PDA

View Full Version : TP.HCM: Chặn dòng, bịt cống không ngập mới lạ



khidot_2006
16-07-2009, 20:29
Hàng loạt tuyến cống thoát nước bị chặn dòng hoặc phá bỏ để thi công, bít cửa xả dọc kênh, bơm nước bùn làm tắc nghẽn dòng chảy… của các đơn vị thi công khiến ngập nước ở TP.HCM càng nghiêm trọng. Thậm chí khi UBND TP.HCM yêu cầu khắc phục, các nhà thầu vẫn chây ì…

Dự đoán tình hình ngập nước năm nay sẽ nặng hơn năm ngoái nên ngay từ đầu năm 2009 UBND TP.HCM đã giao Trung tâm Điều hành chống ngập nước (trung tâm) phải tiến hành nhanh các biện pháp duy tu, nạo vét các tuyến cống, cửa xả, kênh rạch bị bồi lắng tắc nghẽn; vận hành các trạm bơm lưu động, cố định; lắp đặt van ngăn triều tại các cửa xả dọc kênh Bến Nghé, Tàu Hũ, Đôi Tẻ… để chống ngập, giảm ngập. Tuy nhiên,...

Chống ngập bằng... văn bản?

Trong lúc các giải pháp cấp bách của trung tâm chống ngập chưa mang lại hiệu quả thì chính các dự án thoát nước trọng điểm của thành phố đang triển khai lại góp phần làm dân khổ thêm vì ngập.

Ông Đỗ Tấn Long, Trưởng phòng Quản lý hệ thống thoát nước thuộc trung tâm cho biết nguyên nhân gây ngập do đơn vị thi công các dự án thoát nước, nâng cấp đô thị… phá cống băng ngang đường nhưng chưa kịp đấu nối; bơm nước từ hố móng vào hố ga kèm theo rác thải, cát, đá, bùn, bê tông… gây tắc nghẽn dòng chảy chặn dòng các cửa xả dọc kênh rạch khiến nước không thoát được.

http://images.vietnamnet.vn/dataimages/200907/original/images1826877_10.jpg
Chỉ một cơn mưa nhỏ cũng khiến đường phố mênh mông nước

Từ tháng 03/09 đến hết tháng 05/09, UBND TP.HCM đã gửi không dưới 5 văn bản chỉ đạo, yêu cầu nhà thầu, đơn vị thi công một số dự án thoát nước, nâng cấp đường, dân dụng nhanh chóng khắc phục, chấn chỉnh tình trạng thi công làm tắc nghẽn dòng chảy, bít cống gây ngập nước trong khu vực dự án.

Theo thống kê của trung tâm chống ngập đến đầu tháng 06/09, có 60 tuyến cống bị ảnh hưởng nhưng chỉ khoảng 19 tuyến cống được khắc phục, xử lý. Một số tuyến cống dù khắc phục nhưng còn đầy bùn, đất bên trong khiến nước không thoát được khi mưa xuống. Ngay cả Thanh tra Sở GTVT cũng đã lập biên bản, yêu cầu nhiều nhà thầu thi công các dự án ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tuyến cống thoát nước… nhưng đâu lại vào đấy.

Tiếp tục, ngày 3/6, trung tâm lại gửi văn bản đề nghị Ban quản lý dự án Đại lộ Đông Tây và Môi trường nước do 2 nhà thầu Obayashi - Mutsubishi và TOA khắc phục việc thi công làm bít các cửa xả dọc rạch Bến Nghé ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước khu vực.

Cụ thể, đoạn rạch Bến Nghé (từ cầu Calmette đến cửa xả Nam Kỳ Khởi Nghĩa) bị bồi lắng do thi công Đại lộ Đông Tây làm cao trình đáy kênh cao hơn cao trình đỉnh cống gây mất tác dụng thoát nước các tuyến cống Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phó Đức Chính, Lê Quốc Hưng. Tương tự, các cửa xả trên đường Nguyễn Thái Học, Trần Ký Con, Trần Đình Xu, cửa xả số 69, 141, 147 bến Vân Đồn đều có đất, bao cát bị sạt hoặc bít lấp hoàn toàn khiến nước mưa không thể thoát gây ngập tràn lan.

