyệt đẹp khi chụp những vật tĩnh, còn nếu như vật trong hình liên tục di chuyển thì sẽ bị nhòe (hay còn gọi là "ghost"), điều này có thể thấy rõ trong những tấm chụp quang cảnh các dòng nước như là trong tấm phía trên, những cây cối và người trên bờ thì sắc nét rõ ràng, nhưng dòng nước chảy nơi ghềnh đá thì mờ ảo như sương khói.

dly
04-09-2009, 14:40
Điều nên nhấn mạnh là vì phải chụp 3 tấm liên tục rồi chiếu đè lên nhau nên phương pháp này tuyệt đẹp khi chụp những vật tĩnh, còn nếu như vật trong hình liên tục di chuyển thì sẽ bị nhòe (hay còn gọi là "ghost"), điều này có thể thấy rõ trong những tấm chụp quang cảnh các dòng nước như là trong tấm phía trên, những cây cối và người trên bờ thì sắc nét rõ ràng, nhưng dòng nước chảy nơi ghềnh đá thì mờ ảo như sương khói.

Hic để sử dụng tốc độ ghi được ảnh dao động của nước như thế mấy tay máy có thể làm được hở chàng

caotrung
04-09-2009, 16:28
Thật sự vẫn chưa tưởng tượng được kỹ thuật chụp này, và việc chụp 3 tấm liên tiếp với các filter đòi hỏi phải có khoảng thời gian giữa 2 lần thay filter, nếu để ý kỹ bạn sẽ không thấy các tán cây bị nhoè và cái dây câu của tấm ông già câu cá không lúc lắc là điều không thể.
Nếu bạn có một con DSLR với tốc độ 6.3 hình/s như 40D bạn chụp thì 3 hình sau khi ghét lại ( như kỹ thuật HDR , thì nó vẫn bị nhoè đấy )

Arkain
04-09-2009, 18:27
http://farm4.static.flickr.com/3250/3285173024_8ae3e82131.jpg
Con thuyền tại quần đảo Solovetsky

http://farm4.static.flickr.com/3289/3284351263_7ab3946806.jpg
Vùng thượng nguồn sông Dvina, gần ngôi làng Karyakino

http://farm4.static.flickr.com/3357/3284350789_472c76a0bc.jpg
Materiki, 1909

http://farm4.static.flickr.com/3478/3285171928_b9962c5576.jpg
Rừng cây, 1910

http://farm4.static.flickr.com/3274/3285171618_a0fcd12f6d.jpg
Malorossiya

http://farm4.static.flickr.com/3575/3285171286_17d31b49df.jpg
Malorossiya

http://farm4.static.flickr.com/3154/3285104596_bd6921a43a.jpg
Xưởng mộc của Joiner

http://farm4.static.flickr.com/3658/3285104362_a510ffb12f.jpg
Văn phòng cân đo

http://farm4.static.flickr.com/3448/3284282361_9d5dbfb55e.jpg
Con cầu có thể nâng cao (để tàu bè qua lại) trên sông Vytegra, 1909

http://farm4.static.flickr.com/3273/3284282095_04618d2dc6.jpg
Chiếc hỏa xa được trang bị lò Schmidt

http://farm4.static.flickr.com/3601/3285103554_1c6b713868.jpg
Giàn máy bơm nước tại Kuzminskogo, 1912

acaxomcui
04-09-2009, 18:40
Càng xem càng không thể tưởng!Phải công nhận là ảnh cực đẹp.

mrlight
04-09-2009, 18:50
quá tuyệt vời nhìn mấy tấm ảnh chả ai dám bảo là chụp từ 100 năm trước cả
Quá đẹp ko có gì diễn tả dc

nguoi_lon_tuoi
04-09-2009, 20:40
Ảnh quá đẹp về bố cục . Nhưng là ảnh màu 100 năm trước thì mình chưa được thuyết phục lắm . Ảnh màu ở khoảng thập niên 60 và đầu thập niên 70 thì còn chưa đạt như vậy, nhất là khồi XNCN thì còn tệ lắm,

khidot_2006
04-09-2009, 21:53
mấy tấm ảnh đẹp & thơ mộng quá

huongct
04-09-2009, 21:54
Em thì nghĩ người ta chắc có dùng kỹ thuật để dũa lại. Chứ 100 năm thì khó tin quá, em cũng chưa thấy chất liệu giấy gì mà qua 100 năm màu vẫn rực rỡ như vậy !. Hic

acaxomcui
04-09-2009, 22:08
Em thì nghĩ người ta chắc có dùng kỹ thuật để dũa lại. Chứ 100 năm thì khó tin quá, em cũng chưa thấy chất liệu giấy gì mà qua 100 năm màu vẫn rực rỡ như vậy !. Hic

