PDA

View Full Version : 64% DN phần mềm VN làm ăn thụt lùi



doibuon
24-08-2009, 20:00
ICTnews -64% doanh nghiệp phần mềm Việt Nam năm nay tăng trưởng thấp hơn 2008, trong đó 12% suy giảm nghiêm trọng và gặp khó khăn tài chính, theo khảo sát Vinasa công bố hôm nay.


Tin tức được đăng trên Ictnews tại địa chỉ http://www.ictnews.vn/Home/phan-mem/64%20DN-phan-mem-VN-lam-an-thut-lui/2009/08/2SVMC1620596/View.htm

http://www.ictnews.vn/Home/phan-mem/64%20DN-phan-mem-VN-lam-an-thut-lui/2009/08/2SVMC1620596/ImageView.aspx?PublishedFileID=25937

Hơn nửa doanh nghiệp phần mềm Việt Nam đang chịu tác động nặng nề của suy thoái kinh tế. Ảnh minh họa.

Bài liên quan:

>> Gia công phần mềm Việt Nam chưa chạm đáy (http://www.ictnews.vn/Home/kinh-doanh/Gia-cong-phan-mem-Viet-Nam-chua-cham-day/2009/07/1CMSV819385/View.htm)

>> Gia công phần mềm điêu đứng vì suy thoái (http://www.ictnews.vn/Home/kinh-doanh/Gia-cong-phan-mem-dieu-dung-vi-suy-thoai/2008/12/1CMSV815005/View.htm)

Sáng nay, ngày 24/8, Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (Vinasa) đã công bố khảo sát toàn cảnh công nghiệp phần mềm Việt Nam lần đầu tiên.

Khảo sát này do Vinasa thực hiện trong hai tháng (5 và 6/2009) với sự trợ giúp của Đại sứ quán Đan Mạch, Liên đoàn công nghiệp Đan Mạch (DI), Hiệp hội CNTT Đan Mạch (ITEK) và hãng nghiên cứu thị trường IDC. Có 145 doanh nghiệp phần mềm trong cả nước, trong đó có 19 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tham gia khảo sát này.

Khảo sát của Vinasa cho thấy các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam đang chịu tác động nặng nề từ suy thoái kinh tế toàn cầu. Theo kết quả khảo sát, chỉ có 36% số doanh nghiệp nhận định năm nay sẽ đạt tăng trưởng ổn định bằng hoặc cao hơn năm 2008, có tới 64% cho biết tăng trưởng sẽ thấp hơn, trong đó có 12% bị suy giảm nghiêm trọng và gặp khó khăn về tài chính.

Các điểm yếu ảnh hưởng lớn nhất với sự phát triển của doanh nghiệp phần mềm Việt Nam là quy mô nhỏ và thiếu nhân lực. Đa số các công ty phần mềm có qui mô vốn nhỏ và là công ty mới thành lập trong 10 năm gần đây. Có tới 82% công ty được khảo sát có vốn điều lệ dưới 25 tỷ đồng, trong đó có 65% công ty có vốn dưới 8 tỷ đồng, chỉ có 24 công ty (trên tổng số 145 công ty tham gia khảo sát) được thành lập trước năm 2000, tức chỉ chiếm 17%.

Ngoài hai điểm yếu trên, các khó khăn khác được các doanh nghiệp tham gia khảo sát nhìn nhận là: suy thoái kinh tế toàn cầu, cơ sở hạ tầng CNTT, ngoại ngữ, bảo vệ bản quyền, vốn, thương hiệu, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, thiếu lộ trình tổng thể quốc gia về phát triển ngành, và ngân sách chi cho nghiên cứu và phát triển.

Bên cạnh đó, nhận thức về chính sách của các doanh nghiệp phần mềm trong nước cũng rất hạn chế, nhiều chính sách quan trọng của ngành không được phổ biến tới các doanh nghiệp. Có tới 40% số doanh nghiệp được khảo sát không biết đến 2 chương trình quan trọng của ngành phần mềm là Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm VN đến năm 2010 và Chương trình phát triển công nghiệp nội dung số VN đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua đầu năm 2007.