Nhà thầu "chây ì chịu không nổi"!

Trước tình hình “chây ì chịu không nổi” của các nhà thầu, Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải và Phó Chủ tịch UBND thành phố đã đích thân đi kiểm tra công tác chống ngập và việc khắc phục của các nhà thầu vi phạm.

“Chỉ đến khi lãnh đạo thành phố xuống kiểm tra tận nơi, các nhà thầu mới bắt đầu “rục rịch” khắc phục nhưng cũng chỉ được khoảng 30%” - ông Long nói. “Hiện giờ mỗi ngày trung tâm đều phải cử chuyên viên xuống các khu vực nhà thầu bít cửa xả, chặn cống… để thúc giục việc xử lý, khắc phục”.

http://images.vietnamnet.vn/dataimages/200907/original/images1826881_1.jpg
Nhiều nhà thầu thi công đóng cừ lasen khiến các cửa xả, tuyến cống bị bít kín

Theo ông Long, nguyên nhân khiến các nhà thầu chây ì, chậm khắc phục dù đã có văn bản 5, 7 lượt là mức độ xử phạt vi phạm quá nhẹ, không đủ sức răn đe. “Muốn hết ngập, cần có sự phối hợp chặt chẽ của cả hai bên. Trong khi trung tâm tăng cường bơm nước ở các cửa xả mà nhà thầu lại bịt cửa xả, chặn dòng để thi công… làm sao hết ngập? Đó là chưa kể chi phí khắc phục những vi phạm này như dẫn dòng, đấu nối ra tuyến cống thoát nước khác không đắt” - ông Long nói.

Trong số các tuyến cống bị ảnh hưởng, Dự án Vệ sinh môi trường (lưu vực kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè); dự án Đại lộ Đông Tây và Dự án Vệ sinh môi trường nước là 3 dự án thi công ảnh hưởng nhiều nhất đến các tuyến cống này.

đây nè http://vietnamnet.vn/xahoi/2009/07/858544/

tridung_info
17-07-2009, 10:58
VN mua tàu ngầm Nga là để bơi trong thành phố đấy

BoTayConGaQuay
17-07-2009, 12:27
Cái này là để tạo tiền đề, hạ tầng cần thiết phục vụ chủ trương người người biết bơi, nhà nhà biết bơi, phát động bởi Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch TP.HCM, khẩu hiệu sẽ là: "Biết bơi là yêu nước!"


Trong khi các nhà khoa học đang bàn tìm giải pháp chống ngập, hạn chế những ảnh hưởng xấu của biến đổi khí hậu thì cùng lúc, UBND TP.HCM ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều về công tác phòng, chống lụt, bão, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn thành phố.

Theo quyết định này, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch được yêu cầu triển khai các cuộc vận động, phát động người dân thành phố kỹ năng bơi lội. Đặc biệt là đối với học sinh, sinh viên, người thường xuyên tiếp xúc, hoạt động, hành nghề trên sông, biển để có thể tự cứu mình, cứu người khác bị nạn.

Bó tay với ngập, TP.HCM phát động dân... học bơi (http://vietnamnet.vn/xahoi/2009/06/855587/)

kenny_chicken
17-07-2009, 12:52
=)) =)) Bác làm em cười mún phọt cơm =))

khidot_2006
17-07-2009, 16:28
mí cái thứ trên vẫn dc người ta định nghĩa là "cơ sở hạ tầng" :clown:

khidot_2006
22-07-2009, 09:56
Sài Gòn 'náo loạn' vì mưa ngập kéo dài

Một ngày sau khi Hà Nội nếm trải tắc nghẽn do mưa ngập, chiều 21/7 đến lượt TP HCM chịu chung cảnh ngộ. Nhiều tuyến đường biến thành sông, nước nhấn chìm các phương tiện giao thông, tràn vào nhà dân... Cuộc chiến giữa người và nước kéo dài nhiều giờ liền.

Trời chuyển tối sầm vào lúc 1h chiều, từng đợt mây đen bao phủ bầu trời, sấm chớp liên tục báo hiệu một buổi chiều không yên ả cho người dân TP HCM. Trời mưa nặng hạt dần, kéo dài rả ríc, nước bắt đầu dâng lên từ các miệng cống, xóa trắng từng con đường.