Mình nghĩ đương nhiên là có xử lý lại.Nhưng với phương tiện như ngày xưa mà chụp được như thế thì đáng bái phục!

nguoi_lon_tuoi
04-09-2009, 22:15
Mình nghĩ đương nhiên là có xử lý lại.Nhưng với phương tiện như ngày xưa mà chụp được như thế thì đáng bái phục!

Những tác phẩm nhiếp ành ngày xưa là tác phẩm kinh điển. Bây giờ phần nhiều chỉ là ảnh đẹp.

bachnga
04-09-2009, 23:59
Ảnh quá đẹp về bố cục . Nhưng là ảnh màu 100 năm trước thì mình chưa được thuyết phục lắm . Ảnh màu ở khoảng thập niên 60 và đầu thập niên 70 thì còn chưa đạt như vậy, nhất là khồi XNCN thì còn tệ lắm,

Đồng ý với bác nguoi_lon_tuoi (định gọi tên bác nhưng sợ có phạm húy không???).
Ảnh màu của cha mẹ cháu chụp năm 1992 tại Nga còn thua tranh vẽ ở đường Trần Phú. Còn những bức ảnh này thì...

kiettt
05-09-2009, 00:06
Prokudin-Gorsky qua đời vào năm 1944, mang theo những bí mật về thiết kế của chiếc camera đặc biệt do ông sáng chế về thế giới bên kia. Ngày nay, các chuyên gia về nhiếp ảnh chỉ có thể phỏng đoán xem nó hoạt động ra sao, vì không còn phiên bản nào của chiếc camera ấy cũng như là sơ đồ thiết kế còn tồn tại.



Lạ nhỉ, hơi khác với mọi người là mình tạm ... dối lòng với chi tiết này, và thoải mái thưởng thức những tác phẩm của ông. Thậm chí ngay lúc này xem lại mình chợt nảy ra ý định lựa tấm nào thích hợp, dùng làm mẫu nhờ vẽ lại bằng sơn dầu nữa.

khonggiannet
05-09-2009, 00:34
Quá tuyệt. Không thể tưởng tượng được là mình lại được chiêm ngưỡng phong cảnh của 100 năm trước sinh động và hiện thực đến vậy.

Arkain
05-09-2009, 04:40
Em thì nghĩ người ta chắc có dùng kỹ thuật để dũa lại. Chứ 100 năm thì khó tin quá, em cũng chưa thấy chất liệu giấy gì mà qua 100 năm màu vẫn rực rỡ như vậy !. Hic

Hình như bác huongct chưa đọc kỹ bài đầu tiên thì phải, làm gì có giấy ở đây? Tất cả 1902 tấm ảnh được chụp từ 100 năm về trước này được Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ phục hồi từ những tấm "phim" thủy tinh được bảo quản kỹ lưỡng bác ạ, chứ không có cái nào được rửa trên giấy 100 về trước cả, nếu mà là vậy thì nó cũng rã...99 năm về trước rồi :)

Vì công nghệ rửa ảnh còn cực kỳ thô sơ trong thế kỷ 20 (kể cả tại những nước Tây Âu như Đức và Pháp), phải mất mấy ngày để rửa một tấm mà chất lượng lại thô kệch, sản phẩm lại dễ hư hại, chóng phai màu, nhưng ngược lại các bản negative thì giữ được rất lâu nếu bảo quản kỹ càng nên Sergey chỉ thích dùng máy chiếu (projector) để trình bày các tác phẩm do mình chụp cho các khán giả trong phòng tối (như là ngày nay ta đi xem phim trong rạp) chứ hiếm khi nào rửa thành ảnh.

-----

Quá trình nghiên cứu, chuyển đổi, và xử lý các hình ảnh negative trên các tấm glass plates kia thành color photos bằng kỹ thuật Digichromatography được giải thích trên website (http://www.loc.gov/exhibits/empire/making.html) của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ, các bác có thể ghé thăm để biết thêm chi tiết (hoặc nhờ chính phủ VN liên lạc với Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ mang hình ảnh qua triển lãm :D).

