PDA

View Full Version : Paris khốn khổ chống nạn tè bậy



Mainboard
03-09-2009, 16:22
Paris khốn khổ chống nạn tè bậy

TT - Mỗi khi trời nắng, nhiều đường phố ở thủ đô Paris (Pháp) tráng lệ lại bốc mùi nước tiểu hôi hám. Chính quyền dường như đang bó tay trước những hành vi kém văn hóa trong đô thị.


http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Cache/Image/574/358574.jpg
Một nhà vệ sinh công cộng hiện đại tại Paris- Ảnh: WST

Mặc thường phục giản dị và đeo kính đen, Jean-Pierre Rebete bám theo mục tiêu trong một phố nhỏ ở Paris. “Tóm được một kẻ rồi”, ông thầm thì. Người đồng nghiệp của ông vòng ra đầu phố bên kia để chặn đường. Khi gã đàn ông kéo khóa quần định trút bầu tâm sự thì Rebete ập tới, chặn lại. Rebete viết giấy phạt và đưa cho gã lúc này đang làu bàu vì bị bắt quả tang.

Rebete là một nhân viên mật trong chiến dịch của chính quyền Paris nhằm chống lại nạn tè bậy. Lữ đoàn chống các hành vi xấu (BDI) của ông có 88 thành viên. Hằng ngày họ lái xe quần đảo mọi con đường tại kinh đô ánh sáng để bắt tại trận những kẻ vi phạm luật vệ sinh công cộng. Mục tiêu của họ là những kẻ tè bậy và những người không chịu dọn phân chó mà họ nuôi.

Bó tay!

Từ năm 1960, CAPP - cơ quan chịu trách nhiệm giữ sạch thành phố - đã liên tục mở các chiến dịch tuyên truyền vệ sinh và chất lượng không khí bằng sách mỏng, apphich, phim ngắn... Đến năm 1986, nhận thấy CAPP cần thêm lực lượng “phản ứng nhanh” trong cuộc chiến chống các hành vi thiếu văn minh, chính quyền Paris đã thành lập BDI. Nỗ lực của BDI cộng với các biện pháp tuyên truyền mạnh mẽ đã nhanh chóng dẹp được nạn chó ị bậy ngoài đường.

Khó giải thích nổi tại sao nạn tè bậy không sút giảm cả khi chính quyền đã có các giải pháp cụ thể. Từ năm 2006 đến nay, chính quyền Paris đã cho xây tổng cộng 400 nhà vệ sinh công cộng miễn phí khắp thành phố. Các nhà vệ sinh công cộng này liên tục được nâng cấp, có thiết kế hiện đại và thân thiện với môi trường. Vậy mà năm 2007, các thành viên BDI vẫn phải viết đến 1.200 giấy phạt cho những kẻ tè bậy trên phố.

Năm 2008, con số này tăng lên tới 1.800. Và trong sáu tháng đầu năm nay đã là 1.100 vé phạt. Dễ hiểu vì sao các công nhân vệ sinh phải lau rửa hàng chục ngàn mét vuông tường và vỉa hè mỗi tháng, nhưng thuốc tẩy rửa của họ cũng không sao tẩy nổi dấu tích và mùi nước tiểu.

Càng hiện đại, càng kém văn minh?

Đối với ông Rebete, 53 tuổi, vệ sinh công cộng là các giá trị dân sự cơ bản. “Giờ người ta không còn biết đến phép lịch sự nữa - ông than thở - Tôi nhớ thời 40 năm trước đây, khi thường đi dạo trên đường phố cùng ông nội, tôi thấy mọi người rất có ý thức giữ gìn vệ sinh chung. Thậm chí họ còn nhặt từng mẩu giấy rơi trên đường”.

BDI làm việc theo ca, từ 6g sáng đến 23g, mỗi đội luôn có hai người, bởi thỉnh thoảng những kẻ vi phạm bị bắt quả tang phản ứng đầy bạo lực. Các thành viên BDI cũng gặp nhiều khó khăn trong công việc. Họ không được phạt những người vô gia cư, khách du lịch và người không có giấy tờ. Đơn giản bởi nếu người vi phạm không có thẻ căn cước hoặc địa chỉ tại Paris, tòa án sẽ không thể gửi trát đến họ qua đường bưu điện. Mức phạt đối với tội tè bậy có thể lên đến 450 euro (644 USD), nhưng sẽ giảm xuống chỉ còn 35 euro (50 USD) kể từ năm tới.

Mỗi buổi chiều tuần tra trên phố, Rebete và đồng sự dạo qua các con phố, hòa vào đám đông. Ông thường đeo kính đen, đóng giả đang chờ xe buýt hoặc chờ bạn và xộc tới tóm gọn can phạm khi họ đang “nửa chừng xuân”. “Chúng tôi không chặn trước khi họ hành động” - ông Rebete cho biết dù ông và đồng sự có thể dễ dàng phát hiện những kẻ có ý định tè bậy.

Chỉ vài phút sau khi viết vé phạt cho người trong góc phố, ông lại phát hiện một nghi phạm khác. Rebete cười và nhẹ nhàng bám sát anh ta, tay cầm sẵn cuốn giấy phạt và cây bút.


HIẾU TRUNG
(Theo Wall Street Journal)


http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=334874&ChannelID=10
:D :D :D :D

thuongshoo
06-09-2009, 20:36
theo mình gần đây có nhiều người sống ở paris sang vn chơi rồi thấy khoái kiểu tiểu đường quá nên về paris hoa lệ mà vẫn ....:D

Kìa,con chim
07-09-2009, 12:37
đấy nhé, đừng cái gì ở VN cũng chê, trong khi ở thủ đô hoa lệ bật nhất cũng phải trưng bày bảng " cam dai bay "