Chỉ khoảng hơn 2 giờ đồng hồ sau khi trời mưa to, đường Trần Hưng Đạo, quận 5 gần như ngập trong biển nước. Đoạn đường hơn 1 km từ Châu Văn Liêm đồ về khu vực cầu Nguyễn Tri Phương "thủy thần" như nuốt chửng từng chiếc xe gắn máy. Hai bên đường, không ai bảo ai từng nhà đem panô quảng cáo, bao cát để ngăn không cho nước vào nhà.

http://www.vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/18/2E/hinhngap1.jpg

Vừa đẩy xe vật lộn qua đoạn sông này, nhiều người quần áo ướt nhem vì mưa vẫn không ngớt đã tiếp tục đương đầu với những con sóng tại giao lộ Châu Văn Liêm - Hùng Vương. Quang cảnh ở đây lúc gần 5h chiều không khác gì hồ bơi nhân tạo, đang hì hục dắt xe anh Thanh Nhật đã bị sóng ngã nhào khi có một chiếc xe buýt chạy ngang.

"Tôi không thể tưởng tượng được cảnh này, đi trên đường mà cứ như đi tắm biển Vũng Tàu, sóng đánh ầm ầm", vừa lồm cồm dắt xe đứng dậy, anh Nhật vừa nói trong nỗi ấm ức vì không có cách nào thoát khu vực này. Tương tự anh Nhật, nhiều người khi đi bộ qua đường phải đắt tay nhau nếu không muốn bị sóng đánh ngã.

Gần đó, đường Nguyễn Thị Nhỏ, bùng binh Cây Gõ (quận 6) cũng tương tự với hình ảnh người người dắt bộ, xắn quần lội nước tạo nên một buổi "chiều nước" không thể nào quên cho người dân Sài Gòn.

Đường Lê Hồng Phong (quận 10) có các lô cốt của đơn vị thi công đang tiến hành dang dở, người dân tham gia giao thông một mặt phải thận trọng với đường ngập, mặt khác phải đề phòng với việc có thể sụp chân xuống hố sâu của lô cốt bất cứ lúc nào.

Cảnh sát giao thông cũng đành bó tay với "thủy thần". Tại ngã tư Đinh Bộ Lĩnh, quận Bình Thạnh, nước ngập sâu gây nên ùn tắc nghiêm trọng dù lực lượng cảnh sát giao thông liên tục hò hét để chỉ dẫn đường cho người dân.

Những trạm xăng ở tuyến này cũng bị nước "giới nghiêm" khiến việc mua bán phải dừng lại. "Đoạn đường này vốn rất hay kẹt xe và ngập nước nhưng chưa bao giờ dữ dội như chiều nay", bác Hải, một tài xế xe ôm cho biết

Sài Gòn đã ngập thì sẽ không thể thiếu kẹt xe, tại vòng xoay Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh) hàng loạt xe ô tô phải nối đuôi nhau nhích từ từ về phía trước, nhiều chủ xe máy lại tranh thủ lấn đường nên càng làm cho tình trạng ùn tắc kéo dài suốt từ Điện Biên Phủ đến Nguyễn Đình Chiểu và Võ Thị Sáu.

Khu vực Bến xe Miền Đông tình hình không cải thiện hơn, hàng loạt các phương tiện đổ dồn từ Thủ Đức và Bình Dương về thành phố gây kẹt xe nghiêm trọng. Nhiều người đã phải dắt bộ vì xe chết máy ngay trên con đường vừa ùn tắc vừa ngập nước này.

http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2009/07/3BA1182E/


____________________________



Cảnh Sài Gòn kẹt xe ngập nước chiều 21/7

http://www.vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/18/2E/1.jpg
Toàn bộ tuyến đường Trần Hưng Đạo, quận5, bị ngập. Nước nuốt chửng gần hết bánh xe máy.

http://www.vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/18/2E/5.jpg
Tại giao lộ Châu Văn Liêm - Hùng Vương quận 5, mỗi lần xe buýt chạy ngang là sóng đánh rất mạnh.

http://www.vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/18/2E/2.jpg
Người dân dùng tất cả vật dụng gì có thể để che chắn cho nước khỏi vào nhà.