Khi bộ sưu tập này được chính phủ U.S. công bố năm 2001 và tặng miễn phí cho công chúng qua internet (chứ không giữ bản quyền) thì dân trong ngành nhiếp ảnh bàn tán rôm rả khắp thế giới, báo đài đua nhau tường thuật, lúc này thì khối Soviet sụp bà chè từ lâu rồi nên chính phủ Nga cũng không lấy gì làm khó chịu khi được xem những hình ảnh tuyệt đẹp tưởng chừng không bao giờ được thấy lại từ thời "bè lũ Đế Quốc ăn xương hút máu nhân dân", mà ngược lại còn chủ động hợp tác với Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ để quảng bá các hình ảnh ngày xưa ấy trong các viện bảo tàng quốc gia trên khắp lãnh thổ của họ (chẳng hạn như là cuộc triển lãm "The Miracle of Photography" đình đám tại St. Petersburg năm 2003, rồi đến "Splendors of Russia in Natural Colors" tại Moscow năm 2004, rồi đến hầu hết các thành phố mà Sergey từng ghé thăm khi xưa).

8 năm sau, đến phiên người Việt hay tin và dè dặt nghi ngờ hỏi "có thật không vậy?", trong khi link dẫn đến phần triển lãm trên trang nhà của United States Library of Congress (thuộc chính phủ Hoa Kỳ, trụ sở tại Washington DC) được kèm theo ngay trong bài đầu tiên để độc giả có thể tự đi kiểm chứng thông tin :no: :dontgetit

-----

Tiếp tục cho những người muốn thưởng thức:


http://farm4.static.flickr.com/3485/3284281551_6018e7a9a0.jpg
Cầu bắc qua sông Katava, 1910

http://farm4.static.flickr.com/3613/3285102914_6e4f3432c4.jpg
Cầu sắt trên thạch trụ tại Ural. Tuyến đường sắt nối liền Siberia.

http://farm4.static.flickr.com/3355/3285102612_79d9401218.jpg
Cầu xe lửa trên sông Shuya, 1915

http://farm4.static.flickr.com/3664/3284280643_5f5e722d74.jpg
Đổ bê-tông, đập Beloomut, 1912

http://farm4.static.flickr.com/3389/3285102104_1d2788420c.jpg
Tàu chạy bằng hơi nước Tyumen thuộc Bộ Đường Sắt

http://farm4.static.flickr.com/3598/3281016228_8c66b87748.jpg

http://farm4.static.flickr.com/3566/3280195107_7fe4914b41.jpg
Thợ đúc khuôn, Kasli, 1910

http://farm4.static.flickr.com/3336/3280195027_ae8e7c47ce.jpg
Ba thế hệ. Ông A.P. Kalganov cùng con trai và cháu gái.

http://farm4.static.flickr.com/3150/3281014916_68739e0317.jpg
Xẻ gỗ. Kuzminskogo, 1912

http://farm4.static.flickr.com/3660/3280194427_3fcd14dfe4.jpg
Kuzminskogo, 1912

http://farm4.static.flickr.com/3495/3280194259_f49f06dc30.jpg
Thợ mỏ tại Bakalskiy, 1910

http://farm4.static.flickr.com/3664/3280194109_2777ab2319.jpg
Bó rơm thành từng khối, 1915

http://farm4.static.flickr.com/3419/3280193845_701c569be1.jpg
Lính cứu hỏa tại Vytegra, 1909

http://farm4.static.flickr.com/3626/3281013888_34589b16b6.jpg
Pinhus Karlinsky. 84 tuổi, 66 năm phục vụ.

http://farm4.static.flickr.com/3522/3280193519_2ed5eebe5b.jpg
Thợ cưa gỗ tại Svir, 1909

http://farm4.static.flickr.com/3512/3281013588_94c17a09e6.jpg
Gia đình di dân tại làng Nadezhdinskiy

http://farm4.static.flickr.com/3148/3280193049_ae36b49e9f.jpg
Bữa ăn trưa trên đồng, 1909

huongct
06-09-2009, 11:51
Hình như bác huongct chưa đọc kỹ bài đầu tiên thì phải, làm gì có giấy ở đây? Tất cả 1902 tấm ảnh được chụp từ 100 năm về trước này được Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ phục hồi từ những tấm "phim" thủy tinh được bảo quản kỹ lưỡng bác ạ, chứ không có cái nào được rửa trên giấy 100 về trước cả, nếu mà là vậy thì nó cũng rã...99 năm về trước rồi :)