Tuy nhiên, khảo sát nhận định trình độ công nghệ và năng lực hội nhập của các doanh nghiệp phần mềm rất nhanh. Có tới 57 công ty (chiếm 39%) tham gia khảo sát đã có các chứng chỉ quốc tế về chất lượng, trong đó có 5 công ty đạt mức cao nhất là CMMi bậc 5. Trong đó, các chứng chỉ chuyên môn quốc tế phổ biến nhất trong các doanh nghiệp phần mềm hiện nay là: kỹ sư hệ thống Java (Java SE), chuyên gia phát triển ứng dụng Microsoft (Microsoft Certified Application Developer - MCAD), Java EE, chuyên gia cơ sở dữ liệu Oracle (SQL Certified Expert), và chuyên gia công nghệ Microsoft (Microsoft Certified Professional Developer - MCPD).

Về dịch vụ, ba loại dịch vụ có nhiều công ty phần mềm tham gia cung cấp nhất hiện nay là: Phát triển các ứng dụng trên web, phát triển các giải pháp riêng cho khách hàng, và tư vấn CNTT. Có khoảng 60% doanh nghiệp phần mềm triển khai các dịch vụ này. Dịch vụ gia công phần mềm cũng có tới 50%  số doanh nghiệp phần mềm hiện nay tham gia. Riêng dịch vụ gia công tác vụ (BPO) tuy mới xuất hiện nhưng cũng có tới 30% số doanh nghiệp được khảo sát có kế hoạch triển khai trong một năm tới.

Dựa trên kết quả khảo sát này, Vinasa cho biết trong tháng 9/2009 sẽ tiến hành thảo luận trong nội bộ hiệp hội và phối hợp cùng các chuyên gia quốc tế đưa ra các đề xuất, khuyến nghị cụ thể với Bộ TT&TT cũng như với Chính phủ để có các giải pháp thúc đẩy sự phát triển của ngành phần mềm, đồng thời giúp các doanh nghiệp phần mềm vượt qua các khó khăn, thách thức do hệ quả của suy thoái kinh tế toàn cầu.

Duy An

Nội dung khai thác, tổng hợp và gửi từ VietSpider Plugin (http://nhuthuan.blogspot.com/2006/02/vietspider.html) cho ddth.com.

thuongshoo
24-08-2009, 20:37
oải quá :( :(
quá oải :(

mo dung phuc
25-08-2009, 15:03
con lạy bố, tăng trưởng thấp và thụt lùi khác hẳn nhau đấy

relax
25-08-2009, 15:13
Cố gắng chịu đựng 10 năm nữa đi, Nguyễn Thiện Nhân đã nói rồi, 10 năm nữa thành cường quốc CNTT.

zmt264
25-08-2009, 15:59
Cố gắng chịu đựng 10 năm nữa đi, Nguyễn Thiện Nhân đã nói rồi, 10 năm nữa thành cường quốc CNTT.

uh, thành cường quốc sánh vai với bè bạn năm châu :D, và có Bin Gết nữa. cùng đợi né

tin_truc22
25-08-2009, 16:23
con lạy bố, tăng trưởng thấp và thụt lùi khác hẳn nhau đấy

Hì hì khi tốc độ phát triển kinh tế chậm hơn tốc độ lạm phát chuyện gì xảy ra thì tự hiểu.

quanvu72
26-08-2009, 18:30
Cũng tùy nhưng em thấy dạo Mỹ đang suy thoái;nhân viên IT thất nghiệp đấy đường;sắp tới các bác Mẽo sẽ chuyển khoản gia công phần mềm sang các nước thế giới thứ 3 như Ấn Độ;Trung Quốc:Thái lan...dĩ nhiên Việt Nam mình cũng cố gằng chấm mút một chút;kiếm chác vài hợp đồng gia công phần mềm nhưng mà em thật chắc rồi cũng lay lắt thôi;chắc bác Hợp phải quy hoạch lại ngành CNTT quá;cho một số doanh nghiệp nhỏ phá sản hoặc buộc sáp nhập với mấy doanh nghiệp lớn làm ăn có hiệu quả;còn lại thì chắc cho đi hết!

relax
27-08-2009, 09:14
...chắc bác Hợp phải quy hoạch lại ngành CNTT quá...