http://www.vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/18/2E/14.jpg
Hoảng sợ trước những "đợt sóng"...

http://www.vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/18/2E/6.jpg
Giúp đỡ nhau vượt qua "sông".

http://www.vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/18/2E/9.jpg
Nước tràn vào nhà đảo lộn mọi sinh hoạt.

http://www.vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/18/2E/13.jpg
Hai cô gái này phải leo lên bàn tránh nước và tiếp tục bữa ăn.

http://www.vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/18/2E/11.jpg
Nước tràn vào khu chung cư...,

http://www.vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/18/2E/8.jpg
...ngập cả cây xăng.

http://www.vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/18/2E/7.jpg
Dịch vụ lau khô bugi đắt hàng.

http://www.vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/18/2E/10.jpg
Đường Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh, kẹt xe kéo dài.

luatchoi
22-07-2009, 15:27
Đáng sợ với cái cảnh ngập lụt triều cường thề này, mà nghe chừng càng ngày càng tệ hơn.
Các kiến trúc sư, xây dựng quản lý TP bó tay rồi sao?
Các quốc gia khác họ làm thế nào chống được ngập lụt mà ta ko học được là thế nào?

khidot_2006
22-07-2009, 19:24
đíu có triều cường chỉ cần mưa nhỏ là bơi lội tung tăng
có cống cũng như ko

khidot_2006
22-09-2009, 18:19
TPHCM ngập hơn do... thi công chống ngập

Đại công trường chống ngập đang được thi công khắp TPHCM với mục đích giảm ngập cho địa bàn TP. Theo Sở GTVT, phải đến năm 2010, giai đoạn 1 mới hoàn thành và dự kiến đến 2015, toàn bộ hệ thống mới được kết nối.

Trong tương lai, nhiều nhà khoa học lo ngại tình hình biến đổi khí hậu có thể tác động tiêu cực đến hệ thống thoát nước mới này. Còn hiện tại, có không ít công trình đang làm tình trạng ngập rối ren hơn bởi kiểu thi công thiếu trách nhiệm: Bít luồng, chặn dòng, phá cống và chậm khắc phục hậu quả.

Bài 1: Bít cống, chặn dòng tràn lan

Theo Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố Hồ Chí Minh, hiện có trên 70 điểm ngập trên địa bàn thành phố khi mưa lớn. ThS Đỗ Tấn Long - Trưởng phòng Quản lý hệ thống thoát nước thuộc TTCN - cho biết: Bằng nhiều biện pháp "chữa cháy", hiện số điểm ngập đã giảm mức độ ngập khoảng 30 điểm. Thế nhưng, nhiều nhà thầu thi công công trình chống ngập đang góp phần "đắc lực" trong việc gây ngập thêm trên địa bàn TP.

Người làm...

Gọi là mưa lớn, nhưng chỉ cần vũ lượng khoảng 50mm là nhiều tuyến đường đã ngập 30-40cm, còn lên đến khoảng 80mm, cả khu vực trung tâm TP sẽ biến thành "sông" như trận mưa ngày 21.7 vừa qua.

Theo Phòng thoát nước, một số điểm nóng gần như xoá được ngập do mưa như: Đường Đặng Văn Ngữ (quận 3) đã đặt ống cống, nâng đường; đường Đinh Tiên Hoàng đã hoàn thiện ống cống; đường Phạm Thế Hiển (quận 8) đặt cống, nâng đường... Nguyên nhân đến từ hệ thống thoát nước cũ đã kém, không theo kịp tốc độ đô thị hoá của TP, chính vì vậy hàng loạt lô cốt được mọc lên để giải bài toán này.

Trong khi chờ đến năm 2012 hay 2015 - khi những công trình rào chắn đang được thi công đem lại hiệu quả, những biện pháp giảm ngập kiểu "chữa cháy" đã được TTCN triển khai. Biện pháp đặt bơm và nối cống được sử dụng tại nhiều điểm ngập như đường Nguyễn Văn Luông, vòng xoay An Lạc, gần vòng xoay Xô Viết Nghệ Tĩnh, đường Kha Vạn Cân..., hoặc mở thêm nhiều hướng thoát nước theo các hẻm như đường Phan Đình Phùng.