Sr bác! Không ngờ lại có nhiều kỹ thuật hay đến vậy. Bái Phục ! :D

Arkain
12-09-2009, 18:09
http://farm4.static.flickr.com/3304/3281013026_b1a7804a16.jpg
Chusovaya, 1912

http://farm4.static.flickr.com/3298/3280192585_72ccefc16f.jpg
Củi gỗ tại Knurl, 1910

http://farm4.static.flickr.com/3379/3281012664_e32c89c699.jpg
Chuẩn bị xem nhật thực

http://farm4.static.flickr.com/3300/3281012528_30acfefe0e.jpg
Bó rơm, 1909

http://farm4.static.flickr.com/3460/3281012188_ae0e302c39.jpg

http://farm4.static.flickr.com/3620/3281011944_514f49cac0.jpg

http://farm4.static.flickr.com/3443/3280192005_97d9624bdc.jpg
Phòng lái trên chiếc tàu hơi nước Sheksna, 1909

http://farm4.static.flickr.com/3654/3281011738_37059fa4fc.jpg
Petrozavodsk, 1915

http://farm4.static.flickr.com/3572/3279375183_7865663b8c.jpg

http://farm4.static.flickr.com/3458/3279375033_8098374022.jpg

thaychuastudio
12-09-2009, 18:45
100 năm sau. Con cháu sẽ bật cười khi biết đời chúng ta sử dụng máy ảnh Kỹ thuật số Fullframe. và tự hỏi: thời đó(năm 2009) với kỹ thuật lạc hậu như vậy vẫn có thể chụp được những tấm hình đẹp nhỉ. mắc cười nhất là họ chụp xong lại phải bỏ vào ổ cứng máy tính chứ cái thẻ nhớ nhỏ nhỏ gì đó không đủ để chứa .

lavanto
13-09-2009, 19:54
cám ơn bác Ác kền vì những tấm ảnh quí

acaxomcui
13-09-2009, 20:04
Chắc chắn là bác Kền còn nửa.Tiếp nửa đi bác.Xem đã quá!

u072002
13-09-2009, 22:10
Kinh ngạc và thánh phục quá đi. Không thể diễn tả nỗi.
Nếu ông Sergey Prokudin-Gorsky đó mà sống thời bây giờ chắc là một sư phụ trong ngành nhiếp ảnh.

BLN
13-09-2009, 22:11
Hình như chủ đích của bài viết này không phải để giới thiệu ảnh đẹp. Có gì thì gì cũng đừng nên đem những gì gì đó bôi lên vẽ đẹp của nghệ thuật. Hãy để nghệ thuật tinh khiết, xin đừng pha thêm mùi khác vào!

Arkain
15-09-2009, 11:51
http://farm4.static.flickr.com/3628/3280195312_bf0e2f51a6.jpg
Các tu sĩ đang trồng khoai tây, 1910

http://farm4.static.flickr.com/3519/3279374681_009a29aeb1.jpg
Các nữ tu đang cắt cỏ làm rơm, tu viện Leushinsky, 1909

http://farm4.static.flickr.com/3479/3280194782_a32ea2594b.jpg
Căn nhà gỗ trong rừng của các tiều phu

http://farm4.static.flickr.com/3296/3280194348_77b2aac5b2.jpg
Bà nông dân tại Perm, 1910

http://farm4.static.flickr.com/3279/3280194138_a95bcb6c20.jpg
Thủy thủ đoàn trên chiếc Sheksna, 1909

http://farm4.static.flickr.com/3314/3279373385_0271f658ab.jpg
Cuộn len, làng Izvedovo, 1910

http://farm4.static.flickr.com/3337/3279349227_4e55a50d6c.jpg
Cô bé và đĩa dâu, 1909

http://farm4.static.flickr.com/3444/3280169070_2e9c4be5a5.jpg
Những người tham gia công trình xây dựng tuyến đường sắt, 1915

http://farm4.static.flickr.com/3279/3279348715_3d8b5d93ce.jpg
Một nhóm nông dân hái trà

http://farm4.static.flickr.com/3534/3279313547_af6a1bf328.jpg
Trẻ em, 1909. Đứa bé nhỏ nhất không thể ngồi yên qua suốt 3 tấm :)

http://farm4.static.flickr.com/3639/3280168342_156e979a72.jpg
Tù nhân chiến tranh người Austria, doanh trại Karelia, 1915