Tui cũng đồng ý! Bác Hợp nhớ quy hoạch lại ngành CNTT nhe bác Hợp!

gio_huy_hoang
27-08-2009, 09:32
Xu hướng chung của toàn cầu mà. Năm nay ngành nào cũng hụt hơi hết.

quanvu72
27-08-2009, 09:44
Nhưng các bác nghĩ đi thị trường Việt Nam 1 miếng bánh nhỏ mà có cả trăm thằng bon chen vô;1 cái hợp đồng gia công phần mềm mà cả chục thằng nhào vào;chưa kể các công ty Việt mình khó lòng cạnh tranh với tụi Thái;tụi Ấn;cứ kiểu này theo em mấy công ty hỏ vốn ít;đội ngũ kỹ thuật yếu thì nên sáp nhập với công ty lớn hoạt động có hiệu quả để hình thành các tổ hợp lớn mới mong chơi lại bọn Ấn Độ;Mã lai;Thái Lan....!

[=========> Bổ sung bài viết <=========]

Nhưng các bác nghĩ đi thị trường Việt Nam 1 miếng bánh nhỏ mà có cả trăm thằng bon chen vô;1 cái hợp đồng gia công phần mềm mà cả chục thằng nhào vào;chưa kể các công ty Việt mình khó lòng cạnh tranh với tụi Thái;tụi Ấn;cứ kiểu này theo em mấy công ty hỏ vốn ít;đội ngũ kỹ thuật yếu thì nên sáp nhập với công ty lớn hoạt động có hiệu quả để hình thành các tổ hợp lớn mới mong chơi lại bọn Ấn Độ;Trung Quốc....!

Osama Binladen
27-08-2009, 11:01
Dẫu sao Bin vẫn tin ngành CNTT VN phát triển mạnh trong vài năm tới:D

Lý do: Dân VN, nhất là tầng lớp thanh thiếu niên rất chuộng CNTT:w00t:

SodepCatTuong
27-08-2009, 13:19
Cũng tùy nhưng em thấy dạo Mỹ đang suy thoái;nhân viên IT thất nghiệp đấy đường;sắp tới các bác Mẽo sẽ chuyển khoản gia công phần mềm sang các nước thế giới thứ 3 như Ấn Độ;Trung Quốc:Thái lan...dĩ nhiên Việt Nam mình cũng cố gằng chấm mút một chút;kiếm chác vài hợp đồng gia công phần mềm nhưng mà em thật chắc rồi cũng lay lắt thôi;chắc bác Hợp phải quy hoạch lại ngành CNTT quá;cho một số doanh nghiệp nhỏ phá sản hoặc buộc sáp nhập với mấy doanh nghiệp lớn làm ăn có hiệu quả;còn lại thì chắc cho đi hết!

Trong 100 công ty, 99 công ty phá sản thì 1 công ty cuối cùng có đk để có được những lao động có trình độ nhất và đã được 99 công ty kia đào tạo hoặc trải qua thực tiễn ở 99 cty kia, đó là tập trung chất xám hay là tập trung công nghệ! 99 công ty phá sản, 1 công ty còn lại sẽ phần nào có cơ hội tăng doanh thu và được nhiều nhà đầu từ góp vốn thêm vào hoặc sát nhập, đó là tập trung tư bản, tập trung vốn !
Có 2 đk đó, CNTT sẽ phát triển nhanh hơn và ở quy mô lớn hơn!
Đừng lo là nhiều thằng phá sản, mà hay nghĩ theo xác suất, hãy cỗ vũ 1triệu công ty CNTT thành lập đi, VN sẽ có nhiều thêm những công ty CNTT lớn hơn về quy mô, cao hơn về trình độ....