"Tuy nhiên, những biện pháp tạm thời, chữa cháy chỉ giúp giảm về thời gian ngập và mức độ ngập. Mưa lớn ngập là tất yếu" - ông Long khẳng định. Hiện có khoảng 45 trạm bơm lưu động được rải khắp các điểm nóng và mỗi khi mưa lớn, khoảng 500 công nhân thuộc Cty thoát nước đô thị được huy động để giảm ngập.

http://thumbnail.xalo.vn/Image/?url=http%3A%2F%2Fwww.laodong.com.vn%2FUploaded_LA ODONG%2Fthanhhaidv%2F20090801%2Fb5-3107.jpg&w=450&v=30c01154cf4fbb5d6746c085dff893cf
Kênh Bến Nghé bị thu hẹp dòng chảy và các cửa xả bị vô hiệu hoá.

... người phá

Theo cập nhật về tình hình ảnh hưởng của các Dự án thoát nước đến việc thoát nước của TTCN đến ngày 20.7, tình trạng chặn dòng, bít cống làm chậm tiêu thoát nước vẫn diễn ra ở rất nhiều công trình và chưa được khắc phục.

Hai dòng kênh được coi là "huyết mạch" thoát nước cho nhiều quận là Tàu Hủ và Bến Nghé đang bị các công trình của Dự án đại lộ Đông Tây và môi trường nước bóp nghẹt hàng loạt cửa xả. Lưu vực kênh Bến Nghé - thuộc riêng ở bến Chương Dương (quận 1) đã có đến 6 "điểm đen" chưa được xử lý.

Đứng từ trên cầu Calmette nhìn xuống kênh Bến Nghé, có thể dễ dàng hiểu ra những đoạn đường ở khu vực trung tâm như Lê Lợi, Hàm Nghi lại bị ngập khi mưa lớn. Để thi công bờ kè, nhà thầu đã bít cửa xả, đóng cừ, đổ đất thành "hào". Việc này đã làm kênh bị bồi, nông, hiệu quả tiêu thoát nước giảm rõ rệt.

Qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện đoạn cống D 1.000 từ hầm gắn van băng đường đại lộ Đông Tây ra cửa xả (vị trí đường Nguyễn Văn Cừ) trong lòng cống nhiều đất cát. Lòng cống đường Nguyễn Cảnh Chân chưa nạo vét, tương tự cửa xả 296 cũng chưa được vệ sinh lòng cống. Vị trí ở đường Trần Đình Xu, Ký Con và Đề Thám, đơn vị thi công đóng cừ lá sen hoặc chặn bít nước cửa xả đã gây tắc nghẽn dòng chảy. Lưu vực Bến Nghé đang được thi công trên địa bàn quận 1, quận 4 mới có 5/19 điểm gây tắc dòng được xử lý. Tương tự, lưu vực Bắc Tàu Hủ qua quận 5, quận 10 cũng phát hiện 13 vị trí nhà thầu thi công ẩu, ảnh hưởng đến dòng chảy.

Các công trình thoát nước và cả xây dựng trong nội thành cũng diễn ra sự cẩu thả tương tự, chủ yếu là các hành vi xả bùn, cát vào cống thoát nước; bít chặn dòng chảy để thi công nhưng không khôi phục. Đơn vị thi công công trình cao ốc Happy Plaza ở đường Trần Đại Nghĩa đã xả bùn, cát, đất đầy cống, đến khi bị phát hiện mới khắc phục, nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu. Đơn vị thi công Dự án môi trường nước tại đường Lê Hồng Phong thậm chí còn phá hai hầm ga hiện hữu trước số 352, làm sạt đất xuống hai đầu cống D600 cản trở dòng chảy, hiện đơn vị thi công đang khắc phục.

Trong khi thi công đoạn cống chính, một số nhà thầu còn "lỡ tay" phá luôn tuyến cống băng hoặc cống phụ vỉa hè; như đoạn CMT8 từ Tô Hiến Thành đến hẻm 493 bị cắt tuyến cống băng số 351C, 521Bis; cắt tuyến cống hiện hữu số 499B; làm sụp bể tuyến cống hiện hữu số 509, phải đấu nối tạm sang cống D220. Danh sách "đen" của TTCN còn rất nhiều vị trí đang thi công chống ngập, nhưng lại góp phần gây ngập chưa được khắc phục triệt để.

http://tintuc.xalo.vn/10-1347483738/121917740XLtphcm_ngap_hon_do_thi_cong_chong_ngap.h tml













---------------------------------------------------------------------------














Công trình chống ngập gây... ngập nặng

UBND TPHCM vừa yêu cầu khắc phục ngay tình trạng nhà thầu những công trình chống ngập thi công cẩu thả, huỷ hoại hệ thống thoát nước hiện hữu gây… ngập nặng hơn.

http://thumbnail.xalo.vn/Image/?url=http%3A%2F%2Fimages7.dantri.com.vn%2FUploaded %2F2009%2F06%2F06%2Fngap6609.jpg&w=450&v=a4372de03738508f3fdc5bb1205d8759
Công trình thi công Đại lộ Đông Tây chặn hẳn dòng kênh Bến Nghé

Theo báo cáo của UBND TP, trong quá trình thi công các dự án thoát nước, kể các các dự án cấp nước, nâng cấp đường… các nhà thầu đã thi công thiếu trách nhiệm, không thực hiện các giải pháp kỹ thuật đúng quy định.

Cụ thể như các nhà thầu đã chặn dòng thoát nước để thi công dự án thoát nước nhưng không xây dựng hệ thống dẫn dòng thay thế, phá cống cũ nhưng chưa đấu nối cống mới, bít chặn cửa xả dọc kênh khi chưa có cửa xả thay thế, bơm nước có lẫn bùn đất từ các công trình vào hố ga làm tắt nghẽn hệ thống cống, khi tái lấp mặt đường thì lấp luôn miệng hố ga thu nước…

Vì cung cách làm ăn cẩu thả như trên mà chỉ qua vài cơn mưa đầu mùa, các điểm ngập của TPHCM còn ngập nặng hơn trước, nhiều nơi chưa từng ngập sau khi thi công dự án chống ngập thì trở thành… điểm ngập.

Trước đó, Trung tâm Điều hành Chống ngập nước TPHCM cũng đã có văn bản yêu cầu Ban quản lý Dự án Đại lộ Đông Tây và Môi trường nước (đơn vị quản lý Dự án Xây dựng đại lộ Đông Tây và Dự án Cải thiện Môi trường nước) chấn chỉnh tình trạng các cửa xả dọc kênh Bến Nghé bị bít lấp làm các khu vực ven kênh chưa từng ngập trở nên ngập nặng.

Ngoài ra, do nhà thầu thi công hai công trình trên chặn dòng kênh Bến Nghé khiến đất cát tích tụ lại làm cao trình đáy kênh (đoạn từ cầu Calmette đến cửa sông Sài Gòn) còn cao hơn cao trình đỉnh cống. Do vậy, nước từ cống không thể thoát ra kênh nên gây ngập cả khu vực rộng lớn ngay trung tâm TP.

Các đoạn cống mới mà nhà thầu này lắp đặt trên đường Calmette đất cát đắp dày từ 1,2 – 1,7m trong lòng cống nên chẳng thể phát huy tác dụng thoát nước…

Vì thế, UBND TP yêu cầu các nhà thầu thi công phải đẩy nhanh tiến độ thi công, tạo điều kiện tiêu thoát nước khi có mưa lớn; phải khắc phục ngay các tồn tại trong quá trình thi công gây ngập.

Cụ thể, phải khôi phục lại nguyên trạng hệ thống thoát nước hoặc có biện pháp dẫn dòng khi thi công để đảm bảo việc thoát nước trong khu vực bị ảnh hưởng; đấu nối lại các cống băng đường đã bị huỷ bỏ; nạo vét các cửa xả đã bị bít trong quá trình thi công; nạo vét và có biện pháp ngăn chặn bùn đất thi công đổ vào các hố ga, cống thoát nước và lòng kênh…

http://tintuc.xalo.vn/00-2114726098/246364197XLcong_trinh_chong_ngap_gay_ngap_nang.htm l

chinhngon
22-09-2009, 19:21
Các quốc gia khác họ làm thế nào chống được ngập lụt mà ta ko học được là thế nào?

Muốn học phải thông qua Bộ